Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

THỰC HIỆN HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH COATS PHONG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

TÔ YẾN TRINH

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************
TÔ YẾN TRINH

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH

Ngành: Tài chính kế toán

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS.TRẦN VĂN MÙA

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7 năm 2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế,trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác định khóa luận “Kế Toán Nguyên
Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cấp Nhựa Vĩnh Khánh” do Tô Yến Trinh, sinh
viên khóa 33, Ngành Tài Chính-Kế Toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
ngày …………….

TRẦN VĂN MÙA
Người hướng dẫn
(chữ ký)
Ngày

Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Báo Cáo

Tháng

Năm

Thư Ký Hội Đồng Chấm Báo Cáo

(Chữ ký,họ và tên)

Ngày

Tháng

(Chữ ký,họ và tên)


Năm

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, Con xin kính lời cảm ơn đến Ông Bà, Cha Mẹ những người đã sinh
ra, nuôi dưỡng và dạy bảo con đến ngày hôm nay.
Suốt bốn năm trên giảng đường Đại Học, thầy cô đã trang bị cho em nhiều kiến
thức quý báu, tạo một nền tảng vững chắc giúp em tự tin bước vào đời. Em xin gởi đến
Ban Giám Hiệu trường ĐH NÔNG LÂM TP.HCM cùng toàn thể quý thầy cô lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đặc biệt là thầy Thạc sĩ TRẦN VĂN MÙA, giáo viên
trực tiếp hướng dẫn thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, đã nhiệt tình đóng góp
nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành tốt luận văn này.
Trải qua ba tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, em đã
học hỏi được rất nhiều. Nơi đây em đã làm quen với những phần hành kế toán mà
trước đây em chỉ được biết qua lý thuyết. Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến BGĐ,
anh DƯƠNG MINH HÒA-kế toán trưởng và các anh chị phòng TC-KT đã hết lòng
quan tâm và nhiệt tình chỉ bảo em trong quá trình thực tập.
Một lần nữa, Em xin chân thành cám ơn sự dạy bảo của cha mẹ, sự dìu dắt của
thầy cô, sự động viên an ủi của bạn bè, sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị phòng kế
toán tại Công Ty đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Kính chúc Cha mẹ, Quý thầy cô, Ban giám đốc,Anh kế toán trưởng và Các anh
chị phòng kế toán dồi dào sức khỏe, công tác tốt và đạt được nhiều thăng tiến trong
công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!



NỘI DUNG TÓM TẮT
TÔ YẾN TRINH. Tháng 07 năm 2011. “Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công
Ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh”.
TO YEN TRINH. July 2011. “Materials Accounting At Vinh Khanh Cable
Plastic Corporation ”.
Đề tài tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Cáp
Nhựa Vĩnh Khánh
Mở đầu luận văn bằng việc đặt vấn đề, nêu lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề
tài.
Tiếp theo tìm hiểu khái quát toàn bộ đơn vị đến tình hình tổ chức hoạt động và
chức năng nhiệm vụ của bộ phận kế toán và chế độ kế toán vận dụng.
Sau đó, đưa ra các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn,
các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.
Từ đó đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác kế toán của đơn vị gồm qui trình
hoạt động từ việc luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán, định khoản, ghi sổ
đến lập báo cáo. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và một vài biện pháp đề xuất
nhằm hoàn thiện công tác kế toán của đơn vị đối với các phần hành mà luận văn đi vào
tìm hiểu.
Cuối cùng là đúc kết vấn đề và có một vài đề nghị khác có ảnh hưởng đến công
tác kế toán đơn vị.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………………….....vii
Danh mục các bảng …………………………………………………………………..ix
Danh mục các hình………………………………………………………………….... x
Danh mục phụ lục……………………………………………………………………..xi
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 4
2.3.Chức năng, nhiệm vụ hoạt động ............................................................................ 5
2.3.1.Chức năng: ...................................................................................................... 5
2.3.2 Nhiệm vụ: ....................................................................................................... 6
2.4.Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển: .......................................... 6
2.4.1. Thuận lợi: ...................................................................................................... 6
2.4.2 Khó khăn: ....................................................................................................... 7
2.4.3. Định hướng phát triển: .................................................................................. 8
2.5.Cơ cấu tổ chức: ...................................................................................................... 8
2.5.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ban ...................................................................... 8
2.5.2Chức năng,nhiệm vụ các phòng ban: .............................................................. 9
2.5.2.1. Đại hội Đồng Cổ đông : ......................................................................... 9
2.5.2.2. Hội đồng Quản trị: .................................................................................. 9
2.5.2.3 Ban Kiểm soát .......................................................................................10
2.5.2.4 Ban Tổng Giám đốc: .............................................................................10
2.5.2.5. Phòng Kinh doanh Tiếp thị : ................................................................10
2.5.2.6 Phòng Tài chính Kế toán: ......................................................................10
2.5.2.7 Phòng Hành chính Nhân sự : .................................................................10
2.5.2.8. Phòng Cung ứng vật tư: ........................................................................11
v


2.5.2.9. Phòng kỹ thuật: .....................................................................................11
2.5.2.10.Khối sản xuất .......................................................................................11
2.6. Bộ máy kế toán và công tác tổ chức kế toán ......................................................11

2.6.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty: ..........................................................11
2.6.2. Chức năng của từng phần hành kế toán: .....................................................11
2.7. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty................................................................13
2.7.1.Tổ chức sổ kế toán:.......................................................................................13
2.7.2 Chính sách kế toán........................................................................................14
2.7.2.1.Niên độ kế toán:.....................................................................................14
2.7.2.2. Đơn vị tiền tệ: .......................................................................................14
2.7.2.3 Phương pháp khấu hao: .........................................................................14
2.7.2.4. Phương pháp kế toán hàng tồn kho ......................................................14
2.7.4 Áp dụng tin học trong kế toán: .....................................................................14
2.7.5 Đánh giá tình hình tổ chức bộ máy kế toán ..................................................16
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17
3.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu ............................................................17
3.1.1. Khái niệm ....................................................................................................17
3.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................17
3.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu ........................................................17
3.2. Phân loại và tính giá Nguyên vật liệu.................................................................18
3.2.1. Phân loại: .....................................................................................................18
3.2.2. Tính giá nguyên vật liệu ..............................................................................18
3.3. Chứng từ kế toán nguyên liệu vật.......................................................................21
3.4. Kế toán tổng hợp tình hình nhập xuất kho NVL theo phương pháp kê khai
thường xuyên .............................................................................................................22
3.4.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng ..................................................................22
3.4.2. Phương pháp hoạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ..........23
3.5. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu ........................................................................29
3.6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ..........................................................................30
3.6.1. Phương pháp thẻ song song .........................................................................30
3.6.3 Phương pháp sổ số dư...................................................................................32
vi



3.7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................33
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................34
4.1. Đặc điểm tổ chức nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Cáp nhựa Vĩnh Khánh.34
4.2.Tài khoản sử dụng ...............................................................................................37
4.3 Chứng từ sử dụng và sổ sách kế toán: .................................................................38
4.3.1Chứng từ kế toán sử dụng tại công ty:...........................................................38
4.3.2Sổ kế toán sử dụng: .......................................................................................38
4.3.3 Hình thức sổ kế toán : ...................................................................................38
4.3.4. Phương pháp hạch toán kế toán chi tiết NVL tại CTY ...............................40
4.3. Mô tả, ghi sổ, nhận xét một số nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến kế toán
NVL tại Công ty ........................................................................................................44
4.3.1. Nhập kho NVL ............................................................................................44
4.3.2 Xuất kho NVL ..............................................................................................57
4.3.3. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu. ................................................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................69
5.1. Nhận xét chung ...................................................................................................69
5.1.1. Về tổ chức lãnh đạo: ....................................................................................69
5.1.2Về tổ chức công tác kế toán: .........................................................................69
5.1.3 Phương thức hạch toán và tài khoản sử dụng:..............................................70
5.1.4 Công tác hạch toán nguyên vật liệu: ............................................................70
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................71
5.3. Kết luận...............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTY

Công ty

BK

Bảng kê

DN

Doanh Nghiệp

ĐĐH

Đơn đặt hàng

FIFO

First in first out

HĐ GTGT

Hóa đơn Giá trị gia tăng

KD

Kinh doanh

KCS


Kiểm tra chất lượng sản phẩm

LIFO

Last in first out

NCC

Nhà cung cấp

NK

Nhập kho

CTGS

Chứng từ ghi sổ

NXT

Nhập xuất tồn

NPL

Nguyên phụ liệu

NVL

Nguyên vật liệu


PNK

Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho

PYC

Phiếu yêu cầu

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

XK


Xuất kho

XN

Xí nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL ...............................................................30
Bảng 3.2. Mẫu sổ đối chiếu luân chuyển ......................................................................32
Bảng 3.3: Sổ số dư .........................................................................................................32
Bảng 4.1. Danh mục một số NVL .................................................................................35
Bảng 4.2. Hệ thống tài khoản: .......................................................................................37

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu doanh thu thuần qua các năm ................................................... 7
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty ............................................................ 8
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức các phòng ban: .......................................................................... 9
Hình 2.4.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................11
Hình 2.5 Sơ đồ hình thức Chứng Từ Ghi Sổ của CTy: .................................................13
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình kế toán trên máy vi tính: .......................................................15
Hình 3.1.Sơ đồ Phương pháp thẻ song song .................................................................31
Hình 3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển .........................................................31

Hình 3.3. Phương Pháp Số Dư ......................................................................................33
Hình 4.1.Sơ đồ trình tự ghi sổ tại Công Ty ...................................................................39
Hình 4.2. Sơ đồ ghi sổ phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển tại Công ty .................40
Hình 4.3 Sơ đồ quy trình công nghệ:............................................................................43
Hình 4.4. Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập kho NVL do mua ngoài ........................45
Hình 4.6. Sơ đồ xuất kho NVL dùng trực tiếp cho sản xuất .........................................59
Hình 4.7:Sơ đồ Nguyên vật liệu còn thừa nộp lại kho ..................................................65

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Mẫu trang bìa
Phụ lục 02: Mẫu trong trang bìa
Phụ lục 03: Chứng từ nhập kho nguyên vật liệu
Phụ lục 04: Chứng từ xuất kho nguyên vật liệu

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO:đó là cơ hội nước ta mở rộng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên cơ hội lớn
luôn đi kèm với thách thức đối với nhiều doanh nghiệp trên nhiều bình diện và lĩnh
vực. Nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh gây gắt trên thị trường nội địa và mở rộng thị
trường xuất khẩu, tiếp tục đứng vững thì mỗi doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra
phương thức sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển bền vững .

Đặc biệt phải đảm bảo lợi nhuận ổn định,gia tăng thị phần. Và để thực hiện mục tiêu
trên thì nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn cập nhựt đấy đủ kịp thời thông tin cần
thiết cho sản xuất nội bộ cũng như thông tin thị trường. Việc cung cấp thông tin cho
nhà quản trị là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà kế toán.
Việc kiểm soát chi phí của DN không chỉ là bài toán về giải pháp tài chính mà
còn là giải pháp về cách dùng cho nhà quản trị.Đây chính là vấn đề sống còn của
doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, trong đó chi phí nguyên vật liêu chiếm tỷ trọng
lớn trong chi phí tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp vận. Do đó việc tổ chức tốt công
tác quản lí và kế toán nguyên vật liệu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình
hình tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao nhất sản
xuất. Kế toán NVL là một trong những công tác kế toán quan trọng nhất của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ vấn đề trên, thấy được tầm quan trọng của kế toán NVL ở các DN
nói chung và công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh nói riêng. Kết hợp những kiến
thức đã học và sự hướng dẫn của thầy cô, Tôi chọn đề tài: “KẾ TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH” để làm khóa
luận tốt nghiệp.


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu công tác kế toán và việc ghi sổ kế toán NVL của công ty, vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế để hiểu sâu hơn về công tác hạch toán NVL ở
doanh nghiệp.
Nghiên cứu quá trình luân chuyển chứng từ sổ sách ở công ty.
Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho mõi lần nhập xuất kho nguyên
vật liệu và các vấn đề khác có liên quan. Từ đó có thể nhận xét sự vận dụng chế độ kế
toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp có phù hợp hay chưa, bên cạnh đó cũng đưa ra ý
kiến nhằm làm cho công tác kế toán được hoàn thiện hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh

Khánh
Về thời gian: đề tài được thực hiện từ 01/03/2011đến 01/06/2011
Việc thu thập phân tích số liệu được lấy từ báo cáo số liệu chi tiết tài khoản có
liên quan, và các tài liệu về Nguyên vật liệu.
1.4. Kết cấu đề tài
Đề tài được thực hiện gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần cáp nhựa Vĩnh Khánh: Quá trình
hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức của xí nghiệp, chức năng và nhiệm vụ của
từng phòng ban và mỗi phần hành kế toán trong bộ phận kế toán của xí nghiệp.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả quá trình nhập xuất kho Nguyên vật liệu, phương pháp ghi sổ, định
khoản kế toán, trình tự luân chuyển các chứng từ của công ty, cuối cùng đưa ra nhận
xét về tình hình hạch toán Nguyên vật liệu.
Chương 5: Kết luận và đề nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ Phần Cáp Nhựa
Vĩnh Khánh
-Tên giao dịch Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP NHỰA VĨNH KHÁNH
-Tên giao dịch Quốc Tế: VINH KHANH CABLE PLASTIC CORPORATION
-Tên giao dịch viết tắt: VKC

-Biểu tượng (logo):

-Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng (một trăm ba mươi tỷ đồng )
-Tổng giám đốc:ông Lâm Quy Chương
 Trụ sở chính:
-Địa chỉ: Ấp Châu Thới, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
-Điện thoại: (0650) 3 751 501
-Fax: (0650) 3 751 699
-Website: www.vcom.com.vn / www.vinhkhanh.com.vn
-Email:
-Mã số thuế:3700510650
 Chi nhánh:
-Tên : Chi nhánh Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh tại Cần Thơ
-Địa chỉ: Số 84 Mậu Thân, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

3


-Tên : Chi nhánh Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh tại Quy Nhơn – Bình
Định
-Địa chỉ: Lô 15 Cụm Công Nghiệp Quang Trung – Thành phố Quy Nhơn
-Tên: Chi nhánh Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh tại Thành phố Hồ Chí
Minh
-Địa chỉ: A13, Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
 Văn phòng đại diện:
-Tên: Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
-Địa chỉ: Số 111D Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
-Tên: Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
-Địa chỉ: A13, Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Tư Doanh Cao Su Nhựa Vĩnh Khánh, được
thành lập vào năm 1993 tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Lĩnh vực hoạt
động chính của Vĩnh Khánh là sản xuất và kinh doanh ống nhựa phục vụ ngành bưu
chính viễn thông. Năm 1995, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH Vĩnh Khánh với
vốn điều lệ 5,3 tỷ VND theo Giấy phép thành lập số 396/GB.UB số phát hành
4399/GP-TL-DN-02 ngày 05/12/1995 do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé cấp. Năm
ZS1997, Công ty tăng vốn điều lệ lên 8,7 tỷ VND, bổ sung thêm một số ngành nghề
kinh doanh, đầu tư vào ngành Viễn thông, bắt đầu là sản xuất dây điện thoại thuê bao
(dropwire).
Năm 1999, do nhận thức tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng, Vĩnh Khánh là một trong những doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tiên
phong trong việc đầu tư xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9002. Năm 2002, với những nỗ lực phấn đấu và vươn lên trong suốt 5 năm, Vĩnh
Khánh được Liên Đoàn Công Nghiệp Nhựa ASEAN tuyên dương là “Đơn vị tiêu biểu
5 năm liền 1997 – 2001” (Top 60). Những cố gắng của Vĩnh Khánh tiếp tục được Hiệp
Hội Nhựa Việt Nam ghi nhận và trao tặng bằng khen “Doanh nghiệp xuất sắc 5 năm
liền 1997 – 2002” (Top 24) vì trong 5 năm có tốc độ tăng trưởng 15% - 25% trên các
mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp Ngân sách Nhà nước và mức tăng tiền lương cho người
lao động.
4


Tháng 6 năm 2003, Vĩnh Khánh cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ Phần
Vĩnh Khánh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000070 ngày
02/06/2003 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp. Năm 2003 là một bước
ngoặt trong lịch sử phát triển của Vĩnh Khánh vì trong năm này Vĩnh Khánh đã mạnh
dạn sắp xếp, tinh giản cơ cấu ngành nghề kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn. Năm
2005, Công ty chính thức mang tên Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, với vốn
điều lệ là 85 tỷ đồng.
Từ năm 2003 đến nay, quyết định đầu tư này đã đem lại cho Vĩnh Khánh những

con số ấn tượng: doanh thu năm sau tăng gần gấp đôi năm trước, tăng từ 141 tỷ đồng
(năm 2004) lên 235 tỷ đồng (năm 2005), 523 tỷ (năm 2006), 598 tỷ đồng (năm 2007),
262 tỷ (năm 2008) và 356 tỷ (năm 2009).
Năm 2008, do sự chuyển đổi công nghệ từ sử dụng cáp đồng sang cáp quang
trong ngành viễn thông, Vĩnh Khánh quyết định đầu tư nghiên cứu và triển khai sản
xuất sản phẩm mới – cáp mạng LAN (Local Area Network) và trở thành nhà máy đầu
tiên ở Việt Nam sản xuất các mặt hàng cáp mạng LAN loại Slim và Flat, phục vụ cho
thị trường xuất khẩu.
Năm 2009, để mở rộng phát triển, Vĩnh Khánh tăng vốn điều lệ lên 130 tỷ
đồng và chuẩn bị kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn mở rộng sản
xuất kinh doanh. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, từ một xí nghiệp nhỏ sản
xuất ống nhựa công suất trung bình 2000 tấn/ năm, đến nay Vĩnh Khánh đã mở rộng
quy mô và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh doanh hợp lý, có khả năng cung cấp trung
bình một năm 480.000 thùng cáp mạng LAN, 60.000 km dropwire, 6.000 tấn nhựa và
36.000 km cáp quang.
2.3.Chức năng, nhiệm vụ hoạt động
2.3.1.Chức năng:
Theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 3700510650 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 02/06/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày
10/03/2010, ngành nghề kinh doanh bao gồm:


Sản xuất và kinh doanh dây và cáp viễn thông, mạng máy

tính.Kinh doanh dây dẫn điện, các phụ tùng và vật tư, vật liệu dùng cho ngành
điện, điện tử, viễn thông và mạng máy tính
5





Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su, nhựa các loại, nhựa

PVC, PE


Kinh doanh hàng tiêu dùng, hàng kim khí điện máy, bình điện,

vỏ ruột xe, điện gia dụng, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành điện, viễn thông,
vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, sắt thép và khung nhôm.


Đại lý ký gởi hàng hóa



Xây dựng dân dụng và công nghiệp



San lấp mặt bằng, sửa chữa nhà và trang trí nội thất



Sản xuất và lắp ráp các loại máy công cụ phục vụ cho ngành.



Sản xuất và lắp ráp tiêu dùng.


2.3.2 Nhiệm vụ:
Vĩnh Khánh là một tổ chức uy tín, lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản
xuất và kinh doanh đa dạng các sản phẩm trong ngành viễn thông và công nghiệp xây
dựng, vững bền bằng nỗ lực lao động cần cù, sáng tạo, hưng thịnh nhờ xây đắp niềm
tin cho khách hàng, mang lại giá trị tốt đẹp cho các thành viên..Công ty luôn chăm lo
chú trọng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, chấp hành mọi quy định của
pháp luật, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo tốt nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Hơn 15 năm Vĩnh khánh đã không ngừng phấn đấu với phương châm”Cần cùSáng Tạo-Uy Tín-Chất Lượng-Dịch Vụ-Chu Đáo”và hiện nay Vĩnh khánh thật sự là
một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành Cáp Nhựa Việt Nam.
2.4.Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển:
2.4.1. Thuận lợi:
Công ty Cáp Nhựa Vĩnh Khánh đã cung cấp cho thị trường trong nước và nước
ngoài nhiều sản phẩm có chất lượng, có thị phần khá ổn định và có uy tín đối với
khách hàng mới và cũ
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm, có tay nghề cao
và tâm quyết với nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Với trang thiết bị máy móc, đầu tư dòng dây chuyền sản xuất hiện đại theo tiêu
chuẩn Châu Âu Công Ty đã đưa sản phẩm cáp nhựa không những lớn mạnh trong
nước mà con vươn ra tầm thế giới. Cáp nhựa Vĩnh khánh đã trở thành một thương hiệu
mang tầm cỡ quốc gia.
6


Bên cạnh đó Vĩnh Khánh còn đạt được những thành tựu hết sức đáng nể:
 Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9002 (1994) ;
phiên bản tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ; phiên bản tiêu chuẩn ISO 9001:
2008 do Quacert chứng nhận.
 Chứng chỉ quốc tế UL (Underwriters Laboratories) đầu tiên tại Việt Nam
cho sản phẩm cáp mạng LAN được sản xuất tại Việt Nam.
 Chứng chỉ quốc tế ETL (Edison Testing Laboratories) đầu tiên tại Việt

Nam cho sản phảm cáp mạng LAN được sản xuất tại Việt Nam.
 Chứng nhận Top 500 Doanh Nghiệp Tư Nhân lớn nhất Việt Nam do
Vietnam Report và Vietnamnet công nhận.
 Bằng khen “Đơn vị tiêu biểu 5 năm liền 1996 – 2001” của Liên Đoàn
Công Nghiệp Nhựa ASEAN.
 Bằng khen “Đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế năm 2004” của Tổng
Cục Thuế.
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu doanh thu thuần qua các năm (Đvt: Triệu đồng, tỷ trọng %)

2.4.2 Khó khăn:
-Ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu :Nguyên vật liệu chính
dùng để sản xuất cáp viễn thông là đồng, nhựa, băng nhôm … hầu như rất cao.. Điều
này là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn hàng bán của công ty
tăng cao trong những năm này.
- Nhu cầu cáp viễn thông thay đổi trong các năm vừa qua :Nhu cầu về cáp
viễn thông tại thị trường Việt Nam thay đổi, đi kèm với nó là sự có mặt của một số
7


Công ty sản xuất cáp viễn thông như: Sacom, Cáp Sài Gòn, Taihan-Sacom, Thăng
Long, Thiên Thành, Việt Hàn … tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
2.4.3. Định hướng phát triển:
Trong những năm sắp tới, sự cạnh tranh gây gắt của thị trường mở cửa đòi hỏi
Công Ty cần không ngừng đỏi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí, hạ giá thành để giữ chổ đứng trên thị trường.
2.5.Cơ cấu tổ chức:
2.5.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ban
Hình 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
Công Ty Cổ Phần Cáp
Nhựa Vĩnh Khánh


Trụ sở chính

Hệ thống chi
nhánh

Hệ thống
VPDĐ

Chi nhánh
TPHCM

VPDDquận3

Chi nhánh
Cần Thơ

VPDDquận
10

Hệ thống
xưởng sản xuất
Xưởng Cáp
Xưởng Cáp
Mạng Lan
Xưởng Nhựa

Chi Nhánh
Quy Nhơn


Nguồn tin:Phòng Hành Chính-Nhân Sự

8


2.5.2Chức năng,nhiệm vụ các phòng ban:
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức các phòng ban:

Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban tổng giám đốc

P.kinh
doanh tiếp
thị

P.tài chính kế
toán

P.hành
chính NS

P.cung ứng
vật tư

P.kĩ thuật


Khối sản
xuất

Nguồn tin:Phòng hành chính -nhân sự
2.5.2.1. Đại hội Đồng Cổ đông :
Đại hội Đồng Cổ đông là tổ chức quyền lực cao nhất của Công ty theo Luật
Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội Đồng Cổ đông có trách nhiệm thảo luận
và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty, quyết
định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công
ty.
2.5.2.2. Hội đồng Quản trị:
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và hoạt động của
Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông mà không
được ủy quyền. Hội đồng Quản trị có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch kinh doanh,
đưa ra

9


2.5.2.3 Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội Đồng Cổ đông, do Đại hội
Đồng Cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý và hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
2.5.2.4 Ban Tổng Giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện pháp luật của Công ty, là người điều hành
và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng
ngày của Công ty.Tổng Giám đốc thực hiện uỷ quyền một số quyền hạn nhất định cho

thành viên Ban Tổng Giám đốc về những công việc điều hành chuyên môn.
2.5.2.5. Phòng Kinh doanh Tiếp thị :
Phụ trách mảng tiếp thị, bán hàng. Xây dựng chiến lược bán hàng và chính
sách bán hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất, phối hợp xưởng sản xuất trong việc sản
xuất và giao hàng, thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Lập
các mục tiêu, kế hoạch hành động quý, năm.Soạn thảo và quản lý hợp đồng kinh tế,
trực tiếp quản lý các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty và các đại lý bán hàng.
2.5.2.6 Phòng Tài chính Kế toán:
Tổ chức công tác kế toán, thống kê, tính toán, ghi chép, cập nhật các
nghiệp vụ phát sinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả sản
xuất kinh doanh trong định kỳ, phát hiện lãng phí thiệt hại xảy ra và khắc phục.Lập dự
thảo kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch tiền mặt, thống nhất hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty theo định kỳ, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế
tài chính.
2.5.2.7 Phòng Hành chính Nhân sự :
Quản lý tài sản, thiết bị văn phòng. Kiểm soát công tác quản lý tài sản, thiết
bị sản xuất của các xưởng, quản lý và sắp xếp các công việc liên quan đến hành chính
và văn thư của Công ty, quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, lao động tiền lương và
công tác chính sách cho người lao động trong công ty.

10


2.5.2.8. Phòng Cung ứng vật tư:
Xây dựng kế hoạch vật tư, nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất
của Công ty. Theo dõi và đánh giá chất lượng đầu vào của vật tư, theo dõi danh sách
khách hàng và các thủ tục mua hàng trong nước cũng như xuất khẩu.
2.5.2.9. Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề về kỹ thuật trong quá trình sản
xuất,tránh tình trạng trì truệ về công việc sản xuất do máy móc trục trặc kỹ thuật

2.5.2.10.Khối sản xuất
Tổ chức sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch và nhiệm vụ đột xuất công ty
giao. Quản lý và điều hành sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, giảm tỷ lệ
phế phẩm, phế liệu. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư và hao phí lao động.
2.6. Bộ máy kế toán và công tác tổ chức kế toán
2.6.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty:
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán tập
trung tại phòng kế toán.,thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán phục
vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận của Công Ty.
Hình 2.4.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp(kiêm
Tiền gửi ngân hàng)

Kế toán
bán
hàng

Kế
toán
vật tư

Kế
toán
giá
thành

Kế

toán
tiền
gửi
ngân
hàng

Kế
toán
vốn
bằng
tiền

Thủ
quỹ

Nguồn tin:Phòng tổ chức HC
2.6.2. Chức năng của từng phần hành kế toán:
11


 Kế toán trưởng:
- Là người trực tiếp giúp giám đốc trong công tác tổ chức, chỉ đạo toàn bộ
công tác kế toán, điều hành phòng kế toán.
- Kiểm tra và duyệt các chứng từ, tài liệu, các bảng biểu, lập các sổ tổng
hợp, sổ cái, các báo cáo tài chính có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh
tại CTy. Xác định kết quả kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của xí
nghiệp theo định kỳ hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra, kế toán trưởng còn tham
mưu cho Ban giám đốc về các quyết định tài chính, chịu trách nhiệm về mọi số
liệu trên báo cáo quyết toán.
 Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán Tiền gửi ngân hàng):

- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của kế toán trưởng. Thay mặt kế
toán trưởng điều hành bộ máy kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt.Ngoài ra
theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi, tiền
vay ngân hàng. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán với khách hàng, trực tiếp báo
cáo kế toán tổng hợp vào cuối kỳ.


Kế toán vốn bằng tiền:
- Kế toán vốn bằng tiền:viết phiếu, thu phiếu chi bằng tiền mặt. Kiểm tra

theo dõi các khoản bằng tiền như: tạm ứng, mua bán, chuyển vốn cho các cửa
hàng căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán của các kế toán có liên quan.
 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Tập hợp các loại chi phí và phân bổ cho các đối tượng sử dụng trực
tiếp, sau đó tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo về giá thành sản
phẩm theo định kỳ.
 Kế toán bán hàng:
- Nhận các chứng từ phòng kinh doanh và kho lập chứng từ kho,lập hóa
đơn bán hàng, theo dõi tình đi hàng của các đơn đặt hàng, lập báo cáo bán hàng
 Kế toán vật tư:
- Giám sát tình hình tăng giảm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, công
cụ lao động của toàn CTY, tập hợp hệ thống sổ chi tiết về tình hình nhập xuất
vật tư,đánh giá vật liệu, lập báo cáo về vật liệu, thường xuyên đối chiếu số liệu

12


với thẻ kho của thủ kho. Cuối tháng lên bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên
vật liệu.
 Thủ quỹ:

- Thu và chi theo phiếu thu,phiếu chi đã được ký duyệt đầy đủ. Sổ chi
tiết theo dõi tiền mặt phải được ghi chép hằng ngày, rõ ràng, chính xác, trung
thực nội dung. Thủ quỷ có trách nhiệm quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thu,
chi, cập nhựt sổ sánh đối chiếu quỷ hằng ngày.
2.7. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.7.1.Tổ chức sổ kế toán:
Vận dụng hình thức kế toán là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác
kế toán,.Vĩnh khánh chọn hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình 2.5 Sơ đồ hình thức Chứng Từ Ghi Sổ của CTy:

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp kế toán
chứng từ cùng loại

Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ

Sổ,thẻ kế toán
chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ Cái

Bảng Cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
13

Bảng tổng hợp chi
tiết


×