Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG XĂNG E5 CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

PHẠM THỊ PHƢƠNG NHUNG

XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG XĂNG E5 CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

PHẠM THỊ PHƢƠNG NHUNG

XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG XĂNG E5 CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn : TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG XĂNG E5 CỦA NGƢỜI TIÊU
DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do PHẠM THỊ PHƢƠNG NHUNG, sinh
viên khóa 33, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG, đã bảo vệ thành công
trƣớc hội đồng vào ngày _______________________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Giáo viên hƣớng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thƣ kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con cảm ơn cha mẹ đã hết lòng ủng hộ về mặt vật chất và tinh thần,
đó chính là nguồn động viên to lớn giúp tụi con đủ tự tin vƣợt qua những khó khăn,
thử thách.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Giác Tâm đã hƣớng dẫn và chỉ
bảo tận tình trong suốt thời gian tham gia thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp. Đạt đƣợc kết quả nhƣ hôm nay em xin gửi đến cô lòng tri ân nhiệt thành của
em.
Em xin gửi lời càm ơn đến tập thể Anh/Chị em nhân viên của 4 trạm xăng E5,
đã nhiệt tình giúp đỡ em trong công tác phỏng vấn giúp hoàn thành khóa luận.
Cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh Nguyễn Quang Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ
và hỗ trợ.
Em xin cảm ơn tập thể quý thầy cô khoa Kinh tế đã tạo hành trang và kiến thức
đầy đủ để em có thể vận dụng vào khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các bạn lớp KM, các cô chú, anh chị những ngƣời
mà đƣợc em phỏng vấn, đã hỗ trợ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình để em có đầy đủ thông
tin hoàn tất bài này.
Một lần nữa xin cảm ơn và chúc sức khỏe tất cả mọi ngƣời
Sinh viên
Phạm Thị Phƣơng Nhung



NỘI DUNG TÓM TẮT
Phạm Thị Phƣơng Nhung, tháng 06 năm 2011: “Xác Định Những Yếu Tố Tác
Động Đến Quyết Định Sử Dụng Xăng E5 Của Ngƣời Tiêu Dùng Tại Thành Phố Hồ
Chí Minh”.
Pham Thi Phuong Nhung, June 2011: “Determination Of The Factors
Influencing Of The E5 Gasoline Consumers Decision In Hochiminh City”.
Đề tài nghiên cứu yếu tố tác động quyết định sử dụng xăng E5 của ngƣời tiêu
dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù xăng E5 chất lƣợng tốt và giá rẻ hơn xăng
A92 nhƣng hiện nay vẫn chƣa đƣợc sử dụng phổ biến, vì vậy đề tài thực hiện nhằm
xác định những yếu tố ảnh hƣởng quyết định sử dụng xăng E5 của ngƣời tiêu dùng,
góp phần mở rộng thị trƣờng xăng E5. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập tại cửa hàng bán
xăng E5 và phỏng vấn ngẫu nhiên ngƣời tiêu dùng xăng E5 và A92. Số liệu thu thập
đƣợc từ các đại lý đã cho thấy tình hình mua bán xăng E5 hiện nay. Số lƣợng xăng E5
ban đầu bán ra ít hơn so với xăng A92, nhƣng sau thời gian sử dụng ngƣời tiêu dùng
đã tin tƣởng vào chất lƣợng xăng nên lƣợng xăng bán ra đã tăng lên, mặc dù vậy con
số này vẫn ít hơn so với lƣợng xăng A92 đƣợc bán ra.
Sau khi phỏng vấn ngẫu nhiên phân tầng bao gồm 25 ngƣời sử dụng xăng E5 và
50 ngƣời sử dụng xăng A92, kết hợp phƣơng pháp xử lý số liệu bằng kinh tế lƣợng, đề
tài đã xác định đƣợc 3 yếu tố ảnh hƣởng quyết định sử dụng xăng E5 là ý kiến về giá
xăng E5, khoảng cách tới đại lý bán xăng E5 và thông tin về xăng E5. Trong đó, giá có
ảnh hƣởng nhiều nhất, giá giảm 1% thì xác suất sử dụng xăng E5 sẽ tăng 3.2%, điều
này đúng với thực tế vì giá càng rẻ ngƣời tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều tới xăng này
hơn vì hiện nay giá nhiên liệu đang tăng cao. Thứ hai là thông tin, thông tin về xăng
E5 càng nhiều, càng rộng rãi thì ngƣời tiêu dùng sẽ biết đến xăng E5 nhiều hơn, xác
suất sử dụng xăng E5 sẽ càng tăng, thông tin tăng 1% thì xác suất sử dụng xăng E5
tăng 1.98%. Thứ ba là khoảng cách, khoảng cách càng gần trạm xăng thì xác suất sử
dụng xăng E5 sẽ tăng, khoảng cách gần thêm 1% thì xác suất sử dụng xăng E5 sẽ tăng
2.45%.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ix
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề .......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3. Giả thiết nghiên cứu ......................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận ................................................................3
1.5. Cấu trúc của khoá luận ..................................................................................3
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 5
2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................5
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ......................................................................6
2.2.1. Tầm quan trọng của xăng dầu ............................................................... 6
2.2.2. Nhu cầu xăng dầu trong tƣơng lai .........................................................8
2.2.3. Ô nhiễm không khí do sử dụng xăng dầu ............................................. 9
CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 11
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................11
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................20
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 20
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 21
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ ................................................................................................ 27


4.1. Mô tả tình hình mua bán xăng E5 tại Thành phố Hồ Chí Minh ..................27
4.1.1. Tình hình chung .................................................................................. 27
4.1.2. Mô tả đại lý bán xăng E5 .................................................................... 28

4.1.3. Mô tả lƣợng xăng E5 tiêu thụ trong thời gian qua so với xăng A92 .. 29
4.2. Đặc điểm của ngƣời đƣợc phỏng vấn ..........................................................32
4.3. Nhận thức của ngƣời dân về xăng E5..........................................................34
4.4. Các nhân tố quyết định sử dụng xăng E5 ....................................................37
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 41
5.1. Kết luận .......................................................................................................41
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

OLS

Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu thông thƣờng

TpHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

LPM

Mô hình xác suất tuyến tính

ĐT

Đô thị


GT

Giao thông

KCN

Khu công nghiệp

NTD

Ngƣời tiêu dùng

ONMT

Ô nhiễm môi trƣờng

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diễn Biến Đô Thị Hoá ở Nƣớc Ta .................................................................. 7
Bảng 2.2. Bùng Nổ Giao Thông Cơ Giới (Ƣớc Tính) .................................................... 7
Bảng 2.3. Tình Hình Phát Triển Công Nghiệp Hóa tại Việt Nam .................................. 8
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số Của Mô Hình Ƣớc Lƣợng ................................... 26
Bảng 4.1. Ƣu Điểm Xăng E5 ........................................................................................ 35
Bảng 4.2. Yếu Tố Quan Tâm Khi Mua Xăng E5 .......................................................... 36
Bảng 4.3. Cảm Nhận Khi Chạy Xăng E5 ...................................................................... 36
Bảng 4.4. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin Về Xăng E5 ................................................... 37

Bảng 4.5. Nguyên Nhân Chƣa Sử Dụng Xăng E5 ........................................................ 37
Bảng 4.6. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Logistic (Mô Hình 1) .................................. 38
Bảng 4.7. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Mô Hình Logistic (Mô Hình 2) .................................. 39
Bảng 4.8. Kết Quả Dự Đoán Của Mô Hình .................................................................. 39
Bảng 4.9. Giá Trị Trung Bình Các Biến Của Mô Hình ................................................ 40

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Xăng Dầu Theo Các Nghành Tại Việt Nam .......................7
Hình 2.2. Số Lƣợng Ô Tô Và Xe Máy Hoạt Động Hàng Năm Của Việt Nam ...............8
Hình 2.3. Nhu Cầu Xăng Dầu Việt Nam Dự Báo Đến Năm 2025 ..................................9
Hình 2.4. Tỷ Lệ Phát Thải Các Nguồn Thải Chính Ở Việt Nam Năm 2005 ..................9
Hình 2.5. Tỷ Lệ Phát Thải Chất Gây Ô Nhiễm Do Các Phƣơng Tiện Giao Thông Cơ
Giới Đƣờng Bộ Của Việt Nam ......................................................................................10
Hình 3.1. Mô Hình Chi Tiết Các Yếu Tố ảnh Hƣởng Hành Vi Ngƣời Tiêu Dùng .......11
Hình 4.1. Bảng Quảng Cáo Xăng E5 Tại Cửa Hàng Xăng Dầu Hoàng Nguyên ..........28
Hình 4.2. Bảng Quảng Cáo Xăng E5 Tại Trạm Xăng Dầu Số 6 Quận 9 ......................28
Hình 4.3. Lƣợng Xăng E5 Và A92 Tiêu Thụ Tại Cửa Hàng Xăng Dầu Hoàng Nguyên
Trong Những Tháng Vừa Qua.......................................................................................29
Hình 4.4. Lƣợng Xăng E5 Và A92 Tiêu Thụ Tại Cửa Hàng Xăng Dầu Số 5 Quốc Lộ
13 Trong Những Tháng Qua. ........................................................................................30
Hình 4.5. Lƣợng Xăng E5 Và A92 Tiêu Thụ Tại Trạm Xăng Dầu Số 6 Quốc Lộ 52
Quận 9 Trong Những Tháng Vừa Qua. .........................................................................30
Hình 4.6. Lƣợng Xăng E5 Và A92 Tiêu Thụ Tại Trạm Xăng Dầu Số 2 Quốc Lộ 1A
Quận Thủ Đức Trong Những Tháng Vừa Qua..............................................................31
Hình 4.7. Tỷ Lệ Nam Nữ Đƣợc Phỏng Vấn ..................................................................32
Hình 4.8. Trình Độ Học Vấn .........................................................................................33

Hình 4.9. Nghề Nghiệp Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn..........................................................33
Hình 4.10. Thu Nhập Của Ngƣời Đƣợc Phỏng Vấn .....................................................34
Hình 4.11. Khái Niệm Xăng E5 ....................................................................................34
Hình 4.12. Khác Biệt Giữa Xăng E5 Và A92 ...............................................................35
viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng 1. Bảng Kết Xuất Mô Hình 1
Bảng 2. Bảng Kết Xuất Mô Hình 2
Bảng 3. Bảng Kết Xuất Dự Đoán Mô Hình 2
Bảng 4. Bảng Trung Bình Các Biến Trong Mô Hình 2
Phụ Lục Bảng Quan Sát Đại Lý Bán Xăng E5
Phụ Lục Bảng Phỏng Vấn Đại Lý Bán Xăng E5
Phụ Lục Bảng Phỏng Vấn Ngƣời Tiêu Dùng Xăng E5
Phụ Lục Bảng Phỏng Vấn Ngƣời Tiêu Dùng Xăng A92

ix


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Dầu mỏ là động lực, mạch máu thúc đẩy phát triển kinh tế và song hành cùng
thế giới trên con đƣờng tiến tới văn minh. Song ngoài những tác động tích cực mà dầu
mỏ mang lại, nó còn gây những tác động tiêu cực ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát
triển nền kinh tế toàn cầu và là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh giành quyền
lực. Năm 1970 do giá dầu tăng đột ngột khiến các nƣớc công nghiệp tiên tiến rơi vào
khủng hoảng năng lƣợng trầm trọng, và gần đây nhất là cú sốc dầu lửa năm 2011 do

bạo loạn ở Lybia, thành viên thứ 9 trong khối OPEC (Tuyến Nguyễn, 2011). Nhƣng
hiện nay ta vẫn chƣa tìm ra nguồn năng lƣợng có thể thay thế dầu mỏ hoàn toàn, trong
khi đó dầu mỏ chỉ còn 30 – 35% dự trữ, với tốc độ sử dụng hiện nay dầu mỏ chỉ còn
đƣợc sử dụng trong khoảng 30 đến 40 năm (Daniel Yergin, 2008).
Nằm trong sự ảnh hƣởng chung, Việt Nam cũng không tránh khỏi những biến
động và chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ những biến động trong ngành dầu mỏ. Trong
những tháng gần đây giá xăng và nhiên liệu liên tục tăng cao trong 2 tháng liền, tháng
2/2011 giá xăng A92 tăng 17,7% lên 19300đ/lít, tháng 3/2011 giá xăng A92 tăng
10,3% lên 21300đ/lít, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia, đời sống
của ngƣời dân nói chung và ngƣời nghèo nói riêng (Bộ Tài Chính, 2011). Không chỉ
gây tác động tới nền kinh tế, lƣợng khí thải do xe máy sử dụng xăng cũng gây tác động
lớn tới môi trƣờng, đặc biệt là những thành phố lớn nhƣ Hồ Chí Minh phƣơng tiện đi
lại chủ yếu là xe máy. Theo thống kê của Vụ môi trƣờng – Bộ GTVT, số hộ có xe máy
ở thành phố Hồ Chí Minh là 98%, chiếm 70% lƣợng khói bụi ô nhiễm trong thành phố
(Minh Thành, 2010).
Nhận thức đƣợc tác hại môi trƣờng cũng nhƣ dần thay thế nhiên liệu hóa thạch
ngày càng cạn kiệt, năng lƣợng sinh học là giải pháp hàng đầu cho các nguồn năng
1


lƣợng tái sinh và thân thiện với môi trƣờng, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với vấn đề an
ninh năng lƣợng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ xu hƣớng đó,
xăng sinh học E5 ra đời, một phần nội dung của "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025" của Chính phủ, đánh dấu một bƣớc phát triển
mới trong ngành công nghiệp năng lƣợng Việt Nam, đƣợc bán thí điểm tại một số
thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… từ ngày 1/8/2010 (Tập đoàn
dầu khí quốc gia Việt Nam, 2010).
Xăng sinh học E5 là hỗn hợp của 95% xăng truyền thống A92 và 5% ethanol.
Ethanol đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu là thực vật nhƣ sắn, ngô,... hay các
cellulose nhƣ rơm rạ, vỏ trấu, bã mía... là nguồn nguyên liệu có khả năng phân hủy

sinh học nên thân thiện với môi trƣờng hơn. Ngoài ra, việc sử dụng xăng E5 giúp giảm
phát thải hyđrô cacbon (HC) và mônôxít cacbon (CO), đặc biệt hàm lƣợng khí là CO2
giảm trên 30%, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính (Thu Nga, 2010). Không chỉ thân
thiện với môi trƣờng, giá xăng E5 hiện nay 19100đ/lít rẻ hơn 200đ so với xăng A92
19300đ/lít, nhƣng hiện nay ngƣời dân vẫn còn khá thờ ơ đối với loại xăng này mặc dù
đã đƣợc bán thí điểm hơn 7 tháng. Cứ 10 ngƣời đổ xăng thì chỉ 1-2 ngƣời đồng ý đổ
loại xăng này, mỗi ngày bán đƣợc 100 lít là nhiều (Kim Tuyến, 2010). Vậy tại sao
xăng E5 vẫn chƣa đƣợc sử dụng phổ biến?
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trƣờng Đại
Học Nông Lâm TP.HCM và sự hƣớng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm, tôi quyết định
nghiên cứu đề tài: “XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH SỬ DỤNG XĂNG E5 CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH” nhằm tìm ra lời đáp cho câu hỏi trên. Đồng thời góp phần mở rộng thị
trƣờng xăng E5, tạo ra việc làm cho ngƣời dân lao động, giảm ô nhiễm môi trƣờng,
giảm sự lệ thuộc dầu mỏ nguyên liệu hóa thạch đang can kiệt.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Xác định những yếu tố tác động tới quyết định sử dụng xăng E5 của ngƣời
tiêu dùng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả tình hình mua bán xăng E5 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhận thức của ngƣời dân về xăng E5.
- Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng quyết định sử dụng xăng E5 của ngƣời tiêu
dùng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất ý kiến về việc mở rộng thị trƣờng xăng E5.
1.3. Giả thiết nghiên cứu

Việc quyết định sử dụng xăng E5 của ngƣời tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào nhận
thức về tầm quan trọng của xăng E5 với môi trƣờng và thông tin của xăng E5.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.4.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Ngƣời sử dụng và không sử dụng xăng E5 tại các quận trong thành phố.
1.4.2. Phạm vi không gian
Khóa luận đƣợc thực hiện tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu sơ cấp
đƣợc chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên phân tầng tập trung tại các địa điểm bán thí điểm
xăng E5 bao gồm:
-

1.4.3. Cửa hàng xăng dầu số 5, 147 Quốc lộ 13, phƣờng Hiệp Bình Chánh, quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Cửa hàng xăng dầu số Hoàng Nguyên, 220 Bis Điện Biên Phủ, phƣờng 22,
quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Trạm xăng dầu số 2 139B Quốc lộ 1A, khu phố 5, phƣờng Tam Bình, quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Trạm xăng dầu số 06, 740 A, quốc lộ 52, phƣờng Hiệp Phú, quận 9, Thành phố
Hồ Chí Minh.

1.4.3. Phạm vi thời gian

Khóa luận đƣợc thực hiện từ ngày 25/03/2011 đến ngày 25/06/2011.
1.5. Cấu trúc của khoá luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chƣơng. Chƣơng 1 trình bày sự cần thiết của việc xác
định những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng xăng E5. Chƣơng 2 giới thiệu tổng
quan về tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo có xác định yếu tố ảnh hƣởng quyết
3


định sử dụng của ngƣời tiêu dùng và tổng quan địa bàn nghiên cứu giới thiệu sơ lƣợc
về nhu cầu xăng dầu và các vấn đề môi trƣờng liên quan xăng dầu. Chƣơng 3 trình bày
các khái niệm về ngƣời tiêu dùng, hành vi ngƣời tiêu dùng, các yếu tố ảnh hƣởng đến
quyết định ngƣời tiêu dùng, khái niệm xăng E5, nhiên liệu sinh học và các tiêu chuẩn
đối với xăng E5. Đồng thời nêu lên phƣơng pháp để tiến hành đề tài, bao gồm phƣơng
pháp thu thập số liệu và phƣơng pháp xử lý số liệu. Phƣơng pháp thu thập số liệu sẽ
tiến hành qua 4 bƣớc: quan sát địa điểm bán xăng E5, phỏng vấn đại lý, phỏng vấn
chuyên sâu và phỏng vấn định lƣợng. Phƣơng pháp xử lý dùng thống kê mô tả nhằm
mô tả tình hình cung cấp xăng E5, nhận thức của ngƣời dân về xăng E5 hiện nay và
phân tích bằng mô hình kinh tế lƣợng để tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng quyết định sử
dụng xăng E5. Chƣơng 4 kết quả và thảo luận trình bày kết quả nghiên cứu thông qua
điều tra chọn mẫu, phân tích các kết quả đó và nêu lên hạn chế của đề tài. Chƣơng 5 đề
xuất- kiến nghị.

4


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Xăng E5 là năng lƣợng sinh học chỉ mới bán thí điểm vào đầu tháng 08/2010 tại

một số tỉnh thành lớn của cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dƣơng, Hồ
Chí Minh, Bình Dƣơng, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu…nên vẫn chƣa có nhiều tài liệu
về vấn đề này. Do đó đề tài chỉ tham khảo một số tài liệu sau đây:
Nguyễn Thị Thu Thảo (2009) nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng việc sử dụng
Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi heo tại huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dƣơng. Đề
tài đã xác định các yếu tố quyết định làm Biogas của ngƣời chăn nuôi bao gồm: chi phí
chất đốt trong gia đình, tổng thu nhập của gia đình, số thành viên trong hộ và nhận
thức của ngƣời dân về mức độ quan trọng của Biogas. Mặc dù đề tài thuộc một vấn đề
nghiên cứu khác là Biogas nhƣng có điểm chung là cùng xác định những yếu tố ảnh
hƣởng tới quyết định sử dụng. Dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu, tôi tham khảo cách
điều tra chọn mẫu trong phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp giữa những ngƣời sử
dụng và không sử dụng xăng E5. Ngoài ra, tôi tham khảo phƣơng pháp phân tích số
liệu của đề tài trong việc xác định yếu tố ảnh hƣởng ngƣời dân quyết định sử dụng
BioGas.
Đặng Thị Quế Nƣơng (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa
chọn sản phẩm gia cầm an toàn của ngƣời tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề
tài có điểm chung là xác định các yếu tố ảnh hƣởng hành vi, nhƣng mô hình để xác
định các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc chọn trong Biogas và gia cầm an toàn khác nhau. Mặc
dù đã xác định đƣợc tuổi, trình độ học vấn, giá, mức độ tin tƣởng có ảnh hƣởng đến
việc lựa chọn sản phẩm gia cầm an toàn nhƣng việc lựa chọn mô hình xác suất còn
nhiều hạn chế. Mô hình đƣợc sử dụng là xác suất tuyến tính LPM, mô hình này có
5


những nhƣợc điểm: vi phạm một số giả thiết OLS nhƣ phƣơng sai sai số thay đổi, sai
số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn và xác suất có thể vƣợt ra ngoài đoạn [0;1].
Nguyễn Thành Nhân và Minh Hà Dƣơng (2009) đã nghiên cứu tiềm năng kinh
tế của năng lƣợng tái sinh tại Việt Nam. Kết quả cho thấy công nghệ tái sinh các
nguồn năng lƣợng nhƣ gió, nƣớc, sinh khối, mặt trời của ta vẫn chƣa thể hiện hiệu quả
chi phí, vì hiện nay công nghệ của ta còn yếu và lạc hậu so với các nƣớc khác, chi phí

này hy vọng sẽ giảm nhờ vào việc cải tiến các công nghệ trong tƣơng lai. Dựa vào kết
quả nghiên cứu trên ta có thể thấy khả năng cạnh tranh của xăng E5 ở nƣớc ta vẫn còn
ít so với các loại xăng khác vì chi phí sản xuất vẫn khá cao, ta phải cải tiến công nghệ
sản xuất để giảm giá xăng cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng xăng E5 trong tƣơng lai.
Trần Đăng Hồng (2009) đã nghiên cứu hiện trạng sinh học trên Thế Giới. Bao
gồm các nƣớc Brazil, Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Đức, Pháp, Thụy Điển, Vƣơng Quốc
Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, cho thấy xăng sinh học đang
và sẽ là xu hƣớng nhiên liệu trong đƣợc sử dụng tƣơng lai. Hiện nay tất cả các nƣớc
đang đầu tƣ công nghệ chế tạo xe chạy xăng sinh học cũng nhƣ công nghệ sản xuất để
giảm giá thành và mở rộng thị trƣờng. Trong đó, Brazil là nƣớc sản xuất và sử dụng
xăng sinh học lớn nhất Thế giới, nhờ có khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp, giá lao
động rẻ nên giá xăng sinh học ở Brazil bằng một nữa so với giá xăng thƣờng. Khó
khăn lớn nhất đối với xăng sinh học hiện nay là giá nông phẩm tăng do lƣơng thực Thế
giới đang khan hiếm, nên một số nƣớc chuyển quỹ đất dành cho sản xuất xăng sinh
học sang sản xuất nông nghiệp làm cho nguyên liệu đầu vào xăng sinh học khan hiếm,
đẩy giá xăng tăng cao. Hiện trạng trên đóng góp thêm kinh nghiệm cho ta trong sản
xuất nhằm giảm giá và giúp ta có hƣớng đi đúng trong mở rộng thị trƣờng xăng E5.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tầm quan trọng của xăng dầu
Hiện nay xăng dầu đƣợc xem nhƣ mạch máu phát triển đất nƣớc, đƣợc sử dụng
trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế quan trọng của nƣớc ta nhƣ giao thông vận tải,
nhiệt điện, sản xuất công nghiệp và một số nghành khác. Trong đó, nghành giao thông
vận tải chiếm tỷ lệ cao nhất 55%, thứ 2 là sản xuất công nghiệp chiếm 19%, thứ 3 là
nghành khác 14% và cuối cùng là nhiệt điện 12%.
6


Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Xăng Dầu Theo Các Nghành Tại Việt Nam

Giao thông vận tải

Nhiệt điện
Sản xuất công nghiệp
Nghành khác

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010
Nguyên nhân xăng dầu đƣợc sử dụng chủ yếu trong giao thông vận tải, sản xuất
công nghiệp, nhiệt điện là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong những năm
gần đây quá nhanh, dân số đô thị tăng 11,2% và tỷ lệ dân đô thị/tổng dân số toàn quốc
tăng 2,4% từ năm 2006-2009, dân cƣ tăng dẫn tới lƣợng xe cơ giới cũng phát triển
theo, nhu cầu xăng cũng tăng phục vụ cho đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhiên liệu đầu
vào cho các nghành này.
Bảng 2.1. Diễn Biến Đô Thị Hoá Ở Nƣớc Ta Trong ¼ Thế Kỷ Qua Và Dự Báo
Đến 2020
Năm

1986

Số lƣợng đô thị (từ
loại V trở lên)

480

Dân số đô thị (triệu
ngƣời)

11,87

Tỷ lệ dân ĐT trên
tổng dân số toàn
quốc (%)


19,3

1990
500

1995

2000

2003

2006

2009

Dự báo
2010

2020

550

649

656

729

752


-

-

13,77 14,938

19,47

20,87

22,83

25,38

28,5

40,0

24,7

25,8

27,2

29,6

32,0

45,0


20,0

20,75

Nguồn:Phạm Ngọc Đăng,2010
Bảng 2.2. Bùng Nổ Giao Thông Cơ Giới (Ƣớc Tính)
Xe đạp

Ô tô, xe máy

GT công cộng

1980
2000

80%
65%

5%
>30%

15%
<5%

Hiện nay

2-3%

87-88%


10%
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010

7


Bảng 2.3. Tình Hình Phát Triển Công Nghiệp Hóa Tại Việt Nam
Năm

Số khu công nghiệp

Diện tích (ha)

1995

2

90

2000

4

268

2005

6


702

2009

12

1927
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010

2.2.2. Nhu cầu xăng dầu trong tƣơng lai
Đô thị càng phát triển thì số lƣợng phƣơng tiện giao thông vận tải lƣu hành
càng tăng nhanh, chủ yếu là xe máy tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí
Minh. Thành phố Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy, tại Hà
Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lƣu lƣợng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội
(Phạm Ngọc Đăng, 2010).
Hình 2.2. Số lƣợng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010
Lƣợng phƣơng tiện tăng nhanh kết hợp với quá trình công nghiệp hóa dẫn đến
nhu cầu xăng dầu tăng nhanh so với những năm trƣớc và đặc biệt tăng mạnh trong
tƣơng lai.

8


Hình 2.3. Nhu cầu xăng dầu Việt Nam những năm qua và dự báo đến năm 2025

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010
2.2.3. Ô nhiễm không khí do sử dụng xăng dầu
Đô thị hóa, công nghiệp hóa, dân số tăng nhanh làm cho lƣợng xăng dầu đƣợc

tiêu thụ ngày càng tăng, chiếm nhiều nhất là hoạt động giao thông vận tải 55%. Ngoài
những mặt tích cực nhƣ giúp cho phát triển kinh tế, thì việc sử dụng xăng dầu là một
trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại nhƣ CO, hơi xăng dầu (HmCn,
VOC), SO2, Pb.
Hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lƣợng khí CO, 95% lƣợng VOCs.
Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối
với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp
xấp xỉ nhau.
Hình 2.4. Tỷ lệ phát thải các nguồn thải chính ở Việt Nam năm 2005
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Sản xuất công nghiệp,
dịch vụ, sinh hoạt
Nhiệt điện
Giao thông vận tải

CO

NO2


SO2

VOCs

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010
9


Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông
gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải gây ra chủ
yếu do xe máy, thải 70% CO, hơn 90% VOC và khoảng 75% HmCn.
Hình 2.5. Tỷ Lệ Phát Thải Chất Gây Ô Nhiễm Do Các Phƣơng Tiện Giao Thông
Cơ Giới Đƣờng Bộ Của Việt Nam

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,2010

10


CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng
a. Ngƣời tiêu dùng là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia
đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm ngƣời tiêu
dùng đƣợc dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng
của khái niệm này có thể rất đa dạng (Wikipedia).
b. Thế nào là hành vi NTD
Hành vi tiêu dùng đƣợc hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong

quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.
3.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng ngƣời tiêu dùng
Hành vi của ngƣời mua chịu ảnh hƣởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã
hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách
tiếp cận và phục vụ ngƣời mua một cách hiệu quả hơn (Tài liệu quản lý, 2007).
Hình 3.1. Mô Hình Chi Tiết Các Yếu Tố ảnh Hƣởng Hành Vi Ngƣời Tiêu Dùng
Văn hóa
Nền văn hóa

Nhánh văn hóa

Xã hội
Nhóm tham
khảo
Gia đình

Tầng lớp xã hội Vai trò và địa vị

Cá nhân
Tuổi và giai đoạn
của chu kỳ sống
Nghề nghiệp
Hoàn cảnh kinh tế
Lối sống
Nhân cách và tự ý
thức

11

Tâm lý

Động cơ
Nhận thức
Ngƣời mua
Hiểu biết
Niềm tin và thái
độ
Nguồn: Tài liệu quản lý, 2007


a. Các yếu tố văn hóa
Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của
một ngƣời. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ đƣợc một số những giá trị, nhận thức, sở
thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác.
Nhánh văn hóa: mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên
những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên của
nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trƣờng quan trọng, và những ngƣời làm
Marketing thƣờng thiết kế các sản phẩm và chƣơng trình theo các nhu cầu của chúng.
Tầng lớp xã hội: hầu nhƣ tất cả các xã hội loài ngƣời đều thể hiện rõ sự phân
tầng xã hội. Sự phân tầng này đôi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó
những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau đƣợc nuôi nấng và dạy dỗ để đảm
nhiệm những vai trò nhất định. Hay là trƣờng hợp phân tầng thành các tầng lớp xã hội.
Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tƣơng đối đồng nhất và bền vững trong xã
hội, đƣợc xếp theo theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mỗi
quan tâm và hành vi.
b. Yếu tố xã hội
Nhóm tham khảo bao gồm những nhóm có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp
đến thái độ hay hành vi của ngƣời đó. Những nhóm có ảnh hƣởng trực tiếp đến một
ngƣời gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà ngƣời đó tham gia và có
tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, nhƣ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng
giềng, và đồng nghiệp, mà ngƣời đó có quan hệ giao tiếp thƣờng xuyên. Các nhóm sơ

cấp có tính chất chính thức hơn và ít đòi hỏi có quan hệ giao tiếp thƣờng xuyên hơn.
Gia đình: các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh
hƣởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống ngƣời mua. Gia
đình định hƣớng gồm bố mẹ của ngƣời đó. Do từ bố mẹ mà một ngƣời có đƣợc một
định hƣớng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và ý thức về tham vọng cá nhân, lòng tự
trọng và tình yêu.
Vai trò và địa vị: vị trí của ngƣời đó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào
vai trò và địa vị của họ, bao gồm những hoạt động mà một ngƣời sẽ phải tiến hành.

12


c. Những yếu tố cá nhân
Những quyết định của ngƣời mua cũng chịu ảnh hƣởng của những đặc điểm cá
nhân, nổi bật nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống của ngƣời mua, nghề nghiệp,
hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý niệm của ngƣời đó.
Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: ngƣời ta mua những hàng hóa và dịch vụ
khác nhau trong suốt đời mình, loại hàng hóa này tùy thuộc vào độ tuổi ngƣời mua.
Nghề nghiệp ảnh hƣởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Ngƣời công nhân cổ
xanh sẽ mua quần áo lao động, giày đi làm, bữa ăn trƣa đóng hộp và trò chơi giải trí
hai ngƣời. Chủ tịch công ty sẽ mua quần áo đắt tiền, đi du lịch bằng đƣờng hàng
không, tham gia các câu lạc bộ và thuyền buồm lớn.
Hoàn cảnh kinh tế: việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh
kinh tế của ngƣời đó. Hoàn cảnh kinh tế của ngƣời ta gồm thu nhập có thể chi
tiêu đƣợc của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm
và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lƣu động), nợ, khả năng vay mƣợn, thái
độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.
Lối sống của một ngƣời là một cách sống trên thế giới của họ đƣợc thể hiện ra
trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của ngƣời đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn
diện một con ngƣời trong quan hệ với môi trƣờng của mình.

Nhân cách và ý niệm về bản thân: mỗi ngƣời đều có một nhân cách khác biệt có
ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời đó. Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm
tâm lý khác biệt của một ngƣời dẫn đến những phản ứng tƣơng đối nhất quán và lâu
bền với môi trƣờng của mình. Nhân cách thƣờng đƣợc mô tả bằng những nét nhƣ tự
tin có uy lực, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích
nghi. Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của ngƣời tiêu
dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa
các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu.
d. Những yếu tố tâm lý
Việc lựa chọn mua sắm của một ngƣời còn chịu ảnh hƣởng của bốn yếu tố tâm
lý là động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.

13


Động cơ hay một sự thôi thúc là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc
ngƣời ta hành động. Việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng.
Nhận thức: một ngƣời có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề ngƣời có
động cơ đó sẽ hành động nhƣ thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hƣởng từ sự nhận
thức của ngƣời đó về tình huống lúc đó.
Tri thức: khi ngƣời ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội đƣợc tri thức, tri
thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết
hành vi của con ngƣời đều đƣợc lĩnh hội. Các nhà lý luận về tri thức cho rằng tri thức
của một ngƣời đƣợc tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những thôi thúc, tác nhân
kích thích, những tấm gƣơng, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Niềm tin và thái độ: thông qua hoạt động và tri thức, ngƣời ta có đƣợc niềm tin
và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hƣởng đến hành vi mua sắm của con ngƣời.
3.1.3. Các nguyên tắc của marketing xanh (Đông Dƣơng, 2007)
Theo Jacquelyn A. Ottman, Chủ tịch của J. Ottman Consulting Inc. - một công
ty tƣ vấn về chiến lƣợc marketing xanh thì khi thực hiện các hoạt động marketing

xanh, doanh nghiệp cần phải chú ý đến những nguyên tắc sau đây.
a. Phải hiểu khách hàng của mình. Nếu muốn bán một sản phẩm “xanh” hơn cho
ngƣời tiêu dùng, trƣớc hết doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng ngƣời tiêu
dùng đã nhận thức đƣợc và quan tâm đến những vấn đề mà sản phẩm muốn thể
hiện. Chẳng hạn Whirlpool đã từng rút ra kinh nghiệm rằng sẽ chẳng dễ gì
thuyết phục ngƣời tiêu dùng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua một tủ lạnh không có
CFC (chlorofluorocarbon) nếu họ không biết CFC là gì.
b. “Trao quyền” cho ngƣời tiêu dùng. Doanh nghiệp cần giúp cho ngƣời tiêu dùng
cảm thấy rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm của doanh
nghiệp. Trong tiếp thị, điều này đƣợc gọi là trao quyền cho ngƣời tiêu dùng
(empowerment). Muốn vậy, phải làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc ý nghĩa
đằng sau từ “xanh” trong sản phẩm của mình (sạch hơn, an toàn hơn hay tiết
kiệm nhiên liệu hơn, bảo vệ sức khỏe và môi trƣờng hơn…). Chỉ khi ngƣời tiêu
dùng hiểu và ủng hộ ý tƣởng “xanh” mà doanh nghiệp đã đƣa vào sản phẩm của
mình, họ mới có lý do để mua nó.
14


×