Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG THÁP KIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.55 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

LÊ THỊ MỸ VY

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG THÁP KIM

Ngành: Quản trị kinh doanh thương mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TIÊU NGUYÊN THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và một số
giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí
xây dưng Tháp Kim” do LÊ THỊ MỸ VY, sinh viên khóa 33, ngành Quản trị kinh
doanh thương mại đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…tháng.....năm.....

TIÊU NGUYÊN THẢO
Giáo viên hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, đã tạo cho tôi
những điều kiện tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm – những
người đã trang bị cho tôi một nền tảng kiến thức ban đầu khá vững chắc để tôi
có thể hoàn thành chuyên đề này.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của thầy Tiêu Nguyên Thảo trong thời gian qua. Cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh chị trong công ty trong thời gian tôi thực tập tại công ty.

Cảm ơn bạn bè giúp đõ và đóng góp ý kiến để khóa luận của tôi được
hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn !


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ MỸ VY. Tháng 7 năm 2010. “Thực trạng và một số giải pháp
nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí xây
dựng Tháp Kim”.
LE THI MY VY. July 2010. “ Current situation and some solution to
complete the human resources management in engineering corporation
Thap Kim construction”.
Với mục đích của đề tài: Trên cơ sở phân tích thực trạng và hiệu quả
công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim
để tìm ra những thế mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Tiến
hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực của công
ty CP CKXD Tháp Kim trên cơ sở các số liệu, thông tin thu thập qua các năm
2009 – 2010 bằng phương pháp so sánh, phân tích, đồng thời kết hợp thu thập
thông tin từ bản câu hỏi được thiết kế sẵn về mức độ hài lòng, thỏa mãn của
nhân viên đối với công ty để phân tích các yếu tố mạnh, yếu của công ty. Từ đó
đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho công
ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤC LỤC ............................................................................................. xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nguyên cứu .....................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.3. Phạm vi nguyên cứu ......................................................................................2
1.4. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim ...........3
2.1.1. Lịch sử hình thành công ty ..............................................................3
2.1.2. Quá trình phát triển..........................................................................4
2.1.3. Tình hình hoạt động của công ty .....................................................4
2.2. Mục tiêu và những giá trị của công ty CP CKXD Tháp Kim ...........................5
2.2.1. Mục tiêu...........................................................................................5
2.2.2. Những giá trị của công ty ................................................................5
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty .....................................................5
2.3.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................5
2.4. Quy trình hoạt động sản xuất – kinh doanh ......................................................8
2.5. Cơ sở vật chất – trang thiết bị của công ty ........................................................9
2.6. Tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty ................................10
2.7. Tình hình lao động của công ty .......................................................................11
2.8. Thuận lợi và khó khăn của công ty .................................................................12
2.8.1. Thuận lợi .......................................................................................12
v


2.8.2. Khó khăn .......................................................................................12
2.9. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của công ty .......................12
2.9.1. Về sản xuất kinh doanh .................................................................12
2.9.2. Về tình hình đời sống và làm việc .................................................13

2.9.3. Về công tác bảo hộ lao động .........................................................13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................14
3.1. Nội dung nguyên cứu ......................................................................................14
3.1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực ..........................................14
3.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực ............................14
3.1.3. Quá trình phát triển nguồn nhân lực..............................................15
3.2. Chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực ..............................................17
3.2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực .....................................17
3.2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ................20
3.2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực ......................................22
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ..................................23
3.3.1. Môi trường bên ngoài ....................................................................23
3.3.2. Môi trường bên trong ....................................................................25
3.4. Phương pháp nguyên cứu ............................................................................26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THOẢ LUẬN ......................................27
4.1. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của công ty ..........................27
4.1.1. Thực trạng hoạt động thu hút nguồn nhân lực của công ty ...........27
4.1.2. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
công ty .....................................................................................................39
4.1.3. Thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực của công ty ...........43
4.2. Phân tích kết quả và hiệu quả của quản trị nguồn nhân lực tại công ty ......50
4.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa tiền lương bình quân và năng suất bình
quân .........................................................................................................50
4.2.2. Kết quả thăm dò về mức độ thỏa mãn của người lao động trong
công ty .....................................................................................................51
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực........52
4.3.2. Môi trường bên trong ....................................................................54
vi



4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nguồn
nhân lực tại công ty ............................................................................................55
4.4.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty ........................................55
4.4.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim ............56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KẾN NGHỊ ..................................................................59
5.1. Kết luận .......................................................................................................59
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................59
5.2.1. Đối với công ty .........................................................................................59
5.2.2. Đối với nhà nước ......................................................................................60

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám Đốc

BHTN

Bảo Hiểm Thất Nghiệp

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế


CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên



Cao Đẳng

CP CKXD

Cổ Phần Cơ Khí Xây Dựng

DT

Doanh Thu

DV

Dịch Vụ

ĐH

Đại Học

GTSX

Giá Trị Sản Xuất

LN


Lợi Nhuận

LĐPT

Lao Động Phổ Thông

KHCN

Khoa Học Công Nghệ

KH&ĐT

Khoa Học và Đào Tạo

TCCV

Tính Chất Công Việc

TGĐ

Tổng Giám Đốc

TDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

XD

Xây Dựng


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ Sở Vật Chất - Trang Thiết Bị của Công Ty ...............................................9
Bảng 2.2 Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất –Kinh Doanh của Công Ty ........................10
Bảng 2.3 Cơ Cấu Lao Động của Công Ty .....................................................................11
Bảng 3.1 Tình Hình Dân Số Qua Các Năm...................................................................24
Bảng 4.1 Tình Hình Lao Động trong 2 Năm 2009 – 2010 ...........................................34
Bảng 4.2 Bảng Biểu Kết CấuTrình Độ và Độ Tuổi Lao Động của Công Ty Năm 2010
.......................................................................................................................................35
Bảng 4.3. Chi Phí Thu Hút Tuyển Dụng Năm 2010 .....................................................37
Bảng 4.4 Các Nghiệp Vụ và Chi Phí Đào Tạo Năm 2009 ............................................42
Bảng 4.5 Các Nghiệp Vụ và Chi Phí Đào Tạo Năm 2010 ............................................42
Bảng 4.6 Sự Biến Động của Tổng Quỹ Lương Tháng và Tiền Lương Bình Quân Năm
2009–2010 .....................................................................................................................44
Bảng 4.7. Bảng Thể Hiện Chính Sách Đãi Ngộ của Công Ty ......................................48
Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng Kết Cấu Lao Động ở Công Ty .....................................51

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty ....................................................................6
Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Hoạt Động Sản Xuất – Kinh Doanh ....................................8
Hình 3.1. Quá Trình Hoạch Định Nguồn Nhân Lực .....................................................18
Hình 4.1. Quy Trình Tuyển Dụng tại Công Ty .............................................................31

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Nguồn Nhân Lực của Công Ty Qua Các Năm ...............33
Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Ký Hợp Đồng của Công Ty Qua Các Năm ..........35
Hình 4.4. Nguồn Cung Ứng Lao Động của Công Ty....................................................36
Hình 4.5. Tỷ Lệ Đánh Giá Môi Trường Làm Việc của Nhân Viên ..............................37
Hình 4.6. Tỷ Lệ Yêu Thích Công Việc Hiện Tại ..........................................................38
Hình 4.7. Tỷ Lệ Bố Trí Nhân Sự tại Công Ty ...............................................................38
Hình 4.8. Tỉ Lệ Nhân Viên Tham Gia Khóa Học .........................................................40
Hình 4.9. Tỷ Lệ Đánh Giá về Công Tác ĐàoTạo..........................................................40
Hình 4.10. Tỷ Lệ Áp Dụng Kiến Thức Đào Tạo Vào Thực Tiễn .................................41
Hình 4.11. Tỷ Lệ Đánh Giá của Người Lao Động về Đánh Giá Kết Quả Làm Việc ...43
Hình 4.12. Đánh Giá của Nhân Viên về Mức Lương Mà Họ Nhận Được ....................45
Hình 4.13. Đánh Giá của Nhân Viên về Phụ Cấp của Công Ty ...................................47
Hình 4.14. Đánh Giá Công Tác Bảo Hộ Cho Người Lao Động....................................49
Hình 4.15. Đánh Giá Mối Quan Hệ Giữa Quản Lý với Người Lao Động ....................49
Hình 4.16. Đánh Giá của Người Lao Động về Mối Quan Hệ Giữa Các Đồng Nghiệp 50
Hình 4.17. Đánh Giá Mức Độ Thỏa Mãn của Người Lao Động ...................................52

x


DANH MỤC PHỤC LỤC
Phục lục 1: Bảng Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng của Nhân Viên Khi Làm Việc tại
Công Ty

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Để nước ta có thể thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
chúng ta phải chú trọng nhiều tới quản trị nguồn nhân lực, vì nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định trong quá trình phát triển đó.
Một doanh nghiệp, hay một tổ chức, để có được một đội ngũ nhân viên đắc lực
hay một lực lượng lao động hùng hậu, thì điều trước tiên doanh nghiệp đó phải làm là
phải có nghiệp vụ quản lý giỏi, phải có khoa học trong công tác quản lý nguồn nhân
lực. Đó là nắm được yếu tố con người là đã nắm trong tay được hơn nửa thành công.
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức
nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là
một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là
một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi
việc sẽ trở nên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân lực sẽ giúp giải quyết vấn
đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh
nhiệp.
Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác
quản trị nguồn nhân lực trong bất cứ một doanh nghiệp nào và được sự cho phép của
ban lãnh đạo công ty cùng sự giúp đỡ của thầy Tiêu Nguyên Thảo, giảng viên khoa
kinh tế trường ĐH Nông Lâm, tôi xin lựa chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cơ khí xây
dựng Tháp Kim”.
Trong quá trình nguyên cứu đề tài do kiến thức và thời gian có hạn nên dề tài
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp của
quý thầy cô, các bạn, và các quý anh chị trong công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
1


1.2. Mục tiêu nguyên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tìm hiểu về thực trạng quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần cơ

khí xây dựng Tháp Kim, từ đó đưa ra một số các giải pháp nhằm hạn chế những mặt
tiêu cực giúp công ty có cái nhìn tổng quát vế công tác quản trị nguồn nhân lực thực tế
của mình để có những hướng đi đúng đắn hơn trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực của công ty.
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của công
ty.
Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự của
công ty.
1.3. Phạm vi nguyên cứu
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần cơ khí xây dựng
Tháp Kim, 200/1/54 đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí
Minh.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 10/04/2011 đến 10/06/2011.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề, nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi và cấu
trúc của đề tài nguyên cứu.
Chương 2: Tổng quan, giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển
của công ty, cơ cấu tổ chức, chức năng và mục tiêu của công ty, tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, tìm ra những thuận lợi và khó khăn hiện tại của công
ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nguyên cứu, đi vào cơ sở lí luận của quản
trị nguồn nhân lực và phương pháp nguyên cứu sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả nguyên cứu và thảo luận, chương này ta làm rõ
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, nêu lên tổng quát về kết luận nguyên cứu và
đưa ra một số kiến nghị đối với công ty và nhà nước.

2



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim
2.1.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim được thành lập năm 2007 căn cứ
giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103006039 ngày 05/02/2007 của sở kế hoạch và
đầu tư tp. HCM.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG THÁP KIM
Địa chỉ: 200/1/54 Bình Lợi, p.13, Q. Bình Thạnh, Tp Hồ chí Minh
Điện thoại: 08.54451922

Fax: 08.54452197

Website: www.thapkim07.com
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0304850802
Nơi cấp: sở kế hoạch và đầu tư tp. Hồ Chí Minh
Người đại diện tư cách pháp nhân: Nguyễn Quốc Tiến - chủ tịch HĐQT – kiêm
tổng giám đốc.
Ngành nghề kinh doanh:
+ Chế tạo, lắp đặt kết cấu thép, thiết bị trong ngành: giao thông, thủy lợi, xây
dựng công nghiệp, dân dụng.
+ Xây dựng: dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện trung hạ-thế, trạm biến áp,
giao thông thủy lợi.
+ Lắp đặt thiết bị: điện công nghiệp, điện lạnh, cấp thoát nước.
+ Thiết kế ngành cơ khí (cửa van chắn nước, thiết bị đóng mở).
+ Chế tạo lắp đặt: bồn chứa, đường ống chịu áp.
+ Lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp cho nhà máy xi măng, nhà máy điện.


3


2.1.2. Quá trình phát triển
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim được thành lập và đi vào hoạt động
năm 2007.
Ngay từ khi bước vào hoạt động công ty Cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim đã
không ngừng phát triển trong các lĩnh vực: chế tạo, lắp đặt kết cấu thép và thiết bị
trong ngành: giao thông, thủy lợi, xây dựng công nghiệp, dân dựng.
Trong những năm qua công ty cổ phần cơ khí xây dựng Tháp Kim đã thực hiện
nhiều công trình có yêu cầu kỹ thuật cao và đạt chất lượng tốt như công trình: Gia
công chế tạo các thiết bị lọc bụi tĩnh điện của nhà máy xi măng Tây Ninh. Cung cấp
Cyclone, cầu thang, lan can – nhà máy xi măng Tây Ninh, Bình Phước, Bạc Liêu,
Đồng Tháp. Chế tạo lắp đặt cơ khí thủy công và đường ống áp lực nhà máy thủy điện
ĐakpSi 4 có công suất 30 MW – Kon Tum. Lắp đặt hệ thống điều khiển, hệ thống
đường ống nước PCCC, cấp nước sạch sinh hoạt ShiMiZu Corporation, lắp đặt thiết bị
sản xuất dây cáp điện và hệ thống xử lý nước thải, nước làm mát, khí nén nhà máy sản
xuất cáp tàu thủy Miền Trung. Chế tạo lắp đặt cơ khí thủy công và đường ống áp lực
nhà máy thủy diện ĐakpSi 5 công suất 12MW – Kon Tum. V.v…
Năm 2009 công ty đã thi công thành công nhiều công trình ờ khắp nơi như công
trình Bồn dầu Nhơn Trạch – Đồng Nai. Công trình bồn dầu Hiệp Phước – Nhà Bè, TP
Hồ Chí Minh. Công trình công thủy lợi sông Dinh 1 – Bà Rịa Vũng Tàu. Công trình di
dời nhà máy thuốc lá Sài Gòn – khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh. Công
trình nhà máy thủy điện ĐakpSi – Kon Tum. Công trình nhà máy cáp tàu thủy Miền
Trung – Đà Nẵng.
Năm 2010 công ty đã hoàn thiện một nhà xưởng để có nơi sản xuất khi công
nhân kết thúc nhiệm vụ ở các công trình về là có nơi làm việc ngay.
Hoàn thành công trình chế tạo cửa van cung, máy đóng mở, đường ống dẫn nước công
trình chứa nước sông Dinh 3 – Bình Thuận.
Triển khai sản xuất đường ống áp lực, cửa cống lấy nước, công xả cát, phai cửa công

trình thủy điện ĐakpSi 5 tỉnh Gia Lai.
2.1.3. Tình hình hoạt động của công ty
Công ty hoạt động vào năm 2007, giai đoạn đầu khi mới bắt đầu hoạt động
công ty đã gặp phải nhiều khó khăn, chưa ổn định về mọi mặt từ khâu nhân sự đến sản
4


xuất thi công công trình. Năm 2009 công ty đã phát triển ổn định cả thị trường và lực
lượng lao động: số lao động tăng lên 45 người,tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 39
người, công ty đã trang bị thêm máy hàn tự động và máy hàn 6 kìm, máy chấm 12
mm, 02 máy hàn mis, 01 máy khoan cần, máy cắt tôn, và 01 máy cắt Platma, doanh
thu đạt được là 11.683 tỷ đạt 83,45% so với kế hoạch nhưng chưa có lợi nhuận vì phải
bù lỗ cho năm 2007 và 2008. Đến năm 2010, số lao động tăng lên 58 người, tham gia
BHXH,

BHYT,

BHTN



49

người,

tổng

sản

lượng


đạt

được:

24.000.000.000đ/20.000.000.000đ đạt 120% so với kế hoạch và doanh thu đạt được
22.563 tỷ đạt 112,82% kế hoạch.
2.2. Mục tiêu và những giá trị của công ty CP CKXD Tháp Kim
2.2.1. Mục tiêu
Đến năm 2020 công ty CP CKXD Tháp Kim sẽ trở thành một công ty lớn về
chế tạo, lắp đặt kết cấu thép và xây dựng uy tín ngang tầm với các tập đoàn, các tổng
công ty lớn trong cả nước. Công ty cung cấp cho các đơn vị những công trình có chất
lượng, bền vững, có tính chuyên môn cao đảm bảo sự hài lòng cho tất cả các đối tác
của công ty.
2.2.2. Những giá trị của công ty
Năng động, sáng tạo: Thể hiện qua việc làm thông minh, chăm chỉ, linh hoạt và
nhanh chóng.
Trách nhiệm: có lòng nhiệt huyết với công việc, mỗi hành động phải thể hiện
trách nhiệm với công ty.
Năng suất – chất lượng – hiệu quả.
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức

5


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Hội đồng quản trị


Tổng giám đốc

Giám đốc điều hành

Kế hoạch kinh
doanh

Thiết kế mỹ
thuật

Xí nghiệp cơ
khí kết cấu

Hành
chính

Đội lắp ráp

Kế toán

Phòng
vật tư

Đội xây lắp
điện

An toàn
LĐ - KCS

Đội xây

dựng

Nguồn tin: Phòng hành chính nhân sự
Tổng giám đốc: Người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, tìm nguồn việc, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của công ty, tuyển dụng lao động và ký kết hợp đồng lao
động với người lao động trong công ty, kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh
doanh, thu chi, quyết toán tài chính, kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động và thỏa
ước lao động tập thể.
Giám đốc điều hành: Người thực hiện các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch
đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị thông qua, tổ chức và điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt
nhất, quyết định lương, thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động, đề xuất

6


những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của công ty, chuẩn bị các bản dự toán
dài hạn, hàng năm, hàng quý cho công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Theo dõi định mức, quản lý việc mua các thiết bị
thi công.
Phòng thiết kế kỹ thuật: Kiểm tra đồ án thiết kế trước khi triển khai thiết kế,
các bản vẽ chi tiết phục vụ sản xuất phải đầy đủ, chính xác, đưa ra các giải quyết công
nghệ hợp lý nhất nhằm tiết kiệm tối đa lượng vật tư hao phí trong quá trình sản xuất,
bóc tách định mức khối lượng vật tư theo từng chủng loại từ bản vẽ thiết kế phục vụ
cho việc mua vật tư để sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, lập hồ sơ nghiệm thu
kỹ thuật phục vụ thanh quyết toán công trình. Đồng thời tư vấn cho BGĐ về các chính
sách đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị phù hợp, các biện pháp nâng cao chất
lượng và năng suất.

Phòng hành chính: Do là công ty xây dựng, lắp đặt thi công các công trình nên
công tác tuyển dụng tương đối nhiều, giám đốc nhân sự quản lý lao động toàn công ty,
thực hiện các chính sách đối với người lao động, theo dõi việc thực hiện công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy nổ và việc triển khai thực hiện nội quy lao
động của công ty.
Phòng kế toán: Có chức năng giúp TGĐ chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, thống kê, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chi hàng ngày, không để thất thoát tài
chính và các khoản chi không hợp lý, hợp lệ.
Phòng vật tư: Cung ứng vật tư nguyên liệu, thiết bị kịp thời phục vụ sản xuất
và mua sắm phương tiện và trang bị bảo hộ lao động, theo dõi, quản lý và xuất nhập
vật tư nguyên liệu phù hợp với từng hạng mục công trình theo quy trình quản lý vật tư
thiết bị; Theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị.
Phòng xí nghiệp cơ khí kết cấu: Thay mặt công ty trực tiếp quản lý lao động
vật tư, thiết bị và điều hành mọi sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch được
giao, tiếp nhận và nghiên cứu các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công để có phương án
công nghệ gia công hợp lý nhằm đảm bảo cho sảm phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật; kiểm
tra tiến độ, chất lượng trong quá trình sản xuất; Đồng thời huấn luyện kỹ thuật an toàn
lao động cho công nhân mới khi vào làm việc, các quy trình an ninh trật tự, an toàn lao
động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
7


Phòng lắp ráp, xây lắp điện, xây dựng: Nhận và nguyên cứu triển khai thực
hiện các bản vẽ lỹ thuật trong tồ trước khi đi vào sản xuất tránh sự sai sót trong quá
trình thi công.
2.4. Quy trình hoạt động sản xuất – kinh doanh
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Hoạt Động Sản Xuất – Kinh DSoanh
Thương thảo ký kết hợp đồng
(Ban tổng giám đốc)
Nghiên cứu đồ án thiết kế

(P.Thiết kế - Kỹ thuật)
Thiết kế bản vẽ thi công
(P.Thiết kế - Kỹ thuật)

Định mức vật tư thiết bị
(P.Thiết kế - Kỹ thuật)
Triển khai sản xuất
(P.Xí nghiệp kết cấu)

Kiểm soát chất lượng
(P.Kế hoạch + Thiết kế kỹ thuật)

Kiểm soát chi phí
(P.Kế hoạch vật tư)

Nghiệm thu kỹ thuật
(P.Thiết kế - Kỹ thuật)

Theo dõi công nợ thanh toán giai đoạn
(P. Kế hoạch vật tư)

Thanh toán quyết toán công trình
(P.Kỹ thuật – Kế hoạch)

Nguồn: Phòng thi công

8


2.5. Cơ sở vật chất – trang thiết bị của công ty

Bảng 2.1. Cơ Sở Vật Chất - Trang Thiết Bị của Công Ty
Đvt: Triệu đồng
2009
Chỉ tiêu

Máy móc thiết bị

Giá trị(đ)

2010
Cơ cấu

Giá trị(đ)

(%)

Chênh lệch
Cơ cấu
(%)

+/-

%

331.413

30.06

365.715


63.75

34.302

10.35

tải

686.199

62.24

123.134

21.45

-563.065

-82.06

Dụng cụ quản lý

84.966

7.70

84.831

14.8


-135.233

-0.16

Tổng cộng

1,102.580

100

573.681

100

-528.897

Phương tiện vận

Nguồn: tài chính kế toán
Qua bảng 2.1 ta thấy, năm 2009 là một năm đầy phát triển của công ty, mọi cơ
sở vật chất – trang thiết bị đều tập trung mua trong năm này, máy móc thiết bị năm
2010 tuy có tăng so với năm 2009 là 10.35% tương ứng với 34.302 triệu đồng nhưng
không đáng kể; Để đáp ứng được nhu cầu của các công trình, phương tiện vận tải năm
2010 có giảm so với năm 2009 là 82.06% ứng với 563.065 triệu đồng, điều này cho
thấy những phương tiện vận tải mua năm 2009 vẫn sử dụng được cho năm 2010 và
năm 2010 công ty chỉ mua những phương tiện vận tải cần thiết, và dụng cụ quản lý
năm 2010 giảm rất ít so với năm 2009 là 0.16% ứng với 135.233 triệu đồng.

9



2.6. Tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
Bảng 2.2. Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất – Kinh Doanh của Công Ty
Đvt: triệu đồng
Khoản mục

Chênh lệch

2009

2010

DT bán hàng và cung cấp DV

23,906

33,835

9,929

41.53

DT thuần bán hàng và cung cấp DV

23,906

33,835

9,929


41.53

Giá vốn hàng bán

20,556

26,137

5,581

27.15

3,350

7,698

4,348

129.8

23

64

41

178.26

Chi phí tài chính


366

458

92

25.14

Chi phí quản lý DN

524

217

-307

-58.58

2,483

7,087

4,604

185.42

Thu nhập khác

1


2

1

150

Chi phí khác

0

0

0

0

LN khác

1

2

1

150

2,484

7,089


4,605

185.41

621

2,272

1,651

265.90

1,863

4,817

2,954

158.60

LN gộp bán hàng và cung cấp DV
DT hoạt động tài chính

LN từ hoạt động kinh doanh

Tổng LN trước thuế
Thuế và các khoản phải nộp
LN sau thuế TNDN

+/-


%

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2
năm 2009 – 2010 ở trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên
9,929 triệu đồng tương ứng với 41.53%. Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 27.15%
tương ứng với 5,581 triệu đồng so với năm 2009, lợi nhuận gộp năm 2010 tăng
129.8% tương ứng với 4,348 triệu đồng so với năm 2009; Bên cạnh đó công ty đẩy
mạnh các hoạt động, doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2010 tăng mạnh so với
năm 2009 là 41 triệu đồng ứng với 178.26%, chi phí tài chính năm 2010 tăng 92 triệu
đồng tương ứng với 25.14%, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 giảm 307 triệu
đồng tương ứng với 58.58% so với năm 2009.
Thu nhập khác của công ty cũng tăng lên đáng kể, năm 2010 tăng 1 triệu đồng
tương ứng với 150% so với năm 2009.

10


Các yếu tố trên đã làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, làm cho lợi nhuận công ty
tăng thêm 2,954 triệu đồng ứng với 158.60%. Như vậy, hoạt động sản xuất – kinh
doanh của công ty trong năm 2010 thực sự có hiệu quả, có thể nói công ty hiện đang
trên đà phát triển.
2.7. Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động của Công Ty
2009
Chỉ tiêu

2010


Chênh lệch

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

(người)

(%)

(người)

(%)

+/-

%

45

100

58

100


13

28.89

42

93.33

55

94.83

13

30.95

3

6.67

3

5.17

0

0

Dưới 1 năm


37

82.22

45

77.60

8

21.62

Từ 1 - 2 năm

3

6.67

6

10.34

3

100

Trên 2 năm

5


11.11

7

12.06

2

40.0

Lao động trực tiếp

32

71.11

38

65.51

6

18.75

Lao động gián tiếp

13

28.89


20

34.49

7

53.85

Đại học, cao đẳng

13

28.89

20

34.49

7

53.85

Trung cấp

12

26.67

20


34.49

8

66.67

Lao động phổ thông

20

44.44

18

31.02

-2

-10.0

Tổng số lao động
Theo giới tính
Nam
Nữ
Theo thâm niên

Theo TCCV

Theo trình độ


Nguồn tin: Phòng hành chính nhân sự
Qua bảng 2.2 ta thấy: Năm 2010, tổng số lao động trong công ty tăng 13 người
so với năm 2009, tương ứng với 28.89%. Lượng lao động tăng lên khá nhiều do năm
2010, công ty đã đấu thầu và nhận được nhiều công trình lớn. Theo thâm niên, trên 2
năm ở năm 2009 có 5 người tăng lên 7 người năm 2010 tương ứng 40%, từ 1-2 năm
tăng thêm 3 người và dưới 1 năm ( LĐ thời vụ) tăng 8 người tương ứng với 21.62%.
Năm 2010, lao động có trình độ đại học-cao đẳng tăng 7 người so với năm 2009 tương
11


ứng 53.85%, trình độ trung cấp tăng 8 người tương ứng 66.67% và lao động phổ thông
giảm đi 2 người. Lượng lao động tăng thêm chủ yếu là lao động gián tiếp, tăng 7 người
so với năm 2009 tương ứng 53.85%, còn lao động gián tiếp tăng 6 người ứng với
18.75%.
2.8. Thuận lợi và khó khăn của công ty
2.8.1. Thuận lợi
Có đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty năng động, sáng tạo, nhạy bén trong mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Có quan hệ rộng rãi, tìm kiếm được nhiều công trình đáp ứng việc làm cho
người lao động.
Có đội ngũ công nhân đa số là có ý thức trách nhiệm, chịu khó trong lao động
sản xuất.
2.8.2. Khó khăn
Do tình hình lạm phát tăng mạnh nên một số công trình phải tạm ngưng hoạt
động một thời gian.
Lãi vay ngân hàng tuy có giảm so với thời kỳ đầu năm nhưng để tiếp cận được
với gói kích cầu của Chính Phủ cũng gặp nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cũng
như công ty.
Công tác tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, có thời gian công ty phải
kêu gọi cán bộ công nhân viên và người ngoài công ty có tiền nhàn rỗi cho công ty vay

và trả lãi theo lãi vay ngân hàng.
2.9. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của công ty
2.9.1. Về sản xuất kinh doanh
Chuẩn bị triển khai lắp đặt cửa van cung, máy đóng mở công trình hồ chứa
nước Sông Dinh 3 – Bình Thuận.
Tiếp tục triển khai sản xuất đường ống áp lực, cửa ống lấy nước, công xả cát,
phai cửa công trình thủy điện Đakpsi 5 tỉnh Kon Tum.
Triển khai làm loại sản phẩm của Daieni theo đúng tiến độ và đảm bảo kỹ thuật,
chất lượng vì đây là sản phẩm xuất đi nước ngoài.
Các phòng kinh tế kỹ thuật và kế hoạch vật tư tập trung lập hồ sơ thanh quyết
toán công trình.
12


Phát huy mặt mạnh và củng cố những mặt còn hạn chế của công ty.
2.9.2. Về tình hình đời sống và làm việc
Việc làm đảm bảo thường xuyên cho 58 lao động đủ việc làm đến tháng 5/2011.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước.
Lãnh đạo công ty thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động như cải thiện điều kiện làm việc, chú trọng về công tác an toàn vệ
sinh lao động.
2.9.3. Về công tác bảo hộ lao động
Công ty đã mua bảo hiểm tai nạn con người cho 100% lao động hiện có với
mức 56.000đ/người/năm.
Công ty trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ 02 bộ/người/năm, giầy, nón, bao tay thợ
hàn và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác kịp thời và đảm bảo chất lượng.
Thường xuyên quan tâm và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và
tự tổ chức quán triệt và hướng dẫn những kiến thức cơ bản về an toàn lao động.
Trong năm không để xảy ra tai nạn lao động nào.


13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU

3.1. Nội dung nguyên cứu
3.1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực là việc hoạch định, tuyển mộ, tuyển dụng, duy trì, phát
triển, sử dụng, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực thông qua
tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Quản trị nguồn nhân lực là sự kết hợp hài hòa giũa tính khoa học và tính nghệ
thuật lãnh đạo. Về phương diện khoa học, quản trị gia thành công phải nắm vững các
kiến thức và kỹ năng quản trị. Xét về phương diện nghệ thuật, quản trị gia thành công
là người có khả năng lôi kéo người khác làm theo, có tài thuyết phục và biết cách dùng
người.
3.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nhân sự đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một
doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật chất phong phú, hệ
thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không hoặc
quản trị kém nguồn tài nguyên nhân. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này
tạo ra bộ mặt văn hóa củ tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
hay lúc nào cũng căng thẳng bất ổn. (www.ctu.edu.vn).
Ngoài ra, công tác quản trị doanh nghiệp luôn gắn liền với công tác của tất cả
các bộ phận trong tổ chức. Vì thế, để nâng cao hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh
đòi hỏi các quản trị gia của tất cả các cấp đều phải có kiến thức về quản trị nhân sự.
Quản trị nguồn nhân lực có ý nghĩa: giúp nhà quản trị đạt được mục đích, kết
quả thông qua người khác. Một nhà quản trị có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng
sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại, chính xác,…nhưng nhà quản trị

đó vẫn có thể thất bại nếu không biết tuyển dụng đúng người cho đúng việc, hoặc
14


×