Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.17 KB, 20 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI
RÁC THẢI TẠI NGUỒN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I.SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.
1.Sự cần thiết.
Hiện tại, công ty môi trường Đô thị Hải Phòng có đội ngũ cán bộ, công
nhân viên trên một nghìn người, Công ty đang phải quant lí và khai thác bãi rác
Tràng Cát với diện tích 5 ha, nay đang phải chịu sức ép do đã hoạt động hết công
suất. Ngoài ra công ty cũng đang phải quản lí 31 xe tải,xe cuốn ép rác chuyên
dùng, xe ủi đầm lèn. Tuy vậy hiện nay công ty mới chỉ thu gom, vận chuyển được
khoảng 367 tấn rác thải / ngày, tương đương với 76 %rác thải phát sinh.
Sở dĩ kết quả của việc quản lí chất thải rắn chưa thể cao vì: Một mặt, khối
lượng rác phát sinh gia tăng ngày càng nhanh theo thời gian, trong khi bãi rá Tràng
Cát đã phát huy hết công suất, hiện nay đang quá tải. Mặt khác ý thức của nhân dân
đối vơí việc giữ gìn và bảo vệ môi trường còn chưa cao, đồng thời khả năng tài
chính cũng như trang thiết bị của công ty còn nhiều hạn chế.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng, lượng rác phát sinh hàng ngày
bao gồm 3 loại chủ yếu là rác hữu cơ có nguồn gốc từ các loại rau quả; rác có thể
tái chế và một phần chất thải vô cơ bao gồm: than, xỉ, bụi, phế thải xây dựng… là
phần không thể tái chế, phải đem chôn lấp.
Các loại rác này có thành phần như sau:
BẢNG3.1:THÀNH PHẦN CÁC LOẠI RÁC THẢI
Đơn vị:%
Loại rác Tỉ lệ
Rác hữu cơ 40
Rác có thể tái chế 10
Rác vô cơ 50
Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng
Các loại rác nói trên hiện nay vẫn được nhân dân để lẫn lộn rồi tập trung cho
cho Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển chung. Lượng rác thải hữu
cơ bị trộn lẫn trong đó liên tục bị phân huỷ tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm , đặc
biệt là về mùi và nước rác, là môi trường để cho ruồi nhặng và côn trùng gây bệnh


phát triển, làm ô nhiễm môi trường. Đây là yếu tố khó kiểm soát để bảo vệ môi
trường đô thị ngay từ nơi phát sinh rác và suốt quá trình quản lí,xử lí chất thải.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục để rác lẫn lôn như vậy, chi phí xử lí rác sẽ lớn và
có hiệu quả không cao. Lí do bản thân rác vô cơ thường là không có mùi, không
phân huỷ, không phát sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm nhưng vì giây bẩn bởi rác
hữu cơ nên chũng ta vẫn phải xử lí ô nhiễm cho chất thải vô cơ. Điều này rất tốn
kém và lãng phí. Đó là chưa kể các chi phí về Y tế mà xã hội phải trang trải cho
cac bệnh gây ra bởi ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản( JICA) chi phí để
xử lí chất thải rắn hiện nay là 102.000 đồng/tấn.Chi phí này bao gồm: vận chuyển,
nhân công, xử lí tại bãi, chi phí xây dựng bãi rác …và các chi phí phát sinh liên
quan từ việc thu gom và xử lí tại bãi.
Như vậy , nếu chúng ta phân loại rác trước khi xử lí thì có thể tiết kiệm
được rất nhiều chi phí quản lí, xử lí chất thải rắn. Khối lượng tiết kiệm này chủ yếu
do giảm quy mô xây dựng, vận hành bãi chôn lấp rác vì không phửi chôn lấp rác
hữu cơ và rác có thể tái sử dụng, giảm khối lượng và thời gian ô nhiễm bằng hoá
chất.
Ngoài ra, dự án còn có thể mang lại nguồn thu từ việc cung cấp nguyên liệu
cho việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh và tái chế phế liệu. Chi phí cho việc quản lí,
xử lí chất thải hữu cơ sẽ được bù đắp từ nguồn này. Vấn đề hiện nay đang phải
quan tâm là: cần có một nhà máy tái chế rác vô cơ như: nhựa, thuỷ tinh, giáy vụn,
chai lọ….xong hiện nay vẫn có thể xử lí tạm thời bằng cách bán buôn cho các hộ
gia đình kinh doanh phế liêụ.
Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất mà chúng ta có thể mang lại là chúng ta có
thể kiểm soát ô nhiễm hiệu quả hơn, từ đó đem lại hiệu quả về mặt xã hội, y tế,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Qua các báo cáo về hiện trạng trên và đánh giá về hiệu quả kinh tế, môi
trường cho thấy việc phân loại rác là rất cần thiết và có lợi ích rất lớn. Mặt khác,
kinh nghiệm của các nước cũng chỉ rõ: việc phân loại rác thải được thực hiện từ
nơi phát sinh rác( đầu nguồn) vì một khi rác đã được để lẫn thì việc phân loại sẽ

tốn kém và không hiệu quả.
Vì phân loại rác đầu nguồn là một việc làm còn rất mới mẻ nên cần phải
làm thí điểm để từ đó rút kinh nghiệm, đánh giá tổng kết và nhân rộng mô hình.Địa
bàn được chọn thí điểm là phường An Biên, quận Lê Chân vì đây là một địa bàn
trung tâm, có kết cấu dân cư đa dạng, có quy chế dân chủ ở cơ sở phát huy tốt nên
thích hợp để làm mẫu cho một chương trình manh tính xã hội cao. Để mô hình
phân loại rác này thành công, dự án rất cần sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền
địa phương cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị chuyên ngành và chính
quyền cơ sở.
Trước tình hình đó, Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng bãi rác 2 tại
Tràng Cát và tiếp nhận quản lí dự án Hàn Quốc. Mặt khác hiện nay ý thức cộng
đồng chưa cao và kế hoạch triển khai rác đầu nguồn chưa có nên cần phải có dự án
thí điểm nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và tận dụng được hiệu quả sử dụng bãi
rác , đón đầu nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất phân vi sinh của Hàn Quốc.
Trong mục tiêu quy hoạch đô thị Hải Phòng là thành phố loại 1 cấp quốc
gia, vì vậy phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố để
xứng đáng với tầm vóc của thành phố.
2.Mục tiêu của dự án
2.1.Mục tiêu trực tiếp.
Phân loại rác tại đầu nguồn là một phần mang tính tiền đề của công nghệ
thu gom và xử lí chất thải rắn tiên tiến. Để thành Phố Hải Phòng ngày càng xanh,
sạch, đẹp cần ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác thu gom và xử lí rác
thải. Dự án thí điểm về phân loại rác thải tại nguồn ở phường An Biên ngoài việc
sớm cải thiện điếu kiện vệ sinh cho nhân dân phường An Biên còn nhằm mục đích
thăm dò điều tra khả năng tiếp thu phương pháp mới tong công tác bảo vệ môi
trường của nhân dân, thông qua đó để tự đánh giá hiệu quả của dự án để nhân rộng
mô hình ra toàn thành phố.
Sản phẩm của công nghệ phân loại rác đầu nguồn sẽ là nguyên liệu đầu
vào của dự án Hàn Quốc dùng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh(compost) phục vụ
nông nghiệp. Qua đó, hiệu quả sử dụng bãi rác tăng lên đồng thời rác thải được tận

dụng để trở thành sản phẩm hữu ích. Như vậy, phân loại rác đầu nguồn còn là dự
án hỗ trợ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ mà sắp tới, thành phố
sẽ tiếp nhận vốn ODA của Hàn Quốc.
Việc phân loại rác đầu nguồn ngoài việc nâng cao diều kiên vệ sinh môi
trường cho nhân dân còn góp phần hạn chế việc đổ rác bừa bãi, vương vãi ra hè
phố, nâng cao vẻ đẹp của đô thị và điều kiện lao động của công nhân Môi trường,
góp phần giúp người lao động thêm phấn khởi trong công tác giữ gìn vệ sinh thành
phố.
Thông qua dự án thí điểm tại phường An Biên, việc phân loại rác đầu
nguồn sẽ góp phần tích cực đến nhận thức của nhân dân thành phố. Bằng các
phương tiện truyền thông, chúng ta sẽ tuyên truyền phương pháp thu gom rác mới
để mô hình được nhân rộng sớm có hiệu quả.
2.2.Mục tiêu phát triển.
Tăng cường chất lượng vệ sinh môi trường cho thành phố, phấn đấu phá
triệt để các hiện tượng rác vương vãi trên đường , làm đô thị xanh, sạch, đẹp hơn
góp phần cải thiện mĩ quan đô thị.
Áp dụng công nghệ thu gom và xử lí rác tiên tiến trên toàn thành phố, tạo
nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh phục vụ
nông nghiệp, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách.
Nâng cao ý thức cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường , góp phần
bảo vệ sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Từ đó góp phần ổn định xã
hội, cùng thành phố và các ngành các cấp giữ gìn và xây dựng thành phố theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của các
ngành thương mại, du lịch, dịch vụ… và thu hút đầu tư.
Như vậy đây là một dự án dịch vụ công ích, có mục tiêu trước mắt và mục
tiêu phát triển dài hạn, đóng góp cho công nghiệp giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II.XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN.
1.Hình thức đầu tư.
Dự án Phân loại chất thải tại nguồn thực hiện thí điểm tại phường An
Biên được đầu tư bằng ngân sách của thành phố cấp cho hoạt động bảo vệ môi

trường. Trong dự án thí điểm này, ngoài việc dùng các xe đẩy tay hiện nay của
công ty đang sử dụng để thu gom, chúng ta sẽ đầu tư cho các hạng mục sau.
-Mua sắm trang thiết bị cần thiết như: Thùng kín chứa rác để cấp cho từng
hộ gia đình, túi nilon cấp cho dân dùng trong tháng đầu tiên.
-Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúngnhư:Báo chí, phát thanh,
truyền hình, tờ rơi… để phổ biến, hướng dẫn nhân dân thực hiện việc phân loại rác
-Kết hợp với cán bộ cơ sở , Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên theo dõi và quản lí
chặt chẽ mọi thông tin phản hồi từ phía nhân dân, báo cáo thường xuyên để kịp
thời hướng dẫn vận động quần chúng tham gia thựchiện tốt mục tiêu cuả dự án.
-Tiến hành lập cam kết ghi nhớ, biên bản bàn giao các trang thiết bị của dự
án đối với chính quyền, các cơ quan, xí nghiệp, cụm dân cư, tổ dân phố và các hộ
gia đình.
2.Trách nhiệm của công ty Môi trường Đô thị.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp cho nhân dân các thùng đựng rác
theo mẫu và chỉ tiêu đã quy định. Đây là các trang thiết bị nhà nước cấp miễn phí
cho dân và chỉ cấp một lần. Ngoài ra sẽ cấp kèm theo mỗi thùng 45 túi để nhân dân
sử dụng trong tháng đầu tiên của dự án. Theo đó, sau một thời gian dùng quen,
hàng thàng nhân dân sẽ tự mua túi. Các loại rác hữu cơ gây ô nhiễm sẽ được thu
gom hàng ngày.Các loại rác vô cơ sẽ thu gom và các ngày thứ hai, tư, sáu. Ngoài ra
trong quá trình thực hiện dự án, Công ty sẽ phối hợp với chính quyền phường, Hội
phụ nữ, Đoàn thanh niên, cụm dân cư, toỏ dân phố, các cơ quan xí nghiệp trên địa
bàn phường để theo dõi, nhắc nhở, động viên nhân dân thực hiện tốt thao tác phân
loại rác thải tại nguồn. Các đội trực tiếp thu gom ở địa bàn sẽ làm báo cáo vắn tắt
về tình hình vận hành dự án vào cuối tháng ở công ty để tiếp tục rút kinh nghiệm
phục vụ cho việc báo cáo củng cố và mở rộng mô hình. Điều này có thể đảm bảo
cho dự án hoạt động tốt vì nhân dân được tham gia kiểm tra hướng dẫn thường
xuyên liên tục và gúp cho Công ty có được các thông tin cập nhật về chất lượng
dịch vụ và nhu cầu của nhân dân để chất lượng phục vụ của công ty ngày một tốt
hơn.
3.Quyền lợi và trách nhiệm của chính quyền địa phương, đoàn thể và các

hộ dân cư.
3.1.Quyền lợi.
Nhân dân sẽ được cấp miễn phí các thiết bị để thực hiện việc phân loại rác
tại gia đình: Túi nilon được sử dụng trong tháng đầu, thùng rác để phục vụ việc
phân loại rác. Nhân dân cũng dược công ty kết hợp với chính quyền, đoàn thể để
hướng dẫn cách phân loại rác và dược công nhân của công ty Môi trường đến thu
gom.
3.2.Trách nhiệm.
Nhân dân có trách nhiệm sử dùng thùng đúng mục đích, bảo vệ thùng tốt để
thực hiện tốt và triệt để việc phân loại rác.Trường hợp các hộ gia đình làm mất
thùng phải tự trang bị tiếp tục thực hiện việc phân loại rác theo quy định chung.
Chấp hành đúng lịch đổ rác đã quy định. Không vứt rác bừa bãi ra đường.
Đóng phí thu dọn vệ sinh đầy đủ đúng hạn. Chủ động phối hợp với công ty Môi
trường đô thị và chính quyền địa phương, các đoàn thể và mọi cá nhân trong cộng
đồng để thực hiện tốt chủ trương chung về phân loại, thu gom rác.
Với các hình thức đầu tư như trên, các nhân tố để dự án thành công được
đảm bảo , mặt khác chúng ta còn nắm bắt nhanh được tâm lí, nhu cầu của nhân dân
để có thể điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn sao cho hoạt động của dự án phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân.
III.XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI
NGUỒN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM Ở PHƯỜNG AN BIÊN.
Phường An Biên được lựa chọn làm nơi thực hiện dự án vì nhiều lí do
khách quan. Phường An Biên là một phường trung tâm của thành phố Hải Phòng,
có ảnh hưởng lớn về mặt tác động cộng đồng tới đông đảo nhân dân của thành phố
với diện tích là 18,2 ha. Phường có nhiều tuyến phố chính.
BẢNG 3.2: CÁC TUYẾN PHỐ CHÍNH CẦN QUẢN LÍ

TÊN ĐƯỜNG PHỐ Giới hạn Các ngõ
Nguyễn Đức Cảnh
Số nhà 32 đến 94 33,34,36,43,49,55,57,6

2,79,83,85,88,94
Hai Bà Trưng 89-197(bên lẻ) và 122-
260(bên chẵn)
103,133,143,145,149,1
53,126,138,140,170,184
,186,218,242,260
Cát Cụt 2-102(bên chẵn) và 1
–119(bên lẻ)
9,37,41,47,85,113,26,5
6,58,74,86,43
Mê Linh 2-102(bên chẵn) và 1-
119(bên lẻ)
68
Nguồn:Công ty môi trường đô thị Hải Phòng
Cơ cấu dân cư
Theo số liệu thống kê của chính quyền phường, tính đến ngày 31 tháng 10
năm 2001, toàn phường có 1.904 hộ gia đình với 7.247 nhân khẩu, được chia ra
sinh hoạt tại 59 tổ dân phố trong 8 khu dân cư. Cụ thể dược tổng hợp qua bảng sau:
BẢNG 3.3:CƠ CẤU DÂN CƯ PHƯỜNG AN BIÊN

STT Khu dân cư Số hộ gia đình Số nhân khẩu
1 Khu dân cư số 1 306 1.198
2 Khu dân cư số 2 260 976
3 Khu dân cư số 3 185 729
4 Khu dân cư số 4 236 892
5 Khu dân cư số 5 255 952
6 Khu dân cư số 6 204 786
7 Khu dân cư số 7 215 802
8 Khu dân cư số 8 243 912
Tổng số 1.904 7.247

Nguồn:Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng

×