Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ EA MDRÓH, HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂKLĂK GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.78 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TẠI XÃ EA MDRÓH, HUYỆN CƯM’GAR,
TỈNH ĐĂKLĂK GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

PHAN THỊ HẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả
Của Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo Tại Xã Ea Mdróh, Huyện CưM’gar, Tỉnh
ĐăkLăk Giai Đoạn 2006 – 2010” do Phan Thị Hằng, sinh viên khóa 33, ngành Phát
Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Trần Đắc Dân
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dạy
tôi, tạo điều kiện cho tôi được đến trường. Xin chân thành cảm ơn các anh chị em
của tôi, những người đã thương yêu và giúp đỡ, động viên tôi cả về vật chất lẫn tinh
thần để tôi có thể vững tâm học tập đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, các quý thầy cô trường đại học nông lâm TP. HCM, đặc biệt các
thầy cô trong khoa kinh tế đã truyền đạt nhiều kiến thức cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn thầy Trần Đắc Dân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn

thành luận văn tốt nghiệp này.
Các cô chú, anh chị ở UBND xã Ea Mdróh, huyện CưM’gar, ban chỉ đạo xoá
đói giảm nghèo xã, bà con nông dân tại xã đã nhiệt tình hợp tác giúp đỡ tôi trong
quá trình làm luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp và luôn bên tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ HẰNG, tháng 07 năm 2011. “ Đánh giá hiệu quả của chương
trình xóa đói giảm nghèo tại xã Ea Mdróh, huyện CưM’Gar, tỉnh Đăklăk giai
đoạn 2006 - 2010”.
PHAN THI HANG. July 2011. “ Evaluating the effectiveness of poverty
alleviation program at Ea Mdroh commune, CuMgar district, Daklak province,
period 2006 - 2010”.
Khóa luận tìm hiểu hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo trên cơ sở
điều tra phỏng vấn 60 hộ ở xã Ea Mdróh, huyện CưM’gar, tỉnh Đăklăk. Trong đó, điều
tra 30 hộ nghèo và 30 hộ thoát nghèo để so sánh, tìm ra nguyên nhân thúc đẩy xóa đói
giảm nghèo thành công. Hộ thoát nghèo là những hộ có nhiều diện tích đất canh tác
hơn, có trình độ học vấn cao hơn những hộ nghèo khác, hộ thoát nghèo thường là
những hộ có nhiều lao động và ít nhân khẩu. Tìm hiểu nguyên nhân nghèo và lý do
không thoát nghèo của các hộ để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp góp phần xóa đói
giảm nghèo đạt hiệu quả hơn. Những nguyên nhân nghèo thường là gia đình đông con,
thiếu việc làm; thiếu vốn, đất đai sản xuất; già yếu, ốm đau bệnh tật… Ngoài ra, đề
tài còn mô tả đời sống kinh tế - xã hội của hộ nghèo tại xã cũng như các chương trình
XĐGN và quá trình thực hiện công tác XĐGN tại xã để nhận định các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của chương trình này. Từ đó, đưa ra những đề xuất đối với chính
quyền địa phương nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác XĐGN. Quá trình thực
hiện công tác XĐGN tại địa phương còn gặp một số trở ngại khó khăn và đề tài đã có

những giải pháp để khắc phục tình trạng tái nghèo trên địa bàn xã như: tăng cường
công tác hỗ trợ vốn, công tác vận động KHHGĐ, công tác khuyến nông, tạo công ăn
việc làm, tăng cường chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế cho người nghèo.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xiv

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1  

1.1. Đặt vấn đề




1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu



1.4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn



1.4.1. Giới hạn



1.4.2. Phạm vi nghiên cứu



1.5.Cấu trúc của luận văn




CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về xã Ea M’dróh



2.1.1. Điều kiện tự nhiên



2.1.2. Điều kiện kinh tế



2.1.3. Vấn đề xã hội

12 

2.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng

13 

2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

15 


2.2.Tổng quan về chương trình xoá đói giảm nghèo của xã Ea Mdróh

16 

2.2.1. Chương trình cho vay vốn hộ nghèo

16 

2.2.2. Chương trình 134

18 

2.2.3. Chương trình 167

19 

2.2.4. Gói phát triển thôn, buôn

19 

2.2.5. Một số chương trình khác

19 

2.3. Công tác tổ chức và chỉ đạo XĐGN ở xã

v

20 



2.3.1. Điều tra xác định hộ vượt nghèo, hộ nghèo phát sinh mới và lập sổ theo dõi
hộ nghèo hàng năm ở xã

20 

2.3.2. Cấp giấy chứng nhận hộ nghèo

21 

2.3.3. Cách chọn lựa hộ nghèo tham gia chương trình

22 

2.4. Những kết quả đạt được của công tác xoá đói giảm nghèo
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói

22 
25 
25 

3.1.1. Định nghĩa về nghèo đói

25 

3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ nghèo đói

25 


3.1.3. Nghèo đói ở Việt Nam

27 

3.1.4. Vòng luẩn quẩn nghèo đói

28 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28 

3.2.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

29 

3.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

29 

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả mẫu điều tra

30 
30 


4.1.1. Phân bố mẫu điều tra

30 

4.1.2. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra

31 

4.1.3. Tình hình đời sống sinh hoạt của các hộ điều tra

32 

4.1.4. Quy mô đất sản xuất nông nghiệp

34 

4.1.5. Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra

35 

4.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế của chương trình XĐGN mang lại

36 

4.2.1. Cho vay vốn tín dụng ưu đãi

37 

4.2.2. Mục đích sử dụng vốn vay


37 

4.2.3. Hiệu quả về trồng trọt

38 

4.2.4. Hiệu quả về chăn nuôi

39 

4.2.5. Hiệu quả về sản xuất kinh doanh

40 

4.2.6. Thu nhập của các hộ nghèo từ làm thuê

40 

4.3. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội mà chương trình XĐGN mang lại cho người
dân

41 
4.3.1. Xây dựng nhà tình thương

41 

4.3.2. Chính sách an sinh xã hội

42 


4.4. Những nguyên nhân thúc đẩy XĐGN thành công và làm cho hộ thoát nghèo 42 
4.4.1. Hộ thoát nghèo có nhiều diện tích đất canh tác hơn những hộ nghèo
vi

42 


4.4.2. Hộ thoát nghèo thường là những hộ có trình độ hơn những hộ nghèo

43 

4.4.3. Hộ thoát nghèo có nhiều lao động và ít nhân khẩu

44 

4.4.4. Yếu tố dân tộc

45 

4.5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói

46 

4.5.1. Thiếu vốn, thiếu đất sản xuất

46 

4.5.2. Gia đình đông con và thiếu việc làm


47 

4.5.3. Già yếu, ốm đau bệnh tật

47 

4.5.4. Thiếu kinh nghiệm và trình độ học vấn

47 

4.5.5. Thiếu lao động

48 

4.5.6. Một số nguyên nhân khác

48 

4.6. Một số giải pháp giảm nghèo khắc phục tình trạng tái nghèo tại địa bàn xã 49 
4.6.1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân về
nhiệm vụ giảm nghèo

49 

4.6.2. Tăng cường công tác hỗ trợ vốn

50 

4.6.3. Tăng cường công tác vận động KHHGĐ


50 

4.6.4. Tăng cường công tác khuyến nông

50 

4.6.5. Tạo công ăn việc làm

51 

4.6.6. Tăng cường chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

51 

4.6.7. Tăng cường chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo

52 

4.7. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình
XĐGN của xã

52 

4.7.1. Những thuận lợi

52 

4.7.2. Khó khăn

53 


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54 

5.1. Kết luận

54 

5.2. Kiến nghị

55 

5.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

55 

5.2.2. Đối với người dân

57 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ – XĐGN

Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất

DS – KHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

HQ

Hiệu quả

HĐND


Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KQĐT – TTTH

Kết quả điều tra, tính toán tổng hợp

KQNC

Kết quả nghiên cứu

KT – XH

Kinh tế, xã hội

LĐ – TBXH

Lao động thương binh xã hội

LN

Lợi nhuận

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


SX – KD

Sản xuất kinh doanh

TN

Thu nhập

TNBQ

Thu nhập bình quân

UBMT

Uỷ ban mặt trận

UBND

Ủy ban nhân dân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai ở xã Ea M’droh



Bảng 2.2. Diện tích trồng cây hàng năm



Bảng 2.3. Diện tích trồng cây lâu năm



Bảng 2.4. Tình hình chăn nuôi

10 

Bảng 2.5. Tình hình phân bố dân số trên địa bàn xã Ea Mdróh

12 

Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng dân số của xã qua các năm (%)

12 

Bảng 2.7. Thu nhập bình quân đầu người của xã Ea Mdroh

13 

Bảng 2.8. Tình hình giáo dục xã Ea Mdroh năm 2009


14 

Bảng 2.9. Cơ cấu tổng nguồn vốn của chương trình

17 

Bảng 2.10. Cơ cấu nhân sự của ban chỉ đạo XĐGN

20 

Bảng 2.11. Tình hình thoát nghèo qua các năm

23 

Bảng 3.1. Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010

26 

Bảng 4.1. Bảng phân bố mẫu điều tra theo dân tộc

30 

Bảng 4.2. Phân bố mẫu điều tra theo tuổi

31 

Bảng 4.3. Trình độ học vấn của chủ hộ

32 


Bảng 4.4. Tình hình nhà ở và điều kiện sinh hoạt

33 

Bảng 4.5. Quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp

35 

Bảng 4.6. Tình hình lao động và nhân khẩu BQ của hộ

35 

Bảng 4.7. Tổng thu nhập của hộ nghèo và hộ thoát nghèo trong năm

36 

Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra

37 

Bảng 4.9. Mục đích sử dụng vốn của các hộ điều tra

38 

Bảng 4.10. Thu nhập của các hộ từ trồng trọt

38 

Bảng 4.11. Thu nhập của các hộ từ chăn nuôi


39 

Bảng 4.12. Thu nhập của một số hộ sản xuất kinh doanh

40 

Bảng 4.13. Thu nhập của các hộ từ làm thuê

41 

Bảng 4.14. Tình hình hỗ trợ xây dựng nhà tình thương

41 

Bảng 4.15. So sánh diện tích đất canh tác của hộ nghèo và hộ thoát nghèo

43 

Bảng 4.16. So sánh trình độ học vấn của các chủ hộ ở hai nhóm hộ qua điều tra

44 

ix


Bảng 4.17. So sánh tình hình lao động và nhân khẩu bình quân của hai nhóm hộ

44 

Bảng 4.18. So sánh tình hình phân bố dân tộc ở hai nhóm hộ


45 

Bảng 4.19. Nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói

46 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu đất đai của xã



Hình 2.2. Biểu đồ về tình hình thoát nghèo

23 

Hình 3.1. Vòng luẩn quẩn nghèo đói

28 

Hình 4.1. Cơ cấu độ tuổi của chủ hộ điều tra

31 

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của các hộ điều tra


32 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Nghèo và Hộ Thoát Nghèo
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập nhằm mục tiêu “dân giàu –
nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ văn minh”. Những thành tựu đã đạt được là
đáng kể. Nền kinh tế đất nước đang dần dần phát triển và đi vào ổn định. Mức thu
nhập bình quân đầu người ngày một tăng, đời sống của các hộ dân đang dần dần được
cải thiện. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là không đồng đều, đại
bộ phận người dân sống ở nông thôn, nhất là những vùng sâu, vùng xa…còn chịu cảnh
thiếu thốn, đời sống gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất và hạ tầng còn yếu kém. Thực
trạng này làm cho sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một sâu
sắc, là vấn đề chung của cả xã hội. Để phát triển kinh tế toàn diện thì Đảng và Nhà
Nước đã đưa ra những chính sách không chỉ để tập trung phát triển kinh tế thành thị
mà còn nhằm phát triển nền kinh tế vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng sâu, vùng
xa của đất nước. Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 134,
chương trình 135, dự án định canh, định cư, giao đất giao rừng…lần lượt ra đời để
giúp người dân nông thôn ổn định đời sống, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng giàu

đẹp góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Chương trình XĐGN là một chương trình quốc gia theo chủ trương của Đảng
và nhà nước, tạo cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thêm nguồn vốn đầu tư
vào sản xuất, tăng thêm thu nhập ổn định đời sống kinh tế xã hội, tự vươn lên thoát
khỏi nghèo đói.
XĐGN là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào của quần chúng,
nhất là ở điạ phương, cơ sở. XĐGN không chỉ là một giải pháp tình thế, không phải là
một vấn đề kinh tế xã hội thuần túy, mà còn là một chương trình nằm trong chiến lược
phát triển. Thực hiện XĐGN không chỉ bằng cách tăng trưởng kinh tế đưa quần chúng
nhân dân vượt qua ngưỡng đói nghèo , lạc hậu mà còn phải thực hiện công bằng xã hội
1


và văn minh. XĐGN không chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn là lâu dài của
quốc gia. Do đó, muốn thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội là đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng thấp kém, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân
dân tạo nền tảng để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, với nguồn lực con người, năng lực, khoa học và công nghệ phát triển. Tuy nhiên,
nền nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn nhiều lạc hậu, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn chưa thoát khỏi
độc canh, thuần nông, đời sống người dân ở một số vùng, nhất là vùng sâu vùng xa
còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là nhà nước phải có
những giải pháp tích cực để phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật
chất lẫn tinh thần cho nhân dân. XĐGN trở thành tiền đề ổn định và phát triển mục
tiêu kinh tế văn hoá xã hội.
Để làm cho bộ mặt nông nghiệp nông thôn đẹp và giàu mạnh hơn thì một trong
những yêu cầu cấp thiết là phải XĐGN một cách toàn diện. Nhất là phải thực hiện
chương trình XĐGN đến những vùng thật sự khó khăn trên toàn quốc. Chương trình
còn nhằm giải quyết công ăn việc làm và đưa khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông
nghiệp để phát triển kinh tế, giảm khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn và tiêu diệt nạn

nghèo đói đưa đất nước đi lên sánh vai với các cường quốc năm Châu.
Nhằm tìm hiểu quá trình thực hiện dự án, tác động, hiệu quả của chương trình
XĐGN đến đời sống của người dân như thế nào, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh
giá hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo tại xã Ea Mdroh, huyện CưM’gar,
tỉnh Đăklăk giai đoạn 2006 – 2010”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích mà chương trình XĐGN mang lại,tác động của chương trình
đến người dân. Đánh hiệu quả từng hạng mục của chương trình, đưa ra giải pháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả đời sống kinh tế - xã hội và tình hình thu nhập của hộ nghèo tại xã.
- Mô tả các chương trình XĐGNvà quá trình thực hiện công tác XĐGN tại xã.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ điều tra.

2


- Đánh giá hiệu quả của các chương trình XĐGN tại xã, qua đó phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình này.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình XĐGN.
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà làm chính sách
cũng như cán bộ địa phương về vấn đề nghèo đói tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc
biệt là vùng đồng bào dân tôc thiểu số.
Đề tài được thực hiện với mong muốn chương trình xóa đói giảm nghèo có thể
giúp cho người dân thoát khỏi cảnh nghèo, phát triển kinh tế, từng bước cải thiện dần
các điều kiện thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.
1.4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn
1.4.1. Giới hạn
Luận văn chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện công

tác xoá đói giảm nghèo ở xã Ea Mdróh trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010 và đề ra
những giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn công tác xoá đói giảm nghèo của xã trong
giai đoạn tới.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Ea Mdróh, huyện CưM’Gar, tỉnh Đăklăk.
Sử dụng các số liệu, thông tin liên quan từ năm 2006 – 2010, tiến hành điều tra hộ từ
10/04/2011 – 10/05/2011.
1.5.Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu thành bởi 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục tiêu và ý nghĩa của đề tài,
nội dung nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng tại địa
bàn nghiên cứu.
Giới thiệu chương trình xoá đói giảm nghèo ở địa bàn nghiên cứu, tình hình hộ
nghèo, phân bố hộ nghèo, kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chương
trình hỗ trợ vốn.
3


Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho nội dung nghiên cứu, những
phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Nêu lên những khái niệm về nghèo đói, những vấn đề lien quan đến nghèo đói,
vòng luẩn quẩn nghèo, thực trạng nghèo ở Việt Nam.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả nghiên cứu thảo luận cụ thể như tìm hiểu đời sống kinh tế
- xã hội, thu nhập của người nghèo, các chương trình xoá đói giảm nghèo.
Phân tích tình hình thu nhập từ mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nghèo và

những hộ đã thoát nghèo.
Tìm hiểu nguyên nhân thoát nghèo và lý do không thoát nghèo được của nhóm
nghèo. So sánh các khoản thu nhập giữa hộ thoát nghèo và hộ nghèo.
Đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho những hộ nghèo, giúp
họ thoát nghèo và vươn lên khá.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đây là chương cuối của luận văn, chương này sẽ trình bày các kết luận rút ra từ
thực tiễn và một số đề nghị đối với chính quyền địa phương và nguời dân.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về xã Ea M’dróh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Ea M’dróh, huyện CưM’gar nằm cách trung tâm huyện khoảng 20 km về
phía Tây, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 108o57’ 50’’ đến 108o5’53’’ độ kinh
Đông. Vị trí địa lý tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Ea Kiết huyện Cư’Mgar
- Phía Nam giáp với xã Quảng Hiệp Cư’Mgar
- Phía Đông giáp với xã Ea H’đinh
- Phía Tây giáp với huyện Buôn Đôn
b) Địa hình
Địa hình xã Ea M’dróh tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 300 - 350m so
với mặt nước biển, có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Cụ thể trên địa bàn xã có
2 dạng địa hình chính như sau:
- Dạng địa hình đồi dốc: Phân bố về phía Tây Bắc và Tây Nam của xã, khu vực

giáp với huyện Buôn Đôn với diện tích xâp xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên của xã. Phần
địa hình này có đồi dốc từ 8-15o bị chia cắt mạnh bởi các nhánh suối nhỏ và các khe
cạn. Hiện nay, phần lớn trên địa hình này là diện tích rừng sản xuất và đang được ban
lâm nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển khá tốt.
- Dạng địa hình tương đối bằng phẳng: chiếm phần lớn diện tích trên địa bàn xã
và chủ yếu phân bố ở khu vực trung tâm của xã. Phần địa hình này chủ yếu là đất nâu
đỏ, nâu vàng trên đá bazan, có độ dốc 0-8o , rất thích hợp với các loại cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu.
5


c) Khí hậu thời tiết
Xã thuộc vùng tiểu khí hậu của vùng trung tâm tỉnh Đăklăk. Hằng năm khu vực
này chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với nền nhiệt độ tương
đối cao đều trong năm và biên độ nhiệt chênh lệch ngày đêm trong năm khoảng 1012oC. Theo số liệu của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Tây nguyên tại Đăklăk,
khí hậu nới đây có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm 21,7oC
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27oC
- Nhiệt đô trung bình tháng thấp nhất 18,6oC
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 85%
- Độ ẩm tương đối nhỏ nhất 57%
- Độ ẩm tương đối lớn nhất 90%
- Số giờ nắng trung bình năm 2483,8 giờ
- Tổng tích ốn 8000oC
Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 1530,7 mm, nằm trong tiểu vùng có
lượng mưa thấp của tỉnh. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, chiếm
hơn 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, chiếm dưới
15% lượng mưa cả năm.
Chế độ gió: thịnh hành theo 2 hướng chính gió Đông Bắc thổi vào các tháng
mùa khô và gió Tây Nam thổi vào các tháng mùa mưa. Vân tốc gió trung bình năm 2,4

m/s.
Nhìn chung khí hậu của vùng thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng.
Tuy nhiên do chế độ thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình sản xuất của người dân địa phương. Về mùa mưa lượng nước mưa lớn gây
ngập úng ở một số vùng. Mùa khô thường thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
d) Chế độ thủy văn
Hệ thống sông suối của xã khá phong phú, các dòng suối chính đều có hướng
chạy từ Đông Bắc đến Tây Nam. Lượng nước trên các suối thay đổi theo mùa, vào
mùa mưa lượng nước dâng nhanh, tốc độ dòng chảy lớn, mùa khô lượng nước trên các
suối không đáng kể. Đáng kể nhất trên địa bàn xã có con suối lớn Ea M’dróh với chiều
dài chảy qua xã khoảng 21km, lòng suối hẹp và dốc, lưu lượng dòng chảy 135m3/s,
6


cung cấp lượng nước đáng kể cho cây trồng vào mùa khô. Ngoài ra các suối Ea
H’dreah, Ea M’drach và các suối nhỏ khác tùy dòng chảy không lớn nhưng có khả
năng xây dựng hồ đập để giữ nước, góp phần không nhỏ trong việc phân bổ nguồn
nước và cung cấp một lượng nước lớn cho cây trồng vào mùa khô.
e) Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Theo tài liệu điều tra đất trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của Viện
quy hoạch vè thiết kế nông nghiệp và kết hợp phúc tra thực tế cho thấy đất đai trên địa
bàn xã Eamdróh, gồm 5 loại đất chính sau:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan
- Đất nâu vàng trên đá cát kết
- Đất nâu vàng trên đá Bazan
- Đất nâu thẫm trên đá Bazan
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
* Tài nguyên nước: gồm nước mặt và nước ngầm phân bố như sau:
- Nước mặt: Nguồn nước tập trung chủ yếu ở các con suối chính Ea M’dróh, Ea
M’drach và ao hồ của các hộ gia đình. Lượng nước mặt khai thác chủ yếu sử dụng cho

hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Nước ngầm: Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất
và đời sống, tuy nhiên những năm gần đây do biến động về thời tiết và do khai thác
các tài nguyên không hợp lý đã làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, suy giảm về trữ
lượng về độ sâu. Qua thực tế một số giếng nước của người dân trong xã cho thấy
nguồn nước ở đây có mực nước tĩnh từ 10 – 15m.
* Tài nguyên rừng, thảm thực vật:
Theo số liệu thống kê của xã tháng 1 năm 2009, tổng diện tích rừng là 937 ha,
chiếm 16,3% tổng diện tích tự nhiên. Toàn bộ diện tích rừng sản xuất này phân bố đều
ở phía Tây xã.
Thảm thực vật trồng với các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như
cà phê, cao su, tiêu, điều và các cây ăn trái với diện tích 1.795,65ha, chiếm 31,2% tổng
diện tích tự nhiên.

7


2.1.2. Điều kiện kinh tế
a) Tình hình sử dụng đất đai
Theo kết quả điều tra năm 2009, diện tích đất tự nhiên của xã chiếm 5.754 ha
chiếm 8,9% diện tích toàn huyện bao gồm: đất nông nghiệp ha chiếm 4.324 ha, đất
lâm nghiệp chiếm 937 ha, đất phi nông nghiệp 485 ha và nhóm chưa sử dụng 8 ha
chiếm 0,2%. Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã còn không đáng kể, cho thấy
đất đai trên địa bàn đã được khai thác sử dụng một cách triệt để.
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai ở xã Ea M’droh
Loại đất

Số lượng (ha)

Cơ cấu (%)


Đất tự nhiên

5.754

100,0

Đất nông nghiệp

4.324

75,1

Đất lâm nghiệp

937

16,3

Đất phi nông nghiệp

485

8,4

8

0,2

Đất chưa sử dụng


Nguồn tin: UBND xã Ea Mdróh
Hình 2.1. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu đất đai của xã

Nhìn chung trong những năm qua đất đai trên địa bàn xã cơ bản đã được khai
thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
75,1% được sử dụng để trồng hoa màu và các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị
8


kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu…Đất lâm nghiệp chiếm 16,3% tổng diện tích đất của
xã, đất phi nông nghiệp chiếm 8,4% và đất chưa sử dụng chiếm 0,2%.
Tuy nhiên trong mấy năm gần đây do thị trường luôn biến động, hạn hán
thường xuyên xảy ra đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của xã.
b) Tình hình sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt: là một xã thuần nông, những năm qua ngành nông nghiệp ở xã
luôn được chú trọng và quan tâm nên đang từng bước phát triển mạnh.
Tổng hợp diện tích gieo trồng một số cây trồng chính ở xã năm 2009:
Bảng 2.2. Diện tích trồng cây hàng năm
Khoản mục

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Lúa vụ Đông xuân

106

50


Lúa vụ Hè thu

243

1.083

Ngô

500

3.000

Đậu các loại

635

1.143

Khoai sắn

250

875
Nguồn tin: UBND xã Ea Mdróh

Diện tích hoa màu nhìn chung phân bố đều cho các loại cây nông sản, sản xuất
lúa khá ổn định qua các năm,mỗi năm hai vụ với tổng diện tích là 349ha với sản lượng
là 2.133 tấn, các loại đậu chiếm diện tích khá lớn 635ha với tổng sản lượng lên tới
1.143 tấn. Ngô được trồng với diện tích 500ha thu đươc tổng sản lượng là 3.000 tấn.

Bảng 2.3. Diện tích trồng cây lâu năm
Khoản mục

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Cà phê

2.180

3.924

Hồ tiêu

37,8

75,6

Cao su

37,7

56,5

Điều

460

1.380

Nguồn tin: UBND xã Ea Mdróh

Cây lâu năm được trồng với phần lớn là diện tích cà phê 2180ha đạt sản lượng
3.924 tấn/ năm. Hồ tiêu được trồng với 37,8 ha đạt sản lượng bình quân 75,6 tấn/ năm;
cao su chiếm 37,7 ha đạt sản lượng 56,5 tấn/ năm; diện tích trồng điều chiếm 460 ha
9


đạt sản lượng 1380 tấn/năm. Đây là những loại cây công nghiệp mang lại giá trị kinh
tế cao cho người dân trong xã nói riêng cũng như đem lại nguồn thu nhập cao cho
nhiều người dân ở tỉnh ĐăkLăk.
Chăn nuôi cũng là một hoạt động sản xuất khá phổ biến ở một xã thuần nông,
phát triển mạnh và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ.
Bảng 2.4. Tình hình chăn nuôi
Khoản mục

ĐVT

Số lượng

Trâu bò

Con

657

Heo

Con


3.185



Con

685

Gia cầm

Con

14.900

Ong

Thùng

250

Ha

2,3

Ao cá

Nguồn tin: UBND xã Ea Mdróh
Qua Bảng 2.4 cho thấy chăn nuôi trên địa bàn xã cũng đa dạng và phong phú,
gồm có gia súc, gia cầm, ngoài ra còn có đàn ong, ao cá…Trâu bò có 657 con, đàn heo
có 3.185 con, đàn dê có 685 con. Các loại đàn gia cầm gà, vịt, ngan ngỗng chiếm

14.900 con. Nuôi ong trên địa bàn xã cũng rất phát triển, chiếm 250 thùng, nuôi trong
những vườn cà phê, ong lấy mật từ hoa cà phê. Diện tích ao nuôi cá tại xã theo thống
kê chỉ có 2,3 ha. Chăn nuôi đạt hiệu quả cao, cải thiện thu nhập cho người dân trong
xã. Chăn nuôi phát triển hỗ trợ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển, bên cạnh đó là
việc tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm trong
nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.
c) Lâm nghiệp
Với 937 ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm 16,3% tổng diện tích tự nhiên của
toàn xã. Năm 2008vào những tháng đầu năm đã làm việc cùng công ty Trường Thành
triển khai dự án trồng rừng số diện tích đất nói trên, tuy nhiên vì nhiều lý do nên
không thể triển khai. Do đó, đến thời điểm này toàn xã chỉ mới có được 24 ha diện tích
rừng trồng. Việc quản lý, bảo vệ rừng luôn được chú trọng, có 64 hộ dân nhận khoán
bảo vệ 234 ha rừng phòng hộ (trong đó có 219 ha rừng Buôn Đôn). Ngoài ra còn phối

10


hợp với Hạt kiểm lâm huyện tuần tra kiểm soát nhằm ngăn chặn nạn khai thác, vận
chuyển gỗ trái phép, nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy…
d) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được tập trung nhiều tại khu trung tâm xã,
khu dân cư và dọc các tuyến đường chính trong xã. Đến nay toàn ngành có 12 cơ sở
tham gia, thu hút 14 lao động, chủ yếu tập trung chú trọng phát triển các ngành nghề
như: gia công, chế biến sản phẩm nông nghiệp, ngành cơ khí, điện máy, gia công các
mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Nhìn chung ngành công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp của xã phát triển còn chậm so với các xã khác trên toàn huyện và chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của người dân địa phương.
e) Kinh tế dịch vụ
Ngành kinh tế dịch vụ trên địa bàn xã có 50 hộ đăng ký kinh doanh, thu hút trên
100 lao động. Nhìn chung, các cơ sở đều kinh doanh và phát triển khá ổn định, đem lại

nguồn thu nhập đáng kể cho những hộ gia đình khi tham gia vào lĩnh vực này.

11


2.1.3. Vấn đề xã hội
a) Dân số, lao động và thu nhập
Tổng dân số tính đến 2010 của xã là 7.636 nhân khẩu với 1.586 hộ gia đình,
mật độ 133 người/km2. Phân bố ở các thôn, buôn:
Bảng 2.5. Tình hình phân bố dân số trên địa bàn xã Ea Mdróh
Khoản mục

Nhân khẩu

Số hộ Cơ cấu (%)

(người)

Cơ cấu (%)

Buôn Ea M’dróh

206

12,3

978

12,8


Buôn Cuôr

194

12,2

1.080

14,1

Buôn Dhung

205

12,9

1.010

13,2

Thôn 1

194

12,3

741

9,7


Thôn 2

146

9,2

655

8,6

Thôn 13

156

9,8

774

10,1

Thôn 17

94

5,9

486

6,4


Thôn 19

87

5,5

528

6,9

Thôn 20

168

10,6

734

9,6

Thôn Đồng Cao

53

3,3

219

2,9


Thôn Đồng Tâm

83

5,2

431

5,6

1.586

100,0

7.636

100,0

Tổng

Nguồn: UBND xã Ea Mdroh
Qua Bảng 2.5 cho thấy nhân khẩu ở xã phân bố không đồng đều ở các thôn,
buôn. Tập trung nhiều nhất là ở 3 buôn đó là buôn Dhung chiếm 13,2% tổng số nhân
khẩu, buôn Cuôr chiếm 14,1% và buôn Ea Mdroh chiếm 12,8%. Số nhân khẩu ở thôn
Đồng Cao là thấp nhất chỉ với 219 người chiếm 2,9%.
Với một xã vùng cao phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì
vấn đề gia tăng dân số cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Chính quyền
địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong công tác vận động KHHGĐ.
Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng dân số của xã qua các năm (%)
Năm

Tỷ lệ (%)

2006

2007

2008

2009

1,2

2,0

1,3

1,5

2010
1,4

Nguồn tin: UBND xã Ea Mdróh
12


Qua Bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ tăng dân số cao nhất của xã vào năm 2007 là 2,0%,
các năm còn lại tỷ lệ tăng dân số không cao do có tăng tự nhiên nhưng dân di cư nhiều.
Tổng số lao động trên địa bàn chiếm khoảng 40% tổng dân số, chủ yếu là lao
động nông nghiệp.
Thu nhập của người dân phần lớn từ các sản phẩm của ngành nông nghiệp như

trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập bình quân tăng dần qua các năm được thể hiện ở
Bảng 2.7 sau đây:
Bảng 2.7. Thu nhập bình quân đầu người của xã Ea Mdroh
Đvt: 1000 đồng
Năm
TNBQ/người

2006

2007

2008

2009

2010

11.000

12.800

13.600

14.800

16.380

Nguồn tin: UBND xã Ea Mdroh
c) Dân tộc và tôn giáo
Là một xã có 12 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc với mỗi phong tục tập

quán riêng của mình đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú, có nhiều nét độc
đáo và giàu bản sắc nhân văn. Theo báo cáo thống kê các dân tộc tính đến 31/12/2006,
các dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Ê đê, Thổ, Dao, Mnông, Sán dìu, Gia rai, Thái,
Mường, Hrê. Trong đó người Kinh chiếm 25,0% tổng số khẩu của xã sống chủ yếu ở
các thôn 1, thôn 2, thôn 18; Dân tộc Ê đê chiếm khoảng 30,4% tổng số khẩu của xã và
sống chủ yếu ở các Buôn Eamdróh, Buôn Cuôr, Buôn Dhung; Dân tộc Dao chiếm
khoảng 29,6% tổng số khẩu của xã và sống chủ yếu ở thôn 13,thôn 17, thôn 19.
Những năm qua được Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương thường
xuyên quan tâm nên hoạt động tôn giáo tuân thủ đúng pháp luật. Toàn xã chủ yếu theo
3 hệ phái chính đó là Phật giáo, công giáo và tin hành. Tín đồ của các tôn giáo là 515
người chiếm 5,6% tổng số khẩu của xã.
2.1.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Tổng chiều dài đường giao thông liên xã 16,42 km; chiều dài đường giao thông
nội vùng 76,86 km. Mạng lưới giao thông thôn buôn thường xuyên được nâng cấp
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của người dân.

13


×