Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG
NĂM 2010

LÊ PHƯƠNG AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán nguồn kinh phí và
các khoản chi hành chính sự nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
năm 2010” do Lê Phương An, sinh viên khóa 33, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

.

Lê Văn Hoa
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, em xin chân thành cám ơn cha mẹ, người đã sinh thành và luôn tạo
điều kiện tốt nhất để em học tập và phát triển. Cám ơn bạn bè và những người thân
luôn ở bên em, ủng hộ và giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Lê Văn Hoa đã tận tâm hướng dẫn và
chỉ dạy em suốt thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Cán Bộ Công Viên Chức làm việc tại
Chi cục thuế huyện Tam Bình, đặc biệt là chị Trinh, kế toán viên tại đơn vị đã tạo điều
kiện cho em tiếp cận thực tế, cung cấp tài liệu, số liệu và nhiệt tình hướng dẫn em

hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chúc thầy Hoa luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục chỉ dạy cho các đàn em
kế tiếp. Chúc cho Chi cục thuế huyện Tam Bình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
Nhà nước giao cho, góp phần làm cho nước ta ngày càng giàu mạnh.
Do kiến thức về kế toán Hành chính sự nghiệp còn khá hạn hẹp và năng lực có
hạn của bản thân, đề tài của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp
từ phía thầy cô và các anh, chị, các bạn để để tài này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ PHƯƠNG AN. Tháng 7 năm 2011. “Kế toán nguồn kinh phí và các
khoản chi hành chính sự nghiệp tại chi cục thuế huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
năm 2010”
LÊ PHƯƠNG AN. JULY 2011. “Accounting of National Budget and
Business Expenses at The Branch of Tax Tam Binh Vinh Long Province 2010”
Đề tài nghiên cứu hoạt động kế toán tại chi cục thuế huyện Tam Bình. Chủ yếu
nghiên cứu về nguồn kinh phí, các khoản chi hành chính sự nghiệp tại đơn vị.
Sau khi trình bày những vấn đề cơ bản mang tính cở sở và lý thuyết ở Chương
1 và Chương 2, để tiến hành nghiên cứu, em đã đi sâu vào việc giới thiệu khái quát về
Chi cục thuế huyện Tam Bình, đến tìm hiểu tình hình thực hiện tổ chức hoạt động,
phân công chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán ở Chương 3. Sau đó, em tiến
hành mô tả lại công tác kế toán, trình bày kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu
hoạt động kế toán về mặt phương pháp, cách thức xác định và phản ánh nghiệp vụ phát
sinh cũng như trình bày quy trình nghiệp vụ, nội dung nghiệp vụ và cơ sở để thực hiện
nghiệp vụ thuộc trách nhiệm của kế toán trong từng loại hoạt động tiếp nhận, sử dụng
và quyết toán. Từ những kết quả đạt được tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm trong
công tác kế toán tại đơn vị, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp, đề xuất ý kiến
đóng góp vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.



MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt………………………………………………………………...vii
Danh mục các bảng…………………………………………………………………..viii
Danh mục các hình……………………………………………………………………ix
Danh mục phụ lục……………………………………………………………………...x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4.Cấu trúc luận văn ...................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục thuế huyện Tam Bình .........................................4
2.2.Quá trình hình thành và phát triển .........................................................................4
2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .............................................................................5
2.4.Chức năng và nhiệm vụ .........................................................................................6
2.4.1.Chi cục thuế.....................................................................................................6
2.4.2.Ban lãnh đạo ....................................................................................................7
2.4.3.Các Đội chức năng hổ trợ cho lãnh đạo ..........................................................7
2.5.Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị .....................................................................10
2.5.1.Đặc điểm .......................................................................................................10
2.5.2.Chức năng, nhiệm vụ của kế toán HCSN tại đơn vị .....................................10
2.5.3.Chế độ kế toán áp dụng .................................................................................11
2.5.4.Hình thức sổ kế toán .....................................................................................11
2.5.5.Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ và các chính sách kế toán ....................................13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1.Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán HCSN ............................................15
3.1.1.Khái niệm ......................................................................................................15
3.1.2.Đặc điểm .......................................................................................................15
3.1.3.Nhiệm vụ .......................................................................................................15

v


3.2.Tổ chức công tác kế toán HCSN .........................................................................16
3.2.1.Khái niệm ......................................................................................................16
3.2.2.Hệ thống các cấp DT, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cấp DT trong
công tác kế toán……………………………………………………………………….16
3.3.Kế toán nguồn kinh phí ........................................................................................17
3.3.1.Khái niệm ......................................................................................................17
3.3.2.Vai trò............................................................................................................17
3.3.3.Tài khoản kế toán sử dụng ............................................................................17
3.4.Kế toán các khoản chi ..........................................................................................20
3.4.1.Khái niệm ......................................................................................................20
3.4.2.Vai trò............................................................................................................21
3.4.3.Tài khoản kế toán sử dụng ............................................................................21
3.5.Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................26
4.1.Nguồn kinh phí hoạt động tại đơn vị ...................................................................26
4.1.1.Dự toán chi Ngân sách ..................................................................................27
4.1.2.Quyết toán nguồn kinh phí ............................................................................41
4.2.Thực trạng công tác kế toán các khoản chi hoạt động tại Chi cục thuế ..............47
4.2.1.Nội dung chi hoạt động .................................................................................47
4.2.2.Chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng ...............................................50
4.2.3.Hạch toán kế toán ..........................................................................................51
4.3.Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại chi cục thuế huyện Tam Bình 74
4.3.1.Đối với chứng từ kế toán sử dụng .................................................................74
4.3.2.Đối với sổ sách kế toán sử dụng ...................................................................74
4.4.3.Đối với việc sử dụng nguồn kinh phí ............................................................76
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................77
5.1 Kết luận ................................................................................................................77

5.2.Kiến nghị ..............................................................................................................77

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo Hiểm Xã Hội
BHYT: Bảo Hiểm Y Tế
BHTN: Bảo Hiểm Thất Nghiệp
CCVC: Công Chức Viên Chức
DT: Dự Toán
HCSN: Hành Chính Sự Nghiệp
KBNN: Kho Bạc Nhà Nước
NSNN: Ngân Sách Nhà Nước
KPCĐ: Kinh Phí Công Đoàn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1.Bảng Tài Khoản Kế Toán Nguồn Kinh Phí Hoạt Động

35

Bảng 4.2.Bảng Tài Khoản Kế Toán Chi Hoạt Động

51

Bảng 4.3.Bảng Tài Khoản Kế Toán Chi Lương


52

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Sơ Đồ Tổ Chức Chi Cục Thuế Huyện Tam Bình

6

Hình 2.2.Sơ Đồ Tổ Chức Công Tác Kế Toán

10

Hình 2.3.Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Nhật ký – Sổ Cái

13

Hình 3.1.Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

17

Hình 3.2.Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Nguồn Kinh Phí Hoạt Động

20

Hình 3.3.Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Chi Hoạt Hoạt Động

24


Hình 4.1.Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Nguồn Kinh Phí Hoạt Động

45

Hình 4.2.Sơ Đồ Tổng Hợp Hạch Toán Chi Hoạt Động

72

Hình 4.3.Mẫu Sổ Nhật Ký-Sổ Cái

75

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sổ Cái Tài Khoản 46121
Phụ lục 2. Sổ Cái Tài Khoản 661211
Phụ lục 3. Bảng Lương Tháng 10/2010
Phụ lục 4. Danh Sách Chi Lương Tháng 10/2010

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, vì thế công tác quản lý
thuế vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Các cơ quan thuế có vai

trò quan trọng trong việc hỗ trợ Nhà nước thu các khoản thuế theo quy định.
Trong tình hình nền kinh tế đi vào hội nhập, Nhà nước ta càng quan tâm nhiều hơn đối
với công tác quản lý các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cơ quan hành chính sự
nghiệp, một bộ phận quan trọng góp phần trực tiếp vào công tác quản lý kinh tế xã hội
của đất nước.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị, cơ sở thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật
chất, hoạt động bằng nguồn kinh phí do Ngân sách cấp hoặc nguồn kinh phí khác: thu
sự nghiệp, phí, lệ phí, nhận viện trợ, biếu tặng… Đơn vị hành chính sự nghiệp không
chỉ có mối quan hệ với Ngân sách mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của
các tổ chức, đơn vị trong kinh tế và mối quan hệ nội bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh
tế chính trị được giao. Do đó, trong công tác quản lý kinh tế tài chính tại đơn vị hành
chính sự nghiệp, bộ phận kế toán rất quan trọng. Tổ chức công tác kế toán nguồn kinh
phí về mặt thu, chi và thanh toán một cách khoa học là cơ sở để tiết kiệm và tích lũy
vốn Ngân sách Nhà nước, tăng cường công tác quản lý tiền vốn, vật tư, tài sản đồng
thời mang lại lợi ích ngày càng cao cho tập thể và cá nhân trong đơn vị.
Trong bất cứ cơ quan, tổ chức nào, bộ phận kế toán luôn được quan tâm chỉ đạo
rất chặt chẽ, bộ phận kế toán vững mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị có điều
kiện phát triển. Để kiểm soát và quản lý nguồn tài chính, nhất là các nguồn thu, nguồn
chi tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, Nhà nước ngày càng có nhiều biện pháp mới
áp dụng thêm tin học vào công việc quản lý. Sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả và tiết
kiệm là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các cơ quan HCSN.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và để tìm hiểu sâu hơn về công
tác kế toán tại các đơn vị HCSN, đồng thời được sự đồng ý của Chi cục thuế huyện
Tam Bình, sự đồng tình của thầy Lê Văn Hoa, em đã quyết định chọn đề tài nghiên
cứu “KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HÀNH CHÍNH SỰ
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG NĂM
2010”
Với lòng say mê, nhiệt tình, em đã nghiên cứu đề tài với tinh thần nghiêm túc

nhưng do kiến thức còn khá hạn hẹp về kế toán HCSN, cùng với thời gian thực tập
tương đối ngắn, đề tài nghiên cứu của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự
đóng góp của quý thầy cô, các bạn và quý cơ quan để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế sự vận dụng Chế Độ Kế Toán trong công tác kế toán tại Chi
cục thuế huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long. So sánh những điểm giống và khác nhau
giữa lý thuyết đã được học ở nhà trường với thực tế công việc kế toán tại đơn vị.
Ứng dụng những gì đã học góp phần vào sự hoàn thiện công tác kế toán tại đơn
vị. Tìm hiểu những ưu và nhược điểm trong công tác tổ chức bộ máy kế toán tại đơn
vị, rút kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Tại Đội Hành chính- Nhân sự-Tài vụ-Ấn chỉ của Chi cục thuế huyện Tam Bình
Địa chỉ: khóm I, thị trấn Tam Bình, Vĩnh Long
Thời gian: 14/2/2011 đến 14/5/2011
1.4.Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và một số vấn đề liên quan
đến đề tài được chọn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về Chi cục thuế huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long, khái quát về công
tác tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2


Trình bày một số lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc
nghiên cứu trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày cụ thể quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguồn kinh phí và

các khoản chi HCSN tại Chi cục thuế huyện Tam Bình sau thời gian thực tập tại đơn
vị.
Chương 5: Nhận xét và kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đưa ra kết luận, nhận xét và đề xuất ý kiến để hoàn
thiện công tác kế toán tại đơn vị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục thuế huyện Tam Bình
Tên cơ quan: CHI CỤC THUẾ HUYỆN TAM BÌNH
Trụ sở:Khóm I, Thị trấn Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Điện thoai: 0703.860.273
Fax: 3711228
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi
nhánh huyện Tam Bình
Tài khoản: 7308201000818
Kho bạc giao dịch: Kho Bạc Nhà nước Chi nhánh huyện Tam Bình
Huyện Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long, nằm về hướng nam, cách trung tâm
tỉnh Vĩnh Long ( Thành Phố Vĩnh Long ) 34 km.
Huyện Tam Bình tiếp giáp với 4 huyện cùng chung tỉnh Vĩnh Long là:
- Bắc giáp với huyện Long Hồ.
- Đông giáp với huyện Vũng Liêm.
- Tây giáp với huyện Bình Minh.
- Nam giáp với huyện Trà Ôn.
Phía Tây Bắc của huyện Tam Bình tiếp xúc với đường Quốc lộ 1A chạy dài 12
km, phía Đông Nam tiếp xúc với quốc lộ 53 và sông Măng.

2.2.Quá trình hình thành và phát triển
Chi cục thuế huyện Tam Bình được thành lập từ ngày 01/10/1990 trên cơ sở
chia tách từ phòng Tài Chính - Kế họach của Huyện, theo Quyết định số 315 ngày

4


21/08/1990 của Bộ Tài Chính. Chi cục thuế huyện là đơn vị dự toán cấp 3, trực thuộc
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long .
Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý thu thuế và các loại phí, lệ phí phát sinh trên địa
bàn. Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ địa phương vận động thu các nguồn quỹ khác do nhân
dân đóng góp (an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão,...).
Sau hơn 20 năm hoạt động, Chi cục thuế huyện Tam Bình luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được Nhà nước giao cho và đã đạt nhiều thành tích thi đua đáng kể. Thông
qua việc thực hiện công tác cải cách và hiện đại hóa công tác thuế đã tác động mạnh
mẽ đến việc nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhân dân trong huyện.
2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Trước ngày 01/07/2007, Chi cục Thuế Tam Bình thực hiện theo mô hình
chuyên quản.
Từ ngày 01/07/2007 đến nay Chi cục Thuế Tam Bình thực hiện theo Quyết
định 729/QĐ-TCT, ngày 18/06/2007 của Tổng cục Thuế, chuyển sang mô hình quản
lý theo chức năng.
Chi cục Thuế huyện Tam Bình có tổng cộng 47 công chức chính thức và 2 cán
bộ hợp đồng. Được chia thành 10 đội trực thuộc Chi cục Thuế, trong đó có 3 Đội thuế
liên xã, thị trấn và 7 đội tại văn phòng Chi cục Thuế là bộ phận giúp việc trực tiếp cho
Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng .

5



Hình 2.1.Sơ Đồ Tổ Chức Chi Cục Thuế Huyện Tam Bình

CHI CỤC TRƯỞNG

P. CHI CỤC TRƯỞNG

P. CHI CỤC TRƯỞNG

Đội HCNS-TVAC

Đội
NV- DT

Đội TB Và
TNCN

Đội TT-HT
Người NT

Đội KK
KT-TH

Đội KT
Thuế

Đội QLNT
Và CCNT

Đ.Thuế
Liên Xã


Chú thích
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ phối hợp
Đội HC- NS- TV-AC: Đội Hành Chính- Nhân sự-Tài Vụ-Ấn Chỉ
Đội NV-DT: Đội Nghiệp Vụ-Dự toán
Đội TB Và TNCN: Đội Trước Bạ và Thu Nhập Cá Nhân
Đội TT-HT Người NT: Đội Tuyên Truyền và Hổ Trợ Người Nộp Thuế
Đội KK-KT-TH: Đội Kê Khai-Kế Toán-Tin Học
Đội KT Thuế: Đội Kiểm Tra Thuế
Đội QLNT Và CCNT: Đội Quản Lý Nợ Thuế Và Cưỡng Chế Nợ Thuế
Đ.Thuế Liên Xã: Đội Thuế Liên Xã
2.4.Chức năng và nhiệm vụ
2.4.1.Chi cục thuế
Chi cục Thuế huyện Tam Bình là đơn vị dự toán cấp 3, trực thuộc Cục Thuế
tỉnh Vĩnh Long có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các
khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên
địa bàn huyện Tam Bình theo quy định của pháp luật.
Chức năng và nhiệm vụ của các đội trực thuộc được phân định trách nhiệm rõ
ràng ,cụ thể.
6


2.4.2.Ban lãnh đạo
Chi cục trưởng và hai phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế về toàn bộ hoạt
động của Chi cục Thuế. Chi Cục Trưởng phụ trách chung, chuyên sâu về công tác Tổ
chức, trực tiếp chỉ đạo Đội Kiểm Tra Thuế, phụ trách đội Tuyên truyền, hỗ trợ đội
Quản lý nợ thuế và Cưỡng chế nợ thuế và đội thuế Liên xã số 1 gồm 5 xã (thị trấn Tam
Bình, xã Tường Lộc, xã Mỹ Thạnh Trung, xã Bình Ninh, xã Loan Mỹ).

Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về lĩnh vực công tác
được phân công.
+ Phó Chi Cục Trưởng thứ nhất: tổng hợp nghiệp vụ dự toán và Kê khai - Kế
toán - Tin học, đội thuế Liên đội thuế số 3 gồm 7 xã (xã Mỹ Lộc, xã Phú Lộc, xã Hậu
Lộc, xã Tân Lộc, xã Hòa Lộc, xã Hòa Hiệp, xã Hòa Thạnh).
+ Phó Chi Cục Trưởng thứ hai: phụ trách đội Trước bạ - Thu khác và Liên đội
thuế số 2 gồm 5 xã (xã Ngãi Tứ, xã Long Phú, xã Song Phú, xã Phú Thịnh, xã Tân
Phú), đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ.
2.4.3.Các Đội chức năng hổ trợ cho lãnh đạo
 Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ
Chức năng giúp lãnh đạo Chi cục soạn thảo các văn bản hành chính, in ấn, phát
hành tài liệu, cập nhật, lưu trữ các công văn đi, công văn đến của đơn vị cấp trên, của
các ngành có liên quan và các công văn hướng dẫn của cấp trên về việc chỉ đạo về
nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.
Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt ở cơ quan, theo dõi tham mưu cho
lãnh đạo trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bối trí cán bộ công viên chức trong
Chi cục, công tác thi đua khen thưởng; giúp cho lãnh đạo quản lý trong việc chi tiêu và
quyết toán các nguồn kinh phí của đơn vị, giúp cho lãnh đạo trong công tác đánh giá
công viên chức hàng năm, công tác điều chuyển, nâng lương.
Tổ chức công tác kế toán HCSN tại đơn vị, giúp lãnh đạo lập kế hoạch nhập,
xuất, cấp phát các loại biên lai, ấn chỉ, chứng từ hóa đơn, sổ sách kế toán, tem phiếu,...
kết hợp theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, kiểm kê quyết toán các loại biên lai ấn chỉ thuế.
7


Tham mưu cho lãnh đạo kịp thời, thực hiện đúng quy định đối với những
trường hợp tổn thất ấn chỉ để có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn.
 Đội Kê khai - Kế toán - Tin học
Giúp lãnh đạo trong việc thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai
thuế, kế toán thuế, thống kê theo phân cấp quản lý, quản lý và vận hành hệ thống trang

thiết bị tin học, triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng tin học
phục vụ công tác quản lý thuế, theo dõi tiến độ thu, quản lý số thu, đăng nộp, đối chiếu
số thu với KBNN, thực hiện công tác lập bộ thuế, chấm bộ, theo dõi, đối chiếu nợ
đọng với các xã, thị trấn và các đơn vị có thu. Quản lý cấp mã số thuế, thực hiện báo
cáo quyết toán số liệu về Cục thuế.
 Đội Kiểm tra thuế
Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân có vi phạm trong lĩnh vực thuế. Tổ chức công tác tiếp dân, giải quyết các đơn
thư khiếu tố, khiếu nại, tố cáo về thuế thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền của Chi
cục thuế. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện cưỡng
chế hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền khởi tố các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong
lĩnh vực thuế.
Quản lý thu thuế các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty... tiếp nhận tờ khai thuế
và kiểm tra tờ khai, hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế (nếu có) của các tổ chức, cá nhân nộp
thuế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chuyển tờ khai thuế, các quyết định
miễn, giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế (nếu có). Theo dõi hồ sơ các doanh nghiệp, xem xét
các tổ chức, cá nhân cần thanh tra, kiểm tra xem xét trình lãnh đạo để có kế hoạch phối
hợp kiểm tra kịp thời, nhằm hạn chế tình trạng gian lận, trốn thuế.
 Đôị Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Giúp lãnh đạo Chi cục trong công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế,
hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế.
8


Tiếp nhận hướng dẫn giải đáp thắc mắc về chính sách thuế, giải quyết các thủ
tục hành chính về thuế, cấp hoá đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu
không thường xuyên kê khai nộp thuế.
Phối hợp với các đội nghiệp vụ của Chi Cục Thuế và các phòng ban hữu quan

để tổ chức đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn.
 Đội Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Giúp Lãnh đạo Chi cục thuế trong việc quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế
nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý thu.
Tham mưu, đề xuất xứ lý các hồ sơ xin hoãn nợ, giản nợ, xoá nợ tiền thuế và
tiền phạt,...
 Đội Nghiệp vụ - Dự toán
Giúp Ban lãnh đạo Chi cục thuế hướng dẫn về các chính sách, pháp luật thuế
cho cán bộ công chức thuế trong đơn vị, xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu
NSNN của Chi cục Thuế.
Xây dựng dự toán trình các cấp có thẩm quyền và tham mưu cho Lãnh đạo chi
cục thuế giao dự toán thu NSNN cho các đội thuộc chi cục thuế, tổ chức thực hiện
hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý, tham mưu đề xuất những giải pháp trong
công tác quản lý thu thuế mang lại hiệu quả cao.
Phân tích đánh giá tình hình quản lý thu, tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực
hiện nhiệm vụ thu trên địa bàn Chi cục thuế quản lý thu.
Tham mưu, giúp Chi cục trưởng trong việc giải quyết các tranh chấp, các quyền
và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật.
 Đội Trước Bạ - Thu Khác
Giúp Ban lãnh đạo trong quản lý thu các nguồn thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, phí, lệ phí và các nguồn thu khác phát sinh trên
địa bàn huyện.
 Các đội thuế Liên xã, thị trấn
9


Ngoài nhiệm vụ quản lý tốt các hộ sản xuất kinh doanh nộp thuế khoán ổn định,
còn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của đối tượng
nộp thuế theo phương pháp kê khai trên địa bàn, phối hợp với các bộ phận chức năng
khác thuộc Chi cục thuế để quản lý tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Cập nhật, quản lý tốt hồ sơ của các đối tượng
kinh doanh, làm tham mưu tốt cho Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn trong việc trả lời
các đơn thư khiếu nại về thuế, xét miễn, giảm thuế, điều chỉnh doanh số của hộ kinh
doanh khoán thuế.
2.5.Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
Hình 2.2.Sơ Đồ Tổ Chức Công Tác Kế Toán
Đội Trưởng

Kế toán tàivụ

Thủ quỹ

2.5.1.Đặc điểm
Chi cục thuế huyện Tam Bình tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, do tính
chất đặc thù của công việc hành chính, tại cơ quan chỉ phân công một kế toán tài vụ
thực hiện công việc của kế toán. Công việc chủ yếu của kế toán là theo dõi các nghiệp
vụ chi hoạt động và tình hình sử dụng Nguồn kinh phí được NSNN giao khoán.
2.5.2.Chức năng, nhiệm vụ của kế toán HCSN tại đơn vị
Kế toán là công cụ quản lý, điều hành và là phương tiện hữu hiệu của cơ quan
Nhà nước để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện dự toán Ngân sách. Kế toán thực hiện
các chức năng sau:
- Cung cấp đầy đủ, toàn diện và chính xác số liệu để giúp Lãnh đạo Chi cục thuế
ra các quyết định chỉ đạo, quản lý , điều hành phù hợp.
- Tổ chức lập dự toán chi trong phạm vi Ngân sách quản lý, thực hiện phân bổ dự
toán Ngân sách được Cục thuế tỉnh Vĩnh Long giao cho chi cục thuế huyện Tam Bình
và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền.
10


- Tổ chức thực hiện dự toán chi Ngân sách được giao, nộp đầy đủ đúng hạn các

khoản phải nộp Ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách. Chi đúng đối tượng,
đúng mục đích và tiết kiệm. Quản lý sử dụng tài sản của Nhà nước trong toàn Chi cục
theo đúng chế độ quy định.
- Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, báo cáo,
quyết toán Ngân sách và công khai Ngân sách theo quy định của pháp luật, duyệt
quyết toán đối với các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ
sơ, tài liệu kế toán theo đúng quy định hiện hành.
2.5.3.Chế độ kế toán áp dụng
Chi cục thuế huyện Tam Bình thực hiện theo chế độ kế toán HCSN Việt Nam
theo Quyết Định Số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 Của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính, đồng thời thực hiện đúng Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật kế toán hiện hành.
2.5.4.Hình thức sổ kế toán
Đơn vị sử dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái, thiết kế trên phần mềm
IMASTC của Cục tin học và thống kê Tài Chính.
 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại,
hệ thống hóa theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế
toán tổng hợp là Nhật ký - Sổ Cái và trong cùng một quá trình ghi chép.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại.
 Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại) đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để
ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ
Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được lập cho những chứng từ cùng loại
11



(phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,…) phát sinh nhiều lần trong
một ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã được
dùng để ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng
vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu
của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh trong tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng
trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng
này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối
tháng của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột
“Số tiền phát sinh” ở phần

Tổng số phát sinh
= Nợ của tất cả các

Nhật ký
Tổng số dư Nợ các Tài khoản

Tài khoản
=

Tổng số phát sinh
=


Có của tất cả các
Tài khoản

Tổng số dư Có các tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá
sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư
cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái, Sổ, Thẻ kế toán chi tiết và trên “Bảng tổng hợp
chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để
lập Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính khác.

12


Hình 2.3.Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Nhật ký – Sổ Cái

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI

SỔ
QUỸ


NHẬT KÝ - SỔ CÁI

SỔ THẺ
KẾ TOÁN
CHI TIẾT

BẢNG
TỔNG
HỢP CHI
TIẾT

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng
 Các loại sổ sử dụng
Đơn vị sử dụng các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái gồm các sổ
tổng hợp và sổ chi tiết đảm bảo nội dung theo luật định. Đồng thời, đơn vị sử dụng
thêm các chứng từ, sổ sách khác phù hợp với chức năng của đơn vị theo hướng dẫn
của Chế độ kế toán.
2.5.5.Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ và các chính sách kế toán
Tại đơn vị thực hiện kỳ kế toán năm, bắt đầu từ 1/1 kết thúc vào 31/12 hàng
năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam, viết tắt là đ, ký hiệu
quốc tế là VND.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
13



- Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại số dư
các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào khoản thu hoặc chi
trong năm tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo giá gốc. Trong Bảng cân đối tài khoản được
phản ánh theo 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại.
-Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng.

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán HCSN
3.1.1.Khái niệm
Kế toán HCSN là công cụ quản lý, điều hành và là phương tiện hữu hiệu của cơ
quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát thực hiện dự toán Ngân sách, là công việc thu
nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là
toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết
định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp.
3.1.2.Đặc điểm
Nguồn chi trả cho các hoạt động của đơn vị HCSN theo DT được cấp có thẩm
quyền giao và được NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần DT được duyệt. Đơn vị phải
lập DT thu, DT chi theo các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước qui định.
3.1.3.Nhiệm vụ
Thu thập, phản ánh, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình tiếp
nhận, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí, tình hình tài sản, nguồn hình thành tài

sản, tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp, thu chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch
vụ, tình hình tài sản, tiền quỹ, công nợ của đơn vị, quyết toán với cơ quan cấp trên
theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành DT thu, chi, tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Kiểm tra
việc quản lý sử dụng các loại vật tư, tài sản của đơn vị, kiểm tra tình hình chấp hành
kỷ luật thu nộp Ngân sách, kỷ luật thanh toán công nợ,…
15


×