Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CTCP TONG HONG TANNERY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM THỊ MỸ HUYỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CTCP
TONG HONG TANNERY VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

PHẠM THỊ MỸ HUYỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CTCP
TONG HONG TANNERY VIỆT NAM

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT
KHẨU TẠI CTCP TONG HONG TANNERY VIỆT NAM” do Phạm Thị Mỹ Huyền,
sinh viên khóa 33 ngành Quản trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ___________________ .

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Giáo Viên Hướng Dẫn

___________________
Ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________

___________________


Ngày tháng năm 2011

Ngày tháng năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin chân thành cám ơn toàn thể quý
thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô
Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời
gian học tập tại trường. Em xin cám ơn giáo viên hướng dẫn – cô Nguyễn Thị Bích
Phương đã giúp em định hướng, phát triển và hoàn thiện khóa luận này.
Về phía công ty, em xin chân thành cám ơn các Anh Chị trong phòng Xuất
Nhập Khẩu CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực tập tại công ty, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động
kinh doanh Xuất Nhập Khẩu, trực tiếp hướng dẫn và dành thời gian để bổ sung kiến
thức, đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận.
Tuy thời gian thực tập không nhiều nhưng nhờ sự tận tình hướng dẫn của Giáo
Viên và các Anh Chị trong công ty đã giúp em hoàn thiện hơn những kiến thức đã học
tại trường và có thêm kinh nghiệm thực tế để có thể phát triển hơn sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến quý thầy cô khoa
Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn thể cán bộ nhân viên CTCP
Tong Hong Tannery Việt Nam.
Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực tập

Phạm Thị Mỹ Huyền


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THỊ MỸ HUYỀN. Tháng 7 năm 2011 “Phân tích tình hình đàm phán,
ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại CTCP Tong Hong Tannery
Việt Nam”.
PHAM THI MY HUYEN. July 2011 “Analysing the negotiation, conclusion
and organization to implement export contracts at Tong Hong Tannery (Viet Nam)
Joint Stock Company”.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về đàm phán, về hợp đồng ngoại thương và quá trình tổ
chức thực hiện hợp đồng XK cùng với tình hình thực tế của công ty, khóa luận tìm hiểu
tình hình xuất khẩu, quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
tại CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam từ năm 2008 - 2010. Từ đó rút ra những mặt đạt
được và mặt hạn chế của quá trình. Đồng thời, khóa luận cũng xem xét những nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
bao gồm nhân tố bên trong và bên ngoài công ty và đã đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quá trình này.
Khóa luận đã sử dụng nguồn số liệu tại các phòng ban công ty và sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: thống kê, mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp...


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT ...................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ..........................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................4
TỔNG QUAN..................................................................................................................4
2.1. Tổng quan về CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam .............................................4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam ..........................4
2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty ...................................5
2.1.3. Mặt hàng kinh doanh và năng lực sản xuất của công ty .................................7
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban ...........................................7
2.1.5. Kế hoạch phát triển của công ty năm 2011 ................................................... 11
2.2. Tổng quan tình hình thị trường da giày ...............................................................12
2.2.1. Thị trường trong nước ...................................................................................12
2.2.2. Thị trường thế giới ........................................................................................13
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................14
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................14
3.1.1. Lý thuyết về đàm phán và ký kết hợp đồng ..................................................14
3.1.2. Các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .....................................20
vi


3.1.3. Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ..........................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................25
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................25
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................25
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................26
4.1. Tình hình hoạt động SXKD của công ty hai năm 2009 và 2010 ........................26

4.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.....................................26
4.1.2. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty................................................27
4.2. Tình hình xuất khẩu của công ty hai năm 2009 và 2010 ....................................28
4.2.1. Tình hình chung ............................................................................................28
4.2.2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng ...............................................................29
4.2.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường..............................................................30
4.2.4. Tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán .......................................32
4.3. Phân tích tình hình đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty qua ba
năm 2008 – 2010 ........................................................................................................33
4.3.1. Đàm phán hợp đồng xuất khẩu tại công ty ...................................................33
4.3.2. Ký kết hợp đồng xuất khẩu tại công ty .........................................................38
4.4. Phân tích tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty qua ba
năm 2008 –2010 .........................................................................................................40
4.4.1. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty ......................40
4.4.2. Kết quả đạt được của công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của
công ty qua ba năm 2008 – 2010 ............................................................................45
4.4.3. Nguyên nhân, phương hướng giải quyết và thiệt hại ước tính của những hợp
đồng không thực hiện được qua ba năm 2008 – 2010 ............................................49
4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp
đồng XK của công ty. .................................................................................................54
4.5.1. Các nhân tố bên ngoài công ty ......................................................................54
4.5.2. Các nhân tố bên trong công ty ......................................................................57
4.6. Đánh giá tổng thể công tác đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XK
vii


tại công ty ...................................................................................................................58
4.6.1. Những mặt đạt được ......................................................................................58
4.6.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................................60
4.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức

thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty. ................................................................60
4.7.1. Định hướng hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới ................60
4.7.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình đàm phán, ký kết và tổ
chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ........................................................................61
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................66
5.1. Kết luận ...............................................................................................................66
5.2. Kiến nghị đối với Nhà Nước ...............................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….69
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

CTCP

Công ty cổ phần

DT

Doanh thu

DTBH

Doanh thu bán hàng


EU

Châu Âu



Hợp đồng

HĐQT

Hội đồng quản trị

KH

Khách hàng

L/C

Thư tín dụng

LN

Lợi nhuận

NK

Nhập khẩu

PTTT


Phương thức thanh toán

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXXK

Sản xuất xuất khẩu

TGĐ

Tổng giám đốc

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTR

Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện

UCP

Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ


USD

Đồng đô la Mỹ

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự của Công Ty, Năm 2010...............................................10
Bảng 2.2. Kế Hoạch Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh, Năm 2011 ............................. 11
Bảng 2.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Dự Kiến của Toàn Ngành Giai Đoạn từ Năm 2015
đến Năm 2025 ................................................................................................................13
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh qua 2 Năm 2009 và 2010.........26
Bảng 4.2. Tổng Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu qua 2 Năm 2009 và 2010 .....................27
Bảng 4.3. Tình Hình Xuất Khẩu qua 2 Năm 2009 và 2010 ..........................................28
Bảng 4.4. Doanh Thu XK theo Từng Loại Mặt Hàng, 2 Năm 2009 và 2010 ...............29
Bảng 4.5. Doanh Thu XK theo Thị Trường, 2 Năm 2009 và 2010 ...............................30
Bảng 4.6. Doanh thu XK theo Phương thức Thanh Toán, 2 Năm 2009 và 2010 ..........32
Bảng 4.7. Các Hình Thức Đàm Phán của Công Ty qua 3 Năm 2008 – 2010 ...............33
Bảng 4.8. Số Lần Đàm Phán Thành Công và Không Thành Công, 3 Năm 2008 – 2010
.......................................................................................................................................39

Bảng 4.9. Số Hợp Đồng Đã Ký, Thực Hiện Được và Không Thực Hiện Được, 3 năm
2008 - 2010 ....................................................................................................................46
Bảng 4.10. Số Lượng Hợp Đồng Thực Hiện Được theo Trị Giá ..................................47
Bảng 4.11. Số Lượng Hợp Đồng Thực Hiện Được theo Phương Thức Thanh Toán ....48
Bảng 4.12. Số Lượng Hợp Đồng Thực Hiện Được theo Quý .......................................49
Bảng 4.13. Số Lượng Hợp Đồng Không Thực Hiện Được theo Trị Giá, Phương Thức
Thanh Toán và Thời Gian Thực Hiện, 3 Năm 2008 - 2010...........................................50
Bảng 4.14. Nguyên Nhân, Số Lượng Hợp Đồng Không Thực Hiện Được và Phương
Hướng Giải Quyết, 3 Năm 2008 - 2010 ........................................................................51
Bảng 4.15. Bảng Số Lượng Hợp Đồng Không Thực Hiện Được và Thiệt Hại Ước Tính,
3 Năm 2008 - 2010 ........................................................................................................53

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty, Năm 2010 .............................8
Hình 3.1. Sơ Đồ Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu ......................24
Hình 4.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Kim Ngạch XNK của Công Ty, 2 Năm 2009 - 2010 ............28
Hình 4.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Hình Thức Đàm Phán của Công Ty, 3 Năm 2008 - 2010 .....34
Hình 4.3. Sơ Đồ Số Hợp Đồng Được Ký Kết và Không Được Ký Kết, 3 Năm 2008 –
2010 ...............................................................................................................................39
Hình 4.4. Sơ Đồ Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng XK của Công Ty ............41
Hình 4.5. Sơ Đồ Số Hợp Đồng Thực Hiện Được và Không Thực Hiện Được, 3 năm
2008 - 2010 ....................................................................................................................46

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hợp đồng XK số: THVN-AIN1104073. Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Phụ lục 2: Hóa đơn thương mại số: THVN-AIN1104073. Ngày 24 tháng 12 năm 2010
Phụ lục 3: Tờ khai hải quan điện tử số: 888. Ngày 24 tháng 12 năm 2010

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động kinh doanh thương mại
không còn gói gọn trong phạm vi một nước hay một khu vực mà đang được mở rộng
và phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu giữa các
quốc gia dần được đẩy mạnh hơn, trong đó việc nghiên cứu về các đối tác, đàm phán,
ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu là khâu rất quan trọng, nó góp phần rất lớn vào sự
thành công hay thất bại của một thương vụ. Hơn nữa, sau khi kí kết hợp đồng, làm thế
nào để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng đã kí, mang lại lợi nhuận
và tạo lợi thế cạnh tranh, tăng uy tín trên thị trường thế giới? Đây là vấn đề mà tất cả
các công ty xuất nhập khẩu quan tâm.
Tuy nhiên trong quá trình này, do có khoảng cách xa về không gian, sự khác
biệt giữa các chủ thể về các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp và quan trọng nhất là
yếu tố quyền lợi nên các nhà kinh doanh thường gặp rủi ro, sự cố dẫn đến thiệt hại lớn
không những về tiền bạc, tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín trong quan
hệ làm ăn. Vì vậy, hoàn thiện hơn nữa công tác đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện
hợp đồng ngoại thương trong từng doanh nghiệp là một vấn đề mang tính cấp bách,
cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài, chuyên
sản xuất xuất khẩu da giày qua các nước. Số lượng hợp đồng mà công ty đã ký kết và
thực hiện tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác

đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XK, công ty còn gặp không ít khó
khăn và hạn chế như còn sai sót khi thực hiện hợp đồng, chưa thật sự dành được thế
chủ động trong đàm phán với các đối tác....

1


Từ thực tiễn đó, được sự chấp thuận của giám đốc CTCP Tong Hong Tannery
Việt Nam và giáo viên hướng dẫn cùng sự giúp đỡ của các Anh Chị trong công ty, em
chọn đề tài “Phân tích tình hình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất khẩu tại CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
Em hi vọng đề tài sẽ đóng góp phần nào trong việc giúp công ty thấy và khắc phục được
những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp
đồng XK của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại
CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XK tại công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty qua 2
năm 2009 và 2010.
Phân tích tình hình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XK của công
ty qua 3 năm 2008 – 2010.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức hợp
đồng XK.
Đánh giá tổng thể công tác đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XK
tại công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức
thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam, Lô II-1, KCN
Mỹ Xuân A2, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Thời gian nghiên cứu: Từ 14/02/2011 đến 14/05/2011.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề cho việc chọn đề tài, nêu lên mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cấu
2


trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về công ty, về tình hình thị trường da giày trong nước và thế giới.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên cơ sở lý luận về đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
một số vấn đề về hợp đồng XK và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng XK, đồng thời
đưa ra các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và XK, tình hình đàm phán,
ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XK của công ty. Đồng thời, xem xét các nhân tố
ảnh hưởng, đánh giá chung những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp
đồng XK tại công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết lại kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị đối với nhà nước và công ty.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam
Công ty mẹ: REDWAY INTERNATIONAL ENTERPRISES CO., LTD
Trụ sở: 113 Argyle Street, 2701 Mongkok Kowloon HongKong.
Điện thoại: 852-23801489
Fax: 852-23971011
Giấy phép thành lập công ty số: 545005, đăng ký tại British Virgin Ilands.
Công ty tại Việt Nam
Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN TONG HONG TANNERY VIỆT NAM
Tên giao dịch: TONG HONG TANNERY (VIET NAM) JOINT STOCK
COMPANY.
Trụ sở phụ và nhà xưởng đặt tại: Lô II-1, KCN Mỹ Xuân A2, Huyện Tân Thành,
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Điện thoại: 064 899397/8/9
Fax: 064 899394/5
Email:
Ngày tháng năm thành lập: ngày 10 tháng 11 năm 2003.
Giấy phép kinh doanh số: 18/GP-ĐC1 cấp ngày 10/07/2003 do Ban Quản Lý
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp.
Giám đốc: Shih Yung Chang
Công ty do 24 thành viên quốc tịch Đài Loan và Hồng Kông sáng lập. Hiện tại
họ là những cổ đông chiếm số cổ phần lớn nhất công ty với số lượng 12.850.400 cổ
phần.

4



Biểu tượng đặc trưng của công ty:

2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
a) Lịch sử hình thành:
CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam (tiền thân là công ty TNHH Tong Hong
Tannery Việt Nam) là công ty 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo giấy phép đầu tư
số 18/GP-ĐC1, ngày 10/07/2003 do Ban Quản Lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu cấp.
Sau 6 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư của công ty hiện tại
là 18.000.000 USD (theo giấy chứng nhận đầu tư mới nhất được cấp ngày
10/12/2010). Trong đó, vốn điều lệ của công ty là 8.000.000 USD được góp bằng tiền
mặt, bằng tài sản cố định phù hợp với luật Việt Nam và những chấp thuận cần thiết
của nhà nước.
Ngay sau khi được cấp giấy phép đầu tư, công ty đã hoàn tất thủ tục hành chính
thành lập DN. Công ty triển khai xây dựng nhà xưởng tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân
A2, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng số tiền đầu tư đã thực hiện tới thời điểm báo cáo là
6.000.000 USD, đạt gần 80% so với tổng vốn điều lệ đăng ký tại giấy phép đầu tư số
18/GP-ĐC1 ngày 10/07/2003.
Thời gian hoạt động của công ty là 48 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu
tư.
Công ty được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, có tư cách
pháp nhân theo luật Việt Nam và hoạt động theo quy định của Luật và Giấy phép đầu
tư được cấp phép hoạt động. Do chủ trương đúng đắn, hình thức SX thích hợp, tinh
thần trách nhiệm cao của Ban Giám Đốc, hoạt động SXKD công ty được diễn ra nhịp
nhàng và hiệu quả.
5


b) Quá trình phát triển của công ty

Qua gần 8 năm hoạt động kinh doanh, công ty đang từng bước phát triển vững
mạnh. Sự năng động sáng tạo và định hướng đúng đắn của Hội Đồng Quản Trị công ty
đã khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường da thuộc, trong giai đoạn cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Vừa qua công ty đã được
trao tặng bằng khen của chủ tịch nước là một trong những công ty có đóng góp lớn đến
ngành công nghiệp giày da Việt Nam. Sản phẩm da của công ty không những có mặt ở
thị trường trong nước mà còn có mặt tại thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Đài
Loan, Đức, Canada, Ấn Độ, Thái Lan,…
Có thể kể tên một số DN là đối tác lâu năm của công ty tại Việt Nam:
Công ty TNHH Sao Vàng
Công ty TNHH Giày Pona Standard Việt Nam
Công ty TNHH Giày Continuance Việt Nam
Công ty TNHH Pouchen Việt Nam
Công ty TNHH Giày Đồng Nai Việt Vinh
Công ty TNHH Dona Pacific Việt Nam…
Các đối tác nước ngoài tiêu biểu như:
Toyota Tsusho Indonesia (Indonesia)
Fujian Sunshine Footwear Co.,Ltd (Trung Quốc)
Promiles S.N.C DP-Xpress (Pháp)
Bangkok Rubber Public Co.,Ltd (Thái Lan)
Adidas-AG (Đức)…
Công ty vừa được nhà nước khen tặng là một trong những công ty đạt tiêu
chuẩn chất lượng ISO1400 và ISO9001 và hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về
miễn thuế NK, chính sách ưu đãi về thuế của Ban Quản Lý khu công nghiệp.
Hiện nay, công ty đã trở nên vững mạnh có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế
thị trường để có thể cùng đất nước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. CTCP Tong
Hong Tannery Việt Nam đã xác định khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy cho
mọi thành công. Vì thế ngay những ngày đầu công ty đã không ngừng quan tâm phát
triển đội ngũ khoa học kỹ thuật, các chuyên gia công nghệ, các kỹ sư công nhân lành
nghề, tăng cường trang thiết bị mới và hiện đại, áp dụng công nghệ mới tiên tiến trên

6


thế giới và xây dựng những phòng thí nghiệm đủ năng lực kiểm định chất lượng. Đây
cũng là mục tiêu lâu dài của CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam.
CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam cũng đã chuyển mình bước vào nền kinh
tế thị trường đầy thách thức với sự bỡ ngỡ, mới mẻ. Tuy nhiên, công ty cũng đang tự
khẳng định được mình với những chính sách thiết thực và những chiến lược hợp lý,
nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh,
giữ vững uy tín và vị thế của công ty trên thương trường.
2.1.3. Mặt hàng kinh doanh và năng lực sản xuất của công ty
a) Mặt hàng kinh doanh
CTCP Tong Hong Tannery Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực SXKD: sản xuất
da đã thuộc thành da thuộc thành phẩm để tiêu thụ tại thị trường trong nước và XK.
Theo giấy phép thành lập, công ty được phép kinh doanh các ngành nghề cụ thể sau:
- Sản xuất da bò thuộc, làm da bò thuộc thành phẩm.
- Làm lại da chưa đạt tiêu chuẩn màu.
- Ép hoa văn, nhuộm màu cho da bò thuộc thành phẩm.
b) Năng lực sản xuất
Công suất : 3.400.000 tấn/ năm
Trong đó, ít nhất 80% sản phẩm của công ty để XK, số còn lại tiêu thụ tại thị
trường Việt Nam.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
a) Cơ cấu tổ chức

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty, Năm 2010


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ P.KINH
DOANH

Phòng
kinh
doanh

Phòng
kế
hoạch

PHÓ TGĐ TÀI
CHÍNH

Phòng
XNK

PHÒNG HÀNH
CHÍNH

Phòng
tài vụ

Phòng
nhân

sự

XƯỞNG A

Đối
Màu

Dán
Da

Kiểm
Tra

Phòng
CR

GIÁM ĐỐC
XƯỞNG

Công
vụ

XƯỞNG B

Đóng
Gói

Dán
Bảng


Trường
Nước

Thử
Nghiệm


thuật

XƯỞNG C

Sửa
Biên

Đánh
Mềm

Nạp
Liệu

Nguồn: Phòng Nhân Sự

8


b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người theo dõi gián tiếp thông qua các báo cáo
tài chính, báo cáo kết quả hoạt động SXKD, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời về
đầu tư vốn. Ngoài ra chủ tịch HĐQT cũng có nhiệm vụ ra chỉ thị điều hành cho TGĐ
thực hiện các hoạt động SXKD của công ty.

Tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty đại diện cho toàn thể cán
bộ công nhân viên, quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định và
điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty theo đúng kế hoạch chính sách của
pháp luật Việt Nam. Đồng thời, triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch SXKD,
chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các Phó tổng giám đốc: Là những người trợ giúp cho TGĐ về việc quản lý
các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hoạt động tài chính của công ty.
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, phân tích các biến động thị trường, thị hiếu
người tiêu dùng, thu thập thông tin đối tác và đề ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả.
Phòng tài vụ: Theo dõi các hoạt động thu chi trong công ty, hàng tháng, hàng
năm lập các báo cáo theo quy định gửi Ban lãnh đạo công ty và một số cơ quan liên
quan: thuế, bộ kế hoạch và đầu tư,...
Phòng thể chế (CR): Dưới sự quản lý của chủ quản người Trung Quốc, quản lý
và đánh giá chất lượng về da, quy định các định mức cho sản phẩm, kiểm tra các loại
sản phẩm SX ra.
Phòng xuất nhập khẩu: chịu sự quản lý của Chủ Quản Trung Quốc, và 10
nhân viên người Việt Nam. Chức năng chịu trách nhiệm chính về thủ tục Hải Quan,
thương lượng, tổ chức thực hiện hợp đồng XNK hàng da trong và ngoài nước.
Phòng nhân sự: với 10 nhân viên Việt Nam và một chủ quản Trung Quốc.
Chức năng nhiệm vụ lập bảng tính công cho nhân viên và công nhân, theo dõi và điều
hòa tình hình nhân sự của công ty, lập kế hoạch tuyển dụng và ký hợp đồng.
Phòng kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch hoạt động phát triển, sản xuất của
công ty như: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch điều hòa sản xuất, kế
hoạch phát triển sản xuất, kế hoạch phát triển công ty,…
9


Xưởng sản xuất: gồm 3 phân xưởng chia ra A,B,C
- Phân xưởng A: có nhiệm vụ tái tạo chế biến da giai đoạn 1.

- Phân xưởng B: kho kiểm định chất lượng, có nhiệm vụ kiểm da phối màu và
chế biến giai đoạn 2.
- Phân xưởng C: công đoạn cuối cùng để cho ra sản phẩm hoàn hảo.
c) Tình hình nhân sự
Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự của Công Ty, Năm 2010
Số lượng

Tỷ lệ

(người)

(%)

Đại học

85

7,70

Cao đẳng

110

10

Trung cấp chuyên nghiệp

350

31,80


Lao động phổ thông

555

50,50

Nam

500

54,50

Nữ

600

45,50

7 năm

95

8,60

2 - 5 năm

550

50


< 2 năm

497

45,20

1100

100

Các chỉ tiêu
Trình độ

Giới tính
Thời gian làm việc tại công ty

Tổng

Nguồn: Phòng Nhân Sự
Nhìn chung, nguồn nhân lực của công ty khá đông đảo với 1100 người, trong
đó lao động phổ thông chiếm tới 50,5% chủ yếu phục vụ ở các phân xưởng, 31,8% lao
động trình độ trung cấp cùng với 10% trình độ cao đẳng phụ trách kỹ thuật tại các
xưởng và một bộ phận nhỏ làm việc tại các văn phòng. Số người còn lại làm việc tại
các phòng ban của công ty. Bộ phận quản lý, văn phòng có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công ty.
Lao động tại đây đã thực sự gắn bó với công ty, có trên 50% lao động làm việc
tại công ty với khoảng thời gian từ 2 năm trở lên, số còn lại chiếm 45,2% là những lao
động mà công ty mới tuyển dụng trong thời gian 2 năm trở lại đây.
10



2.1.5. Kế hoạch phát triển của công ty năm 2011
a) Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2. Kế Hoạch Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh, Năm 2011
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2011

Doanh thu thuần

1.161.292.185.806

Lợi nhuận trước thuế

148.927.910.317

Tỷ lệ trả cổ tức

15%
Nguồn: Phòng Kế Hoạch

b) Về thị trường
Công ty chú trọng duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ và nổi tiếng
như Nike, Adidas,…tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Tập trung tăng cường công
tác hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm củng cố thị trường hiện tại.
Công ty sẽ tiếp tục thực hiện và tăng thêm sản lượng XK để đảm bảo việc tìm
kiếm lợi nhuận từ thị trường này.
c) Về đầu tư - nghiên cứu & phát triển:

Trong năm 2011, công ty sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển các dự án đầu tư
nhằm giữ vững và phát triển thị trường trong nước và khai thác thị trường XK. Nguồn
lực công ty sẽ được tập trung theo các hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Cũng trong năm 2011, công ty sẽ tiếp tục thực hiện một số dự án của năm 2010
chuyển sang, về việc kế hoạch đầu tư mới có hiệu quả, bền vững trong tương lai nhằm
không ngừng tăng lợi nhuận.
Dự kiến sẽ đầu tư thêm một số máy móc thiết bị phục vụ tốt nhất cho việc sản
xuất.
d) Về tài chính
Công ty sẽ chú trọng vào các giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho
công ty. Sản xuất nhiều hơn và bán ra thị trường để tăng nguồn tài chính của công ty.
Công ty sẽ tìm mọi cách để khai thác hiệu quả tối đa nguồn vốn chủ sở hữu
nhằm phát huy tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tăng cường kiểm soát dự trữ hàng tồn
kho, giám sát tốt tình hình công nợ, chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
11


e) Về nhân sự
Tuyển dụng thêm nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc của công ty. Đối với
những khâu quan trọng của khâu sản xuất công nhân được đào tạo khá kỹ càng.
Cải thiện các chính sách đối với nguồn nhân lực của công ty như: chính sách đào
tạo, đãi ngộ và các chính sách liên quan đến việc thu hút nguồn nhân lực làm việc có
chất lượng cao về phục vụ cho sự phát triển của công ty.
2.2. Tổng quan tình hình thị trường da giày
2.2.1. Thị trường trong nước
a) Tình hình xuất khẩu da giày năm 2010
Ngành da giày có sức phát triển khá tốt, ngay từ tháng 5/2010, ngành da giày đã
có bước điều chỉnh đẩy mạnh XK vào thị trường Mỹ, thị trường này chiếm 25% tổng
giá trị XK da giày Việt Nam. Hai thị trường EU và Nhật Bản tiếp tục được giữ vững.

Việt Nam hiện là nước XK da giày đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), có
sản lượng gấp tới 2,5 lần so với nước XK thứ 3 là Italia. Người ta ước tính cứ 100 đôi
giày trên thế giới sản xuất, thì có 4,14 đôi được sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, trong
năm ngành da giày Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng mạnh với kim ngạch XK 11
tháng đạt 4,5 tỷ USD, vượt qua kim ngạch cả năm 2009 và đạt mức tăng trưởng gần
25%. Với kim ngạch XK cả năm đạt gần 5,1 tỷ USD vượt lên dầu thô xếp hạng thứ hai
về XK của cả nước, chỉ đứng sau dệt may.
b) Định hướng phát triển ngành những năm sắp tới
Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giày trở thành
một ngành công nghiệp XK mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí
trong nhóm các nước SX và XK các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới và tạo thêm
nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được
nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào
tạo ngày càng tăng.

12


Bảng 2.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Dự Kiến của Toàn Ngành Giai Đoạn từ Năm
2015 đến Năm 2025
( ĐVT: USD)

Năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành

2015

9,1 tỷ


2020

14,5 tỷ

2025

21 tỷ
Nguồn: Bộ Công Thương

Ngoài ra, việc nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm là một trong những
vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng quy hoạch trong giai đoạn
2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa đạt 60 - 65%, năm
2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%.
Điểm mới của quy hoạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là
việc quan tâm đến việc nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm và phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực da giày nói chung và thời trang nói riêng. Một số khu,
cụm công nghiệp SX da giày sẽ được xây dựng để SX nguyên phụ liệu và xử lý môi
trường tập trung trên cơ sở lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp
nguyên phụ liệu. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành và xây dựng mới
và phát triển các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung
tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm thời
trang ở trong nước và nước ngoài là những định hướng có tính lâu dài nhằm phát triển
ngành theo hướng ổn định và bền vững.
2.2.2. Thị trường thế giới
Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người tiêu dùng "thắt lưng
buộc bụng" hạn chế chi tiêu nên năm 2009, XK da giày của Việt Nam mặc dù đạt 4,1
tỉ USD, nhưng vẫn giảm 14% so với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm sút này vẫn thấp
so với nhiều quốc gia láng giềng, bởi hầu hết các nước tụt giảm tới 20% trở lên.
Các doanh nghiệp da giày châu Á lâu nay tập trung vào việc XK sang các thị
trường như Bắc Mỹ và châu Âu. Hầu hết doanh nghiệp da giày Việt Nam cũng có định

hướng XK thay vì khai thác thị trường nội địa. Hiện nhu cầu tiêu dùng giày thế giới
khoảng 17 tỉ đôi/năm, trong đó 70% được SX tại châu Á.
13


×