Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.79 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU BÌNH PHƯỚC

PHẠM NGỌC THÁI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “phân
tích hoạt động sản suất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên cao su bình phước” do sinh viên Phạm Ngọc Thái, khóa 33, chuyên ngành
Kinh Tế Nông Lâm, khoa Kinh Tế đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
Ngày……tháng……năm 2011

TS.Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2011

tháng

năm 2011

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cám ơn!
- Các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã
tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
quá trình học tập tại trường.
- Đặc biệt là thầy Thái Anh Hòa người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn
cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước cùng tất cả các
cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực tập tại Công ty.
- Tất cả các bạn những người đã giúp đỡ em về mặt tinh thần, cũng như

đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Thái

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Phạm Ngọc Thái. Tháng 07 năm 2011. “ Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh
Doanh tại Công Ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Bình
Phước”.
Phạm Ngọc Thái. July 2011. “ Analysis of production and business activities
in a limited liability company members a rubber Bình Phước”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Bình Phước, chủ yếu dựa trên
các số liệu của năm 2009 – 2010, để tìm ra các mặt mạnh hay yếu trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời tìm ra các phương hướng khắc phục và
những định hướng phát triển trong thời gian tới.
Đề tài tập trung vào một số vấn đề sau:
 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Tình hình sử dụng lao động.
 Tình hình sử dụng tài sản cố định.
 Tình hình doanh thu, tiêu thụ, lợi nhuận .
 Tình hình tài chính.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, đề tài có sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế
liên hoàn và một số phương pháp khác trong kinh tế. Qua phân tích, đề tài cho
thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có

những mặt cần phải quan tâm hơn như nhà máy chế biến, tình hình lao động từ
đó giúp cho hoạt động của công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lao động, nguồn vốn,… để từ
đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chúng tại công ty. Sau cùng đề tài
cũng có một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa
những mặt mạnh của công ty để công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

xiii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV cao su Bình Phước

5

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

5

2.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

6


2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

7

2.2. Cơ cấu bộ máy của công ty TNHH MTV cao su Bình Phước

8

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

8

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

9

2.3. Tình hình cơ bản tại công ty trong 2 năm 2009-2010

10

2.3.1. Tình hình lao động

10

2.3.2. Tình hình tài sản cố định của công ty 2009-2010

11

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Cơ sở lí luận


12

3.1.1. Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cao su 12
3.1.2. Vai trò của cao su trong nền kinh tế xã hội đất nước

13

3.1.3. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 14
3.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh

v

15


3.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
3.2. Phương pháp nghiên cứu

16
17

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

17

3.2.2. Phương pháp so sánh

17


3.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn

17

3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

18

3.2.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

18

3.2.6. Các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh

19

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích môi trường cạnh tranh

21
21

4.1.1. Thị trường

21

4.1.2. Khách hàng

25


4.1.3. Các đối thủ cạnh tranh

26

4.2. Phân tích tình hình sản suất và tiêu thụ của công ty
4.2.1. Tình hình sản suất của công ty

28
28

4.2.2. Tình hình tiêu thụ của công ty

29

4.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty

32

4.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2009-2010 34
4.3.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản suất kinh doanh

34

4.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

35

4.3.3. Lợi nhuận từ các hoạt động khác

36


4.4. Phân tích tình hình tài chính của công ty

36

4.4.1. Tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty

36

4.4.2. Phân tích các chỉ số sinh lợi

37

4.4.3. Phân tích khả năng thanh toán

39

4.5. Phân tích tình hình lao động của công ty

41

4.5.1. Năng suất lao động

41

4.5.2. Tiền lương bình quân

42

4.6. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty


43

4.6.1. Môi trường tự nhiên

43

4.6.2. Môi trường pháp lý chính trị

44

vi


4.6.3. Môi trường văn hóa xã hội

44

4.6.4. Môi trường công nghệ

45

4.6.5. Môi trường kinh tế

45

4.7. Phân tích ma trận SWOT

46


4.7.1. Xác định cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu, thách thức

46

4.7.2. Xây dựng ma trận SWOT

47

4.7.3. Mục tiêu của công ty giai đoạn 2011-2014

48

4.8. Các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công ty

49

4.8.1. Cơ sở đề xuất

49

4.8.2. Thực hiện

50

4.8.3. kết quả dự kiến

51

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


53

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Đối với công ty

53

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ


Bình Quân

DTKT

Diện Tích Khai Thác

DTT

Doanh Thu Thuần

ĐNB

Đông Nam Bộ

ĐVT

Đơn Vị Tính

HĐKD

Hoạt Động Kinh Doanh

HĐTC

Hoạt Động Tài Chính

IRSG

Tổ Chức Nghiên Cứu Cao Su Thế Giới


KTCB

Kiên Thiết Cơ Bản

LN

Lợi Nhuận

CP

Chi Phí

NVCSH

Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu

NVKP

Nguồn Vốn Kinh Phí

NR

Cao Su Thiên Nhiên( natural ruber )

NSBQ

Năng Suất Bình Quân

SLKT


Sản Lượng Khai Thác

SR

Cao Su Tổng Hợp

SXKD

Sản Suất Kinh Doanh

TN và DHMT

Tây Nguyên Và Duyên Hải Miền Trung

TSNV

Tài Sản Nguồn Vốn

TSLĐ và ĐTNH

Tài Sản Lưu Động Và Đầu Tư Ngắn Hạn

TSCĐ và ĐTDH

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

NT

Nông Trường


NLT

Nông Lâm Trường

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động Của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010

10

Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản Cố Định Của Công Ty 2009-2010

11

Bảng 3.1. Ma Trận SWOT

18

Bảng 4.1. Diện Tích, Sản Lượng Xuất Khẩu Và Tiêu Thụ Cao Su Việt Nam 23
Bảng 4.2. Thị Trường Xuất Khẩu Cao Su Chính Của VN 2 Tháng Đầu 2011 24
Bảng 4.3. Sản Lượng Cao Su Xuất Khẩu Của 1 Số Nước

26

Bảng 4.4. Gía Thành Và Gía Bán Cao Su Sơ Chế Của 1 Số Công Ty Trong Khu
Vực Năm 2010


28

Bảng 4.5. Cơ Cấu Diện Tích Cao Su Qua 2 Năm 2009-2010

29

Bảng 4.6. Doanh Thu Tiêu Thụ Thành Phẩm Của Công Ty Qua 2 Năm 20092010

30

Bảng 4.7. Thị Trường Tiêu Thụ Của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010

31

Bảng 4.8. Khách Hàng Truyền Thống Của Công Ty Năm 2009-2010

31

Bảng 4.9. Thu Mua Tiểu Điền Của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010

33

Bảng 4.10. Kết Qủa Và Hiệu Qủa Hoạt Động SXKD Năm 2009-2010

34

Bảng 4.11. Lợi Nhuận Từ Hoạt Động Tài Chính Năm 2009-2010

35


Bảng 4.12. Lợi Nhuận Từ Hoạt Động Khác Qua 2 Năm 2009-2010

36

Bảng 4.13. Tình Hình Tài Sản Cố Định Công Ty Năm 2009-2010

37

Bảng 4.14. Các Chỉ Số Sinh Lợi Qua 2 Năm 2009-2010

37

Bảng 4.15. Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn

40

Bảng 4.16. Khả Năng Thanh Toán Nhanh Của Công Ty Năm 2009-2010

40

Bảng 4.17. Năng Suất Lao Động Bình Quân Công Ty

41

Bảng 4.18. Tiền Lương Bình Quân Tại Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010

42

Bảng 4.19. Bảng Ma Trận SWOT


47

Bảng 4.20. Kế Hoạch Sản Xuất Công Ty Đến Năm 2014

48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sản Phẩm Của Công Ty

6

Hình 2.2 Sơ Đồ Quản Lý Các Phòng Ban

8

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay một doanh nghiệp muốn hoạt
động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường đòi hỏi người quản lý phải xác
định được phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực của mình. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần xác định được những
nhân tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp mình. Điều này chỉ thực hiện được dựa trên cơ sở của phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước diện tích trồng cây cao su
tăng rất cao, nhất là trên địa bàn tỉnh Bình Phước xuất hiện ngày càng nhiều các
công ty, xí nghiệp, trồng và chế biến cao su đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt
ngay trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Công ty cao su Bình Phước là một
công ty với quy mô chưa lớn, nhưng những năm gần đây đã gặt hái được nhiều
thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời đóng góp
được nhiều lợi ích về mặt xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng cho
đất nước, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay, công ty sẽ gặp không ít khó khăn vì môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý của công ty phải đưa ra những chính
sách, những chiến lược kinh doanh phù hợp để đảm bảo việc phát triển ổn định
bền vững.
Từ thực tế của môi trường kinh doanh khắc nghiệt đòi hỏi doanh nghiệp
phải biết năng động, sáng tạo, biết tính toán chi tiêu một cách hợp lý đồng thời
phải biết ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống. Bên cạnh đó đối với tình hình
thị trường trong nước cũng như một số nước trên thế giới hiện nay, sự cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm sao


doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cả ở thị trường
nội địa lẫn thị trường quốc tế. Do đó, doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh
của mình tốt hơn, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài, thì doanh nghiệp cần phải xem xét và phân tích tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh, từ đó tìm ra hướng đi thích hợp cho mình.
Vì vậy, làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Một trong
những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó là phân
tích họat động sản xuất kinh doanh, nhằm nắm bắt được kết quả hoạt động kinh
doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác của đơn vị đồng thời đề ra các

phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp
cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn, tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Từ những lý do trên, cùng với sự đồng ý của khoa Kinh tế Trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và công ty TNHH một thành viên Cao su Bình
Phước, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Bình Phước”,
với mong muốn phần nào phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn,
phát huy những thế mạnh của công ty. Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã
có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên đề tài chắc
chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
đề tài hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Phân tích hoạt đông sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH một thành
viên Cao su Bình Phước từ đó đưa ra biện pháp giúp cho doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả hơn
- Mục tiêu cụ thể:

2


+ Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2
năm 2009 - 2010.
+ Phân tích các yếu tố đầu vào tác động đến hiệu quả kinh doanh tại công
ty.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong xu thế phát triển.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Bình Phước”. Trên cơ sở phân tích hoạt
động kinh doanh của công ty nhằm nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và
kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp đồng thời làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác. Qua đó đề ra các phương
án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 14/03/2011đến 30/06/2011.
1.3.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Bình
Phước, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: TỔNG QUAN

3


Sơ lược về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Bình
Phước, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức nhiệm vụ và chức năng
của các phòng ban, tình hình nhân sự, sự biến động tài sản và nguồn vốn, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009-2010.
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nêu lên nguồn gốc, khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cây cao
su, đồng thời trình bày khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa và các phương pháp tính để

phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích đánh giá kết quả cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
công ty. Đồng thời đề ra một số biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và
hạn chế những điểm yếu còn tồn tại.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nêu lên kết luận chung về đề tài, đưa ra một số kiến nghị đối với công ty,
chính quyền dịa phương.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV cao
su Bình Phước
Công ty TNHH một thành viên cao su Bình Phước được thành lập theo
quyết định số: 651-QĐ/TU ngày 26/3/2008 của Tỉnh ủy Bình Phước là đơn vị
kinh tế đảng trực thuộc quản lý của tỉnh ủy Bình Phước, được thành lập trên cơ
sở chia tách ra từ công ty cao su Sông Bé và sáp nhập toàn bộ diện tích 02 nông
lâm trường Đồng Xoài, nông lâm trường Tân Lập.
Tổng diện tích đang quản lý: 18.325,67 ha, trong đó diện tích cao su
khoảng 3.302,08 ha nằm trên địa bàn các xã thuộc huyện Đồng Phú Tỉnh Bình
Phước;
Công ty có 03 Nông trường, 02 Nông lâm trường. Tổng số Cán bộ, Công
nhân viên: 850 người với lực lượng công nhân có tay nghề giỏi, đội ngũ cán bộ
quản lý trẻ, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong ngành cao

su;
Trụ sở chính của Công ty đóng tại phường Tân Bình thị xã Đồng Xoài
tỉnh Bình Phước.
Công ty TNHH một thành viên cao su Bình Phước tổ chức hoạt động
thực hiện theo hiến pháp, pháp luật và luật doanh nghiệp Việt Nam.
Sản phẩm của công ty: là một công ty mới được tách ra từ công ty cao su
Sông Bé, chưa xây dựng được nhà máy chế biến, sản phẩm công ty chủ yếu là
mủ nước, mủ tạp, một phần ký gửi chế biến mủ SVR 3L


Hình 2.1. Sản phẩm của công ty

2.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Trụ sở chính của Công ty TNHH một thành viên cao su Bình
Phước nằm trong khu trung tâm khu hành chính thị xã Đồng Xoài. Đến nay công
ty tiếp tục ổn định để phát triển đơn vị với các cơ sở trực thuộc nằm trên địa bàn
huyện Đồng phú tỉnh Bình Phước. Công ty thuận lợi với tuyến đường quốc lộ 14
và ĐT 741 chạy ngang là đường huyết mạch nối các tỉnh tây nguyên và thành
phố Hồ Chí Minh giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng.
Điều kiện tự nhiên:
Công ty TNHH một thành viên cao su Bình Phước tọa lạc trong khu vực
miền Đông Nam Bộ, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ
rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến
cuối tháng 3. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 đến 290C, biên độ nhiệt độ
trung bình giữa ngày và đêm mùa nưa từ 40C đến 60C, mùa nắng từ 60C đến 80C.
Lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm/năm. Ẩm độ trung bình 75% đến 80%.
Gió trong năm thường có 3 hướng Đông Nam (tháng 12 đến tháng 5), gió Tây
Nam (tháng 6 đến tháng 9), gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 01). Ánh sáng
lượng nắng trung bình trong năm 2.050 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng cao
nhất 290 giờ/tháng, tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất 150 giờ/tháng.

Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 80m. Công ty TNHH một thành
viên cao su Bình Phước nằm trên vùng bán bình nguyên với loại đất xám bạc
màu được cấu tạo bởi đất phù sa cổ, tỷ lệ % cát pha thịt ở lớp đất mặt khá cao,
thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt sau khi mưa. Đây là điều kiện rất thuận lợi

6


để phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu và các loại cây
ăn quả khác.
Đặc trưng môi trường sinh thái với đặc trưng về địa hình, thời tiết khí hậu
và thổ nhưỡng như trên nên thích hợp cho cây cao su sinh trưởng mạnh và cho
năng suất cao vào mùa mưa, cỏ bị khô cùng với cây thay lá vào mùa nắng nên dễ
cháy. Khí hậu như vậy cũng thích hợp cho sức khỏe con người và vật nuôi.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Chức năng của công ty:
Công ty TNHH một thành viên cao su Bình Phước là công ty nhà nước,
trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Phước, với hình thức sỡ hữu vốn là
100% vốn nhà nước. Công ty hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế, có tư
cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng.
Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất nông, lâm nghiệp vừa mang tính chất là
một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vừa mang tính chất là một đơn vị kinh
doanh.
Chức năng của công ty là: trồng mới, chăm sóc, khai thác và tiêu thụ cao
su. Ngoài ra công ty còn thực hiện các dự án do nhà nước giao cho, kinh doanh
thương mại theo khả năng của mình và nhu cầu của thị trường theo đúng quy
định của pháp luật.
- Nhiệm vụ của công ty:
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký. Tổ chức khai hoang trồng
mới, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su. Thu mua mủ cao su tiểu điền,

quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, sản xuất kinh doanh nông lâm
nghiệp kết hợp, xuât khẩu mủ và sản phẩm từ cao su. Nhập khẩu máy móc, thiết
bị vật tư phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của công ty. Xây dựng cơ sở hạ tầng
và kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, đầu tư xây dựng giao thông thủy lợi.
Công ty còn có một số nhiệm vụ như: đầu tư xây dựng các nông trường
trực thuộc công ty; tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống và vật
chất tinh thần cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty, khảo sát ký kết
7


hợp đồng thương mại về xuất khẩu cao su, kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ
vững an ninh, chính trị, và trật tự xã hội trên địa bàn.

2.2. Cơ cấu bộ máy của công ty TNHH MTV cao su Bình Phước
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty có đảng bộ trực thuộc tỉnh Bình Phước, Ban Giám đốc, công đoàn
cơ sở, đoàn TNCSHCM, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, 03 nông trường, 02
nông lâm trường, và các phòng, ban nghiệp vụ.
Vì quản lý trên diện tích rộng lớn do đó để mang lại hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh nên công ty rất chú trọng đến việc phân cấp quản lý, để đảm bảo
chức năng quản lý toàn diện.
Hình 2.2: Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty.

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính

8


2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty
- Giám đốc: Là người đứng đầu toàn công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt

động. Giám đốc còn là người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công
ty mình trước tỉnh và nhà nước. Giám đốc công ty được lựa chọn phương án
kinh doanh của công ty; phụ trách vấn đề tổ chức và tuyển chọn nhân viên; thể
chế hóa các quy định của nhà nước; ký kết và ủy quyền cho người khác ký kết
hợp đồng kinh tế,...
- Phó giám đốc: Là người hỗ trợ, trợ giúp cho giám đốc trong việc lãnh
đạo công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc mà mình chịu trách
nhiệm.
- Phòng tài chính kế toán: Giúp việc cho ban giám đốc thực hiện các nghĩa
vụ đối với nhà nước, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính toán
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu thập tổng hợp các số liệu, lập báo cáo tài
chính theo quy định hiện hành, cung cấp các số liệu tài chính cần thiết phục vụ
cho nhu cầu tài chính của công ty.
- Phòng kế hoạch – đầu tư: Nắm bắt kịp thời nhu cầu vật tư cho sản xuất,
lập các kế hoạch về đầu tư cho sản xuất, xây dựng và lập kế hoạch duy tu bảo
dưỡng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, giúp Giám đốc việc điều hành sản
xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật- nông lâm nghiệp: Có nhiệm vụ quản lý về quy trình kỹ
thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su, chất lượng cao su chế biến.
- Phòng tổ chức hành chánh: Quản lý thực hiện các chế độ, chính sách cho
người lao động, công tác đào tạo cán bộ cũng như việc bố trí nhân sự cho công
ty...
- Phòng thanh tra - bảo vệ: thực hiện việc thanh tra, kiểm tra chống mất
mủ cao su.
- Các nông trường: Có nhiệm vụ trồng, chăm sóc vườn cây và khai thác
mủ,...

9



2.3. Tình hình cơ bản tại Công ty trong 2 năm 2009 - 2010
2.3.1 Tình hình lao động
Qua bảng 2.1. cho thấy, tổng số lao động của công ty năm 2010 là 878
người tăng 128 người so với năm 2009, trong đó nam chiếm 474 người và nữ
chiếm 404 người. Lao động của công ty chủ yếu là lao động kỹ thuật, sản xuất
trực tiếp chiếm gần 91,8%, tăng 15,1% so với năm 2009. Toàn công ty chỉ có 62
người có trình độ trung cấp trở lên chiếm 12% và tăng 12 người so với năm
2009. Để từng bước tạo ra đội ngũ lao động có đủ phẩm chất
Bảng 2.1: Tình Hình Lao Động Của Công Ty Qua 2 năm 2009 – 2010
Khoản mục
Tổng số lao động
1. Phân theo giới
Nam
Nữ
2. Phân theo trình độ
Đại học
Cao đẳng, trung cấp

Năm 2009
Năm 2010
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(người)
(%)
(người)
(%)
750
100,0
878 100,0

Chênh lệch



%

128

17,1

387
363

51,6
48,4

474
404

54,0
46,0

87
41

14,0
11,3

20
30

2,7

4,0

23
39

2,6
4,4

3
9

15,0
30,0

Công nhân kỹ thuật
Lao động khác
3. Phân theo TCLĐ

672
28

89,6
3,7

780
36

88,9
4,1


108
8

16,1
28,6

Sx. Trực tiếp
Sx. Gián tiếp
4. Theo dân tộc

700
50

93,3
6,7

806
7

91,8
8,2

106
22

15,1
44,0

Dân tộc kinh
Dân tộc khác


615
135

82,0
18,0

73
140

84,0
16,0

123
5

20,0
3,7

Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty,
công ty đã quyết tâm thực hiện tuyển dụng đội ngủ cán bộ trẻ có trình độ, đào tạo
chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, công ty đã tổ chức tập huấn cho 40 cán
bộ công nhân viên để nâng cao và đổi mới hệ thống quản lý chất lượng ISO
10


9001:2008. Nhìn chung lao động năm 2010 tăng hơn so với 2009, điều này cho
thấy công ty ngày càng củng cố bộ máy tổ chức nhằm mở rộng phạm vi kinh
doanh của mình, nâng cao năng lực sản xuất nhằm giúp cho công ty ngày càng

phát triển hơn.
2.3.2. Tình hình tài sản cố định của công ty 2009 -2010
Tổng tài sản của công ty năm 2010 là 252.988 triệu đồng tăng hơn 36,9%
so với năm 2009, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 77,8% đã
tăng gần 43% so với năm 2009 chủ yếu là đầu tư xây dựng sân vườn, hàng rào
trụ sở làm việc và một số công trình khác. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn
cũng tăng 20,1% nhưng ít hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, chủ yếu đầu
tư dài hạn cho việc trồng mới cao su ở tỉnh Đắc Nông. Điều này cho thấy Công
ty đang mở rộng sản xuất.
Nợ phải trả của công ty chiếm 107.131 triệu đồng chiếm 42,3% năm 2010
tăng gần 55% so với năm 2009, NVCSH của công ty là 125.435 triệu đồng chiếm
49,6% tổng nguồn vốn của năm 2010 và tăng 27% so với năm trước, đồng thời
nguồn vốn kinh phí cũng tăng gần 20% so với năm 2009.
Bảng 2.2. Tình Hình Tài Sản Cố Định của Công Ty 2009 - 2010
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục

Năm 2009
Số tiền

Năm 2010

%

Số tiền

%

So sánh



%

1. Tổng tài sản

184.815 100

252.988

100

68.173

36,9

a.TSLĐ và ĐTNH

138.004 74,7

196.770

77,8

58.766

42,6

b.TSCĐ và ĐTDH

46.811


56.218

22,2

9.407

20,1

2. Tổng nguồn vốn

184.815 100

252.988

100

68.173

36,9

a. Nợ phải trả

69.348

37,5

107.131

42,3


37.783

54,5

b. NVCSH

98.439

53,3

125.435

49,6

26.996

27,4

Trong đó : NVKP

17.028

9,2

20.422

8,1

3.394


19,9

25,3

Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cây cao su
a. Khái quát về cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasilliensis thuộc họ euphorbiaceae
(họ thầu dầu). Họ thầu dầu gồm nhiều cây có mủ dưới dạng cây dại mộc, cây bụi
và cây sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới.
Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ
sông Amazone (Nam Mỹ), ban đầu nó mọc trong tình trạng hoang dại trên một
địa bàn rộng lớn từ 5 – 6 triệu km2, bao gồm toàn bộ khu vực sông A-Ma –Zôn
và các vùng kế cận, phân bổ ở khu vực vĩ độ 50. Đây là vùng nhiệt đới ẩm có
lượng mưa khoảng 2.000mm nhiệt độ cao đều quanh năm, mùa khô kéo dài từ 34 tháng. Đất thuộc đất sét, tương đối giàu dinh dưỡng, có độ pH từ 4,5-5,5 với
tầng canh tác sâu, thoát nước trung bình. Cây cao su trong tình trạng hoang dại là
một cây rừng lớn, thân thẳng cao trên 30m, có khi đến 50m, tán lá rộng và sống
trên 100 năm.
Cao su được các nhà khoa học nghiên cứu và trồng khắp thế giới, đặc biệt
ở Đông Nam Á. Năm 1877 nó được du nhập vào Việt Nam, sau khi thực dân
Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta, các cây cao su này được trồng tại vườn Bách

Thảo nhưng không may nó đều chết. Mãi đến năm 1897 Raoul một dược sĩ Hải
quân người Pháp mới gửi hạt giống từ In-đô-nê-xi-a về và được trồng tại trại thí
nghiệm Pasteur rồi sau đó được nhân rộng ra. Cây cao su thích hợp với những
vùng đất có lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, số giờ nắng thích hợp
là 1600giờ/năm. Thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su ở nước ta vào khoảng
5-7 năm và thời gian khai thác kéo dài khoảng 30 năm. Vùng Tây Nguyên, Đông


nam Bộ và một số vùng duyên hải Miền Trung với đất đỏ bazan rất thích hợp để
trồng cao su.
Diện tích trồng cao su cả nước và tại các vùng trồng cao su chính của Việt
Nam liên tục tăng trong những năm vừa qua. Từ năm 2000 đến 2010, tốc độ tăng
trưởng bình quân về diện tích cao su của cả nước đạt hơn 4%/năm. Diện tích cao
su cả nước năm 2010 đạt 740 nghìn ha.
b. Những sản phẩm từ cây cao su
Sản phẩm từ mủ cao su: Ngày nay trong nền văn minh của thế giới hiện
đại cao su đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu được. Cao su đã đi sâu
vào ngõ ngách của đời sống con người. Từ lúc lọt lòng trên đôi găng tay cao su
của chị hộ sinh và trong suốt đời sống con người mọi lúc, ăn, lúc nghỉ. Sản phẩm
chủ yếu của cây cao su là mủ cao su với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ
co giãn, độ đàn hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, mủ cao su là nguyên liệu
không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Các sản phẩm chính
gồm vỏ ruột xe (vỏ ruột xe đạp, xe gắn máy, xe hơi, đến các loại vỏ ruột xe cao
cấp như máy bay), các vật dụng thông dụng (ống dẫn nước, giày dép, dụng cụ gia
đình, dụng cụ thể thao, dụng cụ y tế..), các sản phẩm chống sốc,các sản phẩm cao
su lấy từ mủ cao su ly tâm (nệm, găng tay, phao cứu hộ...).
Sản phẩm từ gỗ cao su: khi cao su hết niên hạn kinh tế thì gỗ cao su là một
sản phẩm quan trọng, một nguồn kinh tế đáng kể. Gỗ cao su dùng làm đồ nội thất
trong gia đình, các sản phẩm ngoài trời, nguyên liệu củi để nấu.
Sản phẩm từ dầu hạt cao su: vườn cao su trưởng thành (từ 6-7 tuổi trở

lên), hàng năm sẽ sản xuất hạt cao su khối lượng 20-300 kg/ha. Hạt cao su dùng
để sơn và vecni, sản xuất xà phòng, là một trong những chất độn để pha chất kích
thích mủ cao su, dùng làm phân bón.
3.1.2. Vai trò của cao su trong nền kinh tế xã hội của đất nước
Cao su là một loại cây trồng có mặt ở Việt Nam từ lâu, là một loại cây rất
có tiềm năng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nó có giá trị khai thác rất
lớn về gỗ và đóng góp quan trọng về mặt môi sinh môi trường, quốc phòng an

13


ninh. Việc phát triển thêm diện tích cây cao su đồng nghĩa với việc phát triển
thêm diện tích rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc. Do cây cao su thích hợp với
khí hậu nhiệt đới cho nên nó được trồng rộng rải khắp đất nước ta từ miền nam
đến miền bắc và lên cả Tây Nguyên.
Ngành cao su cũng tạo ra được một lượng lớn việc làm cho rất nhiều lao
động ở nông thôn. Đặc biệt ngành cao su đã tạo việc làm cho trên 7.000 lao động
là người dân tộc thiểu số, nhiều nhất so với bất cứ ngành nghề nào vì cao su
thường tập trung trồng chủ yếu ở vùng cao, vùng xa, vùng sâu, nơi có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đóng góp hết sức nổi bật khác của ngành cao su
là góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì
trong quá trình phát triển sản xuất, các doanh nghiệp cao su đều gắn với công tác
đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn. Nơi nào có công ty, nông trường cao su thì
hệ thống điện-đường-trường-trạm được xây dựng hiện đại, khang trang và tiện
nghi hơn hẳn trước. Quan trọng hơn cả là giá trị của mủ cây cao su. Nó không
những đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu.
Ngày 17/9/2008, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký Quyết
định số 2855 QĐ/BNN - KHCN về việc “Công bố việc xác định cây cao su là
cây đa mục đích”. Theo quyết định này, cây cao su có thể được sử dụng cho cả
mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp. Và cao su được xem là một trong 9 mặt

hàng nông sản chủ lực để xuất khẩu đến năm 2020. Chính vì thế ngành cao su
Việt Nam không ngừng phát triển với nhiều dự án lớn của các công ty cao su
Việt Nam như: Định hướng phát triển cây cao su ở Sơn La giai đoạn 2008 - 2011
là 20.000 ha và đến năm 2020 là 50.000 ha. Tập trung đầu tư tái canh, trồng mới
9.500 ha ở Tây Bắc, 5.000 ha ở Tây Nguyên, 7.500 ha ở Campuchia và tập trung
đầu tư chăm sóc thật tốt cho hơn 75.000 ha vườn cao su kiến thiết cơ bản trong
năm 2009, nhiều dự án trồng cây cao su tại Lào trong chương trình phát triển
100.000 ha cao su tại Lào theo thỏa thuận của chính phủ 2 nước.
3.1.3. Nội dung và nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
a. Nội dung

14


Từ những thực tế hoạt động kinh doanh tại công ty sẽ tiến hành phân tích,
đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh qua 2 năm 2009 – 2010.
Nội dung gồm:
- Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.
- Nêu một số đề xuất khắc phục các mặt tồn tại của công ty.
b. Nhiệm vụ
- Phân tích kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình
thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình
quân nội ngành và các thông số thị trường.
- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình
hình thực hiện kế hoạch.
- Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu
tư dài hạn.
- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.

- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt
hoạt động của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản
trị. Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và bằng các loại đồ thị
hình tượng thuyết phục.
3.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản
lý trong kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh

15


×