Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VỀ KHÔNG GIAN XANH TRONG NHÀ ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM ĐỨC THẮNG

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA VỀ KHÔNG GIAN XANH
TRONG NHÀ ĐÔ THỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

PHẠM ĐỨC THẮNG

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA VỀ KHÔNG GIAN XANH
TRONG NHÀ ĐÔ THỊ

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ Ý LY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ NHẬN
THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VỀ KHÔNG GIAN XANH
TRONG NHÀ ĐÔ THỊ”, do PHẠM ĐỨC THẮNG sinh viên khóa 2007-2011, ngành
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ______________________

ThS. Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ba,
Mẹ người đã sinh thành, nuôi nấng, giáo dưỡng và luôn ủng hộ tôi trong thời gian qua
để tôi có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô giáo Khoa
Kinh Tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy và truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ý Ly, người đã
tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cùng tất cả các cô chú, anh chị tại ủy ban
Phường Tân Biên, Phường Hố Nai, Phường Tân Phong đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả người thân bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi về
mặt tinh thần, cũng như đã có những đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Sinh viên
Phạm Đức Thắng


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM ĐỨC THẮNG, Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Nhận Thức Của

Người Dân Thành Phố Biên Hòa Về Không Gian Xanh Trong Nhà Đô Thị”.
PHAM DUC THANG. July 2011. “Knowing Evaluation Of Citizen In Bien
Hoa City Of Green Space In Urban House”.
Khóa luận tìm hiểu về thái độ, nhận thức của người dân thành phố Biên Hòa về
không gian xanh trong nhà đô thị. Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá nhận thức của
người dân thành phố Biên Hòa thông qua mức sẵn lòng trả. Đề tài sử dụng phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên, tiến hành khảo sát tìm hiểu sự quan tâm của người dân đến
các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường và mức sẵn lòng trả của các hộ dân
cho việc tạo dựng không gian xanh trong nhà. Qua quá trình phỏng vấn 120 hộ gia
đình ở Thành Phố Biên Hòa, kết quả cho thấy phần lớn người dân đều quan tâm đến
các vấn đề tài thiên nhiên môi trường trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng ước tính được
tổng mức sẵn lòng trả trung bình của mỗi người dân Thành Phố Biên Hòa trên một
năm cho việc không gian xanh trong nhà vào khoảng 3.933.000 VNĐ. Nghiên cứu
cũng cho thấy ô nhiễm không khí là vấn đề được người dân quan tâm nhất trong số các
vấn đề về thiên nhiên và môi trường. Việc tìm ra các giải pháp để ngăn chặn và hạn
chế tình trạng ô nhiễm là một việc làm hết sức thiết thực mà một trong số đó là tạo
dựng không gian xanh trong nhà.
Với kết quả này khóa luận cũng đề xuất một số biện pháp nhằm khuyến khích
và phát triển không gian xanh trong nhà trong tương lai.


MỤC LỤC
MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



DANH MỤC PHỤ LỤC

xi 

CHƯƠNG 1



MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung




1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu:



1.3.1. Phạm vi địa bàn nghiên cứu:



1.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu:



1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu:



1.4. Cấu trúc đề tài



CHƯƠNG 2




TỔNG QUAN



2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu



2.2. Tổng quan về thành phố Biên Hòa



2.2.1. Đặc điểm tự nhiên



2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên



CHƯƠNG 3

12 

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12 

3.1. Cơ sở lý luận


12 

3.1.1. Khái niệm về không gian xanh

12 

3.1.2. Không gian xanh trong nhà đô thị

13 

v


3.1.3. Chức năng và ý nghĩa của không gian xanh trong nhà đối với đời sống con
người 15 
3.2. Phương pháp nghiên cứu

20 

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

20 

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

21 

3.2.3. Phương pháp thực địa

21 


3.2.4. Phương pháp giá thị trường

21 

3.2.5. Phương pháp lượng giá giá trị phi thị trường

21 

3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

25 

CHƯƠNG 4

28 

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28 

4.1. Đặc điểm của mẫu điều tra

30 

4.1.1. Giới thiệu mẫu điền tra

30 

4.1.2. Một số nét về yếu tố xã hội-cá nhân của người được phỏng vấn


30 

4.2. Tìm hiểu sự quan tâm của người dân về vấn đề môi trường và KGX đô thị
4.2.1. Sự quan tâm đến các vấn đề thiên nhiên và môi trường

32 
32 

4.2.2. Mức độ hài lòng của người dân Biên Hòa về không khí trong nhà của họ 33 
4.2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của KGX

34 

4.3. Đánh giá nhận thức của người dân về không gian xanh trong nhà

35 

4.3.1. Mức độ tiếp nhận thông tin về không gian xanh trong nhà

35 

4.3.2. Nguồn tiếp nhận thông tin

36 

4.3.3. Hiểu biết của người dân về không gian xanh trong nhà

37 


4.3.4. Sự lựa chọn của người dân về không gian xanh trong nhà

38 

4.3.5. Hiểu biết của người dân Biên Hòa về các loại cây được dùng làm KGX
trong nhà

38 

4.4. Kết quả tổng hợp về mức sẵn lòng trả

39 

4.4.1 Tổng hợp số người sẵn lòng trả

39 

4.4.2. Lý do sẵn lòng trả

41 

4.4.3. Lý do không sẵn lòng trả

41 

4.4.4. Sự hiệu chỉnh các câu trả lời phản đối hoặc không chắc chắn

42 

vi



4.5. Kết quả hàm ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng trả

44 

4.5.1. Mô hình hồi quy logit chưa hiệu chỉnh

44 

4.5.2. Mô hình logit đã hiệu chỉnh

48 

4.6. Giải pháp phát triển không gian xanh trong nhà

51 

4.6.1. Giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng

51 

4.6.2. Giải pháp kiến trúc cảnh quan

52 

4.6.3. Giải pháp công nghệ sinh học

52 


CHƯƠNG 5

53 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53 

5.1. Kết luận

53 

5.2. Kiến nghị

54 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55 

PHỤ LỤC

57 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVM


Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

HST

Hệ sinh thái

TNTNMT

Tài nguyên thiên nhiên môi trường.

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

WTA

Mức sẵn lòng nhận đền bù

WTP

Mức sẵn lòng trả


WCDE

Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết Quả Thống Kê Mẫu Điều Tra

30 

Bảng 4.2. Sự Quan Tâm của Người Dân Đối với Các Vấn Đề Môi Trường

33 

Bảng 4.3. Đánh Giá Mức Độ Quan Trọng của KGX

34 

Bảng 4.4. Số Lượng Người Đã Nghe hoặc Đã Tạo Dựng KGX Trong Nhà

35 

Bảng 4.5. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Không gian xanh trong nhà

36 

Bảng 4.6. Thống kê sở thích lựa chọn KGX trong nhà


38 

Bảng 4.7. Nhận biết của người dân về các loại cây trồng trong nhà

39 

Bảng 4.8. Thống Kê Số Lượng Người Sẵn Lòng Trả

40 

Bảng 4.9. Lý Do Sẵn Lòng Trả

41 

Bảng 4.10. Lý Do Không Đồng Ý Trả

42 

Bảng 4.11. Khả Năng Thực Hiện Chi Trả của Mẫu Điều Tra

43 

Bảng 4.12. Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Xác Suất Quyết Định Sẵn Lòng Trả
Của Người Dân

44 

Bảng 4.13. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh

45 


Bảng 4.14. Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Chưa Hiệu Chỉnh

47 

Bảng 4.15. Tỷ Lệ Số Người Đồng Ý Trả theo Các Mức Giá Sau Khi Hiệu Chỉnh

48 

Bảng 4.16. Kết Quả Mô Hình Hồi Quy Logit Đã Hiệu Chỉnh

49 

Bảng 4.17. Đặc Điểm Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy đã Hiệu Chỉnh

50 

Bảng 4.18. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh

51 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Biên Hoà......................................................5 
Hình 2.2. Hệ Thống Giao Thông Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa .........................10 
Hình 3.1. Phân loại hệ thống không gian xanh trong đô thị theo chức năng ................13 
Hình 3.2. Bể cá thủy sinh tại nhà...................................................................................14 
Hình 3.3. Nhà có diện tích nhỏ nên dùng bể cá có cây tiểu cảnh loại nhỏ....................15 

Hình 3.4. Quá trình quang hợp của cây xanh ................................................................16 
Hình 3.5. Hàm Cầu về Mức Sẵn Lòng Trả....................................................................23 
Hình 3.6. Mức Sẵn Lòng Trả Trung Bình .....................................................................24 
Hình 4.1. Tạo dựng KGX trong nhà bằng chậu cây xanh .............................................29 
Hình 4.2. Tạo dựng KGX trong nhà bằng tiểu cảnh .....................................................29 
Hình 4.3. Nhận xét của người dân về không khí trong nhà của họ ...............................33 
Hình 4.4. Mức Độ Hiểu Biết về KGX trong nhà của Mẫu Điều Tra ............................37 
Hình 4.5. Số phiếu sẵn lòng trả theo mức giá ...............................................................40 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi thu thập thông tin

 

Phụ lục 2 Bảng kết xuất mô hình hồi quy Logit chưa hiệu chỉnh

 

Phụ lục 3 Bảng kết xuất mô hình hồi quy Logit đã hiệu chỉnh

 

Phụ lục 4 Hình các giải pháp cho không gian xanh trong nhà

 

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa đang
được đẩy mạnh. Các khu công nghiệp (KCN), nhà máy, xí nghiệp, văn phòng mọc lên
ngày càng nhiều kéo theo việc tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn ngày một gia
tăng dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Chính vì vậy con người đang tìm mọi cách để giảm thải ô nhiễm như dùng
những nguồn nhiên liệu thay thế, những động cơ thiết bị thân thiện với môi trường,
thiết kế những hệ thống xử lý nước thải, chất thải ở các nhà máy, xí nghiệp trước khi
thải ra môi trường. Bên cạnh đó, những không gian xanh, mảng xanh cũng được các
kiến trúc sư, các nhà thiết kế đưa vào nhiều căn hộ để làm cho không khí bớt ngột
ngạt, giải quyết vấn đề che chắn bức xạ nhiệt mặt trời, tăng cường đối lưu không khí,
giảm nhiệt độ cao vào mùa hè và tái tạo nguồn oxy. Góp phần hạn chế sự ấm dần lên
của bề mặt trái đất.
Không những thế, cây xanh đem lại vẻ tươi mát, yên bình cho cuộc sống và
mang đến cho không gian thêm thật nhiều sinh khí, cải thiện môi trường sống đồng
thời là còn giúp tô điểm thêm màu sắc tự nhiên cho ngôi nhà. Những ngôi nhà ở
phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng từ bao đời nay luôn có xu hướng gần
gũi và gắn liền với thiên nhiên. Một chút không gian xanh trong nhà không chỉ có
những tác động tốt cho cuộc sống mà còn ít nhiều có ý nghĩa về mặt tâm linh.
Nhưng không phải ai cũng hiểu về tầm quan trọng của việc có một không gian
xanh trong nhà. Chính vì vậy đề tài “ Đánh giá nhận thức của người dân thành phố
Biên Hòa về không gian xanh trong nhà đô thị” được thực hiện để khảo sát hành vi
lựa chọn xây dựng những không gian sống cho ngôi nhà của người dân thành phố.



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của không gian xanh trong nhà đối với
người dân thành phố Biên Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sự quan tâm của người dân về vấn đề môi trường và không gian xanh
đô thị.
Đánh giá nhận thức của người dân về tạo dựng không gian xanh trong nhà.
Ước lượng mức sẳn lòng trả trung bình của người dân cho việc tạo dựng không
gian xanh trong nhà.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả cho việc tạo dựng không
gian xanh trong nhà.
Đề xuất một số giải pháp phát triển không gian xanh trong nhà.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Phạm vi địa bàn nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tại Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu:
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/03/2011 đến 25/06/2011.
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của đề tài là 120 hộ dân đang sinh sống tại phường Tân Biên,
Hố Nai, Tân Phong, Thành Phố Biên Hòa.
1.4. Cấu trúc đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương 1:Mở đầu
Trình bày sự cần thiết để thực hiện đề tài, phạm vi nghiên cứu: phạm vi thời
gian, không gian nghiên cứu thực hiện đề tài và cấu trúc của khóa luận
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về tài liệu thu thập đựợc
Tổng quan về thành phố Biên Hòa như vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên
và xã hội, v.v.


2


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm liên quan đến không gian xanh, phân loại không
gian xanh và nêu các chức năng, ý nghĩa của không gian xanh đối với đời sống con
người. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu, thống
kê mô tả, phương pháp giá thị trường và phương pháp đánh giá ngẩu nhiên (CVM).
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: các
lợi ích của các cây làm không gian xanh trong nhà, tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội
của mẩu điều tra, xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc xây dựng không
gian xanh trong nhà và đề xuất các giải pháp phát triển không gian xanh trong nhà.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
nhận thức của người dân cho việc xây dựng không gian xanh trong nhà.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đánh giá nhận thức của người dân về không gian xanh không phải là một vấn
đề mới ở nước ta nên việc tiếp cận các tài liệu tham khảo cũng khá thuận lợi. Trong
quá trình thực hiện đề tài tham khảo một số nghiên cứu sau:
Bùi Quang Thịnh, năm 2009, sử dụng phương pháp CVM để xác định mức sẵn
lòng trả của người dân ở hai khu vực là Kiên Giang và TP. HCM cho dự án bảo tồn

loài sếu đầu đỏ ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Đề tài khảo sát 160 hộ dân gồm
100 hộ ở TP HCM và 60 hộ ở Kiên Lương về sự quan tâm các vấn đề môi trường cũng
như mức sẵn lòng trả để bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở Kiên Lương. Kết quả thu được cho
thấy các hộ sẵn sàng trả trung bình 21.815 VNĐ/tháng/hộ cho dự án này, qua đó ước
lượng mức sẵn lòng trả cho toàn bộ hai khu vực này là 30.667.287.035 VNĐ/tháng
Nguyễn Đắc Tiến, năm 2010, sử dụng phương pháp CVM để ước lượng tổng
mức sẵn lòng trả của người dân TP.HCM cho việc bảo tồn khu Vườn cò Qua quá trình
điều tra 150 hộ dân ở TP.HCM, đề tài ước lượng được mức đóng góp trung bình của
các hộ gia đình là 6.900 VNĐ/hộ. Qua đó ước tính tổng mức đóng góp của toàn thành
phố là 144,6 tỷ VND. Thực hiện hiệu chỉnh, loại bỏ những câu trả lời phản đối và
không chắc chắn thì đề tài ước lượng được mức sẵn lòng trả trung bình còn cao hơn,
khoảng 10.800 VNĐ/hộ. Khi đó tổng mức sẵn lòng trả toàn thành phố ước tính được
khá cao, lên đến khoảng 187 tỷ VNĐ. Lợi ích này cao hơn rất nhiều so với mức chi phí
thực hiện một dự án bảo tồn, do vậy dự án bảo tồn Vườn cò này hoàn toàn khả thi và


có ý nghĩa kinh tế, tăng phúc lợi xã hội.
Huỳnh Trần Đăng Tâm, năm 2010, sử dụng mô hình logit trong kinh tế lượng
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi xe buýt của người thành phố Biên
Hòa. Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn đi xe buýt của
người dân để giúp các cơ quan nhà nước đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao
năng lực phục vụ hành khách nhằm thu hút người dân chọn đi xe buýt ngày càng đông.
Thông qua phương pháp thống kê mô tả đề tài đã khái quát thực trạng giao thông
đường bộ và mạng lưới xe buýt tại thành phố Biên Hoà. Kết quả của đề tài sau khi
chạy mô hình logit cho thấy yếu tố quy mô hộ gia đình, số người trong gia đình sử
dụng xe buýt, tuổi, thu nhập, giới tính, học sinh-sinh viên, lộ trình tuyến, giá vé có tác
động đến yếu tố quyết định đi xe buýt. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra các giải pháp về hỗ
trợ từ phương diện quản lý xã hội của nhà nước về giá vé, về nâng cao cải thiện lộ
trình tuyến để mở rộng thị trường dịch vụ xe buýt tại thành phố Biên Hòa.
Nguyễn Huệ Phương, năm 2008, sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí

phân tích tính toán chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển hệ
thống không gian xanh đến năm 2020. Kết quả là lợi ích ròng đạt được gần 291,17 tỷ
đồng. Điều này khẳng định rõ việc duy trì và phát triển hệ thống không gian xanh là
công việc cần phải thực hiện vì mục tiêu: Hà Nội _ thành phố xanh - sạch - đẹp và bền
vững. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì hiện nay diện tích không gian xanh/
người tại Hà Nội là 6m2/ người và theo định hướng quy hoạch thì đến năm 2020 con
số này phải là trên 15 m2/ người để đảm bảo cân bằng sinh thái. Đề tài đưa ra đề xuất
là cần phải cải tạo, duy trì các khu vực không gian xanh hiện có (Công viên Lênin,
Thủ Lệ, Bách Thảo, Đống Đa.v.v.) đồng thời xây dựng, phát triển các khu vực không
gian xanh mới như Công viên Yên Sở, công viên Mễ Trì, Tây Mỗ.v.v. Và đề tài cũng
đưa ra các kiến nghị tham khảo để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch này có hiệu quả
cao nhất trong thực tế.
2.2. Tổng quan về thành phố Biên Hòa
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Biên Hoà

5


NguồnNguồn: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai, 2010
Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp
huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp thị xã Dĩ An, Tân Uyên tỉnh
Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng
Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ
1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên là
264,08 km2, với mật độ dân số là 2.970 người/km2. Thành phố Biên hòa nằm phía
Tây Nam tỉnh Đồng Nai nên Biên Hòa có vai trò và vị trí quan trọng:
Là tỉnh lỵ trung tâm chính trị - kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Là thành phố lớn, đô thị loại II, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.

Đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia.
Cửa ngỏ phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh-Biên
Hòa-Vũng Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng, là đầu mối giao lưu đa dạng của
vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời giữ vị trí an ninh - quốc phòng trọng yếu của vùng
Đông Nam Bộ.
b) Địa hình
Phần đất phía Đông và Bắc thành phố có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều,
nghiêng dần về sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Nước lũ tràn bờ từ Bắc xuống Nam và
Đông Nam ven hai bờ sông là vùng ruộng vườn bằng phẳng xen lẫn ao hồ do lấy đất
làm gạch tạo nên, cao độ lớn nhất là +70m. Cao độ thấp nhất là ở vùng ven sông và cù
6


lao từ 0,5 - 0,8m; Hầu hết là ruộng vườn xen lẫn dân cư. Khu vực trung tâm thành phố
có cao độ trung bình 5 - 10m. Ngoài các khu vực xây dựng, phần đất đồi là rừng bạch
đàn, trồng hoa màu và hoang hóa.
c) Khí hậu
Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhưng chênh lệch trung bình giữa các tháng
thì ít. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 3 và tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 12 và tháng 1. Nhiệt độ dao động 24 - 28,2oC. Nhiệt độ trung bình năm là
26,7oC. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 32,5oC. Nhiệt độ trung bình năm thấp
nhất là 23oC.
Độ ẩm
Độ ẩm không khí khu vực thành phố biên Hòa tương đối cao, biến đổi theo mùa
và theo vùng. Độ ẩm trung bình năm là 78,8%. Độ ẩm vào mùa mưa thường lên tới 8090%. Độ ẩm vào mùa khô khoảng 70 - 80%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 8 và tháng 10.
Độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2. Chênh lệch giữa vùng khô nhất và vùng ẩm
nhất là 5%.
Lượng mưa

Lượng mưa vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) chiếm 85% lượng mưa
hàng năm. Lượng mưa trung bình dao động từ 1600 - 1800 mm/năm. Trong các tháng
mùa mưa, lượng mưa tương đối đều nhau (khoảng 300 mm/tháng), riêng tháng 10
lượng mưa tương đối nhiều khoảng 400 mm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau) có lượng mưa nhỏ trung bình khoảng 50 mm/tháng, thậm chí có
tháng lượng mưa chỉ 5 mm hoặc không có mưa. Tại khu vực thành phố Biên Hòa số
ngày mưa trung bình thường khoảng 130 ngày/năm.
Chế độ nắng
Khu vực Biên Hòa, thời gian nắng trung bình 2000 - 2200 giờ/năm. Số giờ nắng
trung bình hàng ngày từ 7 - 8 giờ khoảng thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4,
mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 11 trên 5,4 giờ/ngày.
Gió và hướng gió
Hướng gió chính thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, gió chủ yếu từ hướng Bắc
chuyển dần sang Đông - Đông Nam và Nam. Vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng
7


Tây Nam và Tây. Tần suất lặng gió trung bình hằng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8
(33,5%), nhỏ nhất là tháng 4 (14,1%). Tốc độ trung bình 1,4 - 1,7 m/s. Hầu như không
có bão. Gió giật và gió xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa.
Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn qua các thông số như lưu lượng nước trung bình nhiều năm là
477m3/s và tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 15,05 tỷ m3, trong đó mùa lũ
chiếm trên 85% tổng lượng nước cả năm.
Do ảnh hưởng của các dạng địa hình đồi núi, bán đồi núi và bình nguyên và các
điều kiện khí tượng thủy văn, lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có sự phân bố tài
nguyên nước mặt không đồng đều theo không gian và thời gian. Theo không gian thì
lượng dòng chảy sinh ra trong lưu vực với những mức độ khác nhau, nơi mưa nhiều
dòng chảy mạnh, nơi mưa ít dòng chảy yếu. Theo thời gian trong năm có 2 mùa là mùa
mưa và mùa khô nên dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai cũng hình thành 2

mùa: Mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ (khoảng 5, 6 tháng) thường bắt đầu khoảng tháng 6 - 7 (sau mùa mưa từ
1 - 2 tháng) và kết thúc vào tháng 11. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa kiệt và lũ là
các tháng đầu mùa mưa. Khi có mưa tương đối trong lưu vực thì dòng chảy cũng tăng
dần và cho lưu lượng vượt xa các tháng mùa kiệt tuy chưa được xem là tháng mùa lũ.
Mùa kiệt (khoảng 6,7 tháng) thường bắt đầu khoảng tháng 12 kéo dài đến tháng
5 - 6 năm sau. Dòng chảy kiệt ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai khá nhỏ do mùa khô
kéo dài và rất ít mưa.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Thành phố Biên Hoà có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Theo nguồn gốc và
chất lượng đất có thể chia thành 2 nhóm chung sau:
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên, Các loại đất này thường có độ phì nhiêu
kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ và một số cây ăn trái.
Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây
trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả.
8


Với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
b) Tài nguyên thuỷ sản
Biên Hoà phát triển thuỷ sản chủ yếu dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi.
Trong đó, có đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận các phường Tân Mai, Thống
Nhất, An Bình, xã Hiệp Hoà rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: Cá
nuôi bè, tôm nuôi.
c) Tài nguyên khoáng sản
Có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài

nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng như cát, sét màu, đá xây dựng và ốp lát.
d) Tài nguyên nước
Có nguồn nước ngầm và nước mặt lấy từ lưu vực sông Đồng Nai, nguồn nước
dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, thuận lợi về nguồn cung cấp điện.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố đạt
17.930 tỷ đồng, tăng 9,82% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng
hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. GDP
bình quân đầu người đạt 2.460 USD/năm; Tổng vốn đầu tư cho phát triển xã hội lên
đến 10.790 tỷ đồng. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt
trên 51.229 tỷ đồng, tăng 9,54% so với năm 2008; thương mại – dịch vụ là 20.978 tỷ
đồng, tăng 22,8%; Nông – Lâm – Thủy sản đạt trên 126 tỷ đồng, bằng 81,6% so với
năm 2008.
b) Y tế
Toàn thành phố có 100% trạm y tế và 6 bệnh viện với đội ngũ y bác sĩ có trình
độ cao. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho người trong mùa mưa; chủ
động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, nhất là dịch Cúm A (H5N1), sốt xuất
huyết, các bệnh đường tiêu hóa, hội chứng tay - chân - miệng, bệnh thủy đậu.
Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS: bằng nhiều hình thức để tuyên truyền việc
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
c) Văn hóa – du lịch - xã hội
9


Địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hoá quốc gia như chiến khu D, di
tích nhà xanh, văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tân Lân. Hàng
năm, đều tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể. Gắn với buổi lễ, nhiều hoạt động văn hóa, thể
thao được tổ chức với quy mô tương đối lớn. Cơ sở vật chất đầu tư cho các buổi lễ rất
khang trang. Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang

được khai thác như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn,
khu du lịch Bửu Long, làng cá bè Tân Mai, làng bưởi Tân Triều.
Ngoài ra, còn có trung tâm văn hóa, nhà thi đấu, thư viện đọc sách, trạm thông
tin liên lạc, sân chơi thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thanh thiếu niên.
d) Giáo dục
Toàn thành phố có 45 trường cấp I, 25 trường cấp II và 11 trường cấp III và 6
trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trên 90%.
Thành phố có trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt
chuẩn Quốc gia.
e) Cơ sở hạ tầng
Hiện nay toàn bộ thành phố có điện lưới Quốc gia, có đầu đủ điện nước sinh
hoạt. Hơn 90% các hộ trong thành phố đều có điện thoại. Có trạm y tế, trường học cho
mỗi phường, xã. Đường xá được tráng nhựa. Giao thông thủy trên sông Đồng Nai đã
tạo cho thành phố mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi cho việc lưu thông, giao lưu
kinh tế - thương mại dịch vụ của người dân trong nội bộ thành phố với các huyện khác
và các vùng lân cận.
f) Giao thông vận tải
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm, Đồng
Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không để
thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong
nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây
dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và của khu vực.
Hình 2.2. Hệ Thống Giao Thông Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa

10


Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai, 2010
Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp,

mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á, đường cao
tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng
Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy
qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc - Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn
quốc tế.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về không gian xanh
a) Không gian xanh và mạng lưới không gian xanh
Không gian xanh bao gồm công viên, cây xanh, vườn các loại, sân chơi, đường
dạo, sân thể thao, khu vui chơi giải trí, sân golf…. Và một phần diện tích mặt nước sử
dụng làm khu vực vui chơi (1)
Mạng lưới không gian xanh là tổ chức các không gian xanh có sự phân cấp, kết
nối với nhau từ khu vực trung tâm của vùng dân cư đô thị tới tận những khu vực
không gian tự nhiên rộng lớn ở vành đai để có thể đảm nhận các chức năng giải trí,
sinh học và thẩm mỹ vốn rất cần cho môi trường sống của con người trong vùng (2).
b) Phân loại không gian xanh
Phân loại hệ thống không gian xanh đô thị theo chức năng
Hệ thống không gian xanh trong đô thị được phân loại như sau:
Không gian xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo…) bao
gồm cả cây xanh, thảm cỏ, mặt nước góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của
dân cư, nơi nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, nơi tổ chức hoạt động vui
chơi, giải trí công cộng cho mọi lứa tuổi.
Không gian xanh chuyên dụng: được tổ chức gắn liền với các khu chức năng

chuyên dụng như khu công nghiệp, khu thể thao, khu ở, khu kho tàng, cây xanh phục
vụ nghiên cứu khoa học, vườn ươm, cây xanh phòng hộ…
Không gian xanh trong các công trình bao gồm: cây xanh vườn hoa, vườn
cảnh trong các công trình công cộng: trường học, văn phòng, bảo tàng, nhà ở…


Hình 3.1. Phân loại hệ thống không gian xanh trong đô thị theo chức năng

Nguồn: Tác giả tự xử lý
Phân loại theo quy mô
- Công viên (diện tích ≥3ha) phân theo cấp thành phố, khu vực hoặc theo chức
năng sử dụng.
- Vườn dạo (diện tích <3ha).
- Vườn hoa (diện tích <1ha).
Theo yêu cầu bảo vệ môi trường
- Cải thiện vi khí hậu.
- Lọc bụi chắn gió, ngăn tiếng ồn.
Phân loại theo nhu cầu sử dụng
- Cây xanh kết hợp vui chơi, thư dãn, thể dục, thể thao.
- Cây xanh tạo cảnh quan cho đô thị cho công trình.
- Cây xanh tạo môi trường sinh thái.
3.1.2. Không gian xanh trong nhà đô thị
a) Khái niệm không gian xanh trong nhà
Không gian xanh trong nhà là những mảng xanh, những khu vực trồng cây xanh
trong một ngôi nhà. Nó có thể nằm bên trong ngôi nhà-Khoảng xanh và có thề nằm
bên ngoài ngôi nhà-Khu vườn. Là một không gian giải quyết tốt vấn đề che chắn bức
xạ nhiệt mặt trời, các tác nhân gây ô nhiễm ở môi trường bên ngoài, tăng cường đối
13



×