Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG NHA HỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.25 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG NHA HỐ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG NHA HỐ

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. PHẠM THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HẠT GIỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG NHA HỐ” do
Nguyễn Thị Bích Phượng, sinh viên khoá 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương
Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________.

TS. PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn,

Ngày tháng

Chủ tịch Hội dồng chấm báo cáo

năm 2011

Thư ký Hội dồng chấm báo cáo

(Chữ ký Họ tên)

Ngày

tháng


năm 2011

(Chữ ký Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả lòng thành kính, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Cha, Mẹ và
những người thân trong gia đình đã cùng nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học
thành tài như ngày hôm nay.
Tôi trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô đặc biệt là
quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Bình - người thầy đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi đồng kính gởi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị ở các phòng ban trong
Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố, đặc biệt là các anh chị ở phòng Kinh doanh
đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Và cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã chia sẻ, trao đổi và
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bích Phượng


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm – Thành
phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2011. “Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng và
giải pháp nâng cao chất lượng hạt giống tại Công ty cổ phần giống cây trồng Nha
Hố”.
NGUYEN THI BICH PHUONG, Faculty of Economics, Nong Lam University
– Ho Chi Minh City. July 2011. “Research work of quality management and
solutions to improve the quality of seed at Nha Ho seed joint stock company ”.
Trong những năm qua Công ty giống cây trồng Nha Hố đã trở thành Công ty
chủ lực của tỉnh về sản xuất kinh doanh giống cây trồng, là Công ty cổ phần ổn định
và phát triển. Sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận và chất lượng sản
phẩm ngày càng tiến bộ.
Ngày nay, chất lượng trở thành một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh, ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh.Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các doanh
nghiệp khác, tận dụng được những cơ hội do tiến trình hội nhập mang lại, Công ty cần
phải quản lý tốt công tác QLCL và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm
lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng.
Mục đích chính của nghiên cứu này là tìm hiểu công tác triển khai áp dụng
HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000, quản lý chất lượng sản phẩm theo quá
trình, quản lý chất lượng hướng tới khách hàng, thực trạng chất lượng hạt giống của
Công ty. Từ đó nhìn nhận các thành quả, tồn tại, thuận lợi và khó khăn của công ty,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác QLCL
hạt giống tại Công ty.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra thực tế ý kiến của 80 khách hàng kết
hợp với việc thu thập số liệu thứ cấp ở các phòng ban trong Công ty và trên các báo,

Internet… Sau đó dùng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp,
biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, phân tích Ma Trận SWOT để phân tích và xử lý vấn
đề.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................x 
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. xii 
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................... xiii 
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................1 
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................3 
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu khóa luận .......................................................................................3 
1.3.1. Phạm vi nội dung thực hiện ..................................................................................3
1.3.2. Phạm vi không gian ..............................................................................................4
1.3.3. Phạm vi thời gian ..................................................................................................4
1.4. Cấu trúc của luận văn .....................................................................................................4 
CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................................5 
TỔNG QUAN........................................................................................................................5 
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố ..............................................5 
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .......................................................5
2.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................................6
2.1.3. Mục tiêu phát triển của Công ty............................................................................6
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ..............................................................................7 
2.2.1. Chức năng .............................................................................................................7

2.2.2. Nhiệm vụ ...............................................................................................................7
2.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ...........................................................................8 
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ........................................................8
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ................................................................9
2.4. Tình hình lao động của Công ty ...................................................................................10 
vi


2.5. Tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của Công ty................................................12 
2.6. Tình hình cơ cấu nguồn vốn của Công ty.....................................................................13 
2.7. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................14 
2.8. Đánh giá chung về công ty ...........................................................................................15 
2.8.1. Thuận lợi .............................................................................................................15 
2.8.2. Khó khăn .............................................................................................................15 
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................17 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................17 
3.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................17 
3.1.1. Sản phẩm và phân loại sản phẩm ........................................................................17 
3.1.2. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng..............................................................18 
3.1.3. Vai trò của chất luợng .........................................................................................19 
3.1.4. Khách hàng và sự thỏa mãn của khách hàng ......................................................20 
3.1.5. Quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ...........................................21 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................26 
3.2.1. Phương pháp thu thâp số liệu..............................................................................26 
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................26 
CHƯƠNG 4 .........................................................................................................................29 
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................29 
4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty .................................................................29 
4.1.1. Tình hình sản xuất chung ....................................................................................29 
4.1.2. Tình hình tiêu thụ của Công ty ...........................................................................31 

4.1.3. Thị trường mục tiêu của công ty .........................................................................33 
4.2. Tình hình chất lượng hạt giống của Công ty ................................................................33 
4.3. Công tác quản lý chất lượng trong Công ty..................................................................35 
4.3.1. Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hạt giống theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 ...................................................................................................35 
4.3.2. Công tác quản lý chất lượng hạt giống theo quá trình sản xuất..........................40 
4.3.3. Công tác quản lý chất lượng hướng đến khách hàng ..........................................44 
4.3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm ..............................................48 
vii


4.4. Đánh giá chung về chất lượng và công tác quản lý chất lượng của Công ty ...............49 
4.4.1. Thành quả............................................................................................................49 
4.4.2. Tồn tại .................................................................................................................58 
4.5. Phân tích ma trận SWOT các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL hạt giống
theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 ..........................................................................................62 
4.6. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hạt giống của Công ty ....................65 
4.6.1. Phương hướng và chiến lược phát triển của Công ty .........................................65 
4.6.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hạt giống của Công ty ..........................65 
CHƯƠNG 5 .........................................................................................................................71 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................71 
5.1. Kết luận.........................................................................................................................71 
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................................72 
5.2.1. Đối với Công ty...................................................................................................72 
5.2.2. Đối với ngành giống ...........................................................................................72 
5.2.3. Đối với nhà nước ................................................................................................73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................74 
PHỤ LỤC

viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ISO

(International Organnization for Standardization) Tổ Chức Quốc
Tế về Tiêu Chuẩn Hóa

WTO

World Trade Organization – Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

QLCL

Quản Lý Chất Lượng

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

CNH - HĐH

Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa

CB - CNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

ĐVT


Đơn vị tính

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

MMTB

Máy móc thiết bị

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

PTVT

Phương tiện vận tải

DCQL

Dụng cụ quản lý

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


CSH

Chủ Sở Hữu

NN & PTNT

Nông Nghệp Và Phát Triển Nông Thôn

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

QLDN

Quản Lý Doanh Nghiệp

HTX

Hợp tác xã

TTTH

Thu Thập Tổng Hợp

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2009 – 2010 ............................................11 

Bảng 2.2. Tình Hình Trang Thiết Bị và TSCĐ của Công Ty hai Năm 2009 – 2010 ..........12 
Bảng 2.3. Tình Hình Nguồn Vốn của Công Ty hai Năm 2009 – 2010 ...............................13 
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty hai Năm 2009 – 2010 .......................14 
Bảng 4.1. Diện Tích Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính Năm 2010.........................29 
Bảng 4.2. Sản Lượng Sản Xuất Giống Các Loại Trong Và Ngoài Công Ty Năm 2010 ....30 
Bảng 4.3. Tình Hình Tiêu Thụ Một Số Sản Phẩm Chính Năm 2010..................................31 
Bảng 4.4. Doanh Thu Về Hạt Giống của Công Ty Qua Hai Năm 2009 – 2010 .................32 
Bảng 4.5. Tổng Hợp Tình Hình Chất Lượng Giống Do Công Ty Sản Xuất ......................34 
Bảng 4.6. So Sánh Chất Lượng Hạt Giống Giữa Thực Tế Và Tiêu Chuẩn Qua 2 Năm
2009 – 2010 .........................................................................................................................34 
Bảng 4.7. Các Giai Đoạn Triển Khai HTQLCL Của Công Ty ...........................................36 
Bảng 4.8. Tiền Lương Bình Quân Của Người Lao Động Năm 2009 – 2010 .....................44 
Bảng 4.9. Sự Hài Lòng Chung của Khách Hàng về Chất Lượng Hạt Giống ......................46 
Bảng 4.10. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Các Yếu Tố Khi Chọn Mua Hạt Giống Của
Công Ty ...............................................................................................................................46 
Bảng 4.11. Yêu Cầu Chất Lượng Đối Với Hạt Giống của Công Ty...................................49 
Bảng 4.12. Sản Lượng Têu Thụ Hạt Giống Trước và Sau Khi Áp Dụng HTQLCL ..........50 
Bảng 4.13. Sự Đánh Giá của Khách Hàng Về Mẫu Mã Bao Bì Hạt Giống ........................52 
Bảng 4.14. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Thời Gian Vận Chuyển, Giao Nhận Hàng
Hóa.......................................................................................................................................53 
Bảng 4.15. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Sau Bán Hàng Của Công Ty ...........54 
Bảng 4.16. Ý Kiến Đánh Giá Của CB – CNV Về Chất Lượng Hạt Giống ........................55 
Bảng 4.17. Khảo Sát Sự Hài Lòng của CB – CNV Cho Yếu Tố Điều Kiện Làm Việc
của Công Ty.........................................................................................................................55 
Bảng 4.18. Tỷ Lệ Hạt Giống Không Phù Hợp Qua Hai Năm 2009 – 2010 ........................57 
Bảng 4.19. Giá Trị Hàng Bán Bị Trả Lại Qua Hai Năm 2009 – 2010 ................................57 
Bảng 4.20. Sản Lượng Hạt Giống Không Phù Hợp Năm 2009 – 2010 ..............................59 
x



Bảng 4.21. Nguyên Nhân Khách Hàng Khiếu Nại Năm 2010 ............................................61 

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty ...................................................................8 
Hình 3.1. Sơ Đồ Mô Hình Hệ Thống QLCL Dựa Trên Quá Trình Của Hệ Thống Quản
Lý Chất Lượng ISO 9001:2000 ...........................................................................................25 
Hình 3.2. Biểu Đồ Nhân Quả ..............................................................................................27 
Hình 3.3. Sơ Đồ Ma Trận SWOT ........................................................................................28 
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Biến Động Doanh Thu Về Hạt Giống .............................32 
Hình 4.2. Số Lượng CB – CNV đã Từng Nghe Nói Đến Tiêu Chuẩn ISO 9001:2000 ......37 
Hình 4.3. Tỷ Lệ CB – CNV Hiểu Biết Về Chính Sách Chất Lượng của Công Ty .............38 
Hình 4.4. Sơ Đồ Tổ Chức của Phòng Kiểm Nghiệm Chất Lượng ......................................40 
Hình 4.5. Sơ Đồ Hệ Thống Sản Xuất Giống và Đảm Bảo Chất Lượng Hạt Giống ............41 
Hình 4.6. Các Kênh Phân Phối Giống Của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Nha
Hố ........................................................................................................................................43 
Hình 4.7. Quy Trình Xử Lý Khiếu Nại Của Khách Hàng...................................................47 
Hình 4.8. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Chất Lượng Hạt Giống .....................................51 
Hình 4.9. Đánh Giá Của Khách Hàng Về Mức Giá Cả Hiện Nay ......................................52 
Hình 4.10. Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chính Sách Bán Hàng ...............................53 
Hình 4.11. Tỷ Lệ CB – CNV Tham Gia Tập Huấn Phổ Biến Về Kiến Thức ISO
9001:2000 ............................................................................................................................56 
Hình 4.12. Ý Kiến Đánh Giá của CB – CNV Về Sự Quan Tâm và Giám Sát Việc Thực
Hiện ISO của Ban Lãnh Đạo Công Ty ................................................................................57 
Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Biến Động Doanh Thu Qua Các Năm ...........................58 
Hình 4.14. Biểu đồ Nhân quả về Nguyên nhân Chất lượng Giống không phù hợp............59 
Hình 4.15. Biểu Đồ Pareto Về Nguyên Nhân Khách Hàng Khiếu Nại...............................61 

Hình 4.16. Ma trận SWOT các yếu tố Ảnh hưởng đến Công tác QLCL ............................64 

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập ý kiến khách hàng
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn CB – CNV Công ty

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ khi gia nhập WTO đất nước ta đã mở ra một kỷ nguyên mới một kỷ nguyên
có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối đầu với nhiều thách thức về tự do cạnh
tranh. Với sự phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật, công nghệ hiện đại và xu thế hội
nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay
gắt, quyết liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với những thử thách to
lớn như: Sức ép của hàng nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước, cung thường
xuyên vượt cầu. Vì vậy vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng trong các
doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng cấp bách và trở thành vấn đề ưu tiên hàng
đầu. Như ông Hoàng Mạnh Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo
Lường Chất Lượng đã nói: "chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố
cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hương vong
trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế
đất nước nói chung". Vì vậy, để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh
nghiệp phải ưu tiên vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chất lượng sản phẩm

quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều khách hàng,
đặc biệt là khách hàng nước ngoài thường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chứng chỉ
QLCL quốc tế để bảo đảm doanh nghiệp có nền tảng để có thể làm ra sản phẩm có
chất lượng. Vì vậy, hiện nay việc áp dụng để đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn
hệ thống QLCL như: ISO 9000, ISO 14000… đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp
quan tâm. Áp dụng các hệ thống QLCL quốc tế sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp cơ
hội cạnh tranh vì nó chính là tấm giấy thông hành để xâm nhập thị trường các nước,


đồng thời nâng cao niềm tin của khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm phù hợp
với yêu cầu khách hàng. Áp dụng các hệ thống QLCL quốc tế cũng giúp doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua việc làm sản phẩm sai lỗi ít đi, thỏa mãn
khách hàng nội bộ nên tạo điều kiện để năng suất lao động của CB - CNV tăng lên...
Đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, những năm gần đây đã đạt được nhiều
thành tựu đáng khích lệ: vừa đảm bảo được an ninh lương thực trong nước vừa trở
thành một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu… Tuy nhiên hàng nông sản
Việt Nam vẫn rất khó đi vào thị trường của các nước, đặc biệt là các nước phát triển do
có những hạn chế nhất định về mặt chất lượng sản phẩm. Đứng trước tình hình đó,
nhằm góp phần trong việc đưa nền nông nghiệp nước nhà tiến bộ hơn và giúp người
nông dân thoát nghèo nên Công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố đã xác lập phương
châm hoạt động là giữ vững và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng về sản phẩm
hạt giống cây trồng, đảm bảo “hạt giống NhahoSeed luôn cho mùa màng bội thu”.
Công ty đã không ngừng nỗ lực, cố gắng đảm bảo việc sản xuất hạt giống có chất
lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân, mở rộng thị trường, chung sức đẩy
mạnh CNH – HĐH nền nông nghiệp nước nhà. Để làm được điều đó, Công ty cũng đã
áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Hệ thống này diễn ra rất chặt chẽ, nó giữ vai trò quan trọng trong việc cho ra
đời những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu phong phú của khách hàng đến từ các
quốc gia trên thế giới. Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố là đơn vị kinh doanh

sản xuất, chế biến, tiêu thụ và mua bán hạt giống bông, giống cây trồng nông lâm
nghiệp, vật tư nông nghiệp, và là một trong những công ty giống hàng đầu ở Việt
Nam. Từ lâu, công ty đã nhận thức được vấn đề chất lượng sản phẩm là chiến lược cốt
lõi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để có thể tìm hiểu công tác quản lý
chất lượng sản phẩm hạt giống và những hoạt động mà Công ty đã tiến hành để tạo
nên một hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Từ đó,
có những định hướng, giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hạt giống góp phần
đảm bảo cho Công ty có thể đứng vững và tạo được uy tín trên thị trường.

2


Nhận thức được tầm quan trọng đó cũng như được sự đồng ý của khoa Kinh tế
trường đại học Nông Lâm TP.HCM, sự giúp đỡ của Công ty cổ phần giống cây trồng
Nha Hố, sự tận tình của giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu công tác quản lý chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng hạt giống Tại
Công ty Cổ Phần giống cây trồng Nha Hố”. Với mong muốn góp một phần nhỏ
những suy nghĩ của mình vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty.
Quản trị chất lượng là vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực. Hơn nữa,
vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài không
tránh khỏi sai sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài hoàn
thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung 
Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng hạt
giống tại Công ty Cổ Phần giống cây trồng Nha Hố.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình hoạt động SXKD của Công ty trong 2 năm 2009 – 2010.
- Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tại Công ty.
- Nghiên cứu khảo sát tình hình chất lượng hạt giống của Công ty.

- Thành công và hạn chế của Công ty trong công tác quản lý chất lượng.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng hạt giống
cũng như giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng của Công ty trong thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu khóa luận
1.3.1. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu công tác quản lý chất lượng hạt giống cây
trồng của công ty. Qua đó, thấy được những thành quả cũng như những mặt hạn chế
của công ty và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lựợng cho hạt giống cũng như
giải pháp để đẩy mạnh quản lý chất lượng trong công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh.
3


1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần giống cây trồng Nha Hố. Địa chỉ: Nha
Hố - Nhơn Sơn - Ninh Sơn - Ninh Thuận.
1.3.3. Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2011 đến tháng 05/2011.
- Nghiên cứu số liệu của Công ty qua hai năm 2009 – 2010.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu tổng quát về đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
tổng quan về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty, về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình
hình lao động, trang thiết bị, cơ cấu nguồn vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên những khái niệm, định nghĩa có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

như cơ sở lý thuyết chất lượng, QLCL và HTQLCL, vai trò của chất lượng, v.v... và
phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu được dùng để nghiên cứu trong đề tài.
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng và tình hình chất lượng hạt giống tại
Công ty để thấy được những thành quả và tồn tại trong công tác quản lý chất lượng hạt
giống. Qua đó, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà tác giả đã thu thập trong
quá trình điều tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Đồng thời, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chất lượng hạt giống.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra những kết luận về tình hình thực hiện chất lượng của Công ty qua quá
trình tìm hiểu, phân tích và thảo luận, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần
giải quyết vấn đề.
4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần giống cây trồng Nha Hố
Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Nha Hố.
Tên giao dịch quốc tế: Nha Ho Seed Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Nha Ho Seed
Trụ sở chính đặt tại: Nha Hố - Nhơn Sơn - Ninh Sơn - Ninh Thuận.
Điện thoại: (84).8.8444633 – 9906343 – Fax: 08.9906343.
Email:
Logo Công ty:

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố trước tháng 10/1997 là
Trại sản xuất thực nghiệm trực thuộc Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố Xã

Nhơn Sơn – Huyện Ninh Sơn – Tỉnh Ninh Thuận. Thời kì này trại cũng đã góp phần
trong sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh nhà.
Theo quyết định số 2563 NN-TCCB/QĐ ngày 7/10/1997 của Bộ Trưởng Bộ
NN & PTNT, Trại sản xuất thực nghiệm được tách ra khỏi Trung tâm nghiên cứu cây
bông Nha Hố thành lập Xí Nghiệp Giống cây trồng và là một trong những đơn vị
thành viên của Công ty Bông Việt Nam (nay là Công ty cổ phần Bông Việt Nam).
Theo quyết định số 698/QĐ - TCCB ngày 22/02/2005 của Bộ Trưởng Bộ Công
Nghiệp, Xí nghiệp Giống cây trồng chính thức được cổ phần hóa chuyển thành Công
ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố. Ngày 30 tháng 6 năm 2005, Công ty Cổ phần


Giống cây trồng Nha Hố đã tổ chức đại hội đồng Cổ đông lần thứ nhất và đã thông qua
điều lệ hoạt động Công ty. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty không ngừng phát triển
về mọi mặt như số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, chủng loại sản phẩm, sản
lượng và chất lượng sản phẩm. Kết quả là trong những năm qua, Công ty đã bán được
một lượng hạt giống lớn chiếm 80 – 85% thị phần của tỉnh làm cho doanh thu, các
khoản giao nộp cho Nhà nước và lãi của Công ty đều gia tăng.
Trong những năm qua, Công ty đã được Tổng cục đo lường chất lượng – Bộ
khoa học công nghệ Môi trường cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 vào đầu năm 2007, Bộ NN & PTNT trao tặng “Cúp Vàng Nông Nghiệp
AGROVIET 2009” cho sản phẩm giống ngô lai VN8960 và năm 2010 Công ty đã
được giải thưởng “Vì sự nghiệp Nông nghiêp, Nông dân và Nông thôn năm 2010” của
Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung ương hội nông dân Việt Nam và hội nước sạch vệ sinh
và môi trường Việt Nam.
2.1.2. Vị trí địa lý
Trụ sở của Công ty đặt tại thôn Nha Hố, xã Nhơn Sơn, Huyện Ninh Sơn, tỉnh
Ninh Thuận. Công ty nằm cạnh đường Quốc lộ 27 từ Phan Rang đi Đà Lạt và cách
trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 14km về phía Tây Bắc. Và với vị trí gần
đập Nha Trinh nên toàn bộ diện tích đất canh tác của Công ty đều được tưới tiêu chủ
động (nhờ có kênh bắc thuộc hệ thống thủy lợi của đập chảy ngang qua).

2.1.3. Mục tiêu phát triển của Công ty 
Mục tiêu ngắn hạn: Không ngừng ổn định và nâng cao đời sống cho toàn thể
CB - CNV. Bảo toàn vốn, giao nộp đầy đủ các khoản phải nộp cho Nhà nước. Sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Chi trả
cổ tức cho cổ đông đúng theo Điều lệ Công ty.
Mục tiêu dài hạn: Phấn đấu để Công ty Cổ Phần Giống cây trồng Nha Hố trở
thành một Công ty không thể thay thế trong khu vực; thương hiệu NHA HO SEED®
trở thành thương hiệu mạnh về sản xuất kinh doanh giống cây trồng cũng như các dịch
vụ nông nghiệp và nông thôn; thu nhập của người lao động không ngừng được cải

6


thiện; đóng thuế cho Nhà nước ngày càng nhiều và đặc biệt là ngày càng mang lại sự
giàu có nhiều hơn cho Cổ đông.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức năng
- Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh thương mại hạt giống
bông, giống các loại cây trồng nông lâm nghiệp khác.
- Sản xuất và kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, các loại máy móc, công
cụ phục vụ cho nông nghiệp.
- Sản xuất, chế biến, mua bán và xuất khẩu các loại nông sản thực phẩm. Mua
bán bông xơ, hạt bông, các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, phụ tùng thiết bị,
máy móc phục vụ cho việc sản xuất và chế biến giống cây trồng.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ về cây bông cũng
như các loại cây trồng nông lâm nghiệp khác.
- Khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.2. Nhiệm vụ
Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Nha Hố là một doanh nghiệp nhà nước

mới được cổ phần hóa và có chế độ hạch toán độc lập. Công ty có một số nhiệm vụ cơ
bản như sau:
- Sản xuất và cung ứng hạt giống bông vải cho cả nước.
- Sản xuất và cung ứng hạt giống các loại cây trồng khác như: Ngô lai, Lúa,
Đậu xanh, Dưa… cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng cho nông nghiệp.
- Dự trữ giống quốc gia theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Nghiên cứu một số loại hình giống cây trồng khác nhằm nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm.
- Thông tin về thị trường và giá cả, ứng dụng khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng và
đào tạo cán bộ công nhân viên.
7


2.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến và chức năng, bao gồm Tổng
Giám đốc phụ trách chung, một Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính - Kinh doanh
và một Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật - Sản xuất, sáu Phòng chức năng, hai
Đội sản xuất, một Xưởng chế biến, 1 tổ và một Trạm sản xuất kinh doanh Giống cây
trồng tại Tây Nguyên.
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Phụ trách Kỹ thuật – Sản xuất

Phụ trách Tài chính - Kinh doanh

Phòng HCNS & KSNB

Phòng Tài chính – Kế toán

Phòng Nghiên cứu &KCS
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật & NGG
Xưởng Chế biến
Phòng Khuyến nông
Trạm Sản xuất & Kinh
doanh Tây Nguyên
Đội sản xuất số 1
Đội sản xuất số 2
Tổ Điện – Cơ khí

Nguồn tin: Phòng Hành Chính Nhân Sự
8


2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
a) Ban giám đốc
Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện
theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, quyết định tất cả
các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh
vực sau:
- Tổ chức nhân sự, hành chính.

- Chỉ đạo hoạt động kinh doanh bao gồm cả trạm Tây Nguyên.
- Nghiên cứu và phát triển.
- Giúp việc cho Tổng Giám Đốc có Phó Tổng Giám Đốc và các Trưởng/Phó
phòng và giám đốc trạm.
Phó Tổng Giám Đốc Kỹ thuật - Sản Xuất: Phụ trách các lĩnh vực sau:
- Công tác sản xuất tại Công ty và các trạm, trại.
- Đại diện lãnh đạo trong việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 của Công ty.
Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: Phụ trách các lĩnh vực sau:
- Công tác kế toán bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Công tác quản trị tài chính.
- Tham vấn cho Tổng Giám Đốc về các chính sách sử dụng vốn và chi tiêu của
Công ty.
- Các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản.
- Sản xuất, kinh doanh cơ khí.
- Ứng dụng tin học trong quản lý.
b) Các phòng ban
- Phòng Hành chính nhân sự và kiểm soát nội bộ: Tham mưu sắp xếp nhân
sự và tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty. Thực hiện các chế độ lao động tiền
lương, bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện chỉ đạo công tác
hành chính và bảo vệ an ninh trật tự. Giám sát các hoạt động trong nội bộ Công ty.

9


- Phòng Nghiên cứu và KCS: Nghiên cứu và phát triển thị trường. Nghiên cứu
và khảo nghiệm các giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Kiểm tra chất
lượng sản phẩm, các loại giống cây trồng sản xuất trong và ngoài Công ty.
- Phòng khuyến nông: Tổ chức, đầu tư sản xuất, thu mua các sản phẩm giống
ngoài dân theo hợp đồng theo cơ chế khoán sản phẩm. Áp dụng và chuyển giao các

tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Phòng Kỹ thuật và nguồn giống gốc: Chỉ đạo toàn bộ hoạt động kỹ thuật sản
xuất trong và ngoài Công ty, duy trì và chọn lọc các giống hiện có.
- Phòng Kinh doanh: Cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý kho hàng. Tiêu
thụ sản phẩm. Tham mưu chiến lược bán hàng, khuyến mãi, tiếp thị. Phát triển thị
trường mới.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính. Cung ứng tiền vốn
phục vụ sản xuất. Thực hiện báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của pháp luật.
Giám sát tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Trạm sản xuất và kinh doanh Tây nguyên: Sản xuất các loại lúa giống theo
kế hoạch của Công ty, thu mua các loại nông sản, mua bán các loại sản phẩm do Công
ty sản xuất ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
- Xưởng chế biến: Chế biến các loại giống cây trồng và các sản phẩm khác.
Tham mưu lắp đặt thiết bị, bảo quản và cải tiến các thiết bị chế biến hiện có để phục
vụ công tác chế biến đạt hiệu quả.
- Đội sản xuất: Tổ chức sản xuất các loại sản phẩm trong diện tích Công ty.
Chỉ đạo thực hiện theo đúng quy trình giống cây trồng. Chịu trách nhiệm thanh quyết
toán các hợp đồng cho Công ty và người lao động.
- Tổ Điện – Cơ khí: Sửa chữa và bảo quản hệ thống điện nội bộ, phục vụ cơ
khí nông nghiệp cho sản xuất trong đất Công ty.
2.4. Tình hình lao động của Công ty
Lao động là nhân tố cơ bản nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công
ty, nó đóng một vai trò quyết định đối với năng suất cũng như chất lượng của sản
phẩm, cũng như tạo uy tín và hiệu quả sản xuất cho Công ty.
10


Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty Năm 2009 – 2010
Năm 2009
Chỉ tiêu

Tổng số lao động

Năm 2010

Chênh lệch

Số lượng

Tỉ trọng

Số lượng

Tỉ trọng

(Người)

(%)

(Người)

(%)

±∆
37

%

192

100


229

100

19,3

48

25

64

27,95

16

33,3

144

75

165

72,05

21

14,6


119

61,98

137

59,83

18

15,1

73

38,02

92

40,17

19

26

1

0,52

1


0,44

0

0,00

26

13,54

34

14,85

8

30,8

18

9,38

18

7,86

0

0,00


147

76,56

176

76,85

29

19,7

Phân theo hình thức
lao động
-Quản lý
-Trực tiếp sản xuất
Phân theo giới tính
-Nam
-Nữ
Phân theo trình độ
lao đông
-Trên đại học
-Đại học
-Cao đẳng, trung
cấp
-Lao
thông

động


phổ

Nguồn tin: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Trong năm 2010 tổng số CB - CNVcủa Công ty là 229 người, tăng 37 người
(chiếm khoảng 19,3%) so với năm 2009, nguồn lao động chủ yếu được huy động tại
địa phương. Công việc trong công ty đa phần là những việc nặng nhọc nên phần lớn
lao động của Công ty là lao động trực tiếp sản xuất và là lao động nam. Lao động trực
tiếp sản xuất có 165 người chiếm tỷ trọng 72,05%, còn lại là quản lý. Lao động nam
chiếm 59,83% trong năm 2010, còn lại 40,17% là lao động nữ.

11


Công ty cũng rất chú trọng đến nguồn nhân lực thông qua việc tuyển dụng, đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Vì vậy, về trình độ học vấn tỉ lệ Đại học đã tăng lên
8 người (tương đương 30,8%) so với năm 2009.
2.5. Tình hình trang thiết bị và tài sản cố định của Công ty
Bảng 2.2. Tình Hình Trang Thiết Bị và TSCĐ của Công Ty hai Năm 2009 – 2010

Năm 2009
Tài sản

Năm 2010

Chênh lệch

Nguyên giá

Tỷ trọng


Nguyên giá

Tỷ trọng

(tr. đồng)

(%)

(tr. đồng)

(%)

1. Nhà Cửa,

±∆

Tỷ lệ
(%)

5.610,47

33,20

7.519,56

37,19

1.909,09 34,03


2. MMTB

10.117,67

59,88

11.202,39

55,40

1.084,72 10,72

3. PTVT

1.042,25

6,17

1.342,31

6,64

300,06 28,79

4. DCQL

127,51

0,75


157,40

0,78

29,89 23,44

16.897,9

100,00

20.221,66

100,00

3.323,76 19,67

vật kiến trúc

Tổng

Nguồn: Phòng Kế Toán
Nhìn chung, tình hình máy móc, trang thiết bị của Công ty tương đối đảm bảo
so với yêu cầu sản xuất giống hiện nay của một công ty cấp tỉnh.
Qua bảng trên ta thấy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài
sản của công ty (59,88% vào năm 2009 và 55,4% vào năm 2010), kế đến là nhà
xưởng, vật kiến trúc (năm 2009 là 33,2% và năm 2010 là 37,19%). Năm 2010 giá trị
nhà xưởng, vật kiến trúc tăng nhiều nhất chiếm 1.909,09 triệu đồng tương ứng 34,03%
so với năm 2009. Nguyên nhân là hạt lúa, ngô giống sau khi gặt ngoài đồng về, phải
được sấy khô ngay nếu không sẽ mất sức nảy mầm nên Công ty đã xây dựng nhà kho
giống, xưởng phơi, xưởng chế biến giống, lò sấy bắp. Ngoài ra, Công ty cũng xây

dựng thêm hệ thống kho thường và kho lạnh để bảo quản hạt giống theo đúng yêu cầu
kỹ thuật khắt khe.
Bên cạnh đó, vào năm 2010 Công ty mở rộng thêm nhiều chi nhánh và có thêm
nhiều khách hàng thân thiết truyền thống nên tình hình sản xuất cũng đã được mở
12


×