Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH XỬ LÝ SINH HỌC NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM THÂM CANH TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ KIM CHI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ
HÌNH XỬ LÝ SINH HỌC NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM
THÂM CANH TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ KIM CHI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ
HÌNH XỬ LÝ SINH HỌC NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM
THÂM CANH TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả
kinh tế và môi trường của mô hình xử lý sinh học nước thải ao nuôi tôm thâm
canh tại tỉnh Phú Yên”, do Nguyễn Thị Kim Chi sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế
Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
______________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Bằng những cố gắng, nổ lực không ngừng của bản thân, cùng với sự ủng hộ và
giúp đỡ nhiệt tình của người thân, thầy cô, bạn bè. Cuối cùng khóa luận đã được hoàn
thành tốt đẹp. Để có được những thành công như hôm nay lời đầu tiên cho tôi được
gởi đến Ba Mẹ tôi lòng biết ơn sâu sắc nhất, người đã sinh thành, dạy dỗ tôi nên người,
con cảm ơn Ba Mẹ nhiều lắm.
Xin được gởi những lời tri ân sâu sắc nhất đến Thầy TS. Đặng Thanh Hà, thầy
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, Ban Giám Hiệu trường ĐH Nông Lâm đã
tạo điều kiện để em được học tập dưới mái trường này, trang bị cho em nhiều kiến
thức để bước vào đời.
Đồng gởi lời cảm ơn chân thành đến chú Đỗ Kim Đồng- phó phòng NN-PTNT
huyện Đông Hòa, anh Thành- kỹ sư Thủy sản huyện Đông Hòa, anh Phát- phòng Thủy
sản tỉnh Phú Yên. Các chú và các anh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi nhiều
thông tin để hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin được cảm ơn những lời động viên, khích lệ, giúp đỡ chân thành
của các bạn lớp KM33, những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường
đại học vừa qua. Xin chúc các bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Chi


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM CHI. Tháng 07 năm 2011. “ Đánh giá hiệu quả kinh tế
và môi trường của mô hình xử lý sinh học nước thải ao nuôi tôm thâm canh tại
tỉnh Phú Yên. ”
NGUYEN THI KIM CHI, July 2011. “The Evaluation of the Economic
Efficiency and Environmental of Biological Wastewater Treatment Model for
Intensive Shrimp Ponds in Phu Yen Province ”.
Khóa luận tìm hiểu về tình hình nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trên cơ sở khảo sát
thực tế ngẫu nhiên 59 hộ nuôi tôm ở 2 vùng nuôi trọng điểm của tỉnh Thị xã Sông Cầu
và huyện Đông Hòa. Đồng thời đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm bằng phương
pháp xử lý nước thải sinh học.
Qua quá trình tìm hiểu, tính toán đề tài cho thấy 1ha nuôi tôm sinh học sẽ cho
ra mức lợi nhuận là 109.739.000 đồng, với mức chi phí là 66.961.000 đồng và hiệu
suất sử dụng vốn là 1,64. Đề tài cho thấy sự cần thiết của các yếu tố như mật độ, thức
ăn, lượng thuốc, tập huấn, các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất tôm. Trong
đó yếu tố MHSH ảnh hưởng lớn nhất, nuôi tôm trong mô hình này năng suất tăng
0,39% và xác suất tôm bị bệnh/chết giảm 0,38%.
Đề tài cũng tham khảo và đưa ra một vài ý kiến nhằm giúp cải thiện đời sống
cho người nuôi tôm, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


VII

DANH MỤC CÁC BẢNG

VIII

DANH MỤC CÁC HÌNH

IX

DANH MỤC PHỤ LỤC

X

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính

2


1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

2

1.3. Ý nghía nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2

5

TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

5

2.1.1. Tổng quan về tỉnh Phú Yên


5

2.1.2. Tổng quan về huyện Sông Cầu

7

2.1.3. Tổng quan về huyện Đông Hòa

8

2.2. Tổng quan về đặc điểm ngành thủy sản

9

2.2.1. Tổng quan về ngành thủy sản tỉnh Phú Yên năm 2010

9

2.2.2. Tình hình NTTS tại huyện Đông Hòa năm 2010

11

2.2.3. Tình hình NTTS tại huyện Sông Cầu

12

CHƯƠNG 3

13


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Cơ sở lý luận

13

3.1.1. Các khái niệm chung

13

3.1.2. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và xử lý ao tôm

16

v


3.1.3. Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng

18

3.1.4. Mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp sinh học

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

23

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

23

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi qui

23

3.3. Sử dụng mô hình Logit để xác định xác suất tôm sú bị bệnh

26

CHƯƠNG 4

29

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Tình hình nuôi tôm của tỉnh qua các năm


29

4.2. Tình hình nuôi tôm tại thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa

31

4.2.1. Tình hình nuôi tôm tại thị xã Sông Cầu

31

4.2.2. Tình hình nuôi tôm tại huyện Đông Hòa

32

4.3. Đặc điểm nuôi tôm tại hộ gia đình trong điạ phương

33

4.4. Phân tích ảnh hưởng của mô hình nuôi tôm sinh học đến năng suất tôm

40

4.5. Phân tích hiệu quả chung của mô hình nuôi tôm sinh học

47

4.6. Phân tích những tác động môi trường của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm
bằng phương pháp sinh học.


51

4.6.1. Phân tích ảnh hưởng của MHSH đến xác suất tôm bị bệnh

51

4.6.2. Sự biến động của các yếu tố môi trường, chất lượng nước ao nuôi tôm có xử
lý bằng phương pháp sinh học

54

4.6.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng nuôi tôm trong khu vực nghiên cứu

56

CHƯƠNG 5

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1. Kết luận

59

5.2. Kiến nghị

60


TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

65

 

 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GEF

Qũy Môi trường toàn cầu

KH-KT

Khoa học kĩ thuật

UBND


Uỷ ban nhân dân

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

LN

Lợi nhuận

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất

TN

Thu nhập

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


ĐVT

Đơn vị tính

NN-PTNT

Nông nghiệp phát triển nông thôn

ĐTTTTH

Điều tra tính toán tổng hợp

TC

Thâm canh

BTC

Bán thâm canh

QCCT

Quảng canh cải tiến

MHSH

Mô hình sinh học

TTKN-KN


Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tên biến và giải thích biến trong mô hình

25

Bảng 3.2. Tên biến và giải thích các biến trong mô hình

27

Bảng 4.1: Kết quả nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 – 2005

30

Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình NTTS của tỉnh năm 2006-2010

30

Bảng 4.3. Diện tích và sản lượng tôm của thị xã Sông Cầu năm 2010

31

Bảng 4.4. Diện tích và sản lượng tôm huyện Đông Hòa năm 2010


32

Bảng 4.5. Thống kê số hộ nuôi tôm áp dụng phương pháp xử lý bằng sinh học

37

Bảng 4.6. Cơ cấu vốn trong hoạt động nuôi tôm

39

Bảng 4.7.Các thông số ước lượng của hàm năng suất nuôi tôm bằng phương pháp sinh
học

41

Bảng 4.8. Các thông số ước lượng của hàm năng suất nuôi tôm bằng phương pháp sinh
học

42

Bảng 4.9. Các thông số ước lượng của hàm năng suất nuôi tôm bằng phương pháp sinh
học

42

Bảng 4.10. Các hệ số xác định của mô hình hồi qui năng suất nuôi tôm bằng pp sinh
học

43


Bảng 4.11. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng hồi qui bổ sung

45

Bảng 4.12. Kiểm tra về dấu kì vọng của mô hình

46

Bảng 4.13. Các khoản chi phí đầu tư cơ bản cho 1ha nuôi tôm.

47

Bảng 4.14.Bảng so sánh chi phí sản xuất cho 1 vụ tôm

48

Bảng 4.15. Kết quả- hiệu quả kinh tế của 1 vụ nuôi tôm bằng MHSH

50

Bảng 4.16. Các thông số ước lượng của hàm xác suất tôm bị bệnh

51

Bảng 4.17. Khả năng dự đoán của mô hình xác suất tôm bị bệnh

52

Bảng 4.18. Giá trị trung bình các biến của mô hình xác suất tôm bị bệnh


53

Bảng 4.19. Kết quả trung bình các chỉ tiêu phân tích môi trường ở các ao nuôi cá, tôm
và rong.

54

Bảng 4.20. Tình hình các hộ nuôi tôm đồng ý tham gia MHSH

58

viii


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Mô hình 1- trang trại có ao xử lý nước thải riêng biệt

22

Hình 3.2. Mô hình 2 - ao nuôi có sử dụng cá Rô phi xử lý trực tiếp bằng cách cắm các
giai cá rô phi trực tiếp vào ao nuôi tôm

22

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích các ao nuôi tôm của hộ

34


Hình 4.2. Số năm nuôi tôm của hộ

35

Hình 4.3. Cơ cấu trình độ học vấn

36

Hình 4.4. Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn

37

Hình 4.5. Tỷ lệ hộ tham gia mô hình sinh học

38

Hình 4.6. Nguồn gốc giống

39

Hình 4.7. Cách xử lý tôm bị bệnh, tôm chết

56

Hình 4.8. Biện pháp xử lý nước thải ao nuôi.

57 

 


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một số hình ảnh về tôm thẻ chân trắng.

 

Phụ lục 2. Kết xuất mô hình hàm năng suất tôm  
Phụ lục 3. Mô hình hồi quy nhân tạo

 

Phụ lục 4. Mô hình hồi quy bổ xung

 

Phụ lục 5. Mô hình hồi quy phụ kiểm tra tự tương quan 
Phụ lục 6. Mô hình xác suất tôm bị bệnh  
Phụ lục 7. Mô hình khả năng dự đoán mức độ chính xác của hàm xác suất tôm bị bệnh 
Phụ lục 8. Giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển vùng
NTTS ven bờ.

 

Phụ lục 9. Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 171-2001  
Phụ lục 10. Bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn

x


 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km trải dài theo đất nước, đó là một

trong những lợi thế mạnh để kinh tế biển mang lại. Có thể nói một trong những giá trị
mà kinh tế biển mang lại đó là tiềm năng thủy sản. Đối với một quốc gia xuất phát từ
nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn thì thủy sản trong những nhiều năm trở lại đây
đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân ở vùng nông thôn ven
biển. Một trong những lĩnh vực trong kinh tế thủy sản là nuôi trồng thủy sản, trong đó
nuôi tôm là một trong những nghề phát trển mạnh nhất, đóng góp nhiều vào GDP nước
ta. Điển hình trong năm 2010 vừa qua ngành nuôi tôm đã thắng lớn với mức kim
ngạch xuất khẩu đạt theo mức kế hoạch là 2 tỷ USD.
Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với bờ biển khúc khuỷu dài gần
190 km tạo thành nhiều eo, vịnh, đầm, phá ven bờ. Cùng với các bãi triều nước lợ, bãi
sông, lạch giàu dinh dưỡng đã tạo nên vùng nước lợ rộng khoảng 21000 ha thuận lợi
cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Nghề nuôi tôm của tỉnh phát triển từ
những năm 1985-1986 và được khuyến khích ở nhiều địa phương. Những địa phương
nổi tiếng với nghề nuôi tôm như huyện Sông Cầu, huyện Đông Hòa, Tuy An. Nghề
nuôi tôm ở đây mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn, giúp người dân thoát nghèo. Tuy
nhiên bên cạnh những giá trị kinh tế mà nó mang lại thì những tác động về môi trường
là không thể tránh khỏi. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ các
ao nuôi tôm chưa được xử lý khoa học, sự thiếu kiến thức của người nuôi tôm dẫn đến

dịch bệnh lan tràn, gây chết tôm, người dân thua lỗ phải phá sản.
Vì vậy trong năm vừa qua có nhiều dự án được đầu tư vào tỉnh Phú Yên giúp
tăng hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nhưng đảm bảo được an toàn môi trường tại các khu
vực nuôi. Trong số đó có dự án “Góp phần phần ngăn ngừa ô nhiễm vùng ven biển


Phú Yên thông qua mô hình xử lý nước thải từ ao nuôi tôm thâm canh bằng phương
pháp sinh học tại tỉnh Phú Yên ” do quỹ Môi trường toàn cầu (GEF)và Liên hiệp các
hội KH-KT Phú Yên tài trợ đang được thực hiện thí điểm tại 2 địa phương là thị xã
Sông Cầu và huyện Đông Hòa. Dự án này đã đạt những thành công bước đầu và đang
tiếp tục thực hiện pha 2 của chương trình, thời gian kết thúc dự án theo kế hoạch là
tháng 4/2012.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, để có những nhận xét, đánh giá đúng
đắn về giá trị kinh tế mang lại từ việc ứng dụng mô hình nuôi tôm sinh học và những
hiệu quả về môi trường mà dự án mang lại ở 2 địa phương trên, đồng thời nhằm giúp
người nông dân có phương thức nuôi tôm đạt hiệu quả cao và giảm thiểu mức độ ô
nhiễm môi trường ở địa phương. Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và những tác động
môi trường của mô hình xử lý sinh học nước thải ao nuôi tôm thâm canh ở Phú Yên ”
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Thanh Hà.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của quý thầy cô, bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính
Đề tài tập trung nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và những tác động môi trường
của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học tại
tỉnh Phú Yên để có những đề xuất tạo điều kiện mở rộng mô hình và phát triển ngành
nuôi tôm của tỉnh phát triển hơn nữa.

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Tìm hiểu tình hình nuôi tôm tại 2 huyện Sông Cầu và Đông Hòa.
Phân tích ảnh hưởng của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương
pháp sinh học đến năng suất và tỷ lệ nhiễm bệnh của tôm.
Phân tích những lơi ích về môi trường từ mô hình và khả năng mở rộng mô
hình.
Đề xuất ý kiến để nghề nuôi tôm tỉnh nhà phát triển hơn.

2


1.3. Ý nghía nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình nuôi tôm tại 2 huyện của tỉnh, thông qua mô hình
xử lý nước thải ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học để đánh giá hiệu
quả kinh tế và môi trường mà mô hình mang lại. Đây là tài liệu cho người nông dân và
chính quyền địa phương tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm giúp
người dân cải thiện đời sống. Đồng thời khuyến khích mở rộng mô hình xử lý nước
thải này để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ ao nuôi tôm.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua dự án “ Góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vùng ven biển Phú
Yên thông qua mô hình xử lý nước thải từ ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp
sinh học tại tỉnh Phú Yên” do quỹ môi trường toàn cầu và Liên hiệp các Hội KH-KT
Phú Yên tài trợ. Dự án này đã thực hiện thành công ở pha 1 của dự án và đang tiếp tục
thực hiện pha 2 tại 2 huyện Sông Cầu và huyện Đông Hòa nên đề tài tiến hành điều tra
thực tế tại 2 địa phương này.
Đây là 2 huyện có đặc điểm về tự nhiên tương đồng nhau, nguồn khí hậu và đặc
điểm nguồn nước phù hợp cho điều kiện nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm. Tại
2 huyện này người nuôi tôm chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi mặc dù trong
khi đó Sông Cầu là “ vương quốc của các loài tôm”.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 5/3/2011 đến ngày 30/5/2011, đề tài tiến hành

nghiên cứu tình hình nuôi tôm tại 2 huyện của tỉnh, điều tra thực tế, xử lý số liệu, chạy
mô hình hồi quy, viết báo cáo và đưa ra kết quả nghiên cứu.
1.5. Cấu trúc luận văn
Bài luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này giới thiệu sơ lược về lí do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan. Giới thiệu tổng quát về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đông Hòa và
huyện Sông Cầu. Đồng thời sơ lược về đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh
Phú Yên.
3


Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc điểm sinh học
của tôm thẻ, các khái niệm có liên quan. Nêu lên những phương pháp được sử dụng
trong quá trình thực hiện đề tài nhằm đạt được kết quả như mong đợi.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này thể hiện quá trình sử dụng những số liệu có được để tiến hành tính
toán hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm áp dụng mô hình xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học thông qua mô hình kinh tế lượng. Đồng thời qua đó đánh giá hiệu quả
về mặt môi trường mà mô hình này mang lại bằng việc thể hiện xác suất tôm bị nhiễm
bệnh tăng hay giảm khi áp dụng mô hình sinh học này.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Ở chương này tổng hợp lại những kết quả đạt được ở chương 4 và đưa ra một
số ý kiến đề xuất nhằm mở rộng mô hình này hơn nữa và giúp cho nghề nuôi tôm của
tỉnh phát triển.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về tỉnh Phú Yên
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Phú Yên

Nguồn: UBND Tỉnh Phú Yên


Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ Bắc và từ 108°40'40" đến
109°27'47" kinh Đông. Là một tỉnh nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội
1.160km về phía Bắc , cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến quốc lộ
1A.Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đăk Lăk
và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên: 5.045 km², mật độ dân số đạt 171 người/km2 .Theo thống kê
năm 2009 dân số của tỉnh là 861.993 người, trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%,
lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số và có khoảng 30 dân tộc.
Cơ cấu sử dụng đất như sau: Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm
nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa
sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm.
Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả,
phía Tây là mạn sườn Đông của dãy Trường Sơn đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự
nhiên, và phía Đông là biển Đông.Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi.Toàn tỉnh được
chia làm 9 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố là trung tâm chính trị, kinh tế và
văn hóa của tỉnh và 8 huyện: Tây Hòa, Đông Hòa, Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân,
Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh.

Miền khí hậu của tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng
của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa
nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung
bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.
Với đường bờ biển dài gần 190km, Phú Yên có diện tích vùng biển trên
6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều
hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng
bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang
xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành
kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch
3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ
đại dương, tôm sú, tôm hùm.Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực
đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Thị xã Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An). Đây
là những địa phương nuôi trồng chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt,
6


ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các
công đoạn nhờ Khu công nghiệp Đông bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó.
2.1.2. Tổng quan về huyện Sông Cầu
Vị trí địa lý
Sông Cầu là Thị xã ven biển Miền Trung, nằm về phía Bắc của tỉnh Phú Yên, Có
toạ độ địa lý: Từ 13021’ - 13042’ vĩ độ Bắc và 109006’ - 109020’ kinh độ Đông
Ranh giới tiếp giáp với các địa phương: Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
giáp huyện Đông Xuân, phía Nam giáp huyện Tuy An, phía Bắc tiếp giáp thành phố
Quy Nhơn - tỉnh Bình Định.
Địa hình, thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên: 48.928,48 ha.Trong đó: đất nông nghiệp đạt
26.164,77 ha; đất phi nông nghiệp đạt 4.081,34 ha; đất chưa sử dụng đạt
18.682,37 ha.

Là Thị xã có diện tích tự nhiên không lớn, nhưng có địa hình đa dạng, phức tạp,
bao gồm nhiều dải đồi, núi, thấp ở phía Tây và Tây Bắc (trên 80 % diện tích là đồi núi)
và nhiều nhánh núi đâm ngang ra sát biển tạo nên các bán đảo (Tuy Phong, Từ Nham),
các đầm vịnh (Cù Mông, Xuân Đài), các vùng đồi bát úp (Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2)
và các cánh đồng nhỏ hẹp phân bố manh mún.
Hàng năm về mùa mưa thường gây ra lũ quét, làm tăng quá trình rửa trôi xói
mòn đất đai, phá hoại mùa màng, đường sá, các công trình phục vụ sản xuất và đời
sống.
Bờ biển Thị xã Sông Cầu có chiều dài 80 km với nhiều vũng, đầm, vịnh gắn
liền với các đồi núi đá vách đứng, các bờ mài mòn trên đá Granite, các dải tích tụ sạch
và đẹp như Nhất Tự Sơn, Gành Đỏ, Vũng La, Vũng Chào..vv..vv.
Khí hậu
Mang đặc điểm khí hậu vùng núi thấp Duyên hải Nam - Trung Bộ, trong năm
có hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung ở tháng 10 – 11, trong 4 tháng mùa
mưa lượng mưa có thể đạt 900 – 1.200 mm, chiếm 70 – 80 % tổng lượng mưa cả năm,
tháng 01 là tháng có lượng mưa ít nhất trong năm. Mùa nắng từ cuối tháng 12 đến
trung tuần tháng 8, nắng hạn nhất vào tháng 7 và hầu như không có mưa.
7


Mặt nước
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hiện nay là 890,37 ha, chủ yếu là
dọc theo bờ vịnh của các xã Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Thịnh, Xuân Phương có các
mạch nước ngọt. Vịnh Xuân Đài là nơi tôm bố mẹ có điều kiện trú ngụ và sinh sản, là
cơ sở cung cấp tôm giống cho Thị xã. Mặt nước biển trên địa bàn thị xã rất thuận lợi
cho việc nuôi trồng thuỷ sản như: tôm hùm, tôm sú, cá mú.
Dân số
Theo thống kê đến năm 2009, tổng dân số của thị xã sông Cầu khoảng 95548
người, mật độ dân số 196 người/km2. Đa số là người Kinh, sống bằng nghề nông, đánh

bắt hải sản, ngoài làm ruộng và làm biển, nhân dân các vùng ven núi còn sống bằng
nghề khai thác lâm sản.
2.1.3. Tổng quan về huyện Đông Hòa
Vị trí địa lý
Đông Hòa là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên, huyện được thành lập năm
2005 trên cơ sở tách huyện Tuy Hòa cũ.
Phía Bắc giáp thành phố Tuy Hòa và huyện Phú Hòa; phía Nam giáp tỉnh
Khánh Hòa và biển Đông; phía Tây giáp huyện Tây Hòa; phía Đông giáp biển Đông.
Với chiều dài bờ biển gần 50km kéo dài từ Đông Tác đến đảo Hòn Nưa. Toàn
huyện bao gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc: Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa
Xuân Đông, Hòa Xuân Nam, Hòa Vinh, Hòa Tâm, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam,
Hòa Hiệp Bắc, Hòa Xuân Tây.
Tình hình tự nhiên
Diện tích tự nhiên của huyện 26.760 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 16.314,73ha
(Đất sản xuất nông nghiệp: 6.643,48 ha, đất lâm nghiệp 8.471,27ha, đất nuôi trồng
thủy sản 1.179,22ha, đất nông nghiệp khác 20,76ha); đất phi nông nghiệp 4.089,00ha;
đất chưa sử dụng 6.356,19ha. Là địa bàn vừa có núi, có đồng bằng, có biển, nằm cuối
hệ thống thủy nông Đồng Cam đồng thời cũng thuộc vùng hạ lưu sông Bàn Thạch nên
thường bị khô hạn vào mùa nắng, ngập úng vào mùa mưa.
Khí hậu
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa
nắng (mùa khô) từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, ít
8


mưa; lượng mưa trung bình trong mùa khô từ 300 – 600mm chiếm 20 – 30% lượng
mưa cả năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc. Lượng mưa trung bình trong mùa mưa từ 900 – 1800mm chiếm 70 – 80%
tổng lượng mưa cả năm.
Mặt nước

Về mặt nước NTTS thì diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.179,22 ha, trong đó diện
tích đang sử dụng nuôi tôm chân trắng là 1.147,22 ha; nuôi cá nước ngọt là 32 ha.
Dân số
Dân số huyện 126.139 người trong đó trong độ tuổi: 62.935 người, đạt 49,89%
so với tổng dân số. Dân số lao động ở các địa phương vừa đông, tình trạng dư thừa lao
động ngày càng tăng, trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, hầu hết lao động
phổ thông phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số xã ven biển nuôi trồng và đánh bắt
hải sản, các ngành nghề chưa phát triển, tuy có khu công nghiệp Hoà Hiệp thu hút lao
động nhưng không nhiều..
2.2. Tổng quan về đặc điểm ngành thủy sản
2.2.1. Tổng quan về ngành thủy sản tỉnh Phú Yên năm 2010
Với đường bờ biển dài gần 190km, với nhiều eo, vịnh, đầm phá, Phú Yên mang
lợi thế để phát triển kinh tế thủy sản và ngành đánh bắt và NTTS là thế mạnh của tỉnh.
Trong những năm qua nhìn chung những diễn biến của thời tiết có xu hướng có lợi cho
ngành thủy sản tỉnh nhà phát triển, ngoại trừ cơn bão tháng 11 vừa qua phá hủy một số
diện tích nuôi tôm và làm giảm sản lượng đánh bắt.
Tình hình nuôi trồng thủy hải sản
Trong năm 2010 ước tính tổng diện tích nuôi trồng 2.694ha giảm 2,3% so với
năm 2009, trong đó: tôm sú khoảng 464ha bằng 99,6%, tôm thẻ hơn 1.645ha tăng 3,1%).
Nuôi thuỷ sản bằng lồng bè khoảng hơn 16.300 lồng bằng 54,8% so với năm 2009, số lồng
nuôi giảm do: sản lượng tôm hùm giống thu vớt trong tỉnh giảm 39,4% so với năm trước,
tôm hùm giống khan hiếm trên thị trường, giá tôm hùm giống tăng cao; nhiều hộ nuôi tôm
hùm bị thiệt hại trong cơn lũ năm 2009 gặp khó khăn về vốn để đầu tư thả nuôi trong năm
2010. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản các loại cả năm ước đạt 8.500 tấn tăng 23% so với
năm 2009, trong đó: tôm sú 350 tấn tăng 11,5%, tôm thẻ 6.726 tấn tăng 24,4%, tôm hùm
9


360 tấntăng 2,9% (tôm nuôi từ năm 2009 chuyển sang 2010 thu hoạch).Sản xuất tôm
giống cả năm ước khoảng 500 triệu tôm Post.

Tình hình khai thác hải sản
Nhìn chung thời tiết và diễn biến nguồn lợi thuỷ sản trong năm khá thuận lợi cho
khai thác. Dự ước sản lượng khai thác thuỷ sản cả năm đạt hơn 42.000 tấn, tăng 9,7% so
năm 2009, trong đó: sản lượng cá ngừ đại dương ước đạt 5.000 tấn, tăng 14,1% so với năm
2009. Năng lực khai thác: lực lượng tàu khai thác hiện có 7.203 chiếc/207.859CV (giảm 49
chiếc), trong đó: tàu công suất dưới 20 CV có 4.691 chiếc/53.257CV (chiếm 65,1%), từ 20
– 45 CV có 1.314 chiếc/42.383CV (chiếm 18,2%), từ 46 – 89CV có 555 chiếc/32.576CV
(chiếm 7,7%), từ 90- 249CV có 628 chiếc/74.893CV (chiếm 8,7%), tàu từ 250 CV trở lên
có 15chiếc/4.750 CV (chiếm 0,2%). Trong đó tổng số tàu có công suất dưới 20CV đang
triển khai phân cấp quản lý cho các huyện - thị xã – TP là 4.691 chiếc/53.257 CV.
Tình hình dịch bệnh
Lũy kế từ đầu năm đến nay có 467,5ha tôm nuôi bị bệnh (chiếm 22,2% diện tích thả
nuôi), trong đó mất trắng mất trắng 377 ha (Đông Hoà 359 ha, Tuy An 17 ha, Sông Cầu 1
ha). Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nuôi và chất lượng con giống chưa đảm bảo.
Chi cục Thú y đã lấy mẫu gửi Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II để xét nghiệm (kết
quả có mẫu dương tính với bệnh đốm trắng); cấp thuốc sát trùng Clorin và phối hợp với địa
phương hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp xử lý dập dịch. Đồng thời khuyến cáo
người nuôi tôm tập trung chăm sóc diện tích còn lại, xử lý và cải tạo ao hồ theo hướng dẫn
kỹ thuật của cơ quan chuyên môn.
Trong tháng 4 tại thôn Diêm Trường- xã Xuân Lộc- thị xã Sông Cầu đã xảy ra hiện
tượng cá mú nuôi chết với số lượng lớn khoảng 13.180 con/28.310 con thả nuôi của 63 hộ
nuôi/234 lồng, cá chết có biểu hiện nổ mắt, hình dáng bên ngoài bình thường. Chi cục Thú
y đã lấy 04 mẫu cá mú gửi Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III để xét nghiệm, kết quả
có 02 mẫu có sán lá đơn chủ ký sinh ở mang với cường độ cảm nhiễm trung bình.
Trong tháng 10 do ảnh hưởng của cơn bão số 6 đã làm môi trường nước biến
động, làm cho tôm hùm nuôi chết với số lượng lớn, khoảng 1.200 con/40 hộ nuôi
(chiếm tỉ lệ khỏang 12% trên tổng số tôm đang nuôi trong vùng), trọng lượng bình
quân từ 0,8 – 1 kg/con. Tôm hùm chết không có biểu hiện của một số bệnh như đen
mang, đỏ thân, hay bệnh sữa, màu sắc tôm bình thường; tôm có biểu hiện bám vào mặt
10



trên của lồng nuôi, đa số tôm chết là vừa lột xác, tôm bị yếu, theo nhận định ban đầu
tôm chết do thiếu khí ở tầng đáy.
Công tác tổ chức tập huấn
Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã phối hợp cùng với các đơn vị trong ngành thủy
sản, các địa phương, các công ty thực hiện tốt công tác khuyến ngư, tổ chức các lớp
tập huấn kỹ thuật, hội thảo cho ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản; khai thác thuỷ
sản; vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung. Trong năm, đã
tổ chức được 10 lớp tập huấn đón vụ nuôi tôm cho 398 người dự, 02 lớp tập huấn kỹ
thuật nuôi tôm hùm cho 117 người dự, 12 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc và các loại
cá nước ngọt có giá trị kinh tế khác cho 520 người dự, 04 lớp tập huấn kỹ thuật khai
thác thuỷ sản cho 240 người dự. Tổ chức được 5 cuộc hội thảo kỹ thuật về nuôi và
phòng trị bệnh cá nước ngọt, tôm hùm, cá mú.
Riêng tại Thị xã Sông Cầu, Liên hiệp Hội Phú Yên tổ chức lớp tập huấn “Quy
trình và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng” cho trên 50 người là cán bộ chính quyền địa
phương, các hội, đoàn thể và các hộ tham gia mô hình dự án “Góp phần ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường vùng ven biển Phú Yên thông qua mô hình xử lý nước thải ao nuôi
tôm”. Lớp tập huấn đã cung cấp một số kỹ thuật và quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng
như; cách chọn giống, cải tạo ao đìa, cho ăn, phòng ngừa dịch bệnh, xử lý môi trường,
qua đó cũng chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng.
2.2.2. Tình hình NTTS tại huyện Đông Hòa năm 2010
Tổng diện tích thả nuôi 1.263ha, đạt 101,61% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi
trồng thủy sản 7.198,9 tấn, đạt 115,73% so với kế hoạch, tăng 3,48% so với cùng kỳ.
Nuôi tôm nước lợ : diện tích thả nuôi tôm 1.23ha, đạt 101,65% so với kế hoạch,
giảm 1,76% so với cùng kỳ, năng suất 5,66 tấn/ha, sản lượng 6.965,9 tấn đạt 116,87%
so với kế hoạch, vượt 3,94% so với cùng kỳ. Trong đó vùng hạ lưu sông Bàn Thạch
thả nuôi tôm với diện tích 1.111ha, năng suất 4,49 tấn/ha, sản lượng 4.985,9 tấn (
1.091ha tôm thẻ chân trắng, năng suất 4,52 tấn/ha và 20 ha nuôi tôm sú đạt 2,5 tấn/ha).
Vùng nuôi tôm trên cát Hòa Hiệp Bắc thả 4 vụ 120ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng

1.980 tấn.Có thể nói năm 2010 là một năm đã cảnh báo với người nuôi vì chạy theo lợi
nhuận, thả sớm, thả nuôi với mật độ dày, thả nhiều vụ trong năm không theo quy luật
tự nhiên, không tuân thủ đúng theo quy trình kĩ thuật nên vụ 1 bị thất thu nặng, có đến
11


76% số hộ nuôi bị thua lỗ. Đến vụ 2 nhờ rút kinh nghiệm thông qua các lớp hội thảo
do huyện tổ chức, người nuôi thả tôm theo đúng quy trình kỹ thuật nên đạt năng suất
cao, hầu hết người nuôi đều có lãi từ 60-80 triệu đồng/ha.
Nuôi cá nước lợ : diện tích thả nuôi 32ha, chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền
thống như cá trê, cá lóc, cá rô phi đơn tính,...năng suất ước đạt 3,5 tấn/ha, sản lượng
112 tấn. Nhìn chung nuôi các nước ngọt vẫn chưa phát triển mạnh, do điều kiện tự
nhiên không nuôi qua lũ, thu hoạch vào mùa cá biển nên sức cạnh tranh thấp, hiệu quả
không cao.
Nuôi thủy đặc sản : tổng sản lượng thủy đặc sản nuôi lồng 121 tấn, trong đó : tôm
hùm 1.031 lồng, sản lượng 50,5 tấn ; cá mú nuôi 150 lồng sản lượng 70,5 tấn. Tập
trung nuôi vùng nước mặn Vũng Rô.
Về sản xuất giống : trong năm đã sản xuất tôm giống được 440 triệu Post 15 đạt
110% so với kế hoạch, trong đó tôm thẻ chân trắng 420 post, tôm sú 20 triệu post.
2.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy hải sản tại huyện Sông Cầu
Nuôi trồng thủy sản ao, đìa: đạt 576,6 ha, tăng 7,7% so với cùng kỳ, bằng
96,1% so kế hoạch. Sản lượng NTTS ao, đìa các loại đạt 805 tấn. Trong đó: Tôm sú
282,6 ha, bằng 99,5% so cùng kỳ, bằng 94,2% so kế hoạch; Sản lượng thu hoạch 230
tấn, tăng 32,9% so cùng kỳ, năng suất 0,8 tấn/ha; Tôm thẻ chân trắng 71 ha, tăng
39,2% so cùng kỳ, bằng 71% so kế hoạch; Sản lượng thu hoạch 240 tấn, tăng 37,1% so
cùng kỳ, năng suất bình quân 3,7 tấn/ ha; Nuôi trồng thủy sản các loại khác đạt 223 ha
(rong câu, ghẹ, cua xanh, cá mú, cá chẽm, ốc hương…), tăng 46,7% so cùng kỳ, tăng
11,5% so kế hoạch. Sản lượng thu hoạch 335 tấn thủy sản các loại, tăng 58% so với
năm 2009.
Nuôi trồng thủy sản mặt nước biển: Nuôi trồng thủy sản lồng, bè, ước đến

31/12/2010 đạt 16.046 lồng, trong đó: Ươm tôm hùm giống 1.388 lồng, tôm hùm nuôi
thịt đạt 14.000 lồng, bằng 87,5% so kế hoạch, bằng 64,5% so cùng kỳ; nuôi cá mú 658
lồng (trong đó Cty NTTS Đài Loan 90 lồng), bằng 77,7 % so kế hoạch, sản lượng thu
hoạch (tôm nuôi từ 2009 chuyển sang) 333 tấn, bằng 99,7% so cùng kỳ; nuôi ốc hương
31,8 ha mặt nước biển, tăng 5,3 lần so với cùng kỳ, sản lượng thu hoạch 127 tấn.

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm chung
a) Lý luận về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý cũng như
trình độ sử dụng các nguồn lực để vận dụng vào quá trình sản xuất sao cho đạt được
hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.
Mục đích của việc xem xét hiệu quả kinh tế là tìm ra những ưu và nhược điểm
của quá trình sản xuất. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thường
được xem xét đến là hiệu quả sử dụng diện tích đất đai, kết hợp các yếu tố vốn, kĩ
thuật, lao động,..trên một diện tích sao cho đem lại lợi nhuận lớn nhất .
Các chỉ tiêu kết quả:
Sản lượng thu hoạch: là kết quả thu được của quá trình sản xuất tính bằng đơn
vị kg. (kg/vụ)
Giá của sản phẩm đầu ra: được hiểu là giá bán cho thương lái sau khi thu hoạch.
Doanh thu: đơn vị tính bằng tiền được đo bằng tích số giữa sản lượng và giá
bán.
Chi phí sản xuất: là khoản tiền bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm
chi phí lao động, chi phí vật tư, chi phí đầu tư cơ bản được phân bổ trong suốt vụ trồng

táo...
Lợi nhuận: là khoản thu được sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí sản xuất.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Thu nhập: là khoản tiền người sản xuất có được trong một khoảng thời gian
nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp chỉ tiêu này được xác định bằng khoản lợi
nhuận có được cộng với giá trị công lao động gia đình bỏ ra.


Thu nhập = lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
Từ những kết quả trên, tiến hành xác định hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất: thể hiện một đồng chi phí bỏ ra thì
người sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất LN/CP =LN/CP
Thu nhập trên chi phí sản xuất: cho biết một đồng chi phí bỏ ra kinh doanh thì
kết quả thu được bao nhiêu.
Tỷ suất TN/CP =TN/CP
Tóm lại:
Tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản
xuất. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào quy mô sản xuât, mức độ đầu tư, trình độ của người
trồng, ngoài ra vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong sản xuất, nó quyết định sự thành
công hay thất bại của người sản xuất. Đây là khoản chênh lệch do các khoản thu vào
và chi ra, chỉ tiêu này đo lường hiệu quả trực tiếp. Do đó lợi nhuận càng cao thì mô
hình sản xuất càng có hiệu quả.
Từ những chỉ tiêu hiệu quả trên, đề tài nghiên cứu của tôi sẽ tìm hiểu hiệu quả
kinh tế của mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh
học so với không áp dụng mô hình xử lý này.
b) Môi trường
Định nghĩa
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam).
Các chức năng cơ bản của môi trường
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật, đó là nơi cung cấp tài
nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, là nơi chứa đựng
các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình;
Hơn nữa, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất; và là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Ô nhiễm môi trường
14


×