Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.33 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

****************

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY
NINH” do NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM, sinh viên khoá 33, ngành Kinh Doanh Nông
Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

T.S THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày tháng năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2011

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2011


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn tất luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Đầu tiên xin cho con gởi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Ba Má người đã sinh

thành dưỡng dục con. Để cho con có được như ngày hôm nay thì Ba Má phải đánh đổi
bằng biết bao sự vất vả, nhọc nhằn. Công lao sinh thành, dưỡng dục hơn mươi hai năm
qua mà con đã nhận được từ Ba Má không có gì có thể so sánh được. Con chỉ biết rằng
nếu không có sự vất vả, tận tụy, yêu thương, hy sinh của Ba Má thì sẽ không có anh
chị em con ngày hôm nay. Con rất tự hào về Ba má. Em cũng xin cảm ơn anh chị đã
động viên và ủng hộ em, giúp em đứng vững trong những lúc khó khăn.
Tiếp đến, cho em gửi những lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh
tế đã truyền dạy cho em những kiến thức quý giá giúp em tự tin bước vào đời. Và cho
em gởi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy Thái Anh Hòa, là người đã tận tình dạy
bảo và hướng dẫn em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng cảm ơn những người bạn đã cùng tôi chia sẻ những buồn vui, những
lúc khó khăn, thiếu thốn tình cảm trong lúc xa nhà và là những người đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt cho cháu gởi lời cám ơn sâu sắc nhất đến
Chú Thọ, Chú Đức, Chú Ẩn, Cô Rang, cùng tập thể anh chị cô chú Phòng Kinh doanh
và Phòng Tài chính – Kế toán vì đã dìu dắt, giúp đỡ cháu rất nhiều. Tôi xin chúc quý
công ty ngày càng làm ăn phát đạt, gặt hái nhiều thành công như mong đợi.
Chân thành cám ơn tất cả mọi người!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/05/2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Diễm.


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM. Tháng 5 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả
Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Cao su Tây Ninh”

NGUYEN THI NGOC DIEM. May 2011. “Analysis of the Efficiency of the
Business Activities at the Tay Ninh Rubber Joint Stock Company”.
Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Cao Su Tây Ninh, chủ yếu dựa vào các số liệu của 2 năm 2009 –
2010, để tìm ra các mặt mạnh hay yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
đồng thời tìm ra các phương hướng hạn chế rủi ro của công ty trong thời gian tới.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty,các
phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng. Qua phân tích,
cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm, doanh thu và lợi nhuận đều tăng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt cần phải quản lí tốt hơn như hàng tồn kho,
sử dụng vốn, khoản mục chi phí và tiền lương… Từ đó giúp cho hoạt động của công ty
ngày càng phát triển hơn nữa.
Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lao động, lợi nhuận, nguồn vốn… để
từ đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng lao động, nguồn vốn…của công ty. Sau
cùng, luận văn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời
tìm ra những phương án hạn chế rủi ro và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của để
góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển hơn nữa.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH


xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

4

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

4

2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

5

2.1.3. Triển vọng phát triển của công ty và kế hoạch trong các năm tới

7

2.1.4. Các nhân tố rủi ro

7

2.1.5. Sơ lược về tình hình chứng khoán của công ty

8

2.1.6. Sản phẩm của công ty


8

2.1.7. Nguyên vật liệu

9

2.2. Thực trạng công ty Cao Su Tây Ninh

10

2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty.

10

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

11

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ ban giám đốc và các phòng ban

12

2.2.4. Quy trình sản xuất cao su

15

2.2.5. Thị trường của công ty

17


2.2.6. Tình hình nhân sự của công ty

18

2.2.7. Vốn và nguồn vốn của công ty

19

2.2.8. Trình độ công nghệ

19

2.3. Những thuận lợi và khó khăn

20

2.3.1. Thuận lợi

20

2.3.2. Khó khăn

20
v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22


3.1. Nội dung nghiên cứu

22

3.1.1. Sơ lược về cây cao su

22

3.1.2. Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

22

3.1.3. Ý nghĩa của phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

23

3.1.4. Nhiệm vụ của phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

24

3.2.3. Phương pháp so sánh


25

3.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn

25

3.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

26

3.3.1. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận

26

3.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

26

3.3.3. Chỉ tiêu về TSCĐ

27

3.3.4. Chỉ tiêu về lao động

28

3.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

28


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

29

4.2. Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty

33

4.2.1. Phân tích tình hình biến động DT và LN của công ty qua 3 năm 2008 – 2010 33
4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty

34
38

4.3.1. Kết cấu chi phí qua 2 năm 2009 - 2010

38

4.3.2. Chi phí bán hàng

39

4.3.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp


40

4.4. Phân tích yếu tố lao động

41

4.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động

43

4.4.3. Phân tích năng suất lao động tại công ty

45

4.5. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

46

4.6. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty

47

4.6.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty

47

4.6.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

49


vi


4.7. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

51

4.7.1. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

51

4.7.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

52

4.8. Phân tích khả năng thanh toán của công ty

59

4.8.1. Phân tích khả năng thanh toán hiện thời

59

4.8.2. Phân tích khả năng thanh toán nhanh

60

4.9. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

62


4.9.1. Biện pháp tăng doanh thu

62

4.9.2. Biện pháp giảm chi phí

63

4.9.3. Vấn đề về vốn

64

4.10. Tìm kiếm những phương án giúp hạn chế rủi ro của công ty.

65

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

5.2.1 Đối với công ty


68

5.2.2. Đối với nhà nước

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BBĐG

Bao bì đóng gói

BQ

Bình quân

CP

Chi phí

CSH

Chủ sở hữu


DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

ĐVT

Đơn vị tính

HTK

Hàng tồn kho

KKDXD&DVTH

Khu kinh doanh xây dựng và dịch vụ tổng hợp

KPYT

Kinh phí y tế



Lao động

LN


Lợi nhuận

MMTB

Máy móc thiết bị

NMCBBC

Nhà máy chế biến Bến Củi

NSLĐ

Năng suất lao động

NT. Bộ

Nông trường bộ

NVL

Nguyên vật liệu

P.TGĐ

Phó tổng giám đốc

QLCL

Quản lý chất lượng


QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QTNS

Quản trị nhân sự

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

TC-KT

Tài chính- Kế toán

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS


Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định
viii


TSLĐ

Tài sản lưu động

TT

Thành tiền

TTTH

Tính toán tổng hợp

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

XDCB


Xây dựng cơ bản

XN

Xí nghiệp

XNCB

Xí nghiệp chế biến

XNCK

Xí nghiệp cơ khí

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

29

Bảng 4.2. Phân Tích Tỷ Suất Chi Phí/Doanh Thu Thuần

32

Bảng 4.3. Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

34


Bảng 4.4. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Doanh Thu Tiêu Thụ

37

Bảng 4.5. Kết Cấu Chi Phí của Công Ty Năm 2009-2010

38

Bảng 4.6. Chi Phí Bán Hàng

39

Bảng 4.7. Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp

40

Bảng 4.8. Tình Hình Bố Trí Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

42

Bảng 4.9. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

43

Bảng 4.10. Phân Tích Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương

43

Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Tiền Lương


45

Bảng 4.12. Năng Suất Lao Động của Công Ty Qua 2 Năm 2009 - 2010

45

Bảng 4.13. Tình Hình Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Qua 2 Năm 2009 - 2010

46

Bảng 4.14. Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty Qua 2 Năm 2009 – 2010

48

Bảng 4.15. Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận

49

Bảng 4.16. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận

50

Bảng 4.17. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh

51

Bảng 4.18. Phân Tích Cơ Cấu Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2009-2010

53


Bảng 4.19. Hiệu Suất Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn

54

Bảng 4.20. Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động

55

Bảng 4.21. Tình Hình Kinh Doanh và Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua 2 Năm 2009- 2010

57

Bảng 4.22. Vòng Quay Hàng Tồn Kho Qua 2 Năm 2009 - 2010

58

Bảng 4.23. Bảng So Sánh Khả Năng Thanh Toán Hiện Thời

60

Bảng 4.24. Bảng So Sánh Khả Năng Thanh Toán Nhanh

61

Bảng 4.25. Bảng Đánh Giá Kì Thu Tiền Bình Quân

61

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu Đồ Doanh Thu Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Cao Su Giai Đoạn
2008 – 2010

6

Hình 2.2. Mô Hình Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty Cao Su Tây Ninh.

11

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Mủ Cốm

16

Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Mủ Latex (Mủ Kem):

17

Hình 2.5. Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn Của Công Nhân

18

Hình 2.6. Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Về Lao Động Qua Các Năm.

18

Hình 2.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty Năm 2009 – 2010


19

Hình 4.1. Tình Hình Biến Động Doanh Thu, Lợi Nhuận Qua 3 Năm 2009 – 2010

33

Hình 4.2. Biểu Đồ Sản Lượng Xuất Khẩu Và Nội Địa Năm 2009 - 2010

35

Hình 4.3. Biểu Đồ Doanh Thu Xuất Khẩu và Nội Địa Năm 2009 – 2010

36 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Rút gọn)  
Phụ lục 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Rút gọn) 
Phụ lục 3. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH  
Phụ lục 4. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 

xii


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1.

Đặt vấn đề
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) hiện nay là đơn vị chính cung

ứng gần như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài
nước.
Năm 2010 đánh dấu là một năm thành công lớn của Tập đoàn khi đã hoàn thành
mục tiêu khai thác 275.000 tấn mủ trong năm. Cộng thêm trên 26.000 tấn mủ thu mua,
sản lượng chế biến năm 2010 của VRG vẫn đạt trên 300.000 tấn. Điểm sáng nhất trong
năm 2010 là giá bán mủ. Do tác động của giá cả thị trường thế giới đã đẩy giá bán mủ
liên tục tăng cao vào dịp cuối năm, duy trì ở mức trên 80 triệu đồng/tấn. Nhờ đó,
doanh thu và lợi nhuận năm 2010 của VRG sẽ vượt trội so năm 2009.
Tuy nhiên nói như vậy không phải là ngành cao su Việt Nam không đối mặt với
thử thách. Giá cao su tăng là thuận lợi trước mắt khuyến khích những người trong
ngành cao su có đủ niềm tin để bước tiếp trên con đường kinh doanh của mình.
Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh là thành viên của Tập Đoàn Cao Su Việt Nam.
Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác và sơ chế mủ cao su. Công ty
có những thuận lợi cơ bản như: Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong nhiều
năm, có nguồn lực dồi giàu; Tăng trưởng nhanh của ngành cao su trong các năm qua
cũng khuyến khích công ty ngày càng phát triển. Bên cạnh những thuận lợi trên công
ty cũng vướng phải không ít khó khăn như: giá cả cao su phụ thuộc vào sự biến động
của giá cao su thế giới và thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam còn lệ thuốc vào
Trung Quốc (chiếm 60%) cũng mang đến nhiều rủi ro nếu như có sự hạn chế xuất phát
từ phía nước bạn. Về năng suất khai thác mủ của cây cao su còn phụ thuộc nhiều vào
thời tiết, trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường điều này cũng ảnh

1



hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Về việc mở rộng đầu tư của công ty
cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu nguồn vốn cũng như quỹ đất ngày càng bị thu hẹp.
Trước những thuận lợi và thách thức trên các nhà đầu tư càng nên quan tâm hơn
nữa đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh của mình. Dù hoạt động kinh doanh có lời
đi chăng nữa cũng cần quan tâm đến chi phí vì chưa hẳn kinh doanh có lời là đã quản
lý tốt chi phí vì kinh doanh lãi hay lỗ còn phụ thuộc vào giá cả. Vấn đề đặt ra ở đây là
làm thế nào để nâng hiệu quả kinh doanh đến mức cao nhất và giảm chi phí đến mức
tối thiểu nhằm tối đa hóa lợi nhuận để tích lũy vốn cho tái sản xuất và tái đầu tư. Đồng
thời cũng phải tìm kiếm những phương án mới khả thi hơn để giải quyết tốt bài toán
chi phí khi giá cả cao su xuống thấp.
Xuất phát từ nhận thức nêu trên cùng với sự cho phép của Ban chủ nhiệm khoa
Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, sự hỗ trợ tận tình của Ban Giám Đốc Công ty Cổ
phần Cao Su Tây Ninh và sự hướng dẫn tận tụy của thầy THÁI ANH HÒA, em chọn
đề tài “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU TÂY NINH”. Đề tài này có liên quan đến nhiều môn học có tính ứng
dụng thực tiễn cao, em mong rằng đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra ở trên và sẽ
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao Su Tây Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua hai năm 2009-2010
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả kinh doanh
trong năm tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh.
Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 25/02/2011 đến 20/05/2011.

Nội dung: Đề tài nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh.

2


1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và sơ lược cấu trúc luận văn.
Chương 2: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty.Trình
bày mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban công ty, đánh
giá những thuận lợi khó khăn trong tình hình hiện tại. Định hướng phát triển trong
tương lai của công ty.
Chương 3: Trình bày khái niệm – vai trò – ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, các phương pháp nghiên cứu và một số chỉ tiêu trong phân
tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương 4: Thông qua việc nêu tình hình chung về hoạt động kinh doanh,
chương 4 đã đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty trong giai đoạn năm 2009 –2010 để từ đó đề ra những giải pháp phát triển
nhằm thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó tìm kiếm những phương án mới giúp hạn chế rủi ro của công ty.
Chương 5: Dựa vào những phân tích đã được đề cập, đưa ra kết luận và một số
kiến nghị đối với công ty và nhà nước nhằm giúp hoạt động của công ty ngày càng đi
lên ổn định và hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
a. Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ Phần Cao su Tây Ninh là đơn vị thuộc loại hình Công ty Cổ phần.
Giấy phép kinh doanh số: 4503000058 ngày 28/12/2006.
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh.
Tên giao dịch quốc tế: Tay Ninh Rubber Joint Stock Company.
Tên viết tắt: TANIRUCO
Giấy phép kinh doanh số 4503000058 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp
ngày 28/12/2006.
Trụ sở chính: QL22B, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh.
Điện thoại: (84.066) 3.853 606- (84.066) 3.853 232
Fax: (84.066) 3.853 608
Email:
Website: www.taniruco.com.vn
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng.
Địa bàn hoạt động: Công ty hoạt động trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong đó
Công ty có các nông trường thuộc 3 khu vực chính:
 Nông trường Cao su Gò Dầu thuộcXã Thạnh Đức, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây
Ninh.
 Nông Trường Cao Su Cầu Khởi thuộc Xã Chà Là, Xã Cầu Khởi, Huyện Dương
Minh Châu, Tây Ninh. Một phần thuộc Xã Thạnh Đức, Huyện Gò Dầu.
 Nông Trường Cao Su Bến Củi thuộc Xã Bến Củi, Huyện Dương Minh Châu,
Tây Ninh.

4



b. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước với hình thức “Bán bớt một phần vốn nhà nước của doanh nghiệp”.
Công ty được tổ chức hoạt động theo luật Doanh nghiệp và các quy định có liên quan
về điều lệ công ty.
 Trước 1975, Công ty do người Pháp quản lý.
 Sau 1975, Các đồn điền trên được ban cao su Nam Bộ tiếp quản và đổi tên
thành Nông trường Quốc doanh Cao Su Tây Ninh.
 Tháng 12/1986 Nông trường Quốc doanh Cao Su Tây Ninh đổi tên thành Liên
hợp Cao su Tây Ninh theo QĐ320/TB ngày 31/12/1986 của Chủ tịch hồi đồng
Bộ trưởng (hiện nay là thủ tướng chính phủ).
 Năm 1994 Liên hợp Cao su Tây Ninh đổi tên thành Công Ty Cao su Tây Ninh
theo quyết định số 505/NN/TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm.
 Ngày 01/01/2005 Công ty Cao su Tây Ninh đổi tên thành Công ty TNHH một
thành viên Cao su Tây Ninh do tổng công ty Cao su Việt Nam làm tổng sở hữu
theo quyết định số 93/2004/QĐ/-TTg ngày 27/05/2004 của thủ tướng chính
phủ.
 Ngày 29/12/2006 công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần Cao su Tây
Ninh theo quyết định số 3549/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 29/11/2006 của bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
Diện tích khai thác của công ty hiện nay khoảng 5.839,12 ha. Quy mô tương đối
nhỏ so với các công ty khác thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam, nhưng nhờ áp dụng
các biện pháp tái canh, khai thác thích hợp nên năng suất tăng nhanh và đạt mức cao
trong ngành, sản lượng mủ cao su hàng năm chủ yếu là do công ty tự khai thác.
Do nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là mủ cao su được lấy từ các nông trường
trực thuộc công ty về chế biến, gia công để xuất khẩu nên công ty luôn chủ động về
nguồn nguyên liệu này. Chi phí sản xuất của công ty chủ yếu là chi phí nhân công trực
tiếp, chiếm 40% doanh thu theo định mức do Tổng công ty Cao su Việt Nam ban


5


hành, chiếm gầnn 70% giá thành sản xuất, các chi
c phí kháác chiếm khhoảng 10%
% giá
thành sản xuất củủa công ty.
ủa ngành làà sử dụng lao động phhổ thông, khhai thác theeo phương pháp
p
Doo đặc thù củ
thủ côông nên hàm
m lượng cônng nghệ, thhiết bị sản xuất
x trong ngành khôngg cao, lợi thhế và
sự khác biệt tron
ng ngành chhủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như khí hậậu, thổ như
ưỡng,
tay ngghề và kinhh nghiệm củủa đội ngũ kỹ thuật vàà công nhânn khai thác mủ cao suu. Do
có nhhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực trồng và khai tháác, chế biếnn mủ
cao suu nên trình độ
đ tay nghềề, kinh nghiiệm của ngư
ười lao độnng là tương đối
đ ổn địnhh.
Nggoài ra, Công ty luôn tập trung vào
v việc ng
ghiên cứu các giống câây mới, cảii tiến
kỹ thuuật canh táác và khai thác mủ caao su, do doanh
d
thu xxuất khẩu chiếm
c

50%
% sản
lượngg nên công ty
t đã áp dụ
ụng các biệnn pháp về quản
q
lý chấtt lượng nghhiêm ngặt nhằm
n
đáp ứng
ứ tiêu chuuẩn cao về các
c sản phẩẩm, hoạt độnng makertinng đều theoo hướng chỉỉ đạo
chungg của Tổng công ty và chỉ dừng lạại ở mức độ
ộ là xúc tiếnn thương mạại.
Hình 2.1. Biểu Đồ
Đ Doanh Thu
T Hoạt Đ
Động Sản Xuất
X
Kinh Doanh Caao Su Giai
10
Đoạn 2008 – 201
8000000000.0
7000000000.0
6000000000.0
5000000000.0
4000000000.0
3000000000.0
2000000000.0
1000000000.0
.0


ĐV
VT: ngàn đồồng
7981620.0
757
5
549128690.0
440353171.0

Doanh thu
t thuần

Năm
m 2008 Năm
m 2009 Năm
m 2010

t
- Tài chính
c
Nguồn: Phòng Kế toán
d
thu của
c công tyy không ổn định. Năm
m 2009 doannh thu giảm
m so
Nhhìn chung doanh
với năăm 2008. Tuy
T nhiên năm
n

2010 doanh
d
thu lại tăng vượ
ợt bật so vớ
ới năm 20009 và
2008. Nguyên nhân chủ yếếu là do giáá cả trên th
hị trường thhế giới khô
ông ổn địnhh mà
p thuộc phần
p
lớn vàào giá cả. N
Ngoài ra sảản lượng báán ra
doanhh thu của côông ty thì phụ
của côông ty nhữnng năm gầnn đây có xu hướng giảm
m vì phải thhanh lý cây già cỗi, gãyy đổ,
chất lư
ượng mủ kéém... điều này
n cũng ảnnh hưởng đếến doanh thhu.

6


2.1.3. Triển vọng phát triển của công ty và kế hoạch trong các năm tới
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện nay là đơn vị chính cung ứng gần
như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước. Công
ty Cao sy Tây Ninh là một công ty thành viên của Tập đoàn này.
Sản lượng khai thác của Việt Nam so với các nước hàng đầu khác như Thái Lan,
Indonesia, Malaysia... là khá lớn nên chúng ta không thể chủ động được về giá cũng
như cung cầu sản lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới.
Năm 2006 vừa qua, Việt Nam được Thái Lan, Indonesia, Malaysia (3 nước sản xuất

cao su hàng đầu thế giới) mời tham gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để
cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới là một tín hiệu vui cho các
nhà trồng cao su tại Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc chiếm 60%, đây là rủi ro về thị
trường mà công ty cần thận trọng vì chỉ cần một tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ
phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến giá cao su.
 Kế hoạch đầu tư trong các năm tới:
Tình hình kế hoạch đầu tư của công ty đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2010
thông qua: các dự án đầu tư mới đang và sẽ triển khai như: Tham gia góp vốn ngoài
ngành vào các công ty như: Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Cao su Nghệ An,
Công ty Cổ Phần Cao su Dầu Tiếng – Lào Cai, Công Ty Cổ Phần Cao su Phú Thọ,
Công ty Cổ Phần An Thịnh – Việt Lào với tổng số vốn đầu tư 49.560 tỷ đồng.
2.1.4. Các nhân tố rủi ro
 Rủi ro về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực
tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nông
nghiệp.
 Rủi ro về luật pháp: là công ty TNHH chuyển sang hoạt động theo hình thức
công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của các
văn bản pháp luật về Luật doanh nghiệp và Luật Chứng khoán..
 Rủi ro đặc thù: là một công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai
thác mủ cao su, trong thời gian qua diễn biến tích cực của ngành cao su thế
giới đã tác động đến sự tăng trưởng của ngành cao su Việt Nam và giá cả
cao su phụ thuộc vào sự biến động của giá cao su thế giới, bên cạnh đó thị

7


trường xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc (chiếm 60%) cũng mang đến
nhiều rủi ro nếu như có sự hạn chế xuất phát từ phía nước bạn.
 Rủi ro khác: Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào

thời tiết, trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường nên điều
này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh đó thiên tai,
địch họa,… là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra thì sẽ
gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người cũng như tình hình hoạt động chung
của công ty.
2.1.5. Sơ lược về tình hình chứng khoán của công ty
 Mã chứng khoán: TRC
 Tên chứng khoán: Cổ phiếu Công ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh
 Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
 Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
 Tổng số lượng niêm yết: 30.000.000 cổ phiếu
 Tổng giá trị niêm yết: 300.000.000.000 đồng
a. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vố cổ phần của công ty:
 Trịnh Văn Vĩnh: 50,01%
 Hứa Ngọc Hiệp: 10%
b. Danh sách cổ đông sáng lập:
 Tổng Cty Cao suViệt Nam:Trong đó đại diệngiữ vốn như sau:
 Trịnh Văn Vĩnh: 50,01%
 Hứa Ngọc Hiệp: 10%
 Phạm Xuân Mai: 0,66%
 Trần Văn Long: 1,33
 Đoàn Thế Đại: 0,33
 Bùi Đức Ngọc: 0,66
2.1.6. Sản phẩm của công ty
 Mủ cao su SVR 3L
 Mủ cao su SVR 5
 Mủ cao su SVR 10

8



 Mủ cao su SVR 20
 Mủ cao su SVRCV 50
 Mủ cao su SVRCV 60
 Mủ Latex (dung dịch)
 Mủ Skim (tận thu)
Nhóm sản phẩm SVR 3L và Latex chiếm trên 70% cơ cấu sản phẩm của doanh
nghiệp, đặc biệt sản lượng mủ Latex (dạng mủ nước với hàm lượng cao su khoảng
60%) dùng để chế biến các dạng sản phẩm cao su dạng nhúng, đổ khuôn… tăng dần
qua các năm chiếm tỷ trọng lớn gần 67%.
2.1.7. Nguyên vật liệu
Mủ cao su là sản phẩm của cây cao su được trồng từ các nông trường trực thuộc
công ty đó là nguyên liệu chính để công ty chế biến, gia công mủ cao su xuất khẩu.
Do đó, công ty có thể chủ động về nguồn nguyên vật liệu nếu đảm bảo năng suất và
diện tích trồng cây cao su.
Diện tích khai thác của công ty khoảng gần 6.000 ha, quy mô tương đối nhỏ so
với các công ty khác thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam như: Cao su Đồng Nai
(31.000ha), Cao su Dầu Tiếng (27.000ha), Cao su Phú Riềng (15.000ha)… và diện
tích khai thác có xu hướng giảm. Đó cũng là tình hình chung của toàn ngành do quỹ
đất ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó, vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng không tốt
so với các khu vực khác như Đồng Nai, Bình Phước… nhưng nhờ áp dụng những
biện pháp tái canh, khai thác thích hợp nên năng suất tăng nhanh đạt ở mức cao trong
ngành. Ngoài ra những năm gần đây công ty còn thu mua thêm một lượng mủ cao su
bên ngoài và số lượng mủ thu mua này ngày càng tăng. Cụ thể năm 2009 công ty chỉ
mua một lượng 6,909 tấn đến năm 2010 là 338,627 tấn để nhập kho sản xuất phục vụ
cho việc kinh doanh. Dự kiến sản lượng thu mua năm 2011 sẽ là 3.000 tấn. Tuy
nhiên sản lượng hàng năm chủ yếu là do công ty tự khai thác và dao động trong
khoảng từ 11 đến trên 13 ngàn tấn.
Hiện nay công ty đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhất để nâng
cao chất lượng mủ cao su, đồng thời giảm giá thành mủ cao su đến mức thấp nhất.

Bên cạnh đó giá cao su tự nhiên trên thế giới hiện nay có xu hướng tăng cao so với
những năm trước nên lợi nhuận đạt được rất khả quan.

9


2.2. Thực trạng công ty Cao Su Tây Ninh
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty.
Công ty Cao su Tây Ninh hoạt động kinh doanh chính là trồng đầu tư, chăm sóc,
khai thác, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra công ty còn tham
gia vào một số các lĩnh vực như:
-

Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su.

-

Thương nghiệp bán buôn. Kinh doanh vật tư tổng hợp. Kinh doanh nhà đất.

-

Khai hoang và sửa chữa xây dựng cầu đường.

-

Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng. Thi công công trình Thủy lợi.

-

Cưa xẽ gỗ cao su, đóng pallet và đồ dùng gia dụng.


-

Mua bán xăng, dầu, nhớt, sản xuất thùng phuy sắt.

-

Xay sát hàng nông sản, dịch vụ ăn uống.

-

Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng giao thông.

-

Thi công xây lắp các công trình giao thông, các công trình thể thao, cấp thoát
nước, xử lý nước thải, mạng lưới điện đến 35 KV, san lấp mặt bằng.

10


2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.2. Mô Hình Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Cao Su Tây Ninh.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc


P.TGĐ nội
chính

P.TGĐ kỹ
thuật

P.TGĐ kỹ
thuật
Phòng kinh
doanh

Phòng
QTNS

Các dự án
đầu tư

Phòng kỹ
thuật

Phòng
bảo vệ

Trung tâm
y tế

Phòng TCKT

Phòng
QLCL


Phòng
XDCB

KKDXD&
DVTH

Nông trường
Gò Dầu
NT. Bộ

XN sx
thùng
phuy thép

Nông trường
Cầu Khởi

Nông trường
Bến Củi

NT. Bộ

XN Cơ khí
Chế biến

NT. Bộ
XNCK

Đội sx


NMCBB

Đội sx

Đội sx
Tổ sx

Tổ sx

XNCB

11

Tổ sx

Tổ sx

Tổ sx

Nguồn: Phòng Tổ chức


2.2.3. Chức năng nhiệm vụ ban giám đốc và các phòng ban
Ban lãnh đạo gồm 4 người đứng đầu bộ máy tổ chức quản lý là: Tổng giám đốc, Phó
tổng giám đốc nội chính, Phó tổng giám đốc kỹ thuật, Phó tổng giám đốc đầu tư.


Tổng giám đốc:


Phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán, xây
dựng cơ bản, nông trường, xí nghiệp sản xuất thùng phuy thép.


Phó tổng giám đốc:

Là người giúp việc cho giám đốc được ủy quyền và chịu một số trách nhiệm trong một
số lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng giám đốc về phần công
việc được phân công.


Phó tổng giám đốc kỹ thuật:



Có trách nhiệm nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, đề xuất các quy trình công nghệ

mới.


Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra quá trình công nghệ ở xí nghiệp chế biến và quy

trình kỹ thuật trên vườn cây cao su, đưa ra kế hoạch và chỉ đạo phòng bệnh cho cây
cao su.


Xây dựng và điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật.




Được phân công chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, xí nghiệp

chế biến. Tham gia hoạt động quản trị các công ty bên ngoài mà công ty góp vốn theo
phân công của chủ tịch hội đồng quản trị.


Phó tổng giám đốc nội chính



Công tác tổ chức và nhân sự, quản trị hành chính, thực hiện chế độ tiền lương,

tiền thưởng; chăm sóc đời sống, sức khỏe cho người lao động.


Công tác bảo vệ nội bộ, an ninh quốc phòng tại địa phương nơi có diện tích

vườn cây cao su và trụ sở làm việc của công ty.


Trực tiếp chỉ đạo, quản lý nhà đất, cơ sở vật chất trong toàn công ty.



Được giám đốc phân công chỉ đạo phòng quản trị nhân sự, phòng bảo vệ, trung

tâm y tế, khu kinh doanh xăng dầu và dịch vụ tổng hợp và tham gia vào hoạt động
quản trị bên ngoài theo sự phân công của công ty.

12



×