Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC “LÚA SẠCH” TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.68 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC “LÚA SẠCH” TẠI
HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE

NGUYỄN CHÍ HẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC “LÚA SẠCH”
TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH BẾN TRE” do NGUYỄN CHÍ HẢI sinh viên khóa
2007 - 2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ______________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gửi đến Ba Mẹ người đã sinh thành nuôi dưỡng con, đã tạo
mọi điều kiện cho con được học hành đến ngày hôm nay.
Tôi xin cám ơn Ban Giám Hiệu và toàn thể cán bộ giảng viên trường ĐHNL
TP. HCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian qua.
Lời cám ơn chân thành xin gửi đến giáo viên hướng dẫn TS. ĐẶNG THANH
HÀ người đã trực tiếp chỉ dẫn tôi trong thời gian học tại trường và suốt khoảng thời
gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn các cô/chú, anh/chị công tác tại trạm khuyến nông – khuyến ngư
huyện Thạnh Phú, tại phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên môi trường đã tận tình

giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cho tôi gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè tôi những người đã giúp đỡ tôi về mặt
tinh thần cũng như những đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
NGUYỄN CHÍ HẢI


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN CHÍ HẢI. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế và
Môi Trường của Mô Hình Canh Tác “Lúa Sạch” tại Huyện Thạnh Phú Tỉnh Bến
Tre”.
NGUYEN CHI HAI. July 2011. “An Assessment of the Economic Efficency
and Environmental Impact of the “Clean Rice” Production Model at Thanh Phu
District, Ben Tre Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của việc canh tác “lúa sạch” tại Huyện,
từ đó so sánh hiệu quả kinh tế với mô hình canh tác “lúa thường” và tác động môi
trường từ hai mô hình này. Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của 50 hộ canh tác
“lúa sạch” tại hai xã An Qui và An Nhơn cùng 30 hộ canh tác “lúa thường” tại thị trấn
Thạnh Phú huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xuất phát từ thực trạng canh tác đề tài thấy được sự khác biệt giữa vùng được
ngăn đê bao (tức canh tác lúa thường) với vùng chưa được bao đê (tức vùng canh tác
lúa - tôm), nhận thức được sự mở rộng mô hình lúa - tôm ngày càng nhiều. Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy, với 1 công lúa - tôm trong 1 năm sẽ thu được lợi nhuận là
5.483.000 VNĐ (lúa: 1.359.000 VNĐ; tôm 4.124.000 VNĐ) với chi phí 3.171.000
VNĐ (lúa: 1.059.000 VNĐ; tôm: 2.112.000.VNĐ) và doanh thu 8.654.000 VNĐ (lúa:
2.418.000 VNĐ; tôm: 6.236.000 VNĐ). Lợi nhuận gấp đôi so với lúa thường.
Tính riêng quá trình sản xuất lúa thì chi phí cho 1 công lúa - tôm thấp hơn chỉ
bằng 64,38% so với lúa thường và năng suất thấp hơn khoảng 64 kg/công. Có sự
chênh lệnh nhưng khi tính về lợi nhuận thì không khác biệt nhiều đạt 96,73% so với

lúa thường. Và trong đó thì các yếu tố như: lao động, phân bón, số lần bệnh có ảnh
hưởng nhiều đến sự khác biệt về năng suất, cùng với biến Dummy là biến mô hình
(sạch và thường) dẫn đến sự khác biệt về năng suất.
Thấy được lợi ích từ môi trường nó đảm bảo hơn so với lúa thường chủ yếu là
tác động từ thuốc BVTV. Đảm bảo tốt cho đất, cho nguồn nước, cho con người và
chính bản thân họ, đồng thời mang về hạt gạo đảm bảo chất lượng hơn, an toàn hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiêu cứu

3

1.5. Cấu trúc luận văn

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


5

2.1. Tổng quan tài liệu liên quan

5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre

6

2.2.2. Tổng quan về huyện Thạnh Phú

8

2.3. Tổng quan về đặc điểm nông nghiệp

12

2.3.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam

12

2.3.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Bến Tre

14


2.3.3. Đặc điểm nông nghiệp huyện Thạnh Phú

15

2.3.4. Công tác khuyến nông – khuyến ngư của Huyện

16

2.3.5. Đặc điểm lúa - tôm huyện Thạnh Phú năm 2011

17

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

18
18

v


3.1.1. Các khái niệm

18

3.1.2. Sơ lược về cây lúa trong mô hình lúa - tôm

20

3.1.3. Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa


23

3. 2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

27

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

27

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

27

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi qui

27

3.3. Phân tích lợi ích - chi phí của hai mô hình sản xuất lúa

30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

31


4.1. Tình hình trồng lúa và nuôi tôm huyện Thạnh Phú

31

4.2. Mô hình 3 tăng - 3 giảm trong sản xuất lúa huyện Thạnh Phú

34

4.3. Đặc điểm mô hình trồng “lúa sạch” tại các hộ

34

4.4. Phân tích hiệu quả mô hình lúa - tôm

42

4.4.1. Phân tích hiệu quả chung của mô hình lúa - tôm

42

4.4.2. Sự khác biệt về năng suất lúa giữa mô hình lúa thường với lúa - tôm

47

4.4.3. So sánh tổng hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình canh tác

47

4.5. Phân tích tác động của mô hình đến năng suất lúa


48

4.5.1. Hàm năng suất lúa

48

4.5.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc canh tác mô hình lúa - tôm

52

4.5.3. Đánh giá lợi ích môi trường từ mô hình lúa - tôm so với lúa thường và nuôi
tôm công nghiệp

54

4.5.4. Một số giải pháp khắc phục khi áp dụng mô hình

55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Kiến nghị


58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

TNMT

Tài nguyên môi trường

KNKN

Khuyến nông – khuyến ngư

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

TC

Thâm canh

BTC

Bán thâm canh

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT

Khoa học kỹ thuật


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tên Biến và Giải Thích Biến Trong Mô Hình

29

Bảng 4.1. Tình Hình Biến Động Cây Trồng Qua Các Năm

32

Bảng 4.2. Tình Hình Biến Động Nuôi Trồng Thủy Sản Qua Các Năm

33

Bảng 4.3. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Cho 1 Công Nuôi Tôm

43

Bảng 4.4. Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Cho 1 Công Nuôi Tôm/Năm

44

Bảng 4.5. Chi Phí Đầu Tư Sản Xuất Cho 1 Công Trồng Lúa Trong Vuông Tôm

45

Bảng 4.6. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế của Lúa - tôm Cho 1 Công/Năm


46

Bảng 4.7. Sự Khác Biệt Năng Suất Lúa Giữa Hai Mô Hình Trên Công/Vụ

47

Bảng 4.8. Sự Khác Biệt Giữa Lúa - tôm và Lúa Thường Trên Công/Năm

47

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Trồng Lúa

48

Bảng 4.10. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Trồng Lúa

49

Bảng 4.11. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Trồng Lúa

50

Bảng 4.12. Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Qui Năng Suất Lúa

50

Bảng 4.13. Kiểm Tra Về Dấu Kỳ Vọng của Mô Hình

51


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

6

Hình 2.2. Bản Đồ Hành Chính Huyện Thạnh Phú

8

Hình 2.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông - Lâm - Thủy Sản và Nhập Khẩu Nông Lâm
Thủy Sản của Việt Nam Giai Đoạn 2001 - 2009 (triệu USD)

13

Hình 3.1. Sơ Đồ Phát Triển Cây Lúa

21

Hình 3.1. Đặc Điểm Sinh Học của Hệ Sinh Vật:

24

Hình 4.1. Cơ Cấu Nhóm Tuổi của Hộ Điều Tra

35


Hình 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

36

Hình 4.3. Mô Hình Trồng Lúa - tôm

37

Hình 4.4. Khoảng Thời Gian Canh Tác Lúa và Tôm

37

Hình 4.5. Cơ Cấu Số Năm Trồng Lúa - tôm của Chủ Hộ

38

Hình 4.6. Cơ Cấu Diện Tích Đất Trồng Lúa - tôm của Chủ Hộ

39

Hình 4.7. Cơ Cấu Diện Tích Đất Trồng Lúa của Chủ Hộ

40

Hình 4.8. Cơ Cấu Diện Tích Đất Nuôi Tôm của Chủ Hộ

40

Hình 4.9. Cơ Cấu Vốn Trong Hoạt Động Lúa - tôm


41

Hình 4.10. Số Nguồn học hỏi Kinh nghiệm của Chủ Hộ

42

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LÚA VÀ TÔM
PHỤ LỤC 2: KẾT XUẤT HÀM NĂNG SUẤT
PHỤ LỤC 3: KẾT XUẤT MÔ HÌNH HỒI QUY BỔ SUNG
PHỤ LỤC 4: KẾT XUẤT KIỂM ĐỊNH LM
PHỤ LỤC 5: KẾT XUẤT KIỂM ĐỊNH WHITE
PHỤ LỤC 6: CÁC KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT CHO MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn ở nhiều
nước trên thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn. Do tác động của biến đổi
khí hậu, bệnh dịch phát triển trên phạm vi toàn cầu cùng với những bất ổn trong khu
vực tài chính tiền tệ, sự phát triển khoa học kỹ thuật dần dần theo hướng công nghiệp

hóa - hiện đại hóa đã đẩy ngành nông nghiệp và người nông dân phải đối mặt với
nhiều thách thức. Tuy vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành xuất khẩu
chủ lực và ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu. Dù nền kinh tế trên thế giới có nhiều
bất ổn làm giảm giá nông sản trên thị trường quốc tế, đó cũng là nguyên nhân chính
cho sự suy giảm nông nghiệp nói chung và giá trị xuất khẩu nông sản nói riêng. Thị
trường bất ổn nhưng với Việt Nam lượng xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực
như gạo, cà phê, cao su, thủy sản đều tăng. Đặc biệt là quá trình xuất khẩu lúa gạo, có
lẽ ít có quốc gia nào trên thế giới cây lúa, hạt gạo lại gắn bó thân thiết với người dân
như ở nước ta. Những hạt vàng đó đang tạo nên diện mạo mới cho đất nước, đưa nền
kinh tế nước nhà lên ngôi vị thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Kể từ năm 1989 đến
nay, Việt Nam vẫn luôn được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của
thế giới.
Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn, là Tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải
rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước
bao bọc với nhiều kênh rạch. Trong đó, huyện Thạnh Phú là một trong 3 huyện duyên
hải của Tỉnh nên có nhiều tiềm năng để phát triển cây lúa rất tốt.
Do sự phát triển tự do hóa thương mại, chạy theo nền kinh tế thị trường đã mở
đường cho việc chuyển từ cây lúa sang nghề nuôi tôm xuất khẩu. Nhiều người dân đua
nhau đào ao nuôi tôm bỏ đi nghề trồng lúa đã gắn bó bấy lâu nay. Việc nuôi tôm có


nhiều triển vọng phát triển cuộc sống vì con tôm mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Đa
số người dân thu về lợi nhuận rất lớn từ thu nhập tôm, làm giàu từ con tôm. Gần đây,
do ảnh hưởng giá và nhiều dịch bệnh ở tôm gây nên thất mùa liên miên, một số người
trở nên khó khăn không còn đủ vốn để sản xuất và cũng khó mà tìm được cho mình
một hướng canh tác khác giảm bớt rủi ro mà mang lại hiệu quả tốt.
Được sự hướng dẫn từ Sở, từ Phòng NN&PTNT; từ Trung Tâm, từ Trạm
KNKN mà người dân tìm được mô hình canh tác cho mình giảm được rủi ro khi thất
mùa, và mô hình chuyển đổi canh tác từ trồng lúa hay từ nuôi tôm công nghiệp sang
nuôi tôm xen canh hoặc luân canh với trồng lúa như: 2 vụ tôm xen canh 1 vụ lúa; 1 vụ

lúa luân canh 1 vụ tôm và 2 vụ lúa luân canh 1 vụ tôm… Từ đó, cây lúa lại được người
nông dân quan tâm nhưng quá trình canh tác có nhiều khác biệt so với truyền thống.
Cây lúa trông ao tôm được gọi là “lúa sạch” vì nó phát triển tự nhiên, không sử dụng
thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng một ít phân bón, chế phẩm vi sinh, góp phần làm cho hạt
gạo đảm bảo được chất dinh dưỡng cao hơn, an toàn hơn cho người tiêu dùng, đảm
bảo được sức khỏe cho người dân khi không sử dụng thuốc hóa học. Đây cũng là hàng
nông sản rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước hiện nay.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi giữa mô hình trồng lúa và nuôi tôm gây rất nhiều
khó khăn cho người dân, phải thật kỷ trong quá trình làm đất và xử lý môi trường khi
chuyển đổi giữa hai mô hình canh tác. Do đó, quy trình sản xuất từ mô hình trồng “lúa
sạch” sẽ khác nhiều so với mô hình trồng “lúa thường” và lợi nhuận thu về cũng sẽ
khác biệt rất nhiều.
Hiệu quả của mô hình trồng “lúa sạch” ở Bến Tre nói chung và huyện Thạnh
Phú nói riêng sẽ mang lại cho người dân niềm tin về chất lượng hạt gạo được làm ra,
vấn đề thu nhập sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với hình thức chỉ canh tác lúa và
giảm được nhiều rủi ro hơn so với nuôi tôm. Bên cạnh đó, chi phí cho việc đảm bảo
nguồn nước trong ruộng lúa và chi phí xử lý đất làm ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường cũng có nhiều khác biệt, những ảnh hưởng môi trường từ việc nuôi tôm để lại.
Xuất phát từ hai vấn đề trên đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của
mô hình canh tác “lúa sạch” tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre” được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Đặng Thanh Hà.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng “lúa
sạch” từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình này. Đánh giá sự tác động khác biệt
từ hai mô hình canh tác đến chất lượng môi trường. Từ đó đưa ra khuyến cáo, kiến
nghị hướng phát triển cho hoạt động trồng lúa.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình canh tác và mô hình sản xuất “lúa sạch” tại huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre.
- Phân tích ảnh hưởng của mô hình sản xuất “lúa sạch” đến năng xuất lúa.
- Phân tích hiệu quả kinh tế - môi trường của mô hình sản xuất “lúa sạch”, so
sánh với mô hình “lúa thường”.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp, kiến nghị để phát triển mô hình sản
xuất lúa.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài xuất phát từ thực trạng canh tác “lúa sạch” của huyện Thạnh Phú tỉnh
Bến Tre nên có ý nghĩa thiết thực và nó sẽ là tài liệu tham khảo cho những hộ nông
dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thấy được chất lượng sản phẩm và khả năng
thu nhập ổn định cho đời sống người dân. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho bộ môn
kinh tế tài nguyên môi trường - khoa kinh tế, và được đóng góp làm tài liệu tham khảo
chung cho thư viện trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM.
1.4. Phạm vi nghiêu cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ dân trồng
“lúa sạch” trên địa bàn hai xã An Qui và An Nhơn với mô hình trồng “lúa thường” tại
thị trấn Thạnh Phú huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre. Đây là khu vực đại diện cho hai mô
hình canh tác lúa của Huyện. An Qui, An Nhơn là hai xã nằm trong khu vực chưa ngăn
mặn nên nguồn nước thích hợp cho việc nuôi tôm và kết hợp trồng lúa vào mùa mưa.
Còn vùng thuộc thị trấn do được ngăn mặn nên không thể nuôi tôm kết hợp được vì
nước ngọt không thích hợp cho con tôm.
Phạm vi thời gian: khóa luận được tiến hành từ 3/2011 đến 6/2011 đề tài tiến
hành thu thập thông tin về tình hình trồng lúa của Huyện, sau đó nghiên cứu tài liệu,
3


tiến hành nhập số liệu, xử lý số liệu, chạy mô hình hồi qui, viết báo cáo và đưa ra kết
quả nghiên cứu.

1.5. Cấu trúc luận văn
Bài luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này giới thiệu sơ lược về lí do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan. Giới thiệu tổng quát về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Thạnh Phú và
tỉnh Bến Tre nói chung. Cuối cùng là sơ lược về đặc điểm nông nghiệp của Việt Nam,
tỉnh Bến Tre và huyện Thạnh Phú.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày các cơ sở lí luận, các khái niệm và kỹ thuật canh tác “lúa
sạch” cũng như các đặc điểm của cây lúa và con tôm. Trình bày các phương pháp
nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập số liệu, thống kê mô tả, xử lý số liệu và
phân tích hồi qui, để phân tích lợi ích chi phí, xây dựng hàm năng suất lúa.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phân tích lợi ích – chi phí của mô hình “lúa sạch” và so sánh hiệu
quả về kinh tế và môi trường với mô hình trồng “lúa thường”. Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác “lúa sạch”. Đưa ra các số liệu tính toán từ số liệu đã
thu thập được. Sử dụng phương pháp hồi qui chạy mô hình kinh tế lượng để xác định
hiệu quả của mô hình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận chính mà đề tài đã thực hiện và một số kiến nghị cho
hoạt động trồng lúa của Huyện.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan tài liệu liên quan
Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á có nền văn hóa lúa nước
điển hình, là quốc gia đứng hàng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Đến 80%
dân số sống vào nông nghiệp và lúa nước là nguồn lương thực chủ yếu của nước ta.
Tháng 10/2009 Việt Nam tổ chức festival lúa gạo, giúp bạn bè thế giới hiểu biết thêm
về cây lúa Việt Nam.
Tài liệu liên quan trong đề tài được tìm hiểu từ những kiến thức trong quá trình
học và thực tập tại trường, qua cuộc điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ dân, từ những sách
báo nông nghiệp những thông tin trên mạng. Tham khảo những đề tài của anh/chị khóa
trước, những thông tin từ phòng TNMT và trạm KNKN huyện Thạnh Phú.
Theo quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu của các anh/chị sinh viên chuyên
ngành nuôi trồng thủy sản của trường ĐH Nông Lâm thì:
Đặng Văn Sắng, 2008. Khảo sát hiện trạng mô hình luân canh tôm - lúa tại
huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, thì mỗi ha tôm - lúa sẽ tốn chi phí là 12.037.000
đồng/ha trong đó: chi phí tôm 7.827.000 đồng/ha, chi phí lúa là 4.210.000 đồng/ha.
Doanh thu thu về là 21.840.000 đồng/ha (tôm: 11.035.000 đồng/ha; lúa: 10.805.000
đồng/ha). Và lợi nhuận bình quân là 9.803.000 đồng/ha (tôm: 3.208.000 đồng/ha; lúa:
6.595.000 đồng/ha).
Nguyễn Văn Thống, 2008. Khảo sát hiện trạng mô hình luân canh tôm - lúa tại
huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu, thì mỗi ha sẽ tốn chi phí là 15.490.000 đồng/ha
trong đó: chi phí tôm là 10.244.000 đồng/ha, chi phí làm lúa là 5.246.000 đồng/ha.
Doanh thu đạt được 28.405.000 đồng/ha (tôm: 17.971.000 đồng/ha; lúa: 10.434.000
đồng/ha). Lợi nhuận thu về là 12.915.000 đồng/ha (tôm: 7.727.000 đồng/ha; lúa:
5.188.000 đồng/ha).


So với độc canh con tôm, mô hình tôm - lúa có tính bền vững sinh thái cao hơn.
Ở các tỉnh ven biển, hiện tượng nước mặn xâm nhập khiến nông dân chỉ có thể trồng
một vụ lúa trong năm. Đối với mô hình tôm - lúa do phải đợi mưa làm sạch muối trên

đồng ruộng nên thời gian trồng lúa sẽ càng bị rút ngắn. Giải pháp là sử dụng các giống
lúa ngắn ngày (100 đến 120 ngày). Hiện nay, có ít bằng chứng cho thấy rằng mô hình
tôm - lúa có thể làm giảm sản lượng lúa trong mùa mưa.
Mang lại thu nhập cao nhưng mô hình tôm - lúa cũng chứa đựng những rủi ro
về tài chính. Với chi phí để thả nuôi một vuông tôm có thể gấp 3 lần thu nhập từ vụ
lúa, một đợt dịch bệnh có thể khiến người nông dân điêu đứng. Phần lớn tôm giống
đang phải vận chuyển nhiều giờ trên đường từ các tỉnh miền Trung, trong khi việc sản
xuất giống phù hợp với độ mặn thấp trong các hồ nuôi còn gặp nhiều khó khăn về kỹ
thuật. Tuy nhiên thu nhập từ trồng lúa và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đã
giúp cho các gia đình đa dạng thu nhập, và giảm tác động của các rủi ro
().
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

Nguồn:
6


a) Đặc điểm vị trí địa lý
Bến Tre là một tỉnh nằm ở phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về hình
dạng, Tỉnh có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn các nhánh sông lớn
giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía Đông. Diện tích tự nhiên của Tỉnh có 2.356,85
km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới
chung là sông Tiền, phía tây và tây nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Trà
Vinh cùng chung ranh giới là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài
bờ biển 65 km. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Với chiều
dài giáp biển Đông của Tỉnh khá rộng nên khả năng chịu ảnh hưởng của BĐKH ở Bến
Tre là rất lớn.
b) Đặc điểm địa hình

Bến Tre là Tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với
ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc với nhiều sông rạch.
Bốn nhánh sông: Tiền Giang hay là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và
sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre lần lượt thành cù lao An Hóa (gồm một phần huyện
Châu Thành, huyện Bình Đại), cù lao Bảo (gồm một phần huyện Châu Thành, thành
phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri) và cù lao Minh (gồm các huyện Chợ
Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú). Hai sông Hàm Luông và Ba Lai chảy
xuyên suốt Tỉnh rồi đổ ra hai cửa biển cùng tên. Sông Mỹ Tho chia ranh giới phía bắc
với tỉnh Tiền Giang rồi đổ ra cửa Đại. Sông Cổ Chiên làm ranh giới với tỉnh Vĩnh
Long và Trà Vinh rồi chảy ra hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Các sông rạch khác là
sông Bến Tre, rạch Bàng Cùng, kinh Thơm, kinh Tân Hương, kinh Tiên Thủy, rạch
Cầu Mây, rạch Vũng Luông...
Bờ biển Bến Tre dài khoảng 65 cây số, ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi,
Cồn Hồ… tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đánh bắt cá xa bờ. Toàn tỉnh được chia
thành 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Bến Tre là trung tâm
hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của Tỉnh và 8 huyện: Bình Đại, Châu Thành,
Chợ Lách, Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam.

7


2.2.2. Tổng quan về huyện Thạnh Phú
Hình 2.2. Bản Đồ Hành Chính Huyện Thạnh Phú

Nguồn:
a) Đặc điểm vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên: 412 km2
Dân số: 139.283 người
Mật độ: 326,67 người/km2
Huyện Thạnh Phú là một trong ba huyện duyên hải ven biển của tỉnh Bến Tre,

nằm cuối cù lao Minh, giữa hai sông Hàm Luông, Cổ Chiên và tiếp giáp biển Đông.
Hệ thống giao thông đường bộ bao gồm một tuyến đường quốc lộ 57 xuyên suốt qua
Huyện, 7 tuyến đường huyện và những tuyến đường nhỏ được phân bổ đều trên toàn
Huyện, mật độ 0,833 km/km2. Về đường thủy, với 25 km đường bờ biển cùng 2 con
sông lớn là sông Hàm Luông (chiều dài 29 km) và sông Cổ Chiên (chạy qua Huyện dài
27 km) là huyết mạch quan trọng chạy qua địa phận Huyện, còn phải kể tới hệ thống
kênh rạch chằng chịt có mật độ cao tạo nhiều thuận lợi cho việc lưu thông đường thủy
của nhân dân trong Huyện.
Ranh giới hành chính
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Mỏ Cày.
- Phía Bắc giáp huyện Ba Tri với ranh giới là sông Hàm Luông.
- Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh với ranh giới tự nhiên là sông Cổ Chiên.
8


Tọa độ địa lý: được giới hạn bởi:
- Kinh độ đông:

106o24’41’’ đến 106o41’47’’

- Vĩ độ bắc:

9o47’45’’ đến 10o03’52’’

Chiều dài nhất theo trục đông tây là 31,4 km, nơi hẹp nhất theo trục Bắc Nam là
9,8 km (từ Mỹ Hưng đến Bình Thạnh), nơi rộng nhất 16,3 km (từ An Điền đến Thạnh
Phong).
Về hành chính, huyện Thạnh Phú gồm 1 thị trấn và 17 xã. Thị trấn là trung tâm
hành chính, kinh tế, văn hóa của Huyện nằm cách TP. Hồ Chí Minh 94 km và cách TP.

Cần Thơ 79 km, cách thành phố Bến Tre 34 km.
b) Địa hình, địa mạo
Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, trừ các giồng cát thì khá cao. Chênh lệch độ
cao giữa vùng thấp nhất và vùng cao nhất là vào khoảng 50- 60 cm. Do quá trình bồi
lắng phù sa biển và phù sa sông - biển yếu dần từ ngoài biển vào nên địa hình có xu
hướng thấp dần ra bờ biển, xen kẽ các giồng cát cao và một số vũng trũng thấp cục bộ.
- Từ ranh giới với huyện Mỏ Cày đến Mỹ Hưng - Bình Thạnh có độ cao khoảng
1,2 - 1,5 m và có khuynh hướng cao dần hướng về phía Đông và phía Nam. Đây là
vùng có địa hình thấp nhất nhất của Huyện.
- Tiếp theo đến Thạnh Phong - Thạnh Hải có độ cao từ 1,7 - 1,8 m.
- Từ Thạnh Phong - Thạnh Hải đến biển Đông độ cao giảm, khoảng 1,4 - 1,5 m
và thoải dần hướng ra biển Đông.
Tuy nhiên, ở mõi khu vực đều có những vũng trũng và những giồng cát có độ
cao khác nhau.
Địa mạo
Có 4 địa mạo chính:
- Đồng bằng châu thổ nhiễm lợ từ Mỏ Cày đến Mỹ Hưng - Bình Thạnh.
- Đồng bằng châu thổ nhiễm mặn từ Mỹ Hưng - Bình Thạnh đến Thạnh PhongThạnh Hải.
- Giồng cát: gồm giồng cát cổ đã phân hóa trắc diện ở Đại Điền - Phú Khánh và
chưa phân hóa trắc diện vùng bãi triều cao ven biển. Có giồng cát cao trên 5 m.
9


- Bãi triều cao ở bờ biển Thạnh Phú được bồi lắng rất mạnh hình thành một bãi
triều cao rộng lớn tại khu vực bờ đông nam với 5 cồn cát trên bãi biển (các cồn Cao,
Dài, Ông Mười, Đâm, Năm Ngọng).
c) Nhiệt độ
Ở Thạnh Phú nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm
26,6oC, cao nhất vào tháng 4 là 28,4oC thấp nhất là 24,3oC vào tháng 12. Tổng tích nhiệt

hàng năm vào khoảng 9.900 - 10.000oC và không có sự khác nhiều giữa các tháng,
thuận lợi cho việc nuôi trồng quanh năm.
d) Độ ẩm
Do gần biển, độ ẩm tương đối của Huyện nhìn chung khá cao (81 - 83,7%) vào
mùa mưa các nơi vùng ven biển có khi đạt 84 - 94%, thấp nhất là tháng 2 đến tháng 3
(65 - 80%).
e) Gió
Thạnh Phú chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió mùa Tây Nam mang theo mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và gió mùa Đông Bắc trong mùa khô với vận tốc 3 5m/s có khi đạt tới 10 m/s trong tháng 3 và tháng 12 đôi khi gây thiệt hại cho vùng bờ
biển. Vùng biển Thạnh Phú ít có bão, tuy nhiên trong những năm qua có các cơn bão
đột xuất cũng gây thiệt hại đáng kể cho dân cư, cơ sở hạ tầng và tàu bè vùng ven biển.
f) Lượng mưa
Với vị trí nằm cận vùng duyên hải của biển Đông, Thạnh Phú là khu vực có
lượng mưa thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long, lượng mưa bình quân hàng năm
1.279 mm và tương phản rõ rệt giữa hai mùa, lượng mưa mùa khô là 61 mm chiếm 5%
lượng mưa cả năm. Trong khi lượng mưa vào mùa mưa là 1.218 mm chiếm 95% lượng
mưa cả năm.
g) Tài nguyên nước
Nước mặt
- Vào mùa nước kiệt khi lượng nước sông đổ ra giảm xuống, quá trình xâm
nhập mặn tăng lên (sông Hàm Luông xâm nhập mặn mạnh hơn các sông khác trong
Huyện). Địa bàn xa biển nhất như Phú Khánh, Thới Thạnh cũng có thời gian mặn kéo
dài 2 - 3 tháng/năm. Theo số liệu quan trắc hàng năm: chất lượng nước trong mùa khô
sạch hơn mùa mưa và sông Cổ Chiên sạch hơn sông Hàm Luông.
10


- Do ở hạ lưu 2 con sông lớn Hàm Luông và Cổ Chiên thông ra biển Đông nên
chịu tác động thủy triều của biển Đông thuận lợi cho việc cấp thoát nước nuôi trồng
thủy sản tự chảy nhờ thủy triều. Nguồn nước mặt trong khu vực của Huyện trực tiếp

phụ thuộc vào 2 nguồn chính là nước mưa và nước sông, kênh, rạch.
Nước ngầm
- Theo khảo sát thăm dò địa chất thủy văn về nước giồng cát, nước ngầm tầng
nông, nước ngầm tầng sâu cho thấy: đặc điểm nổi bật của thủy văn nước ngầm trong
khu vực Huyện phần lớn nước ngầm đều bị nhiễm mặn.
- Thạnh Phú được thừa hưởng nguồn nước dồi dào, nhưng phần lớn nước
thường bị nhiễm mặn trong mùa khô gây nên tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng,
ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nhưng lại có tác động tích cực đối với
nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ. Địa hình nhiều sông, rạch thuận lợi trong việc cung
cấp nguồn nước nhưng sẽ gây khó khăn cho việc giao thông đường bộ.
h) Tài nguyên đất
Toàn Huyện có 23 đơn vị đất được chia thành 5 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất cát: 4.042 ha (9.69% diện tích tự nhiên của Huyện).
- Nhóm đất mặn: 24.036 ha (57,65% diện tích tự nhiên) trong đó:
+ Đất mặn trồng được sú vẹt đước: 5.230 ha chiếm 21,76%
+ Đất mặn nhiều: 10.362 ha chiếm 43,11%
+ Đất mặn trung bình và ít: 8.445 ha chiếm 35,13%.
- Nhóm đất phèn: 2.177 ha (5,22% diện tích tự nhiên).
- Nhóm đất phù sa: 484 ha (1,16% diện tích tự nhiên).
- Đất nhân tác: 3.595 ha (8,62% diện tích tự nhiên).
i) Tài nguyên sinh vật và sinh thái
Loại khoáng sản quan trọng có trữ lượng lớn trên địa bàn Huyện là cát sông.
- Trên sông Hàm Luông: cát nhiều từ Bình Khánh (Mỏ Cày) đến An Thạnh.
- Trên sông Cổ Chiên: kéo dài từ Cẩm Sơn (Mỏ Cày) đến Hòa Lợi.
j) Tài nguyên động thực vật
Thảm thực vật
Ngoài các loại cây kinh tế do con người canh tác, chủ yếu có các thảm thực vật
mang tính chất tự nhiên là:
11



Khu vực rừng ngập mặn ven biển với chức năng như vùng đệm sinh thái khá
thuận lợi cho môi trường, được xem là rừng đặc dụng. Diện tích rừng hầu hết là rừng
trồng phòng hộ ven biển với các loài như: đước, bần trắng, bần chua, dừa nước, mắm
trắng, lát nước... chưa có giá trị kinh tế cao về mặt kinh tế nhưng có tác dụng bảo vệ
đất đai ven biển hoặc có thể tận dụng nuôi xen tôm.
Thảm thực vật vùng nước lợ ven sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên thường
xuyên bị ngập theo triều cường gồm: dừa nước, bần...
Tài nguyên động vật
Các động vật nuôi và các động vật sống ở hệ sinh thái rừng ngập mặn và ven
biển gồm: 27 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư, chim, thú... Tài nguyên động vật có giá trị
kinh tế chủ yếu là thủy sản bao gồm nước ngọt, lợ, mặn và hải sản. Do có hơn 25 km
chiều dài tiếp giáp với biển Đông nên có nguồn thủy hải sản tự nhiên tương đối dồi
dào (661 loài cá, 20 loài tôm, nghêu, sò, cua...).
Do vậy, các hệ sinh thái phổ biến ở Thạnh Phú là hệ sinh thái cửa sông và vùng
ngập mặn. Đây là những lợi thế so sánh lớn trước mắt và lâu dài của Huyện đặc biệt là
để phát triển một nền nông nghiệp và thủy sản toàn diện.
2.3. Tổng quan về đặc điểm nông nghiệp
2.3.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp nhiệt đới có thể áp dụng các biện pháp
thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. Tùy thuộc vào địa hình, đất mà có các
hình thức canh tác khác nhau. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng
của Việt Nam. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng,
tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng
của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các
các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp tạo việc làm còn lớn
hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp
xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất

khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su,
đường, và trà góp phần rất lớn cho sự phát triển nông nghiệp ().
12


Hiện nay nhìn lại năm cũ, chúng ta rất tự hào với những gì đã đạt được ở năm
2010 nông nghiệp tăng trưởng 2,8% so với năm 2009. Giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 4 năm nay tăng 4%. Sản lượng khai thác thủy
sản trên biển và nuôi trồng đều tăng 9%.
Xuất khẩu lúa gạo đạt mức kỷ lục 6,7 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành đạt mức kỷ lục hơn 19 tỷ USD với 3 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ
USD là thủy sản, đồ gỗ và gạo. Nông sản tiếp tục xuất siêu là đóng góp quan trọng cải
thiện cán cân thương mại đang trong tình trạng thâm hụt kéo dài ().
Hình 2.3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Nông - Lâm - Thủy Sản và Nhập Khẩu Nông
Lâm Thủy Sản của Việt Nam Giai Đoạn 2001 - 2009 (triệu USD)

Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Năm 2011 quyết tâm có một năm thắng lợi toàn diện: Sản xuất nông nghiệp
trong tháng 1/2011 đến nay các địa phương phía Bắc đã gieo cấy hơn 86,6 nghìn ha,
bằng 117,2% cùng kỳ năm 2010. Các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được hơn 1861 nghìn
ha lúa Xuân, bằng 103% cùng kỳ năm trước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã
cơ bản kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1535,4 nghìn ha, bằng 102,7%. Tuy nhiên,
do thời tiết bất ổn nên diện tích lúa bị nhiễm bệnh cũng khá lớn. Cùng với việc gieo
cấy lúa Xuân, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 217,3 nghìn ha ngô
bằng 105,4% cùng kỳ năm trước; 69,6 nghìn ha khoai lang bằng 100,3%; 95,7 nghìn
ha đậu tương bằng 112,3%; 253,6 nghìn ha rau, đậu bằng 111,9%.
Tuy nhiên, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, song gạo vẫn
bị lép vế trên thị trường thế giới. Thái Lan nổi tiếng với gạo Jasmine, Ấn Độ có gạo
Basmati. Thế nhưng VN, vùng đất được mệnh danh là “bát cơm Châu Á” mà vẫn chưa
13



có được thương hiệu riêng cho hạt gạo của mình. Do đó, mỗi tấn gạo của chúng ta
được bán thấp hơn Thái Lan 100 USD dù cùng chủng loại. Tính ra, chúng ta mất hơn
600 triệu USD cho 6 triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhiều người còn so sánh gạo Việt Nam
với gạo Mỹ, dù chất lượng gạo Mỹ thua xa nhưng giá bán vẫn cao hơn giá gạo ta. Do
đó, nhất thiết phải xây dựng được thương hiệu cho hạt gạo, phải giải được bài toán
chất lượng thì mới có thể xây dựng và giữ được thương hiệu gạo Việt trên thị trường
thế giới. Bộ NN&PTNT xác định, trong những năm tiếp theo vấn đề quan trọng là tập
trung sản xuất tốt để có gạo chất lượng tốt, bán có giá, bảo đảm lợi nhuận cho nông
dân.
2.3.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Bến Tre
Bến Tre là Tỉnh có nền sản xuất nông nghiệp rất đa dạng do đặc điểm tự nhiên,
với ba vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt khác nhau. Ngành nông nghiệp Tỉnh cũng đã ứng
dụng các quy trình, mô hình canh tác tiên tiến, an toàn như: mô hình 3 tăng – 3 giảm,
IPM, sản xuất trái cây nghịch vụ, sản xuất rau an toàn, trồng rau màu luân vụ trên đất
lúa, chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi kết hợp sản xuất khí sinh học, trồng xen cây
ca cao trong vườn dừa, nuôi xen tôm cá trong vườn dừa và ruộng lúa,…và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, góp phần quyết định trong việc chuyển đổi cơ cấu, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh tập
trung, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lĩnh vực trồng trọt chuyển dịch theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Cơ cấu giống lúa được chuyển đổi theo hướng có năng suất, chất lượng, giống có sức
đề kháng sâu bệnh tốt và chịu mặn cao. Cây màu phát triển khá mạnh với các hình
thức chuyên canh trên đất giồng cát và luân canh theo hướng đưa cây màu xuống
ruộng có năng suất, hiệu quả khá cao. Diện tích trồng mía giống mới có năng suất và
chữ đường cao tăng nhanh, chiếm trên 70% tổng diện tích mía toàn tỉnh.
Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn. Đất Bến Tre do phù sa sông Cửu
Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Long. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu phụ cũng
chiếm phần quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau. Loại cây công nghiệp mang

lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, mía, ca cao… Ở đây diện tích trồng dừa khá lớn và
mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế của Tỉnh. Ở đây dừa rất nhiều trái và lượng dầu
cao, ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm
14


thảm dừa, dây dừa. Kẹo dừa Bến Tre là đặc sản của vùng. Một dự án trồng xen ca cao
tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của nông
dân Bến Tre.
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm,
măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở
huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện Chợ Lách còn
là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng Trong thời gian gần đây cây táo hồng
đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,...
Năm 2010 ngành Nông nghiệp Bến Tre đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, độ mặn xâm nhập sâu…Được sự tập
huấn canh tác luân canh, xen canh từ trung tâm KNKN, sở NN&PTNT chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi đạt được nhiều thành quả khả quan trong năm và vượt mục tiêu
đề ra. Diện tích gieo trồng lúa đạt 80.228 ha, mía 5.865 ha, dừa 51.560 ha, cây ăn quả
32.023 ha; Sản lượng lúa đạt 366.810 tấn, mía 460.056 tấn, dừa 420.212 tấn, cây ăn
quả 318.470 tấn; Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng khá nhanh, đạt 5,08%
năm, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà lên 10,19% năm, đời sống
người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày thêm đổi mới.
Bến Tre là một trong những Tỉnh có phong trào nông nghiệp mạnh và đều. Giá
trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng trưởng gần 8%, theo chiều hướng tích cực, tiến
bộ; cơ cấu sản xuất đã chuyển đổi theo hướng hiệu quả nối kết chặt từ sản xuất đến
đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chất lượng hàng hóa đến thị trường
tiêu thụ.
2.3.3. Đặc điểm nông nghiệp huyện Thạnh Phú
Nền kinh tế chính của Tỉnh là sản xuất nông nghiệp với cây chủ lực là cây lúa

nước. Từ thị trấn ngược lên Đại Điền, Phú Khánh là những cánh đồng lúa bao la. Từ
thị trấn đi về phía biển, diện tích đồng lúa bị thu hẹp dần lại, nhường chỗ cho các đầm
nuôi tôm, đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa. Người dân ở vùng này còn có
thu hoạch từ rừng, từ đánh bắt và chế biến hải sản.
Nông dân huyện Thạnh Phú đang gặt hái một vụ lúa bội thu trên diện tích gần
6.000 ha thuộc vùng nước lợ vốn trước đây trồng lúa mùa luôn thất bát, sau khi chuyển
15


×