Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.96 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

MÔNG THỊ THU HIỀN

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI XÃ KIM PHƯỢNG,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

MÔNG THỊ THU HIỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI XÃ KIM PHƯỢNG,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K44 - KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2012 - 2016

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

MÔNG THỊ THU HIỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI XÃ KIM PHƯỢNG,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K44 - KTNN


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai

Thái Nguyên - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã
được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng
như kiến thức thực tế của cuộc sống. Đến nay em đã kết thúc thời gian thực
tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Trang đầu tiên của khóa luận này em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn
tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Đoàn Thị
Mai, giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên của UBND và
nhân dân xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và

tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn với gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực tập.
Lời cuối em xin kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường, các bác,
các cô chú, anh, chị ở UBND xã Kim Phượng, cùng các bạn đồng nghiệp sức
khỏe, thành công trong công việc và những điều tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Mông Thị Thu Hiền


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g ...... 9

Bảng 2.2:

Năng suất và sản lượng khoai tây trên thế giới giai đoạn 2010 2013 ....................................................................................... 14

Bảng 2.3:

Năng suất và sản lượng khoai tây ở Việt Nam giai đoạn 20102013 ....................................................................................... 15

Bảng 2.4:

Diện tích năng suất bình quân và sản lượng sản xuất khoai tây

của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015. ......................... 16

Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất của xã Kim Phượng qua các năm 2013 2015 ....................................................................................... 22

Bảng 4.2:

Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 của xã Kim Phượng. ..... 24

Bảng 4.3:

Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Kim Phượng qua 3
năm 2013 – 2015. .................................................................. 26

Bảng 4.4:

Số lượng đàn gia súc gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản
của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015 .......................... 27

Bảng 4.5:

Tình hình lao động của xã Kim Phượng năm 2015 ................ 29

Bảng 4.6:

Diện tích khoai tây của các bản của xã Kim Phượng qua các
năm 2013 – 2015 ................................................................... 33

Bảng 4.7:


Chi phí sản xuất 1 sào khoai tây của các hộ điều tra năm 2015
(n=100) .................................................................................. 36

Bảng 4.8:

Hiệu quả sản xuất 1 sào khoai tây phân theo nhóm hộ năm
2015 ....................................................................................... 37

Bảng 4.9:

Diện tích trồng khoai tây và các cây trồng khác của các hộ điều
tra năm 2015 .......................................................................... 38

Bảng 4.10:

Năng suất và sản lượng khoai tây và các cây trồng khác của các
hộ điều tra năm 2015 ............................................................. 38


iv
Bảng 4.11:

Chi phí sản xuất 1 sào bí của các hộ điều tra năm 2015 (n=100)
.............................................................................................. 39

Bảng 4.12:

Hiệu quả sản xuất 1sào bí phân theo nhóm hộ năm 2015 ....... 40


Bảng 4.13:

So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây và bí tính trên 1
sào năm 2015 ......................................................................... 41


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

1

BQC

Bình quân chung

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CNNN

Công nghiệp ngắn ngày


4

ĐVT

Đơn vị tính

5

FAOSTAT

Số liệu thống kê của tổ chức nông
lương liên hợp quốc tế

6

KHKT

Khoa học kỹ thuật

7



Lao động

8

NS

Năng suất


9

NSBQ

Năng suất bình quân

10

SL

Sản lượng

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

UBND

Ủy ban nhân dân


vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 4
1.4. Bố cục của đề tài .................................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ ............................................................................ 5
2.1.2. Khái niệm mô hình ............................................................................... 6
2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ................................................................... 6
2.1.4. Giới thiệu chung về cây khoai tây......................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới ........................................... 13
2.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở nước ta ............................................... 14
2.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên................................................................................................. 16


i
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp
phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh

Thái Nguyên” được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các số liệu
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Em xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu được đưa ra
trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng trong công trình
nghiên cứu nào.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho viêc hoàn thành khóa luận đã
được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Mông Thị Thu Hiền


viii
4.3.4. Giải quyết việc làm- lao động ............................................................. 42
4.3.5. Nâng cao ý thức làm giàu và cải thiện đời sống cho người dân........... 43
4.3.6. Đánh giá hiệu quả môi trường ............................................................ 43
4.4. Khả năng áp dụng và phổ biến của mô hình trồng khoai tây .................. 43
4.5. Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của hộ trong sản xuất khoai tây. .. 43
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................ 43
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................ 44
4.5.3. Nguyện vọng của hộ trong sản xuất khoai tây..................................... 44
PHẦN 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI TÂY TẠI
XÃ KIM PHƯỢNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN..............46
5.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu ................................................ 46
5.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 46
5.1.2. Phương hướng .................................................................................... 46
5.1.3. Mục tiêu ............................................................................................. 47
5.2. Các giải pháp ......................................................................................... 47
5.2.1. Các giải pháp ...................................................................................... 47

5.2.2. Đề xuất, kiến nghị .............................................................................. 50
5.2.3. Kết luận .............................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 55
I.Tiếng Việt .................................................................................................. 55
II. Tài liệu từ Internet ................................................................................... 55


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã
loài người. Sau nhiều cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học kỹ
thuật phát triển thì nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất rất quan trọng. Nông
nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu của cuộc sống mà chưa có một ngành sản xuất nào có thể thay thế được,
cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp hàng hóa
cho xuất khẩu. Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu
tư nên đã thu được nhiều kết quả, trong đó sản xuất vụ đông đóng vai trò không
nhỏ góp phần nâng cao tổng sản lượng các loại cây trồng trong năm.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích phát triển sản
xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp. Để làm được điều đó cần thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh,
đa dạng sản phẩm. Vì thế việc lựa chọn cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế
cao là vấn đề hết sức cấp thiết.
Vụ đông hiện nay, tùy thuộc vào tập quán canh tác và nhu cầu thực tiễn
về sản xuất mà mỗi địa phương có những loại cây trồng vụ đông khác nhau.
Mỗi loại cây trồng đều có những đặc điểm và yêu cầu riêng đối với ngoại
cảnh, nhưng đều nhằm mục đích là tăng sản lượng lương thực, thực phẩm cho

xã hội và tăng thu nhập cho người sản xuất.
Khoai tây là một trong số những loại cây lương thực quan trọng, được
trồng ở 79% số nước trên thế giới, đứng thứ 2 sau ngô về số nước gieo trồng,
đứng thứ 4 sau lúa mì, ngô và lúa gạo về sản lượng. Khoai tây được phát triển


2
rộng trong sản xuất là do có sự đóng góp của các nhà khoa học nghiên cứu về
khoai tây, của các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã tạo ra những
tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng khoai tây.
Khoai tây là một cây trồng lý tưởng phù hợp với điều kiện khí hậu của
đồng bằng Bắc Bộ nước ta. Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực
phẩm với thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn, trong khi đó củ khoai tây
có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Vì thế trong những năm gần đây khoai tây
đã được đưa vào trồng phổ biến tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc
nhằm tận dụng tối đa đất nông nghiệp vào vụ đông sau khi đã canh tác hai vụ
lúa, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Định Hóa là một huyện vùng núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, với
diện tích đất tự nhiên là 520,75 km2, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 99,29
km2( chiếm 19% tổng diện tích tự nhiên), có vùng khí hậu, đất đai thích hợp
với nhiều loại cây trồng ngắn ngày như khoai tây, ngô, khoai lang, bí
đỏ…trong đó khoai tây là cây trồng chiếm vị trí quan trọng trong vụ đông.
Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị. Trong
củ khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Đây
là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin
cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời, hàm
lượng chất dinh dưỡng cao so với nhiều cây ngũ cốc và thực phẩm khác.
Ngoài ra khoai tây còn chiếm giá trị sử dụng khác như làm thức ăn gia súc,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, một số giống khoai tây còn là nguyên
liệu cho việc chế biến mỹ phẩm, chưng cất axit citric, kỹ nghệ pha chế nhiều

loại biệt dược có giá trị.
Xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là xã có diện tích
trồng khoai tây cao của huyện, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
là vùng có điều kiện về khí hậu và đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng


3
như lúa, ngô, lạc, khoai tây, bí đỏ... trong đó khoai tây là cây trồng phát triền
mạnh, có giá trị kinh tế cao tăng thu nhập cho người dân trong vụ đông.
Để thấy rõ được hiệu quả của việc canh tác cây khoai tây của xã Kim
Phượng? Thực trạng sản xuất khoai tây ở xã ra sao? Hiệu quả đạt được ở
mức nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây
ở địa phương thời gian tới. Xuất phát từ mong muốn và thực tế đó, em đã
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát
triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai tây của các hộ gia
đình thuộc xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa
ra giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhằm phát triển
nhân rộng các mô hình trồng khoai tây một cách có hiệu quả, giúp bà con
nông dân từng bước nâng cao chất lượng và tăng năng suất.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tăng sản lượng hàng hóa đáp
ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại xã Kim Phượng.
Kết quả sản xuất khoai tây tại xã Kim Phượng năm 2015.
Khả năng áp dụng và phổ biến của mô hình trồng khoai tây.

Thuận lợi, khó khăn, và nguyện vọng của hộ trong sản xuất khoai tây.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, rút ra những bài học cho công
tác sau này.


4
Đánh giá về điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương nghiên cứu.
Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học vào thực tiễn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây khoai tây. Làm cơ sở cho công
tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng và phát triển mô hình trồng
khoai tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người dân tại
địa phương.
1.4. Bố cục của đề tài
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim
Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo.


5
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ
Bản thân mỗi hộ là một tế bào của xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu
dùng. Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa hóa
nguồn thu trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia
đình.
Kinh tế hộ là hình thức kinh tế cơ sở của xã hội trong đó các nguồn lực
như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để
tiến hành sản xuất, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh đều tùy thuộc
vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận và tạo điều kiện phát triển.[13]
Hộ là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu
của hộ, nếu còn dư họ sẽ mang ra thị trường trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có
một số hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường. Hộ nông dân là đơn vị
sản xuất nhưng với quy mô nhỏ với các nguồn lực sẵn có như lao động, đất
đai, vốn, công cụ…Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng sản phẩm làm
ra không nhiều và chất lượng sản phẩm làm ra cũng chưa cao. Trong quá trình
đổi mới đất nước, các hộ nông dân cũng đã có bước đổi mới khá quan trọng.
Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều
đó có nghĩa là họ phải tự hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao
động và nâng cao hiệu quả kinh tế.[13]
Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện có sẵn để sản xuất. Điều đó
cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ngoài
việc tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh
tế hộ còn đóng vai trò trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho các


6
doanh nghiệp sản xuất. Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với nông hộ ít vốn,
chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế.
2.1.2. Khái niệm mô hình
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có các cách hiểu riêng. Về

mặt lý học thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận
sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo của một vật để
trình bày và nhiên cứu. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối
tượng nghiên cứu và còn là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay
tình trạng kinh tế. Như vậy mô hình có thể có các quan niệm khác nhau tùy
vào góc độ nghiên cứu nhưng khi sử dụng mô hình người ta đều có chung một
quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu.[17]
Mô hình canh tác là hình mẫu trong canh tác, thể hiện sự kết hợp của các
nguồn lực trong điều kiện cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và
mục đích kinh tế.
2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất, lượng của các hoạt động
kinh tế. Theo định nghĩa của ngành thống kê thì hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế, biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực kinh tế và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản
xuất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nên sản xuất xã hội.
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều rộng và sâu, phát
triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực sản xuất, tăng đầu tư chi phí
vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề. Phát triển theo
chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác
hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực,chú trọng chất lượng sản phẩm
và dịch vụ. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh
tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước.[17]


7
Các quan điểm hiệu quả kinh tế đều thống nhất bản chất của nó là muốn
thu được kết quả phải bỏ ra chi phí về tiền vốn, lao động. So sánh kết quả sản

xuất với chi phí đầu tư sẽ có được hiệu quả kinh tế. Chênh lệch này càng cao
thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Ta có thể nói hiệu quả kinh tế là mối tương
quan giữa lực lượng kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, biểu hiện thuần túy
bằng những chỉ tiêu kinh tế như giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi
nhuận…tính trên lượng chi phí đầu tư.
Hiệu quả kinh tế xã hội là mối tương quan so sánh giữa đầu tư chi phí
với kết quả thu được trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội.
Thực chất của hiệu quả kinh tế là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực. Nói cách
khác bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội.
Việc làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế để phân định rõ sự khác nhau
giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả phản ánh mặt định lượng mục tiêu đạt được
bằng hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, không đề cập đến cách thức, chi phí
bỏ ra để đạt được mục tiêu đó, bản thân kết quả không thể hiện được chất lượng.
Hiệu quả thể hiện một cách toàn diện về cả mặt định lượng và định tính. Về định
lượng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa chi phí và kết quả. Về mặt định
tính hiệu quả không chỉ thể hiện qua các con số cụ thể mà còn thể hiện nguyên
nhân mang tính định tính để đạt được con số đó, phản ánh được sự nhất trí và
khả năng đóng góp của các mục tiêu trên vào mục tiêu chung.
2.1.4. Giới thiệu chung về cây khoai tây
2.1.4.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Khoai tây thuộc họ cà có nguồn gốc xuất xứ ở dãy núi Andes. Năm 1536
Tây Ban Nha là nước đầu tiên ở châu Âu trồng khoai tây. Từ năm 1570 đến
1580, khoai tây được phát triển ra nhiều vùng ở Tây Ban Nha. Khoai tây được


8
truyền vào Ấn Độ năm 1615, vào Trung Quốc năm 1700, vào Bangladesh
giữa thế kỷ XVII. Người Hà Lan đưa khoai tây và Indonexia giữa thế kỷ

XVIII và Nhật Bản năm 1766. Những nhà truyền giáo đem khoai tây vào
châu Phi cuối thế kỷ XIX. Năm 1971, trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) được
thành lập, nhiệm vụ là nghiên cứu, phát triển khoai tây trên thế giới, đặc biệt
ở vùng nhiệt đới. Đến cuối thế kỷ XX, nhiều nước vùng Châu Á – Thái Bình
Dương đã phát triển khoai tây đáng kể, trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu
thế giới về sản lượng khoai tây.[2]
Ở Việt Nam, khoai tây được đưa vào năm 1890 do những nhà truyền
giáo người Pháp đem đến. Những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu
và phát triển giống lúa ngắn ngày năng suất cao từ đó đưa ra hệ thống canh
tác mới 3 vụ: Lúa xuân – Lúa mùa – Cây vụ đông. Trong số những cây vụ
đông thì khoai tây được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều.[2]
2.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Tài liệu nghiên cứu của Burton năm 1974 công bố: 100g khoai tây đã gọt
vỏ, cung cấp khoảng 8% lượng protein tối thiểu yêu cầu hàng ngày (tương
đương 10g trứng), 10% Fe, 20 – 25% vitamin C, 10% vitamin B1 và khoảng
3% năng lượng yêu cầu hàng ngày. Tính riêng phần tinh bột thì 100g khoai
tây sẽ cung cấp khoảng 335 KJ tương đương 80 Kcalo. Toma năm 1978 đã
phân tích các giống khoai tây trồng phổ biến ở Bắc Mỹ thấy rằng lượng năng
lượng của 100g khoai tây cung cấp từ 264 đến 444 KJ, tương đương từ 63 đến
106 Kcalo tùy theo giống khoai.[2]
Tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất trong hàm lượng chất khô. Ở ruột củ, lượng tinh
bột ít hơn phần phía giáp vỏ củ; ở đầu củ, lượng tinh bột ít hơn phần đuôi củ.[2]
Schuimmer năm 1954 phân tích thành phần đường trong khoai tây chủ
yếu là đường sacarozo, fructozo và glucozo.[2]


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã
được học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng

như kiến thức thực tế của cuộc sống. Đến nay em đã kết thúc thời gian thực
tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
và đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng khoai tây tại xã Kim Phượng,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Trang đầu tiên của khóa luận này em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn
tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Đoàn Thị
Mai, giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên của UBND và
nhân dân xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn với gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực tập.
Lời cuối em xin kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường, các bác,
các cô chú, anh, chị ở UBND xã Kim Phượng, cùng các bạn đồng nghiệp sức
khỏe, thành công trong công việc và những điều tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Mông Thị Thu Hiền


10
2.1.4.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất khoai tây.
Đặc điểm kinh tế
Khoai tây là một trong 5 cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mì,
mạch. Khoai tây là cây lương thực quan trọng của nhiều nước, là nguồn cung

cấp năng lương chính cho bữa ăn hằng ngày của người châu Âu và một số
nước khác.
Khoai tây là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước.
Ở nước ta khoai tây vừa là thực phẩm vừa là cây lương thực. Gọi là cây
kiêm dùng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng khoai tây là cây vụ đông quan trọng
trong công thức luân canh: lúa xuân – lúa mùa – khoai tây( cây vụ đông ).
Đặc điểm kỹ thuật
Sự phát triển của khoai tây: Đời sống của cây khoai tây có thể chia
thành 4 thời kì: ngủ, nảy mầm, hình thành thân củ và thân củ phát triển.
Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu 30cm.
Thân cây khoai tây là loại thân bò, có giống có thân đứng. Thân dài từ
50 – 60cm. Trên thân có thể mọc các nhánh.
Lá kép gồm một số đôi là chét, thường là 3 – 4 đôi.
Hoa màu trắng, phớt tím, có 5 – 7 cánh hoa lưỡng tính, tự thụ phấn.
Cây con sau khi mọc khỏi mặt đất 7 – 10 ngày thì trên các đốt đoạn
thân nằm trong đất xuất hiện những nhánh con. Đó là những đoạn thân địa
sinh. Các thân địa sinh này phát triển được dồn về tập trung ở đầu mút, ở đây
thân phình to dần lên và phát triển thành củ. Trên thân củ có nhiều mắt.
Yêu cầu về ngoại cảnh
- Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phân bố, thời vụ
gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của khoai tây. Ở thời
kì sinh trưởng sinh dưỡng khoai tây có thể thích ứng được với biên độ nhiệt từ


11
10 đến 250C, rộng hơn giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Ở thời kì sinh trưởng
sinh thực khoai tây chịu nóng kém. Khi thân củ bắt đầu hình thành và phát
triển thì yêu cầu nhiệt độ thấp, nhiệt độ không khí thích hợp nhất cho thân củ
phát triển là 18 đến 190C. Nhiệt độ lớn hơn 250C hạn chế sự hình thành củ.

Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng đến sự thoái hóa giống sinh lý, mà còn
thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại rệp truyền bệnh virut cho khoai tây.
Như vậy cây khoai tây sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao
trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tuy nhiên khi nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết
rét còn nhiệt độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virut phát
triển mạnh.
- Yêu cầu về ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng
hấp thụ và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên
chất khô của củ và chỉ số thu hoạch. Thời kỳ từ cây con đến hình thành củ đòi
hỏi ánh sáng ngày dài để tiến hành quang hợp và tích lũy chất hữu cơ, khi củ
bắt đầu hình thành cần thời gian chiếu sáng ngày ngắn.
- Yêu cầu về nước
Trong quá trình sinh trưởng khoai tây cần rất nhiều nước. Giai đoạn
trước khi hình thành củ đòi hỏi độ ẩm đất khoảng 60%, giai đoạn hình thành
củ là 80%. Nếu thiếu nước ở giai đoạn hình thành củ thì năng suất giảm rõ rệt.
Khoai tây được trồng bằng củ nên khi phát triển không hình thành dễ chính
mà chỉ có các dễ phụ thưa thớt. Gặp điều kiện khô hạn khoai tây rất dễ bị
thiếu nước và phát triển kém. Tuy nhiên khoai tây chịu úng kém, khi bị ngập
nước, thiếu oxi cây hô hấp kém làm hoạt động tạo củ bị hạn chế. Khi củ bị
ngập úng, chất dự trữ thủy giải nhanh đặc biệt là tinh bột thành đường vì thế
vi sinh vật tấn công củ. Cần lên luống để thoát nước tốt.
- Yêu cầu về đất đai, dinh dưỡng
Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất
yếu hơn so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây


12
hình thành củ phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất
cát là thích hợp với khoai tây.

Khoai tây có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng:
• Đạm: Hàm lượng đạm vừa đủ khoảng 9 – 10 kg/sào. Đạm làm tăng
diện tích lá, do đó làm tăng lượng ánh sáng mà cây có thể hấp thu được, tăng
lượng chất khô tích lũy ở các bộ phận khác nhau của cây. Điều đó làm tăng
năng suất là số lượng củ hình thành, và sự phình to củ. Vì vậy, ở mỗi vùng
mỗi loại đất, loại giống cần có liều lượng, thời gian và phương pháp bón đạm
thích hợp.
• Lân: Hàm lượng lân vừa đủ 16 - 18kg/sào. Lân là thành phần quan
trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng nên nó có tác dụng làm tăng
tính chống chịu lạnh cho cây trồng. Lân tăng cường tổng hợp các chất hữu cơ
quan trọng và tăng cường sự vận chuyển chúng về cơ quan tích lũy nên tăng
năng suất kinh tế của cây trồng. Bón lân làm tăng hàm lượng tinh bột trong củ
và năng suất khoai tây.
• Kali: Kali làm tăng chức năng sinh lý trong cây như quá trình tổng hợp
protein và hoạt động của các enzim, tăng khả năng vận chuyển các chất hữu cơ
được tổng hợp ở lá về các bộ phận khác, điều chỉnh quá trình thẩm thấu chất
khoáng của cây trồng. Kali có vai trò hoạt hóa các enzim tổng hợp tinh bột.


Phân chuồng hoai mục: 500 – 600kg/sào. Dùng phân chuồng bón

lót trước khi trồng làm cho tăng độ tơi xốp của đất. Phân chuồng là nguồn
dinh dưỡng phong phú của cây trồng, trong phân chứa các chất hữu cơ có
trong thành phần của cây. Ngoài ra trong phân có đầy đủ các yếu tố đa lượng,
vi lượng, trung lượng và trung bình có chứa 0,3% N, 0,2% P2O5, 0,4% K2O5.
Phân chuồng còn đưa vào đất một số hoocmon có tác dụng kích thích sự phát
triển của rễ và quá trình sống của cây.[19]
• Vôi bột: 16 – 18kg/sào. Vôi có tác dụng cung cấp canxi cho cây
trồng. Canxi là 1 trong 4 chất trung lượng cần thiết cho cây trồng. Bón vôi
làm cho giảm độ chua của đất.



13
Trong các tài liệu nói về năng suất và sản lượng cây trồng, các yếu tố
có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất khoai tây bao gồm các yêu cầu sinh
thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất và dinh dưỡng. Năng suất củ khoai tây cao
hay thấp cho thấy cây sinh tưởng tốt hay xấu. Tuy nhiên tiềm năng cho năng
suất cao của các giống khoai tây nằm trong bộ máy di truyền của giống và
từng bước được thể hiện thành năng suất kinh tế trong suốt quá trình sinh
trưởng phát triển của cây. Bởi vậy, đặc tính di truyền này vẫn bị điều kiện
bên ngoài chi phối và điều chỉnh. Nói tóm lại năng suất của củ mang tính tích
hợp của nhiều yếu tố. Do đó muốn đảm bảo năng suất cao ngoài việc thỏa
mãn các nhu cầu sinh thái đối với từng thời kì sinh trưởng, phát triển của cây
còn phải tìm ra giống khoai tây tốt có khả năng sinh trưởng và cho năng suất
cao, thích ứng với từng vùng sinh thái.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc báo cáo rằng sản
lượng khoai tây toàn thế giới năm 2010 là 320 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3
là thức ăn trực tiếp của con người, còn lại là thức ăn cho động vật và nguyên
liệu sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn của mỗi công dân toàn cầu
trung bình trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 là 33kg khoai tây/năm[12]. Châu Âu là
nơi sản xuất khoai tây bình quân đầu người cao nhất Thế giới, trong khi hiện
nay Trung Quốc là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, riêng sản lượng
khoai tây sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một phần ba sản lượng toàn
cầu. Sự thay đổi địa lý của sản xuất khoai tây đã được đi từ các nước giàu đến
với khu vực có thu nhập thấp trên thế giới, mặc dù mức độ của xu hướng này
là không rõ ràng.[16]
Năm 2011, sản lượng khoai tây trên toàn thế giới là 374,4 triệu tấn.
Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất là 88,4 triệu tấn, Ấn Độ

là 42,3 triệu tấn.[16]


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:

Thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g ...... 9

Bảng 2.2:

Năng suất và sản lượng khoai tây trên thế giới giai đoạn 2010 2013 ....................................................................................... 14

Bảng 2.3:

Năng suất và sản lượng khoai tây ở Việt Nam giai đoạn 20102013 ....................................................................................... 15

Bảng 2.4:

Diện tích năng suất bình quân và sản lượng sản xuất khoai tây
của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015. ......................... 16

Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất của xã Kim Phượng qua các năm 2013 2015 ....................................................................................... 22

Bảng 4.2:

Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 của xã Kim Phượng. ..... 24


Bảng 4.3:

Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Kim Phượng qua 3
năm 2013 – 2015. .................................................................. 26

Bảng 4.4:

Số lượng đàn gia súc gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản
của xã Kim Phượng qua 3 năm 2013 – 2015 .......................... 27

Bảng 4.5:

Tình hình lao động của xã Kim Phượng năm 2015 ................ 29

Bảng 4.6:

Diện tích khoai tây của các bản của xã Kim Phượng qua các
năm 2013 – 2015 ................................................................... 33

Bảng 4.7:

Chi phí sản xuất 1 sào khoai tây của các hộ điều tra năm 2015
(n=100) .................................................................................. 36

Bảng 4.8:

Hiệu quả sản xuất 1 sào khoai tây phân theo nhóm hộ năm
2015 ....................................................................................... 37


Bảng 4.9:

Diện tích trồng khoai tây và các cây trồng khác của các hộ điều
tra năm 2015 .......................................................................... 38

Bảng 4.10:

Năng suất và sản lượng khoai tây và các cây trồng khác của các
hộ điều tra năm 2015 ............................................................. 38


15
năng suất trung bình đạt 4 tấn/ha. Năm 2009 –2010 thì diện tích gieo trồng
tăng lên 45-50000ha với năng suất bình quân khoai tây đạt 15-16 tấn/ha. Bình
quân 1ha khoai tây có thể tạo cho nông dân thu được 15,27 triệu đồng thu
nhập. Thu nhập từ khoai tây thường cao hơn lúa, ngô, khoai lang cũng như
một số cây vụ đông khác. Bên cạnh những thuận lợi như khí hậu, thời tiết,
tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực, các tiến bộ về khoa học công nghệ, hệ
thống thủy lợi khá hoàn chỉnh và thị trường đầy tiềm năng, sản xuất khoai tây
ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng cũng gặp phải nhiều khó khăn
và thách thức như việc thiếu giống tốt vào thời điểm gieo trồng, sản xuất nhỏ
lẻ manh mún và không mang tính chất hàng hóa, chủ yếu là lao động thủ công
và công tác tiếp thị yếu.
Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng khoai tây ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2013
Năm

Diện tích(ha)

NS (tấn/ha)


SL (nghìn tấn)

2010

36.683

10,76

394,68

2011

39.000

10,89

425

2012

40.000

19,47

440

2013

23.077


19,73

394,8
(Nguồn : FAOSTAT, 2014)

Qua bảng 2.3 ta thấy diện tích , năng suất, sản lượng khoai tây của Việt
Nam qua các năm thay đổi liên tục.
Diện tích khoai tây biến đổi liên tục qua các năm cụ thể như sau diện
tích tăng từ 36.683 ha năm 2010 lên 39.000 ha năm 2011 và tiếp tục tăng
thêm 1.000 ha vào năm 2012, nhưng lại có sự giảm xuống còn 23.077 ha năm
2013. Mặc dù diện tích đất trồng khoai tây bị giảm sút nhưng sản lượng khoai
tây gần như không thay đổi nhiều, như năm 2010 diện tích đất trồng khoai tây
là 36.683 ha và sản lượng thu được là 394,68 nghìn tấn trong khi đó diện tích
đất trồng khoai tây năm 2013 là 23.077 ha giảm 62,9% so với năm 2010


×