Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích biến cố tăng kali máu trong sử dụng thuốc tại bệnh viện hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ DIỆU HUYỀN

PHÂN TÍCH BIẾN CỐ
TĂNG KALI MÁU TRONG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ DIỆU HUYỀN

PHÂN TÍCH BIẾN CỐ
TĂNG KALI MÁU TRONG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205
Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. Vũ Đình Hòa
2. TS. Hoàng Thị Minh Hiền

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo của tôi:
- TS. Vũ Đình Hòa – Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
- PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giảng viên Bộ môn Dược lực, Phó Giám đốc
phụ trách Trung tâm DI&ADR Quốc gia, người luôn định hướng và đưa ra
những lời khuyên quý báu, thực tiễn giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hoàng Thị Minh Hiền –
Nguyên Trưởng khoa Dược Bệnh viện Hữu Nghị, người luôn có những góp ý
thực tiễn và hỗ trợ trực tiếp cho nghiên cứu của tôi tại Bệnh viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị, lãnh đạo
khoa Dƣợc, phòng Kế hoạch Tổng hợp, khoa Hóa sinh, anh Cù Đức Triển –
cán bộ phòng Công nghệ Thông tin, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên khoa
Dược đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình và những đóng góp của
DS. Nguyễn Đỗ Quang Trung, nguyên là sinh viên lớp N1K67, người đã cùng
tôi thực hiện một phần đề tài này. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán
bộ nhân viên Trung tâm DI&ADR Quốc gia, những người luôn sẵn sàng giúp tôi
giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường, phòng
Đào tạo sau đại học, các thầy cô và bạn học cùng lớp cao học khóa 21, trường
Đại học Dược Hà Nội, những người đã hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng là lời cảm ơn tôi muốn gửi đến những người thân trong gia

đình và những người bạn luôn gắn bó với tôi, là nguồn động lực cho tôi tiếp tục
phấn đấu trong công việc và học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Khái quát về biến cố tăng kali máu ................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại tăng kali máu ........................................................ 3
1.1.2. Dịch tễ học tăng kali máu............................................................................. 4
1.1.3. Nguyên nhân tăng kali máu.......................................................................... 4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng kali máu ................................................................ 6
1.1.5. Chẩn đoán tăng kali máu .............................................................................. 7
1.1.6. Xử trí tăng kali máu ..................................................................................... 8
1.2. Biến cố tăng kali máu do các thuốc có liên quan ............................................ 8
1.2.1. Các thuốc làm thay đổi vận chuyển kali qua màng...................................... 9
1.2.2. Các thuốc làm giảm thải trừ kali qua thận .................................................10
1.2.3. Các chế phẩm có chứa kali.........................................................................12
1.2.4. Các thuốc khác ...........................................................................................12
1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ..........................................12
1.3.1. Trên thế giới ...............................................................................................12
1.3.2. Tại Việt Nam ..............................................................................................15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................16
2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.................................................16

2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................16
2.3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................16
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................19


2.3.4. Phân tích thống kê ......................................................................................20
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................21
3.1. Tầm soát và mô tả đặc điểm biến cố tăng kali máu trên bệnh nhân nội trú tại
Bệnh viện Hữu Nghị ............................................................................................21
3.1.1. Kết quả tầm soát bệnh nhân gặp biến cố tăng kali máu .............................21
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân gặp biến cố tăng kali máu ........................................22
3.1.3. Đặc điểm biến cố tăng kali máu .................................................................24
3.1.4. Đặc điểm biện pháp xử trí biến cố tăng kali máu ......................................25
3.1.5. Tỷ lệ gặp biến cố tăng kali máu nghi ngờ do thuốc ...................................26
3.1.6. Đặc điểm thuốc nghi ngờ gây tăng kali máu ..............................................26
3.2. Xác định mối liên quan giữa khả năng xuất hiện biến cố tăng kali máu và
việc sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến kali máu .................................................30
3.2.1. Đặc điểm quần thể nghiên cứu ...................................................................30
3.2.2. Xác định các nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự xuất hiện biến cố tăng kali
máu .......................................................................................................................35
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ......................................................................................41
4.1. Về phương pháp tiếp cận và đánh giá của nghiên cứu .................................42
4.2. Về đặc điểm bệnh nhân gặp biến cố tăng kali máu .......................................46
4.3. Về tỷ lệ xuất hiện biến cố tăng kali máu .......................................................47
4.4. Về thuốc nghi ngờ gây tăng kali máu ...........................................................47
4.5. Về biện pháp xử trí biến cố tăng kali máu ....................................................50
4.6. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu .............................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
95%CI

Khoảng tin cậy 95% (95% Confidence Interval)

ACE-I

Thuốc ức chế enzym chuyển (Angiotensin Coverting Enzym Inhibitor)

ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)

ARB

Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (Angiotensin II Receptor
Blocker)

ATC

Hệ thống Giải phẫu – Điều trị – Hóa học (Anatomical – Therapeutic –
Chemical Code)

BN

Bệnh nhân


COX

Cyclo-oxygenase

CTCAE

Thuật ngữ tiêu chí chung cho các biến cố bất lợi (Common
Terminology Criteria for Adverse Events)

DI&ADR

Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc

eGFR

Mức lọc cầu thận ước tính (Estimating Glomerular Filtration Rate)

ERC

Hội đồng Hồi tỉnh châu Âu (European Resuscitation Council)

ICD

Phân loại quốc tế về bệnh tật (International Classification Diseases)

LMWH

Heparin phân tử lượng thấp (Low Molecular Weight Heparin)

MDRD


Modification of Diet in Renal Disease

NSAIDs

Thuốc chống viêm không steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory
drugs)

OR

Tỷ số chênh (Odd raito)

PPI

Thuốc ức chế bơm proton (Proton-pump inhibitors)

PSM

Bắt cặp điểm xác suất (Propensity Score Matching)

RAAS

Hệ renin – angiotensin – aldosteron (Renin-Angiotensin-Aldosteron
System)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số thang phân loại mức độ tăng kali máu ...................................... 3
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................................22
Bảng 3.2. Đặc điểm biến cố tăng kali máu ..........................................................24
Bảng 3.3. Biện pháp xử trí biến cố tăng kali máu ................................................25
Bảng 3.4. Phân loại thuốc nghi ngờ gây tăng kali máu theo mã ATC .................26
Bảng 3.5. Đặc điểm tương tác thuốc liên quan đến biến cố tăng kali máu ..........28
Bảng 3.6. Phân loại các cặp tương tác liên quan đến biến cố tăng kali máu .......29
Bảng 3.7. Đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng của bệnh nhân trong 2 nhóm
trước PSM ............................................................................................................32
Bảng 3.8. Số lượng bệnh nhân trong hai nhóm sau khi thực hiện PSM ..............34
Bảng 3.9. Đặc điểm của 6 yếu tố sau PSM ..........................................................35
Bảng 3.10. Kết quả phân tích đơn biến ................................................................36
Bảng 3.11. Kết quả phân tích đa biến ..................................................................38
Bảng 3.12. Phân tích đơn biến xác định yếu tố gây nhiễu ...................................39
Bảng 3.13. Phân tích đơn biến xác định ảnh hưởng của tương tác thuốc – thuốc
tới khả năng xuất hiện biến cố tăng kali máu.......................................................40


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu biến cố tăng kali máu do thuốc ...............18
Hình 3.1. Kết quả quá trình tầm soát biến cố tăng kali máu ................................21
Hình 3.2. Kết quả lựa chọn quần thể nghiên cứu bệnh chứng .............................31
Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân của 2 nhóm trong các khoa, phòng điều trị ..........31
Hình 3.4. Phân phối của điểm xác suất trong quần thể nghiên cứu .....................34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn điện giải là một trong những bất thường hay xảy ra trong thực
hành lâm sàng. Biến cố tăng kali máu tuy xảy ra ít hơn hạ kali máu nhưng có

khả năng nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi nồng độ kali máu tăng nhanh [44].
Tỷ lệ tăng kali máu được báo cáo dao động từ 1,1% đến 10%, phụ thuộc vào
ngưỡng đánh giá cho tăng kali máu [27]. Trong dữ liệu bệnh viện, tăng kali
máu do thuốc chiếm đến 75% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn điện giải kali
[36]. Bên cạnh tình trạng bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ cũng góp phần gia
tăng biến cố tăng kali máu. Việc sử dụng đồng thời các thuốc ảnh hưởng đến
kali máu như thuốc ức chế hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAA), thuốc lợi
tiểu giữ kali (spironolacton), chế phẩm bổ sung kali cũng làm tăng nguy cơ
gây biến cố tăng kali máu [27]. Các bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, suy
tim, suy giảm chức năng thận có nguy cơ gây tăng kali máu cao hơn so với
những bệnh nhân không có tiền sử mắc các bệnh này. Ngoài ra, một số nhóm
thuốc khác cũng được biết đến là nguyên nhân gây tăng kali máu như:
NSAIDs, chẹn beta, heparin, digoxin, trimethoprim…Tuổi cao là yếu tố liên
quan đến suy giảm chức năng thận nên cũng có nguy cơ gây tăng kali máu
[36]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đối chứng đánh giá mối liên quan giữa
biến cố tăng kali máu và việc sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến kali máu, đã
được thực hiện ở nhiều quốc gia như Hà Lan, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha… [25],
[48]. Tuy nhiên, mối liên quan này chưa được nghiên cứu nhiều trên một quần
thể lớn sử dụng đồng thời các thuốc có ảnh hưởng đến kali máu.
Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng kết của Trung tâm DI&ADR Quốc gia
năm 2015, trong số 9266 báo cáo ADR không có báo cáo nào liên quan đến
biến cố tăng kali máu do thuốc. Một phần có thể do các cán bộ y tế chưa thực
sự quan tâm đến việc phát hiện và ghi nhận biến cố tăng kali máu do thuốc.
Mặt khác, do số lượng các nghiên cứu về tăng kali máu nói chung và tăng kali
máu do thuốc nói riêng còn hạn chế. Đã có nghiên cứu tại Trung tâm
DI&ADR khu vực TP.HCM – Bệnh viện Chợ Rẫy được thực hiện nhằm phát
hiện ADR thông qua dấu hiện bất thường chỉ số Na+, K+, Ca+ [2]. Nghiên cứu

1



này chỉ ra 1 trường hợp tăng kali máu có liên quan đến tương tác thuốc giữa
trimethoprim và lisinopril. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mô tả được đặc
điểm bất thường của các chỉ số điện giải Na+, K+, Ca+ do thuốc, mà chưa đưa
ra được kết luận mối liên quan giữa sự xuất hiện biến cố và thuốc. Trên thực
tế, ở Việt Nam chưa một nghiên cứu có đối chứng nào được thực hiện để
đánh giá mối liên quan giữa biến cố tăng kali máu và thuốc ảnh hưởng đến
nồng độ kali máu.
Bệnh viện Hữu Nghị với đối tượng bệnh nhân chủ yếu là người cao
tuổi, mô hình bệnh tật phần lớn là các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường,
nhiễm khuẩn, suy giảm chức năng thận…Việc sử dụng các nhóm thuốc điều
trị các bệnh tim mạch kể trên thường là những lựa chọn đầu tay trong thực
hành lâm sàng tại bệnh viện. Do vậy, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây tăng
kali máu khi sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến kali máu đóng vai trò quan
trọng trong thực hành lâm sàng.
Để xác định tỷ lệ biến cố tăng kali máu, đánh giá mối liên quan giữa
biến cố tăng kali máu và thuốc nhằm cung cấp thêm bằng chứng để tư vấn
trong thực hành kê đơn cho cán bộ y tế của bệnh viện, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này với 2 mục tiêu như sau:
1. Tầm soát và mô tả đặc điểm biến cố tăng kali máu thông qua kết quả
xét nghiệm cận lâm sàng trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị.
2. Xác định mối liên quan giữa việc sử dụng một nhóm thuốc ảnh hưởng
đến kali máu và khả năng xuất hiện biến cố tăng kali máu trên bệnh nhân nội
trú tại Bệnh viện Hữu Nghị.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về biến cố tăng kali máu

Tổng lượng kali trong cơ thể khoảng 3000 mEq (50-75mEq/kg). Trái
ngược với natri phần lớn được phân bố ở ngoại bào, 98% lượng kali trong cơ
thể được phân bố ở trong tế bào. Sự khác biệt trong phân bố giữa 2 cation này
được điều chỉnh bởi bơm Na+-K+-ATPase ở màng tế bào, bơm vận chuyển
natri ra ngoài tế bào và đưa kali vào trong tế bào với tỷ lệ 3:2. Nhờ đó, nồng
độ kali máu bình thường trong khoảng 3,5 – 5 mmol/L, trong khi nồng độ
trong tế bào xấp xỉ 150 mmol/L [1].
1.1.1. Định nghĩa và phân loại tăng kali máu
Đa số các nghiên cứu trên thế giới thường sử dụng ngưỡng tăng kali
máu là khi nồng độ kali máu ≥5,5 mmol/L [27], [29], [50]. Ở Việt Nam, theo
hướng dẫn điều trị và xử trí hồi sức tích cực do Bộ Y tế ban hành, tăng kali
máu được xác định khi nồng độ kali >5 mmol/L [5].
Hiện nay, có một số thang phân loại mức độ tăng kali máu hay được sử
dụng là thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thang CTCAE của
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) và phân loại của Hội đồng Hồi tỉnh
Châu Âu (ERC). Chi tiết các mức độ phân loại được trình bày trong Bảng 1.1
Bảng 1.1. Một số thang phân loại mức độ tăng kali máu
Mức độ

Thang WHO

Thang CTCAE

[53]

[45]

Phân loại của ERC
[47]


1 – Nhẹ

5,6 – 6,0

>ULN* – 5,5

5,5 – 5,9

2 – Trung bình

6,1 – 6,5

>5,5 – 6,0

6,0 – 6,4

3 – Nặng

6,6 – 7,0

>6,0 – 7,0;

4 – Đe dọa tính
mạng

>7,0 hoặc loạn
nhịp đe dọa tính
mạng

≥6,5; có/hoặc không

chỉ định nhập viện kèm theo thay đổi
điện tâm đồ
>7,0; hậu quả đe
dọa tính mạng

5 – Tử vong

Tử vong

*Đơn vị nồng độ kali máu là mmol/L.
*ULN: giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường

3


1.1.2. Dịch tễ học tăng kali máu.
Thông tin về tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc chính xác của tăng kali
máu trong quần thể còn hạn chế do chưa có nghiên cứu nào với cỡ mẫu đủ lớn
được thực hiện phân tích chi tiết vấn đề này.
Trong một nghiên cứu ở Ontario, Canada, thực hiện trên 129076 bệnh
nhân nhập viện (có độ tuổi >65), tỷ lệ xuất hiện tăng kali máu (>5,5 mmol/L)
được chẩn đoán theo mã ICD10 là 2,6% tại khoa cấp cứu và 3,5% số bệnh
nhân nhập viện [17]. Độ đặc hiệu của chẩn đoán tăng kali máu cao (99,9%)
nhưng độ nhạy ở ngưỡng nồng độ kali máu >5,5 mmol/L rất thấp (14,1%),
cho thấy tần suất tăng kali máu trên thực tế có thể cao hơn [17]. Tương tự, tần
suất tăng kali máu cũng được báo cáo ở mức thấp trong nghiên cứu lớn được
thực hiện tại Mỹ của Einhorn (2009) là 3,2% [15].
Tần suất tăng kali máu thường thay đổi theo đặc điểm của quần thể
nghiên cứu. Các nghiên cứu khảo sát bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có tỷ lệ
tăng kali máu cao hơn. Trong một nghiên cứu nhỏ, đơn trung tâm, sử dụng dữ

liệu từ một phòng khám đa khoa ở Anh, trong số 238 bệnh nhân có mức lọc
cầu thận (eGFR) trung bình là 14,5 ± 4,8 mL/phút/1,73m2, tỷ lệ tăng kali máu
với các mức >5,0, ≥5,5 và ≥6,0 mmol/L lần lượt là 54,2%, 31,5% và 8,4%
[43]. Trong khi đó, một nghiên cứu khác được thực hiện tại Mỹ trên 1277
bệnh nhân nam có eGFR trung bình là 37 ± 17 mL/phút/1,73m2, nồng độ kali
máu >5,3 mmol/L được ghi nhận trên 7,7% số bệnh nhân [21].
Trên thực tế, nếu loại trừ tất cả các bệnh nhân tổn thương thận cấp và
suy thận mạn, tỷ lệ tăng kali máu nhỏ hơn 1% ở phần còn lại của quần thể. Tỷ
lệ tăng kali máu trên bệnh nhân điều trị nội trú theo các báo cáo dao động từ
1,1 – 10% [31].
Tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về tăng kali máu còn hạn chế.
Trong một nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, thực
hiện trên 407 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm điện giải bất thường, phát hiện
4 ca gây biến cố tăng kali máu (>5,0 mmol/L) [2].
1.1.3. Nguyên nhân tăng kali máu
Tăng kali máu xảy ra khi lượng kali đưa vào vượt quá khả năng bài tiết
kali qua thận (tăng lượng kali toàn cơ thể) hoặc khi rối loạn phân bố kali giữa

4


tế bào và máu (lượng kali toàn cơ thể không đổi). Các nguyên nhân gây tăng
kali máu bao gồm:
1.1.3.1. Tăng dịch chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào
- Toan chuyển hóa: tình trạng toan chuyển hóa do toan lactic hoặc toan
ceton dẫn đến kali từ trong tế bào đi ra ngoài tế bào. Khi pH máu giảm 0,1
đơn vị, nồng độ kali huyết thanh sẽ tăng thêm 0,5mmol/l. Nhiễm toan chuyển
hóa thường liên quan đến việc trao đổi H+ và K+ qua kênh K+/H+ trên màng tế
bào, đưa H+ vào trong tế bào nhằm cân bằng lại pH máu [5]. Tuy nhiên, tác
động này chỉ xảy ra với trường hợp nhiễm toan chuyển hóa hoặc nhiễm toan

hô hấp không có khoảng trống anion, nhưng không xảy ra với nhiễm toan
ceton và nhiễm toan lactic có khoảng trống anion.
- Do hủy hoại tế bào: bất kỳ nguyên nhân nào tăng hủy hoại tế bào dẫn
đến giải phóng kali trong tế bào ra ngoài tế bào như tiêu cơ vân, tan máu,
bỏng, hội chứng ly giải khối u, sau tia xạ… Các thuốc gây dịch chuyển kali ra
ngoài tế bào bao gồm thuốc chẹn beta không chọn lọc, digitalis và
succinylcholin [5].
1.1.3.2. Giảm bài tiết kali qua thận
Có ba cơ chế chính gây giảm bài tiết kali qua nước tiểu: giảm bài tiết
aldosteron, giảm đáp ứng với aldosteron, giảm phân bố natri và nước ở ống
lượn xa khi có giảm lưu lượng máu qua động mạch thận.
Suy thận cấp và mạn có thể do một hoặc nhiều các cơ chế đã trình bày
ở trên và là nguyên nhân phổ biến gây tăng kali máu. Tăng kali máu phổ biến
hơn ở các bệnh nhân tổn thương thận cấp kèm theo thiểu niệu hoặc giảm thể
tích dịch lọc, giảm Na+ qua ống lượn xa [1]. Tăng kali máu mức độ nặng hiếm
khi xảy ra với các bệnh nhân suy thận mạn ổn định giai đoạn 1 đến 4 vì cơ
chế bù trừ tăng bài tiết kali qua đường tiêu hóa và qua thận [19]. Ở các bệnh
nhân mắc bệnh thận mạn, mặc dù tỷ lệ tăng kali máu cao hơn các bệnh nhân
có chức năng thận bình thường nhưng do có những cơ chế thích nghi với tình
trạng tăng kali máu mạn tính, nhóm bệnh nhân này có tỷ lệ tử vong thấp hơn
[15].

5


Bệnh lý ống thận: toan ống thận typ IV, lupus ban đỏ hệ thống. Chức
năng tiết aldosteron vẫn bình thường nhưng các tế bào ống thận không đáp
ứng với aldosteron do biến đổi vị trí liên kết với aldosteron [4].
Suy thượng thận: sự bài tiết kali qua thận bị ức chế bởi các rối loạn nội
tiết. Các rối loạn này dẫn đến giảm nồng độ aldosteron cũng như giảm bài tiết

kali.
1.1.3.3. Tăng lượng kali đưa vào
Truyền máu: đặc biệt các đơn vị máu được lưu trữ lâu.
Truyền hoặc uống kali: nếu người bệnh không có các yếu tố nguy cơ
như giảm bài tiết aldosteron hoặc bệnh thận cấp hoặc mạn tính thì tăng kali
máu do bổ sung qua đường uống không phải là nguyên nhân chính [4].
1.1.3.4. Giả tăng kali máu
Giả tăng kali máu là tình trạng tăng kali máu do những nguyên nhân kỹ
thuật như garo quá lâu khi lấy máu (>2 phút có thể gây ra tan máu), hoặc mẫu
máu lưu trữ quá lâu trước khi mang đi xét nghiệm làm vỡ các tế bào khiến
kali nội bào giải phóng ồ ạt ra ngoài huyết thanh, cũng có thể ghi nhận được ở
những bệnh nhân có bệnh lý tăng bạch cầu (>15 G/L) hoặc tiểu cầu (>700
G/L) [46].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ tăng kali máu
Nhóm các yếu tố không liên quan tới thuốc bao gồm: tuổi cao, đái tháo
đường, suy tim sung huyết, giảm thể tích tuần hoàn và các tình trạng bệnh lý
thận.
Ở bệnh nhân cao tuổi (≥65 tuổi), cấu trúc và chức năng thận đều thay
đổi, ảnh hưởng đến cân bằng kali nội môi. Quá trình giảm khối lượng, kích
thước và thể tích của thận là kết quả của sự lão hóa tự nhiên, trong đó khối
lượng thận có thể giảm 15 đến 20%, từ 245 – 270 g ở người trưởng thành đến
180  200 g ở tuổi 90. Bên cạnh đó, lưu lượng máu đến thận, mức lọc cầu
thận và chức năng vận chuyển qua tế bào ống thận cũng suy giảm theo độ
tuổi, kèm theo là giảm tiết renin và aldosteron [37]. Điều này làm tăng nguy
cơ tăng kali máu ở người cao tuổi.

6


Đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ đã biết làm tăng kali máu. Sự

thiếu hụt insulin trong đái tháo đường có thể làm giảm hấp thu kali vào tế bào
cơ và gan. Tăng glucose máu xảy ra khi kiểm soát đái tháo đường không tốt
cũng làm tăng nồng độ kali máu, trung bình từ 0,1 đến 2,0 mmol/L [16].
Ngoài ra, biến chứng tổn thương thận, tình trạng giảm tiết renin – aldosteron
hay giảm khả năng bài tiết kali qua ống thận do đái tháo đường cũng có thể
dẫn đến tăng kali máu [40].
Tăng kali máu có thể xảy ra khi suy tim sung huyết mất bù và giảm thể
tích tuần hoàn do giảm lưu lượng máu tới thận, giảm phân bố Na + đến ống
lượn xa và giảm sản xuất aldosteron [40].
Kali được đào thải chủ yếu qua thận nên các tình trạng bệnh lý thận là
những yếu tố nguy cơ quan trọng gây tăng kali máu. Bệnh thận mạn, suy thận
cấp, viêm cầu thận cấp, suy giảm bài tiết qua ống thận, tắc nghẽn đường tiết
niệu, ghép thận, bệnh tế bào hình liềm, lupus ban đỏ hệ thống, amyloidosis,
hoại tử nhú thận, kèm theo tình trạng giải tiết renin – aldosteron, tất cả đều
làm giảm lượng kali được đào thải qua thận.
1.1.5. Chẩn đoán tăng kali máu
1.1.5.1. Lâm sàng
Tăng kali máu thường không có triệu chứng. Trong một số trường hợp
có thể có biểu hiện một số triệu chứng về thần kinh cơ như mệt mỏi, suy
nhược, đánh trống ngực, liệt, và dị cảm. Đau ngực cũng có thể gặp, nguyên
nhân do giảm tưới máu cơ tim hoặc nhịp tim nhanh, có thể tiến triển đến
ngừng tim [4].
1.1.5.2. Cận lâm sàng
- Nồng độ kali máu trên 5,0 mmol/L. Tuy nhiên, trong thực tế, nồng độ
kali nên được xét cùng với chức năng thận của bệnh nhân, những người suy
thận mạn có khả năng dung nạp kali cao hơn.
- Điện tim (ECG) khi có tăng kali máu được dùng để đánh giá nguy cơ
của bệnh nhân.

7



1.1.6. Xử trí tăng kali máu
Nguyên tắc xử trí [5]
Tăng kali máu là cấp cứu do vậy cần phát hiện và xử trí kịp thời.
a) Có biểu hiện xét nghiệm và có rối loạn trên điện tim
- Calciclorua 0,5g tiêm tĩnh mạch trong 2-3 phút. Nếu điện tim không
thay đổi có thể lặp lại liều sau 5 phút. Liều dùng: 0,5-2-3g, mỗi lần tiêm TM
chậm ống 0,5g, theo dõi phức bộ QRS hẹp lại, sóng T thấp dần xuống.
- Furosemid 40-60mg tiêm tĩnh mạch.
- Natri bicarbonat 1,4%; 4,2%; 8,4% truyền 45mmol khi pH<7,15.
- Kayexalat uống 15-30g với 50g sorbitol.
- Insulin nhanh 10UI và glucose 20% truyền 50-100ml trong 20-30 phút.
- Albuterol 10-20mg khí dung trong 15 phút hoặc 0,5mg pha trong
100ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
- Lọc máu cấp cứu ngay khi điều trị đáp ứng kém với lợi tiểu hoặc có vô
niệu, thiểu niệu, thừa dịch, kết hợp tăng kali máu nặng, toan chuyển hóa nặng
pH<7,1.
b) Có biểu hiện xét nghiệm nhưng không có rối loạn trên điện tim:
- Furosemid 40-60mg tiêm tĩnh mạch.
- Kayexalat uống 15-30g với 50g sorbitol.
- Lọc máu cấp cứu khi điều trị đáp ứng kém với thuốc lợi tiểu.
c) Tìm và điều trị nguyên nhân:
Lưu ý trong trường hợp toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo
đường điều trị nguyên nhân là chính.
1.2. Biến cố tăng kali máu do các thuốc có liên quan
Thuốc là một trong các nguyên nhân chính làm tăng nồng độ kali máu,
đồng thời là yếu tố góp phần tăng kali máu ở 35 – 75% bệnh nhân nhập viện
[12]. Các thuốc gây tăng kali máu có cơ chế rất đa dạng. Một số thuốc tác
động lên cân bằng kali nội môi bằng cách tăng dịch chuyển kali ra ngoài tế

bào. Một số thuốc khác làm tăng kali máu bằng cách giảm bài xuất kali tại
thận hoặc làm tăng lượng kali hấp thu vào cơ thể. Ở những bệnh nhân có nguy

8


cơ cao như tuổi cao, suy thận mạn hay có tình trạng giảm aldosteron, việc sử
dụng phối hợp các thuốc nghi ngờ có thể làm tăng nồng độ kali máu.
1.2.1. Các thuốc làm thay đổi vận chuyển kali qua màng
 Các acid amin: Các acid amin tích điện dương (cation) tạo ra sự dịch

chuyển của kali ra ngoài tế bào để đảm bảo sự cân bằng điện tích [12].
Giovacchini và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 31 bệnh nhân được
truyền acid amin và nồng độ kali máu ban đầu ở mức bình thường [20]. Kết
quả là sau 4 giờ, 24 bệnh nhân (77%) có nồng độ kali máu cao hơn bình
thường, 6 bệnh nhân (19%) tăng kali máu ≥6 mmol/L. Tại thời điểm 24 giờ,
chỉ còn 4 bệnh nhân (13%) có tình trạng tăng kali máu. Như vậy, tăng kali
máu do acid amin xảy ra ở mức độ trung bình và trong thời gian ngắn.
 Thuốc chẹn beta: Trong một số thử nghiệm lâm sàng, sử dụng thuốc chẹn
beta có thể làm tăng nồng độ kali máu khoảng 0,3 mmol/L, và trên các bệnh
nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, mức tăng có thể là hơn 1 mmol/L [12].
Các thuốc chẹn beta gây tăng kali máu theo 2 cơ chế: (1) ức chế hoạt động
của bơm Na+/K+-ATPase, giảm vận chuyển kali vào trong tế bào, (2) ức chế
tiết renin bằng cách giảm tác dụng của hệ giao cảm. Thuốc chẹn beta không
chọn lọc gây tăng kali máu nhiều hơn thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim, với
tỷ lệ 4 – 17% bệnh nhân nhập viện [12]. Tăng kali máu do thuốc chẹn beta
thường tiến triển nhanh chóng trong khoảng 24 giờ.
 Thuốc chẹn kênh calci: Biến cố tăng kali máu hiếm gặp khi sử dụng các
thuốc chẹn kênh calci như verapamil, diltiazem, amlodipin và benidipin. Các
báo cáo chủ yếu liên quan đến verapamil – thuốc làm giảm sản xuất

aldosteron và giảm vận chuyển kali vào nội bào bằng cách chẹn các kênh
calci [12].
 Succinylcholin: Tăng kali máu do succinylcholin là kết quả của việc liên kết
với các thụ thể acetylcholin nằm dọc theo màng tế bào cơ, kéo dài quá trình
tái khử cực và giải phóng kali khỏi tế bào. Thuốc làm tăng kali máu thêm 1
mmol/L, đạt cực đại trong khoảng 2 – 5 phút và kéo dài 10 – 15 phút [12].
 Digoxin: Ngộ độc digoxin cấp hay mạn tính đều có khả năng làm tăng kali
máu nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong cho bệnh nhân. Cơ chế gây tăng

9


kali máu của digoxin là do ức chế hoạt động của kênh Na+/K+-ATPase. Nhưng
nếu sử dụng digoxin ở mức liều điều trị, tình trạng tăng kali máu hiếm khi xảy ra
[12].
 Mannitol là thuốc được sử dụng trong điều trị phù não và tăng áp lực nội
nhãn và có thể làm tăng nồng độ kali máu bởi nhiều cơ chế: tăng thể tích dịch
ngoại bào, dẫn đến nhiễm toan do giảm nồng độ bicarbonat, huyết tán do
hồng cầu răng cưa và tăng dịch chuyển kali ra ngoài tế bào do tăng độ thẩm
thấu huyết thanh. Nồng độ kali máu cao nhất ghi nhận được trong vòng 1 – 2
giờ sau khi sử dụng mannitol [12].
1.2.2. Các thuốc làm giảm thải trừ kali qua thận
Đặc điểm chung của các thuốc giảm thải trừ kali qua thận là đều có vị
trí tác dụng trên hệ renin – angiotensin – aldosteron (RAAS)
1.2.2.1 Các thuốc tác động lên bài tiết aldosteron
 Thuốc ức chế enzym chuyển (ACE-I): Nồng độ kali máu tăng lên sau 3 – 7

ngày điều trị bằng ACE-I [37]. Nguy cơ tăng kali máu của ACE-I khi dùng
đơn độc trên các bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ chỉ ở mức thấp
(≤2%) [50].

 Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB): Có đến 52% trường hợp
tăng kali máu xảy ra trong tuần đầu tiên kể từ khi bắt đầu sử dụng ARB.
Trong một nghiên cứu trên 818 bệnh nhân tăng huyết áp, việc điều trị đơn độc
bằng telmisartan làm tăng nồng độ kali máu thêm 0,131 mmol/L so với nồng
độ ban đầu [12].
 Thuốc ức chế trực tiếp renin: Aliskiren là chất ức chế trực tiếp renin nên ức
chế toàn bộ trục RAA. Trong một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ tăng kali máu (≥6
mmol/L) ở nhóm dùng aliskiren là 11,2% so với 7,2% ở nhóm dùng giả dược
[35].
 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các NSAIDs làm giảm tiết
renin-aldosteron qua trung gian prostaglandin (E2 và I2). Ngoài ra, NSAIDs
còn làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm tốc độ lọc cầu thận, do đó làm
giảm quá trình bài xuất kali ở thận [37].

10


 Heparin: Tăng kali máu xảy ra trên khoảng 7% bệnh nhân điều trị ít nhất
5000 đơn vị heparin 2 lần/ngày. Heparin gây giảm nồng độ aldosteron qua
nhiều cơ chế khác nhau: giảm số lượng và ái lực của thụ thể angiotensin II
trên tế bào vỏ thượng thận, ức chế enzym 18-hydroxylase, giảm tổng hợp
aldosteron. Ngoài ra, sử dụng heparin kéo dài còn làm biến đổi cấu trúc tế bào
vỏ thượng thận [32].
 Thuốc ức chế calcineurin: Tăng kali máu mức độ nhẹ thường xảy ra ở
những bệnh nhân điều trị bằng các thuốc ức chế calcineurin, đặc biệt ở những
bệnh nhân ghép tạng, với tỷ lệ 44 – 73% số bệnh nhân sử dụng ciclosporin và
tacrolismus gặp biến cố tăng kali máu [34]. Các thuốc ức chế calcineurin có
thể gây tăng kali máu bằng cách giảm sản xuất aldosteron, giảm bài tiết kali ở
ống góp, ức chế kênh Na+/K+-ATPase ở màng đáy và tăng vận chuyển kali ra
khỏi tế bào [12].

1.2.2.2. Các thuốc đối kháng hoạt động của aldosteron trên ống thận
 Thuốc đối kháng aldosteron: Spironolacton và eplerenon liên kết với thụ thể

aldosteron nằm trong tế bào biểu mô ống góp, ngăn cản tác dụng của
aldosteron và giảm bài tiết kali của tế bào ống góp. Tăng kali máu thường xảy
ra trong vòng 10 ngày đầu tiên kể từ khi dùng thuốc ở liều điều trị với mức
tăng trung bình 0,2-0,3 mmol/L [12]. Trong nghiên cứu RALES (Randomized
Aldacton Evaluation Study), tỷ lệ tăng kali máu nặng (≥6,0 mmol/L) của
spironolacton chỉ là 2% [39].
 Thuốc lợi tiểu giữ kali: amilorid và triamteren chẹn kênh natri trên tế bào
ống góp, giảm thế âm điện trong lòng ống góp và giảm bài tiết kali tại đây.
Các thuốc này thường gây tăng kali máu trong vòng 10 ngày đầu tiên [12].
Trong một nghiên cứu nhỏ, 26% bệnh nhân sử dụng phối hợp triamteren 50
mg với hydrochlorothiazid 25 mg xuất hiện tăng kali máu [37].
 Trimethoprim là một kháng sinh được sử dụng phổ biến trong dạng phối
hợp với sulfamethoxazol. Trimethoprim làm giảm bài tiết kali do thuốc ức
chế kênh natri ở biểu mô ống lượn xa. 76 – 100% bệnh nhân có tăng nồng độ
kali máu từ 0,36 đến 1,21 mmol/L trong vòng 3 – 10 ngày sau khi bắt đầu sử
dụng trimethoprim [12].

11


1.2.3. Các chế phẩm có chứa kali
Việc bổ sung kali quá mức hiếm khi gây tăng kali máu nếu như chức
năng cân bằng kali nội môi bình thường. Các trường hợp tăng kali máu do bổ
sung kali thường xảy ra trên các bệnh nhân suy giảm chức năng thận, đái tháo
đường, giảm tiết renin - aldosteron hay sử dụng cùng các thuốc gây tăng kali
khác. Theo Chương trình Giám sát Thuốc Boston, 3,6% tổng số bệnh nhân
được kê đơn bổ sung kali tiến triển tăng kali máu. Nguy cơ tăng kali máu cao

hơn ở nhóm bệnh nhân cao tuổi [36].
Ngoài ra, tăng kali máu liên quan đến truyền máu có thể do sử dụng
máu được lưu trữ từ lâu.Trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ thấp, các kênh
Na+/K+-ATPase sẽ dừng hoạt động, kali sẽ thoát dần ra khỏi tế bào hồng cầu
[12].
1.2.4. Các thuốc khác
Một số thuốc khác cũng có nguy cơ gây tăng kali khác như
amphotericin, omeprazol…và cơ chế chưa rõ ràng [12].
1.3. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu về biến cố tăng kali máu nghi
ngờ do thuốc đã được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau như Tây Ban
Nha, Mỹ, Hà Lan…Các nghiên cứu gần đây có hướng tiếp cận xuất phát từ
tín hiệu xét nghiệm, sàng lọc tất cả các kết quả xét nghiệm kali máu để chọn
ra những bệnh nhân gặp biến cố tăng kali máu, thu thập thông tin và đánh giá
mối liên quan giữa biến cố và thuốc [26], [29]. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu
bệnh chứng đã được thực hiện để ước tính mối liên hệ giữa biến cố tăng kali
máu và các yếu tố nguy cơ khi sử dụng đồng thời các thuốc ảnh hưởng đến
kali máu [26], [28].
Năm 2007, Indermitte và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu phân tích
các yếu tố nguy cơ làm gia tăng biến cố tăng kali máu trên bệnh nhân điều trị
nội trú [23]. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ làm gia tăng biến cố tăng kali
máu được phát hiện bằng mô hình hồi quy đa biến logistic. Sau đó, trong suốt

12


thời gian nghiên cứu yếu tố làm gia tăng biến cố tăng kali máu được so sánh
giữa nhóm bệnh nhân có một yếu tố nguy cơ với nhóm bệnh nhân có nhiều
hơn 2 yếu tố nguy cơ. Cuối cùng, ảnh hưởng của liều dùng thuốc là một yếu

tố nguy cơ gây tăng biến cố tăng kali máu được phân tích bằng cách so sánh
hai mẫu. Kết quả được phân tích trên 551 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu
nhiên trong số bệnh nhân nội trú từ năm 2000 đến 2004. Ảnh hưởng của liều
dùng thuốc có thể được phát hiện ở bệnh nhân sử dụng chế phẩm bổ sung kali
(p=0,006) và thuốc lợi tiểu giữ kali (p=0,007), nhưng không thấy ở nhóm
bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể AT1 (p=0,289).
Các yếu tố nguy cơ liên quan làm gia tăng biến cố tăng kali máu sắp xếp theo
thứ tự giảm dần được xác định trong nghiên cứu bao gồm: sử dụng chất bổ
sung kali> suy thận nặng> sử dụng thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ
thể AT1> sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali> đái tháo đường.
Năm 2009, Gau và cộng sự đã tiến hành phân tích dữ liệu hồi cứu của
bệnh nhân nội trú trên 65 tuổi trong năm 2006, bao gồm 257 người sử dụng
PPI và 388 người không dùng PPI [18]. Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính
và hồi quy đa biến để đánh giá sự liên quan giữa sử dụng PPI và nồng độ kali
huyết thanh. Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy nhóm sử dụng PPI > 2 đơn
vị liều dùng được xác định hàng ngày (DDD) có tác động đáng kể đến nồng
độ kali huyết thanh (p=0,021) sau khi hiệu chỉnh tuổi, nồng độ creatinin huyết
thanh, giới tính, tiền sử đái tháo đường và sử dụng các thuốc sau: thuốc ức
chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể AT1, thuốc chẹn beta,
thuốc lợi tiểu, spironolacton, bổ sung kali, thuốc chống viêm không steroid,
thuốc an thần kinh không điển hình. Tuy nhiên, mô hình hồi quy đa biến cho
thấy liệu pháp PPI liều cao không liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện biến
cố tăng kali máu (p=0,762).
Năm 2013, Kuijvenhoven và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu
đánh giá mối liên quan giữa tăng kali máu và các yếu tố nguy cơ làm gia tăng
biến cố này trên bệnh nhân nằm viện sử dụng đồng thời các chế phẩm bổ sung
kali, thuốc lợi tiểu giữ kali và/hoặc thuốc ức chế hệ RAA tại 1 bệnh viện ở Hà

13



Lan trong 2 năm 2009 và 2010 [27]. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, bắt cặp
bệnh chứng bao gồm những bệnh nhân nằm viện sử dụng đồng thời các thuốc
ảnh hưởng đến kali máu. Nhóm bệnh là những bệnh nhân có nồng độ kali
máu ≥5,5 mmol/l, nhóm chứng là những bệnh nhân có nồng độ kali máu bình
thường. Nhóm bệnh và nhóm chứng được bắt cặp theo tỷ lệ 1:2. Các yếu tố
nguy cơ gây tăng kali máu được ghi nhận và đưa vào phân tích thống kê bao
gồm: đái tháo đường, suy tim, suy giảm chức năng thận, tuổi, giới, và sử dụng
các thuốc: heparin, digoxin, NSAIDs, chẹn beta, thuốc đối kháng calcineurin
(ciclosporin, tacrolimus) và trimethoprim. Trong số 774 bệnh nhân được lựa
chọn vào nghiên cứu có 52 bệnh nhân tăng kali máu (6,7 %). Yếu tố duy nhất
tìm thấy có ý nghĩa thống kê liên quan đến tăng kali máu là suy giảm chức
năng thận (eGFR <50 ml/min).
Năm 2015, Michel và cộng sự đã tiến hành tại Mỹ một nghiên cứu bắt
cặp bệnh chứng để đánh giá nguy cơ tăng kali máu trong quần thể bệnh nhân
mới được chẩn đoán suy tim [29]. Có 19194 bệnh nhân trong độ tuổi 1-89
trong thời gian từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2005 được chẩn đoán mới mắc
suy tim và theo dõi các trường hợp tăng kali máu. Ca bệnh và ca chứng được
ghép cặp theo tuổi, giới tính, và lịch năm. Thông tin về nhân khẩu học, bệnh
mắc kèm, thuốc dùng đồng thời và các yếu tố liên quan đến thói quen sinh
hoạt được lấy từ cơ sở dữ liệu. Sử dụng mô hình hồi quy logistic không tuyến
tính, tỷ suất chênh (OR) với khoảng tin cậy 95% (CI) được tính để xác định
các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Các tác giả đã ghi nhận được 2176 trường hợp có
tăng kali máu trong thời gian theo dõi trung bình 3,9 năm. Các yếu tố nguy cơ
liên quan bao gồm: suy thận (OR=3,81; 95% CI: 3,29-4,42), đái tháo đường
tuýp II (OR=1,52; 95% CI: 1,31-1,75), bệnh lý van tim (OR=1,28; 95% CI:
1,06-1,54), đang sử dụng thuốc lợi tiểu giữ kali (OR=3,01, 95% CI: 2,613,48), thuốc ức chế ACE (OR=1,70, 95% CI: 1,41-2,04), trimethoprim
(OR=2,82, 95% CI: 1,88-4,23), NSAIDs (OR=1,41, 95% CI: 1,11-1,79) và
kết hợp một số thuốc. Nguy cơ cao nhất trong tháng đầu tiên sử dụng thuốc và
giảm dần sau đó.


14


1.3.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của TS.Hoàng Thị Minh Hiền và cộng sự thực
hiện tại Bệnh viện Hữu Nghị năm 2012 về hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh
viện Hữu Nghị, cho thấy đối tượng bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi với
mô hình bệnh là các bệnh hệ tuần hoàn chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,6%, nhóm
thuốc tim mạch được sử dụng với tỷ lệ cao 13,8% trong tổng số 28 nhóm
thuốc thuộc danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện [7]. Từ năm 2008, bệnh
viện có hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện với cơ sở dữ liệu tương đối đầy
đủ, đặc biệt là hệ thống phần mềm quản lý xét nghiệm, thuốc và thông tin
bệnh nhân. Năm 2016, phương pháp nghiên cứu theo hướng tiếp cận từ kết
quả xét nghiệm lâm sàng đã được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá tổn
thương gan do thuốc thực hiện tại bệnh viện Hữu Nghị [8].
Số lượng các nghiên cứu về tăng kali máu do thuốc còn rất hạn chế.
Hiện nay, mới có một nghiên cứu của TS. Nguyễn Quốc Bình và cộng sự tại
Bệnh viện Chợ Rẫy về bất thường các chỉ số điện giải Na+, K+, Ca+ tiếp cận
thông qua xét nghiệm cận lâm sàng. Tổng số có 302 bệnh nhân được đưa vào
nghiên cứu, trong đó phát hiện có 4 trường hợp gây tăng kali máu nghi ngờ do
thuốc [2].

15


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
 Cơ sở lưu trữ dữ liệu của tất cả các xét nghiệm kali máu có ngày làm

xét nghiệm từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016.
 Bệnh án của các bệnh nhân gặp biến cố tăng kali máu (nhóm bệnh) và
bệnh án của các bệnh nhân được xác định có kali máu bình thường và ghép
cặp tương ứng với các bệnh nhân của nhóm bệnh (nhóm chứng).
2.1.

2.2.

Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
 Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 11/2016 đến tháng 03/2018.

 Địa điểm thực hiện nghiên cứu: khoa Hóa sinh, khoa Dược, phòng lưu
trữ hồ sơ bệnh án – Bệnh viện Hữu Nghị.
2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu:- Mục tiêu 1: nghiên cứu mô tả, hồi cứu;
- Mục tiêu 2: nghiên cứu bệnh chứng.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Hồi cứu dữ liệu xét nghiệm của bệnh nhân trong khoảng thời gian từ
ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 từ cơ sở dữ liệu của khoa Hóa sinh.
- Hồi cứu thông tin trong bệnh án giấy và bệnh án điện tử vào mẫu phiếu
thu thập thông tin bệnh nhân (Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
2.3.2.1. Xác định nhóm bệnh:
Là các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm kali máu ≥5,6 mmol/L, tương
ứng với giá trị nhỏ nhất của mức độ 1 trong thang phân loại độc tính của
WHO [53].

Loại trừ các bệnh nhân có đặc điểm sau:
 Xét nghiệm được xác định là tăng kali máu giả do kỹ thuật lấy máu,
máu bị vỡ hồng cầu. Các xét nghiệm này được khoa Hóa sinh và bác sỹ điều
trị ghi trong bệnh án.

16


 Bệnh nhân lọc máu (chạy thận nhân tạo). Ở những bệnh nhân suy thận
giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ, khả năng bù trừ của thận để cân bằng
lượng kali máu không còn. Do đó, lọc máu chu kỳ là một yếu tố gây nhiễu, có
ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa biến cố và thuốc,
nên để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu, thiết lập tiêu chuẩn
loại trừ này là cần thiết.
2.3.2.2. Xác định nhóm đối chứng:
 Xác định quần thể bệnh nhân đối chứng:
Bệnh nhân có ít nhất một kết quả xét nghiệm kali máu trong vòng một
tháng trước khi ra viện và tất cả các xét nghiệm kali máu có kết quả
3,5≤[K+]≤ 5,5 (mmol/L), tương ứng với giá trị giới hạn trên của hạ kali máu
và giới hạn dưới của tăng kali máu trong thang phân loại độc tính của WHO
[53]. Loại trừ các bệnh nhân được ghi nhận có lọc máu trong quá trình điều
trị.
 Xác định nhóm đối chứng:
Thực hiện ghép cặp bệnh nhân trong quần thể đối chứng với các bệnh
nhân trong nhóm bệnh với tỷ lệ 2 đối chứng : 1 bệnh bằng phương pháp ghép
cặp điểm xác xuất [49]. Các biến số được đưa vào trong mô hình ghép cặp
gồm: tuổi, giới, giá trị eGFR, các bệnh lý mắc kèm bao gồm: đái tháo đường,
suy thận, suy tim.
Giá trị eGFR (mức lọc cầu thận ước tính) được tính theo công thức
MDRD [28] dựa trên các giá trị creatinin huyết thanh tại thời điểm ghi nhận

biến cố tăng kali máu (nhóm bệnh) và giá trị creatinin huyết thanh tại thời
điểm ghi nhận xét nghiệm kali máu cuối cùng (nhóm chứng):
Công thức MDRD: eGFR = 186  (SCr)-1,154  (Tuổi)-0,203  0,742 (nếu là nữ)
Trong đó: SCr là nồng độ creatinin huyết thanh, đơn vị mg/dL
Quy đổi đơn vị creatinin: 88,42 μmol/L = 1 mg/dL
2.3.2.3. Hồi cứu thông tin của các bệnh nhân được lựa chọn:
 Sau khi tổng hợp được danh sách bệnh nhân của nhóm bệnh và nhóm
chứng, tiến hành rà soát mã lưu trữ bệnh án, thu thập thông tin về sử dụng
thuốc, các yếu tố nguy cơ từ bệnh án và điền vào phiếu thu thập đã chuẩn bị
sẵn (Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

17


×