Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm clor hữu cơ trong huyết tương bằng GC MS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DS. ĐOÀN THỊ TRANG

XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG MỘT SỐ THUỐC TRỪ
SÂU NHÓM CLOR HỮU CƠ TRONG HUYẾT
TƯƠNG BẰNG GC-MS
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

DS. ĐOÀN THỊ TRANG

XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG MỘT SỐ THUỐC TRỪ
SÂU NHÓM CLOR HỮU CƠ TRONG HUYẾT
TƯƠNG BẰNG GC-MS

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ CHUYÊN NGÀNH 8720210
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Thế Hưng
2. PGS. TS Vũ Đặng Hoàng

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Thế
Hưng – Trƣờng đại học Y tế Công cộng, PGS. TS Vũ Đặng Hoàng – Trƣờng
đại học Dƣợc Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ của Trung tâm xét nghiệm –
Trường đại học Y tế Công cộng, đã giúp tôi trong suốt quá trình thực tập và thực
hiện luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban giám đốc – Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi đƣợc tham gia chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Dƣợc tại trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô giáo của trường
Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc trau dồi những kiến thức và
kinh nghiệm quí báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân gia đình, cùng toàn thể bạn
bè đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, Ngày 04 tháng 04 năm 2018
Đoàn Thị Trang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1

Phần 1: TỔNG QUAN .......................................................................................................... 4
1.1.
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại ..................................................................................................... 4
1.2.
THUỐC BVTV NHÓM CLOR HỮU CƠ................................................. 5
1.2.1 Khái niệm và phân loại .............................................................................. 5
1.2.2 Tính chất, công thức của một số thuốc trừ sâu clor hữu cơ đặc trƣng. ...... 6
1.2.3 Đặc tính và cơ chế gây độc ...................................................................... 12
1.2.4 Dƣ lƣợng thuốc BVTV trong huyết tƣơng............................................... 13
1.3.
PHÂN TÍCH THUỐC BVTV TRONG HUYẾT TƢƠNG BẰNG GCMS
15
1.3.1 Các kỹ thuật xử lý mẫu ............................................................................ 15
1.3.2 Sắc ký khí - khối phổ (Gas Chromatography - Mass Spectometry) ........ 17
1.3.3 Các yêu cầu, chỉ tiêu thẩm định phƣơng pháp GC-MS phân tích thuốc
BVTV trong huyết tƣơng. .................................................................................... 23
Phần 2 : ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN VẬT VIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 26
2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 26
2.2.1 Hóa chất, thuốc thử ..................................................................................... 26
2.2.2 Chất chuẩn ................................................................................................... 26
2.2.3 Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................... 27
2.3 . PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 28
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập mẫu ......................................................................... 28
2.3.2 Xây dựng phƣơng pháp phân tích ............................................................ 28
2.3.2.1 Tối ƣu hóa điều kiện khối phổ xác định thuốc BVTV. ........................ 28
2.3.2.2 Khảo sát điều kiện sắc ký ..................................................................... 28
2.3.2.3 Khảo sát quy trình xử lý mẫu huyết tƣơng ........................................... 29

2.3.3 Thẩm định phƣơng pháp định lƣợng thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ .... 30
2.3.3.1 Độ chọn lọc ........................................................................................... 30
2.3.3.2 Xây dựng đƣờng chuẩn ......................................................................... 30
2.3.3.3 Xác định LOQ, LOD ............................................................................ 30
2.3.3.4 Độ lặp lại và độ thu hồi......................................................................... 30
Phần 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 31
3.1.
XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ......................................... 31
3.1.1. Xây dựng điều kiện khối phổ định lƣợng thuốc BVTV. ............................ 31
3.1.2 Xác định thời gian lƣu của các chất phân tích ............................................ 33
3.1.3 Xác định các chất theo mảnh phổ (m/z) ...................................................... 35
3.1.4 Xây dựng quy trình xử lý mẫu huyết tƣơng ................................................ 40
3.2.
THẨM ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ....................................... 43
3.2.1. Tính thích hợp của hệ thống GC-MS ......................................................... 44


3.2.2. Độ chọn lọc ................................................................................................ 45
3.2.2. Xây dựng đƣờng chuẩn .............................................................................. 47
3.2.3. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng. ................................. 51
3.2.4. Độ lặp lại, độ thu hồi .................................................................................. 52
3.3.
ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÃ XÂY DỰNG ĐỂ ĐỊNH LƢỢNG
MỘT SỐ THUỐC BVTV NHÓM CLOR HỮU CƠ TRONG MẪU HUYẾT
TƢƠNG NGƢỜI .................................................................................................. 54
Phần 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................... 56
4.1. VIỆC LỰA CHỌN THUỐC BVTV NGHIÊN CỨU ................................... 56
4.2. VỀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BẰNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ ...... 56
4.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THUỐC BVTV NHÓM CLOR HỮU CƠ
TRONG HUYẾT TƢƠNG NGƢỜI .................................................................... 56

4.4.VỀ DƢ LƢỢNG THUỐC BVTV NHÓM CLOR HỮU CƠ TRONG
HUYẾT TƢƠNG. ................................................................................................ 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 59
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 59
5.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 61
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 65


DDE

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
: Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống (Association of Official
Analytical Chemists)
: Diclor diphenyl dicloretylen

DDD
DDT
HCH

: Diclor diphenyl dicloretan
: Diclor diphenyl tricloretan.
: Hexaclorocyclohexan

AOAC

ECD
EI

: Detector bắt điện tử (Electron capture detector)

: Va chạm điện tử (Electron impact)

GC-MS
HPLC

: Sắc ký khí khối phổ (Gas Chromatography Mass Spectometry )
: Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid

LOD
LOQ
NCI
NPD
NTN
PCI

Chromatography)
: Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)
: Giới hạn định lƣợng (Limit of Quantification)
: Ion hóa hóa học âm (Negative chemical ionization)
: Detector nitơ phosphor (Nitrogen phosphorus detector)
: Ngƣời tình nguyện
: Ion hóa hóa học dƣơng (Positive chemical ionization)

QCVN
RSD
SD

: Quy chuẩn Việt Nam
: Độ lệch chuẩn tƣơng đối (Relative Standard Deviation)
: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)


SPE
TCVN
Thuốc BVTV

: Chiết pha rắn (Solid phase extraction)
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thuốc bảo vệ thực vật


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên Bảng Biểu

Trang

1

Bảng 1 : Phân loại thuốc BVTV theo đối tƣợng sinh vật gây hại

4

2

Bảng 2 : Một số phƣơng pháp phân tích thuốc BVTV nhóm clor hữu
cơ trong huyết tƣơng.

21


3

Bảng 3 : Điều kiện thích hợp để xác định thuốc BVTV trên thiết bị
GC-MS.

31

4

Bảng 4 : Chƣơng trình nhiệt độ cột tách để phân tích các thuốc BVTV
bằng phƣơng pháp GC-MS.

33

5

Bảng 5 : Thời gian lƣu của các chất trong hỗn hợp 18 chất chuẩn nhóm
clor hữu cơ.

34

6

Bảng 6 : Các mảnh phổ đặc trƣng và mảnh chính sử dụng trong phân
tích nhóm clor hữu cơ theo GC-MS/SIR.

40

7


Bảng 7: Cách chuẩn bị các dung dịch chuẩn CC-W.

43

8

Bảng 8: Cách chuẩn bị mẫu QC trong huyết tƣơng.

44

9

Bảng 9 : Tính thích hợp hệ thống GC-MS của α-HCH

44

10

Bảng 10: Độ lặp lại của hệ thống GC-MS

44

11

Bảng 11: Sự phụ thuộc giữa đáp ứng pic và nồng độ thuốc BVTV
nhóm clor hữu cơ trong huyết tƣơng.

47

12


Bảng 12: Kết quả xác định LOD, LOQ.

48

13

Bảng 13: Kết quả khảo sát độ lặp lại, độ thu hồi của thuốc BVTV
nhóm clor hữu cơ.

51

14

Bảng 14: Kết quả trên mẫu thử NTN.

53


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên Hình Ảnh

Trang

1

Hình 1 : Sơ đồ cấu tạo hệ thống GC


17

2

Hình 2: Thiết bị GC-MS dùng trong phân tích

27

3

Hình 3: Sắc kí đồ chạy theo chƣơng trình nhiệt 1.

32

4

Hình 4: Sắc kí đồ chạy theo chƣơng trình nhiệt 2

32

5

Hình 5: Sắc kí đồ chạy theo chƣơng trình nhiệt 3

33

6

Hình 6: Sắc ký đồ của hỗn hợp 18 chất theo chế độ quét SCAN


34

7

Hình 7: Phổ khối của α-HCH

35

8

Hình 8: Phổ khối của δ-HCH

36

9

Hình 9: Phổ khối của Methoxyclor

37

10

Hình 10: Phổ khối của Heptaclor epoxid

38

11

Hình 11: Phổ khối của Aldrin


39

12

Hình 12: Sắc kí đồ mẫu huyết tƣơng khi chiết lỏng-lỏng

41

13

Hình 13: Sắc kí đồ mẫu huyết tƣơng khi chiết lỏng-lỏng và làm sạch
qua cột Florisil

41

14

Hình 14: Sắc kí đồ của mẫu trắng và mẫu trắng thêm chuẩn

46

15

Hình 15: Đƣờng chuẩn phân tích thuốc BVTV trong huyết tƣơng

50

16

Hình 16: Sắc kí đồ của các thuốc BVTV ở nồng độ LOQ


52


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) (bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc
trừ cỏ) đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tất cả các quốc gia trên thế
giới. Hàng năm, ở Mỹ lƣợng thuốc BVTV đƣợc sử dụng chiếm 1/3 tổng số thuốc
BVTV trên toàn thế giới, chủ yếu là hóa chất diệt cỏ [6]. Châu Âu cũng sử dụng
nhiều thuốc BVTV chiếm 30%, trong khi đó con số này ở các nƣớc còn lại là 20%
tổng số thuốc BVTV trên toàn thế giới [25]. Tại Việt Nam, vào năm 1957 tại miền
Bắc nƣớc ta sử dụng khoảng 100 tấn. Đến trƣớc năm 1985 khối lƣợng thuốc BVTV
dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn; trong 03 năm gần đây, Việt Nam nhập và
sử dụng 70.000 - 100.000 tấn/năm, tăng gấp hơn 10 lần. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến
100.000 tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh
chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác nhƣ thuốc xông
hơi, khử trùng, bảo quản lâm sản, điều hòa sinh trƣởng cây trồng chiếm 12% [6].
Theo số liệu của cục BVTV, hiện nay việc kiểm soát sản xuất và sử dụng thuốc
BVTV ở nƣớc ta thƣờng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, việc sản xuất nhỏ lẻ
không áp dụng đúng quy chuẩn phun và thu hoạch nông sản khiến cho dƣ lƣợng
thuốc BVTV trên nông sản là phổ biến và còn cao, đặc biệt trên rau, quả, chè… Kết
quả kiểm tra, năm 2000 - 2002 của cục BVTV cho thấy ở vùng Hà Nội số mẫu có
dƣ lƣợng quá mức cho phép khá cao, trên rau, nho, chè từ 10% - 26%, ở TPHCM từ
10 - 30%. Một số nghiên cứu về việc sử dụng thuốc BVTV trên chè, lúa và rau ở
Thái Nguyên, đồng bằng sông Hồng và ở Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy số lần
phun thuốc bảo vệ thực vật rất cao, có nơi lên đến 26-32 lần/năm, có nồng độ cao
hơn rất nhiều cũng nhƣ không thực hiện việc thu hoạch theo quy định, do đó việc
tồn dƣ thuốc BVTV trong các sản phẩm nông nghiệp là rất cao [3], [7].
Thuốc BVTV có thể ảnh hƣởng trực tiếp gây ngộ độc mãn tính, ngộ độc cấp

tính dẫn đến tử vong hoặc làm biến đổi gen, gây nên các bệnh về di truyền ảnh
hƣởng đến nhiều thế hệ sau. Thuốc BVTV có nhiều cơ chế dẫn đến nguy cơ gây
ung thƣ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc BVTV có khả năng gây ung thƣ

1


thông qua cơ chế mất cân bằng oxy hóa (oxidative stress) tạo ra nhiều phân tử có
gốc tự do có khả năng phá hủy cấu trúc DNA. Một số khác lại cho rằng thuốc
BVTV có khả năng hoạt động nhƣ những hormone khiến tế bào tăng trƣởng bất
thƣờng làm mất/giảm khả năng kiểm soát tăng sinh của tế bào [10]. Một số chất
gây ức chế (hoặc gây kích thích giả) đến tuyết nội tiết, gây mất cân bằng hoạt động
của các loại hooc-mon (hormone), từ đó gây ra các phản ứng tiêu cực đến hoạt động
bình thƣờng trong cơ thể và có thể là nguyên nhân gây ung thƣ vú.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu và
khả năng tăng nguy cơ ung thƣ vú trên đối tƣợng phụ nữ. Nghiên cứu của Cohn và
cộng sự chỉ ra rằng việc phơi nhiễm với thuốc trừ sâu DTT (dichloro diphenyl
trichlorothane) trƣớc thời kỳ dậy thì có nguy cơ ung thƣ vú cao hơn rất nhiều so với
việc phơi nhiễm thuốc trừ sâu sau lứa tuổi dậy thì [13]. Nghiên cứu trên đối tƣợng
những ngƣời vợ của ngƣời nông dân bị phơi nhiễm với thuốc trừ sâu tại Iowa và
miền bắc Carolina, Mỹ từ năm 1993-2000 chỉ ra rằng những ngƣời vợ của nông dân
sử dụng thuốc BVTV có nguy cơ mắc ung thƣ vú cao hơn so với những ngƣời
không sử dụng thuốc BVTV [20].
Hiện nay, ung thƣ vú là ung thƣ có tỷ lệ cao nhất trên phụ nữ ở Hà Nội, và ung
thƣ vú ngày càng có xu hƣớng trẻ hóa, chứng tỏ sự thay đổi lối sống và ô nhiễm
môi trƣờng ở Việt Nam là một trong những nguyên nhân liên quan đến sự gia tăng
và trẻ hóa của bệnh [24]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 75-80% ung thƣ phát sinh
do tác động của môi trƣờng và lối sống, trong khi đó gen di truyền chỉ chiếm 2025% [9] [28].
Việt Nam là một trong những nƣớc có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với
nhiều mặt hàng nông sản. Để đạt năng suất cao trong nông nghiệp việc sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết, nhờ sự ứng dụng này năng suất thu hoạch tăng
lên rõ rệt, cuộc sống vật chất của ngƣời dân no đủ hơn. Tuy nhiên, hàm lƣợng tồn
dƣ vƣợt mức của thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp, trong đất và nƣớc sẽ
gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời. Trên thị trƣờng có rất nhiều nhóm

2


thuốc bảo vệ thực vật, trong đó clor hữu cơ là một trong những nhóm thuốc bảo vệ
thực vật đã từng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Thuốc này thƣờng gây
độc mãn tính, thuốc lƣu tồn lâu trong môi trƣờng. Do độc tính cao và đặc biệt là khả
năng tồn tại kéo dài gây ô nhiễm môi trƣờng và nhiễm độc thứ phát cho ngƣời và
gia súc qua thực phẩm nên một số hoá chất loại này nhƣ DDT, 666 hiện nay không
còn đƣợc dùng nữa. Tuy nhiên hiện nay trên thị trƣờng vẫn có rất nhiều loại thuốc
bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng rộng rãi và nguy cơ gây nhiễm độc cho ngƣời vẫn rất
cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế với mong muốn xây dựng đƣợc một phƣơng
pháp phân tích có độ tin cậy cao để đánh giá mối tƣơng quan giữa thuốc BVTV clor
hữu cơ và bệnh ung thƣ vú, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và
thẩm định phương pháp xác định dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm clor hữu
cơ trong huyết tương bằng GC-MS” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu xây dựng và thẩm định phƣơng pháp định lƣợng một số thuốc trừ sâu
nhóm clor hữu cơ trong huyết tƣơng bằng GC-MS.
2. Ứng dụng phƣơng pháp đã xây dựng để định lƣợng một số thuốc trừ sâu nhóm clor
hữu cơ trong huyết tƣơng ngƣời bệnh ung thƣ vú.

3


Phần 1: TỔNG QUAN

1.1.

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1.1.1. Khái niệm
Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm
sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất
có nguồn gốc thực vật, động vật, đƣợc sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng,
chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …)
Theo qui định tại điều 1, chƣơng 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành
kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác
dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả
những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trƣởng thực vật, các chất làm rụng lá,
làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới đƣợc thuận tiện (thu
hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …) và những chế phẩm có tác dụng xua
đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
1.1.2. Phân loại
Để thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng nhƣ công tác quản lý, thuốc BVTV
thƣờng đƣợc phân loại thành các nhóm khác nhau theo mục đích sử dụng, tác dụng,
nhóm hoạt chất, thành phần nguyên tố hay độc tính…Thông thƣờng, chúng ta chỉ
quan tâm đến tác dụng và thành phần nguyên tố hay nhóm hoạt chất trong thuốc trừ
sâu [4].
Phân loại dựa trên đối tƣợng sinh vật gây hại:
Bảng 1: Phân loại thuốc BVTV theo đối tƣợng sinh vật gây hại
Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ nhện
Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ tuyến trùng


4


Thuốc trừ cỏ

Thuốc điều hòa sinh trƣởng

Thuốc trừ ốc

Thuốc trừ chuột

Phân loại theo thành phần hóa học và nhóm hoạt chất:
Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhƣng mau phân hủy trong môi
trƣờng.
Nhóm clo hữu cơ : DDT, 666, Endosulfan,... nhóm này có độ độc cấp tính
tƣơng đối thấp nhƣng tồn lƣu lâu trong cơ thể ngƣời, động vật và môi trƣờng, gây
độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
Nhóm lân hữu cơ : Wofatox Bi-58, Metaphos, Parathion,...độ độc cấp tính của
các loại thuốc thuộc nhóm này tƣơng đối cao nhƣng mau phân hủy trong cơ thể
ngƣời và môi trƣờng hơn so với nhóm clo hữu cơ.
Nhóm Carbamat : Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc đƣợc dùng rộng rãi bởi
vì thuốc tƣơng đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tƣơng đối cao, khả năng
phân hủy tƣơng tự nhóm lân hữu cơ.
Nhóm Pyrethoid (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine,… nhóm này dễ
bay hơi và tƣơng đối mau phân hủy trong môi trƣờng và cơ thể ngƣời.
Các hợp chất pheromon: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích
thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài, chúng rất ít độc với ngƣời và môi
trƣờng.
Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,....): rất ít độc với
ngƣời và các sinh vật không phải là dịch hại.

1.2.

THUỐC BVTV NHÓM CLOR HỮU CƠ

1.2.1 Khái niệm và phân loại

5


Thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ là các hợp chất hữu cơ đƣợc hình thành khi
thay thế các nguyên tử hydro của phân tử hydrocarbon và các dẫn xuất hydrocarbon
bằng các nguyên tử clor. Trong phân tử các hợp chất này có thể tồn tại vòng benzen
hoặc dị vòng (chứa dị tố O, N, hay S). Các chất này thƣờng là các dẫn xuất clor của
một số hợp chất hữu cơ nhƣ diphenyl ethan, cyclodien, benzen, hexan… [1]
Về mặt cấu tạo, thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ đƣợc xếp vào 4 nhóm nhỏ
[30]:
-

Nhóm diphenyl aliphatic: DDT, dicofon, methoxychlor…

-

Nhóm

hợp

chất

benzen:


lindan,

hexaclorocyclohexan

(HCH),

pentaclorophenol…
-

Nhóm hợp chất cyclodien: endrin, dieldrin, heptachlor, aldrin,
endosulfan sulfat…

-

Nhóm hợp chất polycloroterpen: toxaphen, polyclorocamphen

1.2.2 Tính chất, công thức của một số thuốc trừ sâu clor hữu cơ đặc trưng.
Hexaclorocyclohexan (HCH)
Công thức phân tử : C6H6Cl6
Công thức cấu tạo :

Tên gọi (IUPAC): 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane
HCH đầu tiên đƣợc sản xuất để xử lí hạt, sau đó cũng đƣợc sử dụng làm thuốc
trừ sâu rộng rãi. Do độc tính cao nhiều nƣớc đã cấm sử dụng HCH. Tuy nhiên, hiện
nay HCH vẫn còn đƣợc sử dụng ở mức hạn chế ở nhiều nƣớc (Ấn Độ, Trung Quốc

6


và nhiều nƣớc đang phát triển ). Trong thành phần, đồng phân γ chiếm khoảng 99%

HCH, còn lại các đồng phân khác [2],[4].
- Đồng phân γ của HCH còn đƣợc gọi là Lindane đƣợc sử dụng để chống côn
trùng và ong trong trồng cây ăn trái, nông nghiệp, và lâm nghiệp. Trong môi trƣờng,
Lindane có thể bị phân hủy dần bởi các vi sinh vật có trong đất ở cả hai điều kiện
hiếu khí và kỵ khí tạo thành các dẫn xuất clo của benzen và phenol. Lindane biến
thành đồng phân α khi tiếp xúc với ánh sáng có bƣớc sóng trên 230 nm. Con ngƣời
có thể tiếp xúc thuốc trừ sâu này từ nƣớc uống bị ô nhiễm hoặc ăn các sản phẩm
thực phẩm từ cá hay động vật bị nhiễm. Lindane cũng có thể tích tụ trong các mô
mỡ ở ngƣời và động vật. Nó cũng đƣợc phát hiện trong sữa mẹ [15]. Lindane bị
cấm ở Hoa Kỳ và hầu hết các nƣớc châu Âu.
Khi đun nóng để phân hủy, HCH phát ra các khí độc nhƣ khí clo, hydroclorua
và phosgene. HCH rất bền vững trong điều kiện bình thƣờng, bền với tác động của
ánh sáng, chất oxy hóa, môi trƣờng acid nhƣng bị phân hủy trong môi trƣờng kiềm.
Con đƣờng phân huỷ chung nhất của HCH là sự thơm hoá cho các clobenzen
khác nhau và những dẫn xuất của chúng (chủ yếu là các dẫn xuất hydroxy). Sản
phẩm đầu tiên của sự chuyển hoá của HCH ở hầu hết các loài là sự khử clor cho γ1,3,4,5,6 pentaclocyclohexen (γ-PCCH)
Aldrin
Công thức phân tử : C12H8Cl6
Công thức cấu tạo:

Tên

gọi

(IUPAC):

1,2,3,4,10,10-Hexachloro-1,4,4a,5,8,8a-hexahydro

1,4:5,8dimethanonaphthalene.


7


Trong số các hợp chất loại hexaclorooctahydronaphthalen, Aldrin là loại thuốc
trừ sâu đƣợc tổng hợp đầu tiên. Nó đƣợc tổng hợp đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm
1948. Aldrin dễ dàng chuyển đổi thành Dieldrin khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
hoặc vi khuẩn. Cả Aldrin và Dieldrin đƣợc sử dụng rộng rãi vào những năm 19501970 để bảo vệ cây ngô, bông, cam, quýt và trong bảo quản gỗ.
Vì độc tính cao và nguy hiểm cho sức khỏe con ngƣời, việc sản xuất các loại
thuốc trừ sâu đã bị cấm ở Hoa Kỳ vào năm 1974. Sau năm 1974, chúng đƣợc sử
dụng hạn chế để kiểm soát mối mọt.
Endrin và sản phẩm chuyển hóa.
Công thức phân tử của Endrin: C12H8Cl6O
Công thức cấu tạo:

Tên gọi (IUPAC): (1aR,2S,2aS,3S,6R,6aR,7R,7aS) -3,4,5,6,9,9-hexachloro1a,2,2a,3,6,6a,7,7a-octahydro-2,7:3,6-dimethanonaphtho[2,3-b]oxirene.
Công thức phân tử của Endrin keton: C12H8Cl6O.
Công thức cấu tạo:

Công thức phân tử : Endrin aldehyd C12H8Cl6O.

8


Công thức cấu tạo:

Endrin là thuốc trừ sâu clo hữu cơ cấu trúc giống Aldrin dùng để kiểm soát
côn trùng, động vật gặm nhấm và các loài chim. Endrin là một sản phẩm phụ trong
quá trình tổng hợp hexaclorocyclopentadien. Trong môi trƣờng, Endrin đƣợc sinh ra
từ sự phân hủy của Dieldrin. Endrin có thể bám vào đất và tồn tại trong môi trƣờng
trong nhiều năm. Nó cũng có thể chuyển đổi để Endrin keton hoặc Endrin aldehyd

khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt. Vì độc tính cao và tác hại đối với sức khỏe con
ngƣời, việc sử dụng và bán thuốc trừ sâu này đã bị cấm ở Hoa Kỳ vào năm 1986.
Diendrin
Công thức phân tử: C12H8Cl6O.

Công thức cấu tạo:

Tên gọi IUPAC: (1a R , 2 R , 2a S , 3 S , 6 R , 6a R , 7 S , 7a S) -3,4,5,6,9,9hexachloro-1a, 2,2a, 3,6, 6a, 7,7a-octahydro-2,7: 3,6-dimethanonaphtho [2,3- b ]
oxirene.
Diendrin là thuốc BVTV đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp trên toàn
thế giới. Hiện nay, Diendrin đã bị cấm sử dụng do độc tính cao và tính bền vững
trong môi trƣờng.
Endosulfan, Endosulfal sulfat
Công thức phân tử của Endosulfan: C9H6Cl6O3S.

9


Công thức cấu tạo:

Tên gọi IUPAC: 6,7,8,9,10,10-Hexachloro-1,5,5a, 6,9,9a-hexahydro- 6,9methano-2,4,3-benzodioxathiepine-3-oxit.
Công thức phân tử của Endosulfan sulfat: C9H6Cl6O4S.

Công thức cấu tạo:

Endosulfan là một thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ gồm hai đồng phân endo
và exo, đƣợc gọi là Endosulfan I và Endosulfan II. Endosulfan sulfate là một sản
phẩm của quá trình oxy hóa chứa thêm một nguyên tử O gắn với nguyên tử
S. Endosulfan đã trở thành một hóa chất gây tranh cãi cao do độc tính cấp tính của
nó, khả năng gây tích lũy trong cơ thể, và vai trò nhƣ một chất gây rối loạn nội tiết.

Endosulfan hiên nay đã bị cấm sử dụng trên thế giới
Heptaclor, Heptaclor epoxid.
Công thức phân tử Heptaclor: C10H5Cl7.
Công thức cấu tạo:

10


Tên gọi IUPAC: 1,4,5,6,7,8,8-Heptachloro-3a, 4,7,7a-tetrahydro-4,7-methano1 H –indene.
Công thức phân tử Heptaclor epoxid: C10H5Cl7O.
Công thức cấu tạo:

Heptachlor là một hợp chất clo hữu cơ đƣợc sử dụng nhƣ một chất diệt côn
trùng. Do cấu trúc bền vững của nó, heptachlor có thể tồn tại trong môi trƣờng trong
nhiều thập kỷ. Heptaclor bị các vi sinh vật chuyển hóa thành heptaclor epoxid
p,p’- DDT, p,p’- DDE, p,p’- DDD
Công thức phân tử: C 14H 9Cl 5
Công thức cấu tạo:

Tên gọi IUPAC: 1,1 '- (2,2,2-Trichloroethane-1,1-diyl) bis (4-chlorobenzene)
Các hợp chất DDT đƣợc tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1874. Tuy nhiên, hoạt
tính trừ sâu của nó lại đƣợc phát hiện vào năm 1939, nhiều năm sau khi đƣợc tổng
hợp. Thuốc trừ sâu này đƣợc dùng trong cải tạo sản xuất nông nghiệp và kiểm soát
bệnh sốt rét. DDT đƣợc sản xuất chủ yếu làm thuốc bảo vệ thực vật, với nồng độ
cao nó trở thành thuốc diệt cỏ. DDT còn đƣợc dùng làm thuốc diệt muỗi trong y tế.
Tuy nhiên, tác động có hại của DDT đối với sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng
và hệ sinh thái đang trở thành một mối quan tâm khi sử dụng với số lƣợng lớn. Do
đó, hiện nay DDT đac bị cấm sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
DDT chuyển hóa thành DDD, DDE nhờ khả năng phân hủy của vi sinh vật,
đây là những chất có hoạt tính sinh học cao.


11


Các đồng phân của DDT và chất chuyển hóa

Methoxyclor
Công thức phân tử: C16H15Cl3O 2
Công thức cấu tạo:

Tên gọi IUPAC: 1,1,1-Trichloro-2,2-bis (4-methoxyphenyl) etan.
Methoxyclor là một hợp chất có cấu trúc hóa học tƣơng tự nhƣ DDT đƣợc
dùng để thay thế DDT sau lệnh cấm. Nó ít độc hơn DDT và giảm nhanh hơn trong
môi trƣờng. Methoxyclor đƣợc dùng để kiểm soát côn trùng và các ký sinh trùng.
Việc sử dụng methoxyclor nhƣ thuốc trừ sâu đã bị cấm tại Hoa Kỳ vào năm
2003 và ở Liên minh châu Âu vào năm 2002.
1.2.3 Đặc tính và cơ chế gây độc
Các thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ nói chung có phổ tác dụng rộng, rất an
toàn với cây trồng ở liều thông dụng nhƣng lại độc với các loài động vật máu nóng.
Các chất này có thể tích lũy trong cơ thể sinh vật gây độc mạn tính, chúng cũng rất
bền trong môi trƣờng, hiệu lực tồn dƣ lâu dài [5][15]. Vì vây hầu hết các loại thuốc
này rất độc và bị cấm sử dụng nhiều nƣớc trên thế giới ví dụ nhƣ DDT,Aldrin…Ở

12


Việt Nam, các thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ vẫn còn đƣợc sử dụng ở mức độ hạn
chế nhƣ Dicofor, Endosulfan... Phần lớn thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ khó phân
hủy nên chúng vẫn tồn tại trong môi trƣờng, đất canh tác, nguồn nƣớc. Do vậy,
chúng có thể thông qua thức ăn, nƣớc uống nhiễm vào cơ thể ngƣời.

Cơ chế gây độc của các thuốc BVTV hữu cơ clor là cơ chế gây độc kênh
ion: một số hợp chất cơ clor nhƣ DDT có cơ chế gây độc cho hệ thống thần kinh
bằng cơ chế kênh ion. Sự vận chuyển ion là trung tâm của sự dẫn truyền xung thần
kinh dọc theo dây thần kinh trục và ở khớp thần kinh; rất nhiều chất độc thần kinh
thể hiện các ảnh hƣởng của mình do cản trở sự vận chuyển bình thƣờng của các ion
này. Thế tác dụng của sợi trục thần kinh đƣợc duy trì bởi nồng độ cao của natri ở
bên ngoài so với nồng độ thấp ở bên trong tế bào. Các chất vận chuyển natri hoạt
động (các Na+ K+ ATPaza) vận chuyển natri ra ngoài tế bào thiết lập lên thế tác
dụng này. Một tác động của thuốc trừ sâu DDT gây ra độc tính cấp của nó là ức chế
các Na+ K+ ATPaza dẫn đến làm mất khả năng thiết lập thế tác dụng. Các thuốc trừ
sâu pirethroit cũng thể hiện tính độc thần kinh theo cơ chế này. DDT cũng ức chế
các Ca2+ Mg2+ ATPaza là những chất vận chuyển ion quan trọng trong giai đoạn tái
phân cực và làm dừng sự truyền xung qua các khớp.
Thụ thể GABA đƣợc gắn với các kênh clorid trên vùng sau khớp của tế bào
thần kinh và sự liên kết acid gamma – aminobutiric (GABA) vào thụ thể gây ra sự
mở kênh clorid. Điều này xảy ra sau sự truyền xung thần kinh qua khe khớp thần
kinh và sự khử phân cực sau khớp. Sự kích hoạt nhƣ vậy của GABA phục vụ cho
việc ngăn chặn sự kích thích quá mức của tế bào thần kinh sau khớp. Nhiều chất
độc thần kinh hoạt động bằng ức chế thụ thể GABA, gây ra sự đóng kéo dài kênh
clorid và kích thích thần kinh quá mức, với kết quả là co giật, suy hô hấp, và tử
vong [3] .
1.2.4 Dư lượng thuốc BVTV trong huyết tương
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, thuốc trừ sâu đƣợc tìm thấy trong máu,
nƣớc tiểu, sữa mẹ, tinh dịch, mô mỡ, nƣớc ối, trẻ sơ sinh, máu dây rốn. Cơ thể

13


ngƣời tích lũy thuốc trừ sâu thông qua thức ăn, nƣớc uống, không khí, bụi, đất... có
chứa thuốc trừ sâu. Việc theo dõi dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong máu là thích hợp

nhất vì tính khả thi cao. Hơn nữa, nồng độ các chất độc hại trong máu tại một
khoảng thời gian cụ thể sau khi phơi nhiễm sẽ vẫn nhƣ nhau nếu nhƣ lƣợng hấp thụ
là không thay đổi; do không có sự điều chỉnh để pha loãng nên không ảnh hƣởng
đến nồng độ chất phơi nhiễm [32]. Dƣới đây là một số nghiên cứu trên thế giới về
xác định dƣ lƣợng thuốc trừ sâu trong các mẫu máu:
Một nghiên cứu từ Ontario - Canada, trong đó kết hợp nghiên cứu các mô mỡ
và mẫu máu khi khám nghiệm tử thi các nạn nhân tai nạn ở Norfolk và 52 mẫu máu
từ những ngƣời tham gia vào việc sử dụng DDT trong nông nghiệp ở Canada và
315 mẫu máu của ngƣời dân ở Hà Lan đƣợc phân tích dƣ lƣợng DDT. Kết quả thu
đƣợc giá trị trung bình dƣ lƣợng DDT trong mô mỡ và trong máu tƣơng ứng là 5,83
và 0,032 ppm, kết quả có sự tƣơng quan có ý nghĩa thống kê giữa lƣợng DDT trong
mô mỡ và máu. Giá trị trung bình của DDT trong máu của các nạn nhân ở Norfolk
là 0,032ppm, của ngƣời dân ở Hà Lan là 0,016 ppm, của 26 ngƣời bị phơi nhiễm
trong quá trình sử dụng DDT trong nông nghiệp là 0,063 ppm [11].
Trong một nghiên cứu, có 41 mẫu máu mẹ, sữa, mỡ dƣới da và máu dây rốn
đƣợc phân tích từ các bà mẹ sinh con bằng phẫu thuật mổ lấy thai tại Bệnh viện
quốc gia Kenyatta ở Nairobi năm 1986. Các thuốc BVTV chính đƣợc tìm thấy trong
tất cả các mẫu phân tích là pp '-DDT (100%), pp' DDE (100%), op 'DDT (59%),
dieldrin (27%), transnonachlor (15%), β- HCH (12%) và lindane (2%). Mức trung
bình (mg/kg mỡ) của t-DDT là 5,9 ở mỡ dƣới da, 4,86 trong sữa mẹ, 2,75 trong
huyết thanh mẹ và 1,9 trong huyết thanh rốn. Mức trung bình của betahexachlorocyclohexane (β- HCH) trong mỡ dƣới da và chất béo của sữa tƣơng ứng
là 0,034 và 0,26 mg/kg mỡ [18].
Mẫu máu của 135 cƣ dân sống gần cửa sông Elb (Schleswig-Holstein, Đức) đã
đƣợc tìm thấy các thuốc BVTV nhóm clor hữu cơ (ví dụ: β- HCH: 0,5-22,9 ng/ml),

14


benzen


hexacloride

(HCB:

0,8-55,2

ng/ml),

DDE:

0,5-29,2

ng/ml



octachlorostyrene (0-9,2 ng/ml) [21].
Trong một nghiên cứu ở Veracruz (Mexico), trong mô mỡ và huyết thanh của
64 các bà mẹ làm tình nguyện viên đƣợc phân tích dƣ lƣợng thuốc trừ sâu hữu cơ
HCB, α, β, γ, δ - HCH, aldrin, dieldrin, heptachlor, heptachlor epoxide, pp'-DDT,
op'-DDT, pp'- DDD, α, β, endosulfan, endosulfan sulfate, chlordane, và
methoxychlor. Nồng độ t-HCH trong mô mỡ, huyết thanh của ngƣời mẹ tƣơng ứng
là 0,17 và 0,22 mg/kg mỡ tƣơng ứng và lần lƣợt t-DDT là 5,851, 5,2626 mg/kg và
hexachloro benzen là 0,065 và 0,18 mg/kg. [33]
Phân tích tổng cộng 96 mẫu huyết thanh và 46 mẫu mô mỡ của phụ nữ vô sinh
ở các trung tâm y tế sinh sản ở Bỉ từ năm 1996 đến năm 1998 cũng đã tìm thấy 7
thuốc trừ sâu clor hữu cơ và 7 biphenyl polychlorinated, cho thấy có sự tƣơng quan
chặt chẽ giữa dƣ lƣợng trong mô mỡ và trong huyết thanh [26].
Phân tích mẫu máu từ 18 tình nguyện viên khoẻ mạnh của khu vực
Ahmedabad (Ấn Độ) cho thấy sự có mặt trong huyết của pp 'DDE, op'- DDT, pp'

DDD, pp 'DDT và t-DDT với giá trị trung bình lần lƣợt là 20,85, 1,15, 2,03, 9,28 và
32,61 μg/l. Nồng độ α, β và γ - và t-HCH trong huyết thanh là 4,49, 35,06, 1,69 μg/l
và 41,23 μg/l tƣơng ứng. Hexachlorobenzene đã có mặt trong 7 mẫu ở nồng độ
trung bình 0,2 μg/l [12].
1.3.

PHÂN TÍCH THUỐC BVTV TRONG HUYẾT TƯƠNG BẰNG GCMS

1.3.1 Các kỹ thuật xử lý mẫu
a) Chiết lỏng - lỏng:
Chiết lỏng - lỏng là phƣơng pháp chuyển chất phân tích hòa tan từ dung môi
này sang một dung môi không đồng tan khác. Trong thực tế, thƣờng đƣợc sử dụng
hai pha Nƣớc - Dung môi hữu cơ để chiết tách. Trong kỹ thuật chiết lỏng - lỏng, yếu
tố cần quan tâm nhất là độ phân cực của dung môi phải phù hợp với chất phân tích.

15


Khi cần thiết phải phối hợp các loại dung môi khác nhau để thay đổi độ phân cực,
độ nhớt, lực dung môi.
Chiết lỏng - lỏng là kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và khá ổn định. Tuy nhiên, kỹ
thuật này có nhƣợc điểm là sử dụng nhiều dung môi, gây ảnh hƣởng đến môi
trƣờng, một số dung môi độc hại còn có thể ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời làm.
Bên cạnh đó, trong quá trình làm còn có thể tạo nhũ dịch làm sai lệch kết quả.
b) Chiết pha rắn (SPE):
Là quá trình tách dựa vào sự phân bố các chất phân tích giữa hai pha lỏng và
rắn, trong đó chất phân tích đƣợc chiết từ pha lỏng vào pha rắn, sau đó rửa giải bằng
dung môi thích hợp. Chiết pha rắn là kỹ thuật khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của
chiết lỏng – lỏng. Lƣợng dung môi sử dụng ít, dịch chiết dễ xử lý khi kết nối GC,
HPLC, khả năng làm sạch và làm giàu mẫu tốt. Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhƣợc

điểm là đối với các hợp chất có bản chất khác nhau thì cần loại cột SPE khác nhau,
khó xây dựng đƣợc quy trình chiết tối ƣu cho những nghiên cứu trên đa dƣ lƣợng
thuốc BVTV. Mặt khác, không phải phòng thí nghiệm nào cũng đƣợc trang bị thiết
bị chiết pha rắn.
c) Kỹ thuật tủa loại protein bằng dung môi hoặc acid:
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong xử lý các mẫu sinh học.
Nguyên tắc của kỹ thuật là sử dụng các tác nhân gây tủa protein (TFA, acid
tricloroacetic, acid percloric, MeOH, ACN) để làm đông vón protein trong mẫu
huyết tƣơng theo cơ chế làm thay đổi sự solvat hóa của dung môi dẫn đến làm giảm
khả năng tan trong huyết tƣơng của các protein. Một số chất phân tích dễ hỏng bởi
acid có thể sử dụng kỹ thuật chiết kết tủa protein bằng dung môi hữu cơ. Ƣu điểm
của phƣơng pháp là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi mẫu chƣa đƣợc làm
sạch tốt.


Trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu, nhiều tác giả sử dụng các kỹ thuật

xử lý mẫu bao gồm quá trình chiết lỏng – lỏng với hỗn hợp dung môi hữu cơ, kết
hợp với làm sạch bằng SPE:

16


Theo nghiên cứu của Khizar Hayat và cộng sự (2010) [19], sử dụng hỗn hợp
dung môi hexan : aceton (1:1) và kết hợp với SPE florisil để làm sạch mẫu. Kết quả
thu đƣợc nền mẫu sạch và ổn định. Sắc ký đồ thu đƣợc có độ nhiễu đƣờng nền thấp.
Một nghiên cứu khác của Luz E. Ruiz-Suárez và cộng sự [22] sử dụng phƣơng
pháp chiết với hỗn hợp dung môi ethanol:amonisulfat:hexan (1:1:3), sau đó làm
sạch với cột SPE florisil. Kết quả thu đƣợc nền mẫu sạch và ổn định.
1.3.2 Sắc ký khí - khối phổ (Gas Chromatography - Mass Spectometry)

Sắc ký khí khối phổ là một trong những phƣơng pháp sắc ký hiện đại với
độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu và phân tích kết
hợp. Thiết bị GC-MS bao gồm 2 phần: phần sắc ký khí (GC) dùng để phân tách
chất cần phân tích ra khỏi hỗn hợp, phần khối phổ (MS) để cung cấp thông tin về tỉ
số khối lƣợng/điện tích của chất phân tích . Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật này chúng
ta có thể tiến hành phân tích định tính và định lƣợng.
 Sắc ký khí:

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống GC
Sắc ký khí là kỹ thuật tách các hợp chất ở trạng thái khí, ứng dụng tốt đối với
những hợp chất dễ bay hơi và bền nhiệt. Pha động trong GC là chất khí (thƣờng sử
dụng các khí trơ nhƣ He, Ar, N2…). Pha tĩnh có thể là chất rắn hoặc chất lỏng phủ
trên một chất mang rắn trơ. Chất phân tích đƣợc pha động đƣa vào cột dƣới dạng

17


×