Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.7 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ MỘNG HUYỀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ MỘNG HUYỀN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN
HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TH.S. TRẦN ĐỨC LUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân tích hoạt động tín dụng
đối với Hộ nghèo Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”
do Nguyễn Thị Mộng Huyền, sinh viên khoá 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày____________.

Trần Đức Luân
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong thời gian học tập tại trường.
- Các thầy cô khoa Kinh Tế cùng các quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập.
- Thầy Trần Đức Luân đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
- Ban Giám Đốc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện khoá luận.
- Cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, ủng hộ tôi
trong suốt thời gian học tập.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MỘNG HUYỀN Tháng 7 năm 2011. “Phân tích hoạt động tín
dụng đối với Hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp”.
NGUYEN THI MONG HUYEN. July 2011. “Analysing the credit activity for the
poor of Bank for Social Policies of Hong Ngu district, Dong Thap province”.

Khoá luận phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội
(NHCSXH) thông qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của phòng giao dịch huyện
Hồng Ngự và đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo trong sản xuất
kinh doanh, phục vụ đời sống và các chính sách an sinh xã hội khác. Khoá luận đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu là thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan, Phòng
Ban liên quan, thu thập số liệu sơ cấp qua việc phỏng vấn 45 hộ nghèo, phân tích tổng
hợp, xử lý số liệu, so sánh. Kết quả nghiên cứu hoạt động tín dụng của Phòng giao
dịch (PGD) NHCSXH huyện Hồng Ngự cho thấy sự ra đời của NHCSXH nói chung
và PGD huyện Hồng Ngự nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hộ nghèo và các
đối tượng khác khi mà họ hầu như không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các tổ
chức tín dụng khác. Thông qua hoạt động tín dụng không chỉ tạo điều kiện giúp hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, tổ chức sản
xuất, cải thiện đời sống mà còn góp phần ổn định xã hội, đổi mới bộ mặt nông thôn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................................... x 
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................... xi 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 
1.4. Cấu trúc khóa luận....................................................................................................... 3 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...................................................................................................... 4 
2.1. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự .......................................................... 4 
2.1.1. Vài nét về sự ra đời và bộ máy tổ chức của PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự ....... 4 
2.1.2. Đối tượng phục vụ của PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự ....................................... 5 

2.2. Tổng quan về huyện Hồng Ngự ................................................................................... 6 
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 6 
2.2.2. Điều kiện kinh tế ..................................................................................................... 10 
2.2.3. Dân số và văn hóa - xã hội ...................................................................................... 11 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 13 
3.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 13 
3.1.1. Nghèo và sự cần thiết giảm nghèo .......................................................................... 13 
3.1.2. Tín dụng và các hình thức tín dụng ......................................................................... 15 
3.1.2.1.Khái niệm tín dụng ....................................................................................... 15 
3.1.2.2. Tín dụng ngân hàng ..................................................................................... 16 
3.1.2.2. Tín dụng đối với hộ nghèo ........................................................................... 17 
3.1.2.3. Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo .......................................................... 18 
3.1.3. Tín dụng cho hộ nghèo ở một số nước trên thế giới................................................ 19 
3.1.4. Quyết Định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHCSXH ...................... 21 
3.1.5. Kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng của NHCSXH Việt Nam .............................. 22 
v


3.1.6. Một số chỉ tiêu tính toán .......................................................................................... 24 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 24 
3.2.1. Thu thập số liệu ....................................................................................................... 24 
3.2.2. Xử lý số liệu ............................................................................................................ 25 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 26 
4.1. Thực trạng hoạt động tín dụng ................................................................................... 26 
4.1.1. Đối tượng và điều kiện vay vốn .............................................................................. 27 
4.1.2. Mục đích cho vay .................................................................................................... 27 
4.1.3. Nguyên tắc cho vay ................................................................................................. 27 
4.1.4. Mức cho vay và thời hạn vay .................................................................................. 28 
4.1.5. Lãi suất cho vay ....................................................................................................... 29 
4.1.7. Xử lý rủi ro .............................................................................................................. 30 

4.1.8. Hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn .................................................................... 32 
4.1.9. Hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Hồng Ngự thông qua cơ chế ủy thác.......... 33 
4.1.10. Tình hình cho vay từ năm 2008 - 2010 của NHCSXH huyện Hồng Ngự ....................... 34 
4.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Hồng Ngự.................................................... 41 
4.3. Phân tích kết quả - hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra .............................. 41 
4.3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra ................................................................................... 41 
4.3.2. Mục đích vay và sử dụng vốn.................................................................................. 42 
4.3.3. Quy trình và thủ tục cho vay hộ nghèo.................................................................... 43 
4.3.4. Nhu cầu vốn của hộ nghèo ...................................................................................... 45 
4.3.5. Tầm quan trọng của vốn vay đối với hộ nghèo ....................................................... 46 
4.3.6. Kết quả - hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo .................................................. 48 
4.4. Thông tin từ những hộ chưa được vay vốn................................................................. 53 
4.5. Đánh giá chung hoạt động tín dụng cho hộ nghèo của NHCSXH huyện Hồng Ngự ... 53 
4.5.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 53 
4.5.2. Khó khăn ................................................................................................................. 54 
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD
NHCSXH huyện Hồng Ngự ............................................................................................. 54 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 56 
5.1. Kết luận..................................................................................................................... 56 
5.2. Một số kiến nghị ....................................................................................................... 57 
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 60 
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH

Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

PGD

Phòng Giao Dịch

HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

TK&VV

Tiết kiệm và Vay vốn

GN

Giảm Nghèo

TDNH

Tín dụng Ngân hàng

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

HSSV

Học Sinh Sinh Viên

NSVS&MT

Nước Sạch Vệ Sinh Môi Trường Và Nông Thôn

GQVL

Giải Quyết Việc Làm

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

CT - XH

Chính Trị - Xã Hội

TNHĐVKK

Thương Nhân Hoạt Động Vùng Khó Khăn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn từ năm 2008 đến 2010 ................................................ 35
Bảng 4.2. Dư nợ và số hộ vay vốn từ năm 2008 đến năm 2010 ................................... 36
Bảng 4.3. Doanh số cho vay từ 2008 đến 2010 ............................................................. 38
Bảng 4.4. Doanh số thu nợ từ năm 2008 đến năm 2010 ............................................... 39
Bảng 4.5. Tình hình dư nợ từ năm 2008 đến năm 2010 ................................................ 40
Bảng 4.6. Thực trạng hộ nghèo của huyện đến đầu năm 2010 ..................................... 41
Bảng 4.7. Thông tin hộ được phỏng vấn ....................................................................... 41
Bảng 4.8. Lĩnh vực hoạt động của hộ phỏng vấn .......................................................... 42
Bảng 4.9. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo ..................................................... 42
Bảng 4.10. Thủ tục vay vốn cho hộ nghèo .................................................................... 44
Bảng 4.11. Nhu cầu vay vốn trung bình của hộ nghèo ................................................. 45
Bảng 4.12. Đánh giá thay đổi thu nhập của hộ vay ....................................................... 47
Bảng 4.13. Lợi ích mang lại từ vốn vay cho hộ nghèo ................................................. 47
Bảng 4.14. Kết quả - hiệu quả nuôi một lứa heo ........................................................... 48
Bảng 4.15. Kết quả chăn nuôi heo trong hai năm ......................................................... 49
Bảng 4.16. Kết quả - hiệu quả qủa một vụ dưa leo ....................................................... 50
Bảng 4.17 Kết quả trồng dưa trong một năm ................................................................ 51
Bảng 4.18. Kết quả tổng hợp của hai ngành sản xuất ................................................... 52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tổ chức hoạt động của PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự ............................. 4
Hình 2.2. Tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế huyện năm 2010 ...................................... 10
Hình 4.1. Tình hình nguồn vốn từ năm 2008 đến năm 2010 ........................................ 35
Hình 4.2. Xu hướng dư nợ và số hộ vay từ năm 2008 đến năm 2010........................... 37
Hình 4.3. Quy trình cho vay .......................................................................................... 43

Hình 4.4. Đánh Giá của hộ nghèo về tầm quan trọng của nguồn vốn ưu đãi................ 46

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: bảng câu hỏi phỏng vấn hộ vay vốn từ PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự.
(Tìm hiểu hoạt động cho vay của NHCSXH – phỏng vấn 45 hộ vay)
Phụ lục 2: bảng câu hỏi phỏng vấn trường hợp điển hình.
(Phỏng vấn thêm thông tin 20 hộ trong số 45 hộ được phỏng vấn ở phụ lục 1)

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước làm nền kinh tế nước ta tăng trưởng
nhanh, đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, trong giai đoạn
phát triển mới, nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường một bộ phận dân cư chưa
thể bắt kịp với sự thay đổi, đã gặp nhiều khó khăn trong đời sống sản xuất, chưa đảm
bảo được những điều kiện sống cơ bản phải đang chịu cảnh nghèo. Xác định rõ tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã xác định giảm
nghèo là một chương trình, chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong
chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước.
Xuất phát từ thực tiễn giảm nghèo (GN) là nội dung trọng tâm trong chiến lược
phát triển của đất nước và các nước đang phát triển khác. Việt Nam đã xây dựng chiến
lược quốc gia cho tăng trưởng và giảm nghèo 21/05/2002 và 04/10/2002 Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ

cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cho đến nay đã đạt nhiều
thành tựu trong phát triển kinh tế, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, góp phần ổn
định chính trị, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Rất nhiều nổ lực của Chính phủ, các
địa phương đang tập trung cho công tác GN và tạo việc làm, trong đó tín dụng được
coi là một giải pháp cơ bản không những ở Việt Nam mà nhiều quốc gia đang phát
triển khác thực hiện. Trong những năm vừa qua chính sách tín dụng đã có vai trò to
lớn tác động trong việc GN, đã góp phần to lớn giúp nhiều hộ thoát nghèo, nâng cao
điều kiện kinh tế gia đình và vươn lên khá giàu.
Hồng Ngự là một huyện đầu nguồn thuộc tỉnh Đồng Tháp, toàn huyện bao gồm
11 đơn vị hành chính, dân số đông, tỉ lệ hộ nghèo tương đối cao. Hoạt động tín dụng,
đặc biệt là tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần không
1


nhỏ cho công tác GN. Trong đó, NHCSXH là một tổ chức tín dụng có vai trò đặc biệt
quan trọng. Mặc dù đã và đang nỗ lực rất lớn, cơ chế ngày càng hoàn thiện hơn, thủ
tục vay vốn ngày càng thông thoáng, đơn giản để người nghèo tiếp cận với đồng vốn
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, còn gặp không ít những vấn đề khó khăn nảy sinh từ thực tế
(tập quán, đặc thù kinh tế địa phương, cơ sở hạ tầng,…) cần phải được xem xét điều
chỉnh, khắc phục kịp thời để đồng vốn NHCSXH thực sự là công cụ hữu hiệu của
Chính phủ trong thực hiện chương trình Quốc gia về GN và tạo việc làm.
Vì thế mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ” Phân tích hoạt động tín dụng đối
với hộ nghèo của NHCSXH huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp”. Trước hết, để hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp và cũng như có những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn
thiện hơn chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng của PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự
qua các năm từ 2008 - 2010.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay từ NHCSXH huyện Hồng Ngự của các hộ
nghèo và đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của PGD NHCSXH
huyện Hồng Ngự.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng cho PGD
NHCSXH huyện Hồng Ngự.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự và
các hộ nghèo vay vốn từ NHCSXH tại huyện Hồng Ngự.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: khóa luận nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng tại
PGD huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp, số liệu được thu thập trong các năm 2008 - 2010.
Do hạn chế về mặt thời gian nên việc khảo sát thực tế chỉ tập trung tại xã Thường
Phước 1 để tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo như thế nào trên địa
bàn.
- Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện từ 25/02/2011 đến 10/06/2011.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Nội dung khoá luận gồm 5 chương.
Chương 1, phần mở đầu. Nêu lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiên cứu và các
phạm vi nghiên cứu khoá luận.
Chương 2, phần tổng quan. Giới thiệu sơ nét PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự
về quá trình thành lập, bộ máy tổ chức hoạt động, đối tượng phục vụ, vai trò của PGD
và vài nét tổng quan huyện Hồng Ngự về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Chương 3, phần nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần này trình bày các

khái niệm nghèo, tín dụng, vai trò tín dụng cho người nghèo, quyết định thành lập
NHCSXH Việt Nam. Kết quả tín dụng cho người nghèo của NHCSXH Việt Nam và
các phương pháp nghiên cứu mà khoá luận sử dụng.
Chương 4, phần kết quả thảo luận. Chương này đề cập các kết quả nghiên cứu
của các mục tiêu được đặt ra ở phần 1.2.
Chương 5, phần kết luận và kiến nghị. Tóm gọn các kết quả đã nghiên cứu được
ở chương 4 và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự
2.1.1. Vài nét về sự ra đời và bộ máy tổ chức của PGD NHCSXH huyện Hồng
Ngự
- Quá trình thành lập: NHCSXH Việt Nam bắt đầu hoạt động từ 01/01/2003 và
có chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có PGD
ở mỗi quận, huyện. PGD NHCSXH Hồng Ngự được thành lập theo quyết định
308/QĐ - HĐQT ngày 10/05/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam.
- Tên đơn vị: Phòng giao dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Hồng
Ngự.
- Địa điểm đặt trụ sở: Đường nội bộ - Khu B - Chợ Thường Thới - ấp Thượng xã Thường Thới Tiền - huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng tháp.
- Nhân sự của Phòng gồm 09 người (01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc (kiêm
trưởng tín dụng), 06 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, 01 bảo vệ); 02 tổ chuyên môn
nghiệp vụ là: tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng (03 cán bộ), tổ kế toán Ngân quỹ (03 cán
bộ, 01 Trưởng kế toán, 01 cán bộ kế toán và 01 cán bộ Ngân quỹ).
Hình 2.1. Tổ Chức Hoạt Động của PGD NHCSXH tại Huyện Hồng Ngự
Ban giám đốc


Bảo vệ

Tổ kế toán Ngân quỹ

Tổ KHNV-TD

Nguồn: PGD NHCSXH Huyện Hồng Ngự
* Ban Giám đốc: tuỳ theo tình hình thực tế tại phòng giao dịch Ban Giám đốc
có thể phân công thực hiện các nhiệm vụ được giao như sau:
4


- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về hoạt động của ngân hàng.
- Thay mặt ngân hàng ký nhận vốn và các nguồn lực khác của các cá nhân, tổ
chức.
- Phê duyệt cho vay các chương trình đã được giám đốc tỉnh ủy quyền.
- Quản lý điều hành về mặt nhân sự, chủ trì các cuộc họp tại phòng giao dịch
và tham mưu giúp việc cho Ban đại diện Hội đồng Quản trị (HĐQT) huyện theo qui
định.
- Đôn đốc thực hiện kế hoạch tín dụng trên địa bàn.
* Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng:
- Tổng hợp, thống kê, phân tích thông tin, số liệu, đề xuất chiến lược hoạt động,
kế hoạch đầu tư mang tính chất khả thi, có hiệu quả.
- Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế.
- Thẩm định dự án cho vay.
- Quản lý hoạt động tín dụng tại các xã, thị trấn; thực hiện cuộc buổi giao dịch
lưu động và họp giao ban tại điểm giao dịch xã.
* Tổ kế toán ngân quỹ:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, hạch toán các

nghiệp vụ phát sinh, lưu trữ các hồ sơ pháp lý.
- Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ.
* Bảo vệ: bảo vệ an toàn về tài sản của đơn vị; tham gia bảo vệ và áp tải tiền
mặt, giấy tờ có giá trị và các tài sản khác của PGD tại đơn vị và trên đường công tác.
2.1.2. Đối tượng phục vụ của PGD NHCSXH huyện Hồng Ngự
a) Nhiệm vụ của PGD
- Nhận nguồn tiền từ Trung ương chuyển về và các tổ chức, Hội đoàn thể và cá
nhân trong cộng đồng dân cư để cho vay, chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ nghèo, xuất
khẩu lao động theo thể lệ của ngành và định hướng giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương
của huyện huy động vốn nhân dân.
- Nhận phục vụ việc mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức.
- Tiến hành thu nợ từ các khoản nợ đã phát vay để quay vòng vốn.

5


- Xử lý những khoản nợ bàn giao từ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát
triển huyện Hồng Ngự
- Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và
kiểm soát, chấn chỉnh, củng cố, xây dựng các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) nhằm
quản lý tốt và có hiệu quả nguồn vốn tín dụng.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp trên. Đồng
thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ thị của NHCSXH tỉnh.
b) Vai trò
PGD thực hiện các chương trình của Chính phủ hoặc các dự án liên kết giữa các
ngành như: cho vay ưu đãi hộ nghèo, giải quyết việc làm,…thông qua ủy thác đã góp
phần thực hiện mục tiêu GN, nâng cao chất lượng đời sống cho hộ dân đồng thời PGD
cũng giúp cho các đoàn thể có thêm những hoạt động, thu hút thêm nhiều hội viên
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2.2. Tổng quan về huyện Hồng Ngự

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hồng Ngự được thành lập vào năm 1930 từ tổng An Phước, quận Tân Châu.
Hồng Ngự lúc đó bao gồm cả Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự ngày
nay. Hồng Ngự là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, do nằm tại đầu nguồn nên
hàng năm đều bị lũ lụt, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đa số người dân nơi
đây sống bằng nghề nông nên thu nhập của họ rất thấp, có nhiều hộ không có nghề
nghiệp ổn định, không có công ăn việc làm.
a) Điều kiện tự nhiên
Hồng Ngự là huyện biên giới phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích tự nhiên
của toàn huyện là 209,74 km2, chiếm 6,21% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
Dân số năm 2010 là 145.431 người, mật độ trung bình 693 người/km2, chiếm 3,78%
dân số toàn tỉnh. Huyện Hồng Ngự cách trung tâm tỉnh lỵ 68 km, có tỉnh lộ ĐT 841 đi
qua nối liền huyện Hồng Ngự với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, cùng với mạng
lưới sông rạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ giao thương, vận
chuyển hàng hoá và giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện, thị
trong và ngoài tỉnh.
6


b) Vị trí địa lý
Huyện Hồng Ngự nằm ven sông Tiền (thuộc hệ thống sông Mê Kông) theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, có đường biên giới quốc gia Campuchia dài 18 km, có vị
trí địa lý thuận lợi về mặt giao thông đường thủy cũng như đường bộ. Nằm trong một
tỉnh thuần nông nên huyện Hồng Ngự mang nét đặc trưng của một đô thị nông nghiệp.
Tuy nhiên huyện có đường biên giới với Campuchia nên có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế, xuất khẩu hàng hoá có thế mạnh của tỉnh như: nông nghiệp, thủy sản và kinh
doanh - dịch vụ, có địa giới hành chính được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Preyveng, Vương quốc Campuchia.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Bình và huyện Phú Tân (tỉnh An Giang)

+ Phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp)
+ Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang).
Huyện Hồng Ngự được chia làm 11 đơn vị hành chính trực thuộc: Thường
Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A,
Thường Thới Hậu B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A, Long
Khánh B.
c) Địa hình, khí hậu và thủy văn.
- Địa hình:
Huyện Hồng Ngự có địa hình tương đối bằng phẳng, có những nét đặc thù do
điều kiện tự nhiên, nhìn chung huyện Hồng Ngự được chia thành 2 vùng: vùng cao
ven sông Tiền đó là các xã cù lao có địa hình tương đối cao hơn. Hiện trạng chủ yếu là
dân cư, cây lâu năm, cây ăn quả và rau màu; vùng địa hình đồng bằng thấp trũng: bao
gồm khu vực thấp, bằng đến trũng nằm bên đất liền và khu vực nằm giữa các cù lao.
Ngoài ra, sông Tiền thuộc khu vực huyện Hồng Ngự xuất hiện nhiều cồn với diện tích
không ổn định do bồi mới và sạt lở hàng năm.
Nhìn chung đặc điểm địa hình tương đối đồng nhất, mang đặc điểm chung của
địa hình đồng bằng nên có thế mạnh trong việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên,
Hồng Ngự là huyện đầu nguồn ven sông Tiền nên thường xuyên bị sạt lở, lũ lụt đã gây
không ít khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.

7


- Khí hậu:
Đồng Tháp nói chung và huyện Hồng Ngự nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27°C, quanh năm nóng
ẩm, độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình là 83%,
lượng mưa phong phú: lượng mưa trung bình năm tại huyện là 1.378 mm, các yếu tố
khí tượng có sự phân hoá rõ rệt theo mùa.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với hướng gió thịnh hành là gió mùa

Tây - Nam.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với hướng gió mùa Đông Bắc.
- Thủy Văn:
Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Kông, huyện Hồng Ngự chịu ảnh hưởng của
chế độ dòng chảy sông Mê Kông, thủy triều biển Đông và chế độ mưa trong khu vực.
Sông Tiền là một nhánh sông Mê Kông ở phía hạ lưu, chế độ thủy văn sông Tiền chịu
ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông và
chế độ mưa nội vùng, chế độ thủy văn sông Tiền chia thành 2 mùa: mùa kiệt: từ tháng
1 đến tháng 6 hàng năm; mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lũ trên sông Tiền
hình thành do mưa ở thượng nguồn sông Mê Kông và mưa nội đồng gây ra. So với
vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì lũ ở đây sớm hơn một tháng và kết thúc trễ hơn
một tháng.
d) Tài nguyên thiên nhiên
- Khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn huyện Hồng Ngự đáng kể nhất là cát xây dựng trong
lòng sông Tiền được bồi lắng hàng năm do dòng chảy từ thượng nguồn mang về, trữ
lượng lớn gồm cát vàng to dùng để xây dựng, cát đen (cát bùn) hạt nhỏ, mịn dùng
trong san lấp. Tài nguyên khoáng sản cát phong phú và được bồi lắng hàng năm từ
sông Tiền thuận lợi cho việc khai thác làm vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn.
- Tài nguyên nước.
+ Nước mặt: nước mặt trên địa bàn khá dồi dào và được cung cấp quanh năm từ
sông Tiền và hệ thống sông, rạch tự nhiên gồm các ao, hồ, đồng trũng.
8


+ Nước ngầm: có lưu lượng tương đối phong phú, chủ yếu phân bố ở độ sâu
200 m trở xuống, chất lượng nước tốt, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước cho toàn
khu vực.
Với Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho khai thác sử dụng sinh hoạt và sản xuất
nếu được đầu tư khai thác hợp lý.

- Tài nguyên sinh vật.
Hệ động, thực vật tự nhiên của địa bàn đều mang đặc điểm chung của vùng
đồng lũ, khá phong phú về chủng loại và đa dạng về loài. Về thủy sinh, trên sông Tiền
và đồng lũ có khoảng 55 loài; 198 loài chim trong đó có 13 loài quý hiếm và 349 loài
thực vật nổi, 150 loài khuê tảo bám,...
- Tài nguyên đất đai.
Toàn huyện có khoảng 20.973,70 ha đất tự nhiên, chiếm 6,21% tổng diện tích
đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 13.588 ha (65% diện tích
tự nhiên), trong đó 99% diện tích là đất canh tác nông nghiệp, 1% là đất có mặt nước
nuôi trồng thủy sản.
+ Đất cây hàng năm chiếm tỷ trọng cao với 13.465 ha (99% diện tích đất canh
tác nông nghiệp), trong đó có 11.882 ha lúa, phân bố trên hầu hết địa bàn các xã, các
loại hoa màu trồng cạn khác vào khoảng 1.352 ha và đang có khuynh hướng thu hẹp
theo tiến độ phát triển đô thị. Bên cạnh đó còn có 55 ha đất trồng cỏ.
+ Đất cây lâu năm chỉ chiếm tỷ trọng 1,3% đất canh tác nông nghiệp với
khoảng 176 ha, phần lớn là vườn tạp chung quanh khu vực thổ canh.
+ Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 123 ha, trong đó quan trọng nhất
là các vùng nuôi cá tra tại khu vực sông Tiền.
+ Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp (kể cả sông rạch) chiếm 7.386 ha (35% diện tích
tự nhiên), trong đó khoảng 90% diện tích là đất chuyên dùng cho xây dựng, giao thông
và thủy lợi. Phần còn lại là đất cho khu dân cư tương ứng 673 ha.
Hầu hết toàn bộ quỹ đất địa bàn huyện Hồng Ngự đều được sử dụng, trong đó tỉ
lệ đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 65% diện tích tự nhiên). Trong
ngoại cảnh diện tích chủ yếu là đất vùng đồng lũ, nằm trong khu vực ảnh hưởng lũ.
9


2.2.2. Điều kiện kinh tế
Năm 2010, tổng giá trị các ngành kinh tế là 1.560,227 tỷ đồng, tổng giá trị tăng

thêm ước đạt 603 tỷ đồng tăng 13,94% so với năm 2009, trong đó:
- Khu vực nông nghiệp 344 tỷ đồng, tăng 7,26%.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng 115 tỷ đồng, tăng 23,62%.
- khu vực thương mại - dịch vụ 144 tỷ đồng, tăng 24,76%.
Mặc dù, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, nhưng còn ở tốc độ chậm. Tỷ trọng
giá trị các ngành là: nông nghiệp 63,96%, công nghiệp - xây dựng 15,48%, thương mại
- dịch vụ 20,56%.
Hình 2.2. Tỷ Trọng Giá Trị Các Ngành Kinh Tế Huyện Năm 2010

Nguồn: UBND huyện Hồng Ngự
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện là nông nghiệp - thương mại dịch
vụ và công nghiệp - xây dựng. Sản xuất nông nghiệp giữ vững phát triển, dần đi vào
chiều sâu. Tập trung cho cây lúa, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo
hướng thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất,
sạch bệnh, bảo vệ môi trường. Bước đầu đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tạo thế
ổn định cho kinh tế - xã hội phát triển.
a) Sản xuất nông nghiệp
- Diện tích gieo trồng lúa ổn định cả năm là 24.120 ha, năng suất lúa bình quân
rất cao khoảng 6,3 tấn/ha; hoa màu lương thực tương đối phát triển nhưng diện tích
trồng vẫn chưa đáng kể so với diện tích canh tác lúa, 1.085 ha hoa màu sản lượng
18.896 tấn; cây công nghiệp hàng năm gồm 81 ha đậu nành sản lượng đạt 181 tấn, 46
ha mía sản lượng đạt 3.193 tấn,…do chịu ảnh hưởng của mùa lũ kinh tế vườn kém
10


phát triển, cây ăn trái khoảng 176 ha, năng suất thuộc loại thấp 5,7 tấn/ha, sản lượng
980 tấn chủ yếu là xoài.
- Chăn nuôi: giá trị đạt được 122.778 triệu đồng, trong đó tổng đàn heo 18.168
con, đàn trâu bò có 3.949 con (trong đó 3.194 con bò) sản lượng khoảng 95 tấn; tổng
đàn gia cầm có khoảng 429.685 con.

- Thủy sản: diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 123 ha, sản lượng đạt
12.609 tấn trong đó chủ yếu là nuôi tôm. Giá trị của ngành đạt là 472,249 tỷ đồng.
b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Năm 2009 toàn thị xã có 783 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sử dụng
2.410 lao động. Ngành chủ lực hiện nay là lương thực thực phẩm và đồ uống chiếm
trên 94%, gồm các mặt hàng: xay xát - lau bóng gạo, chế biến thực phẩm, thức ăn thủy
sản; các ngành còn lại khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ về giá trị sản xuất. Tổng giá trị
toàn ngành công nghiệp đạt 241,523 tỷ đồng.
c) Dịch vụ
Tổng giá trị đạt được là 320,782 tỷ đồng, trong đó dịch vụ thương mại - xuất
nhập khẩu 203 tỷ; dịch vụ vận tải 60,7 tỷ đồng; các dịch vụ khác 57,082 tỷ đồng.
2.2.3. Dân số và văn hóa - xã hội
a) Dân số
Năm 2010, toàn huyện Hồng Ngự có 145.431 người, mật độ trung bình 693
người/km2, chiếm 3,78% dân số toàn tỉnh, tốc độ tăng dân số khoảng 2,5% thuộc vào loại
cao so với bình quân toàn tỉnh Đồng Tháp. Trong đó có khoảng 90.382 người trong độ
tuổi lao động chủ yếu là lao động ở nông nghiệp và nông thôn. Đặc điểm dân cư của
huyện mang đậm tính thuần nông, đời sống còn nhiều khó khăn. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm đi đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao. Theo thống kê đầu năm 2010, trên địa bàn
huyện có 3.046 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,27% và 4.806 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 13,05%
số hộ.

11


b) Văn hoá - xã hội
Trong các năm qua huyện đã tập trung GN như cho vay vốn sản xuất, lồng ghép
các chương trình mục tiêu trên địa bàn, động viên mọi người cùng tham gia,…tạo việc
làm, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được các lĩnh vực y tế
như chống một số bệnh xã hội, dịch bệnh, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn;

công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục triển khai thực hiện theo các chương
trình trọng điểm của địa phương và quốc gia; đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung nhân lực,
trang thiết bị, thuốc điều trị và các điều kiện đảm bảo khác phục vụ cho công tác khám
chữa bệnh cho nhân dân; giáo dục văn hoá từng bước cải thiện đời sống và nhà ở cho
dân cư (có 86% hộ đạt gia đình văn hoá, 87% ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá). Tỷ lệ trẻ em
6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99%; tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở được xét tốt nghiệp đạt
97,08%; tỷ lệ học sinh Trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp đạt 54,27%.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1. Nghèo và sự cần thiết giảm nghèo
a) Nghèo và thực trạng nghèo ở Việt Nam
Nghèo được xem là một tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu
nhập thiếu do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày của
cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước
những mất mát.
Theo Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 09/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn
nông thôn. Đây được coi là một trong những thành tựu phát triển kinh tế xã hội ở nước
ta trong thời gian qua. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nước ta ban hành, điều
chỉnh tiêu chí hộ nghèo, người nghèo qua từng giai đoạn, và chuẩn nghèo áp dụng cho

giai đoạn 2001 - 2005 là người có thu nhập bình quân dưới 100.000 đồng/tháng ở vùng
nông thôn đồng bằng, dưới 150.000 đồng/tháng đối với vùng thành thị và 80.000
đồng/tháng đối với vùng núi, hải đảo. Theo chuẩn nghèo trên, tỷ lệ hộ nghèo năm
2004 ở nước ta là 8,3% tương đương với khoảng 1,45 triệu hộ nghèo (năm 2001 tỷ lệ
nghèo là 17,4% với khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, năm 2002 là 12,9%). Theo quyết định
của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005
về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010: khu vực nông thôn
những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000
13


×