Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tác dụng chống viêm của cây dóng xanh (justicia ventricosa wall họ ô rô acanthaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM CỦA CÂY DÓNG XANH
(Justicia ventricosa Wall. Họ Ô rô Acanthaceae)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÁC DỤNG CHỐNG
VIÊM CỦA CÂY DÓNG XANH
(Justicia ventricosa Wall. Họ Ô rô Acanthaceae)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU – DƯỢC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206


Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
2. PGS. TS. Nguyễn Duy Thuần

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Sau
đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành
luận văn của mình.
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển - Đại học Dược Hà Nội, người đã động
viên, dành nhiều thời gian quí báu hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện bản Luận văn này.
PGS. TS Nguyễn Duy Thuần – –Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam người đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu Luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn DS. Lưu Thị Quỳnh Trang đã luôn giúp đỡ, động
viên tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật
viên của bộ môn Dược cổ truyền- Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn, các anh chị em chuyên ngành
Dược học cổ truyền, các em sinh viên khóa 68 làm đề tài tại bộ môn Dược cổ
truyền- Trường Đại học Dược Hà Nội đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn
thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới gia đình, các
bạn đồng nghiệp, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi

trong suốt quá trình học tập và đạt kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Học viên
Lê Thị Thu Hà


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................

1

TỔNG QUAN................................................................................................ 3
1.1. Họ Acanthaceae và chi Justicia...........................................................

3

1.1.1. Về thực vật.......................................................................................... 3
1.1.1.1. Họ Acanthaceae...........................................................................

3

1.1.1.2. Chi Justicia................................................................................... 3
1.1.2. Thành phần hóa học, tác dụng sinh học chi Justicia.......................... 7
1.1.2.1. Thành phần hóa học..................................................................... 7
1.1.2.2. Tác dụng sinh học........................................................................
1.2. Cây Dóng xanh.....................................................................................

9
12


1.2.1. Mô tả thực vật..................................................................................... 12
1.2.2. Phân bố............................................................................................... 13
1.2.3. Tác dụng sinh học............................................................................... 13
1.3. Đại cương về viêm và một số loại thuốc chống viêm……………

14

1.3.1. Khái niệm về viêm và nguyên nhân gây viêm…………………….

14

1.3.2. Các chất trung gian hoá học trong viêm…………………………..

15

1.3.3. Các loại thuốc chống viêm …………………………………………

16

1.3.3.1. Thuốc chống viêm không steroid……………………………

16


1.3.3.2. Thuốc chống viêm steroid (glucocorticoid)…………………

17

1.3.3.3. Thuốc chống viêm theo y học cổ truyền……………………


17

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................

20

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................

20

2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 20
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu về thực vật học........................................... 20
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học.................................... 21
2.2.3.1. Phương pháp định tính.................................................................. 22
2.2.3.2. Phương pháp chiết xuất, phân lập các hợp chất............................ 23
2.2.3.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất.................. 23
2.2.4. Phương pháp thử tác dụng dược lý..................................................... 24
2.2.4.1. Thử độc tính cấp........................................................................... 25
2.2.4.2. Thử tác dụng chống viêm in vitro………………………………. 27
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…....................................................

31

3.1. Ngiên cứu về thực vật …………………………..................................

31

3.1.1. Đặc điểm hình thái mẫu nghiên cứu...............................................


31

3.1.2. Xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu...................................

33

3.1.3. Đặc điểm vi học…………………………………………………..

36

3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học........................................................... 39
3.2.1. Định tính các phân đoạn bằng phản ứng hóa học...........................

39


3.2.2. Phân lập một số chất tinh khiết từ phân đoạn ethyl acetat................ 40
3.3. Kết quả thử độc tính cấp và tác dụng chống viêm...........................

49

3.3.1. Kết quả thử độc tính cấp……………………………………….……..

49

3.3.2. Kết quả thử tác dụng chống viêm in vitro……………………………

56


PHẦN 4. BÀN LUẬN.................................................................................

58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

TÊN BẢNG

STT
1
2

Bảng 1.1. Một số loài Justicia phân bố ở Việt
Nam
Bảng 3.1. So sánh đặc điểm hình thái mẫu nghiên

Trang
4
34

cứu với đặc điểm mô tả trong các thực vật chí.
3


Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất trong

39

cây Dóng xanh
4

Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất JV1

42

5

Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất JV2

45

6

Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất JV3

47

7

Bảng 3.6. Số chuột chết ở các lô trong vòng 72
giờ

50


8

Bảng 3.7. Mô tả tình trạng chuột ở các lô sau dùng

41

mẫu thử
9

Bảng 3.8. Tỉ lệ chết chuột nhắt trắng và giá trị LD50
của mẫu thử cao Dóng xanh

55

10

Bảng 3.9: Kết quả sàng lọc hoa ̣t tính ức chế sản sinh
nitric oxide (NO) trên tế bào RAW264.7 của mẫu.

56

11

Bảng 3.10: Kết quả giá trị IC50 của mẫu

57


DANH MỤC CÁC HÌNH


STT

TÊN HÌNH

TRANG

1

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu

21

2

Hình 2.2. Sơ đồ chiết các phân đoạn

24

3

Hình 3.1. Hình ảnh cây Dóng xanh

32

4

Hình 3.2: Dược liệu Dóng xanh

32


5

Hình 3.3. Ảnh chụp các đặc điểm hình thái cây

33

Dóng xanh
6

Hình 3.4: Vi phẫu lá Dóng xanh

36

7

Hình 3.5.Vi phẫu thân Dóng xanh

37

8

Hình 3.6. Bột dược liệu Dóng xanh

38

9

Hình 3.7. Sơ đồ tách chiết và phân lập chất từ cây


41

Dóng xanh
10

Hình 3.8 . Cấu trúc của hợp chất JV1

44

11

Hình 3.9. Cấu trúc của hợp chất JV2

46

12

Hình 3.10: Cấu trúc của hợp chất JV3

49

13

Hình 3.11. Phổ ESI-MS của JV1

70

14

Hình 3.12. Phổ 1H-NMR của JV1


71

15

Hình 3.13. Phổ 13C-NMR của JV1

72


16

Hình 3.14. Phổ DEPT của JV1

73

17

Hình 3.15. Phổ ESI-MS của JV2

74

18

Hình 3.16. Phổ 1H-NMR của JV2

75

19


Hình 3.17. Phổ 13C-NMR của JV2

76

20

Hình 3.18. Phổ DEPT của JV2

77

21

Hình 3.19. Phổ ESI-MS của JV3

78

22

Hình 3.20. Phổ 1H-NMR của JV3

79

23

Hình 3.21. Phổ 13C-NMR của JV3

80

24


Hình 3.22. Phổ DEPT của JV3

81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
Nồng độ ức chế 50%

IC50

1

H-1H

1

Inhibitory concentration 50%

(nồng độ ức chế trung
bình)

H-1H Correlation Spectroscopy

Phổ 1H-1H Cosy


COSY
CC

Column chromatography

CD3OD

Cloroform

COX

Cyclooxygenase

Sắc ký cột
Cloroform

CVGĐ

Chống viêm giảm đau

CVKS

Chống viêm không
steroid

DCM
DEPT

DMEM


DMSO
EtOAc
EtOH

Dicloromethan
Distortion Enhancement by

Dicloromethan
Phổ Dept

Polarization Transfer
Dulbecco's Modified Eadge’s Medium

Dimethyl sulfoxid

Dimethyl sulfoxid

Ethyl acetat

Ethyl acetat

Ethanol

Ethanol


FBS
IL


Fetal bovine serum
Interleukin

Huyết thanh bò
Interleukin

LD50

Median lethal dose

Liều gây chết trung bình

LPS

Lipopolysacharide

Lipopolysacharid

LT

Leucotrien

Leucotrien

MeOH

Methanol

Methanol


MS-ESI

Mass Spectrometry

Phổ khối lượng phun mù
điện tử

MTT

3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5diphenyltetrazolium bromide

n-BuOH

n-butanol

n-butanol

n-hexan

n-hexan

n-hexan

NMR

Nuclear Magnetic Resonace

Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân


NO

Nitric Oxyd

Oxyd nitơ

NSAID

Non-Steroidal Anti-Inflammatory

Thuốc chống viêm phi

Drug

steroid

PAF

Platelet activating factor

Yếu tố hoạt hóa tiểu
cầu

PBS

Phosphat buffered salin

Đệm phosphat salin

PG


Prostaglandin

Prostaglandin


Sắc ký lớp mỏng

SKLM

Số thứ tự

STT
TLC

Thin Layer Chromatography

TNF

Tumor necrosis factor

TSI

Thermospray Ionization

XO

Xanthin oxidase

Sắc ký lớp mỏng


Xanthin oxidase


T VN

N-ớc ta có nguồn cây thuốc dồi dào, kho tàng chữa bệnh theo y học cổ
truyền và y học dân gian rất phong phú. Nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên cây thuốc trong n-ớc, thừa kế và nâng cao kinh nghiệm
chữa bệnh của cha ông là một trong những chiến l-ợc quan trọng nhằm phát
triển nền công nghiệp d-ợc n-ớc nhà, đồng thời là một trong những ph-ơng
châm hoạt động của ngành y tế, kết hợp y học dân tộc với y học hiện đại.
Viờm l hin tng bnh lý ph bin, theo thng kờ cú ti hn 30%
bnh nhõn n khỏm v iu tr ti cỏc bnh vin cú tỡnh trng viờm nhim.
Cỏc thuc chng viờm, gim au (CVG) ngun gc húa dc cú tỏc
dng nhanh v mnh, c s dng iu tr triu chng l ch yu, gm cú:
Thuc gim au trung ng nhúm morphin, thuc CVG khụng steroid
(NSAID) v corticoid. Cỏc nhúm thuc ny cú cú u th trong iu tr cỏc
viờm v au cp tớnh. Tuy nhiờn, hu ht cỏc thuc ny u cú nhiu tỏc dng
ph gõy tr ngi cho vic iu tr di ngy, c bit l trong iu tr viờm v
au xng khp mn tớnh, t l tỏi phỏt ti hn 90%. Bờn cnh ú, cỏc thuc
CVG ngun gc tho dc thng cú tỏc dng chm v lõu hn, ớt tỏc dng
khụng mong mun, cú u th trong iu tr viờm v au mn tớnh. Vỡ vy, vic
phỏt hin v nghiờn cu cỏc thuc CVG mi cú hiu qu v khc phc c
nhng hn ch ca cỏc thuc CVG hin nay l vn luụn thu hỳt s quan
tõm ca cỏc nh khoa hc trờn th gii cng nh Vit Nam, khụng ch i
vi cỏc thuc húa dc m cỏc thuc t dc liu.
Trong quỏ trỡnh tỡm hiu v kinh nghim s dng cõy, con thuc cha
bnh ca ng bo cỏc tnh min nỳi phớa Bc, chỳng tụi ó c ngi dõn
vựng nỳi Yờn Th, tnh Bc Giang gii thiu v kinh nghim s dng cõy thuc

cú tờn l Dúng xanh, cõy mc t nhiờn di tỏn rng thp hoc c trng.
ng bo dõn tc Ty Lng Sn s dng cõy Dúng xanh (Justicia ventricosa
Wall) tr bnh au xng, thp khp.
1


Theo Võ Văn Chi: Ở Trung Quốc, toàn cây Dóng xanh (Justicia ventricosa
Wall.) dùng trị: Đòn ngã, gãy xương, phong thấp đau nhức xương, đau ngang
thắt lưng, viêm mủ da, áp xe vú. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài
giã đắp. Tại Việt Nam, cây thường được trồng làm cây cảnh. Lá được dùng giã
lấy nước uống và bã đắp trị rắn cắn, còn dùng nấu nước xông trị đau răng.[16]
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về cây “Dóng xanh” được
thực hiện.
Để có cơ sở khoa học cho việc sử dụng cây “Dóng xanh” làm thuốc
chữa bệnh ở cộng đồng, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống
viêm của phần trên mặt đất cây Dóng xanh (Justicia ventricosa Wall. họ Ô
rô Acanthaceae)" với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học mẫu nghiên

cứu.
2.

Xác định thành phần hóa học, chiết xuất và phân lập một số chất

của bộ phận trên mặt đất cây Dóng xanh.
3.


Thử độc tính cấp và tác dụng chống viêm của cao chiết toàn phần

bộ phận trên mặt đất của cây Dóng xanh.

2


PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1.

HỌ ACANTHACEAE VÀ CHI JUSTICIA

1.1.1. Về Thực vật
1.1.1.1. Họ Acanthaceae [47]
Họ Acanthaceae (họ Ô rô) thuộc bộ Lamiales (Hoa môi) là một họ thực
vật lớn có khoảng 220 chi và 2.400 loài, phân bố chủ yếu ở phía Nam và Đông
Nam châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh. Ở Việt Nam, theo các tài liệu tra cứu thì
hiện có khoảng 47 chi với khoảng 217 loài khác nhau.
Đặc điểm thực vật của các loài thuộc họ Acanthaceae là cây thảo đứng hay
thân leo, thân thường chia đốt. Một số loài có dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ.
Lá đơn mọc đối, không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, không đều, có khi có lá bắc
và lá bắc con rõ. Đài gồm năm lá có khi dính lại với nhau, đôi khi bắt gặp có
bốn lá ởmột số loài do bị tiêu biến. Tràng có ống hình trụ phình to ở gốc, chia
năm nhưng không đều, hầu như chia hai môi, môi trên chẻ đôi, môi dưới chia
hai thuỳ. Nhị hai hoặc nhị bốn, trong đó có hai nhị trội hơn hẳn về kích thước.
Bầu trên hai ô, vòi nhuỵ có dạng sợi đơn, đầu nhuỵ chẻ đôi. Quả nang có hai
ô, gồm nhiều noãn có chân. Khi già quả tự mở bằng cách co giãn từ đỉnh
xuống chân, các mảnh vỏ cong và rời khỏi trục giữa. Hạt có cuống ngắn, phôi
lớn và thường không có nội nhũ.

1.1.1.2. Chi Justicia
* Vị trí phân loại chi Justicia
Vị trí của chi Justicia trong phân loại thực vật của Armen Takhtajan[47] được
phân loại như sau:
Giới thực vật ( plantae)
Ngành Ngọc lan ( Magnoliophyta)
3


Phân ngành Ngọc lan ( Magnoliophytina)
Lớp Ngọc lan ( Magnoliopsida)
Phân lớp Bạc hà ( Lamidae)
Liên bộ Hoa môi ( Lamianae)
Bộ Hoa mõm chó ( Scrophulariales)
Họ Ô rô ( Acanthaceae)
Chi Justicia
* Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Justicia
Cây bụi, sống hàng năm, vỏ thân sần sùi. Lá có cuống hoặc không,
phiến lá thường nguyên, hiếm khi xuất hiện răng cưa. Hoa dạng cụm xim ngù
(hiếm khi mọc đơn lẻ) thường mọc ở các kẽ lá, mọc thành chùm hoặc phân
nhánh thành các cụm chùy hoa nhỏ hơn. Lá bắc có hình thù đa dạng, hai lá bắc
thường giống nhau hoặc một lá nhỏ một lá to hơn. Đài dài, tiền khai hoa 4
hoặc 5, đều hoặc không. Tràng hình ống hình phễu, hoặc hình hoa môi, cánh
hoa mọc hướng lên trên và xếp hình xoắn ốc. Nhị 2, bao phấn 2, các bao phấn
đều hoặc không đều, song song hoặc vuông góc với nhau. Bầu nhụy 2 ô, mỗi ô
có 1 noãn. Quả nang, 2-4 hạt, hạt hình dẹt, có cánh.
Chi Justicia là một trong những chi lớn nhất trong họ Acanthaceae, theo ước
tính có khoảng 700 loài. Trung Quốc có khoảng 43 loài. Ở Việt Nam có
khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Tây Ninh, Đà Nẵng.... [14][47].

Bảng 1.1 Một số loài Justicia phân bố ở Việt Nam[14]
STT
1

Tên Việt Nam
Xuân tiết, cang mai

Tên khoa học
Justicia adhatoda L.

4

Nơi phân bố
Quảng Trị


2

Xuân tiết bằng

Justicia qequalis R. Ben.

Tuyên Quang

3

Xuân tiết Balansa

Justicia balansae Lind.


Bình trị thiên, Quảng Nam,
Đà Nẵng

4

Xuân tiết trắng

Justicia candida R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

5

Xuân tiết Nam bộ

Justicia cochinchinensis R.

Núi Dinh, núi Dày (Châu

Ben.

Đốc, An Giang)

6

Xuân tiết hoa- cong

Justicia curviflora Wall.

Cao Bằng, Lạng Sơn.


7

Xuân tiết Eberhardt

Justicia eberhardtii R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

8

Xuân tiết Evrard

Justicia evradii R. Ben.

Ninh Thuận

9

Xuân tiết dòn

Justicia fragilis Wall.

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Trị, Tây Ninh

10

Xuân tiết dài


11

Thuốc trặc, thanh táo, Justicia gendarussa Burm.

12

Justicia longula R. Ben.

tần cửu

f.

Xuân tiết chụm

Justicia

glomerulata

Hòa Bình

R.

Quảng Nam, Đà Nẵng

Quảng Nam, Đà Nẵng

Ben.
13

Xuân tiết mập


Justicia grossa C.B. Clarke.

Lạng Sơn

14

Xuân tiết lép

Justicia ingrate R. Br.

Nha Trang, Đồng Nai

15

Xuân tiết tiền

Justicia monetarin R. Ben.

Sơn Tây

16

Xuân tiết đuôi chuột

Justicia myuros R. Ben.

Quảng Ninh

17


Xuân tiết ness

Justicia nessiana T. Anders.

Kon Tum

18

Xuân tiết hao ẩm

Justicia

Bình Phước

oreophila

C.B.

Clarke
19

Xuân tiết hình đờn

Justicia panduriformis R.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

Ben.
20


Đùi gà

Justicia poilanei R. Ben.

Lào Cai

21

Xuân tiết lồi

Justicia prominens R. Ben.

Núi Cấm, Châu Đốc, An

5


Giang
22

Xuân tiết bò, tước sàng Justicia procumbens L.

23

Xuân tiết chẻ bốn

Justicia

quadrifaria


Đà Lạt
T.

Phú Khánh, Đồng Nai

Anders.
24

Xuân tiết ngao du

Justicia vagabunda R. Ben.

Thái Nguyên, Bắc Kạn

25

Xuân tiết bụng

Justicia ventricosa Wall.

Lạng Sơn, Quảng Trị,

26

Xuân tiết kiểng

Justicia

Thành phố Hồ Chí Minh


brandegeana

Wassh.

6


1.1.2. Thành phần hóa học, tác dụng sinh học của chi Justicia
1.1.2.1. Thành phần hóa học
Chi Justicia đã được chú ý nghiên cứu về hóa học từ những năm 1960.
Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Justicia khá đa dạng. Theo các
công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới, từ các bộ phận khác nhau của
các loài thuộc chi Justicia đã phân lập được nhiều hợp chất thuộc các nhóm
polyphenol (lignan, flavonoid, coumarin) tecpenoid, alcaloid,....
❖ Các lignan
Lignan là lớp hợp chất chủ yếu được phân lập từ các loài thuộc chi
Justicia. Đây là lớp hợp chất tự nhiên có sự đa dạng sinh học (chống ung thư,
chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng tiểu cầu, kháng virus...) góp
phần phát triển thành các chế phẩm điều trị bệnh mới. Nhiều lignan có khung
arylnaphtalid được tìm thấy trong chi Justica với tỷ lệ tương đối cao. Ví dụ,
jusmicaranthin 22 được phân lập từ phần chiết CHCl3 của Justicia neessi cho
hiệu suất 0,025% [43]. Phần chiết ethanol của lá Justicia extensa chứa khoảng
1% justicidin P 47 [45]. Một số arylnaphtalid lignan ở dạng dẫn xuất glycosid
và các lignan hỗn tạp khác cũng được tìm thấy trong các loài Justicia.
❖ Các hợp chất khác
Ngoài lignan là lớp hợp chất chính như đã nói ở trên, các nghiên cứu về hóa
học cho thấy sự có mặt của nhiều lớp chất có hoạt tính sinh học khác trong chi
Justicia như flavonoid, tecpenoid (với các khung fridelan, ursan, oleanan
tritecpen), alcaloid và các hợp chất chứa nitơ. Umbeliferon và scopoletin là hai

cumarin được phân lập từ Justicia pectoralis Jacq., Justicia procumbens [39],
[48]. Các hợp chất steroid như stigmasterol, sitosterol, daucosterol cũng được
phân lập từ lá và rễ của các loài Justicia gendarussa, Justicia flava... [22], [29].

7


Một số flavonoid được phân lập như apigenin, vitexin từ dịch chiết methanol
của loài Justicia gendarussa [50]; 3’,4’- dihydroflavonol từ dịch chiết ethanol
toàn cây của loài Justicia cataractae, kaempferitrin từ dịch chiết chloroform lá
của loài Justicia spicigera [62].

justicidin P

jusmicaranthin

Umbeliferon

scopoletin

vitexin

apigenin

3’,4’- dihydroflavonol

kaempferitrin

8



1.1.2.2. Tác dụng sinh học của chi Justicia
Nhiều loài thuộc chi Justicia, họ Ô rô (Acanthaceae) đã được sử dụng
rộng rãi trong y học cổ truyền của một số nước để chữa các loại bệnh khác
nhau. Toàn bộ cây hoặc phần trên mặt đất thường được sử dụng để làm thuốc,
hay dùng nhất là dịch chiết nước của lá cây, của bột rễ cây, hoặc sử dụng kết
hợp với các loài cây khác. Việc khảo sát, nghiên cứu về hoạt tính sinh học
nhằm làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của các loài Justicia.
* Kháng virus
Một số loài Justicia có hoạt tính kháng virus, chẳng hạn như Justicia
betonica L. và Justicia flava có khả năng kháng virus gây viêm miệng. Dịch
chiết nước của phần trên mặt đất của Justicia gendarussa có khả năng chống
sự sao chép ngược của virus HIV type 1 [50]. Dựa trên những kết quả nghiên
cứu thu được, một số loài Justicia có thể được dùng làm thuốc điều trị bệnh do
virus gây ra.
* Kháng khuẩn
Justicia pectoralis có hoạt tính kháng khuẩn cao khi kháng được các vi
khuẩn E. coli, E. faecalis và S. epidermidis. Hơn nữa, loài này thể hiện hoạt
tính kháng sốt rét khi cho các test dương tính khi theo dõi sự tăng trưởng và
phát triển của ấu trùng của muỗi Aedes aegypti giai đoạn IV. Các dịch chiết
thực vật với nồng độ 0,05 đến 0,50 mg/ml là đạt yêu cầu cho việc thử hoạt
tính diệt ấu trùng. Trong số các dịch chiết được thử nghiệm thì dịch chiết của
Justicia pectoralis được nhận thấy là độc đối với ấu trùng muỗi [24].
* Chống ung thư
Một số loài thuộc chi Justicia có hoạt tính chống ung thư đối với các
dòng tế bào ung thư khác nhau. Dịch chiết ethanol của phần trên mặt đất của
Justicia neesii Ramamoorthy có hoạt tính chống ung thư kháng lympho bào
9



bạch cầu P-388 ở chuột. Dịch chiết methanol của Justicia procumbens L. ức
chế đáng kể sự tăng trưởng của lympho bào bạch cầu P-388 in vivo và có hoạt
tính gây độc tế bào in vitro đối với dòng ung thư biểu mô người [25].
Elenosid, một arylnaphtalen lignan phân lập từ loài Justicia hyssopifolia
L., đã được nghiên cứu sâu về hoạt tính sinh học. Khảo sát về hoạt tính sinh
học cho thấy hợp chất này có nhiều hoạt tính như gây độc tế bào, kháng virus,
kháng côn trùng, giãn cơ, kích thích hoạt động của hệ thống thần kinh trung
ương ở chuột nên được sử dụng làm thuốc an thần và thư giãn cơ bắp tương tự
như một số loại thuốc an thần, giảm đau khác [41]. Elenosid đã được thử hoạt
tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư người trong khoảng nồng độ
từ 10-5 đến 10-4 M, với LD50 là 305 mg/kg ở chuột, suy yếu dần ở các liều
25,50 và 100 mg/kg. Kết quả là sau 5 ngày tiêm hợp chất này đã không quan
sát thấy liều gây chết [20]. Ngoài ra, hợp chất này cũng thể hiện hoạt tính gây
độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư bạch cầu [41].
Helioxanthin có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của virus viêm gan B ở
người. Hợp chất này được phân lập từ Justicia flava và được sử dụng phổ biến
trong việc điều trị HIV/AIDS ở Uganda [9].
Hoạt tính kháng của phần lớn các lignan như cilinaphtalid A, diphyllin,
justicidin E, patentiflorin A, patentiflorin B, justicidin A, justicidin B,
taiwanin E, tubeculatin, diphyllin apiosid, và diphyllin apiosid-5-axetat có liên
quan đến việc sử dụng phổ biến của các loài Justicia procumbens, Justicia
ciliata, Justicia rhodoptera, và Justicia patentiflora trong liệu pháp chống ung
thư. Diphyllin, justicidin A và tubeculatin được phân lập từ Justicia ciliata,
có tác dụng chống ung thư đáng kể đối với một số dòng tế bào ung thư người
như ung thư biểu mô, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng và ung thư
vú… [28]. Justicidin A còn thể hiện hoạt tính gây độc tế bào khi kháng các
dòng tế bào ung thư T-24, CaSki, SiHa, HT-3, PLC/PRF/5 in vitro [26].
10



Justiciresinol được phân lập từ Justicia glauca có hoạt tính gây độc tế
bào thấp khi ức chế ba dòng tế bào ung thư người là A-549 (ung thư phổi),
MCF-7 (ung thư vú), và HT-29 (ung thư tuyến ruột kết) [51]. Podophyllotoxin
được ứng dụng rộng rãi trong hóa trị liệu ung thư và đã được sử dụng như là
một tiền chất để bán tổng hợp thành dược phẩm trong điều trị bệnh ung
thư[23].
Một số lignan khác như tawanin E methyl ether, diphyllin, helioxanthin,
elenosid, justicidin A, justicidin B, tuberculatin, cilinaphtalid A cũng thể hiện
hoạt tính chống ung thư mặc dù chúng được phân lập từ các loài Justicia khác
nhau không thể hiện hoạt tính này.
Allantoin, một hợp chất thuộc nhóm alcaloid được phân lập từ loài
Justicia spicigera, có hoạt tính kháng viêm và chống ung thư rất hiệu quả
[29]. Ba alcaloid là vasicin, vascinon và vascinol được phân lập từ lá của
Justicia adhatoda có hoạt tính giãn phế quản và được sử dụng phổ biến trong
điều trị bệnh viêm phế quản [19]. Các hợp chất jusbetonin và 10H-quindolin
được phân lập từ lá của Justicia betonica có hoạt tính kháng u mạnh [52], mặc
dù loài này được sử dụng loài phổ biến trong y học cổ truyền của Ấn Độ, Thái
Lan để điều trị tiêu chảy các bệnh viêm nhiễm và HIV/AIDS [36], [38].
*Một số tác dụng khác
Nhiều lignan được phân lập từ các loài Justicia có một số hoạt tính sinh
học khác đáng chú ý. Hoạt tính ức chế kết tập tiểu cầu của các lignan
cilinaphtalid B, chinensinaphtol methyl ether, taiwanin E methyl ether, 4’dimethyl chinensinaphtol methyl ether , neojusticin A, usticidin B, taiwanin E
[27]. Đặc biệt, phần chiết methanol của Justicia procumbens cũng có hoạt
tính này khi ức chế 50% acid arachidonic trong tiểu cầu thỏ [25].
Neojusticin A và justicidin B là hai lignan có khả năng ức chế các tập
hợp thứ cấp gây ra bởi adrenalin. Hơn nữa, những hợp chất này cũng có hoạt
11


tính đối với enzym cyclooxygenase-1 (COX-1) với tác dụng kháng một phần

tiểu cầu tụ tập do hoạt tính của COX-1 và làm giảm sự tạo thành thromboxan
[49].
Một số ít các polyphenol được phân lập từ các loài Justicia đã được
khảo sát về hoạt tính sinh học. Hợp chất 3’,4’-dihydroxyflavon thuộc nhóm
flavonoid có khả năng làm giãn mạch và loài Justicia cataractae Leonard có
hoạt tính hạ huyết áp (anti-hypertensive activity), được dùng làm thuốc trị các
bệnh cao huyết áp [23], tiểu đường [48]. Apigenin có tác dụng chống oxi hóa,
kháng viêm và giúp ngăn chặn một số yếu tố gây viêm [54]. Vitexin, một
flavonoid được phân lập từ lá của Justicia gendarussa, có tác dụng như một
loại thuốc chống viêm có hiệu lực cao, có hoạt tính kháng enzym 5lipoxygenase và cyclooxynase-2 (COX-2) [50]. Các hợp chất apigenin và
vitexin được phân lập từ phần chiết ethanol của Justicia gendarussa, được sử
dụng trong y học dân gian điều trị các chứng viêm, thấp khớp, viêm khớp
[55]. Các hoạt tính kháng vi sinh vật và kháng viêm của kaempferitrin [29] và
tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu có liên quan đến việc loài
Justicia spicigera được sử dụng phổ biến làm thuốc để điều trị các bệnh tiểu
đường, ung thư và tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chống viêm… trong y học cổ
truyền của một số nước. Hợp chất có khung coumarin là umbeliferon được
phân lập từ phần chiết alcol của lá Justicia pectoralis có các hoạt tính kháng
viêm, giãn phế quản, do đó, loài Justicia pectoralis thường được dùng phổ
biến trong điều trị viêm bệnh phế quản và các bệnh về đường hô hấp [39].

1.2. Cây Dóng xanh Justicia ventricosa Wall
1.2.1. Đặc điểm thực vật [47][16]
Cây bụi hoặc cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân nhẵn, chia
thành từng đốt, phình mạch ở các đốt, tại các mắt đốt có chồi 2 mm. Lá có
cuống, cuống lá dài 0,5-1,5 cm, nhẵn, không có lông, lá thon hẹp ở gốc và
nhọn ngắn lại ở đầu, quay mặt ra phía ngoài, kích thước 6-17 × 2-6 cm, lá có
12



6-8 gân. Cụm hoa bông, dài 5-10 cm, dày đặc các lá bắc xếp thành 4 dãy trên
một bông, thường có 1-3 bông hoa trên một cụm. Lá bắc có màu từ xanh lá
đến nâu đỏ, hình bầu dục, có lông, kích thước 1-1.5 × 0.8-1 cm. Đài 5 thùy,
thùy hình mác, kích thước 3mm. Tràng hoa màu trắng nhạt với sọc màu hồng
tía ở mặt trên, kích thước 1,5-1,8 cm, mặt dưới lõm, cánh hoa nhọn ở phân
cuống và tròn dần ở phần đầu. Nhị hoa có chỉ nhị dài 6 mm, nhẵn, có túi phấn
hình oval. Bầu nhụy có nhiều lông, kích thước 1,6 cm. Quả nang, mỗi quả có
khoảng 4 hạt.
1.2.2. Phân bố
Cây mọc nhiều ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, và
Vân Nam) và các nước Đông Nam Á (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan
và Việt Nam)[47].
Tại Việt Nam cây mọc rải rác ở chỗ ẩm, gần suối trong rừng. phân bố chủ yếu
ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Trị, Tây Ninh[16].
1.2.3. Tác dụng sinh học [16]
Ở Trung Quốc, toàn cây Dóng xanh (Justicia ventricosa) dùng trị: Đòn
ngã, gãy xương, phong thấp đau nhức xương, đau ngang thắt lưng, viêm mủ
da, áp xe vú. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp.
Tại Việt Nam, cây Dóng xanh (Justicia ventricosa ) thường được trồng
làm cây cảnh. Lá được dùng giã lấy nước uống và bã đắp trị rắn cắn, còn dùng
nấu nước xông trị đau răng. Đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn sử dụng
Justicia ventricosa Wall để trị bệnh đau xương, thấp khớp[16].
* Một số bài thuốc trong dân gian:
1.

Trị rắn cắn: dùng lá Dóng xanh 50g giã nát thêm nước gạn uống. Lá

trầu không 10g, nấu nước, rửa sạch vết cắn. Vỏ cây Nóng 30g. Giã nhỏ đắp
xung quanh vết cắn.
13



×