Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến quá trình giâm hom cây phi lao giai đoạn vườn ươm tại trường đại học quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 38 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

i


Lời Cảm Ơn
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
giám hiệu nhà trường, khoa Nông – Lâm - Ngư và toàn thể
quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học tập và rèn
luyện tại trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Quỳnh Phương, người đã quan
tâm giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một
cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực nghiệm
cũng như hạn chế về kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Vì
vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy, cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Từ đáy lòng mình tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân


thành đến gia đình, bạn bè, thầy cô đã luôn giúp đỡ, động
viên và khích lệ tôi về cả vật chất lẫn tinh thần.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn
những sự giúp đỡ và động viên quý báu đó. Tôi xin kính
chúc quý thầy cô giáo sức khỏe và công tác tốt.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm
2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hà

ii


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ...................................................................................................... ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................2

3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng
của cây hom Phi lao. ........................................................................................................2
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo rễ của
cây hom Phi lao. ..............................................................................................................2
3.3. Quy trình giâm hom cây Phi lao. ..............................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................6
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY PHI LAO ............................................................................6
1.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................................................6
1.2. Đặc điểm sinh thái ....................................................................................................6
1.3. Giá trị của Phi Lao ....................................................................................................7
2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG THỰC VẬT .................8
2.1. Khái niệm chất kích thích sinh trưởng .....................................................................8
2.2. Lịch sử phát hiện ......................................................................................................8
2.3. Một số ứng dụng của các chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất ....................11
3. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU ......................12
3.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................................12
3.5. Tài nguyên động, thực vật ......................................................................................14
3.6. Tài nguyên biển và ven biển ...................................................................................14
3.7.Tài nguyên nước, khoáng sản ..................................................................................15
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................16
1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOM PHI LAO ........................................16
1.1. Ảnh hưởng của chất kích thích IBA đến sinh trưởng của cây hom Phi lao ...........16
1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến sinh trưởng của Phi lao.....17
iv



2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TẠO RỄ CỦA CÂY HOM PHI LAO .....................................................19
2.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ .....................19
2.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến khả năng ra rễ ...................20
3. QUY TRÌNH GIÂM HOM CÂY PHI LAO .............................................................20
3.1. Xây dựng vườn giống lấy hom ..............................................................................20
3.2. Xây dựng khu giâm hom ........................................................................................21
3.3. Kỹ thuật cắt cành và giâm hom ..............................................................................22
3.3.1. Kỹ thuật cắt cành .................................................................................................22
3.3.2. Kỹ thuật cắm hom................................................................................................24
3.4. Biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ...........................................................24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................26
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................26
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................26
PHỤ LỤC .....................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................29

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Chữ viết tắt

Chiều dài rễ
Chiều dài rễ lớn nhất
Số lượng rễ
3-Indolebutyric acid
α-Naphthaleneacetic acid


CDR
CDR max
SLR
IBA
NAA

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống của Phi lao ...16
Bảng 2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến sinh trưởng đường kính
gốc và chiều cao của Phi lao..........................................................................................17
Bảng 3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến tỷ lệ sống của Phi lao .17
Bảng 4. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến sinh trưởng đường kính
gốc và chiều cao của Phi lao..........................................................................................18
Bảng 5. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ ..............19
Bảng 6. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA đến khả năng ra rễ.............20

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình ................................................................13
Hình 2. Vườn giống cây mẹ Phi lao ..............................................................................21
Hình 3. Khu giâm hom Phi lao ......................................................................................21
Hình 4. Quá trình làm đất và đóng bầu...........................................................................22
Hình 5. Cắt hom.............................................................................................................23
Hình 6. Xử lý hom .........................................................................................................23

Hình 7. Cắm hom...........................................................................................................24
Hình 8 Chăm sóc, theo dõi cây hom..............................................................................25

viii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Phi lao là một loại cây bảo vệ và cải tạo môi trường, đặc biệt là vai trò chắn gió
và chống cát bay và còn là cung cấp gỗ, củi, tanin, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho
công nghiệp giấy đối với hoạt động của con người. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về
cây Phi lao còn hạn chế.
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất kích thích đối với khả năng sinh trưởng,
phát triển của cây Phi Lao ở điều kiện khí hậu Quảng Bình. Đề tài sử dụng hai loại
chất kích thích IBA và NAA với các nồng độ: 0ppm, 500ppm, 1000ppm, 1500ppm để
giâm hom cây Phi Lao. Nội dung nghiên cứu đề tài tâp trung vào đánh giá ảnh hưởng
của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây hom phi lao; ảnh
hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo rễ của cây hom phi lao; xây
dựng quy trình giâm hom cây phi lao. So sánh, đánh giá được khả năng sinh trưởng,
phát triển của cây Phi Lao ở các nồng độ chất kích thích khác nhau. Xác định được
nồng độ chất kích thích thích hợp cho sự sinh trưởng của cây. Trong hai loại chất kích
thích thì IBA ở nồng độ 1000ppm và NAA ở nồng độ 500ppm ảnh hưởng tích cực
đến sự sinh trưởng và phát triển của hom cây Phi lao.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến quá trình
giâm hom cây Phi Lao (Casuarina equisetifolia Forst) giai đoạn vườn ươm tại
trường Đại học Quảng Bình” góp phần cung cấp cơ sở khoa học để áp dụng vào thực
tiễn trồng Phi lao ở địa phương.

ix



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vùng duyên hải miền Trung nước ta chịu ảnh hưởng thường xuyên của hiện
tượng cát di động dẫn đến tình trạng sa mạc hoá là mối nguy hiểm đối với cảnh quan
môi trường sinh thái cũng như đời sống và phát triển của nhân dân địa phương. Một
trong những giải pháp cho vấn đế này chính là việc bảo vệ và phát triển rừng đai rừng
phòng hộ chống cát bay, vừa ngăn chặn được tình trạng sa mạc hoá, vừa bảo vệ con
người khỏi thiên tai đến. [1]
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km và chịu ảnh hưởng thường xuyên
của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Lũ lụt, bão, hạn hán... Bên cạnh đó nạn cát
bay, cát chảy, cát lấp ven biển là mối đe dọa đối với người dân sống ở vùng cát ven
biển, cát lấn chiểm hàng trăm hecta hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, đường xá gây cản
trở sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Cây Phi Lao (Casuarina equisetifolia Forst) là một trong những cây gỗ trồng
rừng và trồng làm cây bóng mát quan trọng. Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1896
bởi người Pháp với nguồn gốc từ Australia. [2] Chính vì có khí hậu khá tương đồng
nên cây Phi Lao đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện tự nhiên ở nước ta, đặc biệt
là vùng cát ven biển miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Bình và được trồng nhiều với
diện tích ngày càng tăng, tạo ra cảnh quan môi trường trong xanh. [5]
Nhận thức được tác dụng của cây Phi Lao là một cây bảo vệ và cải tạo môi
trường, đặc biệt là vai trò chắn gió và chống cát bay và còn là cung cấp gỗ, củi, tanin,
thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho công nghiệp giấy nên tỉnh Quảng Bình đã chú trọng
đến việc phát triển diện tích trồng cây Phi Lao để giải quyết thực trạng trên. Tuy vậy
để có thể thực hiện biện pháp đó lại đặt ra vấn đề chất lượng của giống cây để trồng
sao cho được phát triển tốt, phủ xanh diện tích rừng Phi Lao là một câu hỏi lớn.
Ngày nay, nhờ áp dụng công nghệ nhân giống vô tính mà việc chọn nhân giống
cây trồng được tiến hành nhanh hơn và có thể khắc phục được một số khó khăn mà các
phương pháp nhân giống hữu tính khó vượt qua. Việc nhân giống cây trồng có phẩm
chất di truyền tốt bằng phương pháp giâm hom đang được ứng dụng ngày càng nhiều
cho cây lâm nghiệp. Đặc điểm của cây rừng là đời sống dài ngày, lâu ra hoa, kết quả,

lâu thu hoạch sản phẩm, thời gian chọn lọc và khảo nghiệm kéo dài trong nhiều năm.
Trong lâm nghiệp, việc áp dụng công nghệ sinh học phối hợp với các phương pháp
chọn giống truyền thống để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chọn tạo các giống cây
rừng có năng suất cao, có tính chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi bằng giâm
hom đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước, trong đó có giống cây Phi
Lao đang được nghiên cứu để ứng dụng.[7]

1


Nhận thức được nghĩa to lớn của công nghệ này đối với sản xuất giống cây lâm
nghiệp có phẩm chất tốt mà cụ thể là cây Phi Lao nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến quá trình giâm hom cây Phi Lao
(Casuarina equisetifolia Forst) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Quảng Bình”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thực vật IBA, NAA với
các nồng độ khác nhau đến quá trình giâm hom Phi lao tại vườn ươm Trường Đại học
Quảng Bình. Từ đó lựa chọn nồng độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây Phi lao.
- Xây dựng được quy trình Giâm hom cây Phi lao.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh
trưởng của cây hom Phi lao.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo rễ
của cây hom Phi lao.
3.3. Quy trình giâm hom cây Phi lao.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống cây Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst) thuộc họ Phi Lao
- Vật liệu: Chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA với các nồng độ khác nhau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Vườn thực nghiệm Trường Đại học Quảng Bình.
Thời gian: tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tham khảo các tài liệu và nghiên cứu về:
+ Tìm hiểu tài kiệu về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
+ Đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, công dụng, vai trò của cây Phi lao.
+ Kỹ thuật giâm hom cành đối với cây Phi lao.
+ Các công thức ruột bầu phù hợp với cây Phi lao.
+ Các chất kích thích sinh trưởng thường được áp dụng trong giâm hom và
nồng độ của các chất kích thích.
- Thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: sách, báo, tạp chí trong và ngoài
nước, internet… có liên quan đến đối tượng và nội dung nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí tại Vườn Thực nghiệm Trường Đaị học Quảng Bình.
- Đất đóng bầu: sử dụng hỗn hợp đất gồm 60% đất cát pha, 30% đất thịt và 10%
phân chuồng. Sử dụng màng che nắng 50%. Giống Phi lao 601 Trung Quốc.
- Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là IBA, NAA theo các nồng độ:
500ppm, 1000ppm, 1500ppm và thí nghiệm đối chứng 0ppm.
2


- Cách bố trí thí nghiệm và ký hiệu các công thức thể hiện như bảng sau:
IBA
IBA
IBA
IBA
0ppm (Đối chứng)
500ppm
1000ppm

1500ppm
A1
A2
A3
A4
NAA
NAA
NAA
NAA
0ppm (Đối chứng)
500ppm
1000ppm
1500ppm
B1
B2
B3
B4
- Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần
lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức có số lượng 30 bầu.
- Số lượng hom cần cho thí nghiệm: 2 x 4 x 3 x 30 = 720 hom
- Chỉ tiêu theo dõi định kỳ của hom: tỷ lệ sống, chiều cao, số lượng rễ, chiều dài rễ,
đường kính gốc cây hom.
- Thời gian theo dõi: 15 ngày/lần
- Cách theo dõi các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ sống: Đối với cành giâm được xem là sống khi vẫn còn xanh, nảy chồi,
hình thành rễ.
+ Chiều cao: Đo chiều cao bằng thước chia cm, đo tất cả các cành giâm.
+ Đường kính gốc: Sử dụng thước kẹp kính điện tử, đơn vị tính là mm.
+ Số lượng rễ, chiều dài rễ: Đếm số lượng rễ của cành giâm vào thời điểm 45
ngày. Chọn mỗi công thức cho mỗi lần lặp ngẫu nhiên 3 cây, đo đếm số lượng rễ, chiều

dài rễ. Sử dụng thước chia cm.
- Phương pháp pha chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ khác nhau
+ Dụng cụ: Cân tiểu li, ống đong, lọ thuỷ tinh, tô.
+ Hoá chất: IBA, NAA nguyên chất.
+ Phụ gia: alcohol, nước lọc.
+ Phương pháp pha chế.
Công thức pha chế:
A = NV/1.000.000
W = V - al
Trong đó: A: Lượng hormon ra rễ cần pha chế (g).
N: Nồng độ cần sử dụng (ppm).
V: Thể tích cần pha chế (ml).
W: Thể tích nước lọc (ml)
al: Thể tích dung môi cần thiết để hòa tan hormon.
Biện pháp tiến hành:
Bước 1: Cho IBA (NAA) vào bình thí nghiệm có vạch dung tích 1000ml.
Bước 2: Rót alcohol vào bình có chứa hormon rồi khuấy đều để hoà tan hormon.
Bước 3: Đổ thêm nước lọc vào bình cho đủ 1000 ml.

3


5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý thống kê trên phần mềm Excel theo các chỉ tiêu.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố, để đánh giá sự sai
khác giữa các giá trị bình quân của các công thức thí nghiệm. So sánh các giá trị
bình quân của các công thức theo tiêu chuẩn Duncal (d05 ).
Các cấp của
Kết quả quan sát
nhân tố A

1
X11
X12
X13
X1n1
2
X21
X22
X23
X2n2
3
X31
X32
X33
X3n3
A
Xa1
Xa2
Xa3
Xana
Giả thiết rằng các đại lượng quan sát X ij là tuân theo luật chuẩn và các
phương sai bằng nhau. Để phân tích phương sai của thí nghiệm ta tính các biến
động sau:
- Biến động toàn bộ:
a

VT =

ni


 (X
i 1 j 1

Trong đó:

a

X=

ni

 X
i 1 j 1

ij

ij

 X) 2

(1)

là số trung bình của n trị số quan sát

- Biến động do nhân tố A gây nên
a

VA =

n. x

i

i 1

x

i

2

i

C

(2)

là trung bình cùa mỗi cấp nhân tố A

- Biến động của thí nghiệm: Do tính cộng được của biến động ta có thể tìm
được biến động của thí nghiệm như sau:
VN = VT - VA
(3)
Từ biến động trên ta có thể tính được phương sai
phương sai ngẫu nhiên

S

2
N


và tính FA =

S
S

S

a
2

2
a

do nhân tố A tạo nên,
(4)

N

Lập bảng phân tích phương sai như sau:
Nguồn nhân biến động
Tổng li sai bình
Bậc tự do
phương
Biến động do nhân tố A
VA
a-1

Phương sai

S


2

2

Biến động ngẫu nhiên

VN

n-a

S

Biến động chung

VT

n-1



4

Ftính

F05

a

N


2
x

2

2

a

n

S /S

F05


So sánh Ft với Flí thuyết (F05)
Nếu Ft < F05 : Không có sự sai khác giữa các giá trị trung bình của công thức
thí nghiệm với độ tin cậy  95%.
Nếu Ft >F05: Có sự sai khác giữa các giá trị trung bình của công thức thí
nghiệm với độ tin cậy  95%.
Trường hợp Ft >F05 nghĩa là sự tác động của nhân tố A không giống nhau đến
kết quả thí nghiệm, chắc chắn sẽ có những nghiệm thức có tác động trội hơn so với các
công thức còn lại. Để tìm ra nghiệm thức có ảnh hưởng trội hơn ta dựa vào việc so
sánh 2 số trùng bình thứ nhất (
) và thứ hai (
) theo tiêu chuẩn t của Student

t=

Trong đó: S” =

(5)

: Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên

n1, n2: dung lượng mẫu ứng với nghiệm thức có số trung bình lớn
nhất và thứ hai.
Nếu /t/ < t05: Không có sự sai khác giữa các giá trị trung bình thứ nhất và thứ
hai, có thể chọn nghiệm thức tối ưu ứng với công thức thứ nhất hoặc thứ 2 với độ tin
cậy  95%.
Nếu /t/ > t05: Có sự sai khác giữa các giá trị trung bình thứ nhất và thứ hai, chọn
nghiệm thức tối ưu ứng với công thức có giá trị trung bình lớn nhất với độ tin cậy 
95%.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY PHI LAO
1.1. Đặc điểm hình thái
Phi lao (Casuarina equisetif olia Forst) thuộc họ Phi lao (Casuarinaceae),
nguyên sản ở châu Úc, nhập nội vào nước ta từ năm 1896. Ở miền Nam còn gọi là
dương liễu, ở Nghệ An gọi là xi lau, có nơi còn gọi nhầm là thông reo hay sa mộc, tên
Trung Quốc gọi là mộc sa hoàng. [6][14]
Cây Phi lao là cây gỗ thường xanh, trung bình hay lớn, cao 15 – 25m, đường
kính 20 – 40 cm hay hơn. Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng. Có hai loại
cành: cành to và cành nhỏ. Cành to như các loài cây thân gỗ khác, trên cành to có rất
nhiều cành nhỏ. Cành nhỏ, có đốt, màu xanh lá cây và làm nhiệm vụ quang hợp thay

cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành nhỏ, dài 1 – 2 mm.
Thân thẳng tròn, bộ rể rất phát triển, rể cọc khỏe và dài mọc sâu đến 1,5m hoặc nhiều
khi sâu hơn nữa. Rễ bàng mọc cách mặt đất khoảng 20cm, rất nhiều nhánh và có bộ
con, rể tơ rất phong phú. Hoa đơn tính, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình đuôi
sóc, gồm rất nhiều hoa đực mọc vòng, không có bao hoa; chỉ gồm 1 nhị, lúc đầu có chỉ
ngắn, sau kéo dài, bao phấn 2 ô. Cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành bên; hoa cái
cũng không có bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc. Bầu 1 ô, 2 noãn, nhưng chỉ có một
noãn phát triển. Quả tập hợp trong một cụm quả (quả phức) hình bầu dục, hóa gỗ với các
lá bắc tồn tại. Hạt 1, không có nội nhủ.[6][14]
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài thuộc chi Phi lao (Casuarina Adans) đã được
nhập nội từ châu Úc, đó là:
Phi lao (Casuarina equiseti folia Forst). Cây gỗ lớn, là một trong những cây gỗ
trồng rừng và trồng làm cây bóng mát quan trọng của Việt Nam.
Phi lao cunningham (C. cunninghamiana Miq.). Cây gỗ nhỏ trồng làm cảnh.
Phi lao junghun (C. junghunian Miq.). Cây gỗ nhỏ, trồng làm cảnh
Phi lao hoa trần (C. nudiflora Forst.). Cây gỗ nhỏ, trồng làm cảnh.[6]
Trong 4 loài trên chỉ có loài phi lao là cây gỗ lớn, được nhập vào Việt Nam từ rất
lâu đời để trồng trên các bãi cát ven biển, còn 3 loài phi kia là cây gỗ nhỏ, mới được
nhập nội, để trồng trong làm cảnh các thành phố lớn, thời gian gần đây.[2]
1.2. Đặc điểm sinh thái
Cây Phi lao được người Pháp đem vào trồng ở nước ta lần đầu vào năm 1896.
Lần đầu tiên cây Phi lao được đem trồng ở bãi cát ven biển Nghệ An, thấy mọc tốt cho
nên từ năm 1915 Phi lao được dần dần trồng phổ biến khắp những vùng cát ven biển,
nhiều nhất là từ Thái Bình đến Nha Trang, đặc biệt là các tỉnh miền Trung Trung bộ để
làm rừng chắn cát, chắn gió, lấy củi, lấy gỗ làm trụ mỏ. Nam bộ cũng có trồng một ít ở
đồi cát ven biển Thuận Biên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào khoảng năm 1940. [6]
6


Theo giáo sư Lâm Công Định, ở Việt Nam Phi lao có 2 chủng: Phi lao trắng và

Phi lao tía. Phi lao trắng có tỉ lệ quả/hạt là 1/35. Gỗ màu trắng, dác lõi phân biệt rõ, thớ
thẳng, gỗ mềm nhẹ, không bền. Phi lao tía có tỉ lệ quả hạt 1/16, gỗ màu hồng, dác lõi
phân biệt, gỗ nặng và bền hơn Phi lao trắng. Gần đây trong quá trình chọn giống Phi
lao, nhiều giống Phi lao trồng có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt đã được chọn lọc
để trồng làm rừng nguyên liệu cho các nhà máy gỗ dăm. Ven biển Thanh Hóa, Hà
Tĩnh đã bắt đầu trồng các giống Phi lao cao sản này.[5]
Cây Phi lao thường được đem trồng ở những vùng đất không tốt, phạm vi thích
ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ khu vực xích đạo mưa nhiều, lượng mưa trung
bình năm trên 2000 mm và không có mùa khô, đến khu vực khí hậu gió mùa có lượng
mưa thấp 700 – 800 mm và mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng. Nhưng ở khu vực này, Phi
lao thường sống trên các bãi cát ven biển. Thích hợp với các loại đất cát pha nhẹ, tốt,
sâu, thoát nước, độ PH từ 6 – 7.[5][6]
Cây sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu đến 2m,
rễ ngang lan rộng và có vi khuẩn cố định đạm Frankia; có thể chịu được gió bão cấp
10, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ. Thân cây chịu được cát va đập, nếu cây bị cát vùi
lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất vì vậy ở Việt Nam, tới nay phi lao
vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. Sau khi
trồng 1 năm, cây có thể đạt chiều cao 2-3m, đường kính 3cm; cây 4 tuổi cao 11-12m,
đường kính 12-15cm; cây 10 tuổi cao 18-20m, đường kính trên 20cm. Thông thường
trên 25 tuổi, cây ngừng sinh trưởng chiều cao, đến 30-50 tuổi cây trở nên già cỗi.[2][6]
Phi lao sinh trưởng quanh năm, nhưng vào mùa mưa, cây sinh trưởng nhanh hơn.
Ở giai đoạn tuổi nhỏ cây chịu khô và chịu rét kém; vượt qua giai đoạn này cây sinh
trưởng tốt hơn.[14][16]
Cây tái sinh chồi rất tốt. Trên thân cây có nhiều rễ bất định, do đó thân cây bị vùi
lấp tới đâu, cây vẫn ra rễ được ở nơi đó và sinh trưởng bình thường.[16]
Cây sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng; cũng có
thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ
pH 5,5. Nhưng trên đất quá khô xấu, đất đồi tầng mỏng, lẫn nhiều đá, đất có thành
phần cơ giới nặng, bí chặt, độ pH 4-4,5, cây sinh trưởng rất kém; lá vàng đỏ, thường
biến dạng thành cây bụi, thấp, thân nhỏ, cành loà xoà trên mặt đất hoặc bị chết

dần.[2][14][16]
1.3. Giá trị của Phi Lao
Vỏ phi lao chứa tanin, thường đạt khoảng 11-18% trọng lượng vỏ. Tanin thường
được dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá. Trong 100g cành phi lao ở Puerto Rico
chứa: 1,56g N,0,16g P, 0,48g K,1,23g Ca,0,23g Mg và 3,28g Na.[2][15][16]
Gỗ cứng, nặng, màu nâu nhạt và mềm với các vòng năm rõ. Tỉ trọng 0,978. Dễ bị
mối mọt. Thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột điện, và làm củi.
Đây là loại củi tốt nhất trong các loài cây, ngay cả khi tươi củi cũng cháy tốt. Nhiệt
lượng của gỗ là 24.000kJ/kg và nhiệt lượng của than từ gỗ phi lao là trên 33.500kJ/kg.
7


Cành, lá phi lao rụng dưới rừng là nguồn củi đun chủ yếu cho nhân dân ở nhiều vùng
ven biển. Nhược điểm của gỗ phi lao là có nhiều mắt, sức chịu uốn kém (dòn), dễ bị
mối mọt, mục nát.[15][16]
Lá cây nhiều cellulose nên dùng làm bột giấy thô và là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò.
Đây cũng là loại cây công trình trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Gần đây một số dự án trồng phi lao
ven biển để làm nguyên liệu giấy và ván dăm đã được tiến hành thử nghiệm ở một số
tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.[2][6][15]
Phi lao cũng được dùng làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa chảy và
lị.[11][15][16]
Do các cành và thân phi lao chịu cắt uốn nên còn dùng làm cây cảnh, cây bómg
mát và cây bon sai. [15][16]
Bộ phận dùng: Cành, lá, rễ, vỏ, vỏ quả - Ramulus, Folium, Radix, Cortex et
Fructus Casuarinae Equisetifoliae. [15]
2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG THỰC VẬT
2.1. Khái niệm chất kích thích sinh trưởng
Các chất kích thích sinh trưởng và phát triển của thực vật là những chất hữu cơ
có bản chất hóa học khác nhau, được tổng hợp với lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ

phận nhất định của cây và từ đó vận chuyển đến tất cả các cơ quan, các bộ phận khác
của cây. Chúng có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển của cây từ lúc tế
bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ
quan sinh sản, cơ quan dự trữ và kết thúc chu trình sống của mình.[4][13]
Các chất kích thích sinh trưởng trong cây bao gồm các nhóm: Auxin, Giberelin,
Xytokinin,…[4][13] Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật được phát
hiện sớm nhất và cũng là nhóm được nghiên cứu, ứng dụng nhiều nhất.[13]
2.2. Lịch sử phát hiện
Trong quá trình sinh trưởng, thực vật không những cần các chất Protein, Gluxit,
Lipit, Axit Nucleic để cấu tạo nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động
sống mà còn cần rất nhiều các hoạt tính sinh học sinh lí cao, là những thành phần chiếm
rất ít trong cơ thể của cây, nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều khiển
sự thúc đẩy sinh trưởng của cây như: Vitamin, enzim, và chất điều hòa sinh trưởng, chất
kích thích sinh trưởng, hoomon thực vật trong đó chất kích thích sinh trưởng là nhóm
chất có nhiều ý nghĩa nhất trong sinh trưởng thực vật.[4][8]
Chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu trên đỉnh sinh trưởng của
cây. Ngoài ra, nó còn được tổng hợp trên các bộ phận đang phát triển mạnh như lá, hoa
quả, rễ non, phôi... và chi phối sự hình thành các cơ quan sinh trưởng.[8][12]
Năm 1980 Đacwin đã phát hiện hiện tượng hướng quang rất mạnh của ngọn
mầm cây hòa thảo nảy mầm khi chiếu sáng từ một hướng tất là sự sinh trưởng uốn
cong về nguồn chiếu sáng tới đầu ngọn cây nói chung và cây hòa thảo nói riêng. Ông
cho rằng: đỉnh ngọn mầm cây là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng. [12]
8


Năm 1979, Paol đã cắt đỉnh 3 mầm cây và đặt lại chỗ củ. Nếu đặt nguyên như
cũ thì cây sinh trưởng binh thường, nhưng nếu đặt một bên hoặc để trong tối thì xảy ra
hiện tượng uốn cong hướng động của ngọn cây hòa thảo như trường hợp chiếu sáng
một hướng. Ông kết luận rằng: đỉnh ngọn cây đã hình thành một chất sinh trưởng nào
đó vận chuyển xuống dưới cây và gây nên sự sinh trưởng của phần chồi dưới.[17]

Năm 1934, giáo sư người Hà Lan Kogl đã xác minh chất đó là acid β indol
acetic, tiếp đó nhà khoa học đã chứng minh nó là auxin, một hocsmon thực vật
(phytohocmon) quan trọng trong toàn bộ thế giới thực vật. Bởi vì chúng có vai trò cơ
bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và phân hóa tế bào cần thiết cho sự phát triển
bình thường của thực vật. Sự phát hiện ra các chất điều hòa sinh trưởng là rất quan
trọng trong lịch sử. Từ đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý học
thực vật và phát hiện nhiều chất điều hòa sinh trưởng khác. Xác định được bản chất
hóa học, đặc điểm tác dụng của nó trong cơ thể thực vật.[17]
Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành hóa học và sinh học.
Nhiều nhà khoa học đã tìm ra nhiều chất hữu cơ nhân tạo có đặc tính giống chất điều
hòa sinh trưởng tổng hợp chính trong cơ thể thực vật. Bằng con đường tổng hợp hóa học
hàng loạt các chất hữu cơ, chất Auxin lần lượt ra đời. Các chất này được ứng dụng nhiều
trong thực tế sản xuất nhằm nâng cao phẩm chất cây trồng.[8][17]
Qua kết quả trình bày của Lang (1961) thì Auxin có thể thúc đẩy và ức chế sự
khởi phát hoa nhưng ức chế phổ biến hơn thúc đẩy. Sự thúc đẩy thường thấy trong
điều kiện cảm ứng quang kỳ mà liên quan đến ngưỡng của sự ra hoa. Tác động của
auxin tùy thuộc rất lớn vào những yếu tố mà có thể có lợi hoặc bất lợi trong cùng một
loài.[17]
Thí dụ: Cây đậu nành Biloxi và cây Hyoscyamus: thì tác động của auxin tùy
thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ thấp thì sẽ thúc đẩy sự ra hoa nhưng ở nồng độ cao lại
ức chế. Sự ức chế ra hoa ở nồng độ cao có lẻ không lạ bởi nó liên quan đến nhiều
Auxin ngăn cản kích thích sự sinh trưởng.[17]
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Auxin không đối kháng với sự khởi
phát hoa như sự hiện diện của nó ở một nồng độ nhất định được yêu cầu một cách
tuyệt đối nếu hoa được hình thành.[17]
Thí dụ: Trên cây cà chua, Zeeww tìm thấy rằng sự hiện diện của lá non có thể
ảnh hưởng rất lớn đến sự đáp ứng với NAA. Auxin chỉ thúc đẩy sự ra hoa khi không
có sự hiện diện của Auxin và ngược lại không có hiệu quả khi có sự hiện diện của nó.
Sự hoạt động của Auxin cũng tùy thuộc vào điều kiện phổ biến của nhiệt độ.[17]
Thí dụ: Trên cây Xanthium và cây Hyoscyamus, nồng độ tối hảo của auxin thay

đổi với lượng bức xạ và thời gian của quang kỳ. Nồng độ cũng vậy, dường như ảnh
hưởng đến hiệu quả cuối cùng của auxin trong một số thí nghiệm trên cây
chrysanthenum.[17]
Thời gian xử lý có liên quan đến sự bắt đầu của cảm ứng hoặc những thông số
thời gian khác ảnh hưởng lên tác động của Auxin. Trên cây SDP xanthium, Salisbury
9


tìm thấy rằng NAA ngăn cản rất mạnh khi cảm ứng trong điều kiện đêm dài và hoạt
động của nó sau đó. Auxin áp dụng trên lá có thể được chuyển đến chồi ngọn. Tuy nhiên
hoạt động của nó chỉ trước khi sự chuyển hiệu quả kích thích này, không loại trừ auxin
can thiệp vào sự gợi sớm hơn của chồi ngọn. Vị trí tác động của auxin nói chung hiệu
quả trên đỉnh chồi nhưng không loại trừ một loại khác hiệu quả trên lá hoặc phần khác
của cây.[17]
Auxin nói chung, IBA và NAA nói riêng có vai trò rất nhiều mặt đối với cây
trồng. Vai trò quan trọng nhất của Auxin là kích thích quá trình tăng trưởng của tế bào,
kích thích pha giảm chủ yếu theo chiều ngang.[8][12][17]
Auxin tác động đến quá trình sinh trưởng của tế bào nhằm làm tăng quá trình
đàn hồi, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất và năng lượng, từ đó thúc đẩy
phân chia tế bào nhanh hơn. Auxin còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây
như nảy mầm, sinh trưởng của rễ, thân, lá.[8][17]
Trong những năm gần đây, người ta cho rằng ngoài tác động trực tiếp gây giản
nở tế bào còn có tác động đến cơ chế tổng hợp protein. Theo quan điểm này thì Auxin
được coi là nhân tố tác động lên bộ máy di truyền của tế bào. Nó có tác dụng mở gen
đã bị kìm hảm từ trước, xúc tiến tổng hợp ARN thông tin (mARN) và từ đó tổng hợp
các protein - enzim chuyên tính gây nên sự giản nở của tế bào.
Cơ chế khái quát bằng mô hình sau:
ARN
mARN
Protein - enzim


Auxin

Vỏ tế bào
Trong quá trình sinh trưởng của rễ. Auxin gây nên hiện tượng ức chế phân
nhánh phụ ở rễ như ở thân. Đặc biệt Auxin là yếu tốt quyết định cử động sinh trưởng
hướng đất của rễ, tạo điều kiện cho rễ đi sâu vào đất để tìm kiếm thức ăn và nước cho
trái cây.[8][12]
Tác động của Auxin phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ quá thấp chưa tới ngưỡng
kích thích thì chưa gây tác dụng. Nồng độ cao quá lại tác dụng ức chế sinh trưởng. Chỉ
với nồng độ thích hợp thì mới có tác dụng kích thích.[17]
Auxin được tổng hợp tại đỉnh sinh trưởng và vận chuyển xuống thân cây với tốc
độ từ 0,5 - 1,5cm/giờ, càng xa đỉnh ngọn lượng Auxin càng giảm.[8][17]
Ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được nhiều loại Auxin nhân tạo khác
nhau. Nhưng do điều kiện hạn chế nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu chất
điều hòa sinh trưởng tổng hợp IBA và NAA.
10


IBA (Indol Butyric Axit) là một dẫn xuất của indol thuộc nhóm Auxin được
nhà bác học người Đức Kogl đã chiết dưới dạng tinh thể từ nước tiểu động vật. IBA có
kết tinh màu trắng tan trong dung môi hữu cơ, cồn, Benzen.
IBA và NAA có độ bền hóa học.
Công thức phân tử: C12H8O2N
Trọng lượng phân tử: 203,2
Hàm lượng Auxin cũng như IBA, NAA có trong acid, ngay trong các mô đang
sinh trưởng tích cực hàm lượng Auxin cũng không đáng kể. Vì vậy muốn kích thích
quá trình ra rễ của hôm giâm nhân giống thì phải sử dụng kích thích sinh trưởng tác
động vào.[17]
2.3. Một số ứng dụng của các chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất

2.3.1. Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối và tăng năng suất
cây trồng
Trong sản xuất nông lâm nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản lượng cơ
quan thu hoạch. Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thấp sẽ có tác
dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ , nên làm tăng thu hoạch.
Trong lĩnh vực ứng dụng này có thể sử dụng các chất như gibberellin (GA), axit -∝
naphtin axêtic (∝-NAA). Ðặc biệt sử dụng GA đem lại hiệu quả cao đối với những cây
lấy sợi, lấy thân lá vì nó có tác dụng lên toàn bộ cơ thể cây làm tăng chiều cao cây và
chiều dài của các bộ phận của cây. Phun dung dịch GA nồng độ 20 - 50 ppm cho cây
đay có thể làm tăng chiều cao gấp đôi mà chất lượng sợi đay không kém hơn. Ðối với
các cây rau việc tăng sinh khối có ý nghĩa quan trọng, người ta thường phun GA cho
bắp cải, rau cải các loại với nồng độ dao động trong khoảng 20 -100 ppm làm tăng
năng suất rõ rệt. Xử lý GA cho cây chè có tác dụng có tác dụng làm tăng số lượng búp
và số lá của chè, khi phun với nồng độ 0,01% có thể làm tăng năng suất chè lên 2 lần,
trong một số trường hợp có thể tăng năng suất lên 5 lần. Trong sản xuất lâm nghiệp
người ta cũng sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm Auxin cho giâm hom.
Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đúng nồng độ khiến cho tỷ lệ hom ra rễ cao
hơn, tỷ lệ sống theo đó cũng tăng. Nhờ đó, đóng góp một phần quan trọng trong sản
xuất hom ở một số cây như: Keo lai, keo tai tượng, keo lưỡi kiềm, ươi...[4][12][13]
2.3.2. Kích thích sự hình thành rễ của cành giâm, cành chiết.
Phương pháp nhân giống vô tính đối với các loại cây trồng là một phương pháp
nhân giống phổ biến trong trồng trọt. Trong giâm cành và chiết cành của các loại cây
như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc thường sử dụng các chất kích
thích sinh trưởng. Việc sử dụng một số các chất kích thích trưởng đã nâng cao hiệu
quả rõ rệt vì nó kích thích sự phân chia tế bào của mô phân sinh tượng tầng để hình
thành mô sẹo (callus) rồi từ đó hình thành rễ mới. Ðể xử lý ra rễ người ta thường dùng
các chất như:Axit β- indol axetic (IAA); Axit β-indol butiric (AIB); ∝-NAA; 2,4-D;
2,4,5-T... Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào phương pháp ứng dụng, đối tượng sử dụng
và mùa vụ. [4][12][13]
11



Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết
- Phương pháp xử lý ở nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh. Nồng độ
chất kích thích dao động từ 1.000 - 10.000 ppm. Với cành dâm thì nhúng phần gốc vào
dung dịch từ 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp xử lý nồng độ đặc có hiệu
quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành giâm và nồng độ hiệu quả cho nhiều
loại đối tượng là 4.000 - 6.000 ppm. Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, tẩm bông
bằng dung dịch chất kích thích đặc rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ
bất định. Sau đó bó bầu bằng đất ẩm. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì
gây nên “cái sốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ. [17]
- Xử lý ở nồng độ loãng - xử lý chậm. Nồng độ chất kích thích sử dụng từ 20 1000 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối với cành giâm
thì ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 - 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể. Với
phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 - 100 ppm. Ðối với cành chiết thì trộn
dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết. Ví dụ có thể dùng 2,4D để chiết
nhãn với nồng độ 20ppm và chiết cam, quýt với nồng độ 10 -15ppm cho kết quả tốt.
Việc xác định nồng độ và thời gian xử lý thích hợp từng loại chất điều hòa sinh trưởng
trên từng loại cây trồng trong việc giâm, chiết cành cần được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng mới cho kết quả tốt. Thời vụ giâm và chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân sang
hè (tháng 3,4,5) và mùa thu (tháng 9,10).[17]
2.3.3. Nuôi cây mô tế bào
Trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thì việc ứng dụng các chất kích thích sinh
trưởng là hết sức quan trọng. Hai nhóm chất được sử dụng nhiều nhất là auxin và
xytokinin. Ðể nhân nhanh invitro, trong giai đoạn đầu cần phải điều khiển mô nuôi cấy
phát sinh nhiều chồi để tăng hệ số nhân. Vì vậy người ta tăng nồng độ xytokinin trong
môi trường nuôi cấy. Ðể tạo cây hoàn chỉnh người ta tách chồi vào cấy trong môi
trường có hàm lượng auxin cao để kích thích ra rễ nhanh. Như vậy, sự cân bằng
auxin/xytokinin trong môi trường nuôi cấy quy định sự phát sinh rễ hay chồi. [17]
Các chất thuộc nhóm auxin được sử dụng là IAA, α-NAA và các chất thuộc
nhóm xytokinin là kinetin, axit benzoic hoặc lấy từ dung dịch hữu cơ như nước dừa,

dịch chiết nấm men...Ngoài các chất kích thích sinh trưởng và dịch hữu cơ, còn bổ
sung thêm các hợp chất như đường, axít amin, lipít, một số vitamin, các nguyên tố đa
và vi lượng vào môi trường nuôi cấy. [4][12]
Nồng độ và tỷ lệ của các chất kích thích phụ thuộc vào các loài khác nhau, các
giai đoạn nuôi cấy khác nhau...Tỷ lệ auxin/xytokinin cao thì kích thích sự ra rễ, thấp
thì kích thích sự ra chồi và trung bình thì hình thành mô sẹo (callus). [4][13][14]
3. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000
2
km . Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
• Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc
12


• Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào
201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và
đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông
sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với
Nước CHDCND Lào.
3.2. Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện
tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng
núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
3.3. Khí hậu

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của
phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 oC - 25oC. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

13


3.4.Tài nguyên đất
Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và
hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất
phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự
nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm
2,8% diện tích.
3.5. Tài nguyên động, thực vật
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu
hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho
đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá...
có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam
đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên
447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không
có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi,
640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh,
thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có
trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.
3.6. Tài nguyên biển và ven biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông
lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4
km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn
Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có
diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với
cảng biển nước sâu.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện
tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10
vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm
hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng
với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và
tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp
vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước
có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng
mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,58 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận
lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.

14


3.7.Tài nguyên nước, khoáng sản
Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có
năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ.
Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và
một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá
granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công
nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng
105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai

thác và chế tác vàng.

15


CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HOM PHI LAO
1.1. Ảnh hưởng của chất kích thích IBA đến sinh trưởng của cây hom Phi lao
Tỷ lệ sống của cây hom Phi lao được theo dõi 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Tiến hành so sánh tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức với các nồng độ khác nhau tại thời
điểm 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày.
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống của Phi lao
Đơn vị tính: %
Nghiệm thức
15 ngày
30 ngày
45 ngày
86,7
73,3
41,3
A1
93,3
86,7
61,2
A2
93,3
86,7
76,7
A3

78,9
60,0
34,3
A4
9,6
25,1
26,9
F tính
F0,05
4,1
(Nguồn: Số liệu nghiên cứu, 2018)

Kết quả phân tích phương sai với 3 lần lặp để xét ảnh hưởng của nồng độ đến
tỷ lệ sống của hom ta có kết quả như sau:
Ftính vào các thời điểm 15 ngày là 9,6, 30 ngày = 25,1 và 45 ngày là 26,9 đều
lớn hơn F0,05 = 4,1, điều này chứng tỏ vào các thời điểm trên tỷ lệ sống của các cây
hom đều khác nhau, hay là nồng độ của chất kích thích IBA có ảnh hưởng tới tỷ lệ
sống của hom Phi lao.
Để lựa chọn xem nồng độ chất kích thích bao nhiêu là tốt nhất đối với tỷ lệ
sống cây Phi lao, ta tiến hành so sánh 2 nghiệm thức có tỷ lệ sống trung bình cao nhất
và nhì theo tiêu chuẩn t của student. Tại 3 thời điểm đo đếm ta đều thấy nghiệm thức
A2 và A3 đều có tỷ lệ sống cao nhất. Kết quả so sánh giữa 2 nghiệm thức A2 và A3
cho thấy = 0,47 giữa 2 nồng độ, hay nói cách khác nên chọn chất kích thích IBA có 1000ppm cho tỷ lệ
sống cao hơn để tiến hành giâm hom Phi lao.
Xem xét sự ảnh hưởng của nồng độ các chất kích thích sinh trưởng đến sự thay
đổi về chiều cao và đường kính gốc của cây hom vào các thời điểm 15 ngày, 30 ngày
và 45 ngày. Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố, bố trí 3 lần lặp lại.
Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố của nghiệm thức A1, A2, A4 đều có Ft
< F00,05. Điều đó chứng tỏ không có sự sai khác về sinh trưởng chiều cao và đường

kính gốc trong các thời điểm 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày của nghiệm thức 0ppm,
500ppm và 1500ppm.

16


×