Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH TUẤN TÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.17 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN PHÚC THỌ

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY
TNHH TUẤN TÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN PHÚC THỌ

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY
TNHH TUẤN TÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh và Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : MAI HOÀNG GIANG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế - Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH TUẤN TÀI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA” do Nguyễn Phúc Thọ, sinh viên khóa 33 ngành
Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_______________________

GV: MAI HOÀNG GIANG
Người hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Cha Mẹ
hai đấng sinh thành đã nuôi dưỡng và giáo dục con nên người.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin bày tỏ lòng tri ân đối với Ban Giám Hiệu
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận
tình truyền thụ, hướng dẫn, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt những
năm học đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty TNHH Tuấn Tài và các anh
chị, cô chú trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập cũng như
giúp đỡ thu thập và cung cấp số liệu cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách tốt nhất.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Mai Hoàng Giang – giảng
viên Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn, những người đã hết lòng giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng em xin chúc các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và tất
cả các anh chị, cô chú trong công ty TNHH Tuấn Tài luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt.
Tp Hồ Chí Minh , Tháng 07 / 2011
Nguyễn Phúc Thọ



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHÚC THỌ. Tháng 07 năm 2011. “Thực Trạng Tiêu Thụ Sản
Phẩm Thép Của Công Ty TNHH Tuấn Tài Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa”.
NGUYEN PHUC THO. July 2011. “The Current Situation About The
Consumption of Steel Products In Tuan Tai Limited Company, Bien Hoa City”

Khóa luận tìm hiểu và phân tích về thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty trong thời gian qua, những nguyên nhân tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm
của công ty, những thực trạng của ngành thép nói chung và của công ty nói riêng. Trên
cơ sở đó có đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công
ty.
Đề tài tập trung vào một số vấn đề sau:
-

Phân tích khái quát kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

-

Đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty trong tương lai.

-

Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm hiện nay của công ty.

-

Phân tích sự ảnh hưởng của marketing 4P tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của công ty.


-

Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiêu thụ
sản phẩm.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................1
1.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ................................................................3
1.3.1. Không gian ......................................................................................3
1.3.2. Thời gian .........................................................................................3
1.3.3. Nội dung ..........................................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về thị trường thép việt nam .........................................................5
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................5
2.1.2. Vai trò ..............................................................................................6
2.1.3. Thị trường thép Việt Nam trước sức ép của thép ngoại nhập, đặc
biệt là từ Trung Quốc ................................................................................7

2.1.4. Thị trường thép xây dựng năm 2010 và dự báo 2011 .....................8
2.1.5. Định hướng phát triển tới năm 2020 của ngành thép ....................11
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Tuấn Tài ..................................12
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty ..........................................................12
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................12
v


2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .............................................13
2.2.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
.................................................................................................................14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17
3.1. Cơ sở lý luận................................................................................................17
3.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm .....................................................17
3.1.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ............20
3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của DN ................25
3.1.4. Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm ....................28
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................31
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................31
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................31
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................32
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ...........................................33
4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Tài ................33
4.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Tuấn Tài .......................41
4.2.1. Tình hình tiêu thụ theo từng loại mặt hàng ...................................41
4.2.2. Tình hình tiêu thụ theo phương thức thanh toán ...........................42
4.2.3. Tình hình tiêu thụ theo khu vực, thị trường ..................................43
4.2.4. Tình hình tiêu thụ theo thời gian ...................................................46
4.3. Phân tích các hình thức tiêu thụ sản phẩm của Công ty ..............................48

4.3.1. Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối dài ...................................48
4.3.2. Tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối ngắn ................................49
4.4. Phân tích chiến lược và hoạt động tiêu thụ sản phẩm cụ thể đang được công
ty triển khai .........................................................................................................49
4.4.1. Chiến lược về sản phẩm ................................................................49
4.4.2. Chiến lược về giá cả ......................................................................52
4.4.3. Chiến lược về phân phối................................................................58
4.4.4. Chiến lược về chiêu thị cổ động ....................................................61
4.5. Đánh giá thực trạng tình hình tiêu thụ và chiến lược 4P của công ty .........62
vi


4.5.1 Ưu điểm ..........................................................................................62
4.5.2 Nhược điểm ....................................................................................62
4.6. Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty TNHH
Tuấn Tài..............................................................................................................63
4.6.1. Mục tiêu, phương hướng và kế hoạch phát triển của công ty trong
những năm tới tới năm 2015 ...................................................................63
4.6.2. Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Thép ........65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................70
5.1. Kết luận .......................................................................................................70
5.2 Một số kiến nghị ...........................................................................................71
5.2.1 Một số kiến nghị với nhà nước.......................................................71
5.2.2 Một số kiến nghị đối với công ty ...................................................72

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH


Trách Nhiệm Hữu Hạn

DNTM

Doanh Nghiệp Thương Mại

VLXD

Vật Liệu Xây Dựng

TTNT

Trang Trí Nội Thất

CB, CNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

HĐSXKD

Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

NSNN

Ngân sách nhà nước


WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

LNST

Lợi Nhuận Sau Thuế

LNTT

Lợi Nhuận Trước Thuế

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

HDKD

Hoạt Động Kinh Doanh

DN

Doanh Nghiệp

SX

Sản Xuất

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng Báo Cáo Kết Quả HĐKD Trong Hai Năm 2009 - 2010 .....................34
Bảng 4.2: Bảng Báo Cáo Chi Phí Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2009 – 2010 .............36
Bảng 4.3: Tình Hình Lao Động Của Công Ty ..............................................................37
Bảng 4.4 Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Từng Loại Mặt Hàng .........................................41
Bảng 4.5: Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Phương Thức Thanh Toán ................................42
Bảng 4.6: Doanh Thu Theo Khu Vực Thị Trường ........................................................43
Bảng 4.7: Số Cửa Hàng VLXD Tại Từng Khu Vực .....................................................46
Bảng 4.8: Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Thời Gian ..........................................................46
Bảng 4.9: Bảng Thống Kê Ý Kiến Của KH Về Chính Sách Giá Cả Của Công Ty ......53
Bảng 4.10: Bảng So Sánh Giá Bán Thép Cho Đại Lý Ngày 07/06/2011 Của Công Ty
Với Các Đối Thủ Cạnh Tranh .......................................................................................56
Bảng 4.11: Bảng So Sánh Giá Bán Thép Cho Đại Lý Và Cho KH Cá Nhân ...............57
Bảng 4.12: Doanh Thu Thống Kê Theo Kênh Phân Phối .............................................60
Bảng 4.13. Thống Kê Đánh Giá Của Khách Hàng Về Thời Gian Từ Lúc Đặt Hàng
Đến Thời Gian Giao Hàng.............................................................................................61
Bảng 4.14: Thống Kê Mức Độ Nhận Biết Của Khách Hàng Đối Với Công Ty ...........61
Bảng 4.15: Bảng Kế Hoạch Kinh Doanh Của Công Ty Trong Những Năm Tới .........65

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp ...........................................23
Hình 3.2. Kênh Phân Phối Hiện Nay Của Công Ty ......................................................30
Hình 4.1: Biểu Đồ So Sánh LNST Trong Hai Năm 2009 - 2010 Của DN ...................39

Hình 4.2: Biểu Đồ So Sánh Thuế TNDN Trong Hai Năm 2009 – 2010 Của DN ........39
Hình 4.3: Doanh Thu Theo Khu Vực Năm 2009 ..........................................................44
Hình 4.4: Doanh Thu Theo Khu Vực Năm 2010 ..........................................................44
Hình 4.5: Biểu Đồ Doanh Thu Theo Từng Quý Trong Hai Năm 2009 - 2010 .............47
Hình 4.6: Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Kênh Phân Phối .................................................48
Hình 4.7: Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Phẩm Kinh Doanh Của Công Ty ................................50
Hình 4.8: Đánh Giá Của Khách Hàng Về Cơ Cấu Sản Phẩm Của Công Ty ................50
Hình 4.9: Ý Kiến Của Khách Hàng Về Nhóm Sản Phẩm Còn Thiếu Của Công Ty ....51
Hình 4.10: Thống Kê Ý Kiến Của Khách Hàng Vế Giá Cả Của Công Ty ...................54
Hình 4.11: Các Yếu Tố Khách Hàng Quan Tâm Khi Mua Sản Phẩm Sắt Thép...........54
Hình 4.12: Kênh Phân Phối Tiêu Thụ Hiện Nay Của Công Ty ....................................58
Hình 4.13: Số Lượng Cửa Hàng, Đại Lý Hiện Nay Của Công Ty ...............................59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ Lục 1: Bảng Khảo Sát Khách Hàng ................................................................1
Phụ Lục 2: Sản Lượng Nhập Khẩu Thép Từ 2008 – 2010 Tại Một Số Thị Trường
Chính.................................................................................................................2
Phụ Lục 3: Danh Mục Sản Phẩm Của Công Ty Hiện Nay ........................................3
Phụ Lục 4: Bảng Giá Sản Phẩm ............................................................................4

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Trong một nền kinh tế, doanh nghiệp thương mại giữ vai trò phân phối lưu
thông hàng hoá, thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp
thương mại diễn ra theo chu kì T - H - T’ hay nói cách khác nó bao gồm hai giai đoạn
mua và bán hàng hoá. Như vậy, trong hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ là
nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, nó giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác. Các chu kì
kinh doanh chỉ có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khi khâu tiêu thụ được tổ chức tốt
nhằm quay vòng vốn nhanh, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh là hiện tượng tất yếu. Nó vừa là cơ hội
vừa là thử thách đối với mỗi doanh nghiệp. Cơ chế thị trường cho phép đánh giá chính
xác hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp
vụ tiêu thụ hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn và có lãi sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển.
Ngược lại, doanh nghiệp nào tỏ ra “non kém” trong tổ chức hoạt động kinh doanh thì
chẳng bao lâu sẽ đi đến bờ vực phá sản. Thực tế của nền kinh tế nước ta đã và đang
chứng minh điều đó.
Bước sang năm 2011, thời gian 4 năm kể từ khi Việt Nam chính thức là thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc tiêu thụ hàng hoá của các
doanh nghiệp thương mại phải đối mặt với không ít những khó khăn và thử thách. Như
sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh đa
dạng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Thêm vào đó, cùng với chính
sách mở cửa nền kinh tế và tham gia vào “sân chơi chung” là WTO, các doanh nghiệp
Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn
1


từ nước ngoài. Ngoài ra cơ chế quản lí kinh tế còn nhiều điều bất cập gây không ít khó
khăn trở ngại cho các doanh nghiệp, hệ thống luật pháp không chặt chẽ và chồng chéo.
Do vậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt
công tác tiêu thụ hàng hoá, có chiến lược tiêu thụ thích hợp cho phép doanh nghiệp

chủ động thích ứng với môi trường, nắm bắt các cơ hội, dự báo trước những mối nguy
cơ, huy động có hiệu quả các nguồn lực hiện có và lâu dài để có thể bảo toàn phát triển
vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, kết hợp với kiến thức đã được
học tại nhà trường cùng quá trình thực tập tại công ty TNHH thương mại Tuấn Tài và
được sự hướng dẫn tận tình của thầy Mai Hoàng Giang, em đã thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Thực Trạng Tiêu Thụ Sản Phẩm Thép Của Công Ty TNHH
Tuấn Tài Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa”
1.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua phân tích đánh giá, đề tài sẽ cung cấp cho công ty một cái nhìn tổng quát
nhất về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà cụ thể là hoạt động
tiêu thụ sản phẩm sắt và thép, những mặt tích cực cần tiếp tục duy trì, triển khai và cả
những mặt chưa tích cực cần phải được sửa đổi. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị đối với công ty để hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công
ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm sắt thép của công ty
TNHH Tuấn Tài và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung trên, khoá luận tiến hành tìm hiểu và phân tích các mục tiêu
cụ thể sau:
Phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm
2009 và 2010.
Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm sắt thép hiện nay của công ty.
Phân tích các kênh phân phối tiêu thụ chủ yếu hiện nay của công ty.
2



Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công
ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Không gian
Khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH thương mại Tuấn Tài
1.3.2. Thời gian
Đề tài được tiến hành thực hiện từ ngày 20/03/2011 đến ngày 20/06/2011
1.3.3. Nội dung
Nội dung nghiên cứu được đặt ra là các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các hình
thức tiêu thụ sản phẩm (kênh tiêu thụ sản phẩm), công tác bán hàng và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được chia thành 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, những mục
tiêu nghiên cứu chung và cụ thể, phạm vi nghiên cứu và sơ lược về cấu trúc của khóa
luận.
Chương 2: Trình bày tổng quan về thị trường của ngành thép việt nam, những
thuận lợi và khó khăn mà ngành thép việt nam phải đối mặt, những định hướng phát
triển trong tương lai của ngành thép việt nam.
Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty, mục tiêu,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty.
Chương 3: Trình bày những cơ sở lý luận về khái niệm, vai trò, ý nghĩa của
hoạt động tiêu thụ hàng hóa.
Trình bày về vai trò phân phối lưu thông hàng hóa của các DNTM trong nền
kinh tế - xã hội.
Giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Dựa vào các mục tiêu được đặt ra và áp dụng các phương pháp
nghiên cứu đã dùng, thông qua đó phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty trong hai năm 2009 và 2010, phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty và
3


của toàn ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm thép. Qua đó đề ra
hướng giải quyết hay một số biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm
thép cũng như là đẩy mạnh khả năng hoạt động kinh doanh.
Chương 5: Qua những kết quả phân tích đã đạt được ở chương 4 để đi đến kết
luận về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, đưa ra một cái nhìn
khái quát về thị trường thép xây dựng hiện nay, nhu cầu hiện tại và trong tương lai.
Dựa vào đó để xây dựng một số kiến nghị đối với doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh
nghiệp chủ động hơn trong việc nắm bắt thị trường, nắm bắt nhu cầu và đưa ra những
giải pháp nhằm phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xa hơn nữa là góp ý một
số kiến nghị về chính sách của nhà nước nhằm giúp cho ngành thép của việt nam vốn
là một ngành có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngày càng ổn định và phát triển hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị trường thép việt nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên
hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên
vào năm 1963. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang thép là 100 ngàn tấn/năm.
Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất
nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản

lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.
Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà
nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt mức trên
100 ngàn tấn/năm.
Thời kỳ 1996 - nay: Ngành thép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, tiếp
tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu: Đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh,
trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán
của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm
1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện nay, thành phần tham gia
sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành
phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc
doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần,
công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính đến năm 2002, Việt Nam
có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất
lớn hơn 5. 000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100 ngàn đến
300 ngàn tấn/năm.
5


Mặc dù có những sự phát triển đáng kể nhưng nhìn tổng quát, ngành thép Việt
Nam đang ở điểm xuất phát thấp, chậm hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10
năm. Hiện tại Việt Nam chỉ có 3 dàn cán liên tục nhập từ Nhật Bản và Tây Âu có trình
độ tương đối cao của 2 liên doanh Vinakyoe và Vina-Pasco (VPS). Ngoài ra, còn có
hơn 10 máng cán thuộc loại bán liên tục, thiết bị phần lớn được sản xuất tại Đài Loan,
Trung Quốc, Việt Nam. Như vậy, trừ 2 liên doanh, thiết bị cán thép của Việt Nam đều
thuộc thế hệ cũ, công nghệ thấp, tuổi thọ ngắn, quy mô nhỏ.
2.1.2. Vai trò
Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công
nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ
động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của

nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết
định tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là
ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển.
Trước những năm 90, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất thép
như Công ty Gàng thép Thái Nguyên, Công ty Gang thép Miền Nam…nhưng sau đó,
khi chính sách đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế ra đời, ngành thép đã không
ngừng phát triển, dẫn chứng đó là sự ra đời 5 liên doanh cán thép, 2 công ty cán thép
100% vốn nước ngoài và sau năm 2000, đã có thêm hàng loạt các công ty sản xuất
thép của tư nhân, các công ty thép cổ phần và các công ty thép thuộc các đơn vị khác
ngoài bộ Công nghiệp, đưa số lượng của các đơn vị lên gần 50 đơn vị.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia
tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng
ngành thép trong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép
xây dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh và thép
cuốn cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới năm 2010,
công suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 10
triệu tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất
chưa đạt công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán hiện nay chỉ đạt khoảng 7 - 8 triệu
tấn.
6


Có thể nói thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nước ta nhưng lại
đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay
của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và yêu cầu của quá trình
hội nhập khu vực và thế giới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép là
hết sức cấp bách và cần thiết.
2.1.3. Thị trường thép Việt Nam trước sức ép của thép ngoại nhập, đặc biệt là từ
Trung Quốc

Trong những năm gần đây trước nhu cầu ngày càng lớn về mặt hàng sắt thép
xây dựng (trung bình mỗi năm tăng 10%), cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền
kinh tế nước ta là động lực thúc đẩy các dự án sản xuất thép ngày càng ra đời nhiều
hơn, ví dụ như Liên hợp thép Dung Quất với công suất 5 triệu tấn/năm, liên hợp thép
Hà Tĩnh với công suất 4,5 triệu tấn/năm, và các dự án thép của các tập đoàn khác như
POSCO, ESSA, Tổng công ty thép Miền Nam.
Tuy nhiên trước nhu cầu thép hàng năm đều tăng rất ổn định trong khi công
suất cán thép của các nhà máy thép ở việt nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu
nên làm cho thị trường thép chưa cân đối, dẫn đến tình trạng có doanh nghiệp phải đi
nhập khẩu thép thành phầm hoặc phôi thép về để tiếp tục sản xuất (chủ yếu nhập từ
các nước ASEAN, Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc) trong đó chủ yếu nhất vẫn là
các sản phẩm từ thị trường của Trung Quốc, nước chiếm gần 50% sản lượng thép cán
thành phẩm của thế giới.
Theo tổng cục thống kê, hết năm 2010 tổng lượng nhập khẩu thép của cả nước
là hơn 9triệu tấn trị giá 6,15 tỷ đô la, giảm 6,8% về lượng và tăng 14,8% về giá trị so
với năm 2009, nhập khẩu thép tăng mạnh từ 1 số thị trường chính như Trung Quốc
tăng 67%, Hàn Quốc 54%, Thái Lan tăng 64%, trong khi 1 số thị trường khác lại giảm
mạnh như Nga giảm 51%. Đài Loan giảm 32% (chi tiết tại phụ lục 1.1).
Theo Hiệp hội Thép VN cho biết, nguyên nhân là do giá thép trong nước đã
tăng cao, tạo cơ hội cho thép Trung Quốc và thép từ các nước ASEAN giá rẻ xâm
nhập được vào thị trường nội địa. Đã có những lúc thép cuộn NK thấp hơn giá thành
của công ty tới 200.000 - 300.000đ/tấn đã gây bất lợi cho hoạt động tiêu thụ thép trên
thị trường.

7


2.1.4. Thị trường thép xây dựng năm 2010 và dự báo 2011
Trong những tháng đầu năm 2010 sản xuất và tiêu thụ thép tục duy trì ở mức
khá cao do nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng. Tháng 01/2009: sản xuất thép ước đạt

370.000 tấn, lượng tiêu thụ ước đạt 300.000 tấn, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2009.
Tháng 02 sản xuất thép ước đạt 250.000 tấn lượng thép tiêu thụ ước đạt 230. 000.
Lượng thép sản xuất trong tháng 3 - 4 ước đạt 400.000 - 425.000 tấn mỗi tháng tăng
hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, kèm theo đó lượng thép tiêu thụ cũng tăng lên
đáng kể trong 02 tháng này. Lượng thép tiêu thụ tháng 3 ước đạt 450.000 tấn, tuy
nhiên tháng 4 lại giảm còng khoảng 320.000-350.000 tấn, ước lượng thép tiêu thụ 4
tháng đầu năm đạt 1,54 – 1,57 triệu tấn, tăng trên 35% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong năm 2010, theo biểu đồ giá thép xây dựng, ngay đầu tháng 4 giá thép xây
dựng đã bắt đầu đi xuống, và kéo dài đến giữa tháng 06. Tuy trong tháng 4 giảm
nhưng lượng tiêu thụ tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Từ tháng 4 đến tháng 6 giá
phôi giảm mạnh vì vậy giá thép giảm sâu xuống còn 12,800 vnd/kg. Tuy nhiên sau đó
giá chào phôi đã tăng lên gần như liên tục và tỷ giá đã điều chỉnh tăng, lãi suất ngân
hàng khiến giá thép xây dựng tăng theo chiều thẳng đứng lên tới giá 16,200 vnd/kg.
Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp thép cũng không tăng mạnh theo giá do chi phí
đầu vào tăng cao
Thị trường thép xây dựng còn có sự cạnh tranh trực tiếp của thép xây dựng
nhập khẩu. Trong năm 2010 thép nhập khẩu liên tục theo sát và bám đuổi thép sản
xuất trong nước về giá cả và số lượng. Giá luôn bám sát và thấp hơn giá thép xây dựng
trong nước từ 500-1000 vnd/kg tuỳ theo thời điểm. Số lượng cũng đang tăng lên do
chất lượng, do giá cả được các nhà thầu trong nước chấp nhận ngày càng nhiều hơn.
Đây cũng là một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cho thép xây dựng trong nước trong
năm 2011
Dự báo trong năm 2011 giá thép sẽ tiếp tục có chiều hướng đi lên bởi các chính
sách cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu các loại quặng, nguyên liệu để làm ra
thép.Các chi phí đầu vào quan trọng của ngành thép như điện, xăng dầu, than đều được
dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm 2011 nên nhiều khả năng sẽ làm cho giá thép cũng
phải tăng theo.

8



Thép thanh vằn, thanh tròn trơn
a/ Thép thanh vằn
Cỡ loại, thông số kích thước
Thép thanh vằn hay còn gọi là thép cốt bê tông mặt ngoài có gân đường kính từ
10mm đến 40mm ở dạng thanh có chiều dài 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai
lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu
chuẩn.
Sản phẩm được đóng bó với khối lượng không quá 5 tấn, được bó ít nhất bằng 3
dây thép hoặc đai.
Yêu cầu kỹ thuật
Tính chất cơ lý của thép phải đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, độ bền tức
thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái
nguội. Tính chất cơ lý của từng loại thép và phương pháp thử được quy định cụ thể
trong tiêu chuẩn.
- Chủng loại: Thép vằn. D10 – D50
- Quy cách: Thanh
- Tiêu chuẩn sản phẩm: JIS G3112 - 2004, TCCS 01:2010/TISCO, A615/A615M-04B,
BS 4449 – 1997
b/ Thép thanh tròn trơn
Cỡ loại, thông số kích thước
Thép tròn, nhẵn có đường kính từ 9 đến 60mm, dạng thanh có chiều dài từ 6m
đến 8,6m và theo yêu cầu của khách hàng.
Được đóng bó với khối lượng không quá 5 tấn, sản phẩm được bó ít nhất bằng
3 dây thép hoặc đai.
Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai
lệch cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu
chuẩn.
Yêu cầu kỹ thuật


9


Tính cơ lý của thép phải đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, độ bền tức thời,
độ dãn dài, xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Tính chất
cơ lý của từng loại thép và phương pháp thử được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.
-Chủng loại:Thép Thanh Tròn Trơn
-Quy cách: Thanh
Tiêu chuẩn sản phẩm: TCVN 1651 - 1:2008
Thép góc V
Cỡ loại, thông số kích thước
Thép góc đều cạnh có kích thước 25x25mm đến 100x100mm với nhiều đọ dày
khác nhau, chiều dài thanh từ 6m đến 12m hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Các thông số kích thước, diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch
cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn.
Yêu cầu kỹ thuật
Tính cơ lý của thép phải đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, độ bền tức thời,
độ dãn dài, xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Tính chất
cơ lý của từng loại thép và phương pháp thử được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn
- Chủng loại :Thép góc V25 ÷ V100.
- Quy cách: Thanh.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: TCVN 1656 - 93.
Thép cuộn
Cỡ loại, thông số kích thước
Tròn, nhẵn có đường kính từ 6mm tới 8mm
Được cung cấp ở dạng cuộn, trọng lượng từ 200kg đến 450kg/cuộn, trường hợp
đặc biệt có thể được cung cấp với trọng lượng 1300kg/cuộn
Các thông số kích thước, diện tích mặt cách ngang, khối lượng 1m chiều dài, sai lệch
cho phép và các đại lượng cần tính toán khác theo quy định cụ thể trong tiêu chuẩn

Yêu cầu kỹ thuật
Tính cơ lý của thép phải đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, độ bền tức thời,
độ giãn dài, xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Tính chất
cơ lý của từng loại thép và phương pháp thử được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn
- Chủng loại: thép cuộn Ø6, Ø8
10


- Quy cách: cuộn
- Tiêu chuẩn sản phẩm: TCVN 1651 – 1:2008
2.1.5. Định hướng phát triển tới năm 2020 của ngành thép
Quan điểm phát triển ngành thép là từng bước đáp ứng nhu cầu thông thường
về thép xây dựng của việt nam để không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.
Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các khâu hạ nguồn trước như sản xuất thép
xây dựng, thép cán nóng, cán nguội đi từ thép phôi, thép nhập khẩu và một phần thép
phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có,
nghiên cứu phát triển khâu thượng nguồn có sử dụng quặng sắt trong nước và một
phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần thục. Dưới đây là
những quan điểm cụ thể:
 Thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng
và quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Ngành thép cần được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát
triển.
 Trên cơ sở phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có trong
nước, kết hợp với nhập khẩu một phần quặng và phôi của nước ngoài, xây dựng khu
liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép /năm để từng bước đáp ứng nhu cầu
thép trong nước cả về chủng loại và chất lượng. Trong giai đoạn đầu tập trung phát
triển các khâu hạ nguồn như cán thép xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội, sau
đó cần nghiên cứu phát triển khâu sản xuất thượng nguồn để sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên trong nước.

 Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các
nguồn vốn từ nước ngoài (trước hết về thiết bị và công nghệ). Kết hợp hài hoà giữa
yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá; tự chủ
nhưng không bỏ qua các cơ hội hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh
tốc độ phát triển ngành thép. Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép. Vốn đầu tư của
nhà nước chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nước và các công trình
sản xuất thép tấm, thép lá.
 Về công nghệ: Trong giai đoạn đến 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống
là sản xuất lò cao luyện thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu áp dụng các công nghệ
11


mới, tiên tiến, hiện đại để phát triển ngành thép. Đối với khu liên hợp luyện kim khép
kín có vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trước khâu sản
xuất cán kéo. Sau sẽ phát triển tiếp khâu sản xuất phôi cán từ quặng.
 Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong khuôn khổ cho
phép của các cam kết thương mại và hội nhập quốc tế.
 Tham gia AFTA đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép
phải củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối với các ngành kinh tế
khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thị trường trong nước và trên thế
giới.
 Đi đôi với việc đầu tư xây dựng các nhà máy hiện đại, phải hết sức coi trọng
đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang
bằng tiên tiến trong nước và khu vực.
 Quan tâm công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ
phát triển ngành.
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Tuấn Tài
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên đầy đủ của công ty: Công Ty TNHH Tuấn Tài
Địa chỉ: 141/03, Phạm Văn Thuận, P.Tam Hiệp, Biên Hòa – Đồng Nai

Giám đốc: Bùi Thị Tuyết Nhung
Điện thoại: 0613.813762 – 0613.813846
Mã Số Thuế: 3600277672
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đ
Diện tích nhà kho: 1350m2
Ngành nghề hoạt động: Kinh doanh VLXD, TTNT
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH TM-DV Tuấn Tài được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
4702002888
Công ty TNHH Tuấn Tài gồm có 1 kho xưởng kiêm luôn là văn phòng giao
dịch của công ty với diện tích 1350m2, Số cán bộ công nhân viên lao động là hơn 30
người. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là đại lý mua bán các loại sản

12


phẩm sắt thép của công ty thép việt nhật, thép pomina, thép miền nam v.v… với thị
trường chủ yếu là ở thành phố Biên Hòa và các vùng lân cận.
Tiền thân của công ty là gồm những cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng vào
năm 2000 sau đó phát triển lên thành đại lý phân phối các sản phẩm sắt thép và gạch
men và các sản phẩm VLXD khác. Sau này khi đã định hình và phát triển thì lĩnh vực
kinh doanh chính của công ty sau này đã chuyển dần sang lĩnh vực sắt thép xây dựng
và thép công nghiệp vào năm 2007
Sau hơn 4 năm thành lập công ty đã xây dựng được một mạng lưới hệ thống
phân phối, tiêu thụ sản phẩm của công ty với hơn 60 nhà phân phối, đại lý trung gian
trong tỉnh đồng nai.
2.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a/ Chức năng
Công ty TNHH Tuấn Tài là công ty hoạt động với các chức năng như là nhà đại
lý phân phối kinh doanh mua bán lưu thông các loại sản phẩm thép của các công ty

trong nước và ngoài nước như Thép Miền Nam, Thép Việt Nhật, Thép Pomina v.v…
là đơn vị kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, hoạt động theo cơ chế thị trường. Và là
doanh nghiệp thực hiện theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân,
có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của
công ty trong phạm vi vốn góp của mình, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân
hàng Techcombank.
b/ Nhiệm vụ
Công ty có trách nhiệm tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình theo đúng
ngành nghề mặt hàng đã đăng ký kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật.
- Là đại lý phân phối lớn các sản phẩm thép xây dựng, thép công nghiệp của
các công ty tập đoàn thép lớn tại việt nam.
- Thực hiện các dịch vụ giao nhận vận chuyển, ký gửi hàng hóa, tư vấn và đại
lý khách hàng.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác, tiến hành các hoạt động kinh
doanh theo ngành nghề theo đúng quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán,
chế độ kiểm toán và các chế độ khác mà nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính
xác thực về các hoạt động tài chính của công ty.
13


×