Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành biogas giữa các ngành liên quan với nhau ở huyện Chương Mỹ-Hà Tây.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.92 KB, 57 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần I
Mở đầu
1.1: Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trờng, khu vực kinh tế nông thôn có
nhiều khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có
nhiều thay đổi, ngành chăn nuôi đang từng bớc phát triển và giữ vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2002, ngành chăn nuôi Việt Nam có tốc độ phát
triển cao với 9,9 %...Tăng trởng chăn nuôi sẽ kéo theo vấn đề môi trờng, tác hại
môi trờng của chất thải từ gia súc cũng đã bắt đầu rõ nét ở một số nớc đang phát
triển. Chất thải từ gia súc có mùi hôi, thối, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô
nhiễm nguồn nớc, gây lên các bệnh về đờng hô hấp và đờng tiêu hoá, bệnh ngứa
da, ngứa mắt, viêm gan, ảnh hởng đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân.
Việc quản lý chất thải từ gia súc cần một tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, giáo
dục, chính sách môi trờng và chính sách kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật phổ biến
để xử lý chất thải từ gia súc bao gồm hệ thống biogas; bể chứa phân: bón phân đã
xử lý vào đất; sử dụng cây xanh để hấp thu chất thải và sử dụng phân gia súc nh
một thành phần của thức ăn gia súc. Trong đó, xây dựng hệ thống biogas là một
giải pháp xử lý chất thải từ chăn nuôi tốt nhất và hiệu quả nhất. Biogas biến đổi
chất thải từ gia súc thành nguồn năng lợng có thể dùng để đun nấu, sởi ấm, thắp
sáng, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng làm sạch môi trờng. Biogas đợc a
chuộng vì khả năng làm giảm mùi hôi của phân gia súc do sự phân huỷ xảy ra
trong điều kiện yếm khí và là nguồn năng lợng rẻ tiền.
Hiện nay, nớc ta đã áp dụng một số mô hình biogas của các nớc ấn Độ, Trung
Quốc, Colombia... có hiệu quả và đợc bà con nông dân ủng hộ. Tuy nhiên trong
quá trình xây dựng và phát triển hệ thống biogas đã gặp phải không ít khó khăn
nên tốc độ mở rộng quy mô còn chậm.
Để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng mô hình biogas có hiệu quả thì công việc
nghiên cứu về biogas và các ngành khác có liên quan là rất quan trọng. Vì vậy việc
tìm hiểu về và giải pháp phát triển bền vững biogas trong quan hệ với phát triển các
ngành sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chơng Mỹ-Hà Tây là cần


thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng và định ra giải pháp phát triển bền vững hệ thống biogas
sinh học trong quan hệ với các ngành sản xuất có liên quan ở nông thôn huyện Ch-
ơng Mỹ-Hà Tây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững hệ thống biogas
và phát triển bền vững nông thôn.
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của hệ thống biogas và thực trạng
phát triển các ngành sản xuất. Từ đó tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển hệ thống
biogas với một số ngành sản xuất ở nông thôn và các yếu tố ảnh hởng đến nó.
- Đề xuất phơng hớng và giải pháp để phát triển hệ thống biogas trong quan hệ
tích cực với phát triển các ngành sản xuất khác ở huyện Chơng Mỹ-Hà Tây.
1.3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1: Đối tợng nghiên cứu.
- Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ thuật ngắn liền với phát triển bền
vững hệ thống biogas và phát triển các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện
Chơng Mỹ.
- Đối tợng trực tiếp nghiên cứu là các hộ có hầm biogas và một số hộ chăn
nuôi nhiều mà cha xây hầm.
1.3.2: Phạm vi nghiên cứu.
- Địa điểm: huyện Chơng Mỹ- Hà Tây.
- Thời gian: từ 10/2/2003- 10/6/2003.
2
Phần II
Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển Biogas .
2.1.1.1. Khái niệm về Biogas sinh học.

2.1.1.1. Khái niệm về Biogas sinh học.
Công nghệ khí sinh học Biogas là công nghệ sử dụng những quá trình phân huỷ
trong môi trờng yếm khí các chất thải có hàm lợng hữu cơ cao nh phụ phẩm nông
nghiệp; phân động vật; nớc thải sinh hoạt; nớc thải của các lò mổ, các trại chăn
nuôi tập trung; các nhà máy chế biến thực phẩm. Sản phẩm của quá trình phân huỷ
kỵ khí này là khí sinh học và bã thải.
Khí sinh học là nhiên liệu khí có giá trị, nó cháy với ngọn lửa xanh lơ nhạt và
không khói, đợc dùng để tạo năng lợng phục vụ trong sản xuất, sinh hoạt, đồng
thời còn để bảo quản một số loại rau quả, ngũ cốc cho hiệu quả kinh tế cao.
Bã thải có thể dùng trực tiếp làm phân bón các loại cây, xử lý hạt giống, trồng
lấm làm thức ăn bổ sung để nuôi lợn, nuôi thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.1.1.2. Vai trò của Biogas
2.1.1.2. Vai trò của Biogas
Nớc thải và chất thải trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gia đình là các
hợp chất hữu cơ có phân tử lớn. Các chất này trong điều kiện nóng ẩm sẽ bị phân
hoá nhanh sinh ra năng lợng và các chất hữu cơ phân tử nhỏ hơn hoặc các chất vô
cơ. Trong điều kiện tự nhiên không đợc kiểm soát và tập trung thì quá trình này sẽ
làm ô nhiễm môi trờng từ đó tác động và ảnh hởng trực tiếp vào quá trình trao đổi
chất của con ngời và các sinh vật khác. Ngợc lại nếu các chất thải đó đợc xử lý hợp
lý sẽ tạo ra nguồn năng lợng tái sinh hữu ích và các chất dinh dỡng dễ hấp thụ hơn
cho cây trồng và vật nuôi, làm nguyên liệu cho chu trình sản xuất khép kín tiếp
theo trong hệ kinh tế sinh thái VAC. Để tìm một giải pháp hợp lý và bền vững
trong việc xử lý chất thải chăn nuôi cũng nh chất thải sinh hoạt thì việc ứng dụng
3
công nghệ Biogas là biện pháp tích cực nhất trong giai đoạn hiện nay, đối với khu
vực địa bàn nông thôn nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Tạo nguồn năng lợng tái sinh rẻ và sạch phục vụ đời sống con ngời.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trờng vệ sinh trong sạch trong các khu vực công đồng
nông thôn qua đó góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trờng, bảo vệ sức khoẻ toàn xã
hội thông qua việc giảm ô nhiễm môi trờng sản xuất, cung cấp sản phẩm nông

nghiệp sạch.
- Giảm chặt phá rừng ở các khu vực trung du miền núi. Vì sử dụng Biogas sẽ giảm
nhu cầu tiêu thụ gỗ, củi.
- Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông việc giảm chi phí về nhu cầu chất đốt
phục vụ sinh hoạt.
- Tạo nguồn phân bón hữu cơ vi sinh, giảm bớt sử dụng phân hoá học, qua đó giảm
bớt sự thoái hoá và cải thiện đất trồng, nâng cao năng suất cây trồng và nuôi cá
trong hệ thống VAC gia đình.
- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mức sống và tiếp cận
điều kiện văn minh đô thị cho ngời dân nông thôn trong việc cải tạo hố xí gia đình,
sử dụng khí sinh học vào việc nội trợ.
- Giảm sức lao động của phụ nữ trong công việc nội trợ.
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Biogas.
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Biogas.
Công nghệ khí sinh học với các dạng hầm Biogas khác nhau có đặc điểm kinh
tế và kỹ thuật khác nhau. Có nhiều dạng hầm Biogas nhng phổ biến là hầm xây
chìm dới lòng đất có nắp hình vòm khối, hầm Biogas nắp nổi của Trung Quốc,
hầm Biogas túi ủ bằng chất dẻo của Colombia.
* Hầm Biogas có nắp vòm cuốn.
- Cấu tạo của hầm gồm:
+ Bể phân huỷ đợc xây chìm dới lòng đất có thân bể hình trụ, nắp bể hình
vòm cuốn. Nắp vòm cuốn có thể xây bằng gạch bê tông cốt thép, hoặc bằng vật
liệu Côm- pô - sít.
4
+ Hệ thống đầu vào dẫn nguyên liệu nạp vào hầm phân huỷ theo một đờng
ống dẫn thẳng xuống đáy hầm.
+ Đầu ra đợc gắn vào hầm phân huỷ, đóng vai trò là một bể điều áp.
- Ưu điểm: Tạo đợc áp lực ga lớn, có thể sử dụng ga để thắp sáng.
- Nhợc điểm:
+ Bản vẽ thiết kế phức tạp, thi công xây dựng khó khăn vì đòi hỏi chính xác

cao trong thi công xây dựng, trong khi trình độ thợ xây dựng ở các vùng nông thôn
hiện nay còn rất hạn chế. Do vậy việc phổ cập và nhân rộng, phát triển mô hình
này rất khó khăn.
+ áp lực ga trong hầm lớn nên chỉ cần một vết nứt nhỏ của vòm cầu trong
quá trình sử dụng cũng có thể làm cho ga thất thoát hoàn toàn mà việc xác định
các vết nứt và rò rỉ của vòm cầu là rất khó khăn.
+ Lớp váng xuất hiện và phát triển gây nhiều khó khăn và trở ngại cho sự
phân huỷ nguyên liệu trong hầm.
+ Trờng hợp bể điều áp thiết kế mà xây dựng không đúng quy cách tiêu
chuẩn sẽ xuất hiện tình trạng hầm phân huỷ thờng xuyên xẩy ra hiện tợng thiếu n-
ớc làm cho hiệu quả sản xuất ga thấp.
+Khi ở đầu vào nớc thờng bị dềnh lên làm cho việc nạp nguyên liệu vào
hầm gặp nhiều trở ngại.
+ Giá thành xây dựng cao (4-5 triệu đồng/1hầm 7m
3
).
* Biogas bằng túi chất dẻo.
- Cấu tạo:
+ Túi ủ Biogas đợc cấu tạo bởi 2-3 lớp túi nilong lồng vào nhau làm một, dài
7-10m, đờng kính 1,4m đợc đặt nửa chìm nửa nổi trên mặt đất. Túi này đợc gắn với
hệ thống ống sành tạo đầu vào và đầu ra.
+ Túi dự trữ ga có nhiệm vụ thu và dự trữ khí sinh học tù túi ủ để dẫn tới bếp
sử dụng.
- Nhợc điểm:
5
+ Túi ủ Biogas hay bị thủng do bị tác động cơ học.
+ Vật liệu chất dẻo dễ bị lão hoá dới tác dụng của ánh nắng mặt trời.
+ Mô hình chiếm diện tích đất lớn (10 m
3
) vì túi Biogas đặt nửa chìm nửa nổi trên

mặt đất làm cho các gia đình có diện tích đất trật nên không có điều kiện để áp
dụng mô hình này.
* Biogas VACVINA cải tiến:
- Cấu tạo:
+ Hầm Biogas VACVI NA cải tiến có thể nói là một sự giao kết giữa mô
hình vòm cuốn cố định dới lòng đất và mô hình túi Biogas bằng nilong.
+ Hầm phân huỷ thông thờng có hình khối hộp chữ nhật đợc xây dựng bằng
gạch, xi măng, độ sâu vừa phải dới lòng đất. Không cần bể phối trộn, nhng thay
vào đó là một sự hoạt động liên hoàn với kỹ thuật đơn giản bằng một loại xi-phông
đầu vào với hoạt động linh hoạt dẫn chất thải vào hầm đồng thời thực hiện phá
váng liên tục trong quá trình sử dụng. Thực chất là khi chất thải đa vào hầm đợc rơi
tự do với gia tốc trọng trờng làm phá vỡ lớp váng trên bề mặt thuỷ tĩnh trong hầm.
+ Ga sản sinh trong hầm ủ đợc dẫn tới một hệ thống túi dự trữ ga bằng chất
dẻo, nhờ hệ thống đờng ống dẫn bằng nhựa hoặc kim loại. Hệ thống túi dự trữ ga
này đợc treo trên nóc bếp hoặc nóc chuồng trại.
- Ưu điểm:
+ Hầm có thể xây dới lòng đất với cấu tạo hình khối hộp hình chữ nhật đơn
giản, không cần xây lắp hình vòm cuốn hoặc hình cầu, làm cho việc xây dựng đợc
dễ dàng hơn và rễ hơn rất nhiều. Cấu trúc và thiết kế đơn giản, việc xây dựng hầm
phân huỷ dễ dàng, phù hợp với trình độ của thợ xây ở vùng nông thôn.
+ Thiết kế của hầm phân huỷ và việc sử dụng bê tông cốt thép đổ liền khối
tại chỗ đối với nắp phẳng cho phép độ dung sai và rò rỉ nhỏ, mà vẫn đảm bảo kín
khí cho hầm.
+ Phơng pháp lu giữ ga ở bên ngoài đơn giản và hiệu quả phù hợp với việc
sản xuất ga trong mọi hoàn cảnh.
6
+ Phơng pháp phá váng tự động và liên tục giải quyết đợc một trong những
vấn đề nan giải của các thiết kế hầm Biogas vòm cuốn với việc nạp nguyên liệu từ
dới đáy hầm.
+ Nắp hầm bằng phẳng có thể tận dụng việc xây dựng chuồng trại hoặc nhà

xí trực tiếp ngay trên đó.
+ Hầm có độ bền cao, không mất tiền bảo hành duy trì hoạt động hầm hàng
năm.
2.1.1.4. Những nhân tố ảnh h
2.1.1.4. Những nhân tố ảnh h
ởng đến phát triển hệ thống Biogas.
ởng đến phát triển hệ thống Biogas.
* Yếu tố xã hội.
- ích lợi của Biogas:
Biogas đem lại 3 yếu tố ích lợi nhất đó là ga đốt, phân bón và vệ sinh. Hầu
hết các nớc trong khu vực Đông Nam á- Thái Bình Dơng đều thích sử dụng gas,
sau đó mới quan tâm đến lợi ích của phân bón. Tuy nhiên ngày nay ngời ta đang
chú ý đến việc sử dụng phân bón còn vấn đề vệ sinh vẫn ít đợc nêu lên.
- Đặc tính dân tộc của nông dân.
Mỗi nớc đều có đặc tính dân tộc riêng và đặc tính dân tộc của nông dân ở mỗi nớc
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc lựa chọn loại hình Biogas thích hợp với
điều kiện cụ thể của từng địa phơng. Nhìn chung, nông dân thờng có tập quán sử
dụng trực tiếp phân bón gia súc với cây trồng, đun nấu bằng củi gỗ, rơm rạ, họ còn
e ngại với việc sử dụng khí đốt Biogas.
* Yếu tố ảnh hởng đến các loại hình thiết kế.
- Nguyên vật liệu xây dựng:
Kỹ thuật xây dựng Biogas còn tuỳ thuộc vào nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phơng nh đá, gạch, bê tông ... Hầm ủ có thể làm bằng rất nhiều loại vật liệu khác.
- Mực nớc ngầm:
Là mực nớc sẵn có trong hố đào dới đất. Khi mực nớc dâng cao tới gần mặt
thì gọi đó là mực nớc ngầm cao. Trong những khu vực ngập nớc nh vậy phải xây
dựng loại hình bể sinh khí đặc biệt.
7
- Nguyên liệu cho vào hầm ủ:
Khí đốt sinh học đợc phát sinh bởi các loại phân xanh, phân chuồng nhng

chỉ có một loại hình duy nhất là loại hình vòm cố định mới có thể sử dụng đợc cả
phân xanh, rau cỏ các loại mà không cần phải nghiền chúng ra trớc. Đa số các loại
hình bể sinh khí đợc thiết kế bể sử dụng phân lợn, phân trâu, bò; một số mô hình đ-
ợc thiết kế để sử dụng phân gà, vịt, phân ngời. Khi chỉ dùng phân động vật thì bể
sinh khí hoạt động liên bởi vì có một lợng chất thải tơng đơng cũng thoát ra khỏi
bể sinh khí. Khi dùng phân xanh vì có tỷ trọng nhỏ nên chúng không thể tự chảy
thoát ra khỏi bể sinh khí mà trớc khi đổ phân xanh vào hầm ủ ta phải vớt lợng phân
xanh cũ ra và thay phân xanh từ một đến hai lần trong một năm, mỗi lần thay phải
đợi một thời gain cho đến khi vi khuẩn bắt đầu hoạt động thì mới có ga. Nh vậy
nếu dùng phân xanh thì sẽ bị gián đoạn quá trình cung cấp ga. Hơn nữa lợng phân
thu đợc từ gia súc, gia cầm và ngời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh kích thớc
con vật, loại thực phẩm cho gia súc ăn mỗi ngày và mức sản sinh của súc vật.
*Những yếu tố ảnh hởng đến quá trình vận hành.
- Lợng nớc:
Thờng 1 kg phân phải trộn với 1 kg nớc. Không thể dùng nớc biển đợc bởi vì
nó sẽ làm cản trở sự phát sinh của vi khuẩn.
- Thời gian sử dụng bể sinh khí:
Bể sinh khí xây bằng xi măng có thể sử dụng đợc 20 năm. Khi quyết định
xây dựng bể sinh khí, ngời sử dụng phải hiểu rằng đó là 1 việc đầu t vốn lâu dài vì
vậy phải tính toán đến số lợng gia súc trong tơng lai và việc sử dụng gas trong tơng
lai.
- Lớp váng trong hầm ủ:
Đóng váng là hiện tợng chính trong các bể sinh khí vận hành liên tục đợc
tạo bởi rau cỏ, rơm rạ, phân xanh không bị mục rữa, các lớp lót ổ cho súc vật nh vỏ
trấu, mạt ca. Nừu lớp váng có ít ta có thể quấy tan đi. Nừu lớp váng đóng quá dày
thì phải vớt nó ra.
8
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững nông
nghiệp, nông thôn.
2.1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững.

2.1.2.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phát triển kinh tế xã hội:
Là quá trình nâng cao điều kiện sống, vật chất và tinh thần của ngời dân
bằng phát triển lực lợng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng
cao chất lợng hoạt động văn hoá.
- Phát triển bền vững:
Là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời nay mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Hay phát triển bền vững là cải thiện chất lợng
sống của con ngời trong khả năng chịu đựng đợc của hệ sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp bền vững:
Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ
chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng của con
ngời cả trong hiện tại và tơng lai. Sự phát triển nh vậy của nền nông nghiệp (bao
gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi tr-
ờng, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả
kinh tế và đợc chấp nhận về phơng diện xã hội.
2.1.2.2. Các nội dung trong phát triển nông nghiệp bền vững.
2.1.2.2. Các nội dung trong phát triển nông nghiệp bền vững.
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp:
Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là sản xuất ra nhiều
loại sản phẩm hàng hoá với tỷ suất hàng hoá cao, tận dụng triệt để các lợi thế so
sánh của các hộ, các vùng. Trớc hết là nguồn lực đất đai, lao động và các điều kiện
tự nhiên u đãi để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và góp phần tham gia vào quá trình phân
công tại chỗ và góp phần tham gia vào quá trình phân công và hợp tác kinh tế trong
nội bộ gia đình nông thôn cũng nh trong phạm vi của huyện.
9
Đa dạng hoá sản xuất trong nông thôn nhằm chuyển đổi kinh tế nông thôn
từ nền kinh tế thuần nông, lấy sản xuất lơng thực là chính sang 1 cơ cấu mới: nông
công nghiệp và dịch vụ, trong sản xuất lấy đa dạng hoá cây trồng, chăn nuôi theo
hớng sản xuất hàng hoá làm trọng tâm.

- Chuyên môn hoá:
- Thâm canh hoá:
2.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển Biogas.
2.2.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới và ở Việt
Nam.
2.2.1.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới.
2.2.1.1. Tình hình phát triển Biogas trên thế giới.
Với nhận thức công nghệ sinh học là công nghệ khí liên ngành đa mục tiêu,
đa mục đích nên chính phủ nhiều nớc trên thế giới đã và đang quan tâm đa ra
những chính sách, những chơng trình mạnh mẽ thúc đẩy sử dụng nguồn năng lợng
khí sinh học với mục tiêu khai thác toàn diện các lợi ích của nó, các chính sách
thúc đẩy công nghệ khí sinh học đã đợc chứng minh trên các lợi ích kinh tế, xã hội
nh: bảo vệ môi trờng, cung cấp năng lợng; điện trên cơ sở chi phí thấp nhất cho các
vùng hẻo lánh; tạo ra các hoạt động kinh tế cho các vùng hẻo lánh; đa dạng hoá
các nguồn các nguồn năng lợng.
- Trung Quốc:
Trung Quốc đã có một lịch sử ấn tợng về việc sử dụng năng lợng tái tạo cho
việc phát triển nông thôn với một số chơng trình có tầm cỡ lớn nhất thế giới về khí
sinh học. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp Trung Quốc riêng trong lĩnh
vực chăn nuôi năm 1996 có 460 công trình khí sinh học cung cấp cho 5,59 triệu
gia đình sử dụng, phát điện với công suất 866 KW, sản xuất thơng mại 24.900 tấn
phân bón và 700 tấn thức ăn gia súc. Tới cuối năm 1998 số công trình lớn tăng lên
đến 573 và đến năm 2000 có 2000 bể cỡ lớn và 8,5 triệu hầm.
10
Trong những năm gần đây, các mô hình nhà kính và sử dụng năng lợng đa dạng đã
đợc phát triển rất nhanh ở Trung Quốc, đặc biệt những bể tạo khí Biogas nhỏ đợc
xây dựng mỗi năm tới 160.000 chiếc. Cuối thế kỷ 20 toàn quốc đã có 7.630.000
bể tạo khí Biogas nhỏ.
- Đức:
Việc xây dựng công trình khí sinh học tăng từ 100 thiết bị/ năm trong những

năm 90 lên 200 thiết bị/ năm vào năm 2000 hầu hết các công trình có thể tích phân
huỷ từ 1000 tới 1500 m
3
, công suất khí 100 tới 150 m
3
. Có trên 30 công trình quy
mô lớn với thể tích phân huỷ 4000 tới 8000 m
3
. Khí sinh học sản xuất ra đợc sử
dụng để cung cấp cho các tổ máy đồng phát nhiệt và phát điện có công suất điện là
20, 150. 200 và 500 KWe.
- Nepal:
Sức tiêu thụ các năng lợng truyền thống tại các hộ gia đình ở vùng nông
thôn: 85% (75% từ củi đun, chất đốt từ nông nghiệp).
Tổng số mô hình Biogas đã lắp đặt 104 080.
Số huyện đã xây dựng các mô hình Biogas: 65 Huyện.
Lịch sử của Biogas bắt đầu từ năm 1965, nền tảng là sự hớng dẫn chỉ đạo
của Late Father B.R.Saubolle trờng Xavier's tại Godavari ở Kathmandu, Nepal.
Tuy nhiên trên thực tế Biogas chỉ đợc quan tâm đến sau khi giá nhiên liệu đột ngột
tăng cao. Nó đợc bắt đàu từ năm 1975 với tên gọi là "Năm nông nghiệp". Trong
thời gian này có tổng số 200 gia đình lắp đặt với quy mô là loại hầm nổi hình vòm
cầu. Năm 1977, cùng với sự đa vào của công ty Gobar, Biogas sinh học đợc phổ
biến. Tuy nhiên, kết thúc năm 1978, phổ biến đợc tất cả 708 hầm Biogas loại hầm
nổi hình vòm cầu.Thấy đợc tầm quan trọng của Biogas sinh học và sự quan tâm
chú ý của ngời dân, chính phủ đã đa ra nhiệm vụ lắp đặt 4000 hầm phân hủy loại
kế hoạch thứ 7 trong giai đoạn bắt đầu từ năm 1985. Với sự giới thiệu của chơng
trình hỗ trợ Biogas, dới sự hỗ trợ của tổ chức phát triển Hà Lan, nhịp độ bắt đầu đạt
đợc về sự tăng tiến của Biogas .Trong suốt giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2 chơng
11
trình hỗ trợ Biogas có 31000 hầm. Dới giai đoạn thứ 3 đã xây dựng đợc 1000.000

hàm Biogas cố định.
- Đan Mạch:
Việc xây dựng các nhà máy kị khí tập trung đang trở thành một lựa chọn phổ
biến để quản lý chất thải ở những nơi chất thải từ vài nguồn có thể đợc xử lý phân
động vật, phụ phân cây trồng, chất thải hữu cơ của các gia đình.
2.1.1.2. Tình hình phát triển Biogas ở Việt Nam.
2.1.1.2. Tình hình phát triển Biogas ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây sản phẩm khí sinh học Biogas nhờ sử dụng chất
thải động vật có khả năng phân giải về mặt sinh học đã đợc đề xuất ứng dụng nh
một phần của mô hình VAC, nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, tạo khí đốt phục vụ
và bảo vệ môi trờng, các giải pháp về kỹ thuật công nghệ do thế giới đã công bố và
những cải tiến của các tổ chức ở trong nớc có quan tâm đến lĩnh vực này đã đợc áp
dụng ở các vùng nông thôn nớc ta và đã giúp bà con nông dân Việt Nam bớc đầu
có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận mô hình công nghệ đa mục tiêu, mang
lại hiệu quả này.
Từ những năm 1960 đến nay các dạng hầm Biogas khác nhau nh hầm
Biogas xây chìm dới lòng đất có nắp hình vòm cuốn của Trung Quốc, ấn Độ; Mô
hình túi Biogas ủ bằng vật liệu chất dẻo của Cô-lôm-bia đã lần lợt đợc giới thiệu
vào Việt Nam qua nhiều kênh và chơng trình khác nhau trong đó tổ chức
VACVINA trên địa bàn toàn quốc với vai trò tiên phong đã thực sự có những hoạt
động tích cực trong việc phổ biến các loại hình công nghệ Biogas thông qua các
nội dung: tập huấn chuyển giao công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho
địa phơng; xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng; thực hiện các chiến dịch
tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật để nâng cao nhận thức cho hội viên thông qua các
phơng tiện truyền thanh, truyền hình.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các hộ nông dân thì kết quả thu đợc từ các mô hình
Biogas là rất khác nhau và còn nhiều hạn chế nên sự phát triển và nhận rộng các
mô hình Biogas gặp rất nhiều khó khăn. Những vấn đề tồn tại đó khiến chơng trình
12
phát triển công nghệ Biogas phải đối mặt với những thách thức lớn và có thời điểm

đã mang dấu hiệu của sự ngừng trệ.
Trớc những khó khăn do hạn chế của công nghệ Biogas và những bức xúc cần đợc
giải quyết sớm nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi,
giải quyết và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trờng, trung ơng hội VACVINA đã
thiết kế mô hình Biogas VACVINA cải tiến. Hầm Biogas cải tiến là một mô
hình đảm bảo phát triển bền vững cho vùng nông thôn Việt Nam. Đến nay, công
nghệ khí sinh học đã đợc phát triển rộng lớn ở Việt Nam, ớc tính có khoảng 30.000
công trình sinh học đã đợc xây dựng, lắp đặt trong đó đa số là loại túi nilong.
Nhiều tổ chức đã tham gia phát triển công nghệ này nhờ những nguồn tài trợ khác
nhau. Hiện nay, có khoảng 10 kiểu thiết bị khí sinh học đang đợc áp dụng ở Việt
Nam. Số lợng mô hình Biogas tăng nhanh, đặc biệt ở Thành phố Hải Phòng, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Ngoại Thành Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu về công nghệ
phát triển hầm khí sinh học vào cuộc sống dân sinh, đặc biệt đối với khu vực nông
thôn. Từ năm 1998 đến nay bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông, vì việc sử dụng khí sinh học, chơng trình phát triển hầm khí sinh học
đã đầu t xây dựng trên 500 hầm thí điểm cho các hộ dân bằng sự tài trợ một phần
từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh. Sự thành công của mô hình đã thúc đẩy
nhanh việc mở rộng xây dựng các loại hầm khí sinh học trong dân c, theo ớc tính
đến nay gần 1000 hầm đang hoạt động trong các hộ gia đình.
Tỉnh Đồng Nai đã ban hành quy định nếu không có hầm khí sinh học thì không
đợc phát triển chăn nuôi. Hiện nay ở Đồng Nai mỗi năm lắp đặt 500 túi Biogas do
chơng trình nớc sạch và vệ sinh môi trờng nông thôn thực hiện, một số đơn vị khác
xây dựng các bể, tổng số các hầm và bể khí sinh học vào khoảng 3.500 chiếc.
Tỉnh Hà Tây: Qua thời gian ngắn triển khai (từ năm 1998 đến tháng 4 năm
2002), toàn tỉnh đã có 7250 hầm Biogas các loại, hầm lớn nhất có thể tích 10-
12m
3
, nhỏ nhất là 4m
3

, tơng ứng với số vốn đầu t 25375 triệu đồng, trong đó vốn
13
của nhà nớc bỏ ra từ 85-100%. Huyện có số hầm Biogas nhiều nhất tỉnh là Đan Ph-
ợng với 2240 hầm, tiếp theo là các tỉnh ứng Hoà, Hoài Đức trên dới 1000 hầm.
Mục tiêu của tỉnh từ nay đến năm 2010 toàn tỉnh phải đạt đợc 22984 hầm Biogas
các loại.
Phần III
đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phơng pháp nghiên
cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, địa hình:
Huyện Chơng Mỹ thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Hà Tây, trung tâm của
huyện cách thị xã Hà Đông 10 Km, cách Thủ đô Hà Nội 20 Km về phía tây.
Phía Đông của huyện giáp với huyện Thanh Oai.
14
Phía Tây giáp với huyện Lơng Sơn tỉnh Hoà Bình.
Phía Nam giáp với 2 huyện ứng Hoà và Mỹ Đức.
Phía Bắc giáp với hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai.
Nh vây, huyện Chơng Mỹ có một vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế, xã hội. Đặc biệt huyện Chơng Mỹ lại nằm trên trục đờng 6-con đờng nối liền
tỉnh Hoà Bình với thị xã Hà Đông và Thủ đo hà Nội thuận lợi trong giao lu buôn
bán, phát triển thơng mại dịch vụ. Hơn nữa huyện Chơng Mỹ bao gồm nhiều loại
đất chia làm 3 vùng: vùng đồi gò, vùng đất bãi, vùng đồng bằng giữa huyện nên có
điều kiện khả năng phát triển đa dạng hoá các ngành nghề.
- Thời tiết khí hậu:
Khí hậu của huyện Chơng Mỹ mang đặc tính chung của khí hậu vùng đồng
bằng sông Hồng đợc chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô (hanh khô và giá rét) kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình vào khoảng từ 16
0

C-
21
0
C; mùa ma (nóng bức, nắng lắm ma nhiều) kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10
nhiệt độ trung bình vào khoảng 23,7-29,7
0
C. Lơng ma bình quân hàng năm khoảng
2427,9 mm, độ ẩm bình quân khoảng 83%. Chơng Mỹ là huyện nằm trong vùng
phân lũ của đồng bằng sông Hồng và chịu ảnh hởng rất lớn của lũ rừng ngang qua
dãy núi Trầm Sơn của tỉnh Hoà Bình. Mặt khác hệ thống sông ngòi, ao hồ của
huyện khá phức tạp với bao con sông chảy qua là sông Bùi, sông Đáy, sông Tích
Giang và rất nhiều ao hồ, đầm, kênh. Điều kiện thời tiết khí hậu thuỷ văn đã ảnh h-
ởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện, tình trạng hạn hán lũ lụt vẫn th-
ờng xuyên sẩy ra, nông dân gặp nhiều khó khăn.
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.
Với tổng diện tích đất tự nhiên lớn và dân số khá đông, huyện Chơng Mỹ
chia làm 33 xã và thị trấn. Ngời dân trong huyện Chơng Mỹ sống chủ yếu bằng
nghề sản xuất nông nghiệp, mỗi xã có một tập quán canh tác, sản xuất khác nhau
nhng nhìn chung năng suất lao động cha cao, giá trị sản xuất lao động còn thấp,
thu nhập bình quân đầu ngời thấp, đời sống của ngời dân còn gặp nhiều khó khăn.
15
Cơ sở vật chất , cơ sở hạ tầng của huyện còn kém, đặc biệt là hệ thống giao thông
đi lại khó khăn. Ngoài hai quốc lộ (quốc lộ 6 và quốc lộ 21A) thì hầu hết các con
đờng liên thôn , liên xã trong huyện vẫn là đờng cấp phối , đờng đất , đi vừa sóc
vừa bụi, do đó đã hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của huyện. Trên địa bàn
huyện Chơng Mỹ có một số nhà máy xí nghiệp nh xí nghiệp Chè Lơng Mỹ, Công
ty giống gia cầm Lơng Mỹ, Công ty thức ăn gia súc CP, Nhà Máy Bê Tông và
nhiều cơ sở chế biến lơng thực thực phẩm. Đặc biệt trên địa bàn huyện còn có tr-
ờng Đại Học Lâm Nghiệp, trờng Cao Đẳng Kỹ Thuật Hà Tây, trờng Cao Đẳng
Cộng Đồng Xuân Mai, trờng Trung Học Nghiệp Vụ, trờng Cao Đẳng Thể Dục Thể

Thao và nhiều đơn vị quân đội...Đây là điều kiện rất tốt thúc đẩy nền kinh tế của
huyện phát triển. Nhng thực tế huyện Chơng Mỹ vẫn cha phát huy đợc htês mạnh
đó. Trong mấy năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện đã có rất nhiều thay đổi, các
làng nghề đợc khôi phục phát triển tốt, nhiều công ty đợc thành lập trên địa bàn
huyện đã thu hút đợc nhiều lao động , các cụm công nghiệp đang dần đợc hình
thành nh cụm công nghiệp Bê Tông Xuân Mai; cụm công nghiệp Phú Nghĩa
Trờng Yên. Đây là cơ hội tốt cho sự phát triển nền kinh tế của huyện trong những
năm tới.
3.1.2.1. Tình hình đất đai và phân bổ của huyện trong 3 năm (2002-
3.1.2.1. Tình hình đất đai và phân bổ của huyện trong 3 năm (2002-
2003).
2003).
Diện tích đất đai khá rộng với tổng diện tích đất tự nhiên là 23.294,15ha, trong
đó đất nông nghiệp chiếm hơn 60%, đất chuyên dùng chiếm hơn 20%, đất thổ c
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 5%, nhng đất cha sử dụng thì chiếm tỷ trọng lớn hơn 9%.
Tổng diện tích đất tự nhiên không đổi nhng diện tích của các loại đất thì thay đổi
hàng năm, có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo mục đích sử dụng đất của ngời dân.
Đất nông nghiệp có xu hớng giảm theo các năm: Năm 2000, đất nông nghiệp có
diện tích là 14.431,26ha chiếm 61,95% tổng diện yích đất tự nhiên. Năm 2001, đất
nông nghiệp còn 14.391,95ha chiếm 61,78% và đến năm 2002 diện tích đất nông
16
nghiệp còn 14.378,67 ha chiếm 61,73% diện tích đất tự nhên. Nh vậy, diện tích đất
nông nghiệp giảm hàng năm với tốc độ giảm bình quân là 0,19%.
Nguyên nhân làm giảm diện tích đất nông nghiệp là nhiều nhà máy , xí nghiệp,
công ty , nhà ở đợc xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp, tức là đất nông nghiệp
đợc chuyển sang làm đất chuyên dùng và đất thổ c để đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH
Nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện , đáp ứng nhu cầu
nhà ở cho ngời dân.
Đất lâm nghiệp trong mấy năm gần đây , đặc biệt là trong 3 năm qua giữ ở mức cố
định không tăng không giảm.

Đất chuyên dùng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hớng tăng lên hàng nămvơis tốc độ
bình quân là 0,45%, cụ thể năm 2000 với diện tích 4911,80 ha chiếm 21,09%; năm
2001 với diện tích 4942,90 ha chiếm 21,22%; năm 2002 với diện tích 4956,89 ha
chiếm 21,28%. Đất chuyên dùng tăng lên để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng tạo điều kiện tiền đề cho phát triển nền kinh tế chung của huyện. Biểu 1
Đất thổ c tăng lên do sự gia tăng đân số, do tách hộ. Năm 2000 diện tích đất thổ c
của toàn huyện là 1164,14ha chiếm 5,00% năm; năm 2001 tăng lên 1176,42
ha chiếm 5,05%; năm 2002 tăng chậm hơn so với năm 2001, vơi diện tích đất thổ
c năm 2002 là 1177,58 ha chiếm 5,06%.
Đất cha sử dụng còn chiếm tỷ lệ cao, diện tích đất cha sử dụng giảm hàng năm nh-
ng không đáng kể. Năm 2000 diện tích đất cha sử dụng là 2201,35 ha chiếm
9,45%; đến năm 2001 diện tích này giảm còn 2179,28 ha chiếm 9,43% ; năm 2002
, diện tích đất cha sử dụng là 2195,41 ha chiếm 9,42% tổng diện tích đất tự nhên.
Nh vậy , năm 2001 diện tích đất cha sử dụng giảm mạnh hơn năm 2002 và tốc độ
giảm bình quân hàng năm là 0,14%. Diện tích đất cha sử dụng chủ yếu là đất đồi
gò , đất đầm lầy , diện tích này có khả năng chuyển thành đất nông nghiệp nên cần
quan tâm khai thác.
17
Mặc dù đất nông nghiệp có diện tích khá lớn , nhng do dân số của huyện Chơng
Mỹ khá đông nên bình quân diện tích đất nông nghiệp trên một khẩu , trên một lao
động, trên một hộ nông nghiệp còn thấp. Hơn nữa diện tích đất nông nghiệp thì
giảm đi hàng năm mà dân số thì tiếp tục tăng lên hàng năm, nên diện tích đất nông
nghiệp bình quân đều có xu hớng giảm.
Diện tích đất thổ c bình quân trên hộ cũng ở mức trung bình, có đủ điều kiện để
xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Nh vậy, huyện Chơng Mỹ có điều kiện đất đai phù hợp với phát triển ngành nghề
theo hớng đa dạng hoá. Nhìn chung, nguồn đất đai của huyện khá dồi dào và đợc
phân bố tơng đối hợp lý, xong diện tích đất hoang hoá vẫn còn nhiều và gây lãng
phí lớn. Nên tập trung nhân lực, vật lự để khai thác nguồn đất hoang hoá đó thì đây
chính là nguồn tài nguyên quý giá.

3.1.2.2. Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của
huyện.
Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹ đất tự nhiên của huyện và đất
nông nghiệp đang có xu thế giảm mỗi năm. Đất nông nghiệp đợc phân làm nhiều
loại dựa vào đặc điểm cây trồng , vật nuôi nh: đất trồng cây hàng năm; đất trồng
cây lâu năm; đất vờn; đất ao hồ thả cá; đất trồng cỏ chăn thả gia súc. Trong đó , đất
trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 80%, tiếp theo là đất vờn chiếm
gần 10% và nhỏ nhất là đất trồng cỏ chăn thả gia súc. Điều đáng chú ý là trong 3
năm qua, diện tích các loại đất này đều giảm. Cụ thể: đất trồng cây hàng năm là
11943,32ha chiếm 82,76%(năm 2000) giảm xuống còn 11925,92 ha chiếm
82,64% và tiếp tục giảm xuống còn 11912,95 ha. Nh vậy, năm sau diện tích đất
trồng cây hàng năm giảm nhiều hơn so với năm trớc tốc độ giảm bình quân là
0,13%. Trong đất trồng cây hàng năm chủ yếu vẫn là đất cấy lúa và đất trồng màu
chiếm hơn 90% diện tích trồng cây hàng năm, còn lại cha đến 10% là diện tích đất
trồng cây hàng năm khác.
18
Đất trồng cây lâu năm giảm mạnh trong năm 2001 với tốc độ giảm là 1,93%,
nhng đến năm 2002 thì diện tích đất trồng cây lâu năm giữ ở mức ổn định, không
giảm nữa.
Đất vờn chiếm tỷ lệ cao gần 10% trong quỹ đất nông nghiệp, năm 2001 diện tích
đất vờn giảm mạnh với tốc độ giảm là 0,67% do diện tích đất vờn đợc chuyển sang
dùng vào xây dựng chuồng trại và nhà ở, đến năm 2002 thì diện tích đất vờn đợc
bảo toàn.
Bên cạnh nguồn đất trên thì phải kể đến nguồn đất quý đó là hồ thả cá và trồng cỏ
chăn thả gia súc, diện tích loại đất này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ và ít biến động nhng
đây là điều kiện đất đai rất tốt để phát triển chăn nuôi thuỷ sản và chăn thả gia súc.
Ao hồ là diện tích có thể phát triển thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao và đồng thời là
nơi chứa nớc ma, cung cấp nớc tới cho cây trồng. Nhng diện tích ao hồ vẫn bị thu
hẹp , bởi ao hồ thờng gần các con đờng lớn nên ngời ta đã lấp ao để làm nhà. Nớc
ao hồ ngày nay đang có nguy cơ bị ô nhiễm do lợng chất thải đổ ra ngày càng

nhiều . Cần phải bảo vệ nguồn nớc ao hồ , khai thác diện tích ao hồ để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản.
Biểu 2:
19
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mà dân số ngày càng đông, do đó bình
quân đất nông nghiệp trên một khẩu nông nghiệp giảm đi. Xét chỉ tiêu bình quân
đất trồng hàng năm trên một khẩu ta thấy : năm2000, đất trồng cây hàng năm bình
quân trên một khẩu là 0,057 ha/khẩu nông nghiệp. Nhng đến năm 2001 chỉ còn
0,056 ha/ khẩu/ nông nghiệp. Và đến năm 2002 đất trồng cây hàng năm bình quân
chỉ còn xấp xỉ 0,056 ha/ khẩu/ nông nghiệp. Với diện tích đất canh tác bình quân
nh trên là tơng đối lớn , nhng nếu chỉ sống bằngviêcj sản xuất trên hơn 1 sào
ruộng/1 khẩu thì đời sống quả là khó khăn. Cần phải thâm canh tăng năng suất cây
trồng, tăng giá trị sản xuất cảu đất , đồng thời phát triển ngành nghề phụ, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh hơn nữa ngành chăn nuôi để vừa nâng cao thu
nhập vừa bồi dỡng , cải tạo nguồn đất mà đặc biệt là đất trồng cây hàng năm.
3.1.2.3. Tình hình đân số và phân bổ dân số của huyện qua 3 năm.
3.1.2.3. Tình hình đân số và phân bổ dân số của huyện qua 3 năm.
Chơng Mỹ là một trong những huyện có số dân đông của tỉnh Hà Tây, trong mấy
năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm đi nhiều và chỉ còn ở mức
thấp( năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,16, đến năm 2002 tỷ lệ này giảm
20
còn 1,10). Tuy nhiên , hàng năm vẫn có khoảng gần 3 nghìn ngời đợc sinh ra và bổ
sung vào tổng dân số của huyện . Tonaf huyện Chơng Mỹ có khoảng hơn 50.000
hộ và mỗi năm tăng thêm khoảng 600 hộ, tốc đọ tăng tổng số hộ của năm trớc lớn
hơn năm sau( năm 2001 tốc độ tăng tổng số hộ là 1,14%; năm 2002 tốc độ tăng
tổng số hộ là 1,12%). Trong đó , hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao với hơn 80% tổng
số hộ và cơ cấu hộ nông nghiệp giảm đi qua các năm (năm 2000 tỷ lệ hộ nông
nghiệp là 82,84% , năm 2001 giảm xuống còn 82,01% và đến năm 2002 tỷ lệ hộ
nông nghiệp giảm xuống càn 81,20%. Tốc đọ tăng bình quân của hộ nông nghiệp
là 0,12%). Đồng thời với việc giảm cơ cấu hoọ nông nghiệp là sự tăng cơ cấu hộ

phi nông nghiệp. Cơ cấu hộ phi nông nghiệp là 17,16% (năm 2000) tăng lên
17,99% (năm 2001) và tiếp tục tăng lên 18,80%(năm 2002), tốc độ tăng lên bình
quân của hộ phi nông nghiệp là 2,82%. Biểu 3
Vậy tốc độ tăng về hộ phi nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng tốc độ hộ nông
nghiệp. Do đó cơ cấu hộ nông nghiệp ngày càng giảm, còn cơ cấu hộ phi nông
nghiệp ngày càng tăng.
Tổng số nhân khẩu tăng với tốc độ tăng bình quân là 1,13% , còn lại chủ yếu là
tăng khẩu phi nông nghiệp với tốc độ tăng bình quân là 6,48%. Tổng số nhân khẩu
tăng lên đồng thời tổng số hộ cũng tăng lên với tốc độ tăng tơng đơng nên số khẩu
bình quân trên hộ có giảm nhng không đáng kể. Riêng khẩu nông nghiệp bình
quân / hộ nông nghiệp thì có giảm vì tốc độ tăng khẩu nông nghiệp thấp hơn tốc độ
tăng hộ nông nghiệp.
Tổng số lao động tăng hàng năm với tốc độ tăng bình quân là 1,80%, trong đó chủ
yếu là tăng số lao động phi nông nghiệp với tốc độ tăng bình quân 6,69%
Số lao động phi nông nghiệp tăng nhanh do sự phát trung Hoà của nền kinh tế thị
trờng , do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế với chủ trơng tăng giá Trung Hoà sản lợng
nghành CN-TTCN và nghành dịch vụ, nhiều nhà máy , công ty xây dựng trên địa
bàn huyện và các huyện lân cận đã thu hút đợc nguồn lao động. Số lao động bình
quân /hộ là khá cao, có xu hớng tăng (năm 2000, bình quân 2,34 lao động/hộ; đến
21
năm 2002 lên đến 2,37 lao động/hộ). Đối với hộ nông nghiệp , có số lao động cao
hơn, bình quân 2,35 lao động/hộ (năm2000), 2,37 lao động/hộ (năm 2001), và 2,38
lao động/hộ (năm 2002).
Lao động nông nghiệp chiếm hơn 80% trên tổng số lao động của cả huyện, với
diện tích đất nông nghiệp bình quân / lao động nông nghiệp thấp , không sử dụng
hết số lao động dồi dào đó.
Lao động chỉ đợc huy động vào mùa vụ , còn những ngày nông nhàn thì số lao
động của huyện rơi vào tình trạng Hoà thất nghiệp. Hàng năm, số lợng lao động
của huyện ra thành phố kiếm việc ngày càng nhiều. Tuy nhiên, số lao động thiếu
việc làm vẫn còn lớn và tình trạng thát nghiệp vẫn là mối lo chung của cả huyện,

bởi thất nghiệp dẫn thanh niên nêu lổng và tệ nạn xã hội trên toàn huyện ngày càng
gia tăng.
Nh vậy, nguồn nhân lực của huyện Chơng Mỹ rất dồi dào, ngời dân Chơng Mỹ vốn
cần cù chịu khó , nhng hiện nay nguồn lực này vẫn cha đợc khai thác hết . Chơng
Mỹ cần thu hút vốn đầu t vào các cụm công nghiệp để tạo việc làm cho gời dân địa
phơng.
3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm:
3.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm:
Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân hàng năm là
12,24%. Cơ cấu giá trị sản xuất có thay đổi theo hớng tăng giá trị sản xuất ngành
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp. Giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 30,60% tổng giá trị sản lợng (năm 2000), đã
giảm xuống còn 29,41% (năm 2202). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-tiểu thủ
công nghiệp chiếm 42,95% tổng GO (năm2000), đã tăng lên 44,01% (năm 2002).
Giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản cũng tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 16,98%, cơ cấu giá trị sản xuất trong GO với 6,38% tổng GO ( năm
2000) lên 6,92% tổng GO ( năm 2002). Giá trị sản xuất ngành thơng mại-dịch vụ
tăng bình quân hàng năm là 11,09%, nhng cơ cấu giá trị sản xuất trong tổng GO
thì tăng trong năm 2001 và giảm xuống ở năm 2002.
22
Trong ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản thì nông nghiệp có giá trị sản xuất lớn nhất
chiếm hơn 90% giá trị sản xuất của toàn ngành. Trong nông nghiệp, trồng trọt
chiếm vị trí quan trọng với hơn 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, trồng trọt đang có xu hớng giảm mạnh trong cơ cấu giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp, từ 66,12% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
( năm 2000) xuống còn 60,16% (năm 2001) và tiếp tục giảm xuống còn 56,69%
( năm 2002). Ngợc lại, chăn nuôi có xu hớng tăng mạnh cả về giá trị sản xuất và cơ
cấu giá trị sản xuất, cụ thể giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 145.000 triệu chiếm
33,8% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (năm 2000) tăng lên 225.000 triệu
đồng chiếm 43,31% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (năm 2002), tốc độ

tăng bình quân hàng năm là 24,57%. Biểu 4
Sở dĩ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng nhanh là do huyện có chủ chơng phát
triển ngành chăn nuôi, đa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính cùng với ngành
trồng trọt. Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất nông nghiệp tăng nhanh với tốc độ
tăng bình quân hàng năm là 10,2%.
3.2. Phơng pháp nghiên cứu.
3.2.1. Phơng pháp thu thập số liệu.
- Số liệu thứ cấp: Lấy từ các báo cáo thực hiện kế hoạch năm về phát triển
kinh tế xã hội của huyện, báo cáo về định hớng phát triển kinh tế tổng thể. Các số
liệu đợc thu thập từ phòng thống kê, phòng địa chính, phòng nông nghiệp và các
ban quản lý hợp tác xã, số liệu lấy từ sách báo, hội thảo khoa học.
- Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu qua điều tra hộ gia đình. Dựa trên đặc điểm
sinh thái, địa hình đất đai của huyện chon hai xã Thụy Hơng và Trung Hoà tiến
hành điều tra tất cả các hộ đã xây hầm Biogas và một số hộ có chăn nuôi nhiều nh-
ng cha xây hầm (52 hộ có hầm và 20 hộ cha xây).
3.2.2. Phơng pháp phân tích tài liệu.
- Phơng pháp thống kê mô tả: dựa trên số liệu điều tra đợc để mô tả thực
trạng Biogas, mô tả kinh tế hộ kinh tế nông thôn và các chỉ tiêu thông kê cần thiết
23
để đánh giá và so sánh. Các chỉ tiêu này gồm có số tơng đối, số tuyệt đội và so
sánh bình quân.
-Phơng pháp toán kinh tế: tính toán các hệ số đa dạng, tính toán hiệu quả kinh
tế của việc sử dụng hầm Biogas và tính toán các chỉ tiêu khác.
Phần IV
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan
hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huyện
Chơng Mỹ - Hà Tây.
4.1.1. Tình hình phát triển Biogas và các ngành sản xuất
khác ở huyện.

4.1.1.1. Tình hình phát triển Biogas của huyện.
4.1.1.1. Tình hình phát triển Biogas của huyện.
Tính đến năm 2002 toàn huyện mới chỉ có 365 hầm Biogas con số này còn rất
hạn chế so với mức độ chăn nuôi tập trung của huyện. Mô hình Biogas đợc áp
dụng vào huyện Chơng Mỹ từ năm 1998 qua chơng trình hớng dẫn kỹ thuật xây
hầm Biogas) trên truyền hình. Qua chơng trình này, một số thợ xây và 1 số hộ chăn
nuôi nhiều trong huyện đã tự học hỏi trên truyền hình mua sách về nghiên cứu và
tự xây dựng hầm. Đến năm 2000 huyện đã cử các đông chí lãnh đạo các xã đến
huyện Đan Phợng thăm quan mô hình Biogas do tỉnh hỗ trợ đầu t kỹ thuật và một
phần vốn. Qua đợt tham quan đó, các đồng chí lãnh đạo là những ngời đầu tiên, g-
24
ơng mẫu xây thí điểm. Một số hợp tác xã đã thành lập đội thợ phụ trách về kỹ thuật
xây hầm Biogas. Một số xã còn trích ngân sách xã để khuyến khích, hỗ trợ một
phần vốn cho những hộ gia đình xây hầm thí điểm.
Nhờ sự nỗ lực cùng với sự tìm tòi học hỏi, sáng tạo của 1 số đồng chí cán bộ lãnh
đạo các xã và các anh em thợ đã khởi xớng phong trào xây hầm Biogas trên toàn
huyện Chơng Mỹ. Năm 2000, cả huyện mới chỉ có 97 hầm (chủ yếu là hầm của
các cán bộ lãnh đạo các xã), trong đó phần lớn là loại hầm cải tiến chiếm 96,91%
tơng đơng vơi 94 hầm còn lại số rất ít là túi ủ nilong với 3,09% tơng đơng với 3
chiếc. Dung lợng của hầm tơng đối lớn, chủ yếu là cỡ hầm 8-10m
3
chiếm 69,07%,
hầm loại nhỏ từ 5-7m
3
chỉ chiếm 11,34%, còn lại 19,39% là hầm cỡ trên 10m
3
.
Tuy là do cóp nhặt kỹ thuật về xây dựng hầm nhng phần lớn số hầm đều hoạt động
tốt chiếm tới 97,94% còn lại 2,06% số hầm bị trục trặc về kỹ thuật nhng vẫn sử
dụng đợc.

Biểu 5: Tình hình phát triển Biogas của huyện qua 3 năm
25

×