Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ DÂN ĐỀ CẢI THIỆN SUỐI CÁI – XUÂN TRƢỜNG QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THỤC LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA HỘ DÂN ĐỀ CẢI THIỆN SUỐI CÁI
– XUÂN TRƢỜNG QUẬN THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THỤC LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CỦA HỘ DÂN ĐỀ CẢI THIỆN SUỐI CÁI
– XUÂN TRƢỜNG QUẬN THỦ ĐỨC

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn : TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Các Yếu Tố
Ảnh Hƣởng Đến Mức Sẵn Lòng Trả Của Hộ Dân Để Cải Thiện Suối Cái – Xuân Trƣờng
Quận Thủ Đức”, do Nguyễn Thị Thục Linh, sinh viên khóa 2007 - 2011, ngành Kinh Tế,
chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng, đã bảo vệ thành công trƣớc hội đồng vào
ngày_______________________________ .

Ts. Phan Thị Giác Tâm
Ngƣời hƣớng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký Họ tên)

(Chữ ký Họ tên)

___________________________

Ngày

tháng

năm

____________________________

năm

Ngày
v

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Mới đó mà đã 4 năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên tôi đăng ký nhập học. Khoảng
thời gian chƣa đủ dài để tôi có thể làm đƣợc nhiều điều nhƣng có lẽ tôi không bao giờ
quên, trong thời gian đó tôi đã học đƣợc biết bao điều cùng với những kỷ niệm buồn vui
nhờ vậy mà tôi ngày càng lớn thêm và trƣởng thành hơn. Giờ đây khi tôi đang ngồi viết
những dòng này cũng là lúc đang sắp sửa hoàn thành những công đoạn cuối cùng của
chặng đƣờng đại học, hành trang trên vai chƣa nhiều nhƣng vô cùng quý giá cho tôi bƣớc
vào đời, để đi đến ngày hôm nay cho tôi xin gửi lời cảm tạ đến những ngƣời thân, ngƣời
thầy và cả những ngƣời bạn đã đồng hành cùng, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi suốt thời gian
qua.
Trƣớc tiên, tự đáy lòng mình con xin gửi lời cảm ơn thành kính nhất đến Ba Mẹ
và những ngƣời thân trong đại gia đình mình, những ngƣời đã luôn động viên, an ủi và tạo

điều kiện cho con trong suốt những năm qua đặc biệt là khoảng thời gian trên giảng
đƣờng Nông Lâm này.
Khóa luận hoàn thành cũng là lúc cho em xin gửi những lời cảm tạ đến quý thầy
cô trong Bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng và Khoa Kinh Tế Trƣờng ĐH Nông
Lâm, đặc biệt gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Phan Thị Giác Tâm đã tận tình chỉ bảo trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Quỳnh Nhƣ đang làm việc tại Phòng Kiểm
Tra, Giám Sát Ô Nhiễm Môi Trƣờng tại Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng TP.HCM, ủy Ban
Nhân Dân phƣờng Linh Trung và các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn phƣờng đã
nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình điều tra, phỏng vấn cho tôi hoàn thành đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời bạn đã ủng hộ, giúp đỡ và sát cánh
cùng tôi suốt những năm qua. Chúc mọi ngƣời luôn gặt hái đƣợc nhiều thành công trên
con đƣờng đã chọn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thục Linh
vi


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THỤC LINH, Tháng 07 năm 2011. “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh
Hƣởng Đến Mức Sẵn Lòng Trả Của Hộ Dân Để Cải Thiện Suối Cái – Xuân Trƣờng
Quận Thủ Đức”.
NGUYEN THI THUC LINH, July 2011. “Analysis of Factors Affecting
Willingness–To-Pay for the Improvement of Suoi Cai – Xuan Truong, Thu Duc
District”.

Trong bối cảnh các kênh rạch trong và ngoài khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
đang ô nhiễm nhƣ hiện nay điển hình là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tân Hóa – Lò
Gốm, kênh Ba Bò, đặc biệt là Suối Cái – Xuân Trƣờng quận Thủ Đức với các thông số về
TSS, DO, COD, BOD5 đều dƣới mức tiêu chuẩn cho phép nƣớc mặt loại B. Trƣớc tình

hình trên, nhiều dự án, công trình xây dựng của nhà nƣớc đã đƣợc đề ra nhằm giải quyết
tình trạng trên nhƣng vẫn chƣa thể hoàn thành do thiếu nguồn vốn đầu tƣ. Chính vì vậy,
đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đóng góp của các hộ
dân cho việc cải thiện Suối Cái – Xuân Trƣờng quận Thủ Đức nhằm tạo ra nguồn kinh phí
từ nhân dân cho dự án của nhà nƣớc, đảm bảo cho dự án nhanh chóng hoàn thiện. Đề tài
đƣợc thực hiện dựa trên việc điều tra, phỏng vấn 120 hộ dân đang sinh sống tại phƣờng
Linh Trung bằng bảng câu hỏi lập sẵn, cùng với việc sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ
liệu và phƣơng pháp phân tích, cụ thể là phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) trong
việc tìm hiểu nhận thức của các hộ dân về tình hình ô nhiễm hiện nay tại Suối Cái – Xuân
Trƣờng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đóng góp của các hộ dân, từ đó
xác định tổng mức sẵn lòng đóng góp cho dự án. Kết quả là đề tài đã xác định tổng mức
sẵn lòng đóng góp của các hộ dân cho dự án là 618.944.127 đồng, kết quả này cho thấy
đƣợc tầm quan trọng mà dự án mang lại cho các hộ gia đình trên địa bàn phƣờng Linh
Trung.
vii


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƢƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

3


1.4.

Cấu trúc khóa luận

4

CHƢƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

CHƢƠNG 3

14


NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1.

Cơ sở lý luận

14

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

23

3.2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

24

CHƢƠNG 4

31

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


31

4.1.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu

31

4.2.

Phân tích tình hình ô nhiễm tại Suối Cái – Xuân Trƣờng

32

4.2.1. Tình hình ô nhiễm tại Suối Cái – Xuân Trƣờng

32

4.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm tại Suối Cái – Xuân Trƣờng

34

v


4.3.

Nhận thức của các hộ dân về tình hình ô nhiễm Suối Cái – Xuân Trƣờng


35

4.3.1. Vấn đề môi trƣờng

35

4.3.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc tại Suối Cái – Xuân Trƣờng

37

4.3.3. Ảnh hƣởng của ô nhiễm Suối Cái – Xuân Trƣờng tới hộ dân

38

4.3.4. Mức độ cần thiết của dự án

39

4.3.5. Sự sẵn lòng trả và khả năng đóng góp của hộ dân

39

4.3.6. Lý do cho việc không sẵn lòng đóng góp của hộ dân

41

4.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sẵn lòng đóng góp của mẫu điều tra


4.5.

Ƣớc tính mức sẵn lòng đóng góp trung bình và tổng mức đóng góp của mẫu

43

nghiên cứu

46

CHƢƠNG 5

48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

5.1.

Kết luận

48

5.2.

Kiến nghị

50


5.3.

Hạn chế của đề tài

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

v

PHỤ LỤC

7

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng

CCBVMT

Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng

CV

Đánh Giá Ngẫu Nhiên


CVM

Phƣơng Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên

KCN

Khu Công Nghiệp

KCX

Khu Chế Xuất

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

WTA


Willingness to accept – Mức Sẵn Lòng Chấp Nhận

WTP

Willingness To Pay – Mức Sẵn Lòng Trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Giá Trị Giới Hạn Các Thông Số Chất Lƣợng Nƣớc Mặt

18

Bảng 4.1. Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội của Mẫu Nghiên Cứu

31

Bảng 4.2. Nghề Nghiệp của Mẫu Nghiên Cứu

32

Bảng 4.3. Kết Quả Phân Tích Chất Lƣợng Nƣớc Suối Cái - Xuân Trƣờng

33

Bảng 4.4. Lƣu Lƣợng Xả Thải Của Doanh Nghiệp Ở Khu Vực Quận 9 và Thủ Đức vào
Lƣu Vực Suối Cái - Xuân Trƣờng Tính Theo Ngành


35

Bảng 4.5. Vấn Đề Môi Trƣờng Cần Giải Quyết Khẩn Cấp tại Phƣờng Linh Trung

36

Bảng 4.6. Những Thiệt Hại do Suối Ô Nhiễm Ảnh Hƣởng đến Hộ Dân

38

Bảng 4.7. Khả Năng Đồng Ý hoặc Không Đồng Ý Đóng Góp với Các Mức Giá Đƣợc
Đƣa Ra

40

Bảng 4.8. Khả Năng Đóng Góp cho Dự Án

40

Bảng 4.9. Lý Do Không Sẵn Lòng Đóng Góp của Hộ Dân

42

Bảng 4.10. Kết Quả Ƣớc Lƣợng Các Yếu Tố Ảnh Hƣởng đến Quyết Định Đóng Góp43
Bảng 4.11. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy

44

Bảng 4.12. Giá Trị Trung Bình các Biến Trong Mô Hình


47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Phƣờng Linh Trung Quận Thủ Đức

7

Hình 2.2. Bản Đồ Suối Cái – Xuân Trƣờng Quận Thủ Đức

9

Hình 2.3. Sơ Đồ Dự Án Cải Tạo Suối Nhum

11

Hình 3.1. Sơ Đồ Lƣợng Giá Tổng Giá Trị Kinh Tế và Xu Hƣớng Ít Tính Đến

21

Hình 4.1. Nhận Thức về Chất Lƣợng Nƣớc tại Suối Cái – Xuân Trƣờng của Mẫu Điều
Tra

37

Hình 4.2. Sự Cần Thiết của Dự Án đối với Hộ Dân


39

Hình 4.3. Hình Thức Đóng Góp Bằng Giờ Công Lao Động

41

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ Lục 1. Hình Ảnh Suối Cái – Xuân Trƣờng

7

Phụ Lục 2. Cơ Sở Lựa Chọn Mức Giá Phỏng Vấn

9

Phụ Lục 3. Bảng Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Logit

10

Phụ Lục 4. Quy Chuẩn Quốc Gia về Chất Lƣợng Nƣớc Mặt

12

Phụ Lục 5. Bảng Phỏng Vấn

14


x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Mỗi ngày các tuyến kênh rạch, sông ngòi trên địa bàn TP.HCM phải hứng chịu

khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và 70.000m3 nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất chƣa qua
xử lý, thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch. Toàn thành phố có khoảng 146km kênh
rạch có chức năng thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải. Hiện tại có khoảng 25% kênh rạch bị tắt
nghẽn và ô nhiễm trầm trọng (Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng TP.HCM, 2010). Tại kênh
Nhiêu Lộc- Thị Nghè, ở thời điểm hai đợt nƣớc lớn và nƣớc ròng, nồng độ DO (ôxy hòa
tan) đều tăng lên từ 0,4 đến 1,23 mg/lít nhƣng vẫn dƣới mức tiêu chuẩn cho phép nƣớc
mặt loại B. Đáng lo hơn, kết quả đo DO tại kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Tàu Hũ – Bến
Nghé, kênh Đôi – Tẻ đều có nồng độ DO = 0 mg/lít (không có sinh vật nào có thể sống
đƣợc) mức độ ô nhiễm ở các con kênh này ngày càng nặng và không có dấu hiệu đƣợc cải
thiện (Mỹ Dung, 2007). Những con kênh thuộc khu vực nội thành ô nhiễm cao nhƣ vậy
nhƣng so với các kênh rạch thuộc khu vực ngoại thành thì vẫn còn kém hơn nhiều. Kênh
Thầy Cai – An Hạ bị ô nhiễm vi sinh vƣợt từ 2,5 đến 48 lần; suối Ba Bò – Thủ Đức có
hàm lƣợng vi sinh vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 5.000 lần. Đặc biệt là nƣớc ở suối
Cái – Xuân Trƣờng bị ô nhiễm hữu cơ vƣợt từ 2-10 lần, COD tăng từ 3 – 67 lần, BOD
tăng từ 3 – 73 lần, Coliform tăng từ 1 – 110 lần (Thu Sƣơng, 2009). Nguyên nhân khiến
dòng nƣớc bị ô nhiễm nặng nhƣ vậy một phần là do nƣớc thải sinh hoạt từ các hộ gia
đình, các chợ thải xuống kênh quá nhiều, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, phần khác
do nƣớc thải của các khu công nghiệp, khu chế xuất và hàng trăm nhà máy nhỏ khác chƣa

xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn xả vào lòng sông.


Suối Cái – Xuân Trƣờng nằm trên địa bàn quận Thủ Đức có chiều dài khoảng
2,2km bắt đầu từ khu phố 4 của phƣờng Linh Xuân đến gần quốc lộ 1K thì hợp lƣu với
Suối Nhum (bắt nguồn từ tỉnh Bình Dƣơng) hình thành nên Suối Cái chảy qua quận 9 ra
đến sông Gò Công, chảy ra sông Tắc và ra sông Đồng Nai. Lƣu vực này là nơi tiếp nhận
nƣớc thải từ cái nhà máy sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức, vừa
là nơi đã và đang phải hứng chịu trực tiếp chất thải gây ô nhiễm từ khu vực tỉnh Bình
Dƣơng đổ vào. Cụ thể, nồng độ chất các giá trị TSS, COD, BOD5, DO, Coliform đều
không đạt quy chuẩn cho phép. Nguồn nƣớc ô nhiễm này đang thấm vào nguồn nƣớc
ngầm – nguồn nƣớc sinh hoạt của đa số hộ dân khu vực này (Ái Vân, 2010). Ô nhiễm
Suối Cái – Xuân Trƣờng đang từng ngày phá hủy hệ sinh vật nƣớc tại khu vực, gây mùi
hôi khó chịu, làm mất mỹ quan đô thị. Không khí ô nhiễm có thể gây bệnh đƣờng hô hấp,
bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nƣớc gây ra xấp xỉ 14.000
cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nƣớc bẩn chƣa đƣợc xử lý (Bách khoa toàn
thƣ Ô nhiễm nguồn nƣớc).
Năm 2007, Bộ Xây dựng đã chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng trạm xử lý
nƣớc thải suối Nhum với mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lƣợng nguồn nƣớc trƣớc khi đổ
vào sông Đồng Nai, đồng thời cải thiện môi trƣờng đô thị khu vực nhằm nâng cao hiệu
quả thu hút đầu tƣ. Trạm có chức năng thu gom, xử lý toàn bộ nƣớc thải công nghiệp,
sinh hoạt xả vào suối Nhum với công suất xử lý là 65.000 m³/ngày đêm, dự kiến hoàn
thành vào năm 2010. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang tiến triển ì ạch. Để giải quyết
tình trạng ô nhiễm hiện nay, không những các cơ quan chức trách nhà nƣớc mà những hộ
gia đình đang sinh sống ven Suối Cái – Xuân Trƣờng đều phải có nghĩa vụ chung tay góp
phần thực hiện cải tạo. “Dự án đầu tƣ xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải của Suối Nhum”
đƣợc đề ra nhƣng lại không đủ kinh phí để tiến hành thực hiện. Vì vậy, rất cần sự đóng
góp của các hộ dân trên địa bàn trong việc góp phần hoàn thành dự án. Thƣớc đo trực tiếp
về mức sẵn lòng trả cho hàng hóa và dịch vụ cụ thể có thể đƣợc định giá bằng cách phỏng
vấn trực tiếp ngƣời dân sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho các dịch vụ hoặc sản phẩm chăm

sóc sức khỏe phù hợp. Trƣớc những tình hình trên, đề tài PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA HỘ DÂN ĐỂ CẢI THIỆN SUỐI
2


CÁI – XUÂN TRƢỜNG QUẬN THỦ ĐỨC đã đƣợc đƣa ra nhằm xác định những yếu tố
ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng đóng góp của các hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu cho
dự án và tính toán tổng mức đóng góp ấy.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.

Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ dân tại phƣờng

Linh Trung, quận Thủ Đức cho Dự án cải tạo nƣớc thải tại Suối Nhum.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình ô nhiễm tại Suối Cái – Xuân Trƣờng quận Thủ Đức.
- Nhận thức của các hộ dân về tình hình ô nhiễm tại Suối Cái – Xuân Trƣờng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng đóng góp của hộ dân cho Dự

án đầu tƣ xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải của Suối Nhum.
- Ƣớc lƣợng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của những hộ dân tại phƣờng
Linh Trung cho dự án.
- Xác định tổng mức đóng góp của các hộ tại phƣờng Linh Trung.
1.3.


Phạm vi nghiên cứu

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra những hộ gia đình ven Suối Cái – Xuân

Trƣờng quận Thủ Đức, đặc biệt là những hộ gia đình đang sinh sống tại phƣờng Linh
Trung.
1.3.2.

Địa bàn nghiên cứu
Suối Cái – Xuân Trƣờng, nơi tiếp nhận nƣớc thải từ cái nhà máy sản xuất và nƣớc

thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức, vừa phải tiếp nhận một phần nƣớc thải từ phía
Bình Dƣơng chảy vào nên bị ô nhiễm nặng.
1.3.3.

Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/03/2011 đến 11/07/2011. Trong

thời gian này, từ 25/03/2011 đến 30/04/2011 tiến hành nghiên cứu tại bàn, tiến hành thu
thập các thông tin và tài liệu từ internet, các luận văn và các tài liệu nƣớc ngoài liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, tiến hành viết đề cƣơng chi tiết và soạn bảng câu hỏi phục
3


vụ đề tài. Khoảng thời gian từ 30/04/2011 đến 25/05/2011 tiến hành phỏng vấn thử nhằm
điều chỉnh lại bảng hỏi, phỏng vấn chuyên sâu và sau cùng là tiến hành phỏng vấn thu

thập số liệu về các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả của các hộ cho Dự án đầu tƣ
xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải của Suối Nhum. Từ 01/06/2011 – 25/06/2011 phỏng vấn
chính thức. Đề tài tiến hành điều tra 120 hộ dân đang sinh sống tại phƣờng Linh Trung
quận Thủ Đức ven Suối Cái - Xuân Trƣờng. Thời gian từ 25/06/2011 đến 09/07/2011
nhập số liệu, tổng hợp xử lý phân tích và viết bài hoàn chỉnh.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1 trình bày về sự cần thiết, lý do chọn

đề tài này, từ đó đề ra những mục tiêu để thực hiện trong suốt đề tài và giới thiệu về phạm
vi nghiên cứu, cấu trúc đề tài. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trong nƣớc và ngoài
nƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu, ƣu - nhƣợc điểm của các đề tài trƣớc, cùng với tổng
quan địa bàn nghiên cứu đều đƣợc trình bày trong chƣơng 2. Tiếp đến là chƣơng 3,
chƣơng này đƣa ra một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc, lý thuyết hàng hóa công cộng, cơ sở cho việc sử dụng CVM và mô hình
logit đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu điều tra. Những cơ sở này giúp ngƣời đọc hiểu rõ
hơn những vấn đề đƣợc trình bày trong khóa luận. Ngoài ra, đề tài cũng đƣa ra các
phƣơng pháp thực hiện trong đề tài nhƣ: phƣơng pháp thu thập dữ liệu và phƣơng pháp
phân tích các kết quả điều tra. Phần kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong chƣơng 4 mô
tả đặc điểm kinh tế xã hội của mẫu nghiên cứu, phân tích tình hình ô nhiễm tại Suối Cái –
Xuân Trƣờng, đánh giá nhận thức của các hộ dân về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại địa
phƣơng cũng nhƣ dự án cải tạo, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng đóng
góp của các hộ dân cho dự án, từ đó tính toán mức sẵn lòng đóng góp trung bình của mỗi
hộ và tổng mức sẵn lòng đóng góp của phƣờng Linh Trung cho dự án. Cuối cùng là
chƣơng 5 tóm tắt các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc, đề xuất một số giải pháp nhằm giải
quyết đƣợc tình trạng ô nhiễm hiện nay.

4



CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về việc phân tích các yếu tố

ảnh hƣởng đến quyết định sẵn lòng đóng góp của các hộ gia đình cho dự án cải tạo suối ô
nhiễm nhƣng do thời gian thực hiện ngắn nên đề tài chỉ tham khảo đƣợc một số tài liệu
sau:
Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 2003. Nghiên cứu đã áp dụng mô hình sẵn
lòng trả cho việc cải thiện chất lƣợng nƣớc tại sông Chao Phraya – Bangkok, Thái Lan
đang ô nhiễm do chất thải và nƣớc thải từ thành phố đổ vào. Đề tài đã xác định các yếu tố
ảnh hƣởng đến quyết định sẵn lòng đóng góp của các hộ dân bao gồm: thu nhập; trình độ
học vấn; quan điểm về tầm quan trọng của dự án; mức độ hiểu biết về dự án; loại môi
trƣờng sống và mức giá. Võ Thái Diễm Thúy, 2008, đánh giá mức sẵn lòng đóng góp của
ngƣời dân cho dự án cải tạo kênh Ba Bò với các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sẵn
lòng đóng góp của hộ dân đƣợc đƣa ra nhƣ: thu nhập; mức giá; nƣớc thải sinh hoạt của
hộ; ảnh hƣởng do kênh ô nhiễm; số ngƣời trong hộ và trình độ học vấn. Các nghiên cứu
trên đều đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên với việc sử dụng mô
hình logit, tạo điều kiện thuận lợi cho đề tài cùng với việc tham khảo các yếu tố ảnh
hƣởng đến quyết định sẵn lòng đóng góp của các hộ dân từ đó tạo cơ sở lựa chọn các biến
ảnh hƣởng cho đề tài nghiên cứu.
S. B. Imandoust và S. N. Gadam, 2007, nghiên cứu xác định mức sẵn lòng trả của
ngƣời dân cho chất lƣợng nƣớc sông Pavana đang bị ô nhiễm do chất thải từ các khu công
nghiệp và các cống thoát nƣớc trong thành phố cùng chất thải sinh hoạt của các khu ổ
chuột đang sinh sống ven sông. Mặc dù nghiên cứu đã xác định đƣợc các yếu tố ảnh



hƣởng đến mức sẵn lòng trả của hộ là: thu nhập; thời gian sống tại Pimpri – Chinchwad;
số thành viên trong gia đình; tầm quan trọng của nƣớc sông; số lần đến sông Pavana
nhƣng việc lựa chọn mô hình vẫn còn nhiều hạn chế. Mô hình đƣợc sử dụng là xác suất
tuyến tính LPM, mô hình này có những nhƣợc điểm nhƣ: vi phạm một số giả thiết OLS
nhƣ phƣơng sai sai số thay đổi, sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn và xác suất có
thể vƣợt ra ngoài đoạn [0;1].
Janet Arlene R.Amponin và ctv, 2007. Nghiên cứu xác định mức sẵn lòng trả cho
việc bảo vệ lƣu vực sông tại thành phố Tuguegarao nhằm đảm bảo việc cung cấp nguồn
nƣớc trong thành phố. Mặc dù nghiên cứu là xác định mức sẵn lòng trả cho việc bảo vệ
lƣu vực sông nhƣng nghiên cứu lại có điểm chung là đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng
pháp đánh giá ngẫu nhiên với việc sử dụng mô hình logit cùng với các yếu tố ảnh hƣởng
đến quyết định sẵn lòng trả là: giá; giới tính; tình trạng hôn nhân; thu nhập; học vấn; số
thành viên trong gia đình; tuổi; thành viên trong tổ chức môi trƣờng. Từ đó, tạo cơ sở cho
việc xác định các biến trong đề tài.
2.2.

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1.

Đặc trƣng về thủy văn của Quận Thủ Đức
a) Đặc điểm dòng chảy
Địa hình quận Thủ Đức có độ dốc chủ yếu từ phía Đông Bắc xuống phía Nam, do

đó hƣớng thoát nƣớc chủ yếu từ các kênh rạch nhỏ chảy ra sông Tắc, sông Đồng Nai.
Dòng chảy biến đổi không đều trong năm phụ thuộc vào mƣa, các tháng mùa khô mƣa ít
nên lƣu lƣợng giảm, đặc biệt là các tháng cuối mùa khô (tháng 4) lƣu lƣợng đạt đến trị số
nhỏ nhất, ngƣợc lại các tháng mùa mƣa lƣu lƣợng tăng cao và cực đại vào các tháng gần
cuối mùa mƣa (tháng 9 và tháng 10). Lƣu lƣợng dòng chảy theo thời gian không chỉ phụ

thuộc vào mùa mƣa mà còn phụ thuộc vào khả năng điều tiết nƣớc của các công trình hồ
chứa thƣợng lƣu, số hồ chứa trên các bậc thang xây dựng càng nhiều càng làm thay đổi
lƣu lƣợng giữa mùa khô và mùa mƣa. Hệ thống sông Tắc (nơi Suối Cái – Xuân Trƣờng
đổ vào) có vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nƣớc cho địa bàn phƣờng Linh Xuân,
Linh Trung và khu chế xuất Linh Trung I, công ty dệt may Việt Thắng, các công ty hóa
chất, thủy sản, sau đó đổ ra sông Đồng Nai.
6


b) Đặc điểm thủy triều
Thủy triều Biển Đông có biên độ giao động từ 3,5 – 4m, lên xuống mỗi ngày 2
lần với hai đỉnh triều xấp xỉ nhau và hai chân chênh nhau khá lớn, thƣờng thì thời gian
giữa hai chân và hai đỉnh khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30 phút, trong một tháng có hai lần
triều cƣờng và hai lần triều kém, trong một năm đỉnh triều cao thƣờng xuất hiện từ tháng
9 đến tháng 2 năm sau, đỉnh triều thấp thƣờng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Khi triều
dâng từ sông vào các kênh rạch, do khẩu độ của các kênh rạch có kích thƣớc nhỏ nên triều
tắt rất nhanh, tùy khoảng cách của các kênh rạch so với biển hay sông lớn mà sóng triều
tắt nhanh hay chậm hơn, một điểm đáng lƣu ý là khác với triều trên các sông lớn chỉ phụ
thuộc vào một nguồn triều, các triều trên kênh rạch đƣợc truyền từ nhiều hƣớng khác
nhau tạo thành giáp nƣớc sinh ra lắng đọng và ảnh hƣởng đến quá trình tiêu thoát nƣớc.
c) Tài nguyên đất và thổ nhƣỡng
Tổng diện tích tự nhiên của quận Thủ Đức là 47,8 km2 (2011), dân số 442.110
ngƣời (2009) với mật độ dân số 9.249 ngƣời/km2, bao gồm 12 phƣờng: Hiệp Bình Chánh,
Hiệp Bình Phƣớc, Tam Phú, Tam Bình, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Xuân,
Linh Trung, Bình Thọ (trung tâm quận Thủ Đức), Bình Chiểu, Trƣờng Thọ. Trong đó,
Suối Cái – Xuân Trƣờng nằm trong khu vực khu phố 1, khu phố 4, khu phố 5, phƣờng
Linh Trung.
2.2.2.

Địa bàn nghiên cứu

a) Vị trí địa lý – kinh tế xã hội phƣờng Linh Trung

Hình 2.1. Bản Đồ Phƣờng Linh Trung Quận Thủ Đức

Nguồn: Bản đồ vệ tinh quận Thủ Đức
7


Phƣờng Linh Trung là một phƣờng thuộc quận Thủ Đức ven TP.HCM, với tổng
diện tích tự nhiên là 7,04km2 , tổng số hộ là 16.245 hộ với 53.168 nhân khẩu (2009).
Trong đó, số ngƣời thƣờng trú là 19.315 ngƣời với 4.865 hộ, số ngƣời nhập cƣ chiếm
33.853 ngƣời với 10.524 hộ, ngoài ra, số nhân khẩu đặc thù là 5.135 ngƣời với 856 hộ
(bình quân 6 nhân khẩu/hộ). Số dân nhập rất cao do trên địa bàn phƣờng có nhiều công ty:
Công ty dệt may Việt Thắng, công ty Coca cola, khu công nghệ cao, khu chế xuất Linh
Trung I và tập trung nhiều trƣờng Đại Học: Đại học Nông Lâm, đại học Kinh Tế Luật, đại
học Quốc Gia đã thu hút lƣợng dân nhập cƣ rất lớn. Mật độ dân số hiện nay là 7.552
ngƣời/km2 (2009). Tổng diện tích đất sử dụng tại phƣờng Linh Trung là 706,11 ha. Trong
đó, diện tích đất nông nghiệp là 133,51 ha (đất sản xuất nông nghiệp 127,07 ha, đất nuôi
trồng thủy sản 6,44 ha). Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 572,57 ha (đất ở chiếm
103,05 ha, đất chuyên dùng 446,81 ha, còn lại là đất tôn giáo, tín ngƣỡng, đất nghĩa trang,
nghĩa địa, đất sông suối). Diện tích đất chƣa sử dụng là 0.03 ha. Tình hình sản xuất công
nghiệp trên địa bàn bao gồm 74 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và 33 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh – ngành công nghiệp, ngành chăn nuôi tại phƣờng Linh Trung cũng phát triển
không kém với đàn gia súc, gia cầm 1.487 con.
Thủ Đức hiện có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tƣ
doanh, xí nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài, xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Toàn quận
hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các
Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ. Đặc biệt là Khu Chế Xuất
Linh Trung đƣợc thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, quy tụ đƣợc 32 công
ty nƣớc ngoài (với tổng số vốn đầu tƣ là 171 triệu đô la). Năm 1996, quận hình thành

thêm 2 Khu Công Nghiệp lớn là: Khu Công Nghiệp Linh Trung - Linh Xuân (450 ha), và
Khu Công Nghiệp Bình Chiểu (200 ha). Toàn phƣờng Linh Trung có 13 cơ quan, xí
nghiệp của Trung ƣơng, Thành phố quản lý, có 62 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 28
doanh nghiệp sản xuất tƣ nhân và có hơn 600 hộ kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ cho thuê.
Về thƣơng mại, quận có một số chợ truyền thống nhƣ chợ Bình Triệu, chợ Linh
Xuân, chợ Phƣớc Long, chợ Hiệp Phú, chợ Tăng Nhơn Phú, chợ Tân Phú. Bên cạnh đó là

8


nhiều khu thƣơng mại và dịch vụ lớn tại các Phƣờng Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Bình
Chiểu, Linh Xuân.
b. Vị trí địa lý và hiện trạng Suối Cái – Xuân Trƣờng
Suối Cái – Xuân Trƣờng nằm trên địa bàn quận Thủ Đức có chiều dài khoảng
2,2km bắt đầu từ Khu phố 4 của phƣờng Linh Xuân đến gần quốc lộ 1K thì hợp lƣu với
Suối Nhum (bắt nguồn từ tỉnh Bình Dƣơng) hình thành nên Suối Cái chảy qua quận 9 ra
đến sông Gò Công, chảy ra sông Tắc và ra sông Đồng Nai. Lƣu vực này là nơi tiếp nhận
nƣớc thải từ cái nhà máy sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức, vừa
phải tiếp nhận một phần nƣớc thải từ phía Bình Dƣơng chảy vào nên bị ô nhiễm nặng.
Hình 2.2. Bản Đồ Suối Cái – Xuân Trƣờng Quận Thủ Đức

Nguồn: Kết quả giám sát ô nhiễm nƣớc mặt Suối Cái – Xuân Trƣờng năm 2010
Địa hình
Suối Cái là hợp lƣu của suối Nhum (bắt nguồn từ tỉnh Bình Dƣơng) và suối Xuân
Trƣờng (bắt nguồn từ phƣờng Linh Xuân thuộc quận Thủ Đức), đi qua phƣờng Linh
Xuân và phƣờng Linh Trung của quận Thủ Đức, phƣờng Tân Phú và phƣờng Hiệp Phú
của quận 9, sau đó chảy ra sông Tắc và sông Đồng Nai với chiều dài tổng cộng khoảng
7,5km và có các đặc điểm cụ thể nhƣ sau:
Đoạn 1: Đoạn suối Nhum từ ranh giới tỉnh Bình Dƣơng đến trƣớc chỗ hợp lƣu giữa
suối Nhum và suối Cái (gần quốc lộ 1K): bề rộng suối khoảng 1m. Nƣớc có màu nâu đục

hoặc xám trắng đục, có mùi hôi. Lòng sông có nhiều rác thải ảnh hƣởng đến tốc độ dòng
9


chảy. Đoạn suối này không bị ảnh hƣởng bởi thủy triều. Đây là khu vực tập trung nhiều
nhà máy và cơ sở sản xuất.
Đoạn 2: Đoạn suối Xuân Trƣờng đến trƣớc chỗ hợp lƣu giữa 2 suối (gần quốc lộ
1K): bề rộng suối khoảng hơn 1m, có chỗ hơn 1,5m; lòng suối hẹp. Nƣớc có màu đục và
hôi. Lòng suối có nhiều rác thải nhƣng do dộ dốc cao nên tốc độ dòng chảy khá mạnh.
Đoạn suối này không bị ảnh hƣởng bởi thủy triều. Đây là khu vực tập trung dân cƣ đông
đúc xen kẽ với nhà máy sản xuất.
Đoạn 3: Đoạn suối từ chỗ hợp lƣu giữa 2 suối (gần quốc lộ 1K) đến trƣớc cầu Suối
Cái: bề ngang suối rộng khoảng 2m, có lúc rộng hơn 3m (khu vực gần bệnh viện Thủ
Đức) và hẹp lại khoảng 1m (khu vực gần công ty Coca Cola), lòng suối hẹp. Tại chỗ hợp
lƣu nƣớc có màu trắng đục, rất hôi, rác thải rất nhiều, dòng chảy mạnh. Đến gần khu vực
bệnh viện Thủ Đức nƣớc có màu đục (có lúc nƣớc có màu đỏ nâu), có mùi hôi, có nhiều
rác thải, dòng chảy mạnh. Đoạn suối này không bị ảnh hƣởng bởi thủy triều.
Đoạn 4: Đoạn suối khu vực từ cầu suối Cái đến cầu Bến Nọc: bề rộng suối khoảng
1,5m, lòng suối hẹp; đến gần cầu Bến Nọc bề rộng sông rộng dần ra khoảng 10m. Nƣớc
suối có màu đen đục, rất hôi. Khu vực gần cầu suối Cái nƣớc chảy rất mạnh. Đây là khu
vực ít dân cƣ sinh sống, chủ yếu là đất trống của dự án khu Công nghệ cao.
Đoạn 5: Từ cầu Bến Nọc đến cầu Gò Công (sông Gò Công): bề rộng sông rộng
dần, lòng sông sâu, bề ngang sông tại cầu Gò Công khoảng gần 100m. Đây là khu vực có
ít dân cƣ sinh hoạt, chủ yếu là ruộng và vƣờn cây; khu vực này chịu ảnh hƣởng bởi thủy
triều. Khi nƣớc ròng, nƣớc đen và có mùi hôi. Đây là khu vực có nhiều tàu thuyền qua lại.
Đoạn 6: Từ khu vực cầu Gò Công đến cửa sông Gò Công hợp lƣu với sông Tắc: bề
ngang sông rộng hơn 150m, lòng sông sâu. Sông có dòng chảy mạnh, lƣu lƣợng lớn, chịu
ảnh hƣởng mạnh bởi thủy triều. Đây là khu vực đồng ruộng và vƣờn, có ít dân cƣ sinh
sống. Đây là một nhánh sông của sông Đồng Nai.
Dân số ven Suối Cái – Xuân Trƣờng

Các hộ dân sống trong khu vực suối Xuân Trƣờng thuộc phƣờng Linh Xuân – Thủ
Đức, trong vòng bán kính 5m có khoảng 40 hộ với 160 ngƣời. Tại khu vực suối Cái thuộc
khu phố 2 phƣờng Linh Trung – Thủ Đức, có 323 hộ dân (1292 ngƣời). Khu vực dân cƣ
10


từ cầu suối Cái đến Bến Nọc (thuộc quận 9) là khu Công nghệ cao, không có dân cƣ sinh
sống; từ cầu Bến Nọc đến ngã 3 sông Tắc dân cƣ thƣa thớt, chủ yếu là đồng trống và
vƣờn cây.
2.2.3. Dự án cải tạo Suối Cái – Xuân Trƣờng
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại lƣu vực Suối Cái – Xuân Trƣờng thuộc địa
bàn phƣờng Linh Trung, quận Thủ Đức. Theo Bộ Xây dựng nhận đƣợc văn bản số
713/BQLDA ngày 23/8/2007 của Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Dự án đầu tƣ
xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải của Suối Nhum trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010, với
mục tiêu:
- Cải thiện môi trƣờng nƣớc suối Nhum nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc sông
Đồng Nai là nguồn cấp nƣớc chính cho TP.HCM và tỉnh Đồng Nai.
- Cải thiện môi trƣờng đô thị khu vực nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ.
Phạm vi dự án: Trạm xử lý nƣớc thải suối Nhum nằm trong lƣu vực thoát nƣớc
Đông Bắc thành phố, có nhiệm vụ xử lý nƣớc thải cho lƣu vực Đông Bắc (thuộc quận Thủ
Đức và quận 9), đồng thời xử lý một phần nƣớc thải đổ vào suối Xuân Trƣờng từ tỉnh
Bình Dƣơng.
Hình 2.3. Sơ Đồ Dự Án Cải Tạo Suối Nhum

Nguồn: Điều tra và tổng hợp

11



Vị trí trạm xử lý: Tại khu đất giáp đƣờng 16, đƣờng 17 và giáp tƣờng rào khu thực
nghiệm trƣờng đại học Nông Lâm, thuộc khu vực dự kiến trong Quy hoạch tổng thể hệ
thống thoát nƣớc thành phố Hồ Chí Minh.Vốn từ ngân sách TP.HCM. Nội dung đầu tƣ
bao gồm:
-

Xây dựng Trạm xử lý nƣớc thải nhằm thu gom xử lý toàn bộ nƣớc thải công

nghiệp, sinh hoạt xả vào suối Nhum, sử dụng công nghệ bùn hoạt tính tuần hoàn, chất
lƣợng nƣớc sau xử lý đạt chỉ tiêu cột B tại TCVN 5945: 2005.
-

Xây dựng hố thu trên lòng suối để thu nƣớc thải sau đó bơm trực tiếp lên hệ

thống xử lý. Công suất trạm xử lý xác định cho lƣu lƣợng nƣớc thải vào năm 2010 là
65.000m3/ngày đêm.
Hiện nay các con suối này đang bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm nặng từ các loại
chất thải nên ủy Ban Nhân Dân TP.HCM chủ trƣơng cho đầu tƣ xây dựng nhà máy này
trên diện tích đất rộng 4,5 ha ở phƣờng Linh Trung với tổng mức đầu tƣ 617 tỷ đồng gồm
210 tỷ đồng xây lắp, 304 tỷ đồng đầu tƣ công nghệ xử lý và 48 tỷ đồng dành cho công tác
giải phóng mặt bằng (Ngọc Xuân, 2011). Nhà máy Xử lý nƣớc thải Suối Nhum là dự án
cấp bách của thành phố triển khai đầu tƣ xây dựng nhanh và đƣa vào hoạt động sẽ xử lý
triệt để tình trạng ô nhiễm suối Nhum, suối Cái, Xuân Trƣờng bằng phƣơng pháp lấy
nƣớc bị ô nhiễm từ thƣợng nguồn xử lý xong đổ xuống hạ nguồn với chất lƣợng nƣớc loại
A và lâu dài nhà máy xử lý luôn cả nƣớc thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và giúp cho khu
công nghệ cao TP.HCM xử lý nƣớc thải đạt các tiêu chuẩn quy định. Công trình không
chỉ có ý nghĩa giải quyết ô nhiễm sông rạch mà còn tạo thêm điều kiện cho các khu công
nghiệp ở tỉnh Bình Dƣơng, TP.HCM và khu công nghệ cao thu hút các nhà đầu tƣ và qua
đó ngƣời dân có nhận thức hơn nữa về môi trƣờng và có cuộc sống văn minh hơn.
Nhƣng trong thực tế dự án tiêu thoát nƣớc suối Nhum đƣợc triển khai tại ba đoạn

suối thuộc địa bàn TP.HCM: suối Xuân Trƣờng, suối Cái và suối Gò Công (đoạn đổ ra
sông Đồng Nai, quận 9) với nhiệm vụ tiêu thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải cho lƣu vực 4.080
ha thuộc khu vực TP.HCM và 1.400 ha thuộc tỉnh Bình Dƣơng. Tổng kinh phí đầu tƣ là
237 tỉ đồng. Nhƣng hiện nay dự án mới chỉ hoàn thành đƣợc hơn 50%. Hiện tại, công
trình tại suối Xuân Trƣờng đã hoàn tất gần 90%, công trình tại suối Cái gồm ba gói thầu
12


nhƣng chỉ mới triển khai và hoàn thành một gói thầu, riêng công trình trên suối Gò Công
vẫn chƣa triển khai. Nguyên nhân tiến độ chậm trễ là do vốn ngân sách ghi hằng năm nhỏ
giọt, đoạn từ hợp lƣu suối Nhum và suối Xuân Trƣờng đến đƣờng Lê Văn Chí (quận Thủ
Đức) vƣớng giải phóng mặt bằng chƣa thi công đƣợc, mặt khác do địa hình suối có độ
dốc cao vì vậy mùa mƣa phải nghỉ nên kéo dài thời gian thi công (Báo Ngƣời Lao Động,
2009)
Tại công trình cầu Suối (phƣờng Linh Trung, quận Thủ Đức) khởi công vào tháng
06/2009 đã dẫn đến tình trạng kẹt xe hầu nhƣ liên miên, khiến chiều lƣu thông vào
TP.HCM luôn bị tắt nghẽn kéo dài. Nhƣng hiện nay, công trình này đang bị ngừng trệ do
bên nhánh trái cầu Suối Cái còn vƣớng đƣờng ống cấp nƣớc D.1000 của công ty TNHH
cấp nƣớc Bình An nên chƣa thể thi công (Đ.Lê, 2011).

13


CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Cơ sở lý luận


3.1.1.

Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Ô nhiễm nguồn nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý – hóa

học – sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc
trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nƣớc. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô nhiễm nƣớc là vấn đề đáng lo ngại hơn ô
nhiễm đất. Ô nhiễm nƣớc xảy ra khi nuớc bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nƣớc rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nƣớc ngầm. Nƣớc bị ô nhiễm
là do sự phú dƣỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nƣớc ngọt và các vùng ven biển, vùng
biển khép kín.
Ô nhiễm tự nhiên: Là do mƣa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão... hoặc do các sản phẩm
hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị
vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu
vào nƣớc ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nƣớc ngầm hòa vảo dòng lớn. Lụt lội có thể
làm nƣớc mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang
theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất trƣớc đây đã
đƣợc cất giữ. Nƣớc lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ
hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Ô nhiễm nƣớc do các yếu tố tự nhiên:
núi lửa, xói mòn, bão, lụt...có thể rất nghiêm trọng nhƣng không thƣờng xuyên và không
phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lƣợng nguồn nƣớc.


×