Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI ONG MẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.56 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


LÊ TRẦN TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI ONG MẬT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế Vầ Đề Xuất Biện Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Ong Mật Trên Địa
Bàn Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai” do Lê Trần Tuấn Anh, sinh viên khóa 2007 2011, ngành Kinh Tế, chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng, đã bảo vệ
thành công trƣớc hội đồng vào ngày

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Ngƣời hƣớng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

năm

tháng

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và nỗ lực để thực hiện luận văn tốt nghiệp, nhờ có sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức và các cơ quan ban ngành tôi có thể hoàn
thành luận văn này. Bằng tất cả tấm lòng của mình tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế Trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích trong
suốt bốn năm học tại trƣờng, đặc biệt là thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình hƣớng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các cô chú, anh chị tại Phòng Thống Kê, Phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng

huyện Định Quán đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phƣơng.
Toàn thể các hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã cung cấp những thông tin quý
báu để tôi hoàn thành đề tài này.
Sau cùng tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và các anh chị trong gia
đình cùng bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có đƣợc
ngày hôm nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Trần Tuấn Anh


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ TRẦN TUẤN ANH. Tháng 7 năm 2011. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Và Đề Xuất Biện Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Ong Mật Trên Địa Bàn
Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai”.
LE TRAN TUAN ANH. July 2011. “Evaluation of The Economic Eficiency
and ProPosed Measures for Sustainable Development of HoneyBees Production
in Dinh Quan District, Dong Nai Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả của nghề nuôi ong mật trên cơ sở phân tích số
liệu điều tra 50 hộ nuôi ong trên địa bàn huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai.
Mật ong đạt năng suất cao (bình quân là 53,655kg mật/đàn), giá bán ổn định
(bình quân là 30.000 đồng/kg), lợi nhuận tƣơng đối cao (bình quân là 614.765
đồng/đàn) nên số đàn ong ngày càng tăng về quy mô.
Đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu vào gồm công
chăm sóc, chất lƣợng giống, thức ăn, phí vận chuyển, kinh nghiệm ảnh hƣởng đến
năng suất, thiết lập hàm sản xuất cho 1 đàn ong và dùng phƣơng pháp phân tích hồi
qui bằng kinh tế lƣợng đánh giá hiệu quả của mô hình. Cuối cùng là đƣa ra những định
hƣớng và một số đề xuất mang tính thiết thực để nuôi ong của vùng phát triển đúng
hƣớng và bền vững.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.3.1. Nội dung nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.3.4. Đối tƣợng nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận


3

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Khái quát về địa bàn huyện Định Quán

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

7

2.2.3. Tình hình nuôi ong mật trên địa bàn huyện Định Quán

9

CHƢƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dụng nghiên cứu


11
11

3.1.1. Vai trò và tầm quan trọng của ngành nuôi Ong Mật

11

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển nghề nuôi ong mật ở huyện Định
Quán tỉnh Đồng Nai

12

3.1.3. Đặc điểm sinh học của loài Ong Mật

12

3.1.4. Kỹ thuật nuôi ong mật thƣơng phẩm.

16

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

31
v


3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

31


3.2.2. Phƣơng pháp mô tả

36

3.2.3. Phƣơng pháp thống kê so sánh

36

3.2.4. Một số quan điểm về hiệu quả kinh tế

36

3.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả - hiệu quả kinh tế

37

3.3.1. Các khái niệm

37

3.3.2. Các chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả

37

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình nuôi ong mật và tiêu thụ mật ong tại vùng nghiên cứu

39
39


4.1.1. Tình hình nuôi ong mật trên địa bàn huyện Định Quán

39

4.1.2. Tình hình tiêu thụ mật ong thƣơng phẩm trên địa bàn huyện

39

4.2. Tình hình nguồn mật và phấn trên địa bàn tỉnh

40

4.3. Định hƣớng phát triển nuôi ong mật tại Đồng Nai

41

4.3.1. Định hƣớng phát triển chung

41

4.3.2. Định hƣớng phát triển nuôi ong mật

42

4.4. Kết quả nghiên cứu qua điều tra hộ nuôi ong
4.4.1. Thông tin chung về chủ hộ nuôi ong

43
43


4.4.2. Tình hình tín dụng và tham gia khuyến nông của các hộ điều tra 45
4.4.3. Nguồn cung ong cho sản xuất

47

4.4.4. Những khó khăn trong quá trình nuôi ong mật

48

4.4.5. Ảnh hƣởng của hoạt động nuôi ong đến môi trƣờng trên địa bàn
huyện

49

4.4.6. Ảnh hƣởng của chất lƣợng môi trƣờng và nguồn thức ăn đến hoạt
động nuôi ong hiện nay .

49

4.5. Kết quả, hiệu quả của ong tính trên một đàn ong/năm

51

4.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất mật ong

53

4.6.1. Xác định các giả thiết của mô hình

53


4.6.2. Xác định mô hình toán

54

4.6.3. Ƣớc lƣợng các thông số của mô hình

54

4.6.4. Kiểm định mô hình ƣớc lƣợng

56

4.6.5. Báo cáo kết quả phân tích hồi quy

58

vi


4.6.6. Nhận định về kết quả phân tích

59

4.7. Đánh giá chung về mô hình nuôi ong mật trên địa bàn huyện Định Quán 60
4.8. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của nghề nuôi
ong mật trên địa bàn huyện Định Quán

61


4.8.1. Chú trọng khâu chăm sóc ong

61

4.8.2. Chú trọng trong khâu chọn ong giống

61

4.8.3. Tăng cƣờng thăm nguồn thức ăn thiên nhiên cho ong

62

4.8.4. Chất lƣợng nguồn thức ăn

62

4.8.5. Chuyển giao nhanh chóng các kỹ thuật mới

62

4.9. Một số đề xuất nhằm nâng cao tính bền vững của nghề nuôi ong mật trên
địa bàn huyện Định Quán

62

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1. Kết luận


66

5.2. Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

62

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT/TCP

Doanh Thu/Tổng Chi Phí

ĐVT

Đơn Vị Tính

GV

Giáo Viên


HS

Học Sinh

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

LN/TCP

Lợi Nhuận/Tổng Chi Phí

NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

OLS

Phƣơng Pháp Bình Phƣơng Bé Nhất (Ordinary Least Squares)

PTTH

Phổ Thông Trung Học

THCS

Trung Học Cơ Sở

TN/TCP


Thu Nhập/Tổng Chi Phí

TP

Thành Phố

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

Liên Minh Quốc Tế Bảo Tồn Thiên Nhiên và Tài Nguyên Thiên
Nhiên

(United

Nations

Organization)
EC

Ủy Ban Châu Âu

viii

Educational

Scientific


and

Cultural


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số Đàn và Sản Lƣợng Ong Mật Năm 2009 – 2010

9

Bảng 3.1. Thời gian sinh trƣởng phát triển của các loại hình ong Apis mellifera.

14

Bảng 3.2. Kích Thƣớc Thùng Ong (Đơn vị: cm)

17

Bảng 3.3. Các Trƣờng Hợp và Kết Luận của Kiểm Định Tự Tƣơng Quan

36

Bảng 4.1. Số Lƣợng Đàn Ong và Sản Lƣợng Mật Qua Các Năm

39

Bảng 4.2. Cây Nguồn Mật và Phấn Chính của Tỉnh Đồng Nai


41

Bảng 4.3. Những Khó Khăn Trong Quá Trình Nuôi Ong của Hộ

48

Bảng 4.4. Tình Hình Ong Chết Do Ngộ Độc Thuốc Hóa Học, Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
49
Bảng 4.5. Chi Phí Đầu Tƣ Ban Đầu của Một Đàn Ong

51

Bảng 4.6. Chí Phí Sản Xuất Cho Một Đàn Ong .

52

Bảng 4.7. Kỳ Vọng Dấu Cho Các Hệ Số của Mô Hình Ƣớc Lƣợng

53

Bảng 4.8. Các Thông Số Ƣớc Lƣợng của Hàm Năng Suất Ong Mật

54

Bảng 4.9. Các Thông Số Ƣớc Lƣợng của Hàm Năng Suất Ong Mật

55

Bảng 4.10. Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Qui Năng Suất Mật Ong


55

Bảng 4.11. R2 của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

58

Bảng 4.12. Kết Xuất Kiểm Định LM

58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Hệ Thống Kênh Phân Phối Mật Ong Của Các Hộ Nuôi Ong ở Huyện Định
Quán

40

Hình 4.2.. Cơ Cấu Tuổi của Các Chủ Hộ

43

Hình 4.3. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

44

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Năm Nuôi Ong của Chủ Hộ


44

Hình 4.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Số Lƣợng Đàn Nuôi của Các Hộ

45

Hình 4.6. Cơ Cấu Tín Dụng Cho Nuôi Ong

46

Hình 4.7. Tình Hình Tham Các Diễn Đàn về Ong Mật của Chủ Hộ

47

Hình 4.8. Biểu Đồ Cơ Cấu Nguồn Gốc Ong Giống

47

Hình 4.9. Biểu Đồ Cơ Cấu về Chất Lƣợng Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên Nuôi Ong

50

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Suất Eviews Mô Hình Ƣớc Lƣợng Hàm Năng Suất Mật Ong Năm 2010
Phụ Lục 2: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Bổ Xung
Phụ Lục 3: Kết Xuất Kiểm Định LM
Phụ Lục 4: Kết Xuất Kiểm Định White

Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Điều Tra

xi


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có khí hậu thích hợp phát triển
nông nghiệp ,đặc biệt đất đỏ BaZan là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây
công nghiệp,cây lâu năm, cây ăn quả.Với nguồn tƣới tiêu dồi dào nhờ hệ thống sông
Đồng Nai, sông La Ngà ,sông Lái Buông và kênh rạch rộng khắp.Ngành trồng trọt
phát triển đã kéo theo sự phát triển cho ngành chăn nuôi của Tỉnh. Chính những điều
kiện đó mà nghề nuôi ong lấy mật đang dần đƣợc phát triển trên địa bàn Tỉnh.
Định Quán là một huyện nghèo thuộc tỉnh Đồng Nai đời sống ngƣời dân chủ
yếu là nông nghiệp.Tuy chỉ mới đƣợc quan tâm trong những năm gần đây nhƣng nghề
nuôi ong mật đang có những bƣớc tăng trƣởng trên quy mô cũng nhƣ số hộ dân tham
gia. Trên thực tế cũng đã cho thấy dây là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao góp
phần thay đổi cơ cấu kinh tế , cải thiện đáng kể đời sống ngƣời dân góp phần làm tăng
trƣởng kinh tế của huyện Định Quán nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
Trong 13 xã, thị trấn nuôi ong của huyện thì xã Gia Canh đƣợc xem là xã điển
hình vì những xã này có số đàn nuôi và sản lƣợng thu đƣợc cao nhất. Bên cạnh mang
lại những hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân nhƣng do đây cũng là một nghề mới nên
cũng có những hạn chế.Khó khăn về con giống, kĩ thuật, chất lƣợng và sản lƣợng sản
phẩm mật cũng nhƣ các chính sách cụ thể nhằm quản lý và hỗ trợ ngƣời dân của cơ
quan ban ngành để nghề nuôi ong thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Và Đề Xuất Biện Pháp Phát
Triển Bền Vững Nghề Nuôi Ong Mật Trên Địa Bàn Huyện Định Quán Tỉnh Đồng
Nai”



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ong mật tại huyện Định Quán tỉnh Đồng
Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình nuôi ong mật ở huyện Định Quán.
Xác định hàm sản xuất ,lƣợng hóa các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng tới năng xuất
nuôi ong.
Phân tích hiệu quả kinh tế của một đàn ong mang lại.
Đề xuất các giải pháp quản lý,chính sách hỗ trợ và phát triển cho nghề nuôi ong
mật.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nhằm vào các nội dung chính là đánh giá tình hình nuôi ong trong huyện,
ƣớc lƣợng và phân tích hàm sản xuất cho 1 đàn ong, đánh giá hiệu quả của nghề nuôi
ong mật và xác định yếu tố đầu vào tối ƣu, cuối cùng đề xuất một số giải pháp nhằm
quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi ong trên địa bàn huyện Định Quán nói riêng
và tỉnh Đồng Nai nói chung.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là tại xã Gia
Canh.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/3/2011 đến 25/5/2011.
Trong đó, thời gian từ 26/3/2011 đến 25/4/2011 tiến hành điều tra thông tin về tình
hình ong mật và tiến hành nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung xử lý số liệu, chạy
mô hình hồi qui, nghiên cứu tài liệu để viết bài.
1.3.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Vì mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi ong

mật tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai nên đối tƣợng nghiên cứu chính là năng suất
mật và các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất mật. Việc đánh giá hiệu quả kinh
tế đƣợc tiến hành thông qua đối tƣợng là các hộ nuôi ong trên địa bàn xã Gia Canh.
2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chƣơng đƣợc khái quát nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của khóa luận.
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế, xã hội huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai đồng thời khái quát tình hình
nuôi ong trên địa bàn huyện.
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu vai trò của ngành ong mật, trình bày một số khái niệm về lĩnh vực
nghiên cứu, đặc điểm sinh học cũng nhƣ kỹ thuật nuôi ong, các chỉ tiêu sử dụng và
những phƣơng pháp áp dụng trong nghiên cứu để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nhận định tổng quát về tình hình nuôi ong mật trên địa bàn huyện Định Quán.
Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất mật ong và lƣợng hóa các nhân tố này
thông qua hàm năng suất cho 1 đàn ong mật năm 2010, đồng thời xác định yếu tố đầu
vào tối ƣu để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất. Cuối cùng đề xuất một số chiến lƣợc
nhằm quản lý và phát triển bền vững ngành nuôi ong mật.
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tóm lƣợc các kết quả đã nghiên cứu và đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả đối với nghề nuôi ong mật trên địa bàn huyện Định Quán.

3



CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Mật Ong có giá trị kinh tế cao, đặc biệt dùng để xuất khẩu. Trong những năm
gần đây nghề nuôi ong mật nở rộ, nhất là ở các miền Đông và Tây Nam Bộ. Có rất ít
hoặc không có đề tài nào trƣớc đây của sinh viên Khoa Kinh Tế viết về hiệu quả kinh
tế của nghề nuôi ong mật, vì vậy đây là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các
nghiên cứu trƣớc đó. Mặt khác, do đây là ngành mới nổi gần đây nên có rất ít tài liệu
tham khảo. Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế trƣớc đây là tài liệu tham
khảo đáng quý để tôi thực hiện đề tài này.
Hồng, (2007) nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nuôi tôm chân trắng tại huyện Mô
Đức tỉnh Quảng Ngãi, đã sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy để xác định và phân
tích hàm sản xuất cho tôm chân trắng và sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để tính toán hiệu
quả kinh tế của 1ha tôm chân trắng. Tác giả đã lƣợng hóa các yếu tố đầu vào là công
lao động, mật độ,thức ăn, kinh nghiệm, chất lƣợng con giống ảnh hƣởng đến năng suất
tôm, trong đó yếu tố công lao động có ảnh hƣởng nhiều nhất ảnh hƣởng đến năng suất
tôm và xác định lƣợng công lao động tối ƣu để đạt đƣợc lợi nhuận cực đại cho một
hecta tôm là 535 công.
Quý (2005) dự báo về cung tôm sú huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Bằng
cách sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả nuôi tôm và phân tích hàm sản xuất. Kết quả cho thấy các nhân tố
ảnh hƣởng đến năng suất tôm là kinh nghiệm nuôi, trình độ học vấn, chất lƣợng giống,
khuyến ngƣ, lao động, thức ăn, mật độ thả, vôi – thuốc. Đồng thời dự báo cung tôm
bằng hai phƣơng pháp là phân tích xu hƣớng theo thời gian và phƣơng pháp Box –
Jenkin. Theo kết quả dự báo thì nguồn cung nuôi tôm sú từ năm 2005 - 2010 ở tỉnh
Ninh Thuận là ổn định và khả năng mở rộng nuôi tôm là rất ít.



2.2. Khái quát về địa bàn huyện Định Quán
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
-Vị trí: Nằm phía Đông tỉnh Đồng Nai, phía Bắc-Đông bắc giáp huyện Tân
Phú; phía Đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp các huyện Xuân Lộc, Long
Khánh, Thống Nhất; phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu.
-Tổng diện tích tự nhiên: 966,5km2, chiếm 16,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Dân số năm 2010: 302.821 ngƣời, mật độ 0,312ngƣời/km2.
-Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Định Quán và 13 xã: Thanh
Sơn, Phú Tân,Phú Vinh, Phú Lợi, Phú Hòa, Ngọc Định, Gia Canh, Phú Ngọc, La Ngà,
Túc Trƣng, Phú Túc, Phú Cƣờng, Suối Nho.
b) Địa hình
Huyện Định Quán là một huyện miền núi nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách trung
tâm thành phố biên hòa 80km và Thành Phố Hồ Chí Minh 110km theo hƣớng phía bắc
tỉnh Đồng Nai.
Thị trấn Định Quán có địa hình đồi núi, dạng địa hình bị chia cắt và có 2 dạng:
Địa hình đồng bằng: chiếm tỷ lệ khoảng 60% thuận lợi cho việc trồng lúa màu.
Địa hình đồi dốc: chiếm khoảng 30% thuận lợi cho trồng cây lâu năm, 10% còn lại là
núi đá.
Với độ dốc trung bình là 170,5m, độ cao tƣơng đối là 216m, và độ cao tuyệt đối là
125m.
Tuy địa hình bị chia cắt, nhƣng cũng đã hình thành những vùng đất tập trung tạo thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng chuyên canh sản xuất.
c) Khí hậu
Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với 2 mùa rõ
rệt: mƣa và nắng. Mùa nắng thƣờng bắt đầu từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, mùa
mƣa bắt đầu từ tháng 4-5 và kết thúc khoảng tháng 10-11 hàng năm, lƣợng mƣa trung
bình 2500 – 2800mm/năm, số ngày mƣa vào khoảng 140 đến 150 ngày/năm. Vào mùa
mƣa vùng trũng thƣờng hay bị ngập úng, ngƣợc lại mùa khô không có nƣớc để sản

xuất, bên cạnh đó do địa hình đồi dốc cao nhiều đá nên lƣợng nƣớc ngầm khai thác
gặp nhiều khó khăn ngay cả nƣớc sinh hoạt trong mùa khô cũng rất khó khăn.
5


Nhiệt độ trung bình trong năm là 29oC, nhiệt độ cao nhất là 40oC, nhiệt độ thấp
nhất là 18oC.
Mùa khô: từ tháng 1 đến tháng 6, thời tiết khô nóng kéo dài.
Mùa mƣa: từ tháng 7đến tháng 12, thời tiết nóng và ẩm ƣớt.
Huyện Định Quán có độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5%. Các tháng trong
năm đều có độ ẩm cao đạt trên 80%. Cao nhất là tháng 11 (83,8%) và thấp nhất là
tháng 6 (80,7%).
d) Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi huyện Định Quán khá hạn chế, toàn huyện chỉ có một con
sông La Ngà.
Sông La Ngà: chảy qua phía Bắc của huyện Định Quán. Đây là sông có lƣu
lƣợng dòng chảy khá lớn, trung bình 65,58 m3/s, tháng kiệt nhất cũng đạt 13,4 - 23,3
m3/s, hàng năm thƣờng gây úng lụt và xói lở, đặc biệt là vào các tháng cuối năm.
e) Tài nguyên đất
Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế đƣợc trong nông
Nghiệp. Vì vậy vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tốt có ý nghĩa rất quan trọng đối với
kết quả sản xuất của các hộ.
- Các loại tài nguyên đất: theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ
thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 996,94 ha, Định Quán có 4 nhóm
đất chính và đƣợc chia thành 11 đơn vị đất.
- Cơ cấu sử dụng đất: đất đai là nguồn tƣ liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn hyện là
996,94 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất 49,77%., đất lâm nghiệp
23,06%, tiếp đến là đất chuyên dùng 14,03%.
f) Tài nguyên nƣớc

- Tài nguyên nƣớc mặt: trên địa bàn huyện có một sông lớn, nhiều thác và khe
suối là một phần nhánh của sông Đồng Nai. Tổng lƣu lƣợng dòng chảy lớn. Nguồn
nƣớc mặt này chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và NTTS.
- Tài nguyên nƣớc ngầm: nƣớc ngầm trong huyện hiện đang đƣợc khai thác sử
dụng rộng rãi phục vụ cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất và NTTS. Hình thức khai thác
phổ biến là giếng đào và giếng khoan thuộc chƣơng trình nƣớc sinh hoạt nông thôn và
6


do nhân dân tự khoan và đào. Theo kết quả điều tra địa chất thủy văn của Liên đoàn
Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình mền Nam năm 2008, trữ luợng nƣớc ngầm
huyện Định Quán vào khoảng 50.874,27 m3/ngƣời.Nguồn nƣớc ngầm mạch nông độ
sâu 5 – 120 m.
g) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện gồm: vàng, đá quý và nhất là đá xây dựng có hầu
hết trên diện tích của huyện với trữ lƣợng lớn có thể khai thác công nghiệp.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình huyện Định Quán đến năm 2010 là
302.821 ngƣời, mật độ dân số trung bình 303,75 ngƣời/km2, tỷ lệ gia tăng dân số là
0,57%/năm. Mật độ dân cƣ phân bố không đều trên toàn huyện. Việc phân bố dân cƣ
không đều làm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên đất đai vùng trung du và miền
núi. Trong vùng dân tộc kinh chiếm đa số, có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Trong đó, các dân tộc thiểu số có gần 50 ngàn ngƣời, chiếm trên 18% dân số toàn
huyện. Dân số tập trung phần lớn ở các xã đồng bằng trong khi diện tích đất đai ở các
xã này tƣơng đối hạn chế, tạo áp lực lớn nông nghiệp trong giải quyết việc làm.
Trong các yếu tố sản xuất, lực lƣợng lao động đóng vai trò quan trọng, nó quyết
định đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Số ngƣời trong độ tuổi lao động của toàn
huyện tính đến năm 2010 là 18746 ngƣời, chiếm khoảng 60% dân số. Nguồn lao động
trong huyện tƣơng đối dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều giữa các ngành. Lực

lƣợng lao động trong nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ 70,86% trong tổng số lao động
của toàn huyện, còn lại là lao động trong phi nông, lâm, thủy sản.
b) Tình hình kinh tế
- Trên địa bàn huyện có một con sông lớn là La Ngà, rất thuận lợi cho giao
thông đƣờng thuỷ và là nguồn cung cấp nƣớc tƣới chủ yễu trên địa bàn huyện. Ngoài
là Định Quán còn là địa bàn tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản nhƣ: vàng, đá quý,
đá xây dựng của tỉnh Đồng Nai. Thế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện là các loại cây
công nghiệp nhƣ: cao su, thuốc lá, cà phê, mía, điều, đậu phụng....Hiện huyện đã quy
hoạch xây dựng khu công nghiệp Quán Tre trên quốc lộ 20 phục vụ cho công nghiệp
chế biến nông lâm sản và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
7


Cơ cấu kinh tế của huyện trong 2010 năm nhƣ sau: nông lâm nghiệp chiếm 40% công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 35% và dịch vụ chiếm 25%. Thị trấn Định Quán là
địa bàn tập trung nhiều cơ sở sản xuất, thƣơng mại và dịch vụ. Ngày nay, đến với Định
Quán, du khách có dịp tham qua nhiều thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: hồ Trị An, sông La
Ngà, Đá Chồng, thác Mai, thác Ba Giọt...
Trong vùng chỉ có các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể phân bố rải rác tại các xã.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2010 đạt 557,800 triệu đồng, tăng
1,6% so với năm 2009.
- Thƣơng mại và dịch vụ: thƣơng mại và dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng với
tổng số 750 cơ sở kinh doanh nhƣ: cửa hàng tạp hóa, điểm bán vật tƣ nông nghiệp, dịch
vụ trang trí nội thất, điểm bán xăng dầu, trò chơi điện tử, tập trung dọc theo các tuyến
đƣờng chính. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 645,000 triệu
đồng, tăng trung bình hàng năm 1,1%.
c) Bƣu chính viễn thông
Nhìn chung, trong những năm gần đây trình độ văn hóa ngày cành đƣợc nâng
cao, do đó nhu cầu về trao đổi thông tin liên lạc và cập nhật thông tin không ngừng gia
tăng, số máy điện thoại cố định so với năm trƣớc tăng hơn 15%, số máy điện thoại

bình quân /100 dân năm 2010 là 83 cái (năm 2009 là 65 cái).
d) Thƣơng mại và dịch vụ
Thƣơng mại và dịch vụ toàn huyện năm 20010 sôi động hơn năm trƣớc.Nguyên
nhân là do kinh tế phát triển, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của ngƣời tiêu dùng tăng
lên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 631,9 tỷ đồng, tăng
20,59% so với năm 2009.
e) Giáo dục
Ở ngành học mầm non, chất lƣợng chăm sóc và nuôi dạy trẻ có chuyển biến
tích cực. Ở bậc học phổ thông, chất lƣợng dạy và học chuyển biến tốt, cơ sở vật chất
ngày càng đƣợc củng cố, tỷ lệ phòng học đƣợc kiên cố hóa đạt tỷ lệ 90%. Ngành giáo
dục đã triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”.
Về hệ mẫu giáo, do số học sinh giảm 5,5% nên số lớp giảm 3,77% và số giáo
viên giảm 3,09% so với năm trƣớc.
8


Về bậc học phổ thông, số trƣờng nhƣ năm trƣớc nhƣng số lớp học giảm 1,01%,
phòng học giảm 2,85%, học sinh giảm 2,93% (giảm chủ yếu ở bậc tiểu học và phổ
thông cơ sở, tăng ở bậc trung học phổ thông) và số giáo viên tăng 3,54%.
f) Công tác y tế
Công tác y tế đƣợc tổ chức rộng rãi nhằm phục vụ tốt hơn về chất lƣợng khám
chữa bệnh cũng nhƣ chăm sóc sức khỏe trên toàn địa bàn. Cán bộ ngành y tế tăng
8,28%, chất lƣợng trình độ tay nghề ngày càng đƣợc nâng cao. Cơ sở vật chất đƣợc
tăng cƣờng, số giƣờng bệnh tăng 11,11% so với năm trƣớc, số cơ sở y tế cấp xã cũng
tăng lên 2 cơ sở.
g) Vấn đề xã hội
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,6% năm 2006 xuống còn 5,2% năm 2010 Đời sống
dân cƣ trong thời gian qua ngày càng đƣợc cải thiện nhờ chủ trƣơng, đƣờng lối, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc. Kinh tế phát triển nên đời sống vật chất và tinh thần ngày

càng đƣợc nâng cao.
- Thu nhập bình quân:1.280.000 đồng/ngƣời/tháng.
- Chi tiêu bình quân: 735.000 đồng/ngƣời/tháng.
h) Hoạt động văn hóa thể thao
Hoạt động văn hóa thể thao trong quần chúng nhân dân, cán bộ công nhân viên
và lao động đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhằm thúc đẩy phong trào rèn luyện sức khỏe.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa giữa các tầng lớp thanh thiếu niên
nhằm trao đổi, giao lƣu và học hỏi kiến thức để nâng cao trình độ tạo môi trƣờng văn
hóa lành mạnh, tổ chức các ngày lễ, tết cho thiếu nhi. Mở rộng mạng lƣới cán bộ văn
hóa thông tin, thể dục thể thao để xây dựng phong trào hoạt động văn hóa và thể thao
ngày càng lớn mạnh.
2.2.3. Tình hình nuôi ong mật trên địa bàn huyện Định Quán
Bảng 2.1. Số Đàn và Sản Lƣợng Ong Mật Năm 2009 – 2010
Hạng mục

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch

Số lƣợng

đàn

21300

24350


+ 3050

Sản lƣợng

tấn

1120

1285

+ 165

Nguồn tin: Phòng Thống kê huyện Định Quán

9


Định Quán là huyện có số lƣợng đàn ong tƣơng đối lớn chiếm khoảng 15 %
tổng số đàn ong toàn Tỉnh. Trong những năm gần đây nghề này càng phát triển qua
các huyện lân cận. số lƣợng và sản lƣợng đàn ong đều tăng qua các năm. Trƣớc đây
việc nuôi ong mật gắp không ít khó khăn về đầu ra và con giống, từ năm 2003 các cơ
sở cung cấp ong giống ngoại, đầu mối thu mua cũng phát triển tạo điều kiện cho đàn
ong trong huyện tăng lên nhanh chóng.
Đầu năm 1998 khi đối tƣợng ong mật đƣợc đƣa vào nuôi thử nghiệm tại một số
hộ ở xã Gia Canh, từ đó mô hình này đƣợc nhân rộng. Ong mật là đối tƣợng nuôi còn
tƣơng đối mới đối với bà con nơi đây và phƣơng thức nuôi chủ yếu nuôi theo hƣớng
công nghiệp. Tuy nhiên các cơ quan chức năng hỗ trợ và giám sát phát triển đàn ong
tren địa bàn huyện còn nhiều hạn chế về vốn cũng nhƣ nhân lực.


10


CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dụng nghiên cứu
3.1.1. Vai trò và tầm quan trọng của ngành nuôi Ong Mật
Ngành Ong Mật Việt Nam đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy không thể so sánh nhƣ các ngành thủy sản, trồng trọt
nhƣng thực tế đã cho thấy ngành ong mật đang phát triển mạnh mẽ theo hƣớng công
nghiệp mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho ngƣời dân. Năm 2007 ƣớc tính cả nƣớc có
gần 900.000 đàn ong trong đó 650.000 đàn ong ngoại, và 250.000 đàn ong nội. Sản
lƣợng năm 2008 ƣớc đạt 19,6 nghìn tấn mật ong, 200 tấn sáp. Theo Cục Chăn nuôi
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm 2009 cả nƣớc sản xuất đƣợc khoảng
18,6 nghìn tấn mật ong, xuất khẩu đƣợc hơn 14 nghìn tấn, thu về khoảng 23 triệu
USD.Trong những năm gần đây nghề nuôi ong có xu hƣớng tăng trƣởng rõ rệt: số
lƣợng đàn, sản lƣợng mật và lƣợng mật xuất khẩu tăng khá nhanh nhờ chính sách về
đầu tƣ vốn của nhà nƣớc, đầu tƣ cho nghiên cứu, khuyến nông ong và một yếu tố
quan trọng là thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm ong tăng. Nuôi ong tạo công ăn
việc làm cho một số lớn lao động ở nƣớc ta với số ngƣời nuôi ong trên 26.000 ngƣời,
trong đó có trên 3.000 ngƣời nuôi ong chuyên nghiệp qui mô từ 100 đến trên 3.000
đàn ong/ ngƣời. Lợi nhuận bình quân thu từ một đàn ong là 610.000đ/đàn ong
ngoại/năm và 350.000 đồng/đàn ong nội/năm.
Nƣớc ta có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi ong mật ở khắp mọi miền đất
nƣớc.Do chủ yếu nguồn mật lấy từ nguồn cay cao su, cà phê, điều mà các loại cây
công nghiệp này nƣớc ta luôn đứng đầu trong khu vực cũng nhƣ thế giới.
Có thể nói ngành ong mật đang phát triển với tốc độ nhanh, thu đƣợc hiệu quả
kinh tế - xã hội đáng kể, từng bƣớc góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.



3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển nghề nuôi ong mật ở huyện Định Quán
tỉnh Đồng Nai
Nuôi ong mật tuy đã có từ lâu nhƣng chỉ với quy mô nhỏ tiệu thụ chủ yếu trong
nội địa chật lƣợng sản lƣợng không cao. Gần đây do nhu cầu xuất khẩu mật ong tăng
mạnh nên nghề nuôi ong mới dần đƣợc cải thiện và phát triển theo hƣớng công nghiệp
hóa cả về chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng.
Năm 1998 nghề nuôi ong mật đƣợc một số hộ mang giống ong ngoại từ các hộ
nuôi ong ở Bảo Lộc về nuôi, đến năm 2003 số đàn ong của huyện hơn 7000 đàn với
hơn 50 hộ nuôi.Năm 2010 tổng số đàn ong trên địa bàn huyện hơn 24000 đàn ong.
Sau khi đƣợc một số hộ đem về nuôi thử nghiệm thấy có kết quả khả quan đàn
ong mang lại lợi nhuận tƣơng đối cao. Từ thực tế đó nhiều hộ trong vùng đã đến học
cách nuôi ong mật và đến nay tốc độ phát triển số lƣợng đàn ong trên địa bàn huyện
tăng lên đáng kể. Cụ thể nhƣ sau: năm 1998 – 2000 số đàn ong chỉ có 500 đàn sản
lƣợng mật chủ yếu tiêu thụ trong huyện và các vùng ven, năm 2002 số đàn nuôi là
4000 sản lƣợng mật chỉ có 100 tấn.Đến năm 2003 khi ngành ong mật phát triển ở
nhiều tỉnh trên cả nƣớc nhiều công ty thu mua mật xuất khẩu đƣợc thành lập ngƣời dân
có đầu ra ổn định nên số đàn ong cũng dần tăng lên đáng kể. Năm 2010 tổng số đàn
trên địa bàn huyện là hơn 24000 đàn với tổng sản lƣợng gần 1300 tấn mật đạt kim
ngạch gần 38 tỷ đồng. Nghề nuôi ong mang lại tiềm năng lớn cho kinh tế huyện, vốn
đầu tƣ ban đầu thấp, ngƣời dân có thể phát triển đàn ong theo khả năng của mình.Giải
quyết công ăn việc làm cho nhiều ngƣời dân.
3.1.3. Đặc điểm sinh học của loài Ong Mật
a) Giới thiệu sơ lƣợc về con Ong Mật
Giống ong đƣợc nuôi rộng rãi trên địa bàn huyện cũng nhƣ cả nƣớc là giống
ong đƣợc nhập ngoại có nguồn gốc từ Italia, tƣơng đối thích hợp với điều kiện khí hậu
Việt Nam.Ong phát triển mạnh cho năng suất mật gấp 3-4 lần giống ong nội địa.
Tên khoa học là: Apis mellifera (A. mellifera)
Thuộc họ Apidae. bộ Cánh màng (Hymenoptera).

Tên Việt Nam: Ong Mật,Ong giống ngoại.
Phân bố: Ong Italia (A. mellifera), có nhiều chủng khác nhau, phân bố chủ yếu
ở Châu Âu. Hiện đƣợc di nhập, thuần hoá ở nhiều nƣớc Châu Á.
12


Đây là một trong những đối tƣợng thu hút rất nhiều ngƣời nuôi vì hiệu quả kinh
tế mang lại khá cao.
b) Đặc điểm sinh học của loài ong mật
Đàn ong là một thể thống nhất trong quá trình trao đổi chất, mang những đặc
tính di truyền, trong đàn ong thƣờng chỉ có một ong chúa, từ vài ngàn đến vài chục
ngàn con ong thợ và vài trăm con ong đực ( tùy theo vụ mùa). Giữa các nhóm ong thợ
có sự phân công lao động theo lứa tuổi. Nhờ sự thống nhất giữa các cá thể mà đàn ong
có thể điều tiết đƣợc nhiệt độ tối ƣu, lấy đƣợc nhiều thức ăn, bảo vệ tổ và tồn tại, phát
triển. Trong đàn ong, các hoạt động của các thành viên điều hƣớng tới sự bảo tồn và
kéo dài cuộc sống của đàn ong.
1. Ong Chúa: Phát triển từ trứng thụ tinh và đƣợc nuôi bằng một loại thức ăn
đăc biệt gọi là sữa ong chúa. Trong đàn ong bình thƣờng có một con ong chúa sinh
sản. Ong chúa ra đời trong các trƣờng hợp nhƣ sau: chia đàn tự nhiên, thay thế tự
nhiên và cấp tạo. Ong chúa có kích thƣớc và khối lƣợng lớn hơn hẳn so với ong thợ.
Chiều dài của ong chúa dao động từ 20-25mm, ong chúa đã đẻ nặng từ 200-250mg,
ong chúa tơ có trọng lƣợng từ 160-170mg.
Ong chúa là cá thể duy nhất trong đàn có cơ quan sinh dục cái hoàn chỉnh, có
khả năng đẻ khoảng 1000-1500 trứng. Số lƣợng ống dẫn trứng và trọng lƣợng của ong
chúa, cũng nhƣ chế độ thức ăn có ảnh hƣởng đến khả năng đẻ trứng của ong chúa. Ong
chúa đẻ trứng nhiều vào hai năm đầu, sau đó thì giảm dần. Ngoài chức năng sinh sản
ra, chúng còn tiết ra các pheromone để điều tiết các hoạt động của đàn ong. Tuổi thọ
ong chúa từ 2-5 năm.
2. Ong thợ: Cũng đƣợc phát triển từ trứng đã thụ tinh, nhƣng cơ quan sinh dục
không phát triển. Chiều dài khoảng 12-14mm, nặng gần 100mg. Ong thợ làm hầu hết

các công việc trong đàn, nhƣ nuôi ong chúa, nuôi ấu trùng, lấy, chế biến và dự trữ thức
ăn, xây tổ, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, vệ sinh và bảo vệ tổ, v. v… Tùy thuộc vào
thời gian sinh trƣởng phát triển và các loại công việc ong thợ phải làm mà tuổi thọ của
chúng có thể dài hoặc ngắn (tuổi thọ của ong thợ do số lƣợng phấn hoa mà nó ăn đƣợc
trong thời kì đầu và số lƣợng ấu trùng mà nó phải nuôi quyết định). Ong thợ trong mùa
mật sống không quá 45 ngày, vào mùa đông cƣờng độ làm việc giảm, chúng có thể
sống đƣợc 60 ngày.
13


3. Ong đực: Ong đực đƣợc phát triển từ trứng không thụ tinh, có chiều dài từ
15-17 mm và nặng 250 mg. Nhiệm vụ của ong đƣc là giao phối với ong chúa tơ. Một
đàn ong có khoảng vài trăm con ong đực.
Sinh trƣởng và phát triển
Ong mật là loại côn trùng biến thái hoàn toàn. Quá trình sinh trƣởng và phát
triển của cả 3 loại hình ong mật đều qua 4 giai đoạn đó là: trứng, ấu trùng, nhộng và
trƣởng thành.
1.Trứng: Hình giống nhƣ quả chuối tiêu. Đầu nhỏ dính xuống đáy tổ. Trứng có
màu trắng sữa, dài khoảng 1mm. Trứng đẻ ra ngày đầu hơi nghiêng, ngày thứ hai
nghiêng hẳn xuống đáy tổ, trứng đƣợc ba ngày thì nở ra ấu trùng (kể cả ong Ý và ong
Nội). Trƣớc khi trứng nở, ong thợ chui đầu vào lổ tổ tiết ra dịch để trứng dễ nở. Ở giai
đoạn trứng, phôi phát triển nhờ có các chất dinh dƣỡng rất giàu protein. Sau 3 ngày kể
từ khi đƣợc ong chúa đẻ ra, trứng sẽ nở ra thành ấu trùng.
2. Ấu trùng: Hình lƣỡi liềm càng lớn càng giống hình vành khuyên, 3 ngày đầu
ấu trùng của tất cả các loại hình ong đều đƣợc ăn sữa chúa, đến ngày thứ tƣ chỉ có ấu
trùng ong chúa mới đƣợc ăn sữa chúa, còn ấu trùng ong đực và ong thợ phải ăn hỗn
hợp lƣơng ong và mật ong.
Ong thợ mớm cho ấu trùng 1000-1300 lần/ngày đêm vì vậy ấu trùng lớn nhanh.
Chúng tăng nhanh cả về kích thƣớc và khối lƣợng, nhờ sự tăng của các tế bào cơ thể
đến hàng nghìn lần kích thƣớc ban đầu mà không có sự phân chia.

Thời gian phát triển ở giai đoạn ấu trùng ong thợ, ong chúa và ong đực đƣợc
mô tả trong các bảng 1 và 2 (bảng 1- cho loài ong Ý (Apis mellifera), bảng 2 cho loài
ong Apis cerana)
Bảng 3.1. Thời gian sinh trƣởng phát triển của các loại hình ong Apis mellifera.
CÁC GIAI ĐOẠN

ONG CHÚA

ONG THỢ

ONG ĐỰC

PHÁT TRIỂN

(Ngày)

(Ngày)

(Ngày)

1

Trứng

3

3

3


2

Ấu trùng

5,5

6

7

3

Nhộng

7,5

12

14

Từ trứng đến trƣởng

16

21

24

TT


thành
14


×