Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.33 KB, 19 trang )

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
3.1. Tổng kết sức mạnh nội tại và cơ hội, thách thức của Công ty.
Để có thể đưa ra một giải pháp, một hướng đi đúng đắn cho Công ty, trước hết chúng ta
phải tổng kết được sức mạnh nội tại của Công ty, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và nhận thức
được thời cuộc (cơ hội, thách thức bên ngoài) có ảnh hưởng đến Công tác tổ chức thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của Công ty.
3.1.1. Sức mạnh nội tại .
3.1.1.1. Điểm mạnh (Strong).
• Kinh nghiệm và uy tín của Công ty: Do có kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động
XNK, nhất là nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư nên Công ty đã thiết lập được một mạng lưới
bán hàng rộng khắp, không chỉ trong nước mà cả với nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thị
trường quốc tế. Do đã có thị trường nhập khẩu rộng lớn nên Công ty không còn phải lo ngại về
việc hàng hoá bị khan hiếm và có thể lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu của mình
nhất.
• Nỗ lực của các thành viên: Phòng nhập khẩu đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm
đơn đặt hàng, khách hàng, tìm ra các biện pháp thích hợp để thực hiện kế hoạch nhập khẩu
máy móc thiết bị của Công ty giao cho và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
• Đội ngũ nhân viên giỏi: Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ
chuyên môn và nhiệt tình với công việc XNK. Đội ngũ nhân viên này đã biết cách tổ chức thực
hiện các hợp đồng XNK rất chuyên nghiệp, bài bản và có năng lực cũng như trách nhiệm rất
cao.
• Đầu ra ổn định: Công ty nhập khẩu chủ yếu để phục vụ sản xuất cho các công ty là
đơn vị thành viên trong Tổng công ty nên khi nhập khẩu về, hàng hoá hay nguyên liệu không
bị tồn đọng mà được sử dụng vào để chế biến và sản xuất ra sản phẩm. Đây là một điểm mạnh
cũng như một thành công rất lớn của Công ty.
3.1.1.2. Điểm yếu (weak).
• Chưa khai thác triệt để nguồn lực: Mặc dù kim ngạch XNK tăng nhưng Công ty vẫn
chưa khai thác được hết tiềm năng của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Theo đánh
giá hiện nay, sản xuất của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty, đặc biệt là các nhà máy sản xuất
sứ vệ sinh và gạch ốp lát mới chỉ đạt 83,33% tổng công suất thiết kế.


• Mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu: Tình hình mất cân đối giữa xuất khẩu và
nhập khẩu tương đối lớn, do đó chưa tiết kiệm tối đa nguồn ngoại tệ trong khi hầu hết các dây
truyền sản xuất, máy móc thiết bị nhập khẩu của Công ty đều được đầu tư bằng vốn vay ngân
hàng nên việc cân đối tài chính để trả nợ đầu tư còn rất nan giải.
• Khó khăn trong huy động vốn: Một vấn đề khác cũng rất cấp thiết đối với Công ty đó là
vốn kinh doanh. Nhiều những đơn hàng lớn, khi mở L/C bên ngân hàng yêu cầu đặt cọc một
lượng ngoại tệ lớn cũng là một trong những khó khăn cho Công ty.
• Kinh nghiệm còn hạn chế: Tuy được đánh giá là có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh
vực XNK nhưng so với các doanh nghiệp kinh doanh XNK trong khu vực và trên thế giới thì
Công ty còn tương đối non trẻ cả về thâm niên hoạt động cũng như kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh và kinh nghiệm marketing XNK. Đội ngũ nhân viên tuy giỏi, nhiệt tình trong công tác
XNK nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi chưa phát huy được hết khả năng và trình
độ chuyên môn.
3.1.2. Thời cơ và thách thức.
3.1.2.1. Thời cơ (opptunity).
• Sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước: Nền kinh tế nước ta đã có những thay
đổi ngày càng khả quan, Việt Nam nói chung và nghành sản xuất kinh doanh mặt hàng thuỷ
tinh và gốm xây dựng nói riêng đang đứng trước những cơ hội vô cùng thuận lợi. Phải kể đến
đó là sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và Bộ xây dựng, Bộ thương mại cũng như các ban
nghành liên quan tới hoạt động của Công ty. Mặt khác, Nhà nước cũng đã có những chính sách
mới ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp.
• Ưu đãi của các bên liên quan và bạn hàng: Là một doanh nghiệp uy tín trong quan hệ
làm ăn với bạn hàng nước ngoài, Công ty đã giành được không ít những ưu đãi trong việc thực
hiện hợp đồng chẳng hạn như việc gia hạn thời hạn thanh toán, tạo điều kiện cho Công ty có
thời gian để huy động vốn phục vụ cho quá trình tái đầu tư.
• Nhu cầu trong nước về mặt hàng của Công ty tăng: Do sự phát triển của đất nước,
nhu cầu xây dựng cơ bản, đầu tư,…ngày càng tăng nhanh, mạnh, chính vì thế mà nhu cầu về
các mặt hàng của Công ty cũng tăng. Đây thực sự là thời cơ mà Công ty cần nắm bắt.
• Xu hướng của thế giới: xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá của thế giới cũng là một thời

cơ mà Công ty cần tận dụng. Càng ngày các quốc gia càng tham gia vào TMQT một cách sâu
rộng, các chính sách luật pháp quốc tế về thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện, điều
đó giúp cho quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty đơn giản và thuận lợi
hơn.
3.1.2.2. Thách thức (threat).
• Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, ngày càng có nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham
gia vào thị trường cung cấp vật liệu xây dựng thuỷ tinh, gốm sứ. Chính vì vậy, Công ty có khá
nhiều đối thủ cạnh tranh, tất yếu dẫn đến việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn.
• Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc còn lạc hậu so với thế giới: Trong mấy năm gần đây,
nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã có những nỗ lực và đã đạt được những thành quả đáng
kể trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng
thông tin liên lạc của ta vẫn còn bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới. Điều này ít
nhiều gây khó khăn cản trở cho hoạt động nhập khẩu của Công ty.
• Các thủ tục chưa được hoàn thiện và sửa đổi: Trên thực tế còn nhiều những thủ tục,
hành lang pháp lý cũng như sự không đồng nhất giữa các quy định của hải quan, thuế vụ tạo ra
những khó khăn phức tạp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty.
• Tỷ giá biến động, giá cả không ổn định: Trong những tháng đầu năm 2007, tình hình
giá cả leo thang, lạm phát và tỷ giá đồng USD/VNĐ biến động bất lợi cho hoạt động nhập
khẩu, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Đây cũng là
một trong những thách thức mà Công ty cần lưu ý để có biện pháp đối phó.
Như vậy, qua đây chúng ta đã nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty
cũng như thời cơ và thách thức mà Công ty đang đối mặt. Trong công tác tổ chức thực hiện
hợp đồng nhập khẩu, Công ty có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, cần có
những giải pháp phù hợp sao cho hoạt động này được tiến hành đạt hiệu quả cao nhất, tối ưu
nhất.
3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới.
Trong thời đại kinh tế thị trường như ngày nay, hoạt động kinh doanh quốc tế gặp rất
nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt ở hầu hết các lĩnh vực. Muốn tồn tại và phát triển, các
doanh nghiệp cần phải có định hướng đúng đắn và kịp thời nắm bắt được các cơ hội kinh
doanh.

Để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải xây dựng mục tiêu hoạt động cho riêng
mình. Tuỳ từng thời điểm cụ thể mà mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp
với tình hình thực tế. Nhiệm vụ của người quản lý là phải có những sách lược mềm dẻo, đúng
đắn để có thể đưa doanh nghiệp của mình đạt được mục tiêu một các tối ưu nhất.
Hơn nữa, từ tháng 11 năm 2006 Việt nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới WTO, tham gia vào một sân chơi lớn của toàn thế giới, sự phát triển kinh tế nói chung
và ngành cũng như thị trường gốm sứ xây dựng nói riêng cũng có sự biến đổi to lớn. Theo cam
kết khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận dần dần xoá bỏ hàng rào thuế quan,
giảm thuế, bỏ chế độ bảo hộ mậu dịch, chính vì thế mà Công ty đang đứng trước những thách
thức cũng như cơ hội. Công ty cần biết nắm bắt thời thế, tận dụng tốt những ưu đãi và hạn chế,
khắc phục những khó khăn để đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty và đóng góp vào sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
3.2.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển chung.
Xuất phát từ kế hoạch theo đuổi của Công ty, cũng như kết hợp định hướng phát triển
của Đảng và Nhà nước, Công ty đã đề ra một số mục tiêu và phương hướng chung cho hoạt
động của Công ty trong thời gian tới như sau:
• Tăng cường đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã,
kiểu dáng sản phẩm để có thể chủ động tiêu thụ sản phẩm, thu hồi và quay vòng vốn, tăng
cường hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ.
• Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây
dựng ở trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn. Đối với các mặt hàng chính, Công ty
quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu sau:
− Sứ vệ sinh: 27% thị phần nội địa.
− Gạch Granite: 98% thị phần nội địa.
− Gạch ốp lát Ceramic: 14% thị phần nội địa.
− Kính xây dựng các loại: 70% thị phần nội địa.
− Vật liệu chịu lửa: 85% thị phần nội địa.
− Các sản phẩm gạch ngói thông dụng khác: 50% thị phần nội địa.
• Tăng cường công tác quản lý hành chính, tiết kiệm trong sản xuất, sử dụng vốn có
hiệu quả. Tiếp tục tăng cường công tác cổ phần hoá doanh nghiệp, áp dụng chế độ ký kết hợp

đồng để cụ thể hoá công việc cho từng người lao động và động viên người lao động làm tốt
công tác và nhiệm vụ được giao.
• Tiếp tục khai trương và mở rộng thêm kênh tiêu thụ sản phẩm gốm sứ xây dựng sang
thị trường nước ngoài, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu, thiết lập mối quan
hệ làm ăn lâu dài với các thị trường tiềm năng tiêu thụ lớn như Bắc mỹ, EU…
• Tăng cường công tác đánh giá thẩm định, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra với hiệu quả kinh tế cao, không dàn trải, gây căng thẳng cho
công tác trả nợ, dần chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở, cơ sở hạ
tầng và khu công nghiệp.
• Nâng cao hiệu quả kinh doanh, liên kết, liên doanh hợp tác kinh tế kỹ thuật công nghệ
với các đối tác, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tăng cường công tác quản lý môi
trường…
• Năm 2007, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera phấn đấu thực hiện một số chỉ
tiêu chính như sau:
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty năm 2007.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Kế hoạch năm 2007
I.Doanh thu
1. Doanh thu nhập khẩu hàng kinh doanh
2. Doanh thu xuất khẩu hàng kinh doanh
3. Doanh thu kinh doanh nội địa
4. Doanh thu xuất khẩu lao động
5. Doanh thu kinh doanh dịch vụ
II. Nộp ngân sách
III. Lợi nhuận trước thuế
IV. Thu nhập của người lao động (triệu đồng/người)
266338
54502
38549
3137

3073
250
1474
2,498
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Phòng tổ chức hành chính – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Viglacera )
3.2.2. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu.
Bên cạnh những biện pháp chung đó, những hướng chính để Công ty phát triển hoạt
động nhập khẩu trong thời gian tới là:
Thứ nhất, Công ty cơ cấu lại các mặt hàng nhập khẩu với tỷ trọng thích hợp hơn. Đồng
thời giảm bớt việc nhập ngoại các trang thiết bị, vật tư và nguyên vật liêu sản xuất mà trong
nước có thể đáp ứng được.
Thứ hai, Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ XNK, tăng cường chuyên môn và các
nghiệp vụ cũng như đầu tư hỗ trợ các công cụ cần thiết trong giao dịch, mở rộng và tìm kiếm
các đối tác mới.
Thứ ba, Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy trình nhập khẩu hàng hoá,
máy móc thiết bị công nghệ của Công ty.
Thứ tư, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về nhu cầu của các Công ty thành viên để có kế
hoạch chủ động nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất. Mặt khác cần phải tiếp
tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu về thị trường như về dung lượng thị trường, giá cả
hàng hoá, các nhân tố ảnh hưởng để tổ chức các hoạt động nhập khẩu như lựa chọn nhà cung
ứng, chọn thời điểm mua hàng và thực hiện việc đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả cao
nhất.
Trong năm 2007: Giá trị kim ngạch nhập khẩu dự tính phấn đấu đạt 30 triệu USD,
trong đó có khoảng 15-17 triệu USD nhập khẩu trực tiếp. Công ty dự kiến một số mặt hàng
nhập khẩu chính với số lượng như sau:
− Nhập khẩu Sôđa cung cấp cho các Công ty sản xuất kính như: VFG 31.000 tấn, VIFG
22.000 tấn, Đáp Cầu 3.000 tấn, các nhà máy kính khác ngoài Tổng công ty như Kính Cẩm Phả,
Trường Phong,…khoảng 5.000 - 8.000 tấn.
− Nhập khẩu kinh doanh một số hoá chất tạo màu dùng trong sản xuất kính như: Selen,

Cobalt oxit Niken, Oxit sắt, Sơn, Bạc nitrat,… để cung cấp cho các nhà máy kính trong và
ngoài Tổng công ty với doanh số khoảng 2.500.000 USD.
− Nhập khẩu kinh doanh một số mặt hàng thiết bị vệ sinh, hàng trang trí nội thất, hợp
tác với một số hãng nước ngoài để xin làm đại lý phân phối giới thiệu sản phẩm tại thị trường
Việt Nam.
− Nhập khẩu uỷ thác các dây chuyền thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho
các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty nhằm nâng cao doanh thu và hiệu quả kinh doanh.
3.3. Tình hình thị trường nhập khẩu của Công ty.
Thị trường nhập khẩu cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công
hay thất bại của hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu nói riêng. Vì vậy, trước khi đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện
quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Viglacera, chúng ta cũng nên đưa ra những nhận xét về tình hình thị trường nhập khẩu hiện tại
của Công ty. Những nhận xét mang tính định lượng bao giờ cũng chính xác và tốt hơn cả, tuy
nhiên ở đây do hạn chế về mặt thời gian, số liệu cũng như vượt quá khả năng tìm hiểu của
chuyên đề nên em chỉ xin đưa ra những nhận xét định tính mang tính khái quát về tình hình thị
trường nhập khẩu hiện tại của Công ty như sau:
Nhìn chung thị trường nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các nước có nền sản xuất thuỷ
tinh, gốm khá tiên tiến trên thế giới như: Italy, Tây Ban Nha (nhập khẩu dây truyền sản xuất,
gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch nát nền…), Đức, Nga, Nhật bản (nhập khẩu hoá chất, máy móc
thiết bị…), Trung Quốc, Đài Loan (nhập khẩu thạch cao, hoá chất…), Thái Lan, Inđônêsia
(nhập khẩu kính)… Để xác định được các thị trường này, Công ty đã phải tiến hành nghiên
cứu, đánh giá và tiến hành nhập khẩu có chọn lọc các mặt hàng thiết yếu với chất lượng cao
nhất và giá cả hợp lý nhất.
Tình hình ở các thị trường nhập khẩu lớn.
3.3.1. Thị trường Châu Âu.
Các nước Châu âu như: Italy, Tây Ban Nha, Nga, Đức… là cái nôi của các hãng sản
xuất gốm sứ nổi tiếng, sở hữu các công nghệ sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng tiên tiến nhất
trên thế giới. Thị trường này không chỉ là nơi cung cấp các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ
cho việc sản xuất gạch, kính, gốm sứ… mà nó còn là nơi cung cấp một sản lượng lớn các sản

phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng cao cấp với chất lượng và mẫu mã tuyệt vời, có nhãn mác nổi
tiếng và được đánh giá là thuộc “chiếu trên” trong làng thuỷ tinh và gốm xây dựng thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có quan hệ khá tốt đẹp với các nước này nên việc nhập khẩu hàng
hoá của Công ty từ các quốc gia này diễn ra khá suôn sẻ. Do vậy, đây là một thị trường nhập
khẩu ổn định của Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng có chất lượng tốt thì thường dẫn đến một
hệ quả là giá cả của các mặt hàng đó thường cao hơn so với giá cả các sản phẩm ở các thị
trường khác, thêm vào đó là do khoảng cách về mặt không gian địa lý làm cho chi phí vận
chuyển hàng hoá trong quá trình nhập khẩu rất lớn, từ đó đẩy giá thành của các mặt hàng nhập
khẩu lên cao, làm giảm bớt hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty. Đây chính là khó
khăn mà Công ty gặp phải khi nhập khẩu ở các thị trường này.
3.3.2. Thị trường Trung Quốc và nhật Bản.

×