Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NHTMCP CÔNG THƯƠNG THỦ THIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
……………………….

PHAN PHÚ QUỐC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH
NHTMCP CÔNG THƯƠNG THỦ THIÊM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố.Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2011
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
……………………….

PHAN PHÚ QUỐC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH
NHTMCP CÔNG THƯƠNG THỦ THIÊM

Ngành: Quản trị kinh doanh thương mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. LÊ THÀNH HƯNG

Thành phố.Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2011

 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu thực trạng và
giải pháp công tác tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm” do Phan Phú Quốc, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:____________________
.

Ths. Lê Thành Hưng
Người hướng dẫn

______________________
Ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

_________________________

Ngày tháng năm 2011


Ngày tháng năm 2011

 


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cha mẹ tôi, người
đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi, tạo điều kiện cho tôi được học tập để có kiến
thức làm hành trang bước vào đời.
Cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích cả về chuyên môn và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn thầy Ths Lê Thành Hưng – người đã tận tình hướng
dẫn, cho tôi những lời khuyên thật hữu ích, giúp đỡ và động viên tôi để tôi có thể hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn Ban Giám Đốc Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm cùng
toàn thể các anh chị trong ngân hàng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại
đây. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Chị Đỗ Thị Thanh Thúy- Trưởng phòng giao dịch số 01,
đã cho tôi cơ hội được thực tập tại chi nhánh và giúp đỡ tôi rất nhiều. Kế đến tôi muốn
gởi lời cảm ơn Anh Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp chỉ dẫn cho tôi tiếp cận thực tế và
tham gia các công việc của ngân hàng cũng như nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu
thập số liệu và cho tôi những lời khuyên hữu ích.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi – những người đã theo tôi
trong suốt 4 năm đại học, đã chia sẻ với tôi những buồn vui trong học tập và cuộc
sống.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phan Phú Quốc


 


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAN PHÚ QUỐC. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp công tác tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm”.
PHAN PHÚ QUỐC. July 2011. “Research of the reality and solutions about
credit operations for small and medium enterprises at Vietnam joint stock
commercial bank for industry and trade – Thu Thiem branch”.
Nội dung chủ yếu của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng đối với DNNVV
bao gồm phân tích hoạt động kinh doanh cùng với phân tích hoạt động cho vay đối với
DNNVV tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm. Thông qua việc nghiên
cứu thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh cùng với
phương pháp so sánh từ các nguồn số liệu thứ cấp qua 2 quý năm 2010 và các ý kiến
nhân viên tín dụng tại Chi nhánh nhằm làm rõ các chỉ tiêu mở rộng cho vay trên các
phương diện về qui mô, hình thức, đối tượng, nguồn vốn huy động v.v. Trên cở sở đó,
tác giả đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc mở rộng tín dụng và đề
xuất các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đạt hiệu quả hơn tại Chi nhánh trong thời
gian tới.
Qua quý 3-4/2010 phân tích cho thấy, Chi nhánh có sự tăng trưởng và mở rộng
tín dụng đối với DNNVV trên nhiều phương diện, nhưng Chi nhánh chưa thực hiện
đúng theo kế hoạch được đề ra. Và cần có những biện pháp khắc phục để góp phần mở
rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV cho Chi nhánh.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iv

NỘI DUNG TÓM TẮT ...................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.4.Cấu trúc luận văn ...................................................................................................3
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN..................................................................................................................4
2.1.Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương
VN ................................................................................................................................4
2.1.1.Tổng quan ........................................................................................................4
2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ....................................................5
2.2.Tổng quan về Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm ............................6
2.2.1. Giới thiệu về Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm ......................6
2.2.2. Bộ máy quản lý ...............................................................................................8
2.2.3. Một số quy định về Hình thức vay vốn của Ngân hàng..............................10
2.3. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của Chi nhánh .......................................12
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................14
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................14
3.1.1. Khái niệm, phân loại, vai trò và đặc điểm của DNNVV ..............................14
3.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV ..........................................................17
3.1.3. Mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng thương mại ....................20
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối ………………. .............23
 


v


3.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................25
3.2.1. Hệ thống các Chỉ tiêu để đánh giá ................................................................25
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................25
Thu thập số liệu thứ cấp ..........................................................................................25
Thu thập thông tin, kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động cho vay tại các
phòng của Chi nhánh qua các quý. .........................................................................25
Các tạp chí, bài báo, tài liệu nghiên cứu về ngân hàng. .........................................25
Thu thập số liệu sơ cấp ...........................................................................................25
Thu thập thông tin từ các nhân viên tín dụng tại Chi nhánh và Giảng viên trường
Đại học Nông lâm TP.HCM ...................................................................................26
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................26
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................26
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................27
4.1. Cơ chế hoạt động tín dụng tại NHTMCP Công Thương VN .............................27
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ
Thiêm qúy 3-4/2010 ...................................................................................................28
4.2.1 Về huy động vốn ............................................................................................28
4.2.2 Hoạt động Cho vay tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm quý
3-4/2010 ..................................................................................................................37
4.2.3 Hoạt động khác. .............................................................................................46
4.2.4 Kết quả hoạt động kinh Doanh ......................................................................46
4.3. Thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm quý 3-4/2010 ..................................................48
4.3.1 Cơ cấu dư nợ đối với DNNVV tại Chi nhánh ...............................................49
4.3.2 Nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNNVV......................................................58
4.4. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi Nhánh NHTMCP Công

Thương Thủ Thiêm ....................................................................................................58
4.4.1. Những thành công .........................................................................................58
4.4.2. Những hạn chế ..............................................................................................59
4.4.3. Nguyên nhân .................................................................................................59
vi


4.5. Đinh hướng và giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm .........................................................................60
4.5.1. Định hướng chung ........................................................................................60
4.5.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm .................................................................................................60
Chương 5 .......................................................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................72
5.1. Kết luận ...............................................................................................................72
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................73
5.2.1. Đối với Ngân hàng ........................................................................................73
5.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước .........................................................................73
5.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN

Chi nhánh

CT


Công Ty

DN

Doanh Nghiệp

DNNN

Doanh Nghiệp Nhà Nuớc

DNNVV

Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa

DSCV

Doanh Số Cho Vay

KD

Kinh doanh

KH:

Khách Hàng

NH

Ngân hàng


NHNNVN

Ngân Hàng Nhà Nuớc Việt Nam

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

NHTMCP

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

TCTD

Tổ Chức Tín Dụng

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TSĐB

Tài Sản Đảm Bảo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm

Phân Theo Giới Tính Và Trình Độ Văn Hóa ..................................................................7
Bảng 2.2: Sơ Lược Tình Hình Kinh Doanh Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương
Bảng 3.1: Qui Mô DNNVV Phân Theo Khu Vực Kinh Doanh ....................................14
Bảng 4.1: Lãi Suất Huy Động VNĐ Đối Với KH Cá Nhân Trên Thị Trường Được
Bảng 4.2: Kết Quả Huy Động Vốn Theo Thời Hạn Tại Chi Nhánh NHTM Công
Bảng 4.3: Nguồn Vốn Huy Động Theo VNĐ Và Ngoại Tệ Tại Chi nhánh NHTMCP
Công Thương Thủ Thiêm Qua Quý 3-4/2010 ...............................................................34
Bảng 4.4: Tổng Hợp Nguồn Vốn Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm
Quý 3-4/2010 .................................................................................................................35
Bảng 4.5: DSCV – Thu nợ - Dư nợ ...............................................................................37
Bảng 4.6: Dư Nợ Phân Theo Nhóm Khách Hàng Tại Chi Nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm Trong 2 Quý Cuối Năm 2010 .......................................................39
Bảng 4.7: Số Lượng Khách Hàng Vay Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ
Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................................................................40
Bảng 4.8: Dư Nợ Phân Theo Thời Hạn Tín Dụng Tại Chi Nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ................................................................................42
Bảng 4.9: Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ..............................................................................................43
Bảng 4.10: Kết Quả Hoạt Động Dịch Vụ ......................................................................46
Bảng 4.11: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ..............................................................................................47
Bảng 4.12: DSCV, Dư Nợ, Doanh Số Thu Nợ Của DNNVV Tại Chi Nhánh NHTMCP
Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ......................................................................48
Bảng 4.13: Số Lượng Khách Hàng DNNVV Phân Theo Thành Phần Kinh Tế Tham Gia
Vay Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Tính Tới 31/12/2010 .............50
Bảng 4.14: Dư Nợ DNNVV Phân Theo Thành Phần Kinh Tế Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................51

ix



Bảng 4.15: Dư Nợ Đối Với DNNVV Theo Ngành Nghề Kinh Doanh Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................53
Bảng 4.16: Dư Nợ Phân Theo Thu Nhập DNNVV Tại Chi Nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ................................................................................55
Bảng 4.17: Dư Nợ Đối Với DNNVV Theo Thời Hạn Tín Dụng Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................56
Bảng 4.18: Dư Nợ Tín Dụng Theo Mức Độ Tín Nhiệm Đối Với DNNVV Tại Chi
Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .........................................57
Bảng 4.19 : Dự Kiến Tiếp Thị Tại Chi Nhánh Theo Các Giai Đoạn Đến Năm 2020 ..61
Bảng 4.20: Dự Kiến Chi Phí Công Tác Tiếp Thị Tại Chi Nhánh Qua Các Giai Đoạn
Đến Năm 2020 ...............................................................................................................62
Bảng 4.21: Dự Kiến Số Phòng Giao Dịch, Máy ATM, Nhân Viên Tư Vấn Tại Quầy
Tăng Thêm Theo Các Giai Đoạn Đến 2020 ..................................................................63
Bảng 4.22 : Dự Kiến Số Tiền Tặng KH Gửi TiềnTại Chi Nhánh Theo Các Giai Đoạn
Đến Năm 2020................................................................................................................63
Bảng 4.23: Dự Kiến Nguồn Vốn Huy Động Được Tại Chi Nhánh Theo Các Giai Đoạn
Đến Năm 2020 ...............................................................................................................64
Bảng 4.24: Dự Kiến Số Lần Tiếp Xúc Của Chi Nhánh Với DNNVV, Tổ Chức Kinh
Tế, Hiệp Hội DNNVV Trên Địa Bàn Quận 2 ...............................................................65
Bảng 4.25: Dự Kiến Chi Phí Cho Công Tác Đào Tạo Cho Nhân Viên Chi Nhánh Theo
Các Giai Đoạn Đến Năm 2020 ......................................................................................66
Bảng 4.26: Dự Kiến Kết Quả Số DNNVV Hợp Tác Toàn Diện Với Chi Nhánh Theo
Các Giai Đoạn Đến Năm 2020 ......................................................................................67
Bảng 4.27: Dự kiến kết quả đạt được đối với DNNVV tại Chi nhánh qua các giai đoạn
đến 2020 ........................................................................................................................71

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Và Trình Độ Văn Hóa .............................7
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm ......8
Hình 4.1: Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Theo Thời Hạn Tại Chi Nhánh NHTMCP
Công Thương Thủ Thiêm Qua Quý 3-4/2010 ...............................................................33
Hình 4.2: Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Theo VNĐ Và Ngoại Tệ (Quy Ra VNĐ) Tại
Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Qua 2 Quý 3-4/2010........................34
Hình 4.3:Tình Hình Nguồn Vốn Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm
Quý 3 – 4/2010 ..............................................................................................................36
Hình 4.4: DSCV – Thu Nợ - Dư Nợ Tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ
Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................................................................38
Hình 4.5: Cơ Cấu Dư Nợ Theo Nhóm Khách Hàng Tại Chi Nhánh NHTMCP Công
Thương Quý 3-4/2010 ...................................................................................................39
Hình 4.6: Số Lượng Khách Hàng Tham Gia Vay Tại Chi Nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ................................................................................41
Hình 4.7: Cơ cấu Dư Nợ Phân Theo Thời Hạn Tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm Quý 3-4/2010. .............................................................................................42
Hình 4.8: Dư Nợ Phân Theo Thành Phần Kinh Tế Tại Chi Nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ................................................................................43
Hình 4.9: Tình Hình Thu- Chi Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm
Quý 3-4/2010 .................................................................................................................47
Hình 4.10: Tình Hình DSCV, Dư Nợ , Thu Nợ Đối Với DNNVV Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................49
Hình 4.11: Cơ Cấu Thành Phần Phần Khách Hàng DNNVV Tại Chi Nhánh NHTMCP
Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 ......................................................................50
Hình:4.12: Dư Nợ DNNVV Phân Theo Thành Phần Kinh Tế Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................52
Hình 4.13 Dư Nợ Đối Với DNNVV Theo Ngành Nghề Kinh Doanh Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................54
xi



Hình 4.14: Dư Nợ Đối Với DNNVV Theo Thời Hạn Tín Dụng Tại Chi Nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .....................................................56
Hình 4.15: Cơ Cấu Dư Nợ Tín Dụng DNNVV Theo Mức Độ Tín Nhiệm Tại Chi
Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm Quý 3-4/2010 .........................................57

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục số 01 : NĐ 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phụ lục số 02 : NĐ 36/2006/QĐ-UBND về thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Đặt vấn đề
Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập của nền kinh tế thế giới. Chính vì
thế, trong những năm qua Chính phủ luôn cải cách hoàn thiện thủ tục nhằm tạo ra nền
kinh tế trong nước thông thoáng, thuận lợi cho Doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp
(DN) đặc biệt là Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng được mở rộng hoạt
động kinh doanh, số lượng DN tăng lên đáng kể. Đi kèm với sự tăng trưởng đó là nhu
cầu vốn của nền kinh tế được tăng lên. Có nhiều cách để DNNVV huy động nguồn
vốn; một trong những nguồn vốn đáng tin cậy, thuận tiện nhất hiện nay để DNNVV
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chính là nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân

hàng. Mặt khác, DNNVV cũng là một trong những đối tượng để ngân hàng huy động
nguồn vốn.
Cơ chế thông thoáng và thủ tục đơn giản đã giúp DNNVV trong nước tăng lên
về mặt chất lượng và cả số lượng. Do vậy, các DNNVV trên địa bàn quận 2 và các
quận lân cận trên địa bàn TP.HCM luôn đa dạng về quy mô, hoạt động kinh doanh trên
nhiều lĩnh vực đang rất cần vốn. Hiện tại, Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần
(NHTMCP) Công Thương Thủ Thiêm mới đi vào hoạt động 6 tháng nên quy mô tín
dụng trên các phương diện như: dư nợ theo thời hạn tín dụng; dư nợ theo thành phần
kinh tế; số lượng khách hàng (KH) còn nhỏ; và chưa đa dạng về đối tượng, đơn điệu
về hình thức, khả năng cạnh tranh chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lực lượng và
mạng lưới giao dịch còn mỏng. Do đó, Chi nhánh chưa đáp ứng nhiều cho nhu cầu và
tiềm năng phát triển của các DNNVV trên địa bàn.
Mặt khác, trong năm 2011 lạm phát đang ở mức cao làm lãi suất cho vay tại các
NHTM cũng cao, cộng với giá xăng và điện tăng lên đẩy chi phí đầu vào của DN tăng
lên. Đặc biệt là Chính phủ đang áp dụng Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, chỉ
thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 về hạn mức tăng tưởng tín dụng dưới 20%/năm, và
 


có sự cạnh tranh lãi suất huy động vốn từ các NHTM đẩy lãi suất cho vay tăng cao.
Điều đó, làm các NHTM phải hạn chế cho vay, đồng thời gây khó khăn cho phát triển
mở rộng hoạt động kinh doanh cho DNNVV. Vì Chi nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm là một Chi nhánh mới đi vào hoạt động, có dư nợ khách hàng (KH) nói
chung và dư nợ đối với DNNVV nói riêng còn khá thấp; đối tượng DN được Chi
nhánh phục vụ, thu nhập của Chi nhánh (CN) đối với DNNVV còn nhỏ, v.v nên được
NHTMCP Công Thương VN ưu tiên mở rộng thị phần trên địa bàn nhưng được thực
hiện dựa trên những chính sách chung của hệ thống NHTMCP Công Thương VN. Do
vậy, Chi nhánh phải có những chính sách phù hợp nhằm duy trì khách hàng vừa qua
đồng thời mở rộng tín dụng đến với khách hàng mới, trong đó có DNNVV.
Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra các giải pháp mở rộng

tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh là vấn đề cần thiết có ý nghĩa thực tiễn. Chính
vì lý do đó cùng với sự hướng dẫn của giảng viên trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ
Thiêm, tác giả quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu thực trạng và giải pháp công tác
tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm”
làm nghiên cứu cho luận án tốt nghiệp.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Tìm hiểu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại
Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm từ 6/2010. Từ đó, đưa ra những giải
pháp nhằm cải thiện hoạt động cho vay tín dụng đối với DNNVV tại Chi Nhánh trong
thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại tại Chi nhánh NHTMCP Công
Thương Thủ Thiêm trong 2 quý 3-4/2010.
- Thực trạng hoạt động mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm trong 2 quý 3-4/2010.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác mở rộng cho vay tại Chi nhánh.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phòng tín dụng Chi nhánh NHTMCP Công Thương
Thủ Thiêm.
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực tập và hoàn thành đề tài từ ngày 25/03/2011
đến ngày 25/05/2011. Các số liệu lấy trong 2 quí 3/2010 và quí 4/2010.
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu thực trạng và phân tích hoạt động tín dụng
DNNVV tại Chi nhánh.
1.4 .Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 5 chương
Chương I: Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn đề tài, mục đích của việc nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của đề tài.
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm.
Chương III: Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày những vấn đề lý luận đến hoạt động mở rộng tín dụng và giới thiệu
các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của
đề tài.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đi sâu vào việc phân tích, đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng tại Chi nhánh
NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm
mở rộng tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương V: Kết luận và Kiến Nghị
Trên cơ sở phân tích ở chương IV rút ra kết luận và đồng thời đưa ra kiến nghị
giúp cho hoạt động tín dụng ngân hàng ngày có hiệu quả.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công
Thương VN
2.1.1.Tổng quan
-

Giấy phép thành lập Ngân hàng Công thương Việt nam số 67/QĐ-NH5 của

ngân hàng nhà nước (NHNN) cấp ngày 27/03/1995.

-

Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam số 142/GP-NHNN của NHNN cấp 03/07/2009.

-

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch
và đầu tư Hà Nội cấp 03/07/2009.

-

Tên gọi Doanh nghiệp: “NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM”

-

Tên giao dịch đối ngoại: “VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
FOR INDUSTRY AND TRADE”

-

Tên viết tắt: VIETINBANK

Logo:
Địa chỉ doanh nghiệp: Số 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại:


84.4.3942.1032

.

Website:

Http://www.vietinbank.vn.

Fax: 84.4.3942.1032

.

Sứ mệnh: Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa
năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị
cuốc sống.
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong
nước và Quốc tế.
 


Giá trị cốt lõi:
- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được
quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được
quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Triết lý kinh doanh:
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
- Sự thịnh vượng của khách hàng là thành công của NHTMCP Công Thương VN.

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.
2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền
thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng
chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng
03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức
được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN
theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định
1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam.
NHTMCP Công Thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp
ngày 03/07/2009.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Vietinbank đã phát triển
khắp cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng
giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 05 Văn phòng đại
diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng
5


khoán Ngân hàng Công thương (VietinbankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài
chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công
thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ
thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra, NHTMCP Công Thương VN còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng
Indovina, góp vốn vào 08 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài

chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su
Phước Hòa, v.v. Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế
tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ngân Hàng TMCP Công Thương VN là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
2.2.Tổng quan về Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm
2.2.1. Giới thiệu về Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm
a) Địa bàn hoạt động
Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm mới chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 21/06/2010 với 1 trụ sở chính tại 208 Trần Não, phường Bình An, Q.2
TP.HCM, và 2 phòng Giao dịch: Phòng giao dịch 01, Phòng giao dịch 05. Quận 2 là
một địa bàn gần trung tâm thành phố, tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp
thương mại. Chính vì lý do đó, số lượng DN trên địa bàn đã và đang dần tăng lên. Do
đó, Chi nhánh đang dần hoàn thiện và tự khẳng định nhằm mục tiêu tạo uy tín, thu hút
nhiều KH tiềm năng đến với NH, tạo thành công chung cho toàn hệ thống NHTMCP
Công Thương VN.
b) Tình hình nhân sự
Tổng số nhân viên của Chi nhánh tính đến cuối tháng 12 năm 2010 là 42 người.
Chi nhánh đang có xu hướng mở rộng các điểm giao dịch trên địa bàn nhằm thuận tiện
cho khách hàng giao dịch. Chính vì thế, số lượng nhân viên sẽ được tăng cường trong
thời gian tới.

6


Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Tại Chi Nhánh NHTMCP Công Thương Thủ
Thiêm Phân Theo Giới Tính Và Trình Độ Văn Hóa

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

1.Phân theo giới tính

42

100

Nam

16

38,1

Nữ

26

61,9

2. Phân theo trình độ

42

100


8

19,05

33

78.57

1

2.38

Trên đại học
Đại học
Cao đẳng

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Hình 2.1: Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Và Trình Độ Văn Hóa

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm cũng như bất kỳ tổ chức nào
khi đi vào hoạt động kinh doanh, đều xem yếu tố con người là quan trọng hàng đầu
làm nên thành công của tổ chức đó. Do vậy, khi bắt đầu đi vào hoạt động, Chi nhánh
đã đầu tư thu hút nhân tài.
Qua bảng 2.1 và hình 2.1, nhân viên được phân theo giới thì tổng nhân viên
nam là 16, số nhân viên nữ là 26, tương ứng với tỷ trọng là 38,1% và 61,9%. Tỷ trọng
nhân viên nữ đang chiếm ưu thế. Nhân viên được phân theo trình độ: trên đại học
chiếm tỷ trọng là 19,05%; đại học chiếm 78,57%, cao đẳng chiếm 2,38%. Tỷ trọng số
lượng nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất.
7



Nhìn chung, mặt bằng nhân viên có tuổi đời còn rất trẻ, năng động, nhiệt tình,
và có trình độ văn hóa cao. Đó cũng là chính sách tuyển dụng nhân viên của Chi nhánh
nhằm tạo nền tảng vững chắc ban đầu và cho cả tương lai.
2.2.2. Bộ máy quản lý
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Chi nhánh NHTMCP Công Thương Thủ Thiêm

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính.
b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc gồm 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Ban giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, chỉ đạo thực hiện
đúng các chức năng, nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
+ Hoạch định chiến lược kinh doanh, lập hội đồng khen thưởng, kỷ luật cho
công nhân viên. Ký duyệt các hồ sơ vay vốn.
+ Cụ thể: Giám đốc làm chủ tịch các hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật,
Hội đồng lương, Hội đồng tuyển dụng v.v, 1 phó giám đốc trực tiếp điều hành công tác
kế toán, dịch vụ ngân hàng, công tác tiền tệ kho quỹ, công tác hành chính. Chịu trách
nhiệm chỉ đạo quản lý, sử dụng tài sản Chi nhánh an toàn hiệu quả đúng mục đích, Phó
giám đốc còn lại trực tiếp ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đồng thời còn là
trưởng ban phát triển nguồn vốn, v.v.

8


- Phòng khách hàng doanh nghiệp: khai thác nguồn vốn, tiếp nhận các nhu
cầu vay của khách hàng là tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhu cầu và
muốn được thoả mãn các nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Phòng khách hàng cá nhân: khai thác, tìm hiểu, tiếp nhận, thoả mãn và phát

triển nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của các khách hàng cá nhân. Các nhu cầu
về tiền gửi tiết kiệm, chuyển tiền, vay tiêu dùng v.v.
- Các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm: thực hiện huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm,
tiền nhàn rỗi trong dân cư v.v, tạo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của NH.
- Phòng/ Tổ quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề: hỗ trợ giám sát các phòng/tổ Chi
nhánh, tổng hợp thực hiện và tổng hợp báo cáo rủi ro, chỉ đạo công tác giám sát về
công tác hoàn thiện hồ sơ tín dụng; tiếp nhận và kiểm tra kết quả phân loại nợ; trích
lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh v.v.
- Phòng Kế Toán Giao Dịch: thực hiện các công việc kế toán liên quan đến
các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, thanh toán nội bộ trong hệ thống, thanh toán
bù trừ v.v. Đồng thời thu - chi của ngân hàng cũng như mọi mặt hoạt động khác.
- Phòng Tiền tệ Kho quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trong ngày, chi trả
lương cho cán bộ công nhân viên, kiểm ngân, giữ hộ tài sản, quản lý các giấy tờ có giá,
giấy tờ cầm cố, thế chấp, sổ tiết kiệm v.v.
- Phòng Tổ Chức - Hành Chính: phụ trách về mảng hành chính, nhân sự, tổ
chức đào tạo, quản lý nhân viên, quản lý tất cả các công việc hành chính khác như tiếp
tân, mua sắm, tổ chức các hoạt động tập thể phong trào v.v.
-

Phòng Thông Tin Điện Toán: phụ trách về mảng số liệu trên máy tính,

quản lý hệ thống mạng nội bộ, sửa chữa bảo trì, truyền các số liệu trên mạng nội bộ
của NHTMCP Công Thương VN.
-

Phòng Giao Dịch: Bao gồm phòng Giao Dịch Số 01 và Phòng Giao Dịch số

05 đều thực hiện các giao dịch với khách hàng như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán,
theo yêu cầu của khách hàng và chuyển mọi thông tin số liệu về trụ sở Chi nhánh.
c)


Hoạt động chính của ngân hàng
- Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng.
- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ.
9


- Thanh toán và tài trợ thương mại
- Bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Ngân quỹ (mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá v.v).
- Thẻ và ngân hàng điện tử (VISA Card, MASTER Card, thẻ EPARTNER,
SMSBanking, PhoneBanking, InternetBanking).
- Các hoạt động khác.
2.2.3. Một số quy định về Hình thức vay vốn của Ngân hàng
NHTMCP Công Thương VN cho vay tất cả các khách hàng là cá nhân, tổ chức
kinh tế Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ. Trừ các
khách hàng mà pháp luật cấm giao dịch, mua bán, chuyển nhượng.
a) Các điều kiện vay vốn
- Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của Pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả
và kèm theo phương án trả nợ hợp lý.
- Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của
pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:
+ Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ
quyền vay vốn của đơn vị chính..
+ Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị
chính. Phải có văn bản bảo lãnh của TCTD, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị

chính vay.
b) Thời hạn cho vay
NHTMCP Công Thương VN và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ
vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư,
khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHTMCP Công Thương
VN. Thời hạn cho vay được chia làm 3 loại sau:
Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.
10


Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
c) Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vay
vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NH và KH xác định và thỏa thuận một hạn
mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định. KH thanh toán lãi hàng tháng,
thanh toán vốn theo các kỳ hạn khác nhau được quy định trên giấy nhận nợ.
- Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho KH vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NH chấp
nhận cho KH được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán
tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền
mặt là đại lý của NH.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NH thỏa thuận bằng văn
bản chấp thuận cho KH chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH phù hợp
với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức
dịch vụ thanh toán.
- Các loại hình cho vay theo phương thức khác: Tùy theo nhu cầu của KH và thực

tế phát sinh, NH xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm
hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật.
d) Hồ sơ vay
1.Giấy đề nghị vay vốn
2. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp:
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty (nếu có)
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
3. Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Quyết toán 2 năm gần nhất
4. Phương án vay vốn và hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn vay, gồm:
- Vay vốn bỏ sung vốn lưu động, thanh toán tiền hàng trong nước: các hợp đồng
mua hàng, hợp đồng ủy thác, hóa đơn thanh toán, v.v.
11


×