Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BIOGAS TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐẮK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.13 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TÔN THẤT VINH QUANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BIOGAS TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


TÔN THẤT VINH QUANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BIOGAS TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐẮK NÔNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN BIOGAS TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK
NÔNG” do Tôn Thất Vinh Quang, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________


Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, kính gởi đến cha mẹ lòng biết ơn vô tận, người lo lắng và chăm lo
cho con ăn học, là động lực để tôi vượt qua mọi trở ngại trên đường đời.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành biết ơn thầy TS. Lê Quang Thông đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi
vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn các anh, chị Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, phòng
Thống Kê, phòng Khuyến Nông Huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông và bà con nông dân đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên quan tâm, giúp đỡ tôi
trong suốt quãng đời sinh viên của mình.
Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên
Tôn Thất Vinh Quang



NỘI DUNG TÓM TẮT
TÔN THẤT VINH QUANG. Tháng 06 năm 2011. “Thực Trạng và Giải
Pháp Phát Triển Biogas Tại Địa Bàn Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông”
TON THAT VINH QUANG. June 2011. “Status and Developing Solutions
for Biogas in Cu Jut District, Dak Nong Province”
Khoá luận nghiên cứu về thực trạng phát triển của mô hình biogas ở địa
phương thông qua phỏng vấn 60 hộ có xây hầm biogas và thu thập số liệu thứ cấp từ
các phòng ban của huyện Cư Jút. Sau khi tiến hành điều tra nghiên cứu, tính toán và
so sánh kết quả, cho thấy việc dựng hầm biogas mang lại cho người dân nhiều lợi ích,
cải thiện điều kiện sống, góp phần hạn chế thải các chất thải của động vật gây ô nhiễm
môi trường sống, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên nông hộ vẫn gặp những khó
khăn chung như thiếu vốn đầu tư, thiếu hiểu biết về mô hình biogas do thói quen và
trình độ của người nông dân còn thấp. Qua việc tìm hiểu thực trạng phát triển biogas
đã thấy được các nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm phát triển mô hình biogas,
khoá luận giúp những hộ chưa xây dựng mô hình biogas hiểu được lợi ích của việc
xây dựng hầm biogas, giúp các hộ đã xây dựng hầm khắc phục các khuyết điểm nhằm
phát triển bền vững mô hình biogas, cải thiện điều kiện sống, giúp người nông dân
giải quyết được khó khăn do tăng giá nhiên liệu.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3.1. Nội dung ........................................................................................................ 3
1.3.2. Địa bàn .......................................................................................................... 3

1.3.3. Đối tượng ...................................................................................................... 3
1.3.4. Thời gian ....................................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của khoá luận......................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN................................................... 5
2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan ....................................................................... 5
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 6
2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................................ 8

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...................................................................................... 14
3.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 14
3.1.1. Một số vấn đề về nông thôn ........................................................................ 14
3.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển biogas .................................................. 15
3.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển biogas................................................................. 28
3.2.1. Tình hình phát triển biogas trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31
3.2.1. Phương pháp mô tả ..................................................................................... 31
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 31
3.2.3. Phương pháp phân tích ................................................................................ 31
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................... 33
4.1. Tổng quan các nhóm hộ nghiên cứu ............................................................... 33
4.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của từng nhóm hộ điều tra ........................... 33
4.1.2. Đánh giá tác động giữa phát triển các ngành sản xuất với phát triển biogas
............................................................................................................................... 40
4.2. Tình hình phát triển biogas và các ngành sản xuất khác ở huyện ..................... 42

4.2.1. Tình hình phát triển biogas tại huyện.......................................................... 42
4.2.2. Tình hình phát triển các ngành khác ........................................................... 45
4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả của phát triển biogas .......................................... 49
4.3.1. Phân tích kết quả phát triển biogas ............................................................. 49
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế............................................................................ 56
4.3.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội ..................................................................... 58
4.3.4. Đánh giá hiệu quả về môi trường ............................................................. 58
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển biogas ................................................... 59
4.4.1. Yếu tố kinh tế ........................................................................................... 59
4.4.2 Yếu tố kỹ thuật ............................................................................................ 59
4.4.3. Yếu tố xã hội ............................................................................................ 59
4.5. Định hướng và giải pháp phát triển biogas ..................................................... 60
4.5.1. Căn cứ chung để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển biogas ........... 60
4.5.2. Định hướng phát triển biogas ở huyện Cư Jút ............................................ 60
4.5.3 Giải pháp phát triển biogas .......................................................................... 61

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................... 63
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 63
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 64
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương................................................................. 64
5.2.2. Đối với ngân hàng địa phương .................................................................... 65
5.2.3. Đối với người nông dân ............................................................................. 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 67
vi


vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPLĐ

Chi phí lao động

CPSX

Chi phí sản xuất

CPVC

Chi phí vật chất

CN

Công nghiệp

DT

Diện tích

ĐTTT

Điều tra thực tế

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX


Hợp tác xã

HQ

Hiệu quả

KQ-HQ

Kết quả-Hiệu quả

MH

Mô hình

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TTTH

Tính toán tổng hợp

TW

Trung Ương


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số ở huyện năm 2010 .................... 8
Bảng 2.2. Nguồn lao động qua các năm 2007-2010 ...................................................... 9
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất đai ở huyện............................................................... 10
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Jút ................................................................. 11
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn ......................................... 12
Bảng 2.6. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn................................................ 12
Bảng 4.1. Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra ......................................................... 34
Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra ...................................................... 35
Bảng 4.3. Tình hình trồng trọt của các hộ điều tra ....................................................... 37
Bảng 4.4. Tình hình thu nhập của hộ điều tra, xã Nam Dong ...................................... 38
Bảng 4.5. Tình hình thu nhập của hộ điều tra ở xã Trúc Sơn....................................... 39
Bảng 4.6. Tình hình phát triển Biogas của huyện qua 3 năm....................................... 43
Bảng 4.7. Kết quả chăn nuôi của hai xã Nam Dong và Trúc Sơn ................................ 49
Bảng 4.8. Tình hình phát triển biogas ở hai xã nghiên cứu.......................................... 53
Bảng 4.9. Dự kiến khả năng xây hầm qua điều tra hộ chăn nuôi ................................. 55
Bảng 4.10. Đầu tư xây và hiệu quả sử dụng hầm biogas (loại hầm 8 – 10m3) ............ 56


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Dân số trung bình qua các năm 2000-2008 .................................................... 9
Hình 3.1. Mô hình Biogas ............................................................................................ 19
Hình 3.3. Lồng 3 Lớp Túi............................................................................................. 21
Hình 3.4. Tạo Lỗ Thoát Gas ......................................................................................... 21
Hình 3.5. Thiết Kế Đầu ra - Đầu vào ........................................................................... 22
Hình 3.6. Đặt Túi Chứa Phân Vào Hố.......................................................................... 23
Hình 3.7. Van An Toàn ................................................................................................ 23
Hình 3.8. Túi Dự Trữ.................................................................................................... 24
Hình 3.9. Lắp Đặt Hệ Thống Bếp................................................................................. 24
Hình 3.10. Hệ Thống ống Dẫn Gas .............................................................................. 25

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra ............................................................................................ 68 
Phụ lục 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÔ HÌNH BIOGAS ........................................ 72 

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế nông thôn có

nhiều khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều
thay đổi, ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển và giữ vị trí quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp. Theo công bố mới nhất của tổng cục thống kê, ngành chăn nuôi
trong quý 1/2011 mặc dù chịu nhiều khó khăn từ đầu vào lẫn đầu ra nhưng vẫn đạt
được kết quả tăng trưởng khá ấn tượng 6,1%. Với kết quả này, tốc độ tăng trưởng của
ngành chăn nuôi trong quý 1/2011 còn nhỉnh hơn 1 chút so với tăng trưởng cùng kỳ
năm trước (6,0%) và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
(tăng 3,2%) và toàn ngành nông lâm thủy sản (tăng 3,5%). Cũng theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê, ước tính đàn trâu, bò và đàn lợn 3 tháng đầu năm giảm nhẹ so với
cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm do không bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết và dịch
bệnh nên tăng khoảng hơn 7%. Theo đó, chỉ số phát triển sản xuất ngành thức ăn gia
súc trong tháng 3 đạt 247,5% tăng 24,7% so với tháng trước và 8,5% so với cùng kỳ
năm trước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2011, chỉ số phát triển ngành thức ăn gia súc
tăng nhẹ 5,5% so với cùng kỳ 2010.
Tăng trưởng chăn nuôi sẽ kéo theo vấn đề môi trường, tác hại môi trường của
chất thải từ gia súc cũng đã bắt đầu rõ nét ở một số nước đang phát triển. Chất thải từ
gia súc có mùi hôi, thối, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước,
gây nên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hoá, bệnh ngứa da, ngứa mắt, viêm
gan, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người dân.


Việc quản lý chất thải từ gia súc cần một tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, giáo
dục, chính sách môi trường và chính sách kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật phổ biến để
xử lý chất thải từ gia súc bao gồm hệ thống biogas, bể chứa phân: bón phân đã xử lý
vào đất, sử dụng cây xanh để hấp thu chất thải và sử dụng phân gia súc như một thành
phần của thức ăn gia súc. Trong đó, xây dựng hệ thống biogas là một giải pháp xử lý
chất thải từ chăn nuôi tốt nhất và hiệu quả nhất. Biogas biến đổi chất thải từ gia súc
thành nguồn năng lượng có thể dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, tạo nguồn phân
bón sạch cho cây trồng làm sạch môi trường. Biogas được ưa chuộng vì khả năng làm
giảm mùi hôi của phân gia súc do sự phân huỷ xảy ra trong điều kiện yếm khí và là

nguồn năng lượng rẻ tiền.
Hiện nay, nước ta đã áp dụng một số mô hình biogas của các nước ấn Độ,
Trung Quốc, Columbia... có hiệu quả và được bà con nông dân ủng hộ. Tuy nhiên
trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống biogas đã gặp phải không ít khó khăn
nên tốc độ mở rộng quy mô còn chậm.
Để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng mô hình biogas có hiệu quả thì công
việc nghiên cứu về biogas và các ngành khác có liên quan là rất quan trọng.
Với ý nghĩa quan trọng trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, thầy hướng dẫn TS. Lê Quang Thông, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển Biogas tại địa bàn huyện Cư
Jút tỉnh Đăk Nông” là thật sự cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và định ra giải pháp phát triển bền vững hệ thống Biogas
sinh học trong quan hệ với các ngành sản xuất có liên quan ở nông thôn huyện Cư Jút
tỉnh Đăk Nông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống biogas và phát
triển nông thôn.

2


 Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của hệ thống biogas và thực trạng
phát triển các ngành sản xuất. Từ đó tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển hệ thống
biogas với một số ngành sản xuất ở nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
 Đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển hệ thống biogas trong quan
hệ tích cực với phát triển các ngành sản xuất khác ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung

Nghiên cứu những vấn đề kinh tế kỹ thuật gắn liền với phát triển bền vững hệ
thống biogas và phát triển các ngành sản xuất trong nông thôn tại địa bàn huyện Cư
Jút tỉnh Đăk Nông
1.3.2. Địa bàn
Khoá luận được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông.
1.3.3. Đối tượng
Khoá luận nghiên cứu đối với những hộ chăn nuôi có xây dựng hầm biogas và
một số hộ chăn nuôi nhiều mà chưa xây dựng hầm biogas.
1.3.4. Thời gian
 Thời gian làm khoá luận: từ 01/03/2011 đến 30/05/2011.
 Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ 01/03/2011 đến 20/03/2011.
 Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu qua các năm 2007 – 2010
1.4. Cấu trúc của khoá luận
-

Chương 1: Đặt Vấn Đề
Giới thiệu lí do chọn đề tài cũng như những giả thuyết mục tiêu đặt ra để

tiến hành nghiên cứu
-

Chương 2: Tổng Quan.
Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện,

về các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện và tổng quan về tình hình
chăn nuôi và sử dụng biogas ở huyện Cư Jút.
-

Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu.
Phần nội dung nêu những khái niệm cơ bản có liên quan đến khoá luận,


như khái niệm cơ bản về nông thôn, khái niệm về biogas sinh học, đặc điểm kinh tế 3


kỹ thuật của biogas,… Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập
và xử lý số liệu, phương pháp phân tích và tính hiệu quả kinh tế của mô hình biogas…
-

Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận.
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá

trình thực hiện và phân tích các kết quả thực tiễn và lý luận. Qua quá trình điều tra
chung về những hộ chăn nuôi có xây dựng hầm biogas, đánh giá được tính hiệu quả
của mô hình biogas, cuối cùng là xem xét nhưng khó khăn chung và nêu ra những
biện pháp tháo gỡ những vấn đề thắc mắc.
-

Chương 5: Kết Luận Và Đề Nghị.
Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các

giải pháp cần thực hiện.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những bài giảng, tài liệu có được qua các

môn học chuyên ngành kinh tế nông lâm, và sách thu thập từ quá trình tự học nhằm
cung cấp cơ sở chủ yếu cho các công thức tính toán, lý luận. Cụ thể là môn học dự án
đầu tư, thống kê kinh tế… phục vụ cho các tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tính
toán tổng hợp toàn dự án cho mô hình kinh tế ở phần nghiên cứu sau. Kế đến là luận
văn của các anh chị khoá trước để học hỏi cách viết, lập luận để hoàn thành tốt khoá
luận của mình. Những số liệu có được từ quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ nông
dân và được cung cấp từ các phòng ban của huyện Cư Jút. Và qua mạng Internet, một
lượng kiến thức thông tin khổng lồ của thế giới, để tìm các thông tin cần thiết có liên
quan cho mình.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Cư Jút là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đăk Lăk (cũ) nay thuộc tỉnh
Đăk Nông. Huyện được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1990 trên cơ sở một phần
từ Buôn Ma Thuột và một phần từ Đăk Mil tách ra và nằm trong tỉnh Đăk Lăk. Năm
2004, khi tỉnh Đăk Nông được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk lăk, Cư Jút
thuộc tỉnh Đăk Nông. Huyện Cư Jút có 7 xã và 1 thị trấn (thị trấn Eatling, xã Eapô, xã
Nam Dong, xã Đăk Rông, xã Tâm Thắng, xã Trúc Sơn, xã Đăk Wil, xã Cư Kniê), nằm
ở phía đông bắc của tỉnh Đăk Nông chạy dọc theo quốc lộ 14 nối liền các trung tâm
kinh tế như Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc giao lưu, vận chuyển, tiêu thụ các mặt hàng nông sản và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Với tổng diện tích tự nhiên là 72.029 ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 24.325 ha (chiếm 33,77% tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện) và đất lâm nghiệp có 39.452 ha ( chiếm 54,77% tổng diện tích tự nhiên)


(Niên giám thống kê huyện Cư Jút, 2010). Là huyện thuần nông đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khu công nghiệp, nhà máy được xây dựng trên
địa bàn huyện.
Là một huyện có điều kiện để khai hoang , mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các vùng sinh thái từ cao nguyên Buôn Ma Thuột
sang cao nguyên Đăk Nông nên huyện Cư Jút có điều kiện tự nhiên như tài nguyên

đất, địa hình, khí hậu phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi heo, bò, gà… và các loại
cây công nghiệp ngắn và dài ngày có giá trị hàng hóa cao như cà phê, điều, ca cao,
bông vải, cây ăn trái và các loại cây họ đậu. Ngoài ra, công trình thủy lợi Eakao cùng
với hệ thống kênh mương hoàn chỉnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tăng diện tích
cây trồng từ diện tích đất được khai hoang.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Cư Jút nằm ở phía bắc tỉnh Đăk Nông, phía bắc giáp huyện Buôn Đôn, phía
đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía đông nam giáp huyện Krông Nô, phía nam
bắc giáp huyện Đăk Mil và phía tây giáp Campuchia.
Cư Jút cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km về phía đông và cách thị xã Gia
Nghĩa 106km về phía nam.
b) Địa hình
Nằm giữa hai cao nguyên lớn của Đăk Lăk, cao nguyên Đăk Nông - Đăk Mil,
cao nguyên Buôn Ma Thuột và bình nguyên EaSuop. Địa hình huyện Cư Jút thấp dần
từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. Địa hình chủ yếu là các dải đồi lượn sóng có
đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của vùng này từ 250m - 560m so với mực nước
biển.
Phía đông huyện Cư Jút tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung phần lớn dân cư
của huyện. Trong khi đó đồi núi tập trung ở phía tây của huyện, chủ yếu thuộc địa bàn
xã Đăk Wil.
c) Sông ngòi
Sông Sêrêpốc chảy qua huyện ở phía đông và phía đông bắc. Ngoài ra trên địa
bàn huyện còn có các suối Đăksôr, Eagan,…
6


d) Điều kiện nhiệt
Chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với cán cân bức xạ
trong các tháng luôn lớn nên nhiệt độ trong toàn huyện phong phú và ổn định. Biên độ

năm không cao khoảng 5 - 6oC nhưng biên độ ngày và đêm rất cao. Nhiệt độ trung
bình các tháng trong năm của huyện dao động trong khoảng 22,5 - 27,8oC. Với điều
kiện nhiệt này rất thích hợp cho phát triển ngành chăn nuôi.
e) Khí hậu
Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu
chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 1.800
mm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10,
nhiệt độ ẩm không khí 81 - 82%, với số giờ nắng 2.200 - 2.700 giờ/năm.
f) Khoáng sản
 Đất đai: với sự chi phối của nền địa chất và địa hình nên đất ở huyện thích
hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới. Nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm 55% diện
tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Tâm Thắng, Nam Dong, Eapô, Đăk
Rông và thị trấn Eatling. Đất bazan nâu đỏ là loại đất quí, nhất là đối với một số cây
công nghiệp và cây ăn trái dài ngày. Do đó phần lớn diện tích đất bazan của huyện
hiện nay được sử dụng để trồng cà phê, cao su và hồ tiêu.
 Rừng: phần lớn tập trung ở xã Đăk Wil.
 Ngoài ra còn có các mỏ khoáng sản khác như mỏ nước khoáng tại xã Eapô,
đất sét tại xã Trúc Sơn.
g) Thành phần dân tộc
Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc chính, trong đó đa số là dân tộc Kinh (khoảng
82%). Người Ê Đê chiếm gần 12% dân số toàn huyện, còn lại là người Tày và một số
ít người thuộc các dân tộc khác.
h) Du lịch
Trên địa bàn huyện có khu du lịch thác Trinh Nữ được nhà nước công nhận là
công viên địa chất. Hàng năm huyện đón rất nhiều du khách gần xa ở các tỉnh và
7


khách nước ngoài, du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc quảng bá hình
ảnh của huyện, kêu gọi các nhà đầu tư và đóng góp vào ngân sách của huyện.

2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện, phần lớn lao động của huyện
thuộc khu vực nông nghiệp. Nông nghiệp của huyện phần lớn là trồng trọt các loại cây
lâu năm như cà phê, hồ tiêu,… và các loại cây trồng ngắn ngày như đậu phộng, đậu
nành, ngô,…
Trên điạ bàn huyện có khu công nghiệp Tâm Thắng thuộc xã Tâm Thắng với
gần 20 nhà máy. Ngoài ra ở huyện còn có các nhà máy chế biến điều ở Eatling, nhà
máy chế biến cà phê ở xã Trúc Sơn, nhà máy chế biến mủ cao su ở xã Cư Kniê.
a) Tình hình dân số - lao động
Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Cư Jút năm 2010 dân số của huyện là
88.239 người, mật độ dân số 123 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 của
huyện là 1,81%. Cơ cấu dân số thành thị tăng lên về số lượng nhưng lại giảm về cơ
cấu do có sự tiếp nhận dân kinh tế mới từ các tỉnh cũng như sự di dân ồ ạt vào vùng
đất này để sản xuất nông nghiệp đã làm cho dân số ở nông thôn tăng khá nhanh so với
dân số thành thị.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số ở huyện năm 2010
Dân số trung

Mật độ dân

bình(người)

số(người/km2)

720

88.239

123


Thị trấn Eatling

22,35

15.781

706

Xã Eapô

99,31

11.522

116

Xã Nam Dong

39,67

15.720

396

Xã Đăk Rông

58,89

14.085


239

Xã Tâm Thắng

21,57

12.349

573

Xã Trúc Sơn

28,02

2.943

105

Xã Đăk Wil

420,54

7.870

21

Xã Cư Kniê

29,65


7.096

239

Khoản mục
TỔNG SỐ

Diện tích(km2)

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2010
8


Hình 2.11. Dân số trung bình qua các năăm 2000-20008
90000
80000
70000
60000
50000

Tổng số

40000

Nam
Nữ

30000
20000
10000

0
2000

2001

2002
2

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2
2009

2010

Nguồnn tin: Niên giám
g
thốngg kê huyện Cư
C Jút 20100
N

Nhìn
vào hìn
nh 2.1, ta th
hấy được ddân số trungg bình năm 2000 - 20110 phân theeo
giới tínhh, dân số tăăng đều qua các năm. Nhìn chun
ng tỷ lệ nam
m nữ có sự
ự chênh lệcch
nhưng không
k
đáng
g kể. Từ năăm 2000 đến năm 20
005, nam chhiếm tỷ lệ cao hơn nữ
n
(chiếm trên
t
50%). Từ năm 20006 đến năăm 2008, th
hì nữ lại chhiếm tỷ lệ cao
c hơn nam
m
(chiếm trên
t
50%). Đến
Đ năm 20009 và năm
m 2010 tỷ lệ nam lại caoo hơn tỷ lệ nữ.
Bảng 2.22. Nguồn laao động qu
ua các năm
m 2007-2010
0
2007


2008

20099

20100

Nguồn lao động

48.026

52.2220

52.6322

56.9244

1. Số ng
gười trong độ tuổi lao động

45.954

50.136

50.531

54.8577

+.Có khhả năng laoo động


45.159

49.334

49.7222

53.9799

795

802

8099

8788

gười ngoài độ tuổi thự
ực tế TGLĐ
Đ
2. Số ng

2.867

2.886

2.9100

2.9455

+. Trênn độ tuổi thaam gia lao động

đ

1.584

1.592

1.6022

1.6244

+. Dướ
ới độ tuổi tham gia lao động.

1.283

1.294

1.308

1.3211

Khoản
n mục

+. Mất khả năng laao động

Nguồồn tin: Niên giám thốngg kê huyện Cư Jút 2010
T bảng 2.22 ta thấy huy
Từ
yện có lực lượng lao động

đ
khá dồi dào, chiếếm trên 50%
%
trong tổnng dân số. Số
S người trrong độ tuổổi lao động chiếm tỷ lệệ cao, trong đó số ngườ
ời
9


mất khả năng lao động chiếm tỷ lệ thấp (khoảng trên 1,5%). Lực lượng lao động ngoài
độ tuổi làm việc còn khá nhiều, chiếm 5% trong tổng nguồn lao động.
b) Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất
nông nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2010 của huyện về tình hình sử dụng đất như sau:
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất đai ở huyện
Khoản mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

72.029

100

Đất nông nghiệp


24.325

33,77

142

0,20

39.452

54,77

4.450

6,17

799

1,11

2.806

3,89

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Đất dùng vào lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất khu dân cư
Đất chưa sử dụng


Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2010
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, đất đai của huyện chủ yếu được sử dụng vào trong
lĩnh vực nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 33,77% và đất lâm nghiệp chiếm
54,77%. Trong khi đó, đất dùng vào các lĩnh vực khác còn rất ít. Như đất chuyên dùng
chỉ chiếm 6,17%, đất khu dân cư cũng chỉ chiếm 1,11%. Diện tích đất chưa sử dụng
của huyện chiếm 3,89%.
c) Cơ cấu kinh tế
Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, song giai đoạn 2007 – 2010 qui mô nền kinh
tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế huyện Cư Jút được nâng lên rõ rệt: Thu nhập bình
quân đầu người năm 2008 đạt 8.63 triệu đồng/năm (tương đương 493USD); tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 12,6%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây
dựng cơ bản tăng 13,2%, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 7,1%, giá trị thương
mại dịch vụ tăng 19,5% (Niên giám thống kê huyện Cư Jút, năm 2010).

10


Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Jút
Tốc độ tăng
Khoản mục

2008

2009

2010

trưởng
GDP 2010


Nông lâm thủy sản(%)

58

57

55

7,1

Công nghiệp xây dựng(%)

19

20,25

21,5

13,2

Dịch vụ(%)

23

22,75

23,5

19,5


Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2010
Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ trọng về nông nghiệp vẫn lớn nhất, chiếm hơn 50%
ngành kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng thì năm 2010,
nông nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn công nghiệp xây dựng và
dịch vụ.
Ngành nông nghiệp huyện Cư Jút trong những năm qua đã có những bước phát
triển tương đối đều, ba năm liền đạt bình quân từ 5.34% đến 7.1%/năm, cao hơn hẳn
so với các năm trước đó (Báo cáo tổng kết phòng kinh tế huyện Cư Jút).
Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng đáng kể và cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ở khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương
mại nhưng hiện nay tỉ trọng khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm ưu thế. Điều này
hạn chế quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

11


Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn
ĐVT: Triệu đồng
Năm

Tổng số

2000

Chia ra
Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ


233.391

211.051

16.294

6.046

2001

263.958

239.685

17.924

6.394

2002

288.413

254.067

27.245

7.101

2003


334.559

287.097

32.942

14.520

2004

259.271

194.111

51.959

13.201

2005

417.326

344.374

65.505

7.447

2006


555.594

473.165

74.094

8.380

2007

644.743

552.432

83.120

9.191

2008

693.906

578.597

107.655

7.654

2009


744.789

645.154

88.652

10.985

2010

1.188.243

997.859

174.944

15.440

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2010
Theo bảng 2.5, hàng năm ngành trồng trọt đóng góp vào tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp rất cao, chiếm trên 80%, tiếp đến là ngành chăn nuôi và dịch vụ
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trên 1%. Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy, trồng trọt là ngành chính
trong sản xuất nông nghiệp ở huyện.
Bảng 2.6. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn
Tên sản phẩm

ĐVT

2007


2008

2009

2010

Cát

m3

16.750

20.450

26.585

34.028

Đá

m3

28.215

36.134

45.528

58.731


Gạch xây dựng

1000V

57.932

111.521

141.631

179.871

Đường

Tấn

5.718

15.047

16.798

17.650

Gỗ xẻ xây dựng

m3

4.210


3.862

4.827

6.028

May đo

1000B

280

235

296

312

Thức ăn gia súc

Tấn

278

581

782

884


Nước đá

Tấn

664

823

1.028

1.342

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2010
12


Nhìn vào bảng 2.6, ta có thể thấy sản phẩm công nghiệp trên địa bàn huyện chủ
yếu là những sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao, đều dựa vào nguồn lực
sẵn có của địa phương.
Nhìn chung các sản phẩm đều tăng đều qua các năm, tuy nhiên cũng có một số
sản phẩm bị biến động bởi thị trường, bởi điều kiện khí hậu và con người. Như sản
phẩm đường, lượng sản xuất tăng giảm thất thường do giá cả bất ổn nên người dân cứ
trồng rồi chặt, mang tính thời vụ không ổn định. Đối với sản phẩm gỗ, sản lượng ngày
một bị giảm sút, do nạn chặt phá rừng bừa bãi thiếu kiểm soát dẫn đến sản lượng gỗ ít
dần đi, và kết quả là sản lượng được khai thác bị giảm. Trong những năm trở lại đây,
với chủ trương giao đất giao rừng, phủ kín đồi trọc của chính phủ đã phần nào làm
tăng sản lượng gỗ một cách đáng kể. Về thức ăn gia súc thì cho đến năm 2005, mới
được đưa vào sản xuất do có sự đầu tư của nước ngoài, tuy nhiên số lượng vẫn còn rất
hạn chế.


13


×