Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG ĐÀM PHÁN KINH DOANH TẠI MỘT SỐ CÔNG TY THUỘC ĐỊA BÀN TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.67 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG
ĐÀM PHÁN KINH DOANH TẠI MỘT SỐ CÔNG TY THUỘC
ĐỊA BÀN TP.HCM

NGUYỄN DUY PHÚ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỨ NHÂN
NGHÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu nghệ thuật đi đến
thành công trong đàm phán kinh doanh tại một số công ty thuộc địa bàn Tp.HCM” do
Nguyễn Duy Phú, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày____________________.

VŨ THANH LIÊM
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Bước chân vào giảng đường Đại học là một quảng đường không quá ngắn cũng
không quá dài, nó là một thời gian vừa đủ để tôi có thể tôi có thể suy ngẫm và trải
nghiệm những bài học khi tự mình bước đi mà không có gia đình ở bên cạnh. Đó là
khoảng thời gian mà tôi phải tự bước trên đôi chân của mình nhiều hơn, dạy cho tôi
biết tự lập, mạnh mẽ và vững tin hơn. Trên giảng đường Đại học đã cho tôi những kiến
thức cơ bản nhất để tôi có thể hòa mình vào cuộc sống xã hội đầy những khó khăn
đang chờ trước mắt. Giờ đây, tôi sẽ rời khỏi mái trường Đại học để bước tiếp tới
những ước mơ và hoài bảo của mình, tôi muốn nói lời sâu sắc nhất là “Con cám ơn
Mẹ!” – Người có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của tôi. Và tôi cũng chân thành biết ơn
các dì, các anh chị, em, của tôi, đã luôn sát cánh và giúp đỡ cho tôi rất nhiều.
Để có được những kiến thức ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy

cô của trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học vừa qua. Và đặt biệt là thầy Vũ Thanh Liêm
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các ông bà, anh chị
tại một số công ty mà tôi đã đến và thăm dò ý kiến để hoàn thành luận văn. Xin cảm
ơn những ý kiến trả lời, những góp ý, chia sẽ hết sức bổ ích để tôi có thể hoàn thiện bài
luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn,
khó khăn, cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quảng đường đại học.
Một lần nữa tôi xin gởi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả mọi người!

Nguyễn Duy Phú


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN DUY PHÚ. Tháng 5 năm 2011. “Tìm Hiểu Nghệ Thuật Đi Đến
Thành Công Trong Đàm Phán Kinh Doanh Tại Một Số Công Ty Thuộc Địa Bàn
TP.HCM”.
NGUYEN DUY PHU. May 2011. “Finding Out About How To Succeed In
Business Negotiation With Some Companies In Ho Chi Minh City”
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, thì việc các công ty giao
dịch và hợp tác kinh doanh với nhau ngày càng năng động và rộng rãi hơn. Các mối
quan hệ được mở rộng và thắt chặt với nhau hơn. Chính vì vậy, công tác đàm phán
trong kinh doanh như một chiếc cầu nối, giúp cho các công ty hợp tác thành công hơn.
Do đó, mà vai trò của nó ngày càng quan trọng và quyết định hơn.
Để công tác đàm phán thành công và hiệu quả, tôi đi vào tìm hiểu những nghệ
thuật đàm phán trong kinh doanh. Đầu tiên tôi muốn đánh giá thực trạng đàm kinh
doanh tại một số công ty thuộc địa bàn Tp.HCM. Điều này, được thực hiện trên cơ sở
điều tra thực tế ý kiến của 30 công ty tại Tp.HCM. Kèm theo là việc tham khảo và
phân tích ý kiến của một số công ty đó về những nghệ thuật trong đàm phán kinh

doanh. Từ đó, đúc kết ra được những kỹ năng, những nghệ thuật để đi đến thành công
trong đàm phán kinh doanh. Việc này dựa trên những tư liệu điều tra thực tế và những
tài liệu tham khảo trên sách, báo, internet…Sau cùng, đưa ra một số giải pháp và kiến
nghị nhằn nâng cao hiệu quả đàm phán trong kinh doanh hơn nữa.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nguyên cứu...............................................................................................2
1.4. Sơ lược cấu trúc khóa luận ....................................................................................2
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ................................................................................................ 4
2.1. Giới thiệu chung về địa bàn Tp. Hồ Chí Minh ......................................................4
2.1.1. Vài nét về kinh tế Tp. HCM ...........................................................................4
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Tp. HCM những năm gần đây........................5
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của các công ty thuộc địa bàn Tp. HCM trong
những năm gần đây ......................................................................................................... 8
2.2. Sơ lược về các công ty được thăm dò ý kiến về đàm phán kinh doanh ................9
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 19
3.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................19
3.1.1. Khái niệm nghệ thuật ....................................................................................19
3.1.2. Khái niệm sự thành công ..............................................................................19

3.1.3. Khái niệm đàm phán kinh doanh ..................................................................19
3.1.4. Các phương thức đàm phán ..........................................................................20
3.1.5. Phân loại đàm phán .......................................................................................21
3.1.6. Đặc điểm của đàm phán ................................................................................22
3.1.7. Vai trò của đàm phán ....................................................................................22
3.1.8. Những nguyên tắc, những điểm chỉ dẫn và những nhân tố ảnh hưởng trong
đàm phán kinh doanh .................................................................................................... 23
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................25
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu. ...........................................................................26
3.2.3. Thiết kế nghiên cứu. .....................................................................................27
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 29
4.1. Đánh giá thực trạng đàm phán kinh doanh tại một số công ty thuộc địa bàn
Tp.HCM ........................................................................................................................ 29
4.1.1. Thực trạng về công tác chuẩn bị cho đàm phán, chi phí đàm phán tại các
công ty ở Tp.HCM ........................................................................................................ 29
4.1.2. Đánh giá sự thành công trong đàm phán kinh doanh tại một số công ty thuộc
địa bàn Tp.HCM. .......................................................................................................... 31
4.2. Tham khảo ý kiến của một số công ty thuộc địa bàn Tp. HCM về nghệ thuật đàm
phán trong kinh doanh................................................................................................... 32
4.2.1. Phân tích việc áp dụng các nguyên tắc trong đàm phán kinh doanh ............32
4.2.2. Phân tích việc áp dụng những điểm chỉ dẫn trong đàm phán kinh doanh ....38
4.2.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đàm phán kinh doanh. ..................44
4.2.4. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong đàm phán kinh doanh .46
4.3. Đúc kết những nghệ thuật đi đến thành công trong đàm phán kinh doanh .........50
4.3.1. Những cơ sở chung của đàm phán kinh doanh .............................................50
4.3.2. Cấu trúc của một cuộc đàm phán ..................................................................52

4.3.3. Kỹ năng đàm phán kinh doanh .....................................................................56
4.3.4. Nghệ thuật đàm phán kinh doanh .................................................................63
4.3.5. Một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả đàm phán thương
lượng trong kinh doanh ................................................................................................. 65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 67
5.1. Kết luận ................................................................................................................67
5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................68
5.2.1. Kiến nghị về mặt vĩ mô đối với nhà nước ....................................................68
5.2.2. Kiến nghị về mặt vi mô đối với các doanh nghiệp .......................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 72 
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cty

Công ty

CP

Cổ phần

DV

Dịch vụ

DN

Doanh nghiệp


ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

KD

Kinh doanh

KT-XH

Kinh tế Xã hội

P.


Phường

Q.

Quận

SP

Sản phẩm

STT

Số thứ tự

SL

Số lượng

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TM

Thương mại


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tốc Độ Tăng GDP So Với Cùng Kỳ Năm 2009 ................................................ 7
Bảng 4.1. Bảng Tổng Hợp Mức Độ Chú Trọng Đối Với Các Nguyên Tắc ................ 36
Bảng 4.2. Bảng Thống Kê Việc Áp Dụng Những Điểm Chỉ Dẫn Trong Đàm Phán
Kinh Doanh Tại Một Số Doanh Nghiệp Thuộc Địa Bàn Tp.HCM. ............................ 38
Bảng 4.3. Bảng Thống Kê Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Đàm Phán Kinh Doanh
Tại Một Số Công Ty ở Tp.HCM. ................................................................................. 44
Bảng 4.4. Bảng Thống Kê Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Bế Tắc Trong Đàm Phán
Kinh Doanh Tại Một Số Công Ty ở Tp.HCM. ............................................................ 47


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tp.HCM Năm 2010 ................................. 8
Hình 3.1. Tóm tắt quá trình nghiên cứu ........................................................................ 27
Hình 4.1. Biểu Đồ Thống Kê Ý Kiến Cho Công Tác Chuẩn Bị Trước Đàm Phán ...... 29
Hình 4.2. Biểu Đồ Thống Kê Chi Phí Cho Đàm Phán Kinh Doanh. ............................ 30
Hình 4.3. Biểu Đồ Thống Kê Kết Quả Thành Công Trong Đàm Phán. ....................... 31
Hình 4.4. Biểu Đồ Thống Kê Mức Độ Chú Trọng Đối Với Nguyên Tắc Thứ Nhất. ... 33
Hình 4.5. Biểu Đồ Thống Kê Mức Độ Chú Trọng Đối Với Nguyên Tắc Thứ Hai. ..... 34
Hình 4.6. Biểu Đồ Thống Kê Mức Độ Chú Trọng Đối Với Nguyên Tắc Thứ Ba. ...... 34
Hình 4.7. Biểu Đồ Thống Kê Mức Độ Chú Trọng Đối Với Nguyên Tắc Thứ Tư. ...... 35
Hình 4.8. Biểu Đồ Thống Kê Mức Độ Chú Trọng Đối Với Nguyên Tắc Thứ Năm. ... 36
Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Mức Độ Chú Trọng Đối Với Các Nguyên Tắc
Đàm Phán Kinh Doanh. ................................................................................................ 37
Hình 4.10. Các Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Vận Dụng Điểm
Chỉ Dẫn 1 và 2 .............................................................................................................. 38
Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Vận Dụng Điểm Chỉ
Dẫn Thứ 3 ..................................................................................................................... 39
Hình 4.12. Các Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Vận Dụng Điểm
Chỉ Dẫn 4 và 5 .............................................................................................................. 40
Hình 4.13. Các Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Vận Dụng Điểm
Chỉ Dẫn 6 và 7 .............................................................................................................. 41
Hình 4.14. Các Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Vận Dụng Điểm
Chỉ Dẫn 8 và 9 .............................................................................................................. 42
Hình 4.15. Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Vận Dụng Các Điểm
Chỉ Dẫn ......................................................................................................................... 43

Hình 4.16. Biểu Đồ Thể Hiện Phần Trăm Số Người Đàm Phán Bắt Gặp Các Nguyên
Nhân Dẫn Đến Bế Tắc .................................................................................................. 49
Hình 4.17. Sơ Đồ Cấu Trúc của Một Cuộc Đàm Phán ................................................. 52

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Tham Khảo Ý Kiến Của Một Số Công Ty Thuộc Địa Bàn
TP.HCM Về Đàm Phán Kinh Doanh.
Phụ lục 2. Các Bảng Thống Kê Mô Tả

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong kinh doanh thương mại, đàm phán đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà gần như tất cả mọi
công việc người ta đều giải quyết bằng thương lượng, trao đổi , thì đàm phán thực sự
trở thành một công việc không thể thiếu. Trong kinh doanh, đàm phán không chỉ đơn
thuần là một cuộc thương lượng giữa các bên với nhau về vấn đề mua bán, giá cả thế
nào, chất lượng ra sao, mà đàm phán còn thể hiện những nét văn hoá khác nhau của
các dân tộc khác nhau, nó không chỉ là một phần công việc trong kinh doanh, mà là cả
một nghệ thuật.
Tuy nhiên, nghệ thuật ấy không phải chỉ có trong kinh doanh thương mại, mà
chúng ta vẫn bắt gặp những biểu hiện của nó trong cuộc sống hằng ngày, bắt gặp xung
quanh chúng ta. Thực ra tất cả chúng ta đều là những “đàm phán viên”, chúng ta học

ngôn ngữ “mặc cả” và “trao đổi” từ khi còn rất bé và tiếp tục sử dụng chúng trong
suốt cuộc đời. Chúng ta đàm phán với mọi người, những ông chủ, công sự, bạn bè, con
cái, khách hàng. Chúng ta thương lượng về mọi chuyện, về lương bổng mà chúng ta
đáng được nhận, về lương bổng mà chúng ta sẽ trả cho người khác, về cách mà chúng
ta sẽ nhận thông tin, tiền bạc, hàng hoá hay dịch vụ mà chúng ta cần. Nói chung là
chúng ta vẫn đàm phán hàng ngày, cũng như bắt gặp nó hằng ngày trong cuộc sống,
trong công việc của chúng ta. Ngày nay, hoạt động đàm phán có quy mô ngày càng
phong phú, để cho các hoạt động này diễn ra thuận lợi thì công tác đám phán giữ vai
trò rất quan trọng. Vậy đàm phán thương lượng là gì, đàm phán thương lượng trong
kinh doanh thương mại có gì đặc biệt và quan trọng như thế nào?
Là một sinh viên chuyên nghành “Quản trị kinh doanh thương mại”, muốn
thành công thì không thể xem thường sự quan trọng của công tác đàm phán trong


thương mại. Với mong muốn tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của đàm
phán thương lượng, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật đi đến thành
công trong đàm phán kinh doanh tại một số công ty thuộc địa bàn Tp.HCM.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tôi không có tham vọng đề cập
nhiều đến một mảng đề tài rất rộng lớn là đàm phán, khoá luận này chỉ tập trung đi vào
tìm hiểu vài nét về nghệ thuật và bí quyết để thành công của đàm phán trong kinh
doanh thương mại, qua việc tham dò ý kiến của một số công ty thuộc địa bàn Tp.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng đàm phán kinh doanh thương mại tại một số công ty thuộc
địa bàn Tp.HCM.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đàm phán thương lượng và tìm hiểu
những nguyên nhân dẫn đến bế tắc trong đàm phán kinh doanh.
- Tìm hiểu những kỷ năng, những nghệ thuật trong đàm phán thương lượng.
- Đưa ra một số kiến nghị để nâng cao nhận thức và trình độ của đàm phán viên.

1.3. Phạm vi nguyên cứu
- Về không gian: Thăm dò ý kiến tại một số công ty thuộc địa bàn Tp.HCM, ở
Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận Thủ Đức,
Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Gò Vấp.
- Về thời gian: từ ngày 15/3/ 2011 đến ngày 25/5/ 2011.
1.4. Sơ lược cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương sau:
Chương 1: Mở đầu.
Nêu lên sự cần thiết của việc đàm phán thương lượng, lý do chọn đề tài. Đồng
thời cũng nêu lên phạm vi nguyên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu (địa bàn
Tp. Hồ Chí Minh) trong những năm gần đây. Những thuận lợi và khó khăn mà các
công ty thuộc địa bàn Tp. HCM gặp phải. Đồng thời cũng sơ lược các công ty được
thăm dò ý kiến về đàm phán thương lượng.
2


Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trong chương này sẽ trình bày những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề
đang nghiên cứu như các khái niệm về nghệ thuật, sự thành công, đàm phán kinh
doanh, …Trình bày những hình thức của đàm phán thương lượng, bản chất, vai trò của
đàm phán,… Ngoài ra, chương này có trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp
dụng làm cơ sở thực hiện đề tài bao gồm phương pháp mô tả, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp,…
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã được nêu ra ở phần mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu những nguyên tắc, những điểm chỉ dẫn trong đàm phán thương lượng. Bên
cạnh đó, thăm dò ý kiến của một số công ty thuộc địa bàn Tp. HCM, thấy được thực
trạng đàm phán của các công ty đó, thấy được những yếu tố cơ bản và quan trọng cần

chú ý trong đàm phán, xác định được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng và dẫn đến bế
tắc trong đàm phán kinh doanh. Đưa ra những kĩ năng, nghệ thuật đi đến thành công
trong đàm phán kinh doanh. Từ những vấn đề đó, đưa ra các giải pháp, những kiến
nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện các kĩ năng đàm phán của các đàm phán viên.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tổng hợp, đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu, nêu ra những nhận xét từ kết
quả nghiên cứu. Từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị đối với Nhà nước, đối với các doanh
nghiệp để nhận thức được tầm quan trọng của đàm phán và nâng trình độ của đàm
phán viên.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
2.1.1. Vài nét về kinh tế Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố
chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản
phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005,
Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ
tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu
người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168
USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng
20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.
Nền kinh tế của Tp.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của
thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn
lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng

cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Tp.HCM đã thu
hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng
vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam
tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, 16,6 tỷ USD vào cuối
năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Về thương mại, Tp.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa
dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố,
hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm


thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu
thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt
Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến
ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó
có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Toàn thành phố có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại.
Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành
hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế
tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
(Nguồn: wikipedia)
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Tp. HCM những năm gần đây
Trong năm 2010, GDP của thành phố tăng 11,8%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,58%.
Năm 2011, thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 12%.Tính đến tháng 12
năm 2010 thì tình hình kinh tế - xã hội Tp. HCM như sau:

5



TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
Tháng 12 và năm 2010
Ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
(theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII)
Năm 2010
Kế hoạch
1

2
3

4
5

6
7

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP – (%)
Trong đó: Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Tốc độ tăng GTSX công nghiệp (%)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%)
Trong đó: - Trừ dầu thô
- Trừ dầu thô và vàng
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so
với tháng 12 năm trước (%)
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)
- Tỷ trọng so với GDP (%)

Trong đó: Vốn ngân sách TP (tỷ đồng)
- Tốc độ tăng so với cùng kỳ (%)
Cấp phép mới vốn đầu tư nước ngoài (triệu USD)
Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng)
Thu ngân sách không tính dầu thô
- Tốc độ tăng (%)
T.đó: * Thu nội địa (tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)
* Thu từ xuất nhập khẩu (tỷ đồng)
Tốc độ tăng (%)

≥ 10,0
≥ 5,0
≥ 8,0
≥ 11,8
+12,7
+12,9
<7,0

Thực hiện
+11,8
+5,0
+11,5
+12,2
+14,2
+4,4
+15,2
+23,3
+9,58


Thực hiện
năm 2009
+8,6
+2,1
+7,3
+10,0
+8,3
-16,6
+1,2
-14,1
+7,71

172.000
41,8

173.492
143.613
41,9
43,0
18.750
15.151
+25,1
+23,8
2.082,5
1.186,4
144.200
167.506
135.362
131.900
150.211

121.395
+23,2
+5,3
84.800
87.961
63.825
+37,8
+0,7
47.100
57.000
53.022
+7,5
+12,5
Nguồn: Cục thống kê Tp. HCM

Năm 2010 là năm cuối cùng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20062010 đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm
2011-2020. Do đó kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 được Lãnh đạo các cấp,
các ngành triển khai chỉ đạo tích cực ngay từ những tháng đầu năm nhằm phục hồi tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009.

6


 Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có đến 31/12
phân theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp
Number of enterprises at 31 Dec. by type of enterprise
Doanh nghiệp - Enterprise
2005


2006

2007

2008

2009

30.477

36.875

45.076

58.405

79.916

503

461

451

425

452

252


229

221

211

230

251

232

230

214

222

28.752

35.090

43.117

56.390

77.438

288


273

302

301

349

6.275

6.800

7.327

8.677

8.960

233

307

366

375

416

1.734


2.420

4.072

6.185

9.711

Cty TNHH tư nhân - Private Limited Co.

20.240

25.290

31.050

40.852

58.002

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Foreign investment enterpris

1.222

1.324

1.508

1.590


2.026

100% vốn nước ngoài - 100% foreign capital

937

1.010

1.157

1.211

1.588

DN liên doanh với nước ngoài
Joint venture

285

314

351

379

438

Tổng số -Total
Doanh nghiệp Nhà nước

State ownerd of enterprises
DN Nhà nước trung ương
Central state enterprises
DN Nhà nước địa phương
Local state enterprises
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Non-state enterprises
DN tập thể - Collective
DN tư nhân - Private
Cty cổ phần có vốn Nhà nước
Joint stock Co. having capital of state
Cty cổ phần không có vốn Nhà nước
oint stock Co. without capital of state

Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM
Bảng 2.1. Tốc Độ Tăng GDP So Với Cùng Kỳ Năm 2009
Các quí trong năm
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV

Tốc độ tăng (%)
11,0
11,1
11,6
13,0

Cộng dồn


Tốc độ tăng (%)

6 tháng
11,0
9 tháng
11,2
Cả năm
11,8
Nguồn: Cục thống kê Tp. HCM

Kết quả kinh tế - xã hội thành phố trong năm đã đạt được những thành tích đáng
kể, phần lớn các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Kinh tế
thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm đạt 11,8%
cao hơn chỉ tiêu kế hoạch do HĐND thành phố đề ra cho năm 2010 là 1,8 điểm phần trăm.

7


2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của các công ty thuộc địa bàn Tp. HCM trong
những năm gần đây
Trong năm 2010, các doanh nghiệp có nhiều đơn hàng sản xuất hơn năm 2009:
giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với năm trước (năm 2009 tăng 8,3%); trị giá
hàng hóa xuất khẩu không tính giá trị dầu thô và vàng tái xuất tăng 23,3% (năm 2009
giảm 14,1%); lượng hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 17,2% (năm 2009 tăng
10,8%); lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 3,1 triệu người, tăng 20%; tổng vốn đầu tư
xã hội đạt 173,5 ngàn tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước không tính thu từ dầu thô đạt 150,2
ngàn tỷ, tăng 23,3% (năm 2009 tăng 5,3%).
Bên cạnh đó, Công trình nhà máy giao thông được xây dựng với vốn đầu tư lớn,
quy mô rộng. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển, các doanh nghiệp áp dụng
công nghệ thông tin hiện đại. Hệ thống các bưu điện, bưu cục đã phủ kín đại bàn toàn

TP. Các doanh nghiệp đã tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các kĩ thuật công
nghệ cao nhập từ nước ngoài. Và đây cũng là năm vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Hình 2.1. Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tp.HCM Năm 2010

Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng còn tồn tại nhiều khó khăn như:
- Chi phí đầu vào tăng cao: Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm việc bình ổn
giá rất khó khăn. Chi phí phục vụ cho sản xuất tại doanh nghiệp cũng rất lớn, cộng
thêm những khoản tăng khác như: Xăng, dầu, nguyên phụ liệu, lương cán bộ, công
nhân… làm giá thành sản phẩm tăng cao.

8


- Mặt bằng cho sản xuất kinh doanh khó mở rộng do giá thuê tăng.Thiếu những
trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu cho từng ngành hàng. Thiếu trung tâm gới thiệu
hàng hóa tập trung.
- Lạm phát cao cũng là 1 vấn đề lo ngại cho các doanh nghiệp ở Tp. HCM.
- Một tồn tại khác khá nghiêm trọng gây bức xúc của người dân cũng như doanh
nghiệp và cả các nhà đầu tư nước ngoài chính là vấn đề hạ tầng của thành phố ngày
càng tệ. Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường... đã làm cho hoạt
động kinh tế trì trệ.
- Các doanh nghiệp khó tìm được lao động có tay nghề và các vấn đề hàng lậu
và hàng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến họat động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp Tp.HCM.
- Ngoài ra còn tồn tại những khó khăn khác, ví dụ như:
Công ty Minh Châu (tại KCN Nhị Xuân): Thực hiện quyết định 18, ưu đãi lãi
vay bằng không (0%) mười năm, nhưng được 02 năm đã cắt vì là DN dệt may không
được hổ trợ ưu đãi khi gia nhập WTO. Trong khi mục đích ban đầu là DN hưởng ứng

lời kêu gọi của chính sách an sinh xã hội của thành phố (Công ty thu nhận lao động sau
cai nghiện). An tâm vào thời gian hổ trợ lãi suất là 10 năm DN mới đầu tư.
Công Ty Phú Châu (tại KCN Nhị Xuân): In máy kỹ thuật số (in trên drap, vỏ áo
gối bán thị trường nội địa), được hỗ trợ vay ưu đãi lãi suất bằng 0% trong 10 năm
nhưng nay đã bị cắt không cho vay vì vi phạm WTO. Đã cắt ưu đãi một năm nay, chưa
kịp nộp lãi đã bị tăng lãi suất do lãi suất quá hạn. Hiện nay, Công ty đã kêu bán xưởng
sản xuất nhưng chưa có giá thuê đất (chỉ có giá tạm tính) nên không có người mua.
Nguồn tổng hợp từ Cục thống kê Tp.HCM và internet
2.2. Sơ lược về các công ty được thăm dò ý kiến về đàm phán kinh doanh
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, làm tăng thêm giá trị và tính thiết thực
của bài luận, tôi quyết định chọn các công ty sau để thăm dò ý kiến về một số vấn đề
trong đàm phán kinh doanh, gồm 30 công ty:
 Công ty SX, XNK Và DU LỊCH HACOTA
Địa chỉ: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp.HCM
Công ty Hacota được thành lập từ năm 1993 theo quyết định thành lập của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay Công ty đã kinh doanh
9


đa ngành.Ngành nghề kinh doanh của công ty: Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư,
thiết bị hàng hóa. Sản xuất hàng mỹ nghệ điêu khắc. Chế biến nông lâm sản. Dịch vụ
du lịch. Gia công, lắp ráp và bảo trì máy móc điện tử, điện lạnh. Sản xuất kinh doanh
mỳ gói, lương thực thực phẩm. Xây dựng các công trình văn hóa và trang trí nội ngoại
thất. Sản xuất, kinh doanh nước khoáng và nước tinh khiết đóng chai.
 Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển ĐẤT XANH HOÀN CẦU
Địa chỉ: 114 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Đất Xanh tự hào là 1 trong những Công Ty Địa Ốc hàng đầu của Việt Nam, nơi
mang đến những giá trị bất động sản tốt nhất cho khách hàng.
Công ty thành lập 15/01/2010, nhằm mục tiêu kế thừa và phát triển những thành
tựu mà Tổng công ty Đất Xanh đã đạt được trong suốt thời gian qua, luôn lấy lợi ích

khách hàng làm mục tiêu phấn đấu và phát triển. Công ty hoạt động chính trong các
lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, Tư vấn – môi giới bất động sản, tư vấn đầu tư, xây
dựng, trang trí nội thất, lập dự án đầu tư, chuẩn bị mặt bằng…
 Tổng công ty Cà Phê Việt Nam
Địa chỉ: 211- 213 Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam là Tổng Công ty Nhà nước có các đơn vị đặt
trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trong nước và 1 đơn vị hoạt động tại Lào. Địa bàn trong
nước chủ yếu vùng Tây Nguyên. Tổng Công ty có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị từ
sản xuất cà phê, ca cao, lúa nước, mía đường, tiêu có năng suất cao, chất lượng tốt, có
hệ thống các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà máy chế biến cà phê từ
nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tổng Công ty là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam về cà phê nhân - chiếm 30% thị
phần xuất khẩu cà phê nhân cả nước.
 Công ty TNHH Phú Bảo
Địa chỉ: Lầu 10, Số 8, Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
Công ty Phú Bảo thành lập từ năm 2006. Công ty chuyên phân phối và nhập
khẩu các mặt hàng dùng để phụ vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt như: nguyên liệu dùng
đóng gói trong ngành thực phẩm rượu bia và nước giải khát, phân bón và ngành dược:
nắp nhôm, nhãn chai các lọai, chai rượu thủy tinh, các mặt hàng thiết bị y tế: găng tay
y tế, dây chuyền dịch, túi đựng huyết thanh,…Ngoài ra công ty còn có các hoạt động
10


kinh doanh bên du lịch cho các mục đích kinh doanh, giải trí hay kết hợp và sử dụng
các dịch vụ của công ty.
 Công ty Du lịch Lâm Cường
Địa chỉ: 18/57B Nguyễn Cửu Vân, P. 17, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM.
Công Ty Du Lịch Lâm Cường (LC Travel) được thành lập vào ngày 07 tháng
11 năm 2005. Công ty là nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp, điều hành và hoạt động cả
Tour trọn gói trong và ngoài nước. Không những thế, công ty còn đặc biệt tổ chức các

chương trình du lịch kết hợp thương mại trọn gói "BIZ TOUR", đối với bất cứ khách
du lịch nào cần tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Công ty là cầu nối để giúp
khách hàng tổ chức chu đáo các cuộc đàm phán, hội nghị cao cấp ở tất cả các ngành
công nghiệp khác nhau theo yêu cầu một cách nhanh chóng hơn.
 Công ty CP Kho vận Miền Nam - Sotrans
Địa chỉ: 1B Hoàng Diệu, Quận 4, Tp.HCM
Công ty CP Kho vận Miền Nam – Sotrans được thành lập từ năm 1975 với hệ
thống kho và vận chuyển chủ lực của ngành thương mại, đến năm 2007 Sotrans
chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần và đã hoạt động mạnh
trong các lĩnh vực kho đa chức năng, kinh doanh xăng dầu, giao nhận vận tải quốc tế.
Sotrans hiện đang là một trong những công ty hàng đầu trong ngành giao nhận vận tải
quốc tế, giao nhận hàng hóa XNK và dịch vụ kho đa chức năng tại Việt Nam.
 Công ty XNK & Tư Vấn Ánh Sáng
Địa chỉ: Phòng 206, lau 2, 12 Mạc Đỉnh Chi, Q 1, TP.HCM
Công ty TNHH XNK & Tư Vấn Ánh Sáng là đơn vị được sự ủy nhiệm của tập
đoàn Satake Inc., USA về phân phối phân loại hạt màu hàng nông sản của tập đoàn
SATAKE USE ở khu vực Asean. Ngoài ra công ty chuyên lĩnh vực mua bán hàng
nông sản chế biến đặc biệt với thế mạnh xuất khẩu cà phê xanh, hạt điều đã tạo uy thế
phát triển mạnh cho ngành hàng này.
 Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thuận Minh
Địa chỉ: 177/24 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TPHCM
Công ty CP XNK Thuận Minh là một công ty lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu
gạo và các mặt hàng nông sản. Nghành nghề kinh doanh chủ yếu là: Xay xát, bán buôn
gạo, chế biến và bảo quản rau quả; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, nuôi trồng
11


thuỷ sản biển, chế biến,bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, bán buôn thực
phẩm. Công ty còn buôn bán ca cao, sôcôla, buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ
gỗ, tre, nứa). Ngoài ra, công ty còn buôn bán xe và các động cơ khác như: Ô tô chở

khách loại trên 12 chỗ ngồi, ô tô vận tải, kể cả loại chuyên dụng như xe bồn, xe đông
lạnh, xe trộn bê tông,…
 Công ty Cổ Phần PHONG PHÚ
Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Phong Phú là Nhà máy Dệt Sicovina Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông, Vải, Sợi Việt Nam. Và ngày 11/01/2007
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng
Công ty Phong Phú. Hiện Công ty có 12 nhà máy thành viên, 15 công ty con và công
ty liên kết thuộc các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau, với hơn 8.000 lao
động, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 – 20%/năm.
Tồng Công ty Cổ phần Phong Phú là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
hoạt động kinh doanh đa ngành. Sản phẩm của công ty là: Sợi, chỉ may, vải jeans
(denim, kaki), khăn bông, may mặc.
 Công ty TNHH TM - SX Tường Việt
Địa chỉ : 10B Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM
Công ty Tường Việt được thành lập vào năm 1997, với vốn điều lệ là 50 tỷ
đồng. Công ty chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo trì hệ thống máy phát điện. Công ty
được sự Ủy quyền của Hãng máy phát điện FG Wlson (Anh Quốc), là nhà phân phối
chính thức sản phẩm máy phát điện FG Wilson tại Việt Nam. Từ việc lắp đặt cho đến
dịch vụ và việc hỗ trợ phụ tùng chính hãng, các đại lý FG Wilson hỗ trợ khách hàng
trong việc mua hàng, sử dụng và bảo trì cho máy chạy ga và chạy bằng dầu Diesel.
 Công ty M&T Pictures Films
Địa chỉ: 200 Pasteur, P.6, Q.3, Tp.HCM
Để phần nào đáp ứng nhu cầu giải trí, xem phim truyền hình của khán giả cũng
như phù hợp với định hướng phát triển của Đài Truyền hình TP.HCM, từ năm 2005,
M&T Pictures ra đời. M&T Pictures cũng muốn vận dụng mọi phương tiện hiện có của
điện ảnh Việt Nam để có những sản phẩm tốt hơn, và tin mình đã cố gắng làm tốt nhất
trong điều kiện cho phép và hy vọng những tác phẩm của mình cũng có một chất lượng
12



nhất định. Bên cạnh cho ra đời hàng loạt bộ phim truyền hình, đã và đang chiếu trên
Đài truyền hình TP.HCM, thì công ty còn đầu tư làm chương trình quảng cáo,
gameshow, video ca nhạc,…
 Công ty Orange Films
Địa chỉ: 06, Mạc Đỉnh Chi, Q1, Tp.HCM
Công ty Orange Films được thành lập từ năm 2007. Công ty hoạt động trong
lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sản xuất phim truyện,... Kể từ khi thành lập công ty
đã không ngừng nỗ lực để hợp tác với đội ngũ ekip chuyên nghiệp, làm việc ổn định và
lâu dài. Công ty còn có sự hợp tác với các quay phim, đạo diễn lành nghề từ Thái Lan,
luôn coi trọng uy tín và chất lượng của từng thước phim. Trong những năm vừa qua
công ty phát triển và hoạt động liên tục với việc sản xuất các đoạn phim quảng cáo cho
các doanh nghiệp danh tiếng, video ca nhạc, phóng sự, tài liệu,…
 Công Ty CP Bột Giặt Lix
Địa chỉ: Số 2, Đường số 3, Khu phố 4, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Công ty Bột Giặt Lix là doanh nghiệp 100% vốn trong nước, chuyên kinh doanh
chất tẩy rửa các loại như: bột giặt, nước giặt, nước rửa chén, nước xả vải, nước lau
sàn,…Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu như: Hàng Việt nam chất lượng cao,
Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, ISO 9001:2000,…Công ty có hệ thống phân phối sản
phẩm khắp cả nước gồm hơn 100 đại lý và nhà phân phối. Đã xuất khẩu sản phẩm sang
các nước Đài Loan, Nhật bản – một thị trường rất khó tính, Singapore, Hàn Quốc, Úc,
các nước châu Phi,…
 Công ty Cổ Phần Trường Tư Thục Quốc Tế KinderWorld Việt Nam
Địa chỉ: 106 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Tập đoàn KinderWorld được thành lập vào năm 1986, trung tâm đầu tiên được
mở tại Singapore và đến nay, tập đoàn phát triển rộng rãi tại các nước châu Á. Công ty
KinderWorld Việt Nam là một phần của tập đoàn, thực hiện theo chương trình giảng
dạy của Úc, theo tiêu chí của Bộ Giáo Dục. Công ty tại Việt Nam chịu trách nhiệm đào
tạo các học sinh, sinh viên theo tiêu chuẩn Quốc tế. Công ty còn chịu trách nhiệm giao
dịch với đối tác để thuê mặt bằng, phòng ốc dài hạn, mua cơ sở vật chất hoặc giao dịch
mua đất đai, xây dựng để mở rộng thị trường tại các tỉnh thành của Việt Nam.


13


 Công ty TNHH Sao Xanh
Địa chỉ: 32 Đặng Thị Nhu, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM
Công ty thành lập vào năm 1995, hơn 10 năm nay qua tập thể cán bộ công nhân
viên công ty đã không ngừng nỗ lực xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. Công ty đã
không ngừng hoạt động trong lĩnh vực – dịch vụ như: Dịch vụ vận tải hàng hóa đường
bộ, dịch vụ xếp dở hàng hóa tại các cảng, kho bãi, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu,…Hiện nay công ty đang đi vào hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
kinh daonh nhà ở, văn phòng cho thuê, cao ốc…


Công ty TNHH SX-TM AN PHU CHAU
Địa chỉ: 149 A, Đường 147, Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM
Công ty chuyên sản xuất và thương mại về gia công may mặc. Mục tiêu luôn

hướng đến là sáng tạo, uy tín, chất lượng và mở rộng thị trường. Thành lập vào năm
2002, từ một doanh nghiệp nhỏ, thường xuyên vật lộn với sự sống còn, giờ đây công ty
đã hoạt động khá ổn định, tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường của mình. Công ty
thường xuyên giao dịch và xuất khẩu các mặt hàng may mặc chất lượng của mình sang
nhiều nước ở châu Âu, Nhật,…
 Công ty CP-TM-DV Phát Triển Truyền Thông Long Việt Communication
Địa chỉ: 139/1A Lê Quang Định, P.14, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Công ty Long Việt là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp xây dựng
thương hiệu trọn gói, với tác phong làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty dùng truyền thông làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với người tiêu
dùng một cách hiệu quả thông qua những giải pháp truyền thông đa dạng như: tư vấn
và quảng cáo, PR trên báo – tạp chí, thực hiện phim tư liệu, phóng sự cho doanh

nghiệp (xây dựng kịch bản, quay phim, biên tập, đọc lời bình, dựng phim…), sản xuất
các sản phẩm phục vụ quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình…..Long Viet
Communication tự hào là nhà cung cấp sản phẩm truyền thông cho các DN hàng đầu
tại VN hiện nay như: Honda, HD Bank, THP Group, Nội thất Phố Xinh, SJC,…
 Công ty TNHH INFORUS VIETNAM
Địa chỉ: Phòng 204, lầu 2, 12 Mạc Đỉnh Chi, Quận 1, Tp.HCM
Công ty Inforus Inc.,Việt Nam là đại diện thương mại của nhiều hãng sản xuất
máy móc và thiết bị. Công ty chuyên cung cấp các máy móc và thiết bị chính hãng
14


được sản xuất tại Nhật như: SHINDAIGO, NAIGAI, NIKKA DENSOK, ISHIDA,...
Đó là các loại máy móc như: Máy hút chân không, máy dò kim loại và máy soi kiểm
tra bằng tia X, máy đai niềng thùng tự động và bán tự động, dụng cụ kiểm tra nồng độ
muối, máy đo nhiệt độ và độ ẩm, máy đo độ PH…và các dụng cụ đo cầm tay khác,…
Công ty đã và đang cung cấp các máy móc thiết bị đến các nhà máy thuỷ sản và
các phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Ngoài ra công ty còn hiệu chuẩn cho các thiết bị
điện tử, đo lường cho các nhà máy và các phòng thí nghiệm ở Việt Nam.
 Công Ty CP Đức Khải 
Địa chỉ: 271/7B An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
Khởi đầu là một Công ty thương mại đến nay Đức Khải đã trở thành Công ty
đa nghành nghề, đa lĩnh vực với hai nghành mũi nhọn là Thương Mại – Dịch vụ và Bất
Động Sản. Công ty là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam: máy điều
hòa không khí Toshiba (Nhật Bản), điện gia dụng Kenwood (Anh), Indesit (Italy)
thông qua hơn 400 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ trên toàn quốc. Công ty còn có dịch
vụ vận tải, mua bán xe ô tô, cơ giới và máy móc thiết bị nặng, khai báo hải quan và
giao nhận hàng hóa, đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản. Mới đây nhất, công
ty đang hoạt động thí điểm trong lĩnh vực đền bù giải tỏa.
 Công ty Thế Giới Năng Lượng Xanh
Địa chỉ: 587 Kha Vạn Cân, Linh Đông, Thủ Đức, Tp.HCM.

Công ty Thế Giới Năng Lượng Xanh, được thành lập từ năm 2003, chuyên
nhập khẩu và phân phối các sản phẩm cao cấp như: bình, bồn composite FRP, các hệ
thống RO, vi lọc, siêu lọc, các hóa chất xử lý nước nồi hơi... Đặc biệt, công ty chuyên
cung cấp sản phẩm máy Năng lượng Mặt trời mang nhãn hiệu NAPOLI, được sản xuất
theo công nghệ Italy. Công ty luôn lấy chất lượng làm hàng đầu, giá cả cạnh tranh, các
dịch vụ trước và sau bán hàng phải làm hài lòng ngưởi tiêu dùng, công ty mong muốn
đem đến nguồn nước nóng miễn phí cho mọi gia đình.
 Công ty TNHH Hoàng Gia Nam Việt
Địa chỉ: 46 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11, Tp.HCM
Công ty TNHH Hoàng Gia Nam Việt hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội
ngoại thất, là nhà phân phối tất cả các loại sàn gỗ. Nhiệm vụ của công ty là: thiết kế,
sản xuất, phân phối và thi công chuyên Gỗ Ván Sàn. Công ty nhập khẩu nguyên vật
15


×