VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH PHƢƠNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG Ở
TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN II
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN MINH PHƢƠNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG Ở
TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN II
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết Học
Mã số: 82 29 001
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM DUY HOÀNG
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện, các số liệu được trích
dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đáng tin cậy và là kết quả của quá trình
tiến hành khảo sát thực tế. Những nội dung và kết luận trong luận văn mà tôi nghiên
cứu chưa được công bố ở bất kể đâu. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Ngƣời làm luận văn
Nguyễn Minh Phƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN ................................................................. 7
1.1 Tiền đề lý luận và thực tiễn hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên ................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên ....... 7
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên ................ 14
1.2. Nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên ...................................................................................... 20
1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thanh niên ................................................ 20
1.2.2. Đánh giá của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên ........................ 22
1.2.3. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên .............................................................................................................. 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN II TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ....................................................................................................... 37
2.1. Đặc điểm, tình hình và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cách mạng
cho đoàn viên thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong thời
gian vừa qua .................................................................................................. 37
2.1.1. Một số nét khái quát về đặc điểm, tình hình của Trƣờng Cao đẳng An ninh
nhân dân II hiện nay ............................................................................................... 37
2.1.2. Đặc điểm của học viên, đoàn viên thanh niên trƣờng Cao đẳng An ninh nhân
dân II trong giai đoạn hiện nay ................................................................................ 38
2.1.3. Những chủ thể trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên
thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II hiện nay .................................. 41
2.1.4. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên
Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong thời gian qua ................................... 43
2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng, phƣơng hƣớng và một số nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên
Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong giai đoạn hiện nay .................... 59
2.2.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác giáo dục nâng cao đạo đức cách
mạng cho đoàn viên thanh niên Trƣờng cao đẳng An ninh nhân dân II giai đoạn
hiện nay .................................................................................................................. 59
2.2.2. Phƣơng hƣớng trong công tác giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho
đoàn viên thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong giai đoạn
hiện nay .................................................................................................................. 62
2.2.3. Một số các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo
đức cách mạng cho đoàn viên thanh niên trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II
giai đoạn hiện nay .................................................................................................. 66
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANND
ANQG
:An ninh nhân dân
:An ninh quốc gia
ANTQ
:An ninh Tổ quốc
BCA
:Bộ công an
BNV
:Bộ nội vụ
CAND
:Công an nhân dân
CNCS
:Chủ nghĩa cộng sản
CNXH
:Chủ nghĩa xã hội
CT
:Chỉ thị
Ctr
:Chƣơng trình
ĐUCA
:Đảng ủy Công an
GS
:Giáo sƣ
NQ
:Nghị quyết
PGS
:Phó giáo sƣ
QĐ
:Quyết định
QH
:Quốc hội
TNCS
:Thanh niên cộng sản
TT
:Thông tƣ
TTATXH :Trật tự an toàn xã hội
TH.S
:Thạc sĩ
TW
:Trung ƣơng
TWĐTN
:Trung ƣơng đoàn thanh niên
XHCN
:Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số, là lực lƣợng luôn có
vai trò quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nƣớc. Trong quá
trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin và kỳ
vọng lớn lao vào lực lƣợng thanh niên, xác định thanh niên là rƣờng cột của nƣớc
nhà, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là một trong những nhân tố quyết định vận
mệnh của dân tộc, đến sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa .
Hiện nay đất nƣớc ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc thì Công an nhân dân Việt Nam là lực lƣợng quan trọng đóng vai trò nòng cốt,
xung kích. Chức năng cơ bản của lực lƣợng Công an nhân dân là tham mƣu cho
Đảng, Nhà nƣớc về lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thực hiện chức
năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu
tranh phòng chống các loại tội phạm và các thế lực thù địch.
Để lực lƣợng Công an nhân dân thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của
mình, cùng với xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam trở thành chính
quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, thì đội ngũ này cũng cần phải đƣợc quan tâm
đào tạo một cách toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để
có những cán bộ, chiến sỹ vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa có năng lực chuyên môn
nghiệp vụ giỏi, vừa có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong
sáng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
Xuất phát từ mục tiêu đó, lực lƣợng đoàn viên thanh niên Công an nhân dân là một
trong những nhân tố cần đƣợc quan tâm bồi dƣỡng nhiều hơn trong vấn đề này.
Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của quá trình hội nhập quốc tế, cùng với mặt trái của
nền kinh tế thị trƣờng đã có một bộ phận cán bộ, chiến sỹ xa rời lý tƣởng, suy thoái
về mặt đạo đức; bên cạnh đó các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh các hoạt
động “diễn biến hòa bình” làm tha hóa đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, lực lƣợng vũ trang. Trong đó, Công an nhân dân là lực lƣợng mà các thế
1
lực thù địch tập trung tấn công, nhằm “phi chính trị hóa” làm suy giảm phẩm chất
cách mạng và sức chiến đấu của lực lƣợng. Vì vậy, công tác giáo dục đạo đức cách
mạng cho toàn lực lƣợng nói chung và nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cách
mạng cho đoàn viên thanh niên Công an nhân dân nói riêng càng trở nên cấp bách
đối với Đảng và Ngành Công an.
Trong giai đoạn hiện nay, đoàn viên thanh niên các trƣờng Công an nhân dân
nói chung, đoàn viên thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II nói riêng là
một bộ phận quan trọng, là đội ngũ trí thức tƣơng lai, gánh vác những trọng trách to
lớn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đội ngũ này cần phải đƣợc thƣờng
xuyên chăm lo, giáo dục, rèn luyện để trở thành những ngƣời có đủ đức, đủ tài thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhân dân giao phó. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng đó, Đảng, Ngành Công an và Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II đã
thƣờng xuyên quan tâm đến công tác giáo dục phẩm chất chính trị, chăm lo bồi
dƣỡng giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ đoàn viên thanh niên, coi đây là
nhiệm vụ then chốt, trọng yếu trong công tác giáo dục đào tạo của Ngành và của
Nhà trƣờng.
Để đạt đƣợc mục tiêu đó, việc tăng cƣờng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là rất quan trọng, trong đó tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên có ý nghĩa sâu sắc trong giai đoạn hiện nay ở
Việt Nam nói chung và tại Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II nói riêng.Với tất
cả những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo
đức cách mạng cho thanh niên và vận dụng ở Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân
dân II trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trƣớc đến nay ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên và công tác giáo dục, đào
tạo, bồi dƣỡng thanh niên ở một địa bàn hoặc một số lĩnh vực nhất định. Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về thanh niên đƣợc đề cập trong các tác phẩm nhƣ Hồ Chí Minh toàn
tập; Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc ở một số các công trình tiêu biểu nhƣ:
2
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của PGS.TS Đinh Xuân Dũng (chủ
biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008. Cuốn sách này là tập hợp những bài
nghiên cứu, những trích dẫn tiêu biểu về tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh và một số
mẩu chuyện chân thật, sinh động, ngắn gọn về tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh để
phục vụ việc học tập của cán bộ, đảng viên, quảng đại quần chúng nói chung và đối
với cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trƣờng nói riêng.
“Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên” của tác giả
Văn Tùng, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đã khái quát về tình
hình thanh niên nƣớc ta trong mấy năm đầu thế ký thứ XXI; Tính toàn diện và hệ
thống về giáo dục, bồi dƣỡng đạo đức cách mạng trong tƣ tƣởng của Bác Hồ; Bác
Hồ với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân” do Thƣợng tƣớng, GS.TS Tô
Lâm (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. Cuốn sách đã khái
quát có hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp bảo vệ an ninh,
trật tự của đất nƣớc; về xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân trong sạch, vững
mạnh. Đồng thời làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên cơ sở vận dụng tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân.
Ngoài ra, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên cũng
đƣợc nghiên cứu và trình bày khá phong phú trong các luận văn, luận án tiến sĩ:
“Xây dựng đạo đức cho thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa” - Luận án tiến sĩ của Phạm Minh Giang, 2011; hoặc đƣợc
nghuên cứu và trình bày trong các luận văn thạc sĩ nhƣ: “Giáo dục đạo đức cho
thanh niên trong quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay” - Luận văn thạc sĩ
của Hồ Thể Giao, 2014; “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên và ý nghĩa
của nó đối với việc đổi mới công tác thanh niên ở Bình Dƣơng hiện nay” - Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Nhung, 2013; “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thanh niên và ý nghĩa của nó trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” - Luận văn thạc sĩ của Bùi Xuân
Dũng, 2011;... Nhìn chung một số các luận văn hay luận án nêu trên đều đã thể hiện
3
đƣợc vai trò và tầm quan trọng của lực lƣợng thanh niên trong quá trình xây dựng
đất nƣớc, đặc biệt là vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trƣờng... góp phần giúp Việt Nam vững
bƣớc trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các luận văn, luận án cũng đề
cập đến thực trạng về một bộ phận thanh niên hiện nay sống phai nhạt lý tƣởng,
thiếu lập trƣờng tƣ tƣởng cách mạng...Từ đó các công trình nghiên cứu đề cao công
tác giáo dục lý tƣởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho thanh niên trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn hiện nay.
Một số sách, báo, tạp chí xuất bản cũng có nội dung liên quan đến vấn đề nhƣ:
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của thanh niên” của Lê Văn Điện, tạp chí
Xây dựng Đảng, số 6/2012; “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác
thanh niên” của Lê Văn Ri, tạp chí Xây dựng Đảng, số 10/2011; “Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về công tác giáo dục thanh niên” của Th.s Phạm Văn Quốc, tạp chí Tổ chức
Nhà nƣớc, số 6/2016; “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác đoàn” của
Trần Quyết Thắng, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, số 10/2015... Nhìn chung
các bài viết đều làm rõ đƣợc những nội dung của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh
niên và công tác thanh niên, tầm quan trọng của thanh niên trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng khéo léo lồng
ghép vào một số các giải pháp để nâng cao công tác giáo dục, bồi dƣỡng đạo đức
các mạng cho lực lƣợng thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn tổng thể đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đƣợc công
bố liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, có rất ít công trình đi sâu nghiên cứu về vai trò
và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ thanh
niên Công an nhân dân nói chung và thanh niên các trƣờng Công an nhân dân nói
riêng. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức cách mạng cho thanh niên và vận dụng ở Trƣờng Cao đẳng An ninh
nhân dân II trong giai đoạn hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
4
Tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng
cho thanh niên, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cách
mạng cho các thế hệ đoàn viên thanh niên tại Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II
trong giai đoạn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên, vai trò,
nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho
đoàn viên thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II thời gian qua.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức
cách mạng cho thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với công
tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nói chung và vận dụng tƣ tƣởng đó
vào công tác nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên thanh
niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu trong giới hạn giáo dục đạo đức cách
mạng cho đoàn viên thanh niên của Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là những tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh
niên đƣợc tập hợp trong tác phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập” gồm 15 tập do nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011. Ngoài ra, luận văn còn dựa trên
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên;
Luật thanh niên số 53/2005/QH11 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam
5
thông qua ngày 29/11/2015; luận văn còn chú ý sử dụng các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận phổ biến của việc nghiên cứu là phép
biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp logic và lịch sử, phƣơng pháp khảo sát, phƣơng
pháp điều tra xã hội học v.v...trong nghiên cứu và trình bày.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của việc nâng cao chất
lƣợng giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên Trƣờng Cao đẳng An
ninh nhân dân II theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho
thanh niên và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cách
mạng cho đoàn viên thanh niên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân II trong giai
đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy tại trƣờng
Cao đẳng An ninh nhân dân II nói riêng và các trƣờng Công an nhân dân nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu thành 02 chƣơng, 4 tiết.
6
CHƢƠNG 1
TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN
1.1 Tiền đề lý luận và thực tiễn hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
Bối cảnh thời đại trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xảy ra rất
nhiều biến động. Chủ nghĩa tƣ bản chuyển sang giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc.Chúng
tăng cƣờng các cuộc chiến tranh xâm lƣợc và bóc lột thuộc địa.Cũng trong những
năm cuối thế kỷ XIX, trung tâm của cách mạng chuyển từ các nƣớc châu Âu sang
nƣớc Nga. V.I Lênin đã vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác cùng với Đảng
Bôsêvích Nga lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mƣời vĩ đại giành thắng lợi năm
1917. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mƣời đã làm cho chủ nghĩa cộng sản
từ lý luận trở thành thực tiễn sinh động, không chỉ giải phóng cho giai cấp công
nhân, nông dân và nhân dân lao động, đƣa họ đến địa vị làm chủ xã hội: “Cách
mạng Tháng Mƣời đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tƣ sản và giai cấp
phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của ngƣời lao động, xây dựng một xã hội
hoàn toàn mới, một xã hội không có ngƣời bóc lột ngƣời”[40, tr. 338], mà nó còn
làm rung chuyển thế giới, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Cách mạng Tháng Mƣời đã đánh thức và cổ vũ những ngƣời bị áp bức, bóc
lột, bất công trên thế giới, khơi dậy tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng con ngƣời. Nhƣ Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống nhƣ mặt trời chói lọi,
Cách mạng Tháng Mƣời Nga chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu ngƣời
bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài ngƣời chƣa từng có cuộc cách
mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa đến nhƣ thế”[40, tr. 387]. Đánh giá về ý nghĩa
thời đại và những tiến bộ xã hội của Cách mạng Tháng Mƣời, Hồ Chí Minh đã
7
khẳng định: “Cách mạng tháng Mƣời đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc,
phá tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng. Cách mạng Tháng Mƣời
nhƣ tiếng sét đánh thức nhân dân châu Á thức tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay mở ra
trƣớc mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[40, tr.
163-164].
Đối với Việt Nam chúng ta từ thế kỷ XVIII chế độ phong kiến đã lâm vào
tình trạng khủng khoảng một cách trầm trọng. Trong giai đoạn chúa Nguyễn Phúc
Ánh cầu viện Pháp đánh nhà Tây Sơn thì các thuyền buôn phƣơng Tây đã đến Việt
Nam cùng với đó là sự xuất hiện của các nhà truyền giáo của đạo Công giáo. Những
kẻ này núp dƣới danh nghĩa truyền đạo để đi thăm dò mở đƣờng cho thực dân Pháp
xâm lƣợc nƣớc ta. Và dã tâm đó đã đƣợc thực dân Pháp thực hiện.Vào mờ sáng
ngày 01/9/1858 thực dân Pháp đã nổ súng xâm lƣợc Việt Nam. Triều đình phong
kiến nhà Nguyễn đã nhanh chóng đầu hàng giặc Pháp. Việt Nam từ đây trở thành
đất bảo hộ của Pháp, triều đình phong kiến chỉ còn là bù nhìn, xã hội Việt Nam lúc
này mâu thuẫn dâng cao hơn lúc nào hết, ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ
phong kiến với giai cấp nông dân, lúc này còn nổi lên một mâu thuẫn bao trùm đó là
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
Sau khi hoàn tất quá trình xâm lƣợc Việt Nam, ngƣời Pháp đã tổ chức ra một
bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ƣơng cho đến địa phƣơng. Chúng chia nƣớc
ta ra làm ba kỳ với ba chế độ khác nhau và tiến hành các chính sách cai trị về chính
trị, kinh tế và văn hóa.
Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị theo kiểu thực dân,
chúng đã tƣớc bỏ hết các quyền đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến
triều Nguyễn; chia Việt Nam ra làm ba kỳ, mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng. Đồng
thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp còn câu kết với giai cấp địa chủ
trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Với chính
sách “chia để trị” và” dùng ngƣời Việt trị ngƣời Việt” thực dân Pháp đã làm cho xã
hội Việt Nam bị chia cắt, lòng dân ly tán, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc để dễ bề
8
dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân yêu nƣớc, khiến cho xã hội Việt Nam
chúng ta lúc bấy giờ hết sức ngột ngạt về chính trị.
Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cƣớp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, xây
dựng các hầm mỏ xí nghiệp nhằm phục vụ cho các nhu cầu phát triển công nghiệp ở
chính quốc. Lúc này nhân dân An Nam phải sống rất khổ cực dƣới hai tầng áp bức
thực dân và phong kiến, không những bị tƣớc đoạt hết các quyền tự do dân chủ, bị
tƣớc đoạt hết các nguồn tƣ liệu sản xuất cơ bản mà nhân dân ta còn bị thực dân
Pháp bóc lột đến tận xƣơng tủy với với hàng chục loại thuế khác nhau nhƣ là thuế
gạo, thuế ruộng đất, thuế muối, thuế thân... Hồ Chí Minh đã kết luận: “Từ năm 1890
đến năm 1896, thuế trực thu tăng gấp đôi; từ năm 1896 đến năm 1898 lại tăng lên
gấp rƣỡi. Làng nào bị tăng thuế cũng cắn răng mà chịu; hỏi còn biết kêu vào đâu?
Đƣợc thể các ngài Công sứ càng làm già. Nhiều ngƣời Pháp coi việc các làng ngoan
ngoãn đóng thuế nhƣ vậy là một bằng chứng rõ ràng rằng mức thuế không có gì là
quá đáng”[27, tr. 81-82].
Về văn hóa giáo dục, để dễ bề cai trị, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu
dân, mở nhà tù nhiều hơn trƣờng học, duy trì các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, ngăn
chặn sự ảnh hƣởng của văn hóa tiên tiến vào Việt Nam kể cả văn hóa tiến bộ Pháp,
đầu độc nhân dân ta nhất là lực lƣợng thanh niên bằng thuốc phiện và rƣợu cồn cùng
với những văn hóa phẩm phƣơng Tây đồi trụy nhằm làm suy nhƣợc giống nòi, ru ngủ
thanh niên làm suy giảm tinh thần đấu tranh cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ
tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dƣơng: “Chúng tôi không những bị áp bức
và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm...bằng
thuốc phiện, bằng rƣợu...chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi
không có quyền tự do học tập”[26, tr. 34]. Đặc biệt nhấn mạnh về tội ác của chính
sách ngu dân mà thực dân Pháp tiến hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lúc ấy, cứ
một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rƣợu và thuốc phiện.
Nhƣng cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mƣời trƣờng học...hàng
năm ngƣời ta đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rƣợu cho 12 triệu ngƣời bản xứ kể cả đàn
bà và trẻ con”[27, tr. 40].
9
Đến đầu thế kỷ XX, với những chính sách cai trị cùng với các cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã biến đổi một cách sâu sắc, đặc biệt
là sự phân hóa giai cấp. Lúc này xã hội Việt Nam ngoài hai giai cấp chính là giai
cấp địa chủ và giai cấp nông dân, thì dƣới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp mới
nhƣ giai cấp công nhân, giai cấp tƣ sản và tầng lớp tiểu tƣ sản.
Giai cấp địa chủ.
Giai cấp này đƣợc sinh ra và tồn tại trong lòng xã hội phong kiến, khi thực
dân Pháp sang xâm lƣợc và đô hộ Việt Nam chúng ta thì giai cấp này cùng với
chính quyền phong kiến triều Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp để cùng
bóc lột nhân dân ta. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, giai cấp địa chủ cũng
có sự phân hóa trong nội bộ của mình. Một bộ phận giai cấp địa chủ cam tâm tình
nguyện làm tay sai cho Pháp, làm công cụ bóc lột nhân dân lao động để vơ vét của
cải cho thực dân Pháp; bên cạnh đó cũng có một bộ phận của giai cấp địa chủ có
tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nƣớc, căm ghét chế độ thực dân và chính quyền bù
nhìn phong kiến nên đã đứng về phe cách mạng, ủng hộ cách mạng hoặc trực tiếp
nổi dậy làm thủ lĩnh của một số phong trào cách mạng.
Giai cấp nông nhân.
Giai cấp nông dân là lực lƣợng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam với
hơn 90% dân số. Tuy nhiên, đây cũng là giai cấp phải chịu nhiều cực khổ nhất dƣới
hai tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Ngoài việc mỗi ngƣời phải gánh
trên vai hàng trăm thứ thuế vô lý của thực dân, phong kiến, họ còn bị tƣớc đoạt hết
ruộng đất cho thực dân mở các đồn điền, họ bị bắt đi phu, đi lính cho Pháp. Một lực
lƣợng lớn ngƣời trong độ tuổi lao động, đặc biệt là thanh niên đã bị thực dân Pháp
bắt phu, bắt lính, họ bị bóc lột và đánh đập một cách thậm tệ. Miêu tả về tình cảnh
này, Hồ Chí Minh đã viết: “Phần lớn những đồn điền này đều đƣợc thực dân lập ra
bằng lối cƣớp giật đƣợc hợp pháp hóa... Hàng bao nhiêu làng đã bị tƣớc đoạt theo
kiểu đó, và dân bản xứ đã rơi vào cảnh phải lao động cho bọn chúa đất đƣơng thời,
bọn này chiếm đoạt có khi lên đến 90% thu hoạch”[27, tr. 91]. Tình cảnh khốn khổ
10
và bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù bọn
thực dân đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ
trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
Giai cấp công nhân.
Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lƣợc nƣớc ta,
thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Dƣới tác động của các cuộc khaithác
thuộc địa, giai cấp công nhân ở nƣớc ta đã ra đời. Tính đến cuối năm 1929, tổng số
công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tƣ bản Pháp là hơn 22 vạn ngƣời.
Dù ra đời muộn hơn giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân, số lƣợng cũng
tƣơng đối ít nhƣng giai cấp công nhân Việt Nam phần lớn là những ngƣời trong độ
tuổi thanh niên, họ có sức khỏe và là những ngƣời ham học hỏi nên đã sớm trƣởng
thành và mang những đặc điểm cũng nhƣ là phẩm chất của giai cấp công nhân quốc
tế nhƣ: Sinh hoạt tập trung trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp; đại diện cho
phƣơng thức sản xuất mới; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần cách mạng cao;
có khả năng tiếp thu những luồng văn hóa, tri thức tiến bộ của nhân loại...Và vì vậy,
giai cấp công nhân Việt Nam cũng có sứ mệnh lịch sử nhƣ giai cấp công nhân quốc
tế đó là: Đánh đổ giai cấp tƣ sản và chủ nghĩa tƣ bản để đem lại quyền lợi cho giai
cấp vô sản, lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng chặt đứt
xiềng xích của thực dân phong kiến, đem lại quyền độc lập dân tộc và quyền tự do
dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Nhận định về giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
này, cố Tổng Bí thƣ Lê Duẩn đã viết: “Giai cấp vô sản Việt Nam tuy còn non trẻ và
nhỏ bé, song là một giai cấp rất kiên quyết cách mạng... Những đặc điểm nói trên đã
làm cho giai cấp vô sản Việt Nam có một sức mạnh và một uy thế tinh thần rất to
lớn giúp cho nó giành đƣợc địa vị ƣu thắng và quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
từ sau cuộc bạo động Yên Bái”[11, tr. 21-22].
Giai cấp tư sản.
Giai cấp tƣ sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp bao gồm: Tƣ sản công nghiệp và tƣ sản thƣơng nghiệp, các chủ
đồn điền, hầm mỏ...Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, giai cấp tƣ
11
sản đã bị phân hóa thành hai bộ phận đó là tƣ sản mại bản và tƣ sản dân tộc. Bộ
phận tƣ sản mại bản đã bắt tay với tƣ bản Pháp, gắn bó với tƣ bản Pháp để làm ăn
kinh doanh và bóc lột nhân dân Việt Nam. Bộ phận còn lại là tầng lớp tƣ sản có tinh
thần dân tộc cách mạng và trong lịch sử bộ phận tƣ sản dân tộc này cũng là một lực
lƣợng của cách mạng, đã đóng góp một phần đáng kể cho cách mạng Việt Nam.
Tầng lớp tiểu tư sản.
Tầng lớp này bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức, thợ
thủ công và những ngƣời buôn bán nhỏ. Họ có lòng yêu nƣớc, căm thù đế quốc, thực
dân, lại chịu ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy,
đây là lực lƣợng có tinh thần cách mạng cao và sẵn sàng đi theo giai cấp lãnh đạo để
làm cách mạng. Đánh giá về tầng lớp tiểu tƣ sản thời kỳ này, đồng chí Lê Duẩn đã
viết: “Giai cấp tiểu tƣ sản ở một nƣớc vốn là thuộc địa nhƣ nƣớc ta rất hăng hái cách
mạng. Đặc biệt là tầng lớp trí thức, học sinh, có tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, tha
thiết mong muốn bảo vệ truyền thống văn hóa đẹp đẽ của dân tộc, khôi phục những
giá trị tinh thần cao quý của con ngƣời Việt Nam bị bọn đế quốc phong kiến chà đạp.
Họ tỏ ra thức thời và rất nhạy cảm với thời cuộc. Đƣợc phong trào cách mạng rầm rộ
của công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ bƣớc vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông
và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở
thành thị”[11, tr. 27].
Nhƣ vậy, trƣớc sự xâm lƣợc, cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,
xã hội Việt Nam đã thay đổi về tính chất từ xã hội phong kiến thành xã hội thực dân
nửa phong kiến. Thực tiễn đó đã đặt ra hai nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó
là: Đánh đuổi đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân
và đánh đổ giai cấp địa chủ cùng chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu để đem lại
ruộng đất cho dân cày nghèo. Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc đó, hàng loạt các
cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã nổ ra, tiêu biểu nhƣ: Phong trào Cần Vƣơng (1885 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. Khởi nghĩa Yên Thế do
Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1887 - 1913). Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội
Châu với chủ trƣơng tìm ra con đƣờng cứu nƣớc mới trong hội Duy Tân với sự cầu
12
viện nƣớc Nhật để đánh đuổi giặc Pháp. Phong trào của cụ Phan Chu Trinh theo
khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản, chống Pháp với con đƣờng bất bạo động...Các phong
trào đấu tranh này lúc đầu diễn ra rất sôi nổi nhƣng chỉ đƣợc một thời gian thì bị
thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến tay sai đàn áp và dập tắt.
Những phong trào đấu tranh trên đã tập hợp đƣợc một lực lƣợng đông đảo
nhân dân tham gia, đặc biệt là tầng lớp thanh niên yêu nƣớc. Và cũng từ những
phong trào đó mà hàng loạt các tổ chức thanh niên đã ra đời nhƣ: Việt Nam nghĩa
đoàn của nhóm thanh niên yêu nƣớc Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Hà Nội ra đời năm
1925, về sau nhóm này kết hợp với các sĩ phu yêu nƣớc thành lập hội Phục Việt;
Đảng Thanh niên ra đời tháng 3 năm 1926; Đảng Thanh niên cao vọng thành lập
năm 1926; Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập năm 1927...Các tổ chức cách mạng
này ra đời chứng tỏ mâu thuẫn xã hội đã lên đến đỉnh điểm, các phong trào chống
thực dân, phong kiến phát triển sôi nổi khắp trong cả nƣớc. Hơn nữa các tổ chức
cách mạng này ra đời và phần lớn lực lƣợng tham gia tổ chức đều là thanh niên
chứng tỏ tầng lớp thanh niên luôn là những ngƣời có tinh thần cách mạng rất lớn,
sẵn sàng tiên phong đi đầu và không quản ngại hy sinh, gian khổ trong các phong
trào đấu tranh cách mạng để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Tuy nhiên,
các phong trào này duy trì đƣợc một thời gian ngắn rồi cũng bị dập tắt. Sự thất bại
của các phong trào này chứng minh các phong trào đấu tranh cách mạng theo
khuynh hƣớng phong kiến hoặc khuynh hƣớng dân chủ tƣ sản đều không còn phù
hợp với tình hình hiện tại, và nhu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc bấy
giờ là phải tìm ra một con đƣờng cứu nƣớc mới.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó, đƣợc tận mắt chứng kiến cảnh
nƣớc mất nhà tan, cuộc sống lầm than khổ cực của nhân dân, bi kịch làm nô lệ của
dân tộc bị cƣớp nƣớc, Hồ Chí Minh đã rất cảm kích lòng yêu nƣớc của các chí sỹ
đƣơng thời, nhƣng lại sớm nhận ra những hạn chế từ các phong trào đấu tranh đó. Hồ
Chí Minh đã nhận định về các phong trào đấu tranh của các vị cách mạng tiền bối
trong giai đoạn này nhƣ sau: “Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện
cải lƣơng, việc này “chẳng khác nào xin giặc rũ lòng thƣơng”. Cụ Phan Bội Châu hi
13
vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đƣa hổ cửa trƣớc, rƣớc beo cửa
sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhƣng còn
nặng cốt cách phong kiến”[47, tr. 10-11]. Đồng thời qua các phong trào này, Hồ Chí
Minh nhận thấy đã có một lực lƣợng rất đông đảo thanh niên chủ yếu là học sinh,
sinh viên tham gia rất tích cực vào phong trào cách mạng. Từ đây, Ngƣời đã nhận
thức đƣợc thanh niên có một vai trò, một nhiệm vụ, một trọng trách rất to lớn đối với
vận mệnh của quốc gia dân tộc.
Nhƣ vậy, chính từ hoàn cảnh nƣớc mất nhà tan, nhân dân phải chịu cảnh nô lệ,
bị áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. xuất phát từ lòng yêu nƣớc nồng
nàn, từ thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào
bế tắc không có đƣờng ra. Xuất phát từ sự nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của lực
lƣợng thanh niên đối với phong trào cách mạng đã thôi thúc cho Hồ Chí Minh ra đi
tìm đƣờng cứu nƣớc và hình thành nên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên.
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên nói
riêng không chỉ đƣợc hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện về kinh tế xã hội Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà còn chịu ảnh hƣởng
bởi những tiền đề tƣ tƣởng lý luận xác định.
Truyền thống văn hóa Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
nhân ái, cố kết cộng đồng dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm, lòng kiên
cường, bất khuất, tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo, chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ độc lập dân tộc và bảo tồn nền văn hiến của đất nước, chống mọi âm mưu
đồng hóa của ngoại bang.
Việt nam là một quốc gia đƣợc hình thành từ rất sớm, trải qua mấy nghìn
năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, đất nƣớc Việt Nam đã trở thành Tổ quốc thiêng liêng
của mỗi ngƣời dân Việt Nam. Tinh thần yêu nƣớc đã trở thành đạo lý sống, niềm tự
hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con ngƣời Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là
một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
14
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp
nƣớc...”[32, tr. 38].
Truyền thống yêu nƣớc đó không phải là một tình cảm, một phẩm chất, tinh
thần mà đã phát triển thành một chủ nghĩa - chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa dân tộc
chân chính, thành dòng chủ lƣu của tƣ tƣởng Việt Nam xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chính sức mạnh của truyền thống yêu nƣớc ấy đã thúc đẩy Hồ Chí Minh ra
đi tìm đƣờng cứu nƣớc. Đó cũng là động lực tƣ tƣởng, tình cảm chi phối mọi suy
nghĩ, hành động của Ngƣời trong suốt cuộc đời mình. Vì vậy, có thể nói truyền
thống văn hóa Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nƣớc, tinh thần nhân ái cố kết dân
tộc là một trong những nguồn gốc chủ yếu của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đúng nhƣ
Ngƣời đã nêu: “Lúc đầu đúng là chủ nghĩa yêu nƣớc chứ chƣa phải chủ nghĩa cộng
sản đã đƣa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[37, tr. 563].
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Đó là những tinh hoa văn hóa phƣơng Đông nhƣ: Tƣ tƣởng tiến bộ của Nho
giáo, Lão giáo, Phật giáo, của cách mạng Trung Quốc... và phƣơng Tây nhƣ: Tƣ
tƣởng dân chủ nhân văn của văn hóa Phục hƣng, của thế kỷ Ánh sáng, của cách
mạng tƣ sản phƣơng Tây... Trên con đƣờng học hỏi, Hồ Chí Minh đã biết làm giàu
vốn trí tuệ của mình bằng những di sản quý báu của văn hóa nhân loại. Ngƣời biết
kế thừa các học thuyết đó một cách có phê phán, chọn lọc, không bao giờ sao chép
máy móc, cũng không bao giờ phủ định một cách giản đơn, mà có sự phân tích sâu
sắc để tìm ra những yếu tố tích cực, làm giàu thêm vốn kiến thức và hành trang tƣ
tƣởng của mình.
Đánh giá về một số học thuyết và tôn giáo, Hồ Chí Minh viết: “Học thuyết
của Khổng Tử có ƣu điểm là sự tu dƣỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ƣu
điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ƣu điểm là phƣơng pháp làm việc
biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ƣu điểm là chính sách của nó phù hợp với
điều kiện nƣớc ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những
điểm chung đó sao? Họ đều muốn “mƣu hạnh phúc cho loài ngƣời, mƣu phúc lợi
15
cho xã hội”. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin
rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ nhƣ những ngƣời bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy”[3, tr. 61].
Lời nói trên đây chứng minh Hồ Chí Minh đã biết kế thừa có phê phán, chọn
lọc mọi tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tƣ tƣởng của mình. Vậy Hồ Chí
Minh đã đến với các dòng tƣ tƣởng lớn của nhân loại nhƣ thế nào, đã tiếp thu có
chọn lọc và vận dụng sáng tạo ra sao?
Về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phƣơng Đông.
Tƣ tƣởng phƣơng Đông trƣớc hết là Nho giáo. Khi Nho giáo vào nƣớc ta thì
đã bắt gặp chủ nghĩa yêu nƣớc là dòng chủ lƣu cơ bản của tƣ tƣởng Việt Nam do đó
đã hình thành nên một trào lƣu Nho giáo yêu nƣớc, một thứ Nho giáo đã Việt Nam
hóa. Đạo đức Nho giáo thấm vào tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh không phải những giáo
điều “tam cƣơng”, “ngũ thƣờng” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến mà là tinh
thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, ôn hòa, cách
xử thế có tình có lý. Ngoài những yếu tố duy tâm, lạc hậu, Nho giáo cũng có những
yếu tố tích cực, tiến bộ. Nó đề cao những mệnh đề “trung - hiếu”, “nhân - nghĩa”,
“dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, “khắc kỷ phục lễ”...Trong khi tiếp thu,
sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã phê phán, loại bỏ
những yếu tố lạc hậu, tiêu cực của học thuyết này. Ngƣời đã chỉ rõ: “Đạo đức cũ và
đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ nhƣ ngƣời đầu đi ngƣợc xuống đất chân
chổng lên trời. Đạo đức mới nhƣ ngƣời hai chân đứng vững dƣới đất, đầu ngửng lên
trời”[32, tr. 220]. Và chính Ngƣời đã đảo lại thế đứng đó, nhƣ Mác - Ăngghen đã
tiếp thu phép biện chứng duy tâm của Hêghen và đặt lại phép biện chứng đó trên cái
nền duy vật.
Ngoài Nho giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp thu những yếu tố tích cực của Phật giáo
và Lão giáo. Đó là triết lý vị tha, từ bi, hỉ xả, cứu khổ cứu nạn, thƣơng ngƣời nhƣ thể
thƣơng thân, lá lành đùm lá rách, nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, không màng
vinh hoa phú quý, chăm lo làm việc thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân
biệt đẳng cấp, là việc đề cao lao động, chống lƣời biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật
16
bất thực”, là chủ trƣơng sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân với nƣớc, tích
cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Về ảnh hƣởng của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.
Lúc thiếu thời Nguyễn Tất Thành cũng đã từng đƣợc nghe những từ “dân
sinh”, “dân quyền”, “dân quốc” do các nhà Nho yêu nƣớc nói đến trong khi đàm
luận với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Nhƣng có lẽ, phải sau khi về tới Quảng Châu - trung
tâm của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ (1924), Nguyễn Ái Quốc mới có điều
kiện tiếp xúc trực tiếp với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.
Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn cơ bản vẫn là tƣ tƣởng
dân chủ tƣ sản, nằm trong hệ tƣ tƣởng tƣ sản nên có nhiều hạn chế. Khi vận dụng
chính sách mà Ngƣời cho là thích hợp với Việt Nam nhƣ khẩu hiệu “Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc” rút ra từ chủ nghĩa Tam Dân và tƣ tƣởng “Tự do - Bình đẳng - Bác
ái” của cách mạng tƣ sản Pháp thành tiêu ngữ của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa, thì Ngƣời đã phát triển khái niệm “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” lên một trình
độ mới, mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để
của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng.
Về ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây
Trong quãng đời bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc, thời gian dừng chân ở Mỹ
khoảng cuối năm 1912 đến cuối năm 1913, Hồ Chí Minh đã đƣợc đọc Bản tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của nƣớc Mỹ, trong đó đề cập đến “quyền bình đẳng”,
“quyền sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc” của con ngƣời, quyền của
nhân dân kiểm soát chính phủ... “Hễ chính phủ nào có hại cho dân chúng, thì dân
chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây lên chính phủ khác”[27, tr. 291]. Ngƣời
khâm phục ý chí giành độc lập, tự do của nhân dân Mỹ, khâm phục những tƣ tƣởng
vĩ đại của Oasinhtơn, Jepphesơn, Lincôn, nhƣng đồng thời Ngƣời cũng phát hiện
những nghịch lý: Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ về tự do, bình đẳng là sự bất bình
đẳng và nghèo đói của hàng triệu ngƣời lao động, là điều kiện sống khủng khiếp của
17
ngƣời da đen, là nạn phân biệt chủng tộc một cách ghê gớm dƣới chân tƣợng nữ
thần Tự do...
Ở Pari, thủ đô nƣớc Pháp - nơi Hồ Chí Minh sống dài ngày nhất trong quãng
thời gian tìm đƣờng cứu nƣớc, đã để lại cho Hồ Chí Minh nhiều ấn tƣợng và bài học
sâu sắc về chủ nghĩa nhân văn, tƣ tƣởng tự do - bình đẳng - bác ái trong tác phẩm của
thời kỳ Phục hƣng, của thế kỷ Ánh sáng, rồi những tƣ tƣởng mới mẻ của cách mạng
tƣ sản Pháp 1789. Đặc biệt, những tƣ tƣởng của bản tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền đã đƣợc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đi sâu nghiên cứu và phân tích.
Trong khi khẳng định những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực, tiến
bộ của cách mạng dân chủ tƣ sản, Hồ Chí Minh cũng đồng thời đánh giá đúng
những hạn chế của nó. Trong tác phẩm “Đƣờng cách mệnh” Ngƣời viết về cách
mạng Mỹ: “Tuy rằng cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay, nhƣng công nông
vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là
cách mệnh tƣ bản, mà cách mệnh tƣ bản chƣa phải là cách mệnh đến nơi”[27, tr.
291]. Về cách mạng Pháp, Ngƣời cũng đánh giá: “Cách mệnh Pháp cũng nhƣ cách
mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tƣ bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa
và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tƣớc lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc
địa...”[27, tr. 296]. Ngƣời kết luận: “Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều
ấy”[27, tr. 296]. Chính vì không thỏa mãn với con đƣờng cách mạng tƣ sản, Ngƣời
đã tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển mới về chất của tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung, tư tưởng về thanh niên nói riêng đó chính là chủ nghĩa Mác Lênin.
Việc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc xem là bƣớc ngoặt cơ bản trong quá
trình tìm đƣờng cứu nƣớc và quá trình phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên nói riêng: Chủ nghĩa yêu nƣớc đã gắn liền với chủ
nghĩa xã hội; giác ngộ dân tộc đã phát triển và kết hợp với giác ngộ giai cấp; cách
mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản. Bƣớc ngoặt đó đánh dấu sự
18
định hình và khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tƣ tƣởng của giai cấp vô sản,
chủ nghĩa Mác - Lênin, mang bản chất khoa học và cách mạng triệt để.
Thế giới quan và phƣơng pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn
nhận, đánh giá, phân tích, tổng kết các học thuyết tƣ tƣởng đƣơng thời cũng nhƣ
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để tìm ra con đƣờng đúng đắn cho sự
nghiệp cứu nƣớc, giải phóng dân tộc. Ngƣời đã coi chủ nghĩa Mác - Lênin không
những là cái “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam, là mặt trời soi sáng con đƣờng
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Trong “Đƣờng cách mệnh”, khi phân tích các chủ nghĩa, học thuyết, Ngƣời viết:
“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[27, tr. 289].
Tuy nhiên, việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ
Chí Minh là cả một quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, trên cơ sở yêu cầu của thực
tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa hoạt
động thực tiễn. Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển lý luận Mác - Lênin một cách
sáng tạo, rất xa lạ với những gì là giáo điều, kinh viện. Trong những bài nói và bài
viết của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Ngƣời ít khi trích dẫn nguyên văn Mác - Lênin.
Những vấn đề phức tạp, sâu sắc của lý luận và thực tiễn cách mạng thƣờng đƣợc
Ngƣời đề cập một cách rất giản dị dễ hiểu, gắn nguyên lý với hành động, lý luận với
thực tiễn, gắn những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa văn
hóa Việt Nam và văn hóa phƣơng Đông. Ngƣời coi việc học tâp chủ nghĩa Mác Lênin, trƣớc hết phải nắm vũng cốt lõi, “linh hồn sống” của nó là phƣơng pháp biện
chứng, “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học lập trƣờng, quan điểm
và phƣơng pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trƣờng, quan điểm và
phƣơng pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng
của chúng ta”[36, tr. 95].
Ngƣời nhắc nhở chúng ta phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tƣ
tƣởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu
trong sách... Theo Ngƣời, chủ nghĩa Mác - Lênin là để phụng sự cho cách mạng,
19