Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN TRỒNG KHÓM CỦA HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.91 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

LÊ THỊ NGỌC DUYÊN

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN TRỒNG
KHÓM CỦA HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH
TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

LÊ THỊ NGỌC DUYÊN

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN TRỒNG KHÓM CỦA HỘ
NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Kinh tế Nông lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. VÕ NGÀN THƠ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN TRỒNG KHÓM CỦA HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TÂN PHƯỚC TỈNH
TIỀN GIANG” do Lê Thị Ngọc Duyên, sinh viên khóa 33, khoa KINH TẾ, chuyên
ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
……………………….

Người hướng dẫn
ThS. Võ Ngàn Thơ

Ngày

Tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Năm

Ngày

ii

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, đó không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà còn là sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và các anh chị tại Phòng giao dịch Ngân
hàng Chính sách xã hội.
Xin dành những lời tri ân đầu tiên gửi đến cha mẹ và chị - những người đã sinh
thành, nuôi dưỡng và luôn tạo điều kiện cho tôi dược học tập tốt.
Xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt
là các thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu
trong thời gian chúng tôi học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Võ Ngàn Thơ, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các chú, các anh chị làm việc tại Phòng giao dịch Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và
cung cấp tài liệu cho khóa luận.
Và tôi cũng không quên cảm ơn những người bạn đã sát cánh bên tôi trong
suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường - những người luôn luôn khích lệ tôi trong học

tập cũng như trong quá trình thực hiện - hoàn tất đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người!
TP. Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực tập
Lê Thị Ngọc Duyên

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ NGỌC DUYÊN. Tháng 07 năm 2011. “Hiệu quả tín dụng đối với
phương án trồng khóm của hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang”.
LE THI NGOC DUYEN. July 2011. “Credit Effectiveness towards
Pineapples Planting Loans for the Poor at Vietnam Bank for Social Policies
Branch in Tan Phuoc District, Tien Giang Province”.
Tín dụng ưu đãi được xem là đầu vào quan trọng để giúp người nghèo duy trì
hoạt động sản xuất, tạo thu nhập và hướng tới mục tiêu thoát nghèo. Nhìn chung thì
mức cho vay bình quân mỗi hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện Tân Phước tăng qua
các năm; trong 5 năm 2006 - 2010, mỗi hộ được vay khoảng 6.735.188 đồng/năm.
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập được từ các báo cáo cuối năm
của PGD NHCSXH và báo cáo của các phòng ban UBND huyện Tân Phước kết hợp
việc khảo sát 70 hộ nghèo cùng với 50 hộ nông dân trồng khóm khác tại 4 xã của
huyện. Qua đó, phân tích được hiệu quả sản xuất và hiệu quả sử dụng vốn vay từ
NHCSXH của hộ nghèo. Theo kết quả tổng hợp ta thấy hiệu quả của mô hình trồng
khóm trên đất dưới 4,5 năm là cao nhất. Ngoài ra, hộ có mức chi phí vật chất và lao
động thực cao hơn số tiền vay từ NHCSXH và những hộ được Ngân hàng đáp ứng
trên 50% nhu cầu vay thì cũng thu được hiệu quả cao hơn những hộ còn lại. Bên cạnh
đó, việc chạy mô hình năng suất giúp ta xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất cây khóm của vùng đất trồng từ 4,5 - 9 năm. Qua đó, có thể đưa ra những kiến

nghị giúp người nghèo lựa chọn hướng đầu tư sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng đối với hộ nghèo trồng khóm của PGD
NHCSXH huyện Tân Phước có hiệu quả và có tác động tích cực đến thu nhập của
người nghèo tại đây. Từ đó, nâng cao mức cho vay bình quân mỗi hộ cùng với việc
đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ sao cho người vay sử dụng vốn vay hợp lý và canh tác
có hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm.
iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................2
1.3.2. Phạm vi không gian ...............................................................................3
1.3.3. Phạm vi thời gian ..................................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .................................................................................................. 4
2.1. Khái quát về huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang .........................................4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................4
2.1.2. Điều kiện kinh tế ...................................................................................4
2.1.3. Điều kiện xã hội ....................................................................................6
2.1.4. Cơ sở hạ tầng .........................................................................................6
2.2. Giới thiệu về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang .................................................................................................7
2.2.1. Quá trình hình thành..............................................................................7
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ .............................................................................8
2.2.3. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................8
2.3. Thực trạng về vấn đề “nghèo” ở huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang ..........9
2.3.1. Điều kiện sống của hộ nghèo ................................................................9
v


2.3.2. Kết quả thực hiện các biện pháp giảm nghèo tại địa phương ...............9
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 11
3.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................11
3.1.1. Khái niệm về “nghèo” và chuẩn nghèo hiện nay ................................11
3.1.2. Khái niệm tín dụng và tín dụng Ngân hàng ........................................11
3.1.3. Tín dụng đối với người nghèo, vai trò của nó và sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo ...................................................12

3.1.4. Vai trò của cây khóm đối với kinh tế hộ gia đình người dân của
huyện nói chung và đối với người nghèo tại đây nói riêng....................................13
3.1.5. Quy trình trồng khóm ..........................................................................13
3.1.6. Một số khái niệm và công thức dùng để phân tích và xử lý số liệu ....17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................23
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................23
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................24
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 25
4.1. Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Tân Phước .........................................................................25
4.1.1. Nguyên tắc vay vốn .............................................................................25
4.1.2. Điều kiện vay vốn ...............................................................................25
4.1.3. Loại cho vay và thời hạn vay ..............................................................25
4.1.4. Mức cho vay và lãi suất cho vay .........................................................25
4.1.5. Quy trình cho vay ................................................................................26
4.1.6. Kiểm tra vốn vay .................................................................................27
4.2. Nguồn vốn và thực trạng cho vay hộ nghèo trồng khóm của Phòng giao
dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước ...............................................28
4.2.1. Nguồn vốn cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Tân Phước qua các năm ........................................................................28
4.2.2. Kết quả cho vay hộ nghèo trồng khóm của Phòng giao dịch Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước qua các năm ........................................29
vi


4.3. So sánh một số thông tin có được giữa hai nhóm hộ A và B ....................31
4.4. So sánh kết quả - hiệu quả trồng khóm và hiệu quả sử dụng nguồn vốn
vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội của hộ nghèo ...................................................33
4.4.1. So sánh theo mô hình (tuổi đất) ..........................................................33

4.4.2. So sánh theo mức độ đầu tư ................................................................36
4.4.3. So sánh theo việc đầu tư chi phí vật chất và lao động thực cao hoặc
thấp hơn so với số tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội ................................39
4.4.4. So sánh theo khả năng Ngân hàng đáp ứng vốn so với nhu cầu vay ..41
4.5. Hàm năng suất khóm của các mẫu điều tra thuộc mô hình 2 ...................43
4.5.1. Ước lượng các thông số của mô hình..................................................43
4.5.2. Phát hiện và khắc phục các vi phạm giả thiết của mô hình ................45
4.6. Tình hình tiêu thụ khóm năm 2010 ............................................................50
4.7. Tình hình thu nhập của hộ nghèo thuộc mẫu điều tra năm 2010 ...............51
4.8. Công tác cho vay đối với đối tượng hộ nghèo trồng khóm của Phòng giao
dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước ...............................................52
4.8.1. Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và khả năng đáp ứng của Ngân hàng 52
4.8.2. Đánh giá của người dân về công tác cho vay của Phòng giao dịch
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước ...................................................53
4.9. Xác định nhu cầu vốn làm lại đất và trồng mới của hộ nghèo ..................55
4.9.1. Nhu cầu vốn/ha đối với ruộng khóm cần xới đất lại ...........................55
4.9.2. Nhu cầu vốn/ha đối với ruộng khóm cần cuốn đất lại ........................56
4.10. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng hiệu quả nguồn
vốn vay từ NHCSXH cho việc trồng khóm ...............................................................56
4.10.1. Thuận lợi ...........................................................................................56
4.10.2. Khó khăn ...........................................................................................58
4.10.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả tín dụng ưu
đãi cho cây khóm ...................................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 63
5.1. Kết luận ......................................................................................................63
5.2. Một số đề xuất và kiến nghị .......................................................................64
vii


5.2.1. Đối với Nhà nước ................................................................................64

5.2.2. Đối với Chính quyền địa phương và các tổ chức khác .......................64
5.2.3. Đối với Ban lãnh đạo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội
huyện Tân Phước....................................................................................................65
5.2.4. Đối với Ngân hàng Trung ương ..........................................................66
5.2.5. Đối với các hộ gia đình nghèo được điều tra ......................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

………………………………...…………………67

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PGD

Phòng giao dịch

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

PGD NHCSXH

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

UBND


Ủy ban Nhân dân

CMND

Chứng minh nhân dân

ĐVT

Đơn vị tính

GTTB

Giá trị trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

HSBT

Hệ số biến thiên

PNN&PTNT

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CPVC + LĐ

Chi phí vật chất và chi phí lao động


CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

CPLĐ nhà

Chi phí lao động nhà

CPLĐ thuê

Chi phí lao động thuê

CP thuê đất

Chi phí thuê đất

TL NHCSXH

Trả lãi Ngân hàng Chính sách xã hội

TL khác NHCSXH

Trả lãi khác Ngân hàng Chính sách xã hội

TSLN


Tỷ suất lợi nhuận

TSTN

Tỷ suất thu nhập

TSSLCĐVV từ NHCSXH

Tỷ suất sinh lời của đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính
sách xã hội

ix


MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Mẫu Điều Tra ........................................................................................................ 24
Bảng 4.2. Nguồn Vốn Cho Vay của PGD NHCSXH Huyện Tân Phước Năm 2006 2010 ……………………………………………………………………………………….28
Bảng 4.3. Dư Nợ Cho Vay Hộ Nghèo Trồng Khóm của PGD NHCSXH Huyện Tân
Phước Năm 2006 - 2010........................................................................................................ 29
Bảng 4.4. Dư Nợ Bình Quân Lĩnh Vực Cho Vay Hộ Nghèo Trồng Khóm của PGD
NHCSXH Huyện Tân Phước Năm 2006 - 2010 ................................................................ 29
Bảng 4.5. Nợ Quá Hạn Lĩnh Vực Cho Vay Hộ Nghèo Trồng Khóm của PGD
NHCSXH Huyện Tân Phước Năm 2006 - 2010 ................................................................ 30
Bảng 4.6. Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn/Dư Nợ Lĩnh Vực Cho Vay Hộ Nghèo Trồng Khóm của
PGD NHCSXH Huyện Tân Phước Năm 2006 - 2010 ...................................................... 30
Bảng 4.7. Giá Trị Trung Bình - Độ Lệch Chuẩn - Hệ Số Biến Thiên Các Chỉ Tiêu So
Sánh của Hai Nhóm Hộ ......................................................................................................... 31

Bảng 4.8. So Sánh Kết Quả Điều Tra Được của Nhóm Hộ B với Giá Trị Trung Bình ở
Nhóm Hộ A ............................................................................................................................. 31
Bảng 4.9. Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay từ
NHCSXH/ha Khóm ở 3 Mô Hình ........................................................................................ 34
Bảng 4.10. So Sánh Kết Quả Sản Xuất/ha Khóm ở 3 Mô Hình ...................................... 35
Bảng 4.11. Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay từ
NHCSXH/ha Khóm ở 4 Mức Độ Đầu Tư................................................. 37_Toc298113386
Bảng 4.12. Kết Quả - Hiệu Quả Sản Xuất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Vay từ
NHCSXH/ha Khóm theo Việc Sử Dụng Vốn của Hộ Nghèo .......................................... 40
Bảng 4.13. Hiệu Quả Sản Xuất - Sử Dụng Vốn Vay từ NHCSXH/ha theo Mức Độ
Đáp Ứng Vốn của Ngân Hàng.............................................................................................. 41
Bảng 4.14. Các Hệ Số Ước Lượng Hàm Sản Xuất của Mô Hình Hồi Quy 1 ................ 43
Bảng 4.15. Kiểm Định Sự Phù Hợp của Các Biến trong Mô Hình Hồi Quy 1 .............. 44
Bảng 4.16. Các Hệ Số Ước Lượng của Hàm Sản Xuất Mô Hình Hồi Quy 2 ................ 45
x


Bảng 4.17. Kiểm Định Sự Phù Hợp của các Biến trong Mô Hình .................................. 45
Bảng 4.18. Kiểm Định White ............................................................................................... 46
Bảng 4.19. Kiểm Tra Hiện Tượng Tự Tương Quan Bậc Một .......................................... 46
Bảng 4.20. Mô Hình Hồi Quy Phụ của Các Biến .............................................................. 47
Bảng 4.21. Đánh Giá từ phía Người Dân về Công Tác Cho Vay của PGD NHCSXH
Huyện Tân Phước................................................................................................................... 54
Bảng 4.22. Chi Phí/ha đối với Ruộng Khóm Cần Xới Đất Lại ........................................ 55
Bảng 4.23. Chi Phí/ha đối với Ruộng Khóm Cần Cuốn đất Lại ...................................... 56

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Tân Phước Năm 2010................................... 5
Hình 2.2. Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Tân Phước Tỉnh
Tiền Giang................................................................................................................................. 7
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức của Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Huyện Tân Phước..................................................................................................................... 8
Hình 3.4. Sơ Đồ Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng ........................................................... 12
Hình 4.5. Sơ Đồ Quy Trình Cho Vay Hộ Nghèo ............................................................... 26
Hình 4.6. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Hộ ở Nhóm B Có Tổng Số Các Chỉ Tiêu So Sánh Thấp
Hơn so với Nhóm A ............................................................................................................... 32
Hình 4.7. So Sánh Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả giữa Các Mô Hình ....................................... 36
Hình 4.8. So Sánh Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả giữa Các Mức Độ Đầu Tư .......................... 38
Hình 4.9. Ruộng Khóm tại Địa Bàn Huyện Tân Phước .................................................... 42
Hình 4.10. Biểu Đồ Sự Biến Động Giá Khóm 12 Tháng Trong Năm 2010................... 51
Hình 4.11. Biểu Đồ Khả Năng Đáp Ứng Vốn Vay Trồng Khóm cho Hộ Nghèo ......... 53

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Phiếu Điều Tra Nhóm Hộ B
Phụ lục 3. Các Kết Xuất từ Eview

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Như một quy luật tất yếu, nền kinh tế ngày càng phát triển thì chênh lệch giàu
nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng rõ rệt. Theo tính toán của tờ báo Lao Động
ngày 16/12/2010 thì ở nước ta, thu nhập của người giàu cao hơn thu nhập của người
nghèo đến 6,5 lần. Người nghèo luôn là thành phần bị hạn chế trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, việc làm. Sự nghèo khổ là
một vòng luẩn quẩn kéo theo hàng loạt vấn đề tiêu cực khác trong việc phát triển kinh
tế xã hội.
Công tác xóa đói - giảm nghèo luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; và
đó cũng là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế của
nước ta. Mặc dù Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo (đào tạo
nghề, cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp tín dụng ưu đãi, xây nhà tình thương,…), song mức
độ hiệu quả và tính chất lâu dài của việc xóa đói giảm nghèo tại các địa phương là
không đồng đều. Trong số các giải pháp đó thì việc cấp tín dụng ưu đãi cho người
nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp người
dân thoát nghèo, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, tín dụng cho người nghèo ở một lĩnh
vực cụ thể nào đó đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất của họ như thế nào và làm
sao để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay trên? Việc tìm hiểu sâu về hiệu quả
tín dụng của nguồn vốn vay ưu đãi sẽ giúp chúng ta nhận định được hai vấn đề trên.
Tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, cây khóm là loại cây chủ lực của hoạt
động sản xuất. Khoảng 63,12% hộ nghèo ở huyện vay vốn của NHCSXH với phương
án là trồng khóm (theo PGD NHCSXH huyện Tân Phước). Do đó, tôi đã chọn thực
hiện đề tài: “Hiệu quả tín dụng đối với phương án trồng khóm của hộ nghèo tại
1


Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước tỉnh Tiền
Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng và đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả tín dụng đối với phương án vay vốn trồng khóm của người nghèo tại địa bàn
huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về hoạt động cho vay người nghèo trồng khóm tại PGD NHCSXH
huyện Tân Phước.
Xác định một vài thông tin có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nghèo thuộc
mẫu điều tra.
Tìm hiểu sự khác biệt về kết quả - hiệu quả sản xuất và hiệu quả sử dụng
nguồn vốn vay từ PGD NHCSXH huyện theo các mô hình, mức độ đầu tư,… và theo
khả năng Ngân hàng đáp ứng vốn cho hộ vay.
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất khóm, sơ lược về
vấn đề tiêu thụ sản phẩm khóm và thu nhập của hộ nghèo.
Xem xét khả năng cung ứng vốn của PGD NHCSXH huyện trước nhu cầu vay
để sản xuất của hộ nghèo và đánh giá về công tác cho vay của PGD từ phía người vay.
Xác định nhu cầu vốn làm lại đất và trồng mới của hộ nghèo.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của
nguồn vốn vay từ PGD NHCSXH huyện cho việc trồng khóm, từ đó đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho phương án trồng khóm của người nghèo
tại đây.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
PGD NHCSXH huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
70 hộ nông dân nghèo và 50 hộ nông dân khác trồng khóm tại các xã Hưng
Thạnh, Thạnh Tân, Thạnh Mỹ, Tân Hòa Thành.

2


1.3.2. Phạm vi không gian

Đề tài thực hiện nghiên cứu tại địa bàn huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 01/03/2011 đến ngày 05/06/2011.
Số liệu của hoạt động sản xuất chủ yếu của năm 2010, số liệu của PGD
NHCSXH huyện được lấy trong khoảng thời gian 2005 - 2010 và một vài thông tin về
giá trong năm 2011 để xác định nhu cầu vay vốn trồng khóm của hộ nghèo.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương có nội dung như sau:
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lý do chọn đề tài “Hiệu quả tín dụng đối với phương án vay vốn trồng khóm
của người nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước
tỉnh Tiền Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu, PGD NHCSXH huyện Tân Phước
và thực trạng về vấn đề “nghèo” ở địa phương.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Là phần nội dung cơ sở lý luận, trình bày các chỉ tiêu nghiên cứu, một số khái
niệm, công thức dùng để thu thập, xử lý, phân tích số liệu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Là kết quả nghiên cứu được, tình hình hoạt động tín dụng của PGD NHCSXH
huyện Tân Phước đối với hộ nghèo trồng khóm và hiệu quả sản xuất khóm, hiệu quả
sử dụng nguồn vốn vay trên của hộ nghèo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích những vấn đề nghiên cứu được ở CHƯƠNG 4, đưa ra
những kết luận, nhận định và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng đối với phương án vay vốn trồng khóm của người nghèo tại PGD NHCSXH
huyện Tân Phước.
3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Ngày 11/07/1994 Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 68/CP thành lập
huyện Tân Phước. Huyện có tổng diện tích là khoảng 333,2 km2, gồm có 13 xã và 1
thị trấn, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho
25 km.
Các hướng tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp huyện Thạnh Hoá của tỉnh Long An.
- Phía Nam giáp huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành cùng tỉnh.
- Phía Tây giáp huyện Tân Thạnh của tỉnh Long An và huyện Cai Lậy cùng
tỉnh.
- Phía Đông giáp huyện Thủ Thừa và thành phố Tân An của tỉnh Long An.
b) Đất đai, thời tiết và khí hậu
Huyện nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười, đất đai nhiễm phèn nặng.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm là 27 - 28o C.
Hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
âm lịch, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch. Vào mùa khô, huyện thiếu nước
trầm trọng. Vào mùa nước nổi, toàn bộ địa bàn huyện bị ngập nước.
(Nguồn: />2.1.2. Điều kiện kinh tế
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện trên 21 tỷ 220 triệu đồng. Hiện nay cơ

4


cấu kinh tế của huyện được thể hiện ở hình 2.1:

Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Tân Phước Năm 2010

21,24%
57,7%
21,29%

Nông - Lâm nghiệp
Công ngiệp - Xây dựng
Thương mại - Dịch vụ

Nguồn tin: Phòng hạ tầng - kinh tế UBND huyện Tân Phước
Hình 2.1 cho thấy ngành Nông - Lâm nghiệp đóng vai trò chủ lực, chiếm
57,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và
ngành Thương mại - Dịch vụ tương đương nhau, chiếm trên 21% giá trị sản xuất.
Trong đó:
- Nông - Lâm nghiệp: Đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu kinh tế của huyện với
các loại cây trồng: cây khóm có diện tích khoảng 12.000 ha, sản lượng hàng năm là
200.000 tấn; cây lúa có diện tích khoảng 5.300 ha, diện tích gieo trồng hàng năm là
12.000 ha, sản lượng bình quân 55.000 tấn/năm; khoai mỡ có diện tích 1.000 ha, sản
lượng hàng năm là 14.000 tấn; hoa màu thực phẩm các loại có diện tích khoảng 1.000
ha, sản lượng hàng năm đạt 12.000 tấn. Rừng có diện tích 9.500 ha, trong đó, cây
tràm chiếm 8.100 ha, cây bạch đàn chiếm 1.400 ha.
- Công nghiệp - Xây dựng đang bước đầu phát triển và có những tín hiệu khả
quan. Khu vực công nghiệp Đông Nam Tân Phước được tỉnh quy hoạch với diện tích
trên 3600 ha. Trong đó, khu công nghiệp Long Giang với diện tích 600 ha đã xúc tiến
hình thành ở xã Tân Lập 1. Huyện đang quy hoạch cụm công nghiệp ở xã Phú Mỹ,
diện tích 30 ha phục vụ cho công nghiệp chế biến: xay xát, chế biến khóm, khoai, bột
giấy từ nguồn nguyên liệu ưu thế của địa phương.
5



- Thương mại - Dịch vụ: huyện có 3 chợ đầu mối: chợ thị trấn Mỹ Phước, Chợ
Bắc Đông và chợ Phú Mỹ.
(Theo Báo cáo của Phòng hạ tầng - kinh tế UBND huyện Tân Phước)
2.1.3. Điều kiện xã hội
a) Dân số - lao động
Dân số của huyện khoảng 56.208 ngàn người, mật độ 168 người/km2.
Nguồn lao động trong độ tuổi chiếm 65,8% tổng số dân của khu vực. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề chỉ hơn 13% - là một trong những huyện có tỷ lệ lao động qua
đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng thấp nhất tỉnh.
b) Giáo dục
Giáo dục: trên địa bàn huyện có 25 trường gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học
cơ sở, có 2 trường phổ thông trung học. Huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia
về công tác phổ cập trung học cơ sở năm 2006.
c) Y tế
Huyện có 12 trạm y tế các xã, các trạm y tế đều có bác sĩ tăng cường về điều
trị.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông bộ gồm: 4 tuyến đường tỉnh, 9 tuyến đường huyện, 8
tuyến đường liên xã, trên 28 tuyến đường xã chính và các tuyến giao thông xóm ấp
với tổng chiều dài là 546,2km. Trên địa bàn huyện có 49,5km đường tỉnh, có đặc
điểm là khá dài, liên kết với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh khác tạo hướng lưu
thông thuận lợi từ huyện đi đến các khu vực khác trong tỉnh. Tuy nhiên, do chưa đầu
tư trải nhựa toàn bộ và đầu tư nâng cấp tải trọng cầu nên chưa đáp ứng được nhu cầu
lưu thông ngày càng cao.
Mạng lưới giao thông đường thủy: Tổng chiều dài của các sông, kênh chính là
203,7km; ngoài ra còn hàng trăm km kênh rạch cho ghe, thuyền gắn máy dưới 5 tấn
lưu thông thuận lợi. Hiện kênh Nguyễn Văn Tiếp chuẩn bị được nạo vét mở rộng
phục vụ giao thông thủy, có thể cho xà lan 400 - 600 tấn lưu thông thông suốt.
Ngoài ra, tính đến năm 2009, huyện đã thực hiện được 5 cụm dân cư vượt lũ,

đã bố trí cho 1.453 hộ vào cất nhà tại các tuyến dân cư này. Trong
6


năm 2009, huyện đã thực hiện 14 công trình thủy lợi nội đồng với tổng chiều dài
trên 18.600m.
(Nguồn: />A0)
Điều kiện tự nhiên của huyện còn nhiều khó khăn, điều kiện xã hội và cơ sở hạ
tầng còn chưa phát triển nên kinh tế của địa phương còn bị hạn chế.
2.2. Giới thiệu về Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân
Phước tỉnh Tiền Giang
2.2.1. Quá trình hình thành
Hình 2.2. Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Tân Phước
Tỉnh Tiền Giang

Nguồn: Lê Thị Ngọc Duyên, 2011
PGD NHCSXH huyện Tân Phước thành lập vào ngày 10/05/2003 theo quyết
định số 639/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHCSXH. Trong giai đoạn đầu mới
thành lập, hoạt động của PGD còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện về cơ sở vật chất
và nhân lực còn thiếu so với nhu cầu, trụ sở hoạt động còn đặt tạm thời tại
NHNH&PTNT của huyện.
7


Năm 2008, PGD dời về trụ sở mới ở khu 4, thị trấn Mỹ Phước.
Được sự quan tâm của ngành cấp trên, chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, Chính
quyền địa phương và sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội
huyện Tân Phước trong thời gian qua đã góp phần ổn định và chặt chẽ hơn trong hoạt
động, tạo điều kiện cho PGD hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ

PGD NHCSXH huyện Tân Phước chủ yếu thực hiện việc cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời
sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định
xã hội.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ của PGD là 9 người gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 3 cán
bộ tín dụng, 2 kế toán, 1 thủ quỹ, 1 bảo vệ. Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách hoạt động
tín dụng của 3 - 4 xã với sự cộng tác của các tổ trưởng các hội đoàn thể: Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Mỗi tổ trưởng phụ trách
50 - 80 hộ vay.
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức của Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Huyện Tân Phước
Ban Giám đốc

Tổ trưởng tổ Tín dụng

Cán bộ Tín dụng

Trưởng Kế toán

Cán bộ Kế toán

Cán bộ Ngân quỹ

Nguồn: PGD NHCSXH huyện Tân Phước
8


2.3. Thực trạng về vấn đề “nghèo” ở huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang
2.3.1. Điều kiện sống của hộ nghèo

Huyện Tân Phước là huyện nghèo đứng thứ hai của tỉnh Tiền Giang sau huyện
Tân Phú Đông với khoảng 2.223 hộ nghèo (chiếm 16,31% tổng số hộ dân cư trên địa
bàn huyện). Huyện còn rất nhiều hộ gia đình nghèo cần được hỗ trợ về vốn.
Điều kiện sống của hộ nghèo
- Nhà ở: nhà tạm: 32,2%, nhà khung gỗ lâu bền: 48,8%, bán kiên cố: 16,9%, ở
thuê và ở nhờ: 2,1%.
- Điện sinh hoạt: sử dụng điện: 94,83%, không sử dụng điện: 5,17%.
- Nước sinh hoạt: chỉ có 80% hộ nghèo có sử dụng nước máy.
- Nhà vệ sinh: hố xí tự hoại, bán tự hoại: 60%.
2.3.2. Kết quả thực hiện các biện pháp giảm nghèo tại địa phương
a) Chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Tư vấn giới thiệu việc làm: Năm 2010, trung tâm dạy nghề huyện đã giới thiệu
việc làm cho 1.355 lao động làm việc trong và ngoài tỉnh.
Cho vay giải quyết việc làm: PGD NHCSXH huyện đã giải ngân số tiền 4.426
triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 1.140 lao động trong năm 2010.
Đào tạo nghề: có 49 lớp đào tạo nghề, khoảng 1.435 học viên tham gia.
b) Các chương trình vì mục tiêu giảm nghèo
Ngoài chương trình cho vay vốn ưu đãi của PGD NHCSXH huyện và Hội Phụ
nữ thì Chính quyền địa phương còn có các chính sách hỗ trợ sau:
Chính sách hỗ trợ về y tế: Đã lập thủ tục cấp 12.394 thẻ bảo hiểm y tế cho
nhân khẩu hộ nghèo, kể cả nhân khẩu thoát nghèo 2008 - 2009 theo chủ trương của
UBND tỉnh.
Các hình thức hỗ trợ khác: Huyện đã xây dựng 20 căn nhà tình thương với kinh
phí trên 467 triệu đồng cho hộ gia đình chính sách nghèo, hộ khó khăn về nhà ở; hỗ
trợ 229,5 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 153 căn nhà ở cho hộ nghèo cùng với 50 suất
học bổng trị giá 295 triệu đồng, 4.415 phần quà cho học sinh nghèo hiếu học và 1.921
phần quà cùng 485,6 triệu đồng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều
kiện vui tết 2010.
9



(Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo - giải quyết việc làm
huyện Tân Phước 2010)
Nhìn chung thì Chính quyền địa phương có nhiều chính sách hỗ trợ người
nghèo và các chương trình này ngày càng được đẩy mạnh về số lượng lẫn chất lượng.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về “nghèo” và chuẩn nghèo hiện nay
Khái niệm “Nghèo” diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương
ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên
nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian.
Chuẩn nghèo ở Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các
hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 tháng 07
năm 2005 như sau:
- Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Hiện chuẩn nghèo kể từ tháng 1 năm 2011 đã được điều chỉnh theo Nghị quyết
số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000

đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3.1.2. Khái niệm tín dụng và tín dụng Ngân hàng
Khái niệm tín dụng: Tín dụng (theo tiếng Anh: Credit) là quan hệ vay mượn,
quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc
hoàn trả.
11


×