Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

thiết bị trộn cắt hạt trong sản xuất màng bảo quản thực phẩm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.68 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Khoa công nghệ Hóa học

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài: Tìm hiểu về thiết bị trộn cắt hạt trong sản xuất màng bảo quản thực
phẩm.
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trịnh Đức Công
Sinh viên thực hiện: Vũ Minh Đức
Lớp: Hóa hữu cơ

Hà Nội, 2016

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy
Trịnh Đức Công cùng thầy Nguyễn Thế Hữu đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn anh/chị trong phòng vật liệu polyme, Viện
Hóa Học - Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Công Nghệ đã hướng dẫn chi tiết, cụ
thể trong quá trình thực tập tại phòng.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, chia sẻ và giúp đỡ em về mọi mặt trong
suốt thời gian thực tập vừa qua.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Sinh viên

Vũ Minh Đức

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


MỞ ĐẦU
Với dân số hơn 80 triệu dân cùng sự phát triển mạnh của ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói, thị trường bao bì ở Việt Nam nói
chung và bao bì chất lượng cao nói riêng là thị trường tiềm năng, cần có sự đầu
tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phát triển thành một
hướng sản xuất, phát triển ngành bao bì, màng bảo quản đang được triển khai
rộng rãi. Nó không chỉ là chức năng lưu giữ, bảo quản chất lượng, hình dáng sản
phẩm mà nó còn có vai trò truyền đạt thông tin sản phẩm và các đặc điểm của
thương hiệu. Nó tạo nên sự hấp dẫn đầu tiên cho người tiêu dùng, do đó các nhà
sản xuất rất chú ý đến chất lượng, kiểu dáng và hình thức hấp dẫn của các loại
bao bì. Nhất là các nhà sản xuất thực phẩm, dược phẩm như: bánh kẹo, trà, cafe,
mì ăn liền, hải sản, thực phẩm đông lạnh.
Vì vậy, để tìm hiểu kĩ về lĩnh vực sản xuất màng bảo quản này em đã
được thực tập tại phòng vật liệu Polyme - Viện Hóa học. Đây là một trong
những cơ sở đầu ngành về nghiên cứu khoa học vật liệu. Được thực tập tại đây
chính là cơ hội giúp em có thể làm quen được với môi trường làm việc nghiên
cứu khoa học, tiếp cận với các trang thiết bị mới nâng cao tay nghề và sự hiểu
biết, ngoài ra thì em còn có thể tự mình lên kế hoạch và tìm hiểu sâu về lĩnh vực

polyme dưới sự giúp đỡ của các anh/chị ở phòng.
Việc chế tạo màng bảo quản có rất nhiều loại máy móc và trang thiết bị
khác nhau, tuy nhiên khi thực tập tại đây thì em đã được nghiên cứu sâu về thiết
bị trộn cắt hạt trong sản xuất màng bảo quản thực phẩm và chế độ gia công của
một số loại nhựa.Vì vậy, trong báo cáo này em tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý,
cách vận hành thiết bị trộn cắt hạt và chế độ gia công một số loại nhựa.

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập
1.1. Viện Hóa học
Ngày 16/9/1978, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 230/CP về việc
thành lập Viện Hóa học trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Viện Hóa học có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản có định hướng, có
tầm quan trọng đối với Việt Nam trong lĩnh vực hóa học; nghiên cứu áp dụng
các thành tựu hóa học trong nền kinh tế quốc dân; đào tạo cán bộ nghiên cứu
hóa học; xây dựng các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu, triển khai đào tạo với
các tổ chức trong và ngoài nước:
1.2. Lịch sử phát triển qua các thời kì
Từ năm 1978 đến 1998:
Tiền thân của Viện Hóa học là một số cơ sở nghiên cứu về hóa học được
thành lập trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ cuối những năm 60
và đầu những năm 70 và trực thuộc khối nghiên cứu của Ủy ban Khoa học kỹ
thuật Nhà nước, hiện nay là Bộ Khoa học và Công nghệ.
GS.TSKH. Hồ Sỹ Thoảng là Viện phó Viện Khoa học Việt Nam kiêm Viện
trưởng Viện Hóa học. Các phó Viện trưởng là PGS.TS. Trần Nguyên Tiêu và

GS.TSKH. Đặng Văn Luyến. Viện Hóa học đã được GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu
giúp đỡ, tăng cường cho một bộ phận cán bộ, phòng thí nghiệm và một số trang
thiết bị nghiên cứu của Viện Vật lý.
Trong thời kỳ này Viện đã xây dựng Phân Viện Hóa học tại Thành phố Hồ
Chí Minh, trụ sở tại số 1 Mạc Đĩnh Chi.
Năm 1985 Phòng Hóa học các hợp chất Thiên nhiên được tách khỏi Viện
Hóa học để thành lập Trung tâm Hóa học các hợp chất Thiên nhiên trực thuộc
Viện Khoa học Việt Nam.
Đến năm 1987, GS.TSKH. Quách Đăng Triều đảm nhiệm cương vị Viện
trưởng. Các phó Viện trưởng là PGS.TS. Trần Nguyên Tiêu, GS. TSKH. Trịnh
Xuân Giản, PGS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa, và PGS.TS. Nguyễn Văn Hải.
SV: Vũ Minh Đức

.

Lớp: Hóa Hữu cơ


Năm 1992 Phân Viện miền Nam đã được tách khỏi Viện để thành lập một số
đơn vị độc lập.
Từ năm 1992, GS.TSKH. Đặng Vũ Minh được cử làm Viện trưởng. Các
Phó Viện trưởng gồm: GS.TSKH. Trần Văn Sung , PGS.TS Phạm Hữu Lý, TS.
Phạm Văn Quý và TS. Nguyễn Thế Đồng .
Năm 1993, một số bộ phận của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã
chuyển về Viện Hóa học thành lập ra 7 Tập thể khoa học. Tập thể Hóa Công
nghệ của PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên tách khỏi Viện Hóa học để thành
lập Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ hóa học.
Sau gần 20 năm thành lập, các hoạt động nghiên cứu và triển khai của Viện
Hóa học được tập trung vào năm hướng chính sau đây:
- Các hợp chất có tính sinh học

- Vật liệu hữu cơ
- Vật liệu vô cơ
- Các vấn đề về phân tích và hóa chất tinh khiết
- Kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường
Các kết quả nổi bật của Viện theo các hướng nghiên cứu trong giai đoạn này
gồm:
- Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các loại thảo dược
truyền thống của Việt Nam đặc biệt các loại thuốc chống sốt rét trên cơ sở
artemisinin chiết xuất từ cây Thanh hoa hoa vàng và các dẫn xuất của nó, rutin
từ hoa hòe làm thuốc tim mạch, huyết áp, rotudin từ củ bình vôi làm thuốc an
thần. Một số chất có hoạt tính chống ung thư, hỗ trợ cai nghiện ma túy, các chất
kháng sinh, các chất pheromom, diệt nấm, diệt côn trùng, điều hòa sinh trưởng
thực vật… cũng được triển khai nghiên cứu và có kết quả quan trọng.
- Các loại tinh dầu, hương liệu dùng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ
phẩm và dược phẩm.
- Các hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật, tăng hàm lượng đường
trong mía, phân bón vi sinh và phân bón thảo mộc; các loại phân bón chậm tan;

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


- Vật liệu cảm quang, nhựa bọc bịt dùng trong công nghiệp in, điện và
điện tử, vật liệu polyme compozit có các tính chất đặc biệt , các công trình
nghiên cứu về cao su thiên nhiên Việt Nam biến tính.
- Các loại xúc tác hóa dầu; vật liệu dùng cho tích trữ và chuyển hóa năng
lượng vật liệu chế tạo điện cực biến tính; các loại vật liệu gồm có độ bền hóa và
bền nhiệt cao; nghiên cứu công nghệ chế biến kim loại quý, đá quý.
- Xây dựng gần 70 quy trình phân tích cấp Quốc gia, trong đó 40 quy

trình đã trở thành tiêu chuẩn Nhà nước được áp dụng rộng rãi trong phân tích,
đánh giá, giám định, điều tra về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, xuất, nhập
khẩu…; nghiên cứu các hiệu ứng phân tích mới làm cơ sở để nâng cao độ tin
cậy của các phép đo; ứng dụng tin học để chế tạo nhiều thiết bị điện hóa hiện
đại.
- Phân tích, đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí. Nhiều
công nghệ tiên tiến đã được nghiên cứu và ứng dụng có kết quả trong việc xử lý
và bảo vệ môi trường như dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt của các khu dân
cư, nước thải của các nhà máy dệt nhuộm, thuộc da, giấy… Công nghệ xử lý
nước phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, nước nhiễm mặn ở Quảng Bình.
Công tác đào tạo Sau đại học của Viện cũng đạt được những thành tựu đáng
kể. Đến thời điểm đó, Viện đã đào tạo được 1 TSKH, 20 tiến sĩ, 15 thạc sỹ, trong
đó có 10 thạc sỹ trong một chương trình cho miền núi.
Trong giai đoạn này Viện đã tổ chức thành công 16 hội nghị, hội thảo quốc tế
và quốc gia về Hóa học; hơn 250 công trình khoa học đã được công bố trên các
Tạp chí khoa học trong nước và Quốc tế; gần 200 báo cáo khoa học tại các Hội
nghị khoa học Quốc gia và Quốc tế; 9 bằng phát minh, sáng chế.
Thời kỳ phát triển và hội nhập (1998 đến 2008)
Giai đoạn này, Viện Hóa học duy trì hình thức tổ chức vừa có phòng
nghiên cứu vừa có tập thể khoa học và nhóm nghiên cứu. Năm 2002, 2 tập thể
khoa học của TS. Nguyễn Thế Đồng và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo đã
chuyển đến viện mới thành lập là Viện Công nghệ Môi trường.
 Các thành tựu nổi bật của Viện:
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


+ Các công trình nghiên cứu điều tra sàng lọc các hoạt chất từ thực vật Việt
Nam: đã xác định hàng trăm chất mới, có cấu trúc lý thú và hoạt tính sinh học

tốt từ cây cỏ nước ta. Đăng hàng trăm bài báo khoa học tại các tạp chí hàng đầu
của quốc tế và trong nước.
+ Xây dựng quy trình công nghệ có tính khả thi và hiệu quả kinh tế để chiết suất
artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng làm thuốc sốt rét; rutin từ hoa hoè làm
thuốc chống cao huyết áp; rotundin từ củ bình vôi làm thuốc an thần.
+ Nghiên cứu và sản xuất thử lượng lớn tinh dầu, hương liệu có chất lượng tốt,
giá thành thấp so với hàng nhập khẩu để dùng trong các xí nghiệp chế biến thực
phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, thuốc lá…
+ Nghiên cứu và sản xuất thử chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc có hiệu lực trừ
sâu tốt và thân thiện với môi trường.
+ Nghiên cứu và tổng hợp được một số biệt dược (quy mô phòng thí nghiệm)
dùng làm thuốc chữa ung thư như cyclophosphamid, taxol, taxoter, tamoxifen;
thuốc tiểu đường (glibenclamid); thuốc sốt rét (piperaquin); thuốc chữa bệnh
HIV/AIDS (stavudin); cúm gia cầm H5N1 (oseltamivir phossphat); thuốc kháng
virirrut như acyclovir…
+ Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử chitin/chitosan
dùng trong y tế (màng băng, màng sinh học, thuốc kem), thực phẩm bổ dưỡng,
bảo quản thực phẩm…
+ Nghiên cứu cơ bản và chế thử ăcqui Ni-MH có chất lượng tốt.
+ Chế tạo thiết bị phân tích điện hoá và thiết bị kiểm tra chất lượng nước trên
diện rộng tự động điều khiển bằng vi tính được sử dụng trong nước và nước
ngoài; thiết bị kiểm tra chất lượng trong công nghiệp chế tạo pin.
+ Chế tạo các polyme nanocomposit, các polyme dẫn phục vụ lĩnh vực đời sống
và an ninh quốc phòng.
+ Xây dựng quy trình và chế tạo thiết bị xử lý nước thải của các xí nghiệp chế
biến thuỷ, hải sản. Chế tạo thiết bị và vật liệu xử lý nước phèn đồng bằng sông
Cửu Long dùng cho các hộ gia đình và các cụm dân cư.

SV: Vũ Minh Đức


Lớp: Hóa Hữu cơ


+ Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử một số vật liệu mới
trên cơ sở các polyme, polyme nanocomposit có tính chất đặc biệt, được sử dụng
để chế tạo đệm chống va đập tàu biển, đế giầy, guốc hãm tàu hoả, xử lý ô nhiễm
dầu, giữ nước cho cây trồng, các sản phẩm trong công nghiệp in, điện và điện tử.
+ Nghiên cứu các hiệu ứng, các chất tăng cường, điện cực biến tính, sensor điện
hoá cũng như các phép đo hiện đại có sử dụng máy vi tính, xây dựng các
phương pháp đo quang phân tử, đo quang nguyên tử, sắc ký và điện hoá hiện đại
để xác định sự phân bố các nhóm chức, các dạng cấu trúc hoá học các chất vô cơ
và hữu cơ trong các mẫu tự nhiên phức tạp với độ chính xác và chọn lọc cao.
+ Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các vật liệu rây phân tử (Zeolit, AlPO4n, M41S) từ nguyên liệu trong nước đạt chất lượng cao dùng làm chất hấp phụ
và xúc tác cho hoá lọc dầu và xử lý môi trường và y tế.
+ Nghiên cứu tổng hợp thuốc chữa bệnh cúm do vi rút H5N1 gây ra từ nguồn
nguyên liệu trong nước. Sản phẩm sử dụng nguyên liệu sẵn có trong nước nhằm
sẵn sàng ứng phó cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.
+ Thiết kế và chế tạo được hệ máy phân tích cực phổ đa năng CPA-HH5. Sản
phẩm tổng hợp từ kết quả của một số đề tài cơ sở và Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam. Sản phẩm đạt Cúp Vàng TECHMART VIETNAM ASEAN + 3
năm 2009.
+ Nghiên cứu công nghệ vi sinh chuyển hoá phytosterol đến androstenedione
(AD) và 9alpha-hydroxy AD sử dụng trong công nghiệp Hoá dược.
+ Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanochitosan ứng dụng trong dược phẩm, sinh học
và nông nghiệp. Sản phẩm đã đưa vào thử nghiệm quy mô rộng cho lúa ở các
địa phương Hưng Yên, Sóc Trăng v.v..
+ Nghiên cứu chế tạo vật liệu sử dụng trong lĩnh vực bảo quản quả (vải, nhãn,
mận) thuộc Chương trình "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật
liệu”.
+ Nghiên cứu chế tạo và triển khai sản xuất bột canxi hydroxyapatite kích thước

Nano dùng làm thực phẩm chức năng và nguyên liệu bào chế thuốc chống loãng

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


xương. Đây là sản phẩm bổ sung canxi hiệu quả cao, hướng đến đối tượng sử
dụng là trẻ em, người cao tuổi.
Hoàn thành việc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc hỗ trợ cắt cơn cai
nghiện ma túy Heantos 4 (đã được Bộ Y tế nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận).
Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có Quyết định số 1366/QĐKHCNVN ngày 21/10/2011 về việc phê duyệt phương án hợp tác phát triển và
chuyển giao công nghệ sử dụng Sáng chế bài thuốc Heantos.
Viện Hóa học 5 năm gần đây (2008-2013):
Từ tháng 12/2008, PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến được bổ nhiệm làm Viện
trưởng, các Phó Viện trưởng gồm: PGS. TS Vũ Anh Tuấn, ThS Trần Văn Chín.
Đến tháng 7/2012 thêm 2 Phó Viện trưởng TS Vũ Đức Lợi và TS Ngô Quốc Anh
được bổ nhiệm
Tháng 5/2010, phòng Hóa học các hợp chất Terpen của GS. Nguyễn Văn
Hùng được điều động sang đơn vị mới là Viện Hóa sinh biển.
Từ năm 2010, Viện đã cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp để đáp ứng với tình
hình mới: Toàn bộ các Tập thể khoa học đã dần được chuyển đổi hoặc sát nhập
thành các phòng nghiên cứu. Hiện nay Viện có có 22 phòng chuyên môn, 01
Trung tâm nghiên cứu liên ngành. Cùng với việc thành lập các Phòng nghiên
cứu, Viện đã bổ nhiệm 14 trưởng phòng, 16 phó trưởng phòng nghiên cứu và
một số cán bộ Phụ trách Phòng.
Về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai:
Từ năm 2009 đến nay, Viện đã được giao chủ trì thưc hiện 44 đề tài
Nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển KH và CN Quốc gia (Nafosed). Kết quả
thực hiện các đề tài này đã góp phẩn nâng cao số lượng các công trình công bố

Quốc tế của Viện Hóa học trong những năm vừa qua.
Viện cũng đã và đang chủ trì thực hiện nhiều đề tài thuộc các Chương
trình nghiên cứu KHCN trọng điểm Quốc gia như: Chương trình Vật liệu mới,
chương trình Hóa dược, chương trình Tây nguyên 3, chương trình Nước sạch và
vệ sinh nông thôn; Các đề án về phát triển nhiên liệu sinh học, đề án phát triển
công nghệ môi trường Việt Nam; Các nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế về KH và CN
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


theo Nghị định thư với Cộng hóa Pháp, Đức, Italia; các đề tài cấp Viện Hàn lâm
KH và CN Việt Nam; và nhiều đề tài với các Sở Khoa học Công nghệ các tỉnh
thành phố như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái bình…
Hiện nay, Viện cũng đang chủ trì thực hiện dự án Hợp tác Quốc tế ODA
về biến đổi khí hậu với Vương quốc Đan mạch, dự án NGO với Cộng hòa Pháp
và Cộng hòa Liên bang Đức.
Ngoài các đề tài và dự án nghiên cứu khoa học, Viện cũng thực hiện nhiều
các hợp đồng dịch vụ khoa học công nghệ với doanh thu hàng năm trên 10 tỷ,
nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước trên 1 tỷ đồng /1năm.
- Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học từ các loại thảo dược
truyền thống của Việt Nam đặc biệt các loại thuốc chống sốt rét trên cơ sở
artemisinin chiết xuất từ cây Thanh hoa hoa vàng và các dẫn xuất của nó, rutin
từ hoa hòe làm thuốc tim mạch, huyết áp, rotudin từ củ bình vôi làm thuốc an
thần. Một số chất có hoạt tính chống ung thư, hỗ trợ cai nghiện ma túy, các chất
kháng sinh, các chất pheromom, diệt nấm, diệt côn trùng, điều hòa sinh trưởng
thực vật… cũng được triển khai nghiên cứu và có kết quả quan trọng.
- Các loại tinh dầu, hương liệu dùng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ
phẩm và dược phẩm.
- Các hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật, tăng hàm lượng đường

trong mía, phân bón vi sinh và phân bón thảo mộc; các loại phân bón chậm tan;

- Vật liệu cảm quang, nhựa bọc bịt dùng trong công nghiệp in, điện và
điện tử, vật liệu polyme compozit có các tính chất đặc biệt , các công trình
nghiên cứu về cao su thiên nhiên Việt Nam biến tính.
- Các loại xúc tác hóa dầu; vật liệu dùng cho tích trữ và chuyển hóa năng
lượng vật liệu chế tạo điện cực biến tính; các loại vật liệu gồm có độ bền hóa và
bền nhiệt cao; nghiên cứu công nghệ chế biến kim loại quý, đá quý.
- Xây dựng gần 70 quy trình phân tích cấp Quốc gia, trong đó 40 quy
trình đã trở thành tiêu chuẩn Nhà nước được áp dụng rộng rãi trong phân tích,
đánh giá đo; ứng dụng tin học để chế tạo nhiều thiết bị điện hóa hiện đại.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


- Phương pháp giám định, điều tra về tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
xuất, nhập khẩu…; nghiên cứu các hiệu ứng phân tích mới làm cơ sở để nâng
cao độ tin cậy của các phép ân tích, đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước, đất
và không khí. Nhiều công nghệ tiên tiến đã được nghiên cứu và ứng dụng có kết
quả trong việc xử lý và bảo vệ môi trường như dây chuyền xử lý nước thải sinh
hoạt của các khu dân cư, nước thải của các nhà máy dệt nhuộm, thuộc da,
giấy… Công nghệ xử lý nước phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, nước nhiễm
mặn ở Quảng Bình.
Giai đoạn này, Viện Hóa học duy trì hình thức tổ chức vừa có phòng
nghiên cứu vừa có tập thể khoa học và nhóm nghiên cứu. Năm 2002, 2 tập thể
khoa học của TS. Nguyễn Thế Đồng và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo đã
chuyển đến viện mới thành lập là Viện Công nghệ Môi trường.
Các thành tựu nổi bật của Viện:
+ Các công trình nghiên cứu điều tra sàng lọc các hoạt chất từ thực vật Việt

Nam: đã xác định hàng trăm chất mới, có cấu trúc lý thú và hoạt tính sinh học
tốt từ cây cỏ nước ta. Đăng hàng trăm bài báo khoa học tại các tạp chí hàng đầu
của quốc tế và trong nước.
+ Xây dựng quy trình công nghệ có tính khả thi và hiệu quả kinh tế để chiết suất
artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng làm thuốc sốt rét; rutin từ hoa hoè làm
thuốc chống cao huyết áp; rotundin từ củ bình vôi làm thuốc an thần.
+ Nghiên cứu và sản xuất thử lượng lớn tinh dầu, hương liệu có chất lượng tốt,
giá thành thấp so với hàng nhập khẩu để dùng trong các xí nghiệp chế biến thực
phẩm, bánh kẹo, nước giải khát, thuốc lá…
+ Nghiên cứu và sản xuất thử chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc có hiệu lực trừ
sâu tốt và thân thiện với môi trường.
+ Nghiên cứu và tổng hợp được một số biệt dược (quy mô phòng thí nghiệm)
dùng làm thuốc chữa ung thư như cyclophosphamid, taxol, taxoter, tamoxifen;
thuốc tiểu đường (glibenclamid); thuốc sốt rét (piperaquin); thuốc chữa bệnh
HIV/AIDS (stavudin); cúm gia cầm H5N1 (oseltamivir phossphat); thuốc kháng
virirrut như acyclovir…
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


+ Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử chitin/chitosan
dùng trong y tế (màng băng, màng sinh học, thuốc kem), thực phẩm bổ dưỡng,
bảo quản thực phẩm…
+ Nghiên cứu cơ bản và chế thử ăcqui Ni-MH có chất lượng tốt.
+ Chế tạo thiết bị phân tích điện hoá và thiết bị kiểm tra chất lượng nước trên
diện rộng tự động điều khiển bằng vi tính được sử dụng trong nước và nước
ngoài; thiết bị kiểm tra chất lượng trong công nghiệp chế tạo pin.
+ Chế tạo các polyme nanocomposit, các polyme dẫn phục vụ lĩnh vực đời sống
và an ninh quốc phòng.

+ Xây dựng quy trình và chế tạo thiết bị xử lý nước thải của các xí nghiệp chế
biến thuỷ, hải sản. Chế tạo thiết bị và vật liệu xử lý nước phèn đồng bằng sông
Cửu Long dùng cho các hộ gia đình và các cụm dân cư.
+ Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử một số vật liệu mới
trên cơ sở các polyme, polyme nanocomposit có tính chất đặc biệt, được sử dụng
để chế tạo đệm chống va đập tàu biển, đế giầy, guốc hãm tàu hoả, xử lý ô nhiễm
dầu, giữ nước cho cây trồng, các sản phẩm trong công nghiệp in, điện và điện tử.
+ Nghiên cứu các hiệu ứng, các chất tăng cường, điện cực biến tính, sensor điện
hoá cũng như các phép đo hiện đại có sử dụng máy vi tính, xây dựng các
phương pháp đo quang phân tử, đo quang nguyên tử, sắc ký và điện hoá hiện đại
để xác định sự phân bố các nhóm chức, các dạng cấu trúc hoá học các chất vô cơ
và hữu cơ trong các mẫu tự nhiên phức tạp với độ chính xác và chọn lọc cao.
+ Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các vật liệu rây phân tử (Zeolit, AlPO4n, M41S) từ nguyên liệu trong nước đạt chất lượng cao dùng làm chất hấp phụ
và xúc tác cho hoá lọc dầu và xử lý môi trường và y tế.
+ Nghiên cứu tổng hợp thuốc chữa bệnh cúm do vi rút H5N1 gây ra từ nguồn
nguyên liệu trong nước. Sản phẩm sử dụng nguyên liệu sẵn có trong nước nhằm
sẵn sàng ứng phó cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.
+ Thiết kế và chế tạo được hệ máy phân tích cực phổ đa năng CPA-HH5. Sản
phẩm tổng hợp từ kết quả của một số đề tài cơ sở và Viện Khoa học và Công

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


nghệ Việt Nam. Sản phẩm đạt Cúp Vàng TECHMART VIETNAM ASEAN + 3
năm 2009.
+ Nghiên cứu công nghệ vi sinh chuyển hoá phytosterol đến androstenedione
(AD) và 9alpha-hydroxy AD sử dụng trong công nghiệp Hoá dược.
+ Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanochitosan ứng dụng trong dược phẩm, sinh học

và nông nghiệp. Sản phẩm đã đưa vào thử nghiệm quy mô rộng cho lúa ở các
địa phương Hưng Yên, Sóc Trăng v.v..
+ Nghiên cứu chế tạo vật liệu sử dụng trong lĩnh vực bảo quản quả (vải, nhãn,
mận) thuộc Chương trình "Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật
liệu”.
+ Nghiên cứu chế tạo và triển khai sản xuất bột canxi hydroxyapatite kích thước
Nano dùng làm thực phẩm chức năng và nguyên liệu bào chế thuốc chống loãng
xương. Đây là sản phẩm bổ sung canxi hiệu quả cao, hướng đến đối tượng sử
dụng là trẻ em, người cao tuổi.
+ Hoàn thành việc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc hỗ trợ cắt cơn cai
nghiện ma túy Heantos 4 (đã được Bộ Y tế nghiệm thu và cấp Giấy chứng nhận).
Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có Quyết định số 1366/QĐKHCNVN ngày 21/10/2011 về việc phê duyệt phương án hợp tác phát triển và
chuyển giao công nghệ sử dụng Sáng chế bài thuốc Heantos.
1.3. Phòng vật liệu polyme
Trưởng phòng là GS.TS Nguyễn Văn Khôi
Phó trưởng phòng TS.Đinh Gia Thành
Tổng cán bộ đang làm việc tại phòng gồm 19 cán bộ.
 Lĩnh vực nghiên cứu gồm có:
- Biến tính cao su tự nhiên bao gồm nghiên cứu quá trình cắt mạch cao su tự
nhiên và ứng dụng biến tính cao su tự nhiên bằng nhựa cacnadol và
phenolformandehit
- Trùng hợp và đồng trùng hợp các dẫn xuất acrylic

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Tổng hợp, biến tính và ứng dụng các Polyme ưa nước bao gồm biến tính tinh bột
ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, giấy, dệt, đồng trùng hợp

ghép các vinyl monome lên polysaccrit và chế tạo polyme siêu hấp thụ nước.
- Nghiên cứu chế tạo màng bảo quản hoa, quả, màng phủ nhà kính, màng phủ
nông nghiệp
Ngoài ra còn hợp tác quốc tế với Viện sinh thái và kỹ thuật môi trường, khoa
Kỹ thuật dân dụng – Ruhr ( CHLB Đức), Đại học Tổng hợp Bochum ( CHLB
Đức).
 Lĩnh vực hoạt động Khoa học và Công nghệ:
+ Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về Hóa học Cao phân tử làm cơ sở phát triển
công nghệ chế tạo và ứng dụng vật liệu mới;
+ Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme ưa nước sử dụng trong nông nghiệp:
polyme siêu hấp thụ nước, vật liệu chống xói mòn;
+ Polyme xử lý môi trường: xử lý nước, vật liệu chống bụi, hấp thụ dầu,...);
+ Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng một số polyme có nhóm chức đặc biệt dùng
trong lĩnh vực phân tách và tinh chế đất hiếm;
+ Nghiên cưu chế tạo và ứng dụng polyme trong công nghiệp thực phẩm, dược
phẩm;
+ Nghiên cứu chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi dùng trong lĩnh vực bảo
quản rau, quả tươi, thực phẩm,...
+ Nghiên cứu chế tạo màng phủ nông nghiệp: nhà lưới, màng phủ polyme tự
hủy.
+ Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu polyme
+ Tham gia đào tạo đại học và sau đại học.
 Kết quả triển khai khoa học và công nghệ
Từ năm 2011, đã chủ trì thực hiện 05 đề tài và 02 dự án cấp Nhà nước; 02
đề tài NCCB cấp Nhà nước; 15 đề tài và dự án cấp Bộ, Viện Hàn lâm KH&CN
Việt Nam; và các đề tài cấp cơ sở khác.

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ



Chương 2: Nội dung thực tập
2.1. Giới thiệu về thiết bị trộn hạt cắt hạt
Một số hệ thống tạo cắt hạt của các công ty trên thế giới
+ Hệ thống tạo hạt kéo sợi của Qingdao Royal Machinery Co., Ltd.,
Trung Quốc.

+ Hệ thống tạo hạt kéo sợi TE-65/120 của Zhang Jiagang Purui Plastic and
Rubber Machinery Co., Ltd., Trung Quốc

Một số hệ thống cắt tạo hạt trong nước
+ Hệ thống tạo hạt trong nước của Song Ming Machinery Ind., Đài Loan.

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


+ Hệ thống tạo hạt trong nước HJCH của Hanjin Ind., Co,. Ltd., Hàn Quốc

2.2. Máy đùn nhựa
Máy đùn trục vít là một loại máy gia nhiệt làm chảy lỏng nhựa rắn thành
dung dịch chay nhơt và nhựa lỏng được định hình, làm lạnh trong khuân tạo
thành nhiều sản phẩm khác nhau. Vì vậy máy đùn là một loại thiết bị không thể
thiếu trong sản xuất các mặt hàng từ nhựa trong công nghiệp để phục cho cuộc
sống con người. Trong phần đề ài này em xin được giới thiệu về máy đùn 2 trục
vít.

Hình 2.1: Cấu trúc máy đùn

Trong hình 2.3 cho thấy cấu tạo của thiết bị đùn nhựa. A: trục vít, B: thân
máy đùn (xy lanh), C: thiết bị gia nhiệt, D: đầu đo nhiệt, E: họng cấp liệu, F:
phễu cấp liệu, G: giảm áp lực đẩy, H: giảm tốc bằng bánh răng, I: motor, J: vùng
cấp liệu, K: vùng nén, L: vùng đẩy.
(i) Các bộ phận chính của máy đùn 2 trục vít bao gồm: động cơ AC, hai trục,
hộp số, hệ thống tra dầu, hệ thống cấp liệu vào máy, thân máy đùn và trục vít, bộ
phận gia nhiệt, hệ thống chân không, hệ thống làm mát, bộ phận khung máy.
* Động cơ AC: Là bộ phận điều khiển chính cho máy hoạt động.
* Cặp trục: có vai trò nối động cơ AC với hộp số.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


* Hộp số: có tốc độ quay là 600 vòng/min, chức năng của nó là làm giảm
tốc độ và điều chỉnh momen quay.
* Hệ thống bôi trơn dầu: có chức năng làm mát hê thống bôi trơn, bôi trơn
các bánh răng và hệ thống bánh răng.
* Hệ thống cấp liệu cho máy: định lượng nguyên liệu vào máy và thêm
lượng nguyên liệu thô từ thùng chứa đến khoang nạp liệu của trục vít.
* Thân máy đùn và trục vít: hộp số điều chỉnh trục vít theo cặp bánh răng.
Trục vít chuyển động quay trong thân máy đùn, vì thế sẵn sàng thực hiện việc
vận chuyển, hợp nhất, trượt, trộn hợp nguyên liệu. Sau đó tăng áp lực đến giá trị
nhất định, sẵn sàng cho quá trình đùn. Cấu trúc của thân máy đùn là lắp ráp và
ấn định theo nguyên liệu sử dụng là quy trình trước khi nhà máy cho phép hoạt
động. Nó không cần thiết cho người sử dụng thay đổi cấu trúc đó.
Sự kết hợp bánh răng được ấn định theo nguyên liệu sử dụng là quá trình
trước khi cho phép vận hành, và vận hành có thể điều chỉnh sự kết hợp bánh
răng đó theo quy trình cần thiết và nguyên liệu.
* Hệ thống gia nhiệt: trước khi vận hành, hệ thống gia nhiệt này gia nhiệt

cho trục vít và máy cắt để hoàn tất quá trình cài đặt nhiệt. Trong quá trình vận
hành, thiết bị đo nhiệt độ được điều chỉnh tự động.
* Hệ thống chân không: làm sạch khí bẩn trong trục vít
* Hệ thống làm mát: làm mát cho trục vít, ngoài ra bảo đảm nhiệt độ làm
việc của thiết bị chính
* Thân máy: bao gồm cấu trúc thân đế và vị trí, bảo đảm cho các bộ phận
khác trong quá trình vận hành của các bộ phận khác
(ii) Thiết bị phụ
a. Bể làm mát sản phẩm: làm lạnh sản phẩm
b. Thiết bị cắt hạt: làm khô và cắt sản phẩm
c. Máy cắt
Loại 2 trục, cùng chiều: Hai trục đặt cạnh nhau, quay cùng chiều với nhau
(Co-rotating twin screw extrunder). Dùng ở tốc độ cao 200 – 500 vòng/phút
(rpm). Các loại thiết bị mới có thể đạt tốc độ 1000 - 1600 rpm.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Hình 2.2: Cấu tạo thiết bị cắt
Loại hai trục ngược chiều (counter-rotating twin screw extrunder): tốc độ làm
việc phụ thuộc vào ứng dụng. Sử dụng chủ yếu để phối trộn (compounding),
chạy ở tốc độ 200-500 rpm. Loại tốc độ thấp hay sử dụng hơn, 10 – 40 rpm.
Loại ngược chiều có đặc tính vận chuyển tốt hơn so với loại cùng chiều.
Một đặc tính khác để phân biệt máy đùn là mức độ ăn khớp vào nhau (screws
intermeshing) của cánh trục vít .
Thông thường, các trục vít xen vào nhau. Hai trục vít không xen kẽ nhau
có ưu điểm là không có tiếp xúc giữa kim loại-kim loại. Tỷ số L/D đạt đến 100:1
hay cao hơn. L/D của trục vít xen kẻ nhau thường nhỏ hơn 60:1. Một nhược
điểm của loại hai trục không ăn khớp nhau là khả năng trộn bị hạn chế.

Trục vít hình trụ dài, có các cánh xoắn xung quanh. Các chức năng của
trục vít - vận chuyển, gia nhiệt, nóng chảy và trộn vật liệu nhựa. Độ ổn định của
quá trình làm việc, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào trục vít.
Các thông số quan trọng của trục vít:
Chiều dài trục vít (L) khoảng 15D – 30D; đường kính D; chiều sâu rãnh
vít (h); Bề dày của cánh vít (axial flight width); Bước vít (Pitch); Góc nghiêng
của cánh vít (Helix angle)

SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Hình 2.3: Trục vít
Thân của máy đùn có dạng hình trụ. Bên trong được phủ vật liệu cứng,
chống mài mòn. Trên thân máy, có các lỗ thông khí đề thoát các chất bay hơi có
trong nhựa - gọi là quá trình tách khí (devolatilization). Ví dụ như tách lượng ẩm
trong nhựa hút ẩm.
Bộ phận cấp liệu được nối vào thân máy đùn. Họng cấp liệu (feed throat)
có hệ thống nước làm mát tránh hiện tượng nóng chảy vật liệu, dính vào thành
thiết bị. Chiều dài của họng khoảng 1,5 lần , rộng khoảng ¾ đường kính của
thân máy đùn.
Một số máy đùn không có họng cấp liệu, liệu được đưa trực tiếp vào
thân máy đùn. Ưu điểm: chi phí thấp, ít chi tiết, không khó khăn để bố trí họng
cấp liệu với thân máy đùn. Nhược điểm: rất khó tạo được cách nhiệt giữa vùng
nhiệt độ cao thân máy với vùng nhịêt độ thấp họng cấp liệu, rất khó làm lạnh
họng cấp liệu.
Phễu nạp liệu được thiết kế sao cho đảm bảo dòng vật liệu chảy ổn định.
Có các thiết bị hỗ trợ để giúp quá trình nạp liệu ổn định.
Các thiết bị gia nhiệt bằng điện được đặt dọc theo thân máy đùn. Các máy

đùn thường có ít nhất 3 vùng nhiệt độ dọc theo chiều dài của thân máy đùn. Các
máy đùn dài hơn, có trên 8 vùng nhiệt độ. Mỗi vùng có hệ thống gia nhiệt và
làm lạnh riêng, có sensor đo nhiệt độ. Nhiệt độ thường đo bên trong thân máy.
Khuôn có thể có một hay nhiều vùng nhiệt độ phụ thuộc vào độ phức tạp của nó.
Khuôn thường được gia nhiệt, ít khi phải làm lạnh.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Thân máy đùn phải làm lạnh nếu nhiệt độ của nhựa tăng, tránh làm nhiệt
độ của thân máy đùn tăng quá giới hạn cho phép. Điều này cũng xảy ra tương tự
khi đùn nhựa có độ nhớt cao, tốc độ đùn lớn. Làm lạnh có thể bằng không khí.
Quạt gió đặt ở phía dưới máy đùn, mỗi quạt làm lạnh cho mỗi vùng.
Khi cần lấy đi một lượng nhiệt lớn, có thể dùng nước. Máy đùn hoạt động
tốt nhất khi trục vít cấp đủ năng lượng cho quá trình, gia nhiệt hoặc làm lạnh
cũng sẽ ít đi. Do vậy, với máy đùn trục vít đơn, làm lạnh bằng không khí là đủ.
Nước làm lạnh quá nhanh sẽ gây khó khăn cho việc khống chế đúng nhiệt độ.
2.3. Máy kéo sợi tạo hạt
Một hệ thống tạo hạt kéo sợi thông thường gồm những thiết bị như sau:

Hình 2.4. Hệ thống tạo hạt kéo sợi loại máng
- Khuôn tạo sợi gắn với thiết bị đùn.
- Hệ thống nước làm nguội để sợi nhựa được làm nguội và đông cứng, sử
dụng vòi phun hay luồng khí thổi trực tiếp lên sợi nhựa để lấy đi phần nước còn
bám vào sợi nhựa khi chúng được kéo ra khỏi thùng nước làm nguội.
Có 3 kiểu hệ thống nước làm nguội. Loại thứ nhất như ở hình 1 là loại
máng hay thùng nước. Loại này có thể dài đến 7-8 m, đủ dài để nhựa có thể
nguội và đông cứng. Loại thứ 2 là loại băng truyền tự động như hình 2. Loại này
nước được phun lên băng truyền phía trên vào sợi nhựa để làm nguội, sau đó

được thu hồi lại. Bộ phận phun nước được đặt dưới gầm máy. Độ dài băng
truyền có thể điều chỉnh thích hợp cho nhựa đông cứng.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Hình 2.5: Hệ thống tạo hạt kéo sợi loại băng truyền
Loại thứ 3 là hệ thống làm nguội tầng lỏng như hình 3.

Hình 2.6: Hệ thống tạo hạt kéo sợi loại tầng lỏng
Ở hệ thống này, nước được phun liên tục từ dưới lên tạo nên một tầng chất
lỏng bao lấy các sợi nhựa. Nước được lưu chuyển liên tục, do vậy hiệu suất làm
lạnh rất cao.
- Bộ dao cắt gồm một rôto gắn những lưỡi dao có thể thay thế và một dao
cố định để cắt sợi nhựa thành những hạt nhỏ hình trụ.

Hình 2.7: Máy cắt (trái) và đầu tạo hình (phải) của hệ thống tạo hạt kéo sợi
- Máy sang tách hạt để vận chuyển và tách những mạt nhựa vừa hoặc
những hạt quá to trước khi đóng bao.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


- Hệ thống kéo sợi được bố trí theo phương thẳng hàng với các thiết bị nối
tiếp nhau, bề ngang thông thường khoảng 2 hay 3 feet, và chiều dài có thể lên
đến 35 feet (10.7m) tùy theo kích thước và bố trí lắp đặt thùng nước làm nguội,
bộ phận thổi khí, dao cắt tạo hạt và lưới sang.
2.4. Nguyên lý hoạt động thiết bị trộn cắt hạt

Thông thường qui trình trộn tạo hạt có thể diễn ra theo 2 con đường. Con
đường thứ nhất là hạt nhựa và phụ gia được trộn hợp trước bằng máy trộn, sau
đó hỗn hợp thu được sẽ được đưa đến bộ phận nạp liệu của máy đùn và được
đùn tạo hạt.

Con đường thứ hai là thiết kế thêm một bộ phận nạp phụ gia trên
máy đùn. Phụ gia sẽ được đưa qua bộ phận này vào trong máy theo hàm lượng
tính toán.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Cách thứ nhất thường chỉ thích hợp cho các phụ gia ở dạng rắn. Cách thứ 2 thì
thích hợp hơn cho các phụ gia ở dạng lỏng.
Nhựa sau khi được nhào trộn trong máy đùn thì sẽ được đưa tới bộ phận
tạo hạt. Hiện nay, có nhiều công nghệ tạo hạt nhựa nhưng hai công nghệ được sử
dụng rộng rãi trong lĩnh vực tạo hạt nhựa là:
* Công nghệ kéo sợi (strand-cut) hay còn gọi là tạo hạt nguội: Hạt nhựa
được tạo ra bằng cách kéo sợi nhựa từ khuôn tạo sợi gắn sau máy đùn và cắt sợi
nhựa đã đông cứng thành hạt nhỏ hình trụ.
* Công nghệ cắt tạo hạt trong nước (underwater palletizing) hay tạo hạt
nóng: Nhựa đùn ra khỏi khuôn tạo hạt gắn sau máy đùn sẽ được cắt ngay trên bề
mặt khuôn tạo hạt được ngâm trong khoang kín chứa đầy nước.
Hai công nghệ này đều có thể đáp ứng cho những hệ thống đùn có công
suất nhỏ đến lớn và có khả năng tích hợp với các thiết bị phía trước (upstream)
kể cả như bơm nhựa, máy đùn một vít hoặc hai vít.
Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn bố trí
xếp thành hàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn. Những sợi
này được kéo liên tục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng

lại. Khi ra khỏi máng nước làm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy
đi bằng cách dùng khí thổi mạnh vào sợi nhựa hay sử dụng máy hút chân không
để tránh nước văng ra khu vực xung quanh máy. Sau khi làm khô, sợi nhựa được
kéo qua dao cắt liên tục gọi là máy cắt sợi, nhựa được cắt thành hạt hình trụ
ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơi vào máy tách hạt để tách
những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.
Còn hệ thống tạo hạt trong nước tiêu biểu là sử dụng một khuôn tạo hạt có
nhiều lỗ tròn được bố trí thành nhiều hàng theo chu vi tròn của khuôn tạo hạt.
Ngay tại tâm của khuôn tạo hạt là một cụm thiết bị dao cắt môtơ quay/dẫn động
được đặt trên phương đồng tâm và đối diện với khuôn tạo hạt. Cả hai, cụm thiết
bị dao cắt-môtơ quay/dẫn động và khuôn tạo hạt được thiết kế kết nối chung với
nhau thành một khoang kín hay còn gọi là buồng cắt. Khi khởi động quy trình
cắt tạo hạt, nước được lưu chuyển tuần hòan qua buồng cắt với hai chức năng
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


vừa làm nguội vừa vận chuyển hạt nhựa. Nhựa được đùn qua các lỗ tròn, một
loạt các lưỡi dao sẽ cắt nhựa đang nóng chảy và rơi tự do ngay vào môi trường
nước để tạo đông cứng. Hỗn hợp nước và hạt nhựa sẽ được đưa tới máy sấy ly
tâm nhờ luồng nước có áp lực tạo ra trong hệ thống ống nước tuần hoàn bằng
máy bơm. Tại máy sấy ly tâm, nước được tách ra khỏi hạt nhựa và sấy khô hạt
nhựa. Hạt nhựa tạo thành trong quy trình này có dạng hình cầu hay hình quả
trứng.
Công nghệ kéo sợi và cắt trong nước đều có thể cắt tới 25.000 lb/hr
(11.340 kg/hr), đáp ứng được dãy công suất mà nhiều nhà sản xuất hạt nhựa yêu
cầu. Tùy theo phạm vi yêu cầu sản xuất riêng biệt mà sự chênh lệch về chi phí
đầu tư thiết bị không đáng kể đối với những hệ thống sản xuất quy mô lớn. Chi
phí đầu tư cho thiết bị tạo hạt kéo sợi có phần hơi thấp hơn, trong khi hệ thống

tạo hạt trong nước lại có năng suất cao hơn. Do có sự khác biệt không lớn nên
ảnh hưởng về chi phí đầu tư trên giá thành đơn vị sản phẩm nói chung là không
đáng kể.
Sau khi tạo hạt, hạt được đóng bao và bảo quản hoặc vận chuyển. Các
chất dẻo thông thường được sử dụng trong các bao, các thùng ở dạng quen thuộc
và được sắp xếp thành kiện để bảo quản. Các chất dẻo được sản xuất và chuyên
chở với khối lượng lớn hơn cả: PE, PS, PVC thì thường được xếp trong các
thùng chứa. Các chất dẻo này- từ nhà máy sản xuất tới xí nghiệp gia côngthường được vận chuyển trong các thùng, bằng oto hoặc đường sắt. Khi lấy vật
liệu ra người ta dùng khí nén. Thời gian gần đây đã phổ biến việc vận chuyển
bằng khí nén qua các ống dẫn để vận chuyển vật liệu trong khu vực sản xuất.
Muốn thế cần có sư chêch lệch áp suất giữa thiết bị vận chuyển- một đằng nén
một đằng tạo chân không. Yêu cầu về công suất vận chuyển của cả hai hệ thống
khí nén và chân không do chiều dài vận chuyển xác định.
Năng suất của thiết bị vận chuyển bằng khí nén có thể được tăng lên do sự
tăng của áp suất. Ở các thiết bị vận chuyển khí nén không có bộ phận tách liệu,
vật liệu được trực tiếp thổi vào thùng chứa. Sử dụng chân không để vận chuyển
vào lẫn với dòng vật liệu.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


Trong các xưởng gia công chất dẻo đều sử dụng cả hai loại thiết bị vận
chuyển, trong một số trường hợp vận chuyển bằng khí nén- chân không là rất
lợi.
Thiết bị vận chuyển bằng khí nén cùng với các thùng chứa, thiết bị tháo
dỡ liệu dùng để truyền liệu vào thiết bị vận chuyển. Hệ thống vận chuyển có
máy nén khí, sau đó là máy tách liệu, dùng để tách liệu với khí nén.
Để đảm bảo hệ thống cung cấp liệu có các thùng chứa được trang bị thêm
các bộ phận cấp liệu từ các bao. Vật liệu dạng hạt, phụ thuộc vào độ lớn của hạt,

tốc độ vận chuyển đạt vào khoảng 50% tốc độ khí, còn liệu dạng bột thì 90%.
Từ các thùng chứa vật liệu đi qua thiết bị đo, đi vào mày trộn, sau đó vào
thùng chứa của máy gia công. Để cung cấp liệu cho thùng chứa của xưởng và
máy gia công người ta sử dụng bộ phận chuyển liệu bằng chân không. Để kiểm
tra sự chất liệu trong thùng chứa, ngưởi ta sử dụng dấu hiệu màu.
2.5. Thông số kĩ thuật và tính chất của một số loại nhựa thường dùng để gia
công
2.5.1. Nhựa Polyvinylclorid – PVC
a. Đặc điểm
Bột PVC màu trắng, không mùi vị, không tan trong nước.
- Có hai loại bột PVC:
+ Bột PVC-S (sản xuất bằng phương pháp trùng hợp huyền phù) hạt có kích
thước từ 240 – 250 m.
+ Bột PVC-E (sản xuất bằng phương pháp trùng hợp nhũ tương) hạt có kích
thước từ 0.1 – 20 m, sờ tay thấy trơn, mịn.
- Bột PVC để trong không khí có hút ẩm.
b. Các loại nhựa nhựa PVC
- Tuỳ theo mục đích sử dụng người ta có thể điều chế các loại PVC khác nhau
phụ thuộc chủ yếu vào lượng hoá dẻo đưa vào.
- PVC mềm: có lượng hoá dẻo lớn (> 30%) để sản xuất màng, vải giả da, dép…
Loại này có tính đàn hồi cao, sản phẩm bóng.
SV: Vũ Minh Đức

Lớp: Hóa Hữu cơ


×