Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG GIANG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.25 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ XOAN

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG
GIANG SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ XOAN

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG
GIANG SƠN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S VŨ THANH LIÊM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG GIANG
SƠN”, do Nguyễn Thị Xoan, sinh viên khoá 33, Ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương
Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

VŨ THANH LIÊM
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

tháng

năm 2011


Thư ký hội đồng chấm báo

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Vũ Thanh Liêm, người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH MTV Xây
Dựng Giang Sơn cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Xoan



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ XOAN. Tháng 07 năm 2011. Hoạch Định Chiến Lược Kinh
Doanh Tại Công Ty TNHH MTV Xây Dựng Giang Sơn.
NGUYEN THI XOAN. July 2011. Make Business Strategic For Giang Son
Building Limited Company.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên
của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới
cũng như tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong sự cạnh tranh
khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để có
thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Đề tài Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH MTV Xây
Dựng Giang Sơn tập trung phân tích môi trường hoạt động của Công ty, từ đó nhận
định những điểm mạnh cũng như những vấn đề còn tồn tại, những cơ hội cũng như
những thách thức để từ đó định hướng chiến lược kinh doanh cho phù hợp trong tình
hình kinh doanh hiện nay.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... IX
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... X
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... XI
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................XII
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................... 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ................................ 2
1.6. Cấu trúc luận văn: ........................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 4

2.1.Giới thiệu chung về Công ty: ....................................................................... 4
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: ............................................ 4
2.3. Tình trạng cơ bản của Công ty .................................................................... 4
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty: .............................................................. 4
2.3.2. Tình hình lao động của công ty: ........................................................ 7
2.3.3 Vốn và nguồn vốn của công ty: .......................................................... 8
2.3.4. Tình hình trang thiết bị, vật tư của công ty: ..................................... 9
2.4. Tình hình hoạt động SXKD của công ty qua 2 năm 2009, 2010: .............10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 10
3.1. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................. 4
3.1.1. Chiến lược kinh doanh ........................................................................ 4
3.1.2. Quản trị chiến lược kinh doanh: ...................................................... 12
3.1.3 Tiến trình hoạch định chiến lược: ..................................................... 16
3.1.4 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược: ......................... 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................29

VI


3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................... 29
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................. 30
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 31
4.1 Phân tích môi trường bên ngoài (EFE): .....................................................31
4.1.1 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố của môi trường vĩ mô: ................ 31
4.1.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường vi mô: ................................... 36
4.1.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): ............................... 43
4.1.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (IE): .... Error! Bookmark not defined.
4.3 Phân tích môi trường bên trong: .................................................................45
4.3.1 Phân tích các yếu tố của môi trường bên trong: ............................. 45
4.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): ................................. 53

4.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Xây Dựng Giang Sơn
đến năm 2016: .............................................................................................................54
4.4.1 Thiết lập các mục tiêu kinh doanh: .................................................. 54
4.4.2 Các chiến lược công ty đang áp dụng: ............................................. 55
4.4.3 Xây dựng các chiến lược: .................................................................. 56
4.4.4 Lựa chọn chiến lược: ......................................................................... 61
4.5 Các giải pháp để triển khai chiến lược: ......................................................62
4.5.1 Giải pháp về nhân lực: ....................................................................... 62
4.5.2 Giải pháp về Marketing: .................................................................... 63
4.5.3 Giải pháp về sản phẩm ....................................................................... 63
4.5.4 Giải pháp về giá: ................................................................................. 63
4.5.5 Giải pháp về kênh phân phối: ........................................................... 64
4.5.6 Giải pháp chiêu thị cổ động: ............................................................. 64
4.5.7 Giải pháp về Tài chính – kế toán: ..................................................... 64
4.5.8 Giải pháp về sản xuất và tác nghiệp: ............................................... 64
4.5.9 Giải pháp về hệ thống nghiên cứu, phát triển và hệ thống thông tin:
.............................................................................................................................. 65
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 66
5.1Kết luận: ......................................................................................................66
5.2Đề nghị: .......................................................................................................66


5.2.1 Về phía Nhà Nước: ............................................................................. 66
5.2.2 Về phía công ty: .................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................68
PHỤ LỤC ....................................................................................................................69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHVLXD


Cửa hàng vật liệu xây dựng

ĐH

Đại Học

TĐH

Trên Đại học

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)



Giám Đốc

HC

Hành chính

KD

Kinh doanh



Lao động


Ma trận IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Ma trận IE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài

Ma trận SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

Ma trận QSPM

Ma trận định lượng các chiến lược hoạch định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC KT

Tài chính kế toán


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

IX


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2009 và 2010 ............................... 7
Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009– 2010 .................................... 9
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Cố Định Hữu Hình của Công Ty vào 31/12/2010 ......... 9
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD qua 2 Năm 2009, 2010 .................................. 10
Bảng 4.1: Tỉ Lệ Lạm Phát ở Việt Nam Giai Đoạn 2006 - 2010 ................................. 33
Bảng 4.2 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công ty TNHH Cơ Khí và ...
Xây Dựng Hòa Hiệp ................................................................................................... 37
Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty TNHH ĐầuTư Xây
Dựng Phú Tấn Tài ....................................................................................................... 39
Bảng 4.4: Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh (IE) .......................................................... 40
Bảng 4.5 Danh Sách Nhà Cung Ứng của Công Ty Giang Sơn .................................. 42
Bảng 4.6 Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) ..................................... 44
Bảng 4.7Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm ...................................... 46
Bảng 4.8Cơ Cấu Doanh Thu của Công Ty Giang Sơn ............................................... 48
Bảng 4.9 Vật Liệu Tồn Kho của Công Ty Giang Sơn ngày 31/12/2010 .................... 51
Bảng 4.10 Phân Bố Lao Động ở các Bộ Phận của Công ty năm 2010 ....................... 52
Bảng 4.11 Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong (IFE) .................................... 53


X


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công ty TNHH MTV Xây Dựng Giang Sơn ........ 5
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa..................................... 8
Hình 2.3 Biểu Đồ Doanh Thu và Lợi Nhuận Của Công Ty năm 2009 và 2010 ........ 10
Hình 3.1 Các Giai Đoạn của Quản Trị Chiến Lược .................................................... 13
Hình 3.2. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện ................................................ 15
Hình 3.3. Mô Hình Năm Áp Lực Cạnh Tranh của Michael Porter ............................ 18
Hình 3.4. : Các nội dung chủ yếu cần phân tích ở đối thủ cạnh tranh ........................ 19
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) .......................... 26
Hình 3.6. Mô Hình Ma Trận SWOT ........................................................................... 27
Hình 3.7. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính ........................................................ 29
Hình 4.1 Biểu Đồ Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế ở Việt Nam 2006 - 2010 .............. 32
Hình 4.2: Biểu Đồ Tỉ Lệ Lạm Phát Việt Nam Giai Đoạn 2006 - 2010 ...................... 33
Hình 4.3 Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu của 2 Năm 2009 và 2010 ............................... 49
Hình 4.4 Ma trận SWOT của Công ty TNHH MTV Xây dựng Giang Sơn ............... 56
Hình 4.5 Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (IE) ......................................... 58
Hình 4.6: Ma trận chiến lược chính ............................................................................ 59

XI


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược phát triển nhanh ................................ 69
Phụ lục 2: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng ổn định: ......................... 71
Phụ lục 3: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược đa dạng hóa: ..................................... 72
Phụ lục 4: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược hướng ngoại và hốn hợp ................... 73
Phụ lục 5: Bảng Giá Một số Vật Liệu Xây Dựng Tháng 05/2011 .............................. 75

Phụ lục 6: Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2010 ............................................................ 77

XII


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việc sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Hoạt động sản xuất nhằm mưu cầu lợi ích kinh tế là hoạt động tự giác
có ý thức của con người trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Khi tiến hành các hoạt
động sản xuất con người luôn luôn quan tâm đến các thông số kinh tế, bao gồm những
chi phí chi ra và kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy chiến lược
kinh doanh là vấn đề sống còn chi phối toàn bộ các hoạt động của đơn vị, là căn cứ để
đưa ra những quyết định hữu ích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày nay, trong xu thế hòa nhập với nền kinh tế Thế giới cạnh tranh trên
thương trường diễn ra ngày càng quyết liệt hơn, vấn đề chiến lược trong kinh doanh là
yếu tố then chốt quyết định thành công của các doanh nghiệp, đòi hỏi các đơn vị phải
tốn nhiều công sức tìm cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Công ty TNHH
Xây Dựng Giang Sơn là công ty mới thành lập nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, để
vượt qua thử thách đó công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình
hiện tại của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, đề tài chủ yếu đi
sâu vào phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty để nhận biết
điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời thấy được các cơ hội và thách thức của công ty. Qua
đó phân tích, so sánh và nhận xét sau đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với
công ty đến năm 2015.



1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 3 tháng ( 03/2011 – 06/2011)
Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Xây Dựng Giang Sơn
Đối tượng nghiên cứu: Vì thời gian nghiên cứu ngắn nên chỉ nghiên cứu ở
những vấn đề cơ bản không đi sâu phân tích môi trường vĩ mô mà chỉ đi sâu nghiên
cứu nội bộ công ty.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu: Thu thập so sánh báo cáo tài
chính qua các năm, phân tích và đưa ra nhận xét.
Phương pháp thống kê: Thống kê các bảng biểu từ đó đưa ra các kết luận, xu
hướng để đánh giá tình hình hoạt động của nhà máy.
Phương pháp dự báo và logic
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Lí thuyết về quản trị chiến lược mới xuất hiện gần đây ở nước ta, nhiều doanh
nghiệp hiện nay vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến
lược. Hy vọng đề tài này sẽ phần nào góp phần làm cho việc ứng dụng quản trị chiến
lược trong tình hình hện nay ở nước ta thêm phổ biến hơn.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: chương mở đầu trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu,
phạm vi nghiên cứu của đề tài và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan giới thiệu sơ lược về công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu trình bày những cơ sở lí luận
của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp như: các khái niệm về quản trị chiến
lược, quy trình xây dựng chiến lược, các công cụ càn thiết để phân tích và lựa chọn
chiến lược nhằm giúp người đọc dễ theo dõi và hiểu rõ nội dung của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, đi sâu vào phân tích tình hình hoạt
động của công ty qua 2 năm 2009, 2010. Từ đó đưa ra nhận xét về công ty. Quá trình

nghiên cứu bao gồm: Phân tích môi trường bên trong để phát hiện các điểm mạnh và
điểm yếu, phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra các cơ hội và đe dọa, từ đó
làm căn cứ để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), Xây dựng ma
2


trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Trong chương này sẽ đề ra các mục tiêu chiến lược, sử dụng các công cụ như: Ma trận
SWOT, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (Ma trận IE), Ma trận
QSPM để lựa chọn các chiến lược đề xuất.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, chương này trình bày những kết quả chính
mà bài luận đã đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận là những nội dung đã thực
hiện và phân tích trong chương 4, các ý nghĩa được rút ra từ các kết quả này.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG GIANG SƠN
Trụ sở: KA17A-Trần Xuân Soạn-Phường Tân Thuận Tây-Quận 7 – Tp.HCM
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 309871482 cấp ngày 31/03/2007.
Đại diện kinh doanh theo pháp luật:Giám Đốc Nguyễn Văn Tiến
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ.
Ngành: Xây dựng nhà các loại; Xây dựng, sửa chữa văn phòng, công ty; Hoàn
thiện công trình xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt trong xây
dựng.
Phạm vi kinh doanh: TpHCM.

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Xây Dựng Giang Sơn được thành lập từ tháng 3 năm 2007, với
vốn điều lệ là 5.000.000.000VNĐ, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
2.3. Tình trạng cơ bản của Công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
a) Sơ đồ tổ chức của công ty
Đứng đầu công ty là Giám Đốc, dưới Giám Đốc là Phó Giám Đốc và các
Trưởng phòng, các nhân viên phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ ban lãnh đạo công ty.
Hình 2.1 là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty .


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công ty TNHH MTV Xây Dựng Giang Sơn

Giám đốc

Phó GĐ 1

P. Hành chính
tổng hợp

Phó GĐ 2

Phòng nhân
sự

Phòng kinh
doanh, xây dựng

P.Tài chính
kế toán


Các cửa hàng

Các kho hàng

Nguồn: Phòng tổ chức
b) Chức năng, nhiệm vụ của ban GĐ và các phòng ban
 Giám đốc: Là người đứng đầu công ty. Giám đốc có quyền quyết định cao nhất
trong mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp về các hoạt động của
công ty.
 Phó giám đốc 1: Vừa có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc vừa trực tiếp
điều hành phòng hành chính tổng hợp. Phó giám đốc 1 có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp
công tác nhân sự của công ty, có trách nhiệm bổ nhiệm điều phối, phân bổ nhân viên ở
các phòng ban.
 Phó giám đốc 2: Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trực tiếp điều hành
phòng kinh doanh, xây dựng của công ty. Đồng thời khi giám đốc đi vắng thì phó giám
đốc 2 sẽ được uỷ quyền thay thế điều chỉnh những công việc của công ty..
5


 Phòng kinh doanh, xây dựng: Nhận xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công
trình, nhà ở,… Ngoài ra còn chiu trách nhiệm kinh doanh các mặt hàng xây dựng của
công ty.
 Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra các hoạt động kinh
tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty trên
cơ sỡ kế hoạch kinh doanh đã được xây dựng.Cung cấp các số liệu cần thiết cho ban
giám đốc về tình hình nguồn vốn công nợ, tình hình chi tiêu,…. Hạch toán lời lãi và
tình hình quản lý vốn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, phối
hợp các bộ phận khác trong công ty để tham mưu cho ban giám đốc trong từng phương
án kinh doanh của công ty.

 Phòng hành chính tổng hợp: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc 1.
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác nhân sự trong khâu tuyển chọn,
huấn luyện và bố trí công tác khen thưởng kĩ luật.
 Các cửa hàng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp cho ban giám đốc và có quan hệ chức
năng với các phòng ban chức năng. Các cửa hàng có nhiệm vụ tổ chức bảo quản và
tiêu thụ hàng hoá mà công ty kinh doanh trực tiếp quan hệ với khách hàng đảm bảo
các chỉ tiêu mà công ty đề ra.
 Các kho hàng: có nhiệm vụ tổ chức bảo quản, lưu trữ hàng hóa của công ty, tổ
chức vận chuyển hàng hóa của công ty đến các cửa hàng, các công trình.
 Đứng đầu mỗi phòng ban chức năng là một trưởng phòng, các trưởng phòng
chức năng do giám đốc công ty đề nghị và tổng công ty bổ nhiệm.Các trưởng phòng
chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến
hoạt động thuộc phạm vi của mình. Mỗi phòng chức năng được giao nhiệm vụ và
quyền lợi riêng biệt phù hợp từng chức năng đó. Mỗi phòng ban có chức năng riêng
biệt nhưng bổ sung cho nhau không tách rời nhau.

6


2.3.2. Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty Năm 2009 và 2010
Đơn vị: người
2009
Chỉ tiêu

SL (người)

Tổng số

2010

TT
(%)

92 100,0

SL (người)

So sánh 2009/2010
TT
(%)

112 100,0

±∆

±%

20

21,7

1. Phân theo cấp bậc
- Cán bộ quản lý

16

17,4

21


18,8

05

31,3

- Công nhân viên

76

82,6

91

81,2

15

19,7

- Trên đại học

02

2,2

02

1,8


0

0

- Đại học

17

18,5

25

22,3

08

47,1

- Cao đẳng

10

10,8

12

10,7

02


20,0

- Trung cấp

03

3,3

06

5,4

03

100,0

- Lao động phổ thông

60

65,2

67

59,8

07

11,7


- Dưới 25

34

37,0

44

39,3

10

29,4

- Từ 25 - 35

52

56,5

62

55,3

10

19,2

- Từ 35 – 45


04

4,3

04

3,6

0

0

- >=45

02

2,2

02

1,8

0

0

2. Phân theo trình độ

3. Phân theo độ tuổi


Nguồn: Phòng nhân sự
Nhận xét: Số lượng lao động của Công ty tăng từ 92 người năm 2009 lên 112
vào năm 2010 (tăng %). Nguyên nhân là do Công ty không ngừng mở rộng SXKD và
làm ăn có lãi trong những năm qua, khi mà ngành xây dựng đã vượt qua những khó
khăn và bắt đầu có những bước phát triển khả quan; Nhìn chung, các chỉ số về LĐ đều
tăng từ năm 2009 đến 2010.

7


Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ Văn Hóa
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA
67

70
60

60

Số lượng

50
Năm 2009

40
30
17

20

10
0

Năm 2010

25

2

10 12
3

2

Trên ĐH

ĐH



TC

6
LĐPT

Trình độ

Nguồn: Tổng hợp
Nhận xét: Qua biểu đồ 2.2 ta thấy lao động theo trình độ của Công ty tăng lên
qua 2 năm. Trong đó, trên đại học không tăng, còn lại đều tăng nhằm đáp ứng nhu cầu

sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó ĐH tăng 8 người, LĐPT tăng 7 người, còn
lại CĐ và TC tăng nhưng tăng ít( CĐ tăng 2 người, TC tăng 3 người), điều đó chứng tỏ
công việc kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng nên số nhân viên của công
ty tăng lên. LĐPT của công ty chiếm đa số, phần lớn họ làm việc ở các kho hàng và
cửa hàng của công ty, các bộ phận còn lại làm ở văn phòng, quản lí của công ty.
2.3.3 Vốn và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.2 vốn điều lệ của công ty là 5.000.000.000 VNĐ (năm 2007), qua 2 năm
do kinh doanh có lãi và sự mở rộng phạm vi kinh doanh làm cho nguồn vốn của công
ty tăng trong năm 2009 (11.625.587.000) và tiếp tục tăng trong năm 2010
(14.771.136.000). Cụ thể, vốn chủ sở hữu của công ty tăng 6.310.000.000 VNĐ (năm
2009) đến 7.513.658.000 VNĐ (năm 2010) điều này cho thấy công ty kinh doanh có
lãi và tài sản của công ty tăng lên làm nguồn vốn của công ty tăng theo. Bên cạnh đó,
nợ ngắn hạn của công ty cũng giảm xuống 18.41% (năm 2010) so với năm 2009.
Nhưng do công ty đi vào kinh doanh chưa lâu nên tình trạng thiếu hụt nguồn vốn là tất
yếu, chính vì vậy buộc công ty phải vay vốn từ các tổ chức tài chính.

8


Bảng 2.2. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009– 2010
ĐVT: VNĐ
Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Nợ ngắn hạn

2009

2010

6.310.000.000

315.587.000

So sánh 2009/2010
±∆

%

7.513.658.000 1.203.658.000

19,08%

257.478.000

(58.109.000 (18,41%)

Nợ dài hạn

5.000.000.000

7.000.000.000 2.000.000.000

40,00%

Khác

1.516.944.530

1.415.095.710 (101.848.820)

(6,71%)


13.142.531.539 16.186.231.716 3.043.700.180

23,16%

Tổng

Nguồn: Phòng Tài Chính-Kế toán
2.3.4. Tình hình trang thiết bị, vật tư của công ty
Công ty có 2 kho hàng đặt tại 312/98J Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng,
Quận 7, Tp.HCM và một kho đặt tại Quận 4.
Bảng 2.3 mô tả tình hình tài sản cố địn hữu hình của công ty như: kho hàng,
văn phòng đại diện, kho hàng, thiết bị dụng cụ quản lý doanh nghiệp,…
Bảng 2.3. Tình Hình Tài Sản Cố Định Hữu Hình của Công Ty vào 31/12/2010
ĐVT: VNĐ
Mua sắm

Thanh lý,

mới

nhượng bán

lại (*)

-

-

381.990.000


28.528.000

-

-

28.528.000

1.726.840.000

356.879.256

243.093.000

13.126.000

2.376.295.000

370.005.256

Tên tài sản

Nguyên giá

Nhà cửa, vật kiến trúc

381.990.000

Máy móc, thiết bị

Phương tiện vận tải
Thiết bị, dụng cụ quản

Giá trị còn

79.500.000 2.004.219.256
-

256.219.000


Tổng cộng

79.500.000 2.666.800.256

(*): Kết quả trên đã trừ khấu hao
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán

9


Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta thấy trong năm 2010, Công ty đã tăng cường đầu tư
mua mới máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để đáp ứng nhu cầu SXKD. Một lượng
giá trị nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cũ khấu hao gần hết cũng được
Công ty thanh lý, nhượng bán để mua mới, và tổng giá trị tài sản cố định hữu hình của
Công ty tính đến ngày 31/12/2007 là 2.666.800.256 VNĐ.
2.4. Tình hình hoạt động SXKD của công ty qua 2 năm 2009, 2010
Năm 2010, tình hình có nhiều biến động như giá nhiều hàng hóa tăng, giá vật
liệu xây dựng biến đổi liên tục, gây khó khăn rất nhiều cho công ty. Nhưng nhìn chung
công ty đã vượt qua được khó khăn, tuy không đạt nhiều thành quả như mong đợi.

Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD qua 2 Năm 2009, 2010
Đơn vị tính: Triệu Đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Tỉ suất Lợi
nhuận/Doanh thu

2009

2010

15.253

17.587

So sánh
CL
2.334

TL(%)
15,3%

1.482

1.372 (0,110)

(7,42%)

0,097


0,078 (0,019) (19,58%)
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Hình 2.3 Biểu Đồ Doanh Thu và Lợi Nhuận Của Công Ty năm 2009 và 2010

Số tiền (Triệu đồng)

BIỂU ĐỒ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY NĂM 2009 VÀ 2010

18000
16000
14000
12000
10000
8000

2009
2010

6000
4000
2000
0
Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu


Nguồn: Tổng hợp
10


Bảng 2.4 cho thấy năm 2009 mặc dù doanh thu thấp hơn năm 2010 nhưng lợi
nhuận sau thuế cao hơn năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 tình hình giá
vật liệu xây dựng biến động liên tục, giá vật liệu tăng cao nên mặc dù doanh thu thu
được nhiều hơn năm 2009 nhưng lợi nhuận không hiệu quả như năm 2009. Lợi nhuận
của công ty năm 2009 chiếm 9,7% / doanh thu, đây là mức lợi nhuận tương đối thấp,
năm 2009 tỉ suất lợi nhuận/doanh thu tiếp tụ giame xuống còn 7,8%, cho thấy lợi
nhuận của công ty ngày càng giảm. Công ty cần có giải pháp nâng cao lợi nhuận của
công ty.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Chiến lược kinh doanh
a) Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng hoạt động có mục tiêu
của doanh nghiệp cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện
để thực hiện các mục tiêu đề ra.
“Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh
nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài
nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.” (Alfred Chandler – Đại học Havard)
“Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính,
các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau.”

(James B.Quinn – Đại học Dartmouth).
b) Mục đích và vai trò của chiến lược kinh doanh
 Mục đích: Mục đích của chiến lược là thông qua các mục tiêu, các biện pháp
chủ yếu và các chính sách mà xác định, tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về thể loại
cơ sở kinh doanh nào mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai, nó phát họa ra những
triển vọng, qui mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai, chiến lược còn
xác định rõ một bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị duy trì và hoạt động.
 Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp
muốn thành công phải có một chiến lược, nhà doanh nghiệp phải nắm được ưu thế
đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt cho thành công, biết khai
thác những ưu thế của doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu được


đối thủ cạnh tranh, mong muốn của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó
mới đưa ra được những quyết định đầy sáng tạo.
3.1.2. Quản trị chiến lược kinh doanh
a) Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh
giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những
mục tiêu đề ra.
Quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính
kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển, và các hệ thống thông tin các lĩnh vực knh
doanh để đạt được thành công của tổ chức.
b) Các thuật ngữ trong quản trị chiến lược kinh doanh
 Nhà chiến lược gia: là những người chiu trách nhiệm cao nhất cho sự thành
công hay thất bại của một tổ chức.
 Bản báo cáo nhiệm vụ: là bản báo cáo về mục đích lâu dài phân biệt một
doanh nghiệp với những doanh nghiệp với những doanh nghiệp tương tự khác. Một
bản báo cáo nhiệm vụ định rõ phạm vi các hoạt động của công ty về sản phẩm và thị
trường.

 Các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài: chỉ đến những khuynh hướng và sự kiện
kinh tế, xã hội chính trị, công nghệ và cạnh tranh có thể làm lợi hoặc gây hại đến một
tổ chức trong tương lai.
 Ưu điểm và yếu điểm bên trong: là từ những hoạt động có thể kiểm soát được
trong một tổ chức được thực hiện đặc biệt tốt hay xấu.Quá trình xác định và đánh giá
các ưu khuyết điểm của tổ chức trong các lĩnh vực chức năng của một công ty là hoạt
động quản trị chiến lược cần thiết. Các tổ chức nỗ lực theo đuổi những chiến lược tận
dụng những điểm mạnh bên trong và cải thiện những điểm yếu.
 Những mục tiêu dài hạn: là những thành quả xác định mà một tổ chức tìm
cách đạt được khi theo đuổi nhiệm vụ chính của mình. Dài hạn có nghĩa là trên một
năm.
 Chiến lược: là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược
kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa,
phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh.
12


×