Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TM QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
************

TỐNG NHỰT DIỄN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT
VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH TM QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************

TỐNG NHỰT DIỄN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT
VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH TM QUỐC TẾ HẢI PHÒNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TH.S PHẠM THỊ NHIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TM QUỐC TẾ HẢI PHÒNG” do
TỐNG NHỰT DIỄN, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng hợp, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Th.s Phạm Thị Nhiên
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu, con xin gửi lời biết ơn tới ba mẹ, anh chị em cùng những người thân
trong gia đình. Con cảm ơn ba mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng
thành. Cảm ơn ba mẹ đã ở bên con động viên an ủi, giúp đỡ con trong suốt chặng
đường chinh phục tri thức.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm
nói chung và các thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng. Thầy cô đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức giúp tôi vững bước vào đời. Cảm ơn thầy cô đã chắp cánh cho ước mơ của
tôi được bay cao, bay xa. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên, người đã tận
tình giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài
này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty TNHH TM
Quốc tế Hải Phòng, xin cảm ơn chú Hồ Phước Thiện, chú Trần Khắc Thuật, anh Lê
Văn Quýt, chị Trương Thị Bích Vân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi được học hỏi,
trau dồi kiến thức thực tế để hoàn thành luận văn này, cảm ơn các anh chị trong các
phòng ban đã giúp đỡ tôi nhiệt tình, hỗ trợ tôi có cơ hội cọ xát thực tế, cung cấp cho
tôi những thông tin bổ ích trong suốt quá trình nghiên cứu!
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ cho tôi. Chúc các
bạn may mắn, hạnh phúc và thành công. Tôi hi vọng rằng mỗi người chúng ta sẽ gặt
hái được thành công trên con đường sự nghiệp.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7/2011

Tống Nhựt Diễn


NỘI DUNG TÓM TẮT
TỐNG NHỰT DIỄN. Tháng 06 năm 2011. “Phân tích thực trạng tổ chức đàm
phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty TNHH TM
Quốc tế Hải Phòng”.
TONG NHUT DIEN. June. 2011. “Analysis of the situation for holding
negotiations, signing and implementation of import contracts at the Branch of the
International Trade Co., Hai Phong”.
Qua tìm hiểu tài liệu tham khảo viết về đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng
nhập khẩu, tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng,
luận văn đề cập đến những vấn đề sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình nhập khẩu hàng của Chi nhánh
Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng trong hai năm 2009 - 2010.
- Phân tích thực trạng quy trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập
khẩu tại chi nhánh.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp
đồng nhập khẩu tại chi nhánh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii


Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


4

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

4

2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty

5

2.2.1. Chức năng

5

2.2.2. Nhiệm vụ

5

2.2.3. Quyền hạn

7

2.3. Hệ thống tổ chức của công ty

8

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

8


2.3.2. Chức năng của các phòng ban

9

2.4. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty
10

2.4.1. Đặc điểm về lao động

10

2.4.2. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu

11

2.4.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh

12

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Hoạt động nhập khẩu

14

3.1.2. Hợp đồng nhập khẩu là gì, tính chất, đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu

16

v


3.1.3. Nội dung của hợp đồng nhập khẩu

19

3.1.4 Đàm phán và kí kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu

24

3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình nhập khẩu

34

3.1.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu

36

3.1.7. Phân tích ma trận SWOT

37

3.2. Phương pháp nghiên cứu

38

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


38

3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

38

3.2.3. Phương pháp so sánh

38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Hatradimex Saigon

39
39

4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2009 - 2010

39

4.1.2 Cơ cấu thị trường

42

4.1.3. Cơ cấu mặt hàng

45

4.1.4 Phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu của chi nhánh


47

4.1.5. Phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu của chi
nhánh

48

4.2 Phân tích thực trạng quy trình đàm phán kí kết và thực hiện hợp đồng nhập
khẩu tại Hatradimex Saigon

49

4.2.1. Đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu

49

Sau khi hợp đồng được soạn thảo, hai bên tham gia mua bán sẽ tiến hành ký
kết hợp đồng.

57

4.2.2. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

57

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phán kí kết và thực hiện hợp
đồng với Hatradimex Saigon

65


4.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

65

4.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

66

4.4. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh công ty thương mại hải phòng 67
4.4.1. Thuận lợi

67

4.4.2. Khó khăn

68

vi


4.4.3. Mô hình ma trận swot

69

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

75

5.1. Kết luận


75

5.2. Kiến nghị

76

5.2.1. Đối với công ty

76

5.2.2. Đối với Nhà nước

76

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
APEC
ASEAN
WTO
EU
L/C
EXW
FCA
FAS

FOB
CFR
CIF
CPT
CIP
DAF
DES
DEQ
DDU
DDP
TNHH TM
TMQT
XNK
DN
HQ
TNDN
D/A
D/P
TT
TTR

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperation)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asia Nations)
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
Liên minh châu Âu (European Union)
Letter Of Credit
Exwork
Free Carrier

Fee Alongside Ship
Free On Board
Cost & Freight
Cost, Insurance and Freight
Crriage Paid To…
Crriage And Insurance Paid To
Delivered At Frontier
Delivered Ex Ship
Delivered Ex Quay
Delivered Duty Unpaid
Delivered Duty Paid
Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
Thương mại quốc tế
Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp
Hải quan
Thu nhập doanh nghiệp
Document Acceptance
Document against payment
Telegraphic transfer
TelegraphicTransfer Reimbursement / Remittance

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ Cấu Lao Động của Hatradimex Saigon

10


Bảng 2.2: Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu của Hatradimex Saigon Năm 2010

11

Bảng 2.3: Cơ Cấu Hàng Nhập Khẩu của Hatradimex Saigon Năm 2010

12

Bảng 2.4: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Chi Nhánh Năm 2009 -2010

13

Bảng 4.1: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Chi Nhánh Năm 2009-2010

39

Bảng 4.2: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu của Chi Nhánh Năm 2009-2010

40

Bảng 4.4: Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu của Chi Nhánh

42

Bảng 4.5: Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Hatradimex Saigon

44

Bảng 4.6: Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu của Hatradimex Saigon


45

Bảng 4.7: Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu của Hatradimex Saigon

46

Bảng 4.8: Phương Thức Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu của chi nhánh năm 2009- 2010
47
Bảng 4.9: Phương Thức Thanh Toán của Hatradimex Saigon 2009 - 2010

ix

48


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của Hatradimex Saigon

8

Hình 2.2: Cơ Cấu Lao Động của Hatradimex Saigon

11

Hình 4.1: Biểu Đồ Tình Hình Xuất Nhập Khẩu của Chi Nhánh Năm 2009 - 2010

41

Hình 4.2: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu của Hatrdimex Saigon


43

Hình 4.3: Biểu Đồ Cơ Cấu Mặt Hàng Nhập Khẩu của Hatradimex Saigon

45

Hình 4.4: Biểu Đồ Cơ Cấu Phương Thức Thanh Toán của Hatradimex Saigon

48

Hình 4.5: Quá Trình Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu tại Chi Nhánh

58

Hình 4.6: Quá Trình Thực Hiện Thủ Tục Hải Quan

61

Hình 4.7: Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Marketing

71

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hóa.

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia
vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế. Ngày nay không một dân tộc nào có
thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng
này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết.
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới, hoạt động nhập khẩu
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất
nước. Đó là một phương tiện hữu hiệu cho phát triển kinh tế, phục vụ cho nhu cầu xuất
khẩu, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt
đây là yếu tố không thể thiếu nhằm triển khai thực hiện chương trình Công nghiệp hoá
- Hiện đại hoá đất nước.
Việc Việt Nam ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước và chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng đã tạo điều kiện cho các đơn
vị trong nước mở rộng kinh doanh với nước ngoài. Các Công ty xuất nhập khẩu được
nhà nước quan tâm và tạo điều kiện khuyến khích phát triển hoạt động trao đổi buôn
bán của nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, phức tạp và mang tính
cạnh tranh hơn.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những
năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, góp
phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta và vị thế mới trên thị
trường quốc tế. Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều
nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương
1


hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức TMQT như
ASEAN, AFTA, APEC, WTO ... Điều này đã đặc biệt làm cho lĩnh vực xuất nhập
khẩu ngày càng trở nên sôi động.
Để hội nhập với nền kinh tế thị trường đất nước cần phải đổi mới trang thiết bị,
nâng cao trình độ quản lý tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới.

Chính vì vậy mà hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương là phần không thể
thiếu được, nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong bất kỳ một thương vụ nào. Để có
một hợp đồng mua bán ngoại thương hoàn hảo, tránh xảy ra tranh chấp khi thực hiện
hợp đồng và bên cạnh đó nhằm mang hiệu quả kinh tế cao nhất, các nhà kinh doanh
xuất nhập khẩu và các đối tác phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trong quá trình chuẩn
bị đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong đó chuẩn bị đàm phán và ký kết hợp
đồng là bước khởi đầu quyết định sự thành công hay thất bại của một thương vụ để đi
đến việc thực hiện hợp đồng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của các cơ quan, đơn vị xuất nhập khẩu và của cả nước nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên em quyết định chọn đề tài
“Phân tích thực trạng tổ chức đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại
Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng” làm đề tài báo cáo. Vì thời gian có
hạn cũng như khả năng hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đề tài này cũng không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô và các
anh chị phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế
Hải Phòng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tổ chức đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
tại Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động nhập khẩu.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích tình hình nhập khẩu hàng của Chi nhánh
Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng trong hai năm 2009 - 2010.
- Phân tích thực trạng quy trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập
khẩu tại chi nhánh.
2


- Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, kí kết và thực hiện hợp

đồng nhập khẩu tại chi nhánh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu đựơc thực hiện tại Chi nhánh Công ty
TNHH TM Quốc tế Hải Phòng (Hatradimex Saigon). Thông qua việc tìm hiểu tình
hình thực tế, những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được trong quá trình thực tập,
phần nào đó cho tôi cái nhìn tổng quát về hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt
động kinh doanh nhập khẩu nói riêng, tìm ra những điểm được và chưa được. Để từ đó
đưa ra những biện pháp nhằm một phần nào đó giúp hoạt động nhập khẩu hàng hóa
của chi nhánh được thành công hơn.
- Phạm vi thời gian: Đề tài dự kiến được thực hiện từ ngày 19/03/2011 đến
tháng 6/2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu: Lý do chọn đề tài.
Chương 2. Tổng quan: Giới thiệu sơ nét về quá trình hình thành và phát triển
của Hatradimex Saigon, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chi nhánh. Những đặc điểm
chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của chi nhánh như: Đặc điểm về lao
động, thị trường, vốn kinh doanh… sơ nét về tình hình kinh doanh nhập khẩu chi
nhánh.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: các lí thuyết về hợp đồng
nhập khẩu làm cơ sở lí luận chung cho bài luận. Các lý thuyết về đàm phán kí kết hợp
đồng ngoại thương. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình làm
đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà
tác giả đã thu thập trong quá trình điều tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu
ban đầu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: tóm lược lại nội dung đã thực hiện ở chương
4 đưa ra một số kiến nghị đối với doanh nghiệp, đối với nhà nước và các cơ quan hữu
quan…để góp phần nâng cao khả năng nhập khẩu hàng hóa.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Tên Doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng.
Tên giao dịch quốc tế: Hatradimex Branch In Hochiminh City.
Tên điện tín : Hatradimex Saigon.
Trụ sở: 24/4 Trần Khắc Chân, P. Tân Định, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8)35267655 – 35267658 – 0908.643.999
Fax: (84-8)-35267657.
Mã số thuế: 0200106677-001
Email:
Website: www.hatrasg.co.cc
Số tài khoản tại ngân hàng: 675679. Tại ngân hàng ACB - TP.HCM
Giám đốc chi nhánh: Trần Khắc Thuật
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng là một doanh nghiệp nhà nước được
thành lập theo quyết định số 1418/QĐ – TCCQ ngày 08/12/1992 của Chủ Tịch Ủy
Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng. Tên giao dịch đối ngoại: Haiphong Trading
Company, gọi tắt là Hatradimex. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 22 Lý Tự Trọng,
quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Công ty có một số đơn vị trực thuộc mở tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Quảng Ninh và Hà Nội. Trong đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty có một chi
nhánh có chức năng như một văn phòng đại diện, xúc tiến thương mại, thay mặt cho
Công ty giao dịch với khách hàng và các đơn vị kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh,
các tỉnh phía Nam và khách hàng trong và ngoài nước.
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 13/08/1993 theo
quyết định số 1398/QĐ – TCCQ. Trụ sở chi nhánh đóng tại 15/1 Lê Thánh Tôn, Quận

4


1, thành phố Hồ Chí Minh, sau đó dời về số 29 Lê Văn Linh, Quận 4. Đến đầu năm
1998, căn cứ vào nhu cầu và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM
Quốc tế Hải Phòng, ban lãnh đạo Công ty cho phép Chi nhánh Công ty TNHH TM
Quốc tế Hải Phòng tại thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Thời gian này trụ sở của chi nhánh đặt tại số
187 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Sau này, để thuận tiên cho
việc kinh doanh cửa hàng và giao dịch, tháng 01/1999, chi nhánh dời về số 174 Lê
Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm hoạt
động đến tháng 03/ 2011, trụ sở chi nhánh được dời về 24/4 Trần Khắc Chân, P. Tân
Định, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
2.2.1. Chức năng
- Chi nhánh được trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ, trên cơ sở
chức năng ngành nghề hiện có của công ty. Được phép ký kết các hợp đồng kinh tế,
hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, ký kết hợp đồng liên
doanh liên kết các đơn vị trong và ngoài nuớc theo phạm vi được giám đốc công ty uỷ
quyền .
- Chi nhánh được phép thay mặt Công ty giao dịch với các đơn vị kinh tế của
Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam để thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
- Kinh doanh nội địa: bán buôn, bán lẻ, hàng công nghệ, lương thực, thực phẩm,
lâm sản, vật liệu xây dựng, vật tư phục vụ cho sản xuất, vàng bạc đá quý.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu :
+ Xuất Khẩu: thực phẩm, cao su chế biến.
+ Nhập Khẩu: nguyên liệu, máy các loại, vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất
công nông nghiệp, hóa chất, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, phương tiện
vận tải và hàng tiêu dùng.
- Nhận nhập – xuất và thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu cho các

đơn vị kinh tế khác.
2.2.2. Nhiệm vụ
- Đối với nội bộ chi nhánh:
5


Chi nhánh tự lo đồng vốn và quản lý đồng vốn để kinh doanh theo quy định
hiện hành. Chi nhánh phải chịu trách nhiệm tự cân đối tiền lương theo quy định hiện
hành cho các nhân viên trong chi nhánh. Hàng tháng, quý, năm, chi nhánh phải gửi
báo cáo kết quả kinh doanh – quyết toán tài chính gửi về Công ty.
- Đối với Nhà nước:
Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng tại TP. Hồ Chí Minh luôn
thực hiện một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật về hàng hóa kinh doanh
xuất nhập khẩu, tuyệt đối không vì những lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật gây
thiệt hại đến đất nước và uy tín của công ty. Chi nhánh luôn đảm bảo hoạt động kinh
doanh trên những lĩnh vực ngành nghề đã đăng ký, tuyệt đối không nhận thực hiện
những dịch vụ ngoài lĩnh vực ngành nghề đã đăng ký. Ngoài ra, chi nhánh luôn luôn
hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước đầy đủ và đúng hạn góp phần tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Đối với khách hàng:
Với tiêu chí kinh doanh “Khách hàng là thượng đế” luôn luôn được đặt lên
hàng đầu, Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng tại TP. Hồ Chí Minh
luôn xem việc làm cho khách hàng hài lòng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của công ty. Đặc biệt chi nhánh cũng rất xem trọng việc gây dựng uy tín với
khách hàng, vì trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay thì uy tín là một trong
những yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng.
- Về hoạt động kinh doanh:
Tổ chức mở rộng thị trường và khách hàng, không ngừng nâng cao hiệu quả
kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều các nhu cầu mới của xã hội, đóng góp
tích cực vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí

Minh nói riêng.
Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, tăng
cường hợp tác kinh tế, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào
kinh doanh, góp phần tích cực vào việc tổ chức cải tạo sản xuất.
- Về mặt xã hội:
Thực hiện lao động theo phân phối sản phẩm đảm bảo công bằng trong hoạt
động kinh doanh, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ nhân viên.
6


- Bảo vệ an toàn môi trường, an ninh chính trị:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn chú trọng đến môi trường, xử lý tốt
các chất thải đảm bảo nguồn nước sạch. Tuyệt đối chấp hành đúng qui định về phòng
cháy chữa cháy, thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ.
Hoạt động sản xuất trong khuôn khổ luật pháp, hoạch toán và báo cáo trung
thực theo chế độ Nhà nước quy định. Đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động góp
phần giữ gìn an ninh cho địa phương.
2.2.3. Quyền hạn
Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế Hải Phòng tại TP. Hồ Chí Minh được
phép giao dịch, thực hiện hợp đồng kinh tế, kinh doanh dịch vụ các ngành nghề theo
giấy phép kinh doanh đã đăng ký và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
mình.
Giám đốc chi nhánh có quyền tuyển chọn nhân viên làm việc trong chi nhánh
và phải được giám đốc Công ty phê quyệt.
Giám đốc chi nhánh được quyền ký hợp đồng thuê các cửa hàng, địa điểm kinh
doanh và đại diện chi nhánh đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng trong và
ngoài nước.
Kết thúc một năm kinh doanh, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính của
mình, lợi nhuận còn lại do chi nhánh tạo ra thì chi nhánh được quyền sử dụng, việc
trích thưởng, bổ sung vốn kinh doanh hoặc trích lập các quỹ phải tuân thủ theo quy

định hiện hành của nhà nước.

7


2.3. Hệ thống tổ chức của công ty
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức của Hatradimex Saigon

Nguồn: Hatradimex Saigon

8


2.3.2. Chức năng của các phòng ban
a. Nhiệm vụ, chức năng của ban lãnh đạo Hatradimex Saigon
- Giám Đốc: Giám Đốc Hatradimex Saigon là người trực tiếp điều hành sự hoạt
động của chi nhánh theo ủy quyền của Giám Đốc Công Ty, tuân thủ theo quy định
hiện hành của nhà nước và quy định của Công ty, nghiêm cấm các hành vi sai phạm,
kinh doanh trái ngành hàng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Giám đốc chi
nhánh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Công ty về sự hoạt động
sai phạm của chi nhánh.
- Phó Giám Đốc và các trưởng phòng: là tập thể tham mưu trợ lý thân cận cho
Giám đốc chi nhánh, chịu sự phân công trực tiếp của Giám đốc chi nhánh, giúp Giám
đốc chi nhánh đề ra kế hoạch, lập phương án kinh doanh, triển khai và theo dõi việc
thực hiện kế hoạch. Điều hành sự hoạt động của chi nhánh khi Giám đốc chi nhánh
vắng mặt nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục nhịp nhàng trong toàn chi nhánh.
b. Phòng tổ chức hành chánh – lao động tiền lương
Chịu trách nhiệm về nhân sự, lao động trong chi nhánh, có chức năng quan trọng là
tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy

hoạt động của chi nhánh và lo một số công việc về chế độ chính sách như vấn đề
lương bổng, đề bạt, khen thưởng,…
c. Phòng kế toán – tài vụ
- Đây là bộ phận có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề tài chính hình thành
trong quá trình và luân chuyển ngoại thương, kinh doanh với các đơn vị kinh tế.
- Tổ chức và phân phối vốn sao cho hợp lý.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về bảo quản nguồn vốn, sử dụng vốn và các tài
sản khác của chi nhánh một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và tăng
lợi nhuận. Giúp Ban Giám Đốc phân tích tình hình tài chính.
- Thực hiện các khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước đúng thời hạn quy
định và giúp Ban Giám Đốc thực hiện tình hình tài chính theo đúng pháp luật.
d. Phòng kế hoạch – kinh doanh xuất nhập khẩu
Đây là bộ phận chủ yếu trong chi nhánh, chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu của chi nhánh, đảm trách các khâu như:
9


- Tiếp xúc, đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước để ký kết hợp đồng
liên doanh, liên kết và hợp đồng ngoại thương.
- Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại và thực hiện các thủ tục
chứng từ về nhập hàng và xuất hàng, thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương.
- Đảm trách việc thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu, nhận ủy thác xuất nhập
khẩu cho các đơn vị kinh tế khác.
- Nghiên cứu, đề ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu và các biện
pháp thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất.
2.4. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty
2.4.1. Đặc điểm về lao động
Bảng 2.1: Cơ Cấu Lao Động của Hatradimex Saigon
Chỉ tiêu


Tổng số

Nữ

Nam
45

29

16

Trên đại học và đại học

21

13

8

Cao đẳng và trung cấp

24

16

8

Trên 50 tuổi

5


3

2

Từ 30-40 tuổi

24

11

13

Dưới 30 tuổi

16

1. Trình độ

2. Độ tuổi

15

1

Nguồn: Hatradimex Saigon
Tổng số cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh Công ty TNHH TM Quốc tế
Hải Phòng là 45 người trong đó 47% có trình độ đại học còn lại là trung cấp và cao
đẳng. Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giàu
kinh nghiệm, tuổi đời trẻ mang tính kế thừa và đẩy mạnh sự phát triển cho công ty. Cụ

thể về cơ cấu theo biểu đồ sau:

10


Hình 2.2: Cơ Cấu Lao Động của Hatradimex Saigon

Nguồn: Hatradimex Saigon
Thời gian tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý công ty cũng đang
tiếp tục chiêu mộ những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao.
2.4.2. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu
Bảng 2.2: Cơ Cấu Thị Trường Nhập Khẩu của Hatradimex Saigon Năm 2010
Tên nước
Taiwan
Singapore
Malaysia
Indonesia
China
Thailand
Hong kong
USA
Canada
Korea
Italia
Japan
TỔNG CỘNG :

Trị giá
(USD)

521.649,71
1.802.386,30
964.403,10
696.148,50
1.190.287,80
1.015.923,90
7.395,50
63.389,77
51.947,20
43.977,81
24.075,78
57.861,13
6.506.002,50

11

Tỷ trọng %
8,02
27,70
14,82
10,70
18,29
15,62
1,14
0,97
0,80
0,68
0,37
0,89
100,00

Nguồn: Hatradimex Saigon


Bảng 2.3: Cơ Cấu Hàng Nhập Khẩu của Hatradimex Saigon Năm 2010
Mặt hàng

Trị giá (USD)

Tỷ trọng %

Máy móc thiết bị mới

3.679.552,52

56,56

Nguyên nhiên vật liệu

2.676.475,50

41,14

149.974,48

2,30

6.506.002,50

100,00


Hàng tiêu dùng
Tổng cộng:

Nguồn: Hatradimex Saigon
2.4.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh
Chi nhánh có mối quan hệ tốt và được sự tín nhiệm của ngân hàng nên việc huy
động vốn trong ngắn hạn có nhiều thuận lợi.
Chính sách cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhập khẩu thoáng hơn (dùng
chính lô hàng thuế chấp vay) nên công ty hoàn toàn chủ động được nguồn tài chính để
đảm bảo thanh toán đúng hạn các hợp đồng nhập khẩu.
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chi nhánh có sự hợp
tác với ba ngân hàng lớn: ACB, Vietcombank, VIB đây là những ngân hàng mà công
ty thường xuyên vay với lượng tiền lớn.

12


Bảng 2.4: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Chi Nhánh Năm 2009 -2010
Đơn vị tính: Triệu Đồng
Năm
Năm
2009
2010
112.789
178.761
112.789
178.761
84.592
139.434
28.197

39.327
11
20
90
215
63
162
3.100
4.400
2.400
4.600
22.618
30.132
159
220
50
70
109
150
22.727
30.282
5.681,80
7.570,50
17.045,25
22.711,50
Nguồn: Hatradimex Saigon

Chỉ tiêu
1. DT BH & CC DV
2. Các khoản giảm trừ DT

3. DTT về BH & CC DV
4. Giá vốn hàng bán
5. LN gộp về BH & CC DV
6. DT hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý DN
10. LNT từ hoạt động KD
11.Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng LN kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Hoạt động nhập khẩu
a. Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của TMQT, nhập khẩu tác động một
cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu
dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu
cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước

sẽ không có lợi bằng xuất khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát
triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao
động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật. Chính vì vậy mà nhập khẩu
có vai trò như sau:
- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Bổ xung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát
triển cân đối ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế
vào vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao
động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất
lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị
trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
Có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với
các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sống kinh tế,
14


×