Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng tác dụng chống oxy hóa và đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cây muồng lùn chamaecrista pumila (lam ) k larsen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ MINH HẰNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG
OXY HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO
VỆ GAN CỦA CÂY MUỒNG LÙN
CHAMAECRISTA PUMILA (LAM.) K.LARSEN

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ MINH HẰNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG
OXY HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO
VỆ GAN CỦA CÂY MUỒNG LÙN


CHAMAECRISTA PUMILA (LAM.) K.LARSEN
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Ths. Vũ Thanh Bình

HÀ NỘI 2018


LỜI CÁM ƠN

Luận văn thạc sỹ của em được hoàn thành nhưng còn nhiều thiếu sót, tuy
nhiên em luôn trân trọng quãng thời gian thực hiện luận văn này vì nó cho em cơ
hội được làm việc và lĩnh hội rất nhiều kiến thức từ các thầy cô, bạn bè.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Mạnh Tuyển là
người Thầy đã hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu trong
nghiên cứu khoa học, động viên em những lúc khó khăn nhất trong quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.NCS.Vũ Thanh Bình, người
đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy Cô và các anh chị em kỹ thuật viên bộ
môn Dược học cổ truyền, bộ môn Dược lực, trường đại học Dược Hà Nội đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người
thân trong gia đình đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
em hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này.


Lê Minh Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1.

CHI CASSIA ........................................................................................ 3
1.1.1. Vị trí phân loại chi Cassia............................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố...................................................... 3
1.1.3.

Một số loài thuộc chi Cassia ..................................................... 3

1.1.3.1 Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Cassia ................ 4
1.1.3.2 Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi .................... 5
1.2.

CÂY MUỒNG LÙN ............................................................................ 9
1.2.1.

Đặc điểm thực vật, sinh thái, phân bố..................................... 9

1.2.2.

Bộ phận dùng: ......................................................................... 11


1.2.3.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Muồng lùn 11

1.2.4.

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Muồng lùn: .... 16

1.2.5.

Công dụng của cây muồng lùn.................................................. 17

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 18
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ................................................................ 18
2.1.2. Động vật thí nghiệm ...................................................................... 18
2.1.3. Dụng cụ, hóa chất và địa điểm nghiên cứu ................................... 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 19
2.2.1. Điều chế mẫu nghiên cứu.............................................................. 19
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết cây muồng lùn ... 22
2.2.2.1. Sàng lọc tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp dọn gốc
tự do của các phân đoạn dịch chiết cây muồng lùn: ........................... 22
2.2.1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học .................................... 24


2.2.3. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của dịch chiết cây muồng lùn... 25
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu – đánh giá kết quả .............................. 28
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 29
3.1. Thành phần hóa hoạc của dịch chiết cây Muồng lùn theo định hướng

tác dụng chống oxy hóa................................................................................. 29
3.1.1. Sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của cao các phân đoạn dịch chiết
bằng phương pháp dọn gốc tự do: ........................................................... 29
3.1.1.1. Kết quả thử tác dụng dọn gốc tự do DPDH ........................... 29
3.1.1.2. Kết quả thử tác dụng dọn gốc tự do SOD .............................. 30
3.1.2. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của 3 chất trong phân
đoạn dịch chiết ethyl acetat của cây muồng lùn ..................................... 32
3.1.3. Kiểm tra độ tinh khiết. .................................................................. 35
3.1.4. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được. ............................ 36
3.2. Tác dụng bảo vệ gan trên động vật thực nghiệm của dịch chiết cây
muồng lùn: ..................................................................................................... 42
PHẦN 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 51
4.1. Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng tác dụng chống oxy
hóa của cây muồng lùn ................................................................................. 51
4.1.1. Kết quả sàng lọc tác dụng chống oxy hóa in vitro ........................ 51
4.1.2 Về thành phần hóa học ................................................................... 52
4.2. Tác dụng sinh học................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 59
KẾT LUẬN: ................................................................................................... 59
KIẾN NGHỊ:.................................................................................................. 60
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 61


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt

C – NMR1H Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon (13) Nuclear

– NMR
magnetic resonance )Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
13

H
– Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ProtonPhổ cộng hưởng từ hạt
NMRNMR
nhân (Nuclear magnetic resonance)
1

ALAT

Alanin aminotransferase

ASAT

Aspartat aminotransferase

C.

Cassia

CC

Sắc ký cột (Column chromatography)

CCl4PAR

Carbon tetrachlorideParacetamol


DCM

Dichloromethan

DEPT

Distortion Enhancement by PolarizationTransfer

DMSO

Dimethyl sulfoxid

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

ESI-MS

Phổ khối lượng ion hóa tia điện (Electrospray ionization
mass spectrometry )

EtOAc

Etyl acetat

EtOH

Ethanol

GSH

HSQC13C
NMR
IC50

Glutathion
Heteronuclear Single Quantum CoherencePhổ cộng hưởng

từ hạt nhân carbon 13 (Carbon (13) Nuclear magnetic
resonance )
Nồng độ ức chế 50%

IR

Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)

MDA

Malondialdehyd

NMRMS

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear
resonance)Phổ khối (Mass spectrometry)

SOD

Superoxid dismutase

TT


Thuốc thử

magnetic


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1.1. Thành phần hóa học các loài thuộc chi Cassia ở Việt
Nam
Bảng 1.2. Hàm lượng (mg/g khối lượng khô) một số nhóm chất
trong cây C.pumila
Bảng 1.3. Định tính một số hợp chất ở các phân đoạn khác nhau
của Cassia pumila Lamk.
Bảng 3.1. Kết quả tác dụng dọn gốc tự do DPDH
Bảng 3.2. Giá trị ức chế 50% (IC50) gốc tự do DPDH của mẫu thử
và chất đối chiếu
Bảng 3.3. Kết quả tác dụng dọn gốc tự do SOD
Bảng 3.4. Giá trị ức chế 50% (IC50) gốc tự do SOD của mẫu thử
và chất đối chiếu
Bảng 3.5. Dữ kiệu phổ NMR của hợp chất TB6.4
Bảng 3.6. Dữ kiệu phổ NMR của hợp chất TB3.5
Bảng 3.7. Dữ kiệu phổ NMR của hợp chất TB12.10
Bảng 3.8. Tác dụng của cao Muồng lùn đối với hoạt độ AST trong
huyết thanh chuột ở các lô nghiên cứu
Bảng 3.9. Tác dụng của cao Muồng lùn đối với hoạt độ ALT trong
huyết thanh chuột ở các lô nghiên cứu
Bảng 3.10. Tác dụng của cao Muồng lùn đối với hoạt độ MDA
trong huyết thanh chuột ở các lô nghiên cứu
Bảng 3.11. Tác dụng của cao Muồng lùn đối với hoạt độ GSH dạng
khử trong huyết thanh chuột ở các lô nghiên cứu

Bảng 3.12. Tác dụng của cao Muồng lùn đối với hoạt độ SOD
trong huyết thanh chuột ở các lô nghiên cứu

Trang
5
11
12
29
29
31
32
37
39
41
42
44
45
47
48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 1.1. Cây muồng lùn tại thực địa

10


Hình 1.2. Senosid A

13

Hình 1.3. Senosid B

13

Hình 1.4. Senosid C

13

Hình 1.5. Senosid D

13

Hình 1.6. Rhein-8-O- glycoside

13

Hình 1.7. Chrysophanol

14

Hình 1.8. Emodin

14

Hình 1.9. Physcion
Hình 1.10. 1- Hentriacontanol


14
14

Hình 1.11. 1- Hexacosanol

14

Hình 1.12. 1- tetratriacontanol

14

Hình 1.13. Kaempferol-7-O- glucosid

15

Hình 1.14. Quercetin
Hình 1.15. Kaempferol

15

Hình 1.16. β –sitosteron

15

Hình 1.17. Lanosterol

15

Hình 1.18. Campesterol


16

Hình 1.19. β –stigmasterol

16

Hình 2.1. Sơ đồ chiết phân đoạn loài Chamaecrista pumila Lamk.

20

Hình 3.1. Sơ đồ phân lập các chất từ loài Chamaecrista pumila
Lamk.
Hình 3.2. Sắc ký hợp chất TB6.4, TB3.5, TB12.10

34

Hình 3.3. Liquiritigenin

38

Hình 3.4. Luteolin

40

Hình 3.5. (-)- festidinol

42

15


35



ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
nhiều điều kiện thuận lợi cho hệ sinh vật phát triển, tạo ra hệ thực vật phong
phú và đa dạng.Trong số đó có rất nhiều các dược liệu quý đã và đang được
sử dụng. Tuy nhiên nhiều cây thuốc mới chỉ được sử dụng chủ yếu theo kinh
nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu một cách đầy đủ.
Vì vậy việc nghiên cứu cây cỏ dùng làm thuốc là điều cần thiết góp phần tạo
cơ sở khoa học cho việc sử dụng cây thuốc trong điều trị bệnh hiện nay.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại là sự gia tăng của bệnh tật đặc
biệt là những bệnh hiểm nghèo. Bắt đầu vào năm 1950, các nhà khoa học đã
tập trung nghiên cứu nguyên nhân gây ra các bệnh như: suy tim, đột quỵ, các
bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, viêm gan, viêm khớp… đặc biệt là bệnh ung
thư ngày càng phổ biến và gia tăng nhanh chóng, mặc dù điều kiện sống ngày
càng nâng cao. Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại các nhà
khoa học đã chứng minh nguyên nhân gây ra các bệnh trên đó chính là “gốc
tự do”.
Trong Y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu và phương pháp loại bỏ
gốc tự do. Nhưng do tính an toàn của thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nên
hiện nay việc nghiên cứu tìm ra nguồn dược liệu dùng làm thuốc có tác dụng
chống gốc tự do là việc cần thiết.
Muồng lùn (còn được gọi là Me đất) có tên khoa học là Chamaecrista
pumila (Lam.) K.Larsen (tên đồng danh là Cassia pumila Lam., Cassia
prostrata Roxb. Hay Senna prostrata Roxb.), họ Đậu (Fabaceae) [1], [6].
Cây mọc hoang nhiều nơi như Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Đắc

Lắc, Đồng Nai… Hiện nay, theo kinh nghiệm dân gian thường dùng phần trên
mặt đất của cây Muồng lùn đun nước uống giúp mát gan, giải độc trong một
1


số bệnh như xơ gan, viêm gan… Trên thế giới các nghiên cứu về thành phần
hóa học và tác dụng sinh học của Muồng lùn chứng minh cây muồng lùn có
nhiều thành phần hóa học thuộc nhóm anthranoid như emodin, chrysophanol,
physcion [8]… và một số tác dụng như: kháng khuẩn, an thần [6], [8],.…Tuy
nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về thành phần hóa học cũng
như tác dụng sinh học của cây Muồng lùn.
Vì vậy để góp phần cung cấp thêm thông tin và làm sáng tỏ kinh nghiệm
dân gian trong việc sử dụng cây muồng lùn để chữa bệnh gan, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng
tác dụng chống oxy hóa và đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên thực nghiệm
của cây muồng lùn” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu thành phần hoá học theo định hướng tác dụng chống oxy
hóa của cây muồng lùn Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen.
2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên động vật thực nghiệm của dịch
chiết cây muồng lùn Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1.

CHI CASSIA

1.1.1. Vị trí phân loại chi Cassia

Chi Cassia, thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ Bí (Cucurbitales), lớp Ngọc lan
(Magnoliosida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Theo khung phân loại ngành Ngọc lan, vị trí phân loại của cây Muồng
lùn (Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen) được thể hiện như sau [4], [3],
[6]:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Bộ: Fabales
Họ: Đậu (Fabaceae)
Chi: Cassia
Loài: pumila (Lam.) K.Larsen
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây gỗ, cây nhỡ hay cây cỏ không có gai.
Lá mọc lông chim rời, trên lá thường có các nốt hình đĩa hoặc tròn, hiếm
khi lá trơn; lá chét hình trứng, mọc ngược trở lại. Thường không có lá kèm [3]
[5]
Cụm hoa chùm ở nách hoặc chùy ở ngọn. Hoa lưỡng tính, thường có
màu vàng, mẫu 5, 10 nhị thường xếp thành 2 vòng; bao phấn dính lưng hay
dính gốc, mở bằng kẽ hay lỗ; Bầu trên chứa nhiều noãn [3] [5].
Quả loại đậu dẹt hay hình trụ. [3] [5]
1.1.3. Một số loài thuộc chi Cassia

3


1.1.3.1 Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Cassia
Thảo quyết minh (Cassia tora L.): Cây thảo hay cây bụi nhỏ, cao 30 90 cm. Thân cành nhẵn. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3 đôi lá chét hình
bầu dục, mọc đối, dài 3 - 5 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, gốc tròn, đầu hơi có mũi
nhọn, những lá chét phía trên rộng hơn, hai mặt nhẵn có gân nổi rõ, màu lục

nhạt; cuống chung dài 4 - 8 cm; lá kèm hình dùi. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm
1- 3 hoa màu vàng; đài 5 thùy không bằng nhau; tràng 5 cánh hình trứng thắt
lại ở gốc thành móng hẹp; nhị 7, gần đều nhau, bao phấn hình bốn cạnh, mở
bằng hai lỗ ở đỉnh, chỉ nhị ngắn; bầu không cuống, có lông nhỏ màu trắng
nhạt. Quả đậu hẹp và dài 12 - 14 cm thắt lại ở hai đầu, hơi thắt lại ở giữa các
hạt, chứa khoảng 25 hạt hình trụ xiên, màu nâu vàng bóng [1] .
Ô môi (Cassia grandis L. f.): Cây gỗ to, cao 10 - 12m. Cành non có
lông màu gỉ sắt, cành già nhẵn, màu nâu đen. Lá kép lông chim chẵn, mọc so
le, gồm 11-13 đôi lá chét mọc đối. Cụm hoa mọc ở kẽ lá đã rụng thành chùm
dài, hoa màu hồng tươi. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40 – 60 cm,
đường kính 3 – 4 cm, vỏ ngoài màu nâu đen, có ngấn ngang chằng chịt, bên
trong có 50 - 60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có một lớp cơm màu
nâu hoặc nâu đen, mềm, vị ngọt, mùi hắc, ăn được [1].
Muồng hôi (Cassia hirsuta L.): Cây nhỏ, cao 0,6 – 2 m. Thân cành hình
trụ, hơi hóa gỗ ở gốc, phân cành nhiều, có lông dày. Lá mọc so le, gồm 5 đôi
lá chét mọc đối, hình mác, dài 2,5 – 9 cm, rộng 1,2 – 3 cm, gốc tròn có tuyến
nhỏ, đầu nhọn, hai mặt có lông dài; lá kèm hình giùi; cuống chung dài 12cm.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành ngù giả có lá; hoa, 2 - 3 cái màu
vàng; đài 5 răng, không bằng nhau; tràng 5 cánh mỏng; nhị 10 không đều, 2
cái to có bao phấn hình lưỡi hái, 4 cái nhỏ có bao phấn dẹt và rộng; bầu lệch,
có lông. Quả hình lưỡi hái, có lông xù xì, hơi dẹt, chứa nhiều hạt [1].
Muồng trâu (Cassia alata L.): Cây nhỏ, cao l,5 m hay hơn. Thân mập,
cành nằm ngang, có lông rất nhỏ và có khía.Lá mọc so le, kép lông chim, dài
4


30 – 40 cm, gồm 8 -12 đôi lá chét hình chữ nhật hoặc hình bầu dục trốn ở hai
đầu, lá chét dài 5-13 cm, rộng 2,5 – 7 cm, to dần về phía ngọn, hai mặt nhẵn;
cuống lá to, hơi có cánh; lá kèm thẳng, nhọn, tồn tại. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và
ngọn thân thành bông to, dài 20 – 30 cm, rộng 3 – 4 cm; lá bắc sớm rụng;

cuống cụm hoa mập; hoa màu vàng; lá đài 5 không bằng nhau, thuôn, nhẵn;
cánh hoa 5, thắt lại ở gốc thành móng ngắn và hẹp; nhị 6 - 7, 2 nhị to có bao
phấn 10mm, những nhị trung bình có bao phấn 5 mm, những nhị nhỏ có bao
phấn bằng nhau, dài 4mm; bầu có cuống, vòi nhuỵ ngắn. Quả dẹt, có cánh ở
hai bên dìa, dài 8 – 16 cm, rộng 1,5 - l,7 cm; hạt nhiều, dẹt, hình quả trám
[1].
Phan tả diệp (Cassia angustifolia Vahl.): Cây nhỏ, cao 40-60 cm, mọc
thành bụi. Thân đứng, nhẵn. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, có 10-16 lá
chét, hình mác hẹp, dài 3-5 cm, rộng 0,7-0,8 cm, gốc thuôn, có khi lệch, đầu
nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm;
hoa màu vàng có vân nâu; đài có 5 răng thuôn; tràng có 5 cánh gần bằngnhau;
nhị 10, không đều, trong đó có 3 nhị lép; bầu thuôn dẹt, có nhiều noãn. Quả
đậu dẹt, hình trứng, hơi cong, dài 4-6cm, rộng 1-1,7cm, có lông trắng mềm,
màu lục nâu khi còn non, sau nhẵn màu vàng nâu đỏ; hạt 6-8, hình trứng dẹt,
màu lục nâu [1].
1.1.3.2 Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi
Nhiều cây thuộc chi Cassia có tác dụng chữa bệnh trong Y học cổ truyền, đã
có nhiều nghiên cứu được công bố. Các nghiên cứu đã được tiến hành cho
thấy thành phần hóa học của các loài thuộc chi Cassia hay gặp là anthranoid
(như rhein, chrysophanol, physcion, emodin, anthraquinones, …), flavonoid
(quercetin, …), tannin, coumarin… ( Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của một số cây thuộc chi Cassia
Tên loài

Bộ phận
nghiên cứu

Thành phần anthraquinon phân
Tài liệu
lập được

5


tham khảo
C. absus

Rễ

Chrysophanol; aloe-emodin

[16]

aloe-emodin; chrysophanol;
emodin; glycosid;
C. acutifolia



[49]
sennosid A,B,C; rhein, rheumemodin

Vỏ thân

Rhein glycoside, 1,8-dihydroxy-6methoxy-3-methyl anthraquinon,
[32], [48]
quinin, quinidin, nhựa

C. tora

Hạt


anthranoid (Chrysoobtusin,
aurantio-obtusin, obtusin,
alaternin, acid chrysophanic,…),
albumin, lipid, chất nhầy, chất
màu, tannin

C.
mimosoides

Chrysophanol, 1,8-dihydroxy-6methoxy-2-methyl anthraquinon,
Phần trên mặt
1,8-dihydroxy-6-methoxy-3đất
methyl anthraquinon, flavonosid,
các loại alcol, acid amin

C. fistula

[64], [66]

[41]

C.
occidentalis

Hoa

Anthranoid (chrysophanol,
emodin, physion, rhein, aloeemodin, …), flavonoid
(quercetin), tanin


C.glauca

Vỏ cây

1,8-dihydroxy-6-methoxy-3methyl anthraquinon

[63]

C.alata

Thân

Chrysophanol, aloe-emodin,
flavonoid, acid béo, β-sitosterol

[22]

Lõi gỗ

Chrysophanol, emodin,
1,2,6-dihydroxy-7,8-methoxy-3methytanthraquinon; physcion,

[36], [37]

C.shophera

6

[43]



sophenarin
C. grandis

Quả

1,3,4-trihydroxy-6,7,8-trimethoxy2-3-methyl anthraquinon-3-O-β[22]
D-glucopyranoside

1.1.3.3. Tác dụng dược lý của chi Cassia
* Theo Y học cổ truyền chi Cassia có nhiều loài được sử dụng trong dân gian
để chữa nhiều loại bệnh [1], [33]:
- Các cây chi Cassia có khả năng chữa các bệnh về tiêu hóa: Táo bón, đầy
hơi…, như loài: C.tora, C.absus, C.fistula…
- Chi Cassia chữa một số bệnh về mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, viêm
võng mạc, quáng gà…, như C.absus, C. auriculata, C.tora…
- Ngoài ra chi Cassia còn điều trị các vết thương, vết loét, nhiễm khuẩn ngoài
da… như: C.officinalis, C.occidentalis, C.auraculata, C.absus…
- Bệnh gout: Cassia fistula L., Cassia sophera L.
- Bệnh thấp khớp, đau thần kinh tọa: Cassia auriculata L., Cassia fistula L.,
Cassia obtusifolia L., Cassia tora L.
* Theo các nghiên cứu hiện đại thì chi Cassia có rất nhiều tác dụng đã được
chứng minh như sau:
a) Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Saganuwan AS, Gulumbe ML trong nghiên cứu của mình năm 2006 đã chứng
minh cao chiết ethanol lá của loài Cassia occidentalis có tác dụng kháng
khuẩn trên nhiều chủng khác nhau như Corynebacterium diphtheriae, Mucor
sp., Neisseria sp. Salmonella sp., Aspergillus niger [29] đồng thời có khả
năng ức chế E. coli ở lượng 900-1000 mg. Dịch chiết n-hexan với lượng 5001000 mg có khả năng ức chế một số chủng như Pseudomonas multocida,

Salmonella typhi, S.typhimurium, S. pyogenes, S. pneumonia [7], [52].
Năm 2000, Mastura M, Khozirah S đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ
dịch chiết hạt của loài Cassia javanica. Chứng minh loài Cassia javanica có
7


tác dụng kháng khuẩn trên một số dòng vi khuẩnGram (+) như
Staphylococcus aureus, S. epidermidis; một số dòng vi khuẩn Gram(-) như
Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia cepacia và một số dòng nấm như
Candida albicans, Candida glabrata, Microsporumcanis, Trichophyton
mentagrophytes, Trichophyton rubrum [38].
Nghiên cứu trên loài Cassia tora đã chứng minh các anthraquinon và một số
hợp chất nhóm phenolic glycoside có tác dụng kháng khuẩn trên các loài vi
khuẩn: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa. Các hợp chất như
torachryson, toralacton, aloe-emodin và emodin có tác dụng ức chế với chủng
vi khuẩn Staphylococus aureus kháng methicillin với MIC khoảng 2-64mg/ml
[50].
b) Tác dụng chống viêm, giảm đau
Trong nghiên cứu của Sadique J và các cộng sự trên loài Cassia occidentalis
đã chỉ ra có tác dụng chống viêm với liều 2000 mg/kg trên mô hình gây phù
bàn chân chuột của Carrageenan. Nghiên cứu cũng chỉ ra dịch chiết loài C.
occidentalis có tác dụng hạ lipid máu, ức chế hình thành phospholipase A2
[51].
Vào năm 1998 Maity TK, Mandal SC và các cộng sự đã chứng minh dịch
chiết methanol của loài Cassia tora có tác dụng chống viêm đáng kể so với
carageenin, histamin, serotonin, dextran trên mô hình gây phù nề chân chuột
[34].
c) Tác dụng bảo vệ gan
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tác dụng bảo vệ gan khi gây độc
bằng CCl4 của dịch chiết loài Cassia tora[17]. Một số hợp chất

naphthopyrone glycosid phân lập được như 9-[β-D-glucopyranosyl-(1→6)-Oβ-glucpyranosyl)oxy]-10-hydroxy-7-methoxy-3-methyl-1H-naphtho [2,3-c]
pyran-1–one và 6-[(α-apiofuranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranosyl)oxy]8


rubrofusarin có tác dụng bảo vệ gan tương đương như silymarin phân lập từ
Silybum marianum Gaertn [35].
Cao chiết ethanol lá của loài Cassia sophera đã được nghiên cứu và
chứng minh rằng có tác dụng bảo vệ gan mạnh đối với tổn thương gan do
CCl4 trên chuột, nghiên cứu cho thấy có thể có tác dụng này có thể do thành
phần flavonoid có trong dịch chiết [40].
Tương tự như vậy, cao chiết ethanol lá của loài Cassia fistula đã được
nghiên cứu và chứng minh rằng có tác dụng bảo vệ gan đối với tổn thương
gan do paracetamol gây ra trên chuột [10].
d) Hạ đường huyết và ức chế hoạt tính oxi hóa lipid
Vào năm 2002 Latha M và Pari L đã chứng minh cao dịch chiết hoa
của loài Cassia auriculata khi cho chuột sử dụng trong 30 ngày ở mức liều
0,45 g/kg có tác dụng làm giảm đáng kể lượng đương trong máu, tăng insulin
trong huyết tương, tăng hoạt tính của hemoglobin và hexokinase. Ảnh hưởng
nổi bật hơn so với glibenclamid [46].
Nghiên cứu trên loài Cassia javanica và một số loài khác như Cassia
auriculata, Gymnema sylvestre và các cộng sự đã chỉ ra tác dụng hạ mức
glucose trong máu chuột bị tiểu đường khi điều trị liên tục 28 ngày. Nghiên
cứu còn chứng minh được tác dụng ức chế hoạt tính oxi hóa lipid [25].
e) Độc tính
Loài Cassia occidentalis đã được nghiên cứu độc tính trên một số bộ
phận như cơ, xương, gan, thận và tim khi sử dụng liều 0,05% đến 0,5% dịch
chiết hạt trên trọng lượng cơ thể chuột nghiên cứu. Một số biểu hiện của độc
tính cấp trên gan và thoái hóa cơ bắp đã được phát hiện [44].
1.2. CÂY MUỒNG LÙN
1.2.1. Đặc điểm thực vật, sinh thái, phân bố


9


Muồng lùn (còn được gọi là Me đất) có tên khoa học là Chamaecrista
pumila (Lam.) K.Larsen (tên đồng danh là Cassia pumila Lam., Cassia
prostrata Roxb hay Senna prostrata Roxb.), họ Đậu (Fabaceae) [5], [3], [6].
Muồng lùn mọc hoang ở nhiều nơi như bãi cát ven biển, ven đường đi,
bờ đê, bãi đất hoang, ven các rừng cây; ra hoa tháng 8-9, có quả vào tháng 1012.
Muồng lùn là cây thảo hằng năm có gốc hóa gỗ, mọc nằm, có khi mọc
đứng, dài khoảng 40 cm. Thân có cạnh, có lông, nâu lúc khô. Lá dài 3-7 cm,
hình ngọn giáo nhọn, lá kép 1 lần lông chim, có lông mịn [3], [6].
Hoa trên nách lá, đơn độc hoặc xếp 2-3 hoa thành chùm rất ngắn; cuống
hoa dài 4-6 mm, có lông mịn; lá đài hình ngọn giáo, nhọn; cánh hoa màu
vàng, không đều, thuôn-xoan ngược; nhị 5, gần bằng nhau; bầu có lông mềm
[5], [6].
Quả đậu hình dải, dài 2,5-3 cm, rộng 4 mm, có lông mịn; 10-15 hạt, gần
hình thoi, màu nâu bóng lúc già.

Hình 1.1. Cây muồng lùn tại thực địa
10


Phân bố:
Phân bố: Cây muồng lùn có ở nhiều tỉnh ở nước ta như: Lào Cai, Quảng
Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận [5], [3], [6].
Ngoài ra còn sống ở: Ấn độ, Mianma, Trung Quốc, Lào Camphuchia,
Thái Lan…

1.2.2. Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất cây Muồng lùn (Chamaecrista pumila Lam.).
1.2.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Muồng lùn
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của cây
Muồng lùn. Theo công bố của B.L. Sharma và các cộng sự năm 2013, loài
Muồng lùn có các thành phần như protein, lipid, phenol, corotenoid (Bảng
2.1)…[55]
Bảng 1. 2. Hàm lượng (mg/g khối lượng khô) một số nhóm chất
trong loài Casia pumila
Thành phần

Cassia pumila
Rễ

Thân



Hoa

Vỏ

Tinh bột

3,08

9,04

3,84


2,86

5,84

Đường

3,34

2,03

7,86

6,48

8,39

Acid ascorbic

0,09

0,26

0,245

0,326

0,096

Lipid


3,89

3,48

17,67

12,68

31,68

Protein

39,40

30,43

13,33

27,68

76,46

Phenol

2,68

2,74

3,67


3,64

4,56

Chlorophyl

0,13

0,14

0,924

0,846

0,746

Carotenoid

0,30

0,146

0,846

0,246

0,301

11



Tác giả cũng đã định tính một số hợp chất ở các phân đoạn khác nhau
của Cassia pumila Lamk [56].
Bảng 1.3. Định tính một số hợp chất ở các phân đoạn khác nhau của
Cassia pumila Lamk.
Hợp chất

Petroleum Benzen

Aceton

Cloroform

Alcohol

Nước
+++

Carbohydrat

-

+

+

++

+++


Lipid

-

-

-

-

-

Protein

-

-

-

-

++

++

Phenol

-


-

-

-

-

+

Tannin

-

-

-

-

++

-

Flavonoid

-

-


+

+

+

++

Phytosterol

++

++

-

+++

++

-

Sennosid

+

+

+


++

+

-

Anthraquinon

-

-

-

-

-

+

Một số nghiên cứu khác công bố trong Muồng lùn có các thành phần
anthranoid như: chrysophanol, emodin, physcion, một số sennosides A,
sennosid B, sennosid C, sennosid D, rhein-8-O-glycoside … và một số thành
phần khác như alcol béo, flavonoid, phytosterol.
Theo nghiên cứu của Ram Avtar Sharma và các cộng sự trong bột quả
khô của cây muồng lùn có chứa sennosid A, sennosid B, sennosid C, sennosid
D , rhein-8-O-glycosid [57], [56]

12



Hình 1.2. Sennoside A

Hình 1.3. Sennoside B

Hình 1.4. Sennosid C

Hình 1.5. Sennosid D

Hình 1.6. Rhein-8-O-glycosid
13


Ngoài ra, theo Shoeb A. và các cộng sự, toàn cây muồng lùn có emodin,
chrysophanol, physcion, diterpene, alcaloid, acid chrysophanic, dihydro
xanthyletin, 1- hentriacontanol, 1-hexacosanol, 1-tetratriacontanol[19], [56]

Hình 1.7. Chrysophanol

Hình 1.8. Emodin

Hình 1.9. Physcion

Hình 1.10. 1-Hentriacontanol

Hình 1.11. 1-Hexacosanol

Hình 1.12. 1-Tetratriacontanol
Ayissi VB, Ebrahimi A, Schluesenner H( 2014), Daulat Singh và các
cộng sự (2012), đã công bố phân lập và xác định được cấu trúc 1 số flavonoid

có trong cây muồng lùn là: kaempferol-7-O-glucosid, quercetin , kaempferol7-O-glucosid và chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm[44].

14


Hình 1.13. Kaempferol-7-O-glucosid

Hình 1.14. Quercetin

Hình 1.15. Kaempferol
Ankita Yadav và các cộng sự, I.W.Southon (1994) đã nghiên cứu và chỉ
ra rằng trong C. pumila có chứa các steroid(phytosterol): β-sitosterol,
lanosterol, campesterol, stigmasterol [59], [56].

Hình 1.16. β-Sitosterol

Hình 1.17. Lanosterol

15


Hình 1.18. Campesterol

Hình 1.19.Stigmasterol

1.2.4. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Muồng lùn:
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có rất ít nghiên cứu về tác dụng sinh học
của cây Muồng lùn (C. pumila), các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác
dụng kháng khuẩn và kháng nấm.
Vào năm 2012, Ram Avtar Sharma và các cộng sự đã phân lập được

một số sennosid và chứng minh tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên các
phân đoạn dược liệu cũng như các hợp chất phân lập được. Kết quả cho thấy,
phân đoạn cloroform có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm nhưng giá trị
MIC cao hơn nhiều lần so với các chất đối chứng như tetracyclin, gentamycin,
nystatin. Các hợp chất antharnoid phân lập được như sennosid A, B, C, D và
rhein-8-O-glycosid cũng có hoạt tính trên nhưng cao hơn các chất đối chứng
gấp nhiều lần (từ 7 đến 20 lần). Hoạt tính kháng khuẩn mạnh được thấy ở
sennosid D là 140µg/ml kháng S.pneumoniae và sennoside B kháng nấm tại
170µg/ml mạnh nhất kháng R. bataticola [57].
Năm 2012, Daulat Singh cùng các cộng sự đã nghiên cứu hàm lượng
flavonoid toàn phần có trong các bộ phận khác nhau của cây Muồng lùn. Kết
quả cho thấy, phần hoa có hàm lượng flavonoid lớn nhất (1,92 mg/g khối
lượng khô kiệt). Nghiên cứu cũng chỉ ra, cây Muồng lùn có tác dụng kháng
khuẩn trên một số vi khuẩn như E.coli, S. aureus, P. aeurinosa, S. typhi và
một số lại nấm như A. flavus, A. niger…[58].
16


×