Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG HÀNH TÍM TẠI XÃ VĨNH HẢI HUYỆN VĨNH CHÂU SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.78 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THẾ MIỄN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ
TRỒNG HÀNH TÍM TẠI XÃ VĨNH HẢI
HUYỆN VĨNH CHÂU - SÓC TRĂNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người huớng dẫn: ThS. LÊ VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Nông Hộ Trồng Hành Tím Tại Xã Vĩnh Hải Huyện Vĩnh Châu Tĩnh Sóc Trăng”,
do Nguyễn Thế Miễn, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, chuyên ngành
Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Lê Vũ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ kí họ tên)

năm 2011

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, Tôi xin dâng lời cảm ơn sâu sắc đến Ông Bà, Cha Mẹ cùng các
Anh, Chị trong gia đình đã nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi đựợc học hành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý Thầy cô
giáo đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, xin kính gởi lòng biết ơn chân thành đến Th.S. Lê Vũ đã tận tình

hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình bác Lưu Văn Mín, anh Thái
Văn Thống, chị Hoa Thị Hằng… đã tạo điều kiện cho tôi cư trú trong quá thình thu
thập số liệu tại địa bàn xã. Xin cảm ơn các cấp chính quyền cùng toàn thể các hộ dân
tại xã Vĩnh Hải đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ
sở dữ liệu cho nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THẾ MIỄN


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THẾ MIỄN. Tháng 7 năm 2011. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Nông Hộ Trồng Hành Hành Tím Tại Xã Vĩnh Hải, Huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc
Trăng”.
NGUYEN THE MIEN. July 2011. “Evaluation The Economic Efficiency of The
Farm Householes Planting Purple Opinion Palm in Vinh Hai Commune, Vinh
Chau District, Soc Trang Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của cây hành tím trên cơ sở phân tích số
liệu điều tra của 45 nông hộ trồng hành tím trên địa bàn xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Đề tài phân tích đánh giá kết quả, hiệu quả của hai quy mô, quy mô 1 với diện
tích nhỏ hơn năm công, quy mô hai với diện tích lớn hơn năm công, mà sự phân chia
quy mô theo giá trị trung bình diện tích đất trồng hành của bà con nông dân là 4.944
công. Sau khi phân tích tôi thấy rằng quy mô một mang lại hiệu quả hơn so với quy
mô hai, từ đó cho thấy đa phần bà con nông dân quen với việc trồng hành trên diện
tích quy mô nhỏ là do vốn đầu tư của bà con nông dân không nhiều, kỹ thuật không có

mà đa phần dựa vào kinh nghiệm của mình là chính.
Đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất
cây hành tím, thiết lập phương trình hàm sản xuất cho cây hành tím và đánh giá mức
độ sử dụng phân bón của các nông hộ.
Đề tài cũng đánh giá thực trạng các nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như
giống, phân vô cơ nhằm mang lại mức sản lượng trung bình là 2565.4 kg và tình hình
tiêu thụ hành tím trên địa bàn xã. Ngoài ra đề tài cũng phân tích độ nhạy, phân tích các
yếu tố rủi ro và đề ra một số giải pháp trong sản xuất hành tím


MỤC LỤC
Trang

Danh mục chữ viết tắt .................................................................................... viii
Danh mục các bảng ........................................................................................... ix
Danh mục các hình ..............................................................................................x
Danh mục phụ lục .............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2.. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Phạm vi về nội dung .......................................................................................2
1.3.2. Phạm vi về không gian và thời gian ...............................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .........................................................................4
2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................4
2.1.1. Vị trí địa lí và ranh giới hành chính ...............................................................4

2.1.2. Khí hậu ...........................................................................................................4
2.1.3. Tài nguyên thủy văn và nước .........................................................................5
2.1.4. Tài nguyên biển ..............................................................................................6
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên............................................................7
2.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã ...........................................................................7
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã ..................................................................7
2.2.2. Cơ cấu kinh tế ................................................................................................8
2.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng ..........9
2.2.4. Dân số và lao động .........................................................................................9
2.2.5. Hệ thống giáo dục ..........................................................................................9
v


2.2.6. Hệ thống y tế ................................................................................................10
2.2.7. Quốc phòng an ninh .....................................................................................10
2.2.8. Văn hóa xã hội .............................................................................................10
2.2.9. Giao thông ....................................................................................................10

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...........................................................................................................................12
3.1. Cây Hành tím ......................................................................................................12
3.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học .................................................................12
3.1.2. Đặc tính, giá trị dinh dưỡng và công dụng...................................................12
3.1.3. Kĩ thuật canh tác...........................................................................................13
3.1.4. Một số vấn đề về kinh tế nông hộ ................................................................15
3.1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .................................................................16
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................17
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................17


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................19
4.1. Đặc điểm mẫu điều tra ........................................................................................19
4.1.1. Trình độ học vấn của nông hộ điều tra.........................................................19
4.1.2. Thâm niên canh tác ......................................................................................20
4.1.3. Tham gia hoạt động khuyến nông ................................................................21
4.1.4. Quy mô diện tích canh tác............................................................................21
4.1.5. Độ tuổi chủ hộ ..............................................................................................23
4.1.6. Nguồn nước tưới ..........................................................................................23
4.1.7. Cơ cấu cây trồng ..........................................................................................24
4.1.8. Cơ cấu loại đất trồng hành ...........................................................................24
4.2. Phân tích hiệu quả, kết quả của một vụ hành tím trên một đơn vị diện tích là
1000m2 .......................................................................................................................25
4.2.1. Tổng hợp chi phí cố định bình quân cho một vụ hành tím ..........................25
4.2.2. Tổng chi phí lao động bình quân cho một vụ trồng hành tím/ 1000m2 .......26
4.2.3. Tổng chi phí vật chất cho một vụ trồng cây hành tím/1000m2 ....................27
vi


4.2.4. Tổng hợp chi phí bình quân cho một vụ trồng hành tím..............................28
4.2.5. Kết quả và hiệu quả của cây hành tím tính trên/1000m2 .............................29
4.3. So sánh kêt quả và hiệu quả của hai quy mô ......................................................31
4.3.1 Phân chia theo quy mô ..................................................................................31
4.3.2. Chi phí lao động ...........................................................................................32
4.3.3. Chi phí vật chất của 2 quy mô/1000m2 ........................................................33
4.3.4. Kết quả và hiệu quả của 2 quy mô ...............................................................34
4.4. Hàm năng suất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây hành tím..............36
4.4.2. Xác định mức đầu vào tối ưu .......................................................................37
4.4.3. Đánh giá mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào của các nông hộ trồng hành
tím...........................................................................................................................39
4.5. Tiêu thụ hành tím trên địa bàn xã .......................................................................40

4.5.1. Giá bán .........................................................................................................40
4.5.2. Kênh tiêu thụ hành tím trên địa bàn xã Vĩnh Hải ........................................41
4.6. Phân tích độ nhạy ................................................................................................42
4.6.1. Phân tích độ nhạy theo giá bán và giá phân bón vô cơ ................................42
4.6.2. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận khi giá bán, giá phân và năng suất thay đổi
................................................................................................................................44
4.7. Một số rủi ro trong sản xuất cây hành tím ..........................................................45
4.7.1. Khách quan .....................................................................................................47
4.7.2. Chủ quan.........................................................................................................48
4.8. Đề xuất một số giải pháp.........................................................................................48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................50
5.1. Kết luận .................................................................................................................50
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................50
5.2.1. Đối với nông hộ ...............................................................................................50
5.2.2. Đối với địa phương ..........................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

Câu lạc bộ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

BHYT

Bảo hiểm y tế

CN_TTCN

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

DVT

Đơn vị tính

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện trạng đất đai tại xã Vĩnh Hải .......................................................8
Bảng 2.2. Tình hình dân số xã Vĩnh Hải năm 2010 .............................................9
Bảng 4.1. Trình độ học vấn của nông hộ điều tra ..............................................19
Bảng 4.2. Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trồng hành .................................20

Bảng 4.3. Tỉ lệ tham gia hoạt động khuyến nông của các nông hộ điều tra ......21
Bảng 4.5. Cơ cấu độ tuổi chủ hộ ........................................................................23
Bảng 4.6. Cơ cấu cây trồng ................................................................................24
Bảng 4.7. Cơ cấu loại đất trồng hành .................................................................25
Bảng 4.8. Chi phí cố định bình quân cho một vụ hành tím ................................25
Bảng 4.9. Chi phí lao động bình quân cho một vụ hành tím ..............................26
Bảng 4.10. Chi phí vật chất cho một vụ trồng hành tím/1000m2 .......................27
Bảng 4.11. Tổng chi phí bình quân cho một vụ trồng hành tím.........................28
Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả của cây hành tím /1000m2 ...............................29
Bảng 4.13. Phân bố các hộ trồng hành tím theo quy mô....................................31
Bảng 4.14. Bảng chi phí lao đông nhà và thuê của 2 quy mô ............................32
Bảng 4.15. Bảng chi phí vật chất của 2 quy mô .................................................33
Bảng 4.16. Kết quả và hiệu quả của 2 quy mô ...................................................35
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng các tham số của mô hình hồi quy hàm năng suất
bằng phần mền eviews........................................................................................37
Bảng 4.18. So sánh mức độ sử dụng phân của nông hộ so với sở khuyến nông38
Bảng 4.19. Đánh giá mức độ sử dụng giống .....................................................39
Bảng 4.20. Đánh giá mức độ sử dụng phân cô cơ ..............................................39
Bảng 4.21 Độ nhạy một chiều theo giá ..............................................................42
Bảng 4.22. Độ nhạy một chiều theo giá phân bón vô cơ ...................................43
Bảng 4.23. Độ nhạy của lợi nhuận khi giá bán và năng suất thay đổi ...............44
Bảng 4.24. Độ nhạy của lợi nhuận khi giá phân và năng suất thay đổi .............45
Bảng 4.25. Rủi ro khách quan ................................................................................47

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Cơ cấu đất trồng hành theo quy mô của các hộ điều tra năm 2011..................22

Hình 4.2. Sơ đồ thể hiện việc tiêu thụ hành tím trên thị trường huyện Vĩnh Châu .........41

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi nông hộ
Phụ lục 2: Kiểm định sự cần thiết của mô hình
Phụ lục3: Bảng kết xuất mô hình kinh tế lượng
Phụ lục 4: Mô hình hồi quy phụ (X1)
Phụ lục 5: Mô hình hồi quy phụ (X2)
Phụ lục 6: Mô hình hồi quy phụ (X3)
Phụ lục 7: Mô hình hồi quy phụ (X4)
Phụ lục 8: Mô hình hồi quy phụ (X5)
Phụ lục 9: Mô hình hồi quy phụ (X6)
Phụ lục 10: Kiểm định tự tương quan_BG
Phụ lục 11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi_kiểm định White
Phụ lục 12.

Độ nhạy của thu nhập khi giá bán và năng suất thay đổi

Phụ lục 13. Độ nhạy của tỷ suất LN/CP khi giá bán và năng suất thay đổi
Phụ lục 14. Độ nhạy của tỷ suất lợi nhuận TN/CP khi năng suất và giá bán thay đổi
Phụ lục 15: Độ nhạy của thu nhập khi giá bán và giá phân thay đổi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong khẩu phần hàng ngày, bên cạnh những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao như thịt, cá, trứng…thì rau được xem là loại thực phẩm không thể thiếu được. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng mức sống thì nhu cầu tiêu thụ các loại
rau an toàn, xanh, sạch, đảm bảo chất lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao. Bên cạnh
những loại rau như cà chua, xà lách, cải xoang…có thị hiếu tiêu dùng cao thì hành tím
cũng là loại rau đang được nhiều người quan tâm tiêu dùng không chỉ bởi sự an toàn
mà còn bởi giá trị dinh dưỡng của nó.
Trên thế giới, Hành tím được sử dụng rộng rải trong chế biến thức ăn trong đời
sống hàng ngày, nó là một trong những gia vị không thể thiếu được trong việc chế tác
các món ăn thượng hạn, giàu dinh dưỡng và đẹp mắt.
Do nhu cầu tiêu thụ và tính hiệu quả kinh tế của Hành tím nên trong những năm
gần đây diện tích trồng Hành tím không ngừng mở rộng. Góp phần đáng kể cho cải
thiện thu nhập, tăng công ăn việc cho lao động không chỉ ở nông thôn mà còn cả thành
thị.
Được sự ưu đãi của Tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, hàng năm Vĩnh
Hải sản xuất ra một khối lượng Hành tím lớn cung cấp cho thị trường trong khu vực
châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, …và các tỉnh trong cả nước. Một trong những thị
trường tiêu thụ lớn là Thành phố Hồ chí Minh các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và
một số tỉnh Miền Trung.
Góp phần rất lớn trong tổng cung Hành tím của Vĩnh Châu là khu vực xã Vĩnh
Hải. Nhờ vào hoạt động sản xuất Hành tím mà người dân khu vực địa phương đã có
những bước cải tiến thu nhập hơn so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trước


đây. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân vẫn còn gặp phải một số khó khăn
và chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan nên kết quả sản xuất chưa cao.
Để tìm hiểu hoạt động sản xuất hành Tím trên địa bàn cũng như xem xét tính
hiệu quả của hoạt động này, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Kinh tế Trường Đại
Học Nông Lâm, các Phòng, Ban của chính quyền địa phương cùng với sự hướng dẫn
của thầy Lê Vũ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của

Nông Hộ Trồng Hành Tím Trên Địa Bàn Xã Vĩnh Hải Huyện Vĩnh Châu Tỉnh
Sóc Trăng”.
1.2.. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cấy Hành tím tại xã Vĩnh Hải Huyện Vĩnh Châu
Tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cây hành tím tại xã Vĩnh Hải
So sánh hiệu quả kinh tế của hai quy mô, quy mô một có diện tích nhở hơn năm
công, quy mô hai có diện tích lơn hơn năm công
Đánh giá hiệu quả của cây hành tím và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất cây hành tím
Phân tích độ nhạy theo giá sản phẩm, giá của các yếu tố đầu vào và năng suất
và đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp người nông dân sản xuất đạt hiệu quả hơn
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài giới hạn trong phạm vi tiến hành tìm hiểu hình thức sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm củ hành tím của người dân tại xã Vĩnh Hải. Đánh giá hiệu quả sản xuất của
cây hành tím tại nông hộ. Đồng thời, đề tài còn tiến hành phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới năng suất của cây hành tím phân tích độ nhạy để đánh giá hiệu quả của cây
hành tím. Đề ra một số giải pháp đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả.
1.3.2. Phạm vi về không gian và thời gian
Khóa luận nghiên cứu những nông hộ trồng hành tím tại xã Vĩnh Hải-huyện
Vĩnh Châu-tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ ngày 20/03/2011 đến 25/06/2011
1.4. Cấu trúc khóa luận


Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc

khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả đặc trưng của địa điểm nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
cơ sở hạ tầng… và kế hoạch sản xuất nông nghiệp trong tương lai
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược, đặc điểm sinh học của cây Hành tím, một số khái niệm về
kinh tế nông hộ, phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích và tính
hiệu quả kinh tế của cây hành tím.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần trọng tâm của khóa luận nêu lên những kết quả đạt được trong suốt
quá trình thực hiện, phân tích các kết quả và xử lý số liệu thu thập được. Quá trình
điều tra chung những hộ nông dân trồng hành tại địa bàn xã, ta nhận định được những
thuận lợi và cũng như khó khăn mà người nông dân chưa khắc phục được trong việc
sản xuất của mình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra những kết luận chung trong quá trình nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị cũng như một số giải pháp để giúp người nông dân sản xuất đạt hiệu quả hơn.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí và ranh giới hành chính
Xã Vĩnh Hải nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9022’ đến 9024’ vĩ độ Bắc và
106005’ đến 106042’ kinh Đông. Phía Tây giáp xã Lạc Hòa, phía Nam giáp xã Vĩnh
Châu, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp sông Mỹ Thanh nên được phù sa bồi
đắp rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Vĩnh Hải là xã đồng bằng ven biển nằm phía Đông cách trung tâm huyện Vĩnh
Châu 16km, với chiều dài bờ biển 15km, là vùng biển được bồi tụ, hằng năm lấn ra

biển khoảng 20m. Cửa Mỹ Thanh đổ ra biển có lợi thế rất lớn đối với phát triển nuôi
trồng và khai thác thủy, hải sản, sản xuất muối, vận tải đường thủy, phát triển rừng
phòng hộ và du lịch sinh thái ven biển. Địa bàn xã nằm trên trục giao thông Nam Sông
Hậu và các đường quốc tế thuộc biển Đông nên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội và quân sự. Xã có 8 ấp: Vĩnh Thạnh A, Vĩnh Thạnh B, Huỳnh Kỳ, Mỹ
Thanh, Giồng Nổi, Trà Sết, Âu Thọ A, Âu Thọ B.
2.1.2. Khí hậu
Xã Vĩnh Hải nằm trong vùng bị ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, quanh năm
nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,080 c. Nhiệt
độ cao nhất trung bình là 180c (vào tháng 4 hàng năm), nhiệt độ thấp nhất trung bình
trong năm là 25,20c vào tháng 12- tháng 1 hàng năm). Tổng tích nhiệt độ là 9,7790c
Trong năm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình là 1,846mm; lượng
mưa phân bố không đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm 92,9 % tổng
lượng mưa cả năm; tổng số ngày mưa trung bình là 115 ngày.


Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1,898 mm. Độ ẩm không khí chiếm
84%, số giờ nắng trung bình 7h 40 phút/ ngày
Địa bàn xã có 2 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11,
gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình 2,5- 3m/s.
Mỗi năm trung bình có khoảng 30-60 cơn giông, gây thiệt hại đến sản xuất và đời
sống.
2.1.3. Tài nguyên thủy văn và nước
Chế độ thủy văn và nguồn nước mặt: Phần lớn diện tích đất đai của huyện Vĩnh
Châu chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông có biên độ
lớn. Hướng xâm nhập thủy triều từ biển Đông thông qua cửa biển Mỹ Thanh và sông
Cổ Cò đi Bạc Liêu. Chế độ thủy triều tại sông Mỹ Thanh biến đổi theo mùa (từ 2,54,5m). Biên độ lớn khoảng 4m (tháng 12) sau đó giảm xuống 2,5 m (tháng 3-4) rồi đạt
3,5m (tháng 6-7) và xuống thấp 3m (tháng 9-10). Xâm nhập mặn là đặc điểm quan
trọng của chế độ thủy văn trong vùng, vào các mùa khô nước mặn xâm nhập vào các

sông, kênh, rạch
Sông Mỹ Thanh dài 27km và sông Cổ Cò Bạc Liêu dài 22,8km, trên địa bàn xã
còn có các kênh rạch nhỏ cung cấp nước cho người nông dân hoạt động sản xuất và
sinh hoạt.
Đặc điểm của chế độ thủy văn trên địa bàn xã là chế độ bán nhật triều có biên
độ lớn (chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều khá cao), do đó rất dễ dàng lấy nước
vào vùng nuôi thủy sản và tiêu thoát nước tự chảy vô các vùng nuôi. Đồng thời cũng
thuận lợi cho viêc tiêu úng, sổ phèn cho vùng sản xuất nông nghiệp
Xã Vĩnh Hải không được cung cấp nước từ sông Hậu như nhiều xã khác thuộc
tỉnh Sóc Trăng. Do đó, nước ngọt được cung ứng từ nước mưa là nguồn quyết định
đến sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt. Xây dựng hệ thống tích trữ
nước mưa để kéo dài thời vụ sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng
Nước ngầm tầng sâu: Ở độ sâu từ 80-200m nguồn nước được khai thác để phục
vụ cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu chất lượng ở các
tầng này thuộc loại trung bình (PH=7-8,5), hàm lượng sắt từ 0,1-0,8mg/lit, độ mặn từ
100-200mg/lít, các tính chất khác như độ trong, hàm lượng SO4,NO3 vào loại bình


thường, hầu như không có khuẩn Ecoli và Coliform nên có thể dùng để sinh hoạt. Tuy
nhiên, cần phải xây dựng hệ thống sử lý thì mới đạt chuẩn nước sạch
Ở độ sâu hơn 300m: Chất lượng nước ở tầng này có độ PH=7-8,3, hàm lượng
sắt khoản 0,1-0,36mg/lít (nhỏ hơn tiêu chuẩn so với nước uống), độ mặn 210275mg/lít không có vi khuẩn nên có thể dùng tốt cho sinh hoạt. Tuy nhiên, khả năng
khai thác nước này còn nhiều hạn chế do giá thành còn quá cao.
Như vậy, trữ lượng nước ngọt trong vùng khá phong phú, song nguồn nước có
chất lượng tốt còn khá sâu nên chỉ có thể khai thác cho sinh hoat, khai thác cho sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn không có triển vọng do giá
thành rất cao.
2.1.4. Tài nguyên biển
Tỉnh Sóc Trăng có bờ biển dài 78 km với diện tích vùng lãnh hải 19.000 km2.
Ngư trường vùng biển thuộc tỉnh Sóc Trăng nằm trong ngư trường vùng biển Tây Nam

Bộ, là ngư trường có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại, với 661 loài
cá, tổng trử lượng khoảng 50,6 vạn tấn/ năm, khả năng khai thác khoảng 20,2 vạn
tấn/năm.
Ngoài trữ lượng cá, vùng biển Tây Nam Bộ còn có 33 loài tôm, trong đó có các
loại tôm hùm, tôm rồng, có 23 loài mực trong đó có các loại mực ống, mực nang và
mực sim, có nhiều loài cua, ghẹ và các loại nhuyễn thể khác.
Tài nguyên biển huyện Vĩnh Châu chiếm phần quan trọng trong tài nguyên
biển của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng biển Tây Nam Bộ nói chung. Vùng bãi bồi
và rừng ngập mặn trải dài 43km theo bờ biển là vùng có nhiều nguồn lợi hải sản. Cửa
Mỹ Thanh đổ ra biển là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản và
các lĩnh vực kinh tế biển nói chung
Tài nguyên biển đã đem lại lợi thế hơn cho huyện Vĩnh Châu nói chung và xã
Vĩnh Hải nói riêng về phát triển nuôi trồng thủy sản trên quy mô diện tích 3.265 ha;
trong đó nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp là 2.562 ha, nuôi cua 50 ha. Đồng
thời kết hợp với phát triển du lịch sinh thái biển


2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
a. Thuận lợi:
Diện tích đất đai dự kiến có quy mô tương đối lớn và khá tập trung, độ dốc
khu vực giành cho sản xuất nông nghiệp không lớn (0 – 200), đất đai màu mỡ rất
thuận lợi cho cây trồng ngắn ngày và dài ngày cho năng suất cao.
Trên địa bàn xã có sông Mỹ Thanh, nhiều kênh rạch bao quanh nên có thể
xây dựng các đập để khai thác có hiệu quả nguồn nước vào sản xuất nông nghiệp và
cho sinh hoạt
Tài nguyên rừng phòng hộ khá đa dạng và phong phú nên rất thuận lợi cho việc
ngăn chặn gió và sóng từ biển thổi vào
Diện tích đất bình quân đầu người khá lớn và có hệ thống giao thông Nam
Sông Hậu giúp cho địa bàn xã có thể giao thương với huyện và các tỉnh lân cận
b. Khó khăn:

Phong tục tập quán sản xuất của bà con nông dân là nguyên nhân chính gây nên
sói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Khoa học kỹ thuật chưa đến với người dân một cách rộng rãi nên việc sản xuất
của người nông dân còn lạc hậu
2.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã
Xã Vĩnh Hải có tổng diện tích tự nhiên là 7.844,84 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 6.474,58 ha. Diện tích gieo trồng lúa là 1.012 ha, cây hoa màu 3.310 ha,
trong đó Hành tím là 2.360 ha, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 200 ha.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã là 3.265 ha, trong đó diện
tích nuôi tôm sú là 2.562 ha, giảm 47 ha so với năm 2009. Diện tích nuôi các loài thủy
sản khác là 300 ha, trong đó nuôi cua là 50 ha, cá các loại là 250 ha
Đất lâm nghiệp: trồng mới rừng phòng hộ được 6,5 ha, nâng tổng diện tích
rừng phòng hộ lên 2.095,38 ha, trồng phân tán 11.000 loài cây, cải tạo vườn tạp, rừng
tạp 11 ha


Bảng 2.1. Hiện trạng đất đai tại xã Vĩnh Hải
Khoản mục
Tổng diện tích đất
1.Đất nông nghiệp
+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng hành tím
+ Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày
+ Đất nuôi trồng thủy sản
2. Đất thổ cư
3. Đất sử dụng cho mục đích khác

Diện tích (ha)
7.844,84

6.474,58
1.012,00
2.115,00
200,00
3.147,58
950,38
419,88

Tỷ lệ (%)

100,0
82,5
12,9
27,0
2,5
40,1
12,1
5,4
Nguồn tin: UBND xã Vĩnh Hải

2.2.2. Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã, kế đến là thương nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 16,5%, thu
nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành 37.527,600 đồng/người/năm, giá trị sản
xuất bình quân trên 1ha đất canh tác là 75 triệu đồng.
Về sản xuất nông nghiệp toàn diện, diện tích gieo trồng lúa đạt 1.012 ha, đạt
110% kế họach được giao, đạt năng xuất 4.5 tấn/ha, sản lượng đạt 4554 tấn, đạt 99%
chỉ tiêu huyện giao. Diện tích gieo trồng cây hoa màu là 3.179 ha (đạt 104% chỉ tiêu
huyện giao) tăng 154 ha so với năm 2009, trong đó Hành tím là 2.115 ha (đạt 106%).
Tổng sản lượng màu các loai là 54.043 tấn, trong đó hành tím là 44.415 tấn (đạt 106%

so với chỉ tiêu huyện giao). Diện tích cây trồng ngắn ngày 200 ha, đạt 100% so với kế
hoạch. Về thủy sản, Tổng diện tích thực hiện cả năm là 3.147,58 ha (đạt 102% chỉ tiêu
đã giao), sản lượng thủy hải sản thu hoạch 4.368 tấn (đạt 93%), trong đó khai thác biển
520 tấn. Tổng số đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn là 21.837 con, trong đó đàn trâu, bò
là 282 con, đạt 37,6%; đàn heo 1.555con, đạt 103,6%; đàn gia cầm 20.000 con, đạt
125%. Đồng thời kết hợp với trạm thú y huyện tổ chức thực hiện tiêm phòng tốt cho
đàn gia súc, gia cầm nên dịch bệnh không xảy ra. Bên cạnh đó, diện tích rừng phòng
hộ được trồng mới là 6,4 ha, nâng tổng diện tích rừng toàn xã là 2.095,38 ha.
Kinh tế hợp tác: Thực hiện kế hoạch số 03/KH-PNN&PTNT, ngày 22/ 02/2010
của phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Châu về viêc tuyên truyền vận động thành lập hợp
tác xã nuôi nghêu ở xã. Đồng thời đề nghị phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Châu giải


thể 5 CLB sản xuất, trong đó 2 CLB khuyến nông, IBM 2 CLB và 1 CLB khuyến ngư
hoạt động không hiệu quả và cũng cố lại 2 CLB hoạt động có hiệu quả.
2.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng
Giá trị sản xuất CN-TTCN: Uớc thực hiện cả năm được 14 tỷ đồng, đạt 114%
kế hoạch huyện giao, một số ngành nghề có sự tăng trưởng nhanh là hàn tiện, sản xuất
nước đá…
Thương mại dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và giá trị dịch vụ
tiêu dùng xã là 105 tỷ (tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ).
Xây dựng cơ bản: Triển khai thực hiện 4 công trình thủy lợi, 1 công trình tạo
nguồn kênh sườn (nạo vét từ giáp Lạc Hòa đến bờ bao nông trường huyện ủy), 3 công
trình thủy lợi nội đồng với chiều dài 3.500m, giá trị 144,735 tỷ do nhân dân đóng góp.
2.2.4. Dân số và lao động
Dân số của xã có 3.900 hộ với 17.907 nhân khẩu, trong địa bàn xã có 3 dân tộc
sinh sống đan xen với nhau.
Bảng 2.2. Tình hình dân số xã Vĩnh Hải năm 2010
Khoản mục
Tổng

Kinh
Khmer
Hoa

Số hộ
3.900
1.005
1.759
1.186

Nhân khẩu

Tỉ lệ (%)

1.9707
100,00
4.989
25,31
9.203
46,07
5.515
27,98
Nguồn tin: UBND xã Vĩnh Hải

2.2.5. Hệ thống giáo dục
Sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng toàn
diện ở các lớp học, thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, nâng cao vai trò
của tổ chức giáo dục nhà trường và gia đình trong việc phối hợp giáo dục đạo đức lối
sống cho học sinh. Năm học 2010-2011, huy động học sinh ra lớp có 3.927 học sinh,
đạt tỉ lệ 99% chỉ tiêu, cụ thể: Cấp mầm non, mẫu giáo: 520 cháu (đạt 98,11%); Cấp

tiểu học: 2.200 học sinh (đạt 104,76%); Cấp trung học sơ sở: 870 học sinh (đạt 96%);
Cấp trung học phổ thông: 337 học sinh (đạt 84,25 %); Công tác Phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và xóa mù chữ được đẩy mạnh.
Trong địa bàn xã có 1 trường đạt chuẩn quốc gia


2.2.6. Hệ thống y tế
Công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và dân số
kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả, chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân
từng bước được nâng lên. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong năm giảm 15,81%, tiêm
chủng mở rộng cho trẻ em dưới một tuổi được miễn dịch đầy đủ.
Nhìn chung y tế ở xã còn nhiều hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, do
đó mạng lưới y tế cần được đầu tư phát triển và đồng thời có các chính sách khuyến
khích đội ngũ y bác sĩ về làm việc trong xã nhằm đảm bảo điều trị và chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân.
2.2.7. Quốc phòng an ninh
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ
vững. Lực lượng công an - quân sự - Đồn biên phòng Vỉnh Hải phối hợp triển khai tốt
kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự xã hội và mở rộng các điểm tấn công trấn áp tội phạm,
bài trừ tệ nạn xã hội; Thực hiện công tác gọi dân quân nhập ngũ, tổ chức đăng ký
nghĩa vụ từ 17 tuổi trở lên đến 25 tuổi; Tổ chức huấn luyện và đưa lực lượng dân quân
tự vệ tập huấn, đồng thời giáo dục kiến thức quốc phòng cho các đối tượng quân nhân;
Xây dựng mới 2 đội biên phòng có 16 thành viên, nâng tổng đồn biên phòng lên 8 và
có 48 thành viên.
2.2.8. Văn hóa xã hội
Phối hợp với các đoàn thể tổ chức đi thăm, tặng quà cho các đối tượng chính
sách và đồng bào dân tộc Khmer. Xây dựng nhà tình nghĩa, cung cấp giống cây trồng,
vật nuôi cho bà con nông dân gặp khó khăn. Cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo
và trẻ em, giải quyết lao động tại chổ cho 600 lao động.
2.2.9. Giao thông

Cầu Cần Thơ cùng với tuyến đường Nam Sông Hậu kéo dài 151km được đầu
tư xây dựng và đưa vào sử dụng đã mở ra tuyến giao thông mới từ thành phố Cần Thơ
chạy dọc đường Nam Sông Hậu đến xã Vĩnh Châu và nối quốc lộ 1A với thành phố
Bạc Liêu. Lợi thế này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã
hội trên địa bàn xã. Tuy nhiên việc biến đổi khí hậu toàn cầu đang diển ra, nhất là vấn
đề nước biển đang dâng lên sẽ tác động mạnh đến vùng ven biển và ven sông Mỹ


Thanh. Do đó việc kiên cố hóa hệ thống đê biển và đê sông trên địa bàn xã cần được
quan tâm, chú trọng trong thời gian tới.
Để phát huy lợi thế của xã, lãnh đạo xã, UBND xã chỉ đạo phát triển nhanh,
bền vững và toàn diện các ngành sản xuất. Đặc biệt chú trọng việc thu hút các dự án
đầu tư vào phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, xứng đáng với vai trò, động lực
phát triển cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, cũng là vùng có ý
nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh
thái biển. Trong những năm tới xã sẽ là một trong những địa bàn trọng điểm để thực
hiện các dự án lớn để đối phó với việc biến đổi khí hậu


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cây Hành tím
3.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học
a. Nguồn gốc:
Cây hành tím gắn với vùng đất Vĩnh Hải này hàng trăm năm nay, những lão
nông vùng này cho biết người Hoa khi sang đây định cư lập nghiệp đã mang theo củ
hành, gặp đất hợp ý củ hành đã sinh sôi nảy nở và gắn bó luôn với người dân sứ này
cho đến ngày nay. Hành tím là cây rau màu truyền thống và cũng là mặt hàng đặt sản
của tỉnh Sóc Trăng, với tên gọi khác là “củ hành đỏ”. Từ khi Sóc Trăng tái lập diện

tích canh tác củ hành tím tăng dần hàng năm với sản lượng cung cấp cho thị trường
trong nước và các nước lân cận, trong đó diện tích sản xuât tập trung nhiều ở huyện
Vĩnh Châu, kế đến là huyện Mỹ Xuyên và Long Phú.
b. Đặc điểm cây Hành tím
Rể: Nó thuộc loại rể chùm, ăn nông (ở lớp đất 10-15cm), bán kính bộ rể chỉ 3045cm. Lá: Có bộ lá rất phát triển, dài khoản 400 - 450 cm. Củ: Được hình thành từ
thân cây, cổi lên trên mặt đất, có màu đỏ tím.
3.1.2. Đặc tính, giá trị dinh dưỡng và công dụng
a. Đặt tính:
Cây hành có đặt tính rất nổi bật: Một mùi và có vị rất hăng. Do trong hành có
chứa alltyl propyl disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lưu huỳnh). Tinh dầu bay hơi
là thủ phạm kích ứng và chảy nước mắt khi ta làm hành.
Nếu ăn hành còn sống tinh dầu sẽ được bài tiết qua phổi và nước bọt, làm hởi
thở có mùi đặt biệt. Điều này sẽ không là vấn đề khi ăn hành đã chín vì tinh dầu đã
được bay hơi hết khi đun chín.


b. Giá trị dinh dưỡng
Ở bất kỳ đâu hành cũng rất nổi tiếng với giá trị dinh dưỡng và những loại thuốc
giống như thuốc thảo dược của nó
Hành chứa một lượng vừa phải protein, chất béo, chất sơ và một lượng đáng kể
photpho, canxi và kali
Thành phần chủ yếu trong hành là nước (nước chiếm 86,8% trong 100gr)
Hành chứa rất ít calo (50 calo/100gr hành)
Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt
c. Công dụng chữa bệnh
Hành và thân của nó có khả năng ngăn chặn và điều trị một số bệnh. Hành là
chất kích thích và chống lại các kích thích nhẹ, nghiền nát hành tím đắp lên trên tráng
có thể giảm triệu chứng đau đầu
Các củ hành nhỏ, màu đỏ được dùng như một lọai thuốc long đờm, nếu nghiền
nát các củ hành này trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Nước ép này

có tác dụng làm giảm long đờm và ngăn chặn sự tái phát. Dùng 3-4 thìa cà phê của
nước ép này sẽ làm giảm chứng ho và đau họng
Việc ăn hành sống có tác dụng làm giảm colecterol vì chúng làm tăng cao mật
độ lipoprotein (vật trung chuyển colecterol). Vì vâỵ nên ăn hành sống trong các móm
sa lát hằng ngày đối với những người bị bệnh tim mạch.
Điều trị bệnh liên quan đến đường tiết niệu: Để điều trị bệnh nóng rát khi đi
tiểu, đun nóng 100gr hành với 600ml nước. Đun cho đến khi chỉ còn một nữa là uống,
pha với đường sẽ làm giảm chứng bí tiểu.
Hợp chất lưu huỳnh trong hành có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung
thư. Hành có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, chảy máu do bệnh trĩ, chảy máu răng.
Nước ép cây hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu
3.1.3. Kĩ thuật canh tác
a. Chọn giống và bảo quản củ giống
Chọn những củ to, có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rể non, không có sâu
bệnh, số lượng 1 buội từ 2-3 củ, tốt để trồng làm giống cho vụ sau. Nhổ hành về, phôi
cho héo, bó lại từng bó khoản 5-7kg, sau đó đêm đi đánh phấn (thuốc kiến, thuốc
sâu…), đêm treo nơi thoáng mát, bảo quản không quá 4 tháng. Tránh làm ướt củ vì củ


sẽ bị thối, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm. Trước khi trồng lấy hành giống thì ta cắt bỏ phần lá,
lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên sử lý thuốc ngừa bệnh thối củ. Khi cắt lá tránh những tổn
thương về cơ giới
b. Thời vụ gieo trồng
Ở vùng Nam Bộ, hành tím được trồng vào đầu mùa khô và cuối mùa mưa. Vụ
hành giống: Trồng từ giữa tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Vụ hành thương phẩm: Từ
tháng 9, 10, 11 âm lịch, thu hoạch từ tháng 11,12,1 âm lịch.
c. Đất trồng và kĩ thuật làm đất
Hành tím có thể được trồng ở nhiều loại đất khác nhau, từ đất cát ven biển, đất
các pha hay đất thịt. Đất trồng hành tím được cày trước 1 tháng, nếu đất thịt người ta
trộn thêm cát mịn đều trên mặt liếp: liếp cao 15-20 cây, mặt liếp rộng 0,7-0,9 m,

khoảng cách mương giữa 2 liếp 20-30 cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ
1 lớp rơm trước khi trồng, phun thuốc diệt cỏ.
d. Khoảng cách và mật độ trồng
Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 12-15cm và cây cách cây 10-15 cm. Mật
độ 4.000 – 4.500 bụi/ 1.000 m2, trồng 1 -2 củ / hốc, tương đương với 95kg / công. Nếu
đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp đất mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng
phủ một lớp rơm rồi tưới nước
e. Bón phân cho đất trồng hành tím
Lượng phân bón tùy thuộc vào đặt điểm của từng loại đất mà ta áp dụng các
công thức bón phân khác nhau
+ Đất thịt: Bón 60kg vôi + 30 kg NPK + 25 DAP + 70 kg URE + 100kg LÂN
+ Đất cát pha và đất cát: 50 kg vôi + 45 kg NPK + 40 kg DAP + 85 kg URE +
150 kg LÂN hoặc 40 kg vôi + 50 Kg NPK + 50 kg DAP + 100kg URE + 200 LÂN
Cách bón
+ Bón lót là bón toàn bộ lượng phân lân và phân chuồng (nếu có)
+ Bón thúc lần 1: Lúc 10 – 15 ngày sau trồng ta bón 1/3 lượng phân
+ Bón thúc lần 2: Lúc 35 – 45 ngày sau trồng ta bón tiếp1/3 lượng phân
+ Bón thúc lần cuối: Lúc hành đổ củ ta bón số phân còn lại


×