Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

PHÂN BIỆT CHỨNG PHẾ âm hư và CHỨNG tâm âm hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.76 KB, 6 trang )

PHÂN BIỆT CHỨNG PHẾ ÂM HƯ VÀ CHỨNG TÂM ÂM HƯ
I.

II.

III.

ĐỊNH NGHĨA
Chứng phế âm hư: phế kim âm dịch bất túc, không thể nhuận dưỡng, hư
nhiệt nội sinh dẫn đến các biểu hiện ho khan không đờm hoặc đờm ít mà nhầy
dính khó khạc và chứng hư nhiệt.
Chứng tâm âm hư: tạng tâm âm huyết bất túc, tâm thần không được nuôi
dưỡng, hư nhiệt nội sinh dẫn đến biểu hiện tâm quý chính xung, mất ngủ mơ
nhiều và chứng hư nhiệt.
NGUYÊN NHÂN BỆNH
Chứng phế âm hư: ho kéo dài không ngừng, tiêu hao tinh huyết; thời kỳ
cuối của bệnh có sốt cấp tính, sốt cao hoặc nôn tiêu chảy làm tổn thương đến
âm dịch, âm dịch bất túc; vi trùng lao làm hao mòn phế thể mà tổn hại đến phế
âm; phòng lao quá độ, thận âm khuy hư, thủy khuy hỏa vượng, tiêu đốt phế
âm, dẫn đến phế âm bất túc, phế mất đi sự nhuận dưỡng mà dẫn đến các chứng
ho đờm. Vì thế Trương Cảnh Nhạc nói: “ ho đờm do nội thương, ắt bắt đầu từ
âm phận, vì phế thuộc táo kim, là mẹ của thủy, âm ở dưới bị tổn thương thì
dương ở trên không có âm chế ước, thủy khô cạn kim khô mòn, phế khổ sở vì
táo, phế táo thì gây ngứa họng, ngứa thì ho không dừng.” Quý Trung Tử cũng
cho rằng: “phòng dục tình chí làm tổn thương bên trong, thì tạng khí bị thương,
trước do âm phận mà bệnh cập thượng tiêu, đây là bệnh từ các tạng mà sau
truyền đến phế.”
Chứng tâm âm hư: phần nhiều do tâm huyết hư phát triển mà thành, vì vậy
nhân tố gây bệnh thường có tư lự quá độ dần hao tổn âm huyết, vì thế y kính> nói: “tâm là nguồn của huyết, do vậy tâm an thì chân huyết ngày ngày
được sinh sản, chỉ có điều lao tâm quá độ thì tâm huyết dần hao tổn”.


chính truyền> cũng cho rằng: “…lại hoặc gặp phải việc phiền hà, suy nghĩ
không ngừng, thì tâm quân cũng là không yên, vì vậy thần minh bất an mà gây
ra các triệu chứng tâm quý chính xung vậy,” hoặc mất máu quá nhiều, huyết
dịch thất thiếu quá mức, hoặc thận thủy khuy hư, không thể đi lên ký tế tâm
hỏa, tâm hỏa cang thịnh, hao thương tâm âm, hoặc tình chí không thông suốt,
can uất hóa hỏa, thiêu đốt âm dịch, hoặc bệnh nhiệt làm tổn thương tân dịch,
hoặc ra mồ hôi quá nhiều mà tiêu vong tâm dịch, hoặc tỳ vị hư nhược, nguồn
hóa sinh âm huyết thiếu, dễ dẫn đến hư hỏa nội sinh, tâm mất đi sự nuôi dưỡng
mà thành chứng tâm âm hư. Do đó mà “hễ lao thương hư tổn, đều có nguyên
nhân từ ngũ tạng, mà chỉ tạng tâm là nhiều nhất, vì tâm là quân chủ chi quan.
Hệ thống sinh sản khí cơ của cơ thể, đặc biệt không thể tổn thương…….tổn
thương của ngũ tạng, lấy tâm làm gốc” (Bách cư tập).
CƠ CHẾ SINH BỆNH


IV.

Chứng phế âm hư: phần lớn vì âm huyết bất túc, hư hỏa nội sinh, hỏa thịnh
hình kim, thiêu đốt hao tổn phế kim, tổn thương phế lạc, mất đi sự nhu nhuận,
chức năng túc giáng giảm sút. Thường có thể do hạ nguyên thận âm khuy hư,
hư hỏa thượng viêm, thương cập phế âm, cũng có thể do phế âm bất túc, tích
lũy dai dẳng mà liên lụy đến thận âm, cuối cùng gây ra phế thận âm khuy hư.
Nếu phế lao kéo dài ho đờm không khỏi, khí huyết hư kiệt thì bệnh nặng rồi, vì
thế <Y triệt-quyển 2-tạp chứng-khái thấu> nói: “nếu ho đờm dai dẳng không
dứt thì tinh hoa tạng phủ, cơ nhục huyết mạch đều bị hao dẫn, tiêu kiệt ở tại
đờm, so với thoát khí, thoát huyết, sao lại kém hơn đây, chỉ người không quan
sát được ho đờm kéo dài, mới mắc mà sắc mặt tiều tụy, tiếp diễn mà cơ nhục
tiêu gầy, rồi tiếp nữa mà có cốt nuy (bại liệt xương, xương sống đau nhức,
không đứng thẳng được, chân bại liệt, sắc mặt đen hãm, răng khô), đều là tân
dịch không thể đủ để phân bố cặn kẽ hết được, há lại dễ thấy mơ hồ ư!”.

Chứng tâm âm hư: do âm huyết bất túc, tâm thần không được nhu nhuận tư
dưỡng thì tâm thần không yên, vì vậy “<Bảo sinh bí yếu> nói: tâm là chủ của
cơ thể, thống lãnh huyết hải, vì đó tâm huyết thiếu thì thần không yên, ngủ
không ổn, trăm bệnh được cớ phát sinh” (Tạp chí nguyên lưu tê chúc). Nếu âm
hư không thể chế ước dương khí, thì hư hỏa nội sinh. Vì vậy cơ chế sinh bệnh
của tâm âm hư, khái quát một cách đơn giản là tâm thần mất sự nuôi dưỡng, hư
hỏa nội sinh. Ngoài ra, chứng tâm âm hư phần lớn do chứng tâm huyết hư phát
triển mà thành, chứng tâm âm hư bệnh tình nặng, chứng tâm huyết hư bệnh
tình nhẹ, huyết và âm đều cùng một thuộc tính, do đó mà chứng tâm âm hư
thường bao gồm cơ chế sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng của chứng tâm huyết
hư, lâm sàng rất khó phân tách hoàn toàn. Nếu tâm âm khuy hư, âm không chế
dương, tâm hỏa độc cang, truyền xuống thận thủy thì thận âm bất túc, hình
thành chứng tâm thận bất giao. Thường biểu hiện của chứng âm hư hỏa vượng
là tâm hỏa cang ở trên, thận thủy khuy ở dưới, cũng là quy về bệnh lý của
chứng tâm âm bất túc, có liên quan đến nguyên nhân bệnh và bệnh lý của
chứng tâm thận bất giao, <Lý hư nguyên gián> cho rằng: “tâm chủ huyết mà
tàng thần, thận chủ chí mà tàng tinh. Luận về thể chất tiên thiên sinh thành, thì
tinh sinh khí, khí sinh thần; luận về chủ tể của hậu thiên vận dụng, thì thần điều
khiển khí, khí điều khiển tinh. Nhà dưỡng sinh gọi tinh, khí, thần là “tam bảo”,
nguyên tắc điều trị không thể thiếu cái nào, vì vậy với hoạt tiết, mộng di, các
loại bệnh về tinh, ắt gốc ở trị thần, với chính xung, lương quý các loại bệnh về
thần, ắt gốc ở trị khí. Bổ tinh thì phải an thần, an thần thì phải ích khí, mới bắt
đầu hư lao phần lớn do tâm thận bất giao…”.
ĐIỂM PHÂN BIỆT TRỌNG YẾU


V.

Chứng phế âm hư: ho khan không đờm hoặc đờm ít mà nhầy dính khó
khạc, nặng thì ho ra đờm lẫn máu, khàn giọng, ngũ tâm phiền nhiệt, người gầy

ốm, miệng táo họng khô, triều nhiệt đạo hãn, gò má đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế
sác. Lấy triệu chứng thường thấy của phế và những thành phần liên quan và
chứng hư nhiệt cùng lúc làm đặc trưng lâm sàng.
Chứng tâm âm hư: tâm quý chính xung, mất ngủ mơ nhiều, hư phiền, đạo
hãn, lòng bàn tay bàn chân nóng, gò má đỏ, miệng khô họng táo, lưỡi đỏ ít rêu,
mạch tế sác. Lấy triệu chứng thường gặp của tâm và chứng âm hư cùng lúc làm
đặc trưng lâm sàng.
PHÂN TÍCH ĐIỂM KHÁC NHAU
Chứng phế âm hư và tâm âm hư đều có hội chứng của âm hư nội nhiệt, vì
vậy cùng có biểu hiện triệu chứng ngũ tâm phiền nhiệt, miệng táo họng khô, gò
má đỏ, đạo hãn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác, do âm dịch khuy hư, dương khí
tương đối cang thịnh hưng phấn, nhưng là trạng thái bệnh của một loại cang
thịnh hưng phấn do hư, hư nhiệt bên trong nhiễu loạn thì ngũ tâm phiền nhiệt,
tân dịch thiếu không thể đi lên nhu nhuận, thì miệng táo họng khô, hỏa tính
thượng thăng, hư hỏa thượng viêm thì gò má đỏ, âm hư dương thịnh, hư nhiệt
bức tân dịch tiết ra ngoài, vì thế gây đạo hãn, “đạo hãn thuộc âm hư…đạo hãn
chính là ra mồ hôi khi ngủ, tỉnh thì mồ hôi không ra, vì âm khí trống rỗng hư
suy, khi ngủ vệ khí nhân lúc hư mà hãm nhập thì biểu không được hộ vệ mà
hỏa ở phần dinh độc vượng ở ngoài, chưng đằng mồ hôi xuất ra, lúc tỉnh thì vệ
khí đi ở dương mà khí cố ở biểu, mồ hôi không ra, thường gặp ở người hư lao,
nên dưỡng âm thanh nhiệt (Y lược lục thư). Lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác là thuộc
hiện tượng âm hư nội nhiệt.
Chứng phế âm hư và tâm âm hư, vì công năng sinh lý của hai chứng này
không giống nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng có đặc điểm khác biệt.
Chứng phế âm hư: vì công năng sinh lý của phế là chủ khí, quản hô hấp, chủ
tuyên phát túc giáng. Hư hỏa thiêu đốt kim, phế mất đi công năng tuyên túc thì
khí nghịch mà gây ho. Âm hư sinh táo, phế mất đi sự nhu nhuận, vì thế ho
khan không đờm, hoặc đờm ít mà nhầy dính khó khạc. Nhiệt làm tổn thương
phế lạc thì ho đờm lẫn máu, “người ho ra máu, là hỏa thừa kim mà làm tổn
thương phế lạc, vì thế mà huyết theo đờm khi ho xuất ra ngoài” (Minh y chỉ

chưởng). Hầu nối tiếp với đường dẫn khí, bên dưới thông với phế, hư hỏa hun
đốt, hầu không được nhuận dưỡng vì thế gây khàn giọng.
Chứng tâm âm hư: tâm chủ huyết mạch, tàng thần, tạng tâm âm huyết bất
túc, tâm không được dưỡng, tâm động không yên thì tâm quý chính xung, “con
người có tâm làm chủ, nuôi dưỡng tâm là huyết, tâm huyết một khi hư, thần
khí không có chỗ trông coi, khởi đầu điều này là lương quý” (Y phương loại


tụ). “Chính xung là bệnh do tâm huyết bất túc. Con người chủ ở tâm, tâm chủ
huyết, tâm huyết tiêu vong, thần khí không được trông coi thì trong tâm trống
rỗng hư suy, dao động hơi nhanh, không thể yên tĩnh, không lúc nào không
hoạt động, gọi là chính xung” (Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc), tâm huyết khuy
hư, tâm thần mất đi sự nuôi dưỡng thì gây mất ngủ mơ nhiều, “nguyên nhân
của tâm huyết hư không thể nằm ngủ, khúc vận thần cơ, tâm huyết hao sắp
kiệt, dương hỏa vượng ở trong âm, thì thần minh bên trong nhiễu loạn mà tâm
huyết không yên, gây ra triệu chứng không thể nằm ngủ vậy” (Chứng nhân
mạch trị). “Triệu chứng không ngủ được phần nhiều do tinh huyết khuy tổn,
không thể dưỡng tâm, tâm hư thì thần không có chỗ cư ngụ không được canh
giữ, vì vậy mà làm cho con người ta không ngủ được…”(Y lâm tuyển thanh).
Chứng phế âm hư và tâm âm hư về mặt triệu chứng lâm sàng mà nói, hai
chứng trên trừ có cùng triệu chứng của âm hư hỏa vượng ra, thì chứng phế âm
hư lấy các triệu chứng của chức năng thanh túc của phế giảm sút: ho khan
không đờm hoặc đờm ít nhầy dính khó khạc, nặng thì ho đờm lẫn máu, khàn
giọng làm đặc trưng, chứng tâm âm hư lấy triệu chứng của tâm thần không
yên: tâm quý chính xung, mất ngủ mơ nhiều làm đặc trưng.
Chứng phế âm hư và tâm âm hư xét về cơ chế và xu thế bệnh mà nói, cả
hai đều có đặc điểm cơ chế của âm hư hỏa vượng, nhưng chứng phế âm hư là
phế âm khuy hao, hư hỏa nội sinh, công năng thanh túc của phế giảm sút , hư
hỏa thiêu đốt phế lạc; chứng tâm âm hư cơ chế là tâm âm bất túc, tâm không
được nuôi dưỡng, hư hỏa nội sinh, tâm thần không yên. Vị trí bệnh của hai

chứng đều tại tâm, đều thuộc chứng hư nhiệt. Nếu chứng phế âm hư phát triển
một bước thường sẽ tổn thương đến thận âm, hình thành chứng phế thận âm
hư, lấy ho đờm máu dai dẳng, cốt chưng triều nhiệt, đạo hãn, thắt lưng gối ê
mỏi, người gầy làm đặc điểm lâm sàng. Do đó mà Trương Cảnh Nhạc nói: “ vì
vậy hễ người có bệnh máu, tuy có sự phân biệt về ngũ tạng, nhưng không
ngoài nguyên nhân là thủy khuy thiếu, thủy thiếu thì hỏa thịnh, hỏa thịnh thì
hình kim, kim bệnh thì phế táo, phế táo thì phế lạc tổn thương mà ho ra đờm
máu, dịch khô cạn mà thành đờm, bệnh này phần ngọn là ở phế mà gốc bệnh
thì tại thận”. Chứng tâm âm hư phát triển một bước, âm không chế dương, tâm
dương độc kháng, ảnh hưởng thận âm, thận âm bất túc, biểu hiện của dương hư
ở trên: hư phiền mất ngủ không thể nằm ngủ được, lương quý chính xung; triệu
chứng của âm hư hỏa vượng: thắt lưng gối ê mỏi, di tinh do âm hư ở dưới.
Chứng phế âm hư và tâm âm hư đều có thể dần dần hại đến thận âm, xuất hiện
triệu chứng và đặc trưng của thận âm khuy hư, nhưng chứng phế âm hư về vị
trí bệnh lấy phế là chủ, vì vậy lấy ho đờm máu kéo dài làm đặc trưng, còn


chứng tâm âm hư về vị trí bệnh lấy tâm làm chủ, cho nên lấy tâm phiền mất
ngủ, lương quý chính xung làm đặc trưng.
Chứng phế âm hư và tâm âm hư xét về bệnh sử và nguyên nhân bệnh mà
nói thì chứng phế âm hư phần lớn có bệnh sử của ho kéo dài không đỡ, còn
tâm âm hư thường có bệnh sử của chứng tâm huyết hư, cả hai chứng đều có thể
có nguyên nhân của khí uất hóa hỏa, bệnh nhiệt làm tổn thương đến âm dịch,
trung khí bất túc, nguồn hóa sinh khí huyết suy giảm, hư hỏa nội sinh, đều có
thể từ thời kỳ cuối của bệnh ngoại cảm ôn nhiệt mà xuất hiện.
Chứng phế âm hư điều trị nên dưỡng âm nhuận phế, giáng hỏa chỉ khái,
phương thuốc dùng ‘bách hợp cố kim hoàn’ (Y phương tập giải); chứng tâm
âm hư điều trị nên tư âm giáng hỏa, bổ tâm an thần, phương dùng ‘thiên vương
bổ tâm đan’ (Nhiếp sinh bí phẫu).
Phân biệt chứng phế âm hư và tâm âm hư

Hội
chứng
Phế


Triệu
chứng
giống
âm Ngũ tâm
phiền
nhiệt,
miệng
táo họng
khô, gò
má đỏ,
đạo hãn,
lưỡi đỏ ít
rêu,
mạch tế
sác.

Tâm âm


VI.

Triệu
chứng
khác
Ho khan

không
đờm
hoặc
đờm
ít
mà nhầy
dính khó
khạc,
nặng thì
ho đờm
lẫn máu,
khàn
giọng
Tâm quý
chính
xung,
mất ngủ
mơ nhiều

VĂN HIẾN TRÍCH YẾU

Cơ chế

Xu thế bệnh

Phép trị

Phế âm
khuy hao,


hỏa
nội sinh,
thiêu đốt
tổn
thương
phế lạc,
công
năng
thanh túc
của phế
giảm sút
Tâm âm
bất túc,

hỏa
nội sinh,
tâm thần
không
yên

Chứng hư
nhiệt, dần
cập thận âm
thì phế thận
âm hư

Dưỡng
âm
nhuận
phế,

giáng
hỏa chỉ
khái

Chứng hư
nhiệt, dần
cập thận âm
thì dương
cang ở trên,
âm hư ở
dưới

Tư âm
giáng
hỏa, bổ
tâm an
thần

Phươn
g
dược
Bách
hợp
cố
kim
thang

Thiên
vương
bổ

tâm
đan


<Chứng nhân mạch trị>:” triệu chứng huyết hư ho khan ho đờm, đạo hãn tự
hãn, triều nhiệt cốt chưng, sau giờ ngọ ho đờm nhiều, người đen ám tối gầy,
ngũ tâm phiền nhiệt”.
<Vạn bệnh hồi xuân>: “ người bị tâm hoảng thần loạn, là huyết hư hỏa động”.
<Trọng đính Nghiêm thị tễ sinh phương>: “ người bị chính xung là tâm huyết
bất túc. Tâm chủ huyết, huyết chính là do tâm làm chủ, tâm chính là quân hình,
huyết sung túc thì quân tự an thôi, thường vì nóng vội phú quý, bi ai bần tiện,
lại tư vì yêu, gặp việc không như ý, chân huyết hư hao, tâm đế không được hỗ
trợ, dần dần thành chính xung.”
<Chứng trị hối bổ>: “người âm hư ho đờm, ngũ tâm phiền nhiệt, khí từ dưới
thăng lên, giờ ngọ bệnh nặng, về đêm càng nặng thêm; người lao thương ho
đờm, ho khan không đờm, hầu ngứa khàn tiếng, trong đờm có máu…”
<Cổ kim y truyền>: “hễ người bệnh ho đờm kéo dài khàn tiếng, chính là
nguyên khí bất túc, phế khí không được tư dưỡng, nên bổ khí dưỡng kim nhuận
táo, thanh âm tự động hồi phục, nếu người hư lao thì nên tư thận thủy, nhuận
phế kim làm gốc.”



×