Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.85 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******************

PHAN THỊ CÚC

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************

PHAN THỊ CÚC

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Ths. LÊ THÀNH HƯNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN
LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA
TÂN TIẾN” do Phan Thị Cúc, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày___________________ .

Ths Lê Thành Hưng
Người hướng dẫn,

Ngày.......... tháng ------ năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ký tên

Ngày... tháng ......... năm 2008

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên

ngày ......... tháng..... năm 2008


LỜI CẢM TẠ
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên
tôi chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành và có được
như ngày nay.
Các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TpHCM đã truyền đạt

cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu đó là hành trang hết sức cần thiết để tôi có
thể bước vào đời một cách vững chắc, không biết làm gì hơn ngoài lời cảm ơn và tôi sẽ
cố gắng phấn đấu phát huy những gì mà thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy. Và đặc biệt
hơn nữa, xin gửi lòng biết ơn đến Thạc sĩ Lê Thành Hưng, người đã hướng dẫn tôi thật
tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cám ơn đến Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân
Tiến, các phòng ban trong Công ty, đặc biệt là anh Khánh, anh Tùng và chị Oanh ở
phòng Bán đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã cùng
tôi học tập và vui chơi đó là khoảng thời gian để lại những dấu ấn tốt đẹp nhất thời
sinh viên dưới mái trường Đại Học Nông Lâm.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào, bạn bè tôi luôn thành
công và Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến luôn phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
PHAN THỊ CÚC


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAN THỊ CÚC. Tháng 06 năm 2011. “Định Hướng Chiến Lược Sản Xuất
Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến”.
PHAN THI CUC. June 2011. “Study on Oriented Strategy for Producing
Business of Tan Tien Plastic Packaging Jiont Stock Company”.
Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến đã phát triển rất nhanh kể từ khi được
cổ phần hóa vào năm 2004, ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên
thương trường. Công ty đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp nhu cầu ứng
ngày càng cao của khách hàng. nhờ vậy mà Công ty nhận được những giải thưởng rất
cao trong top các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Đề tài thực hiện với mục tiêu là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn cũng như cơ hội, thách
thức làm cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty. Từ đó đề xuất chiến
lược kinh doanh và những giải pháp phù hợp để Công ty phát triển sản xuất một cách
hiệu quả nhất.
Bằng việc thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp làm cơ sở để phân tích các yếu
tố vĩ mô và vi mô từ đó tìm ra các cơ hội, thách thức và điểm mạnh cũng như các điểm
yếu của công ty. Từ các yếu tố phân tích đó, chúng ta áp dụng kỹ thuật phân tích
SWOT, sử dụng ma trận SPACE, ma trận định lượng trong hoạch định chiến lược
QSPM. Từ ma trận SWOT, SPACE và QSPM chúng ta cũng đã xác định chiến lược
cho Công ty là chiến lược phát triển thị trường và khác biệt hóa sản phẩm.
Để đẩy mạnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tạo ra những sản phẩm
khác biệt thì công ty cần phải tổ chức lực lượng nhân sự có đủ trình độ và nhiệt huyết,
đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, công tác Marketing
hiệu quả, hoàn thiện công tác tài chính kế toán.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Không gian nghiên cứu

2

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.3. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


4

2.1. Sơ lược về tình hình Công ty

4

2.1.1. Giới thiệu chung

4

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty

5

2.1.3. Vị thế, lĩnh vực và thị trường kinh doanh

6

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

8

2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

9

2.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

9


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

9

2.3. Cơ cấu nhân sự của công ty

12

2.4. Các giải thưởng Công ty đã đạt được

13

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh

14

3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược

15

3.1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

16


3.1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

23

3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

24
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Tình hình chung về thị trường ngành nhựa Việt Nam

25

4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2010

26


4.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2010

26

4.2.2. Tình hình khả năng sinh lời năm 2010 của Công ty

28

4.2.3. Tình hình tài chính giai đoạn 2009-2010

29

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của công ty

30

4.3.1. Môi trường bên ngoài vĩ mô

30

4.3.2. Môi trường bên ngoài vi mô (môi trường cạnh tranh )

37

4.3.3. Môi trường bên trong

44

4.4. Mục tiêu phát triển Công ty giai đoạn 2011-2016


50

4.4.1. Mục tiêu trong năm 2011

50

4.4.2. Mục tiên dài hạn đến năm 2016

50

4.5. Công cụ hoạch định chiến lược

50

4.5.1. Ma trận SWOT

50

4.5.2. Ma trận SPACE

52

4.5.3. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM)

53

4.6. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược

56


4.6.1. Giải pháp Phát triển nguồn nhân lực

56

4.6.2. Giải pháp hạ giá thành sản phẩm

57

4.6.3. Giải pháp tăng cường hoạt động Makerting

58

4.6.4. Giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển

59

4.6.5. Hoàn thiện công tác tài chính kế toán

59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị


61

5.2.1. Đối với Công ty

61

5.2.2. Đối với nhà nước

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNĐKKD

Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh

GCNCP

Giấy Chứng Nhận Cổ Phần

TTP

Mã Chứng Khoán Công ty Cổ Phần Bao bì Nhựa Tân Tiến


PE

Chất polietylen

ĐVT

Đơn vị tính

VN

Nước Việt Nam

Tp

Thành Phố

QA

Phòng Đảm Bảo Chất Lượng

R&D

Nghiên Cứu và Phát Triển

ATLĐ

An Toàn Lao Động

PCCC


Phòng Cháy Chữa Cháy

GDP

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

ISO

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (International Organization For
Standardization)

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance)

QSPM

Ma Trận Định Lượng Các Chiến Lược Hoạch Định

SPACE

Ma Trận Vị Trí Chiến Lược

SWOT

Strengths, Weaknessess, Opportunities, Threats

USD

Đồng Đô La Mỹ


WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

APEC

Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương

AFTA

Khu Vực Mậu Dịch Tự Do

TNHH

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Cấu trúc của ma trận SWOT

21

Bảng 4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2010


26

Bảng 4.2. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời năm 2010

28

Bảng 4.3. Các Chỉ Tiêu Tài Chính giai đoạn 2009-2010

29

Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2005 đến dự kiến 2011

31

Bảng 4.5. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị

31

Bảng 4.6. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh

39

Bảng 4.7. Ma trận đánh giá môi trường bên ngooài

43

Bảng 4.8. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong

49


Bảng 4.9. Ma Trận SWOT

51

Bảng 4.10. Ma Trận SPACE

52

Bảng 4.11. Ma Trận QSPM – Nhóm chiến lược: thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, liên doanh liên kết

54

Bảng 4.12. Ma Trận QSPM – Nhóm chiến lược: khác biệt hóa sản phẩm, công nghệ,
tái cấu trúc cơ cấu

55

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giới thiệu một số sản phẩm của Công ty

7

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

9


Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cơ cấu lao động năm 2010

12

Hình 3.1. Mô Hình Thực Hiện Phương Án Chiến Lược

14

Hình 3.2. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện”

15

Hình 3.3. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh

17

Hình 3.4. Sơ đồ Ma trận SPACE

22

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện Tốc độ tăng trưởng doanh thu 03 năm 2008, 2009, 2010 và
dự kiến năm 2011

27

Hình 4.2. Biểu đồ Tỷ lệ so sánh giữa GDP với Lạm phát

31


Hình 4.3. Sơ Đồ Thể Hiện Quy Trình Sản Xuất

47

Hình 4.4. Biểu Đồ Ma Trận SPACE

53

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, sôi
động và là xu thế tất yếu đối với mọi nền kinh tế. Sự thâm nhập của hàng hóa từ nhiều
quốc gia khác nhau vào một thị trường sẽ ngày càng mạnh mẽ, kéo theo sự đấu tranh
ngày càng gay gắt của các nhà sản xuất. Tạo ra được những lợi thế cạnh tranh xuất
phát từ những khai thác lợi thế so sánh và khả năng tạo ra sự nhận biết rõ ràng về một
hàng hóa bằng các chiến lược sản xuất kinh doanh là một yêu cầu rất quan trọng để
giành giật thị trường.
Trong vòng hơn mười năm qua, ngành nhựa nói chung, đặc biệt là ngành công
nghiệp sản xuất bao bì nhựa nói riêng đã có những bước phát triển khá ấn tượng. Từ
chỗ phải nhập khẩu, đến nay ngành sản xuất này không những đã đáp ứng cơ bản nhu
cầu về bao bì của nhiều ngành kinh tế trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm ra hàng
chục nước trên thế giới , mang về một lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Phát biểu
tại Hội thảo, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành nhựa
trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Trong những năm gần đây, ngành nhựa
Việt Nam phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20-25%/năm,

ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế quốc gia. Để có
được những thành công ấy không thể không kể đến năng lực lãnh đạo của nhà nước,
chiến lược phát triển có hiệu quả của các doanh nghiệp. Đúng vậy, để tồn tại và phát
triển trong nền kinh tế này, các doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một chiến
lược kinh doanh đúng đắn. Nếu không có hoặc sai lầm trong việc xây dựng các chiến
lược kinh doanh thì gần như doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị thất bại trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và có thể dẫn tới bị phá sản.


Trong xu thế nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, Công ty
Cổ phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến luôn đặt câu hỏi: Làm sao để có thể tồn tại và đứng
vững trên thương trường? Làm sao để có thể vừa mở rộng sản xuất kinh doanh để nâng
cao thế cạnh tranh vừa cải thiện đời sống người lao động và làm tròn nghĩa vụ với Nhà
nước?..Để trả lời được câu hỏi trên Công ty phải có một định hướng chiến lược rõ
ràng, hợp lý trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng
như những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh, từ đó sẽ giúp Công ty có
những bước đi vững chắc trong quá trình phát triển hội nhập toàn cầu.
Xuất phát từ những lý do trên đồng thời được sự chấp thuận của giáo viên
hướng dẫn và Ban lãnh đạo Công ty nên tôi đã quyết định chọn đề tài : “Định hướng
chiến lược sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến”.
1.2. Mục tiêu nghên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội, thách thức làm cơ sở định
hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty.
Đề xuất chiến lược kinh doanh và những giải pháp phù hợp để Công ty phát
triển sản xuất một cách hiệu quả nhất.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến
1.3.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ 14/03/2011 đến 15/05/2011.
1.3.3. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan. Đồng thời tổng quan về Công ty
như : giới thiệu Công ty, sơ lược quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhệm
vụ các phòng ban, tình hình nhân sự Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2


Nêu lên các khái niệm, cơ sở lý thuyết về chiến lược kinh doanh và phương
pháp nghiên cứu được áp dụng cho đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Giải quyết những yêu cầu, nội dung đã đề cập ở các chương trước đồng thời
nêu ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa và các phân tích đã được đề cập, đưa ra các đề nghị đối với Công ty và Nhà nước
nhằm giúp Công ty hoạt động sản xuất ngày càng hiệu quả và phát triển.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về tình hình Công ty
2.1.1. Giới thiệu chung


Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN
Tên giao dịch quốc tế: TAN TIEN PLASTIC PACKAGING JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: TAPACK
Logo công ty:

Trụ sở chính : 117/2 Lũy Bán Bích – Phường Tân Thới Hoà – Quận Tân Phú – Tp.
HCM.

Điện thoại : (84-08) 39 612 279
Fax : (84-08) 39 612 641
Website : www.tapack.com


Email :
Giấy CNĐKKD : Số 4103002999 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh Cấp lần đầu ngày 28/12/2004, thay đổi lần thứ 05 ngày 25/11/2010.
Phương châm hoạt động của Công Ty : “Luôn là bạn đồng hành tin cậy cho
sản phẩm của các nhà sản xuất”.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty
Năm 1966: Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến được thành lập với tên gọi
ban đầu là Việt Nam Nhựa dẻo Công ty (Simiplast).
Sau giải phóng năm 1975, Công ty được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành
Nhà máy Nhựa Tân Tiến theo Quyết định số 45/CNn/TCQL ngày 13/01/1977 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp).
Ngày 07/5/1993, Doanh nghiệp nhà nước Nhà máy Nhựa Tân Tiến chính thức
được thành lập lại theo Quyết định số 451/CNn/TCLD của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
nhẹ.
Ngày 29/4/1994 được đổi tên thành Công ty Bao Bì Nhựa Tân Tiến theo Quyết

định số 449/QD-TCLD của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 2003: Đầu năm 2003, Công ty đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất
mới tại Khu Công nghiệp Tân Bình với tổng diện tích là 50.000 m2
Năm 2004: Thực hiện Quyết định số 624/QĐ-TCCB ngày 23/10/2002 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty Bao Bì nhựa Tân Tiến, ngày
28/12/2004 Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần với tên gọi chính thức là Công
ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến.
Ngày 27/11/2004, Công ty đã tổ chức Đại hội cổ đông thành lập và bầu ra Hội
đồng quản trị gồm 5 thành viên điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Năm 2006: Ngày 09/11/2006, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định số
70/UBCK-GPNY về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty Cổ Phần Bao Bì
NhựaTân Tiến trên Trung tâm GDCK Thành phố Hồ chí Minh. Số lượng cổ phiếu
niêm yết là: 10.655.000 cổ phiếu với tổng giá trị là 106.550.000.000 đồng (Mệnh giá:
10.000 đồng/01 cổ phiếu).

5


Ngày 24/11/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
cấp giấy chứng nhận số 46/2006/GCNCP/CNTTLK chứng nhận Cổ phiếu Công ty Cổ
phần NhựaTân Tiến đã đăng ký lưu ký chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 05/12/2006 (Mã chứng khoán: TTP).
Năm 2007: Trong năm 2007, Công ty chính thức đưa vào hoạt động dự án mở
rộng nhà xưởng tại Nhà máy bao bì số 2 (Khu công nghiệp Tân Bình)
Ngày 14/09/2007 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định số 172/UBCKĐKPH về việc chấp thuận cho Công ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến phát hành cổ
phiếu tăng vốn điều lệ công ty từ 106.550.000.000 đồng lên 150.000.000.000 đồng.
2.1.3. Vị thế, lĩnh vực và thị trường kinh doanh
Vị thế của Công ty
Công ty Cổ phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến được đánh giá là doanh nghiệp đứng

đầu trong ngành sản xuất bao bì mềm ở Việt nam, cùng bới Liskin, Tân Tiến là một
trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư dây chuyền sản xuất trục in hoàn chỉnh theo
công nghệ hiện đại, chất lượng tương đương với các nước Châu Âu.
Tân Tiến đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành bao bì nhựa mềm
của Việt Nam. Thương hiệu Tân Tiến đã được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp sản
xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất bao bì và đồ dùng bằng nhựa, bao gồm: Giấy kraft và PE có in, Túi
PE có in.Nhựa
- In trên bao bì bằng nhựa và sản xuất khuôn in ống đồng
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, khuôn in
ống đồng phục vụ sản xuất.
●Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: sản xuất bao bì mềm phức hợp cao cấp,
màng ghép cao cấp, màng phức hợp, túi phức hợp các loại.
●Sản phẩm chủ yếu: các mặt hàng bao bì nhựa phức hợp, trong đó bao bì thực
phẩm và hàng tiêu dùng chiếm khoảng 80% sản lượng. Các sản phẩm bao bì của Công
ty được chia thành các nhóm sản phẩm như: Bánh kẹo, bột ngọt, bột giặt, mỹ phẩm,

6


hàng đông lạnh, mì ăn liền, thực phẩm chế biến, thuốc trừ sâu … , bên cạnh đó, Công
ty còn tham gia hoạt động gia công chế bản trục in cho khách hàng.
Hình 2.1: Giới thiệu một số sản phẩm của Công ty
Bao bì thực phẩm

Bao bì thuỷ sản

Bao bì bột giặc, mỹ phẩm


Nguồn: Phòng Bán
Thị trường kinh doanh
Thị trường của công ty khá ổn định (bao gồm thị trường phía Nam và thị trường
phía Bắc), khách hàng truyền thống của công ty là các nhà sản xuất hàng đầu như
Miwon VN, Vedan VN, Trung Nguyên, Dutch LaDy VN, Nestle VN, Kinh Đô ….. và
đặc biệt là Unilever VN(chiếm gần 25% doanh thu).

7


2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Chức năng
Chức năng chính của công ty là sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bao bì nhựa
phức hợp cao cấp, cung cấp cho các công ty sản xuất hàng thực phẩm và hàng tiêu
dùng.
Gia công chế bản trục in cho khách hàng.
Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, khuôn in
ống đồng phục vụ sản xuất.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao để cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tạo vệc làm đem lại quyền lợi và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho
cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Ưu đãi cho người lao động trong Công ty được mua cổ phần.
Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập.
Được sử dụng con dấu riêng.
Được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Có trụ sở chính tại Tp.Hồ Chí Minh.


8


2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, Đại hội đồng cổ
đông là cơ quan quyền lực có quyết định cao nhất của Công ty.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất
của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị Công ty hiện có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 5 năm và
có thể được bầu lại.

9


Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát HĐQT, Ban
Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính của Công ty…. Ban kiểm soát Công ty hiện có 3 thành
viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại.
Tổng Giám đốc

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được thông qua hàng năm tại Đại hội cổ
đông thường niên, là người tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty theo định hướng và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội
đồng cổ đông thông qua. Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội
đồng quản trị.
Phòng Bán
Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị sản
phẩm, bao gồm định hướng sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả và chế độ khuyến
mãi. Kiểm soát chiến lược bán hàng, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng và hậu mãi...
Phòng Tài chính kế toán
Chịu trách nhiệm thiết lập, triển khai và kiểm soát chính sách, hệ thống quy
trình kế toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện công tác quản trị
tài chính tại Công ty, xem xét và đề xuất các giải pháp với Ban Tổng Giám đốc trong
việc kiểm soát chi phí.
Phòng Tổ chức hành chính
Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực
cho toàn Công ty; xây dựng quy trình tuyển dụng; xây dựng và kiểm soát thực thi Nội
quy lao động, thoả ước lao động tập thể; giải quyết các tranh chấp về lao động và xây
dựng các chương trình huấn luyện và đào tạo… Chịu trách nhiệm trong việc xây dựng,
triển khai và giám sát thực hiện công việc về hành chính, y tế, an ninh… Thiết lập và

10


duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng. Tổ chức thực hiện an toàn lao động
và vệ sinh thực phẩm.
Phòng đảm bảo chất lượng (QA)
Chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001: 2000 toàn
Công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo về chất lượng từ nguyên liệu đầu vào
đến sản phẩm đầu ra, tổ chức giải quyết khiếu nại của khách hàng; tổ chức và giám sát

việc thực thiện các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, chất thải.
Phòng Mua
Triển khai và kiểm soát hoạt động mua hàng, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ
liệu, máy móc thiết bị… với mục tiêu bảo đảm nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu, máy
móc thiết bị phục vụ cho cho hoạt động sản xuất
Phòng R&D
Kiểm soát hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ
hiện tại; đề xuất và giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng
với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại; phát triển sản phẩm mới và hoàn
tất các kế hoạch đầu tư của Công ty. Tổ chức xây dựng định mức sản xuất, xây dựng
và giám sát việc áp dụng chính sách, tiêu chuẩn, quy trình về kỹ thuật công nghệ như:
lưu trữ mẫu, định mức sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp; hỗ trợ đào tạo về
công nghệ cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Ngành Cơ điện
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát quy trình sửa chữa và
bảo quản máy móc thiết bị, đánh giá yếu tố kỹ thuật của các máy móc thiết bị chuẩn bị
mua, đề xuất các quy định về ATLĐ-PCCN.
Phòng Điều độ và kho vận
Lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máy bao bì; Lập yêu cầu nguyên vật liệu,
phụ liệu; Lập kế hoạch và kiểm soát việc gia công sản xuất màng ghép; điều phối hàng
hoá, nguyên vật liệu giữa các kho với mục tiêu đảm kế hoạch giao hàng, cung cấp đủ
NVL cho sản xuất và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
11


Nhà máy chế bản
Giao dịch trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm
soát công tác thiết kế mẫu cho khách hàng, đảm bảo mẫu thiết kế đúng tiêu chuẩn để
tạo ra những sản phẩm đúng chất lượng và quy cách theo yêu cầu của khách hàng.
Nhà máy bao bì số 1, số 2

Chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất ra sản phẩm bao bì để cung cấp cho
khách hàng.
Chi nhánh tại Hà Nội
Cũng là nơi sản xuất bao bì như hai nhà máy bao bì số 1 và số 2, đồng thời là
nơi trung chuyển hàng hoá để cung cấp cho các khách hàng của Công ty tại khu vực
phía Bắc.
2.3. Cơ cấu nhân sự của công ty
Tổng số lao động của Công ty đến cuối năm 2010 là 1045.
Trong đó:
- Trình độ Đại học và Cao đẳng : 142 người ( chiếm 13,59%)
- Trung cấp, Công nhân kỹ thuật : 560 người ( chiếm 53,59%)
- Dưới Trung cấp

: 343 người ( chiếm 32,82%)

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cơ cấu lao động năm 2010
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cơ cấu lao động
công ty năm 2010

32,82%

13,59%
53,59%

Trình độ Đại học
và Cao đẳng  
Trung cấp, Công
nhân kỹ thuật
Dưới Trung
cấp                      


Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ Trung cấp, Công nhân kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao
nhất 53,59%, tiếp đến là lao động trình độ dưới Trung cấp chiếm 32,82%, một tỉ lệ
12


cũng không nhỏ so với tổng số lao động Công ty, trong khi Trình độ Đại học và Cao
đẳng chiếm tỉ lệ thấp 13,59%. Sở dĩ trình độ Trung cấp, công nhân kỹ thuật và trình độ
dưới Trung cấp chiếm tỉ lệ lớn hơn so với trình độ Đại học và Cao đẳng vì đa số lao
động tập trung ở xưởng máy.
2.4. Các giải thưởng Công ty đã đạt được
Các giải thưởng Công ty đã đạt được như: Nhãn hiệu nổi tiếng do Cục Sở hữu
trí tuệ Việt Nam trao tặng (2007); Cúp vàng Thương hiệu chứng khoán uy tín; Công ty
cổ phần hàng đầu Việt Nam (2008); Sản phẩm hội nhập WTO (2009); Top 500 thương
hiệu hàng đầu Việt Nam (2009); Giải thưởng Cup vàng Top 50 Thương hiệu Việt lần
6; Nhà cung cấp vàng do Công ty Unilever Việt Nam trao tặng; Giải thưởng Thương
hiệu Xanh 2010.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh
Khái niệm chiến lược kinh doanh
Theo Fred R.David thì chiến lược kinh doanh là “những phương tiện để đạt đến
mục tiêu dài hạn”.

Còn theo Alfred Chandler, Đại học Havard thì chiến lược kinh doanh là “sự xác định
các mục tiêu cơ bản, lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc quá
trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”.
Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh
Quản trị chiến lược là quá trình liên kết bên trong và bên ngoài để xác định một
phương án chiến lược phù hợp.
Hình 3.1. Mô Hình Thực Hiện Phương Án Chiến Lược

Nguồn: Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản thống kê, 2005.
Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá
các quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động để doanh nghiệp đạt được
những chỉ tiêu đề ra.


Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu đánh giá môi trường hiện tại và tương lai,
hoạch định các mục tiêu phát triển của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra các quyết
định nhằm đạt được những mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai.
Quản trị chiến lược là một quá trình gồm 3 giai đoạn: hình thành chiến lược,
thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.
Hình 3.2. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện”
Thông tin phản hồi

Hình thành chiến lược

Thực hiện chiến lược

Đánh giá chiến lược

Nguồn: Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản thống kê, 2005.
3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược

Ngày nay trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng với mức độ
hội nhập cao, công nghiệp phát triển nhanh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải quan
tâm đến việc thiết lập chiến lược. Sở dĩ việc quản trị chiến lược được các doanh
nghiệp quan tâm vì những lý do:

15


×