Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG QUỐC TẾ (ICCI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.65 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

LÊ THỊ HOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY
KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN XÂY
DỰNG QUỐC TẾ (ICCI)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

LÊ THỊ HOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY
KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN XÂY
DỰNG QUỐC TẾ (ICCI)

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TH.S TIÊU NGUYÊN THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG QUỐC TẾ ” do Lê Thị
Hoa sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh Doanh đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

Th.s Tiêu Nguyên Thảo
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011.

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011.


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Cha mẹ và những người thân trong gia đình, những người đã nuôi dạy tôi và là chỗ
dựa tinh thần cho tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh Tế, những người đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quí báu trong những năm học vừa qua. Và đặc biệt hơn nữa,
xin gửi lòng biết ơn đến thầy Tiêu Nguyên Thảo, người đã hướng dẫn tôi thật tận tình
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty TNHH Đầu tư
và tư vấn xây dựng Quốc Tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi những bài học
thực tiễn và hoàn thành bài luận văn này. Xin cảm ơn các anh chị phòng kế toán, hành
chính đặc biệt là chị Lĩnh, chị Nga, chị Xuyên đã giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, cung
cấp cho tôi những thông tin bổ ích trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào và Công ty TNHH Đầu
tư và tư vấn xây dựng Quốc Tế luôn phát triển.
Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên

Lê Thị Hoa


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HOA. Tháng 7 năm 2011. “Một Số Giải Pháp Marketing Thúc Đẩy
Khả Năng Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Và Tư Vấn Xây
Dựng Quốc Tế”
LE THI HOA. June. 2011. “Some Of Solutions Marketing For Pushing
To Consume Products At Investment Contruction & Consultancy Internation.
Co. Ltd”
Đề tài tìm hiểu về thực trạng marketing của công ty TNHH Đầu tư và tư vấn
xây dựng Quốc Tế ở dòng sản phẩm chất phụ gia bê tông Mighty.
Tác dụng và quá trình nghiên cứu và sử dụng chất phụ gia bê tông trong ngành
xây dựng ở Việt Nam
Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây dựng Quốc
Tế. Đồng thời tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của đơn vị.
Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.
Trên cơ sở việc phân tích hiện trạng, nhận dạng ma trận SWOT và so sánh một
số đối thủ cạnh tranh. Tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động
marketing cũng như đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................................ x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu riêng........................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2
1.4. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ....................................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về công ty ....................................................................................................... 4
2.2. Cơ cấu bộ máy và nhân sự công ty .................................................................................. 5
2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................ 8
2.3.1. Sản phẩm .................................................................................................................. 8
2.3.2. Tác dụng của chất phụ gia bê tông ........................................................................... 9
2.3.3. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng chất phụ gia cho bê tông ở Việt Nam ..................... 9
2.3.4. Tình hình tiêu thụ ................................................................................................... 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 12
3.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 12
3.1.1. Khái niệm và vai trò công tác tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp ................ 12
3.1.2. Khái niệm về marketing và những vấn đề liên quan. ............................................. 15
3.1.3. Môi trường marketing của doanh nghiệp. .............................................................. 16
3.1.4. Nội dung của hoạt động marketing trong việc tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm... 23
3.1.5. Ma trận SWOT ....................................................................................................... 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 34
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 34
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 34

v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 35
4.1. Thực trạng...................................................................................................................... 35
4.1.1. Chiến lược sản phẩm .............................................................................................. 35

4.1.2. Chiến lược giá......................................................................................................... 40
4.1.3. Chiến lược phân phối.............................................................................................. 41
4.1.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp................................................................................... 42
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing ......................................................... 42
4.2.1. Môi trường bên ngoài ............................................................................................. 42
4.2.2. Môi trường bên trong.............................................................................................. 50
4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh......................................................................... 55
4.4. Ma trận swot .................................................................................................................. 57
4.5. Giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing hỗn hợp..................................................... 59
4.5.1. Chiến lược sản phẩm ............................................................................................. 60
4.5.2. Chiến lược giá........................................................................................................ 60
4.5.3. Chiến lược phân phối.............................................................................................. 61
4.5.4. Chiến lược xúc tiến ................................................................................................ 61
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 63
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 63
5.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................................... 63
5.2.2. Kiến nghị đối với công ty ....................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 68
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XHCN

Xã hội chủ nghĩa

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

ICCI

Investment contruction & consultancy internation

PGHH

Phụ gia hỗn hợp

KHKT

Khoa học kĩ thuật

MBT

Master Builder Technologies

KHCNXD

Khoa học công nghệ xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

KH&CN

Khoa học và công nghệ


KCN

Khu công nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

LN/DT

Lợi Nhuận/ doanh thu

TTS

Tổng tài sản

VCSH

Vốn chủ sở hữu

HTK

Hàng tồn kho

TS

Tài sản

WTO


Tổ chức Thương mại thế giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của ICCI Từ 2006 Đến 2010 ......................11
Bảng 4.1. Cơ Cấu Mặt Hàng Sản Phẩm Chất Phụ Gia Bê Tông của Công Ty ICCI ....36
Bảng 4.2. Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm Mighty ....................37
Bảng 4.3. Đánh Giá của Khách Hàng về Thời Gian Giao Hàng của Công Ty .............38
Bảng 4.4. Tốc Độ Giải Quyết Khiếu Nại của Công Ty ICCI........................................39
Bảng 4.5. Đánh Giá của Khách Hàng về Giá của Sản Phẩm ........................................40
Bảng 4.6: Ma Trận Hình ảnh Cạnh Tranh .....................................................................45
Bảng 4.7. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Việt Nam từ 2007 - 2010 ....................................46
Bảng 4.8. Ma Trận Đánh Giá các Yêu Tố Bên Ngoài của Công Ty .............................50
Bảng 4.9. Trình Độ Cán Bộ Nhân Viên Công Nhân Công Ty. .....................................51
Bảng 4.10. Ma Trận các Yếu Tố Bên Trong .................................................................54
Bảng 4.11. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh qua 2 Năm 2009- 2010 ..........55
Bảng 4.12. Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh .................................................................56
Bảng 4.13. Ma Trận Swot..............................................................................................57

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty ICCI ........................................................................6
Hình 2.2. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của ICCI Từ 2006 Đến 2010.......................11

Hình 3.1. Các Yếu Tố Môi Trường Bên Ngoài Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp ........16
Hình 3.2. Những Lực Lượng Cơ Bản Tác Động trong Môi Trường Vi Mô của Công
Ty ...................................................................................................................................17
Hình 3.3. Các Loại Kênh Phân Phối Chủ Yếu ..............................................................29
Hình 3.4. Quy Trình Quyết Định Tổ Chức Kênh Phân Phối. .......................................30
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Swot ................................................................................33
Hình 4.1. Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Sản Phẩm Mighty .....................37
Hình 4.2. Đánh Giá của Khách Hàng về Thời Gian Giao Hàng của Công Ty .............38
Hình 4.3. Tốc Độ Giải Quyết Khiếu Nại của Công Ty ICCI ........................................39
Hình 4.4. Đánh Giá của Khách Hàng về Giá của Sản Phẩm .........................................41
Hình 4.5. Trình Độ Cán Bộ Nhân Viên Công Nhân Công Ty ......................................52
Hình 5.1 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Marketing Dự Kiến ...................................................66

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Cơ Cấu Các Mặt Hàng Công Ty
Phụ lục 2: Sản Phẩm Chất Phụ Gia Bê Tông
Phụ lục 3: Các Công Trình do Công Ty Tư Vấn Thiết Kế
Phụ lục 4: Các Công Trình Xây Dựng Cơ Bản
Phụ lục 5 : Bảng Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng của Công Ty

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển biến hết

sức tích cực, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước và định hướng
XHCN. Với việc áp dụng cơ chế thị trường đã tạo ra một động lực cơ bản để phát triển
nền kinh tế đất nước. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 trong
tổ chức thương mại WTO thì tình hình phát triển của nước ta lại càng tốt hơn. Đồng
thời việc canh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, hàng nội –
hàng ngoại cũng trở nên gay gắt. Trên thị trường thì các doanh nghiệp có nhiều cơ hội
để vươn xa hơn để mở rộng thị phần, nâng cao doanh số nhưng với một thị trường
rộng lớn như biển cả mà sóng gió cũng không ít cho nên tất cả các doanh nghiệp đều
phải đón nhận. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường cạnh tranh khốc
liệt cũng như để giữ vững và nâng cao vị thế của mình là điều rất khó khăn, đòi hỏi
phải luôn có biện pháp tiếp cận thị trường một cách có chủ động, phù hợp và sẵn sàng
đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ cũng như những áp lực cạnh tranh. Để làm được điều
này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh theo hướng thị trường, theo
khách hàng và phải ứng dụng hoạt động marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sách marketing Mix với
những chiến lược và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm sẽ là công cụ
cạnh tranh sắc bén nhất, hiệu quả nhất của doanh nghiệp để đi đến thành công
Công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây dựng Quốc Tế cũng là một trong số các
doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm cho mình một đường đi thích hợp. Đây chính là lý
do mà em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy khả năng tiêu
thụ sản phẩm tại công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây dựng Quốc Tế”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục đích của đề tài nhằm phân tích tích hình thực trạng hoạt động kinh doanh
và vị thế hiện tại của công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây dựng Quốc Tế (ICCI) nhằm
phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức. Phân
tích những biến động của thị trường và mục tiêu sắp tới của công ty ICCI để đề xuất

các chiến lược, biện pháp marketing Mix phù hợp cho sản phẩm chất phụ gia bê tông
trong ngành xây dựng, góp phần giữ vững và nâng cao vị thế của công ty trên thị
trường trong điều kiện kinh doanh mới.
1.2.2. Mục tiêu riêng
Tìm hiểu và đánh giá quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty
qua một số năm gần đây.
Nghiên cứu các yếu tố (môi trường bên trong và môi trường bên ngoài) điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty từ đó đưa các giải pháp giúp công ty đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, nâng cao doanh
số, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đề xuất phương hướng, giải pháp để giúp công ty hoàn thiện hơn về các hoạt
động marketing, phát triển doanh số vào những năm tiếp theo.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Từ những mục tiêu cần đạt được thì phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong
các hoạt động marketing của công ty ICCI đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện
hơn trong lĩnh vực này. Đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu đến các sản phẩm
Mighty của hãng Kao – Nhật Bản mà ICCI là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam
Dữ liệu sơ cấp: Được thu tập và tính toán tổng hợp thông qua bảng câu hỏi.
Dữ liệu thứ cấp: Tài liệu về hoạt động marketing, hoạt động kinh doanh. Bên
cạnh đó là tài liệu thu thập, tổng hợp qua sách báo, tạp chí, internet.
Phạm vi: Đề tài nghiên cứu hoạt động tại công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây
dựng Quốc Tế.
14(lầu 3) Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Thời gian: Tháng 2/2011 đến tháng 4/2011
2


1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương
Chương I: Mở đầu

Nêu khái quát lý do và ý nghĩa của việc chọn đề bài, mục tiêu cần đạt được khi
tiến hành nghiên cứu đề bài, giới hạn về mặt không gian và thời gian đề bài.
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu sơ nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng
nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty, tình hình tiêu thụ sản phẩm
của công ty trong những năm gần đây.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm và cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và
các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phân tích các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài
về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa
hoạt động marketing.
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn lại những kết quả chính mà khóa luận đã nghiên cứu được,
trên cở sở đó đề ra kiến nghị có liên quan đối với công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây
dựng Quốc Tế

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây dựng Quốc Tế (ICCI) được thành lập
vào ngày 09/05/2002 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102009804 ngày
09/05/2002 của sở Kế Hoạch và Đầu Tư và giấy chứng nhận đăng ký thuế số 70100/F,
5283/ khấu trừ ngày 01/06/2002.
Tên giao dịch là: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG QUỐC
TẾ.

Tên tiếng anh: INVESTMENT CONTRUCTION & CONSULTANCY
INTERNATION. CO. LTD.
Tên viết tắt:

ICCI.

Logo:
Website: www.icci.com.vn
Trụ sở giao dịch: 14(lầu 3) Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao , Quận 1, Tp HCM.
Số điện thoại: 08.9102209 – 08.9100163 - 08.9106283.
Số fax: 08.9105269.
Công ty TNHH Đầu tư và tư vấn xây dựng Quốc Tế là công ty trách nhiệm hữu
hạn do tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và sự kiểm soát của hội đồng thành viên.
Lĩnh vực hoạt động:
Tư vấn đầu tư, thiết kế kết cấu công trình công nghiệp và dân dụng, nhận thầu
thi công, và giám sát kỹ thuật thi công các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng
công trình xây dựng, đánh giá và lập phương án xử lý công trình.


Kinh doanh chất phụ gia chuyên dùng trong xây dựng của tập đoàn Kao – Nhật Bản –
một loại phụ gia kỹ thuật chuyên dùng trong ngành xây dựng tiên tiến hiện nay. San
lấp mặt bằng cho thuê kho bãi dịch vụ môi giới nhà đất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có một số đặc điểm sau:
Khi cung ứng hàng hóa cho các công trình xây dựng hoặc công ty trung thầu
các công trình xây dựng thì việc thanh toán khoản nợ phải thu và nợ phải trả tuân thủ
cung cách thanh toán vốn như đã nêu trên. Vì vậy việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
hàng năm đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có chiến lược sáng tạo có căn cứ có độ tin
cậy cao với tổ chức tín dụng mà công ty đã có mối quan hệ. Mặt khác cũng đòi hỏi
công ty phải sử dụng có kế hoạch nguồn vốn kinh doanh.

Vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn góp của các thành viên công ty. Vì
vậy quản lý nguồn vốn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế quản lý điều hành sản
xuất kinh doanh của công ty do hội đồng thành viên công ty quy định và những điều
pháp luật nghiêm cấm. Nhiệm vụ đặt ra là kinh doanh phải có lãi, bảo toàn về vốn đảm
bảo khả năng thanh toán.
2.2. Cơ cấu bộ máy và nhân sự công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

5


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty ICCI

Nguồn: ICCI
 Ban giám đốc công ty
Hoạch định các mục tiêu, chiến lược của công ty, phân tích hiểu rõ những thuận
lợi khó khăn có thể xảy ra ở môi trường bên ngoài nhằm tạo cho công ty lợi thế cạnh
tranh. Kiểm soát chỉ đạo các hoạt động của công ty.
 Phòng kinh doanh
Đề xuất giám đốc về các chiến lược sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch kinh
doanh hàng năm cho công ty, chịu trách nhiệm về công tác tiếp thị của công ty, nắm
6


bắt kịp thời nhu cầu của thị trường về các dự án xây dựng mới và tìm cách để tiếp cận
để được cung ứng chất phụ gia dùng trong các công trình xây dựng. Chịu trách nhiệm
soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tiến hành ký kết với các đối tác và các thủ tục liên
quan đến quyết toán các công trình xây dựng.
Thực hiện báo cáo thống kê theo yêu cầu của ban giám đốc hoặc giám đốc.
 Phòng kế toán – tài chính

Quản lý thực hiện các công tác kế toán tài chính theo đúng quy định của pháp
luật, trang bị và ứng dụng kỹ thuật tính toán hiện đại trong công tác kế toán.
Lập kế hoạch tài chính theo định kỳ, đáp ứng nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh của công ty, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn tài sản
hiện có của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đề xuất các phương án đầu tư
và phương án tạo nguồn vốn để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh cho công ty
một cách bền vững.
Phối hợp với phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật điều hành dự án trong công tác
nghiệm thu thanh toán khối lượng xây dựng căn bản hoàn thành, công tác thu hồi vốn
công nợ và thanh toán nội bộ thực hiện các chế độ kế toán của nhà nước, phối hợp
cùng các phòng chức năng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phối
hợp với phòng kho vận chấp hành đầy đủ các chế độ kiểm kê, báo cáo định kỳ về tên
sản phẩm và số lượng hàng hóa lưu kho thực hiện các quy định về thuế của nhà nước.
 Phòng kỹ thuật và điều hành dự án
Theo dõi, quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công các dự án xây dựng
hoặc các hạng mục công trình do công ty đấu thầu.
Phối hợp với các phòng ban khác quản lý bảo quản trang thiết bị tài sản của
công ty. Lập, quyết toán công trình và tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng
công trình và phụ gia khi có yêu cầu.
 Phòng kho vận
Theo dõi tình hình hàng hóa nhập xuất và tồn. Quản lý điều hành vận chuyển
vật tư, hàng hoá, máy móc và thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh
của công ty.

7


 Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương
Theo dõi, quản lý, đề xuất biện pháp đào tạo, tuyển dụng đảm bảo nguồn nhân
lực có bản lĩnh tinh thông nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp phục vụ tốt

cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Đề xuất chế độ khen
thưởng, kỷ luật nội bộ lấy hiệu quả lao động làm thước đo theo đúng quy chế hoạt
động của hội đồng thành viên.
Theo dõi, đề xuất các biện pháp quản lý việc sử dụng lao động hợp lý, chế độ
tiền lương thưởng, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định. Thực
hiện công tác văn thư lưu trữ, quản trị hành chính văn phòng.
 Đội công trình và trung tâm dịch vụ môi giới nhà đất
Đây là hai đơn vị trực thuộc công ty nhằm thực hiện các nhiệm vụ do công ty
giao. Các đơn vị này điều hành các hoạt động trong nội bộ đảm bảo hoàn thành công
trình đúng tiến độ. Theo dõi việc thực hiện quản lý các trang thiết bị tại công trình.
2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.3.1. Sản phẩm
Phụ gia cho bê tông là những hợp chất hay hỗn hợp các hợp chất vô cơ, hữu cơ
có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp bê tông sẽ
làm thay đổi tính chất công nghệ của bê tông tươi hay tính chất sử dụng của bê tông đã
hóa rắn theo ý muốn.
Ngày nay, sự ra đời của xi măng và bê tông xi măng cùng với sự phát triển của
công nghiệp hóa học đã làm thay đổi tính chất công nghệ trong sản xuất và sử dụng bê
tông. Hàng loạt chất đã được nghiên cứu sử dụng làm phụ gia cho bê tông. Tại các
nước phát triển hơn 80% tổng sản lượng bê tông có sử dụng phụ gia. Việc sử dụng các
loại phụ gia đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất và sử
dụng bê tông được nhiều người, nhiều ngành quan tâm nghiên cứu nhằm tìm kiếm và
phát huy những khả năng mới của phụ gia.
Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp trong việc kinh
doanh chất phụ gia bê tông, để tìm ra những cơ hội và đe dọa của môi trường trong
việc kinh doanh chất phụ gia trong thời gian tới.

8



2.3.2. Tác dụng của chất phụ gia bê tông
Khi sử dụng phụ gia cho bê tông sẽ cải thiện các tính chất của bê tông cũng như
hỗn hợp bê tông, cụ thể như tăng tính lưu động của hỗn hợp bê tông, giảm lượng dùng
nước và xi măng, điều chỉnh thời gian ninh kết và rắn chắc, nâng cao cường độ và tính
chống thấm của bê tông.
Bằng việc sử dụng các phụ gia khác nhau người ta có thể chế tạo bê tông có
cường độ đặc biệt cao, có độ đặc chặt, khả năng chống thấm và độ dẻo cao.
Theo thống kê của chuyên gia kinh tế Liên xô Babaev, hiệu quả kinh tế đạt được khi
sử dụng phụ gia hoá dẻo để sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép giảm được 18%
chi phí.
Theo Batracov chi phí cho sản xuất bê tông khi sử dụng phụ gia siêu dẻo để sản
xuất bê tông Mac 60MPa, tổng chi phí giảm tới 42%, còn nếu sử dụng phụ gia
Complex thì tổng chi phí giảm tới 58%.
Theo thống kê của các chuyên gia Nhật Bản khi sử dụng phụ gia để sản xuất bê
tông tự đầm (SCC) thì hiệu quả kinh tế xã hội đạt được như sau:
- Tổng chi phí cho xây dựng giảm 15,30%.
- Giảm tiếng ồn, giảm sự ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn lao động. Vì các lý do
trên, việc nghiên cứu và sử dụng phụ gia là cần thiết. Nó thực sự là một cuộc cách
mạng trong công nghệ sản xuất bê tông. Tính riêng từ năm 1977 tới nay, hàng năm có
khoảng 70,125 loại phụ gia mới ra đời.
2.3.3. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng chất phụ gia cho bê tông ở Việt Nam
Ở nước ta việc nghiên cứu và sử dụng phụ gia hóa học cho bê tông xây dựng
mới được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ này, đánh dấu bằng việc nghiên cứu
sử dụng phụ gia CCB cho công trình thủy điện Thác Bà với sự giúp đỡ của Liên Xô
cũ.
Năm 1971, tại hội nghị bê tông toàn miền Bắc đã có báo cáo kết quả nghiên cứu
sản xuất PGHH cho bê tông từ nguyên liệu trong nước, tiếp đó nhiều cơ quan khoa học
đã tiến hành nghiên cứu xong kết quả dừng lại trong phạm vi PTN.

9



Năm 1977 Viện KHKT Xây dựng nghiên cứu chế tạo phụ gia hóa dẻo từ dịch
kiềm đen của nhà máy giấy, sản phẩm ở dạng bột, dẻo, lỏng với tên thương phẩm là
LHD (K,D,L). Tiếp đó nghiên cứu phụ gia hóa dẻo LK-1 trên cơ sở biến tính dịch
kiềm đen và phụ gia siêu dẻo COSU nhằm nâng cao cường độ và khả năng chống
thấm của bê tông. Các loại phụ gia trên được sử dụng rộng rãi vào các công trình xây
dựng.
Tiếp đó nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành khác nhau đã tiến hành nghiên cứu và
cho ra đời nhiều sản phẩm PGHH sử dụng rộng rãi cho các công trình xây dựng
Tháng 4/1996 Công ty trách nhiệm hữu hạn MBT Việt Nam (Master Builder
Technologies) xin được phép đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ gia bê tông và
hóa chất xây dựng tại khu Công nghiệp Thuận An, tỉnh Bình Dương với 100% vốn
nước ngoài (Thụy Sĩ).
Tháng 6/1996 Công ty TNHH Sika Việt Nam được phép đầu tư nhà máy sản
xuất phụ gia bê tông và hóa chất xây dựng tại khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai
với 100% vốn nước ngoài là 4,7 triệu USD có công suất 15.400tấn/năm.
Tiếp đó nhiều công ty khác như GRAGE (Mĩ), Fosroc (Anh), SKW (Đức) và
Mapei (Ý) … Đã ào ạt đưa vào thị trường trong nước hàng loạt sản phẩm phụ gia bê
tông dưới nhiều tên thương phẩm khác nhau, tạo nên bộ mặt thị trường hoá phẩm sôi
động.
Nhiều cơ sở trong nước đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản
phẩm phụ gia bê tông khác nhau như: PLACC- 02A, Selfill (liên hiệp quang hoá điện
tử), BENIT- 1, BENIT- 2, BENIT- 3 (Viện KHKT thuỷ lợi) từ khoáng sét tự nhiên,
PUZÔLIT, PA (CIENCO 1), LK1, ICT Super (viện KHCNXD) từ dịch kiềm đen
v.v… Các sản phẩm này đã góp phần làm phong phú thị trường phụ gia bê tông, giải
quyết vấn đề ô nhiễn môi trường, đồng thời khẳng định khả năng nghiên cứu sản xuất
và đáp ứng thị trường về mặt hàng này của các cơ sở trong nước.
Năm 2004 công ty cổ phần BIFI được thành lập theo giấy phép kinh doanh của
UBND thành phố Hà Nội, Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và được cấp bằng độc quyền

sáng chế số 5888 theo quyết định số: 9514/QĐ-SHTT ngày 19.09.2006 của Cục sở
hữu trí tuệ – Bộ KH&CN. BIFI đã xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất phụ gia cho
10


bê tông chất lượng cao trên cở sở nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước với công suất
thiết kế giai đoạn 1 (2006 - 2008) là: 10.000 tấn/năm; giai đoạn hai là: 30.000 tấn/năm
có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng phụ gia cho bê tông ngày càng tăng ở Việt Nam
2.3.4. Tình hình tiêu thụ
Bảng 2.1. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của ICCI Từ 2006 Đến 2010
ĐVT: 1000 Lít
Năm

Sản lượng

Chênh lệch
±Δ

%

2006

4.109

2007

4.890

781


19

2008

5.217

327

6,7

2009

5.668

451

8,6

2010

6.138

471

8,3
Nguồn : Phòng kinh doanh

Sản lượng bán ra sau của công ty từ sau năm 2006 tăng đáng kể: Năm 2007
tăng 780.080 lít, tốc độ tăng sản lượng đạt 19% so với năm trước. Năm 2008 tăng
327.180 lít tương ứng 7% so với năm 2006 sau đó tăng 9% ở năm 2009. Năm 2010 tỷ

lệ tăng sản lượng chỉ có còn 8%.
Hình 2.2. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của ICCI Từ 2006 Đến 2010

Nguồn: Phòng kinh doanh

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm và vai trò công tác tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp
a)

Khái niệm

Theo quan điểm Marketing : Tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống kinh tế và
những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển hàng hoá, từ
người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế : Tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình
sản xuất kinh doanh thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng.
Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dưới
rất nhiều khía cạnh khác nhau
b)

Vai trò

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, ngày nay các nhà quản trị
doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Bởi nó là cơ sở và
là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc

liệt. Tiêu thụ sản phẩm đánh dấu thành quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Để có
thể tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp mình ngày nay phương châm
mà bất kì doanh nghiệp, nhà sản xuất nào cũng là hướng tới khách hàng. Mục tiêu của
công tác tiêu thụ là bán hết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với doanh thu tối
đa và chi phí thấp nhất có thể. Do vậy, ngày nay tiêu thụ không còn là khâu đi sau sản
xuất, nó không chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm, tiêu thụ phải chủ
động đi trước một bước không chờ sản phẩm sản xuất ra rồi mới đem tiêu thụ mà tiêu
thụ có thể được tiến hành trước quá trình sản xuất, song song đồng thời với quá trình
sản xuất và có tác động mạnh mẽ, quyết định rất lớn đến quá trình sản xuất của doanh

12


nghiệp. Chúng ta thấy rằng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào từ doanh nghiệp sản xuất
đến các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ như : Bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn kỹ
thuật… thì tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là điều hết sức
quan trọng, nó quyết định rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Trước hết chúng ta thấy rằng: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị
và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ sản phẩm chuyển từ hình thức
hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ mới
có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng. Nếu tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, hiệu
quả thì sẽ làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiếp đến, mục tiêu cuối cùng của tất cả các
doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận. Lợi nhuận là động lực
thúc đẩy mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ thông qua quá trình tiêu thụ doanh
nghiệp mới thu được vốn , chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phần
lợi nhuận cho sự hoạt động nổ lực của mình. Do đó, tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết
định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đó là kết quả cuối cùng cho
cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách

hoàn toàn. Nhờ có tiêu thụ mà doanh nghiệp mới chứng tỏ được năng lực của mình
trên thị trường. Khẳng định được thế mạnh của sản phẩm và dịch vụ mà mình cung
cấp, tạo được chổ đứng và chiếm thị phần trên thị trường. Nhờ vào quá trình tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường và gây được sự chú ý của
khách hàng về những tính năng sử dụng của nó. Việc khách hàng ưu tiên tiêu dùng sản
phẩm của doanh nghiệp là một bước thành công lớn nó được đánh dấu bằng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian giữa một bên là doanh nghiệp một bên
là khách hàng. Nó chính là thước đo, là cơ sở đánh giá sự tin cậy và ưu thích của
khách hàng đối với doanh nghiệp, đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Qua đó doanh nghiệp có thể gần gũi hơn với khách hàng, hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu
khách hàng để từ đó đưa ra những phương thức và sản phẩm thoả mãn nhu cầu của

13


khách hàng tốt hơn để từ đó sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn từ đó lợi nhuận của
doanh nghiệp
c)

Mối quan hệ giữa tiêu thụ và marketing
Trước tiên chúng ta cần phân biệt rõ hoạt động Marketing và hoạt động tiêu thụ

sản phẩm. Rất nhiều người nhầm lẫn marketing với tiêu thụ và kích thích tiêu thụ.
Không có gì đáng ngạc nhiên về điều này bởi ngày nay mọi người thường xuyên bị
quấy rầy bởi những mục quảng cáo trên đài, báo, tivi, những tờ quảng cáo gửi trực tiếp
qua đường bưu điện, gửi tận tay, qua fax, qua email, những chuyến viếng thăm của
những người chào hàng, những nhân viên tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, phát quà
khuyến mại, những pano, aphich giới thiệu sản phẩm… Tất cả những dạng quảng cáo
tiếp thị này chúng ta có thể gặp ở bất cứ nơi nào và bất cứ ở đâu dù bạn đang ở công

sở, ở nhà hay đang đi trên đường. Do đó đã có rất nhiều người lầm tưởng marketing là
bán hàng, là tiêu thụ hàng hoá, và họ sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng tiêu thụ không
phải là khâu quan trọng nhất của hoạt động marketing. Tiêu thụ chỉ là phần nối của núi
băng marketing và hơn thế nữa nó không phải là chức năng cốt yếu của hoạt động
marketing.
Từ đó ta thấy rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận của marketing
Mix tức là một bộ phận của tập hợp các thủ đoạn marketing cần thiết phải kết hợp
chúng lại để tác động mạnh nhất đến thị trường. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế đồng thời cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt các nhà kinh doanh
muốn doanh nghiệp và sản phẩm của mình đứng vững trên thị trường thì họ phải cố
gắng sao cho bán được nhiều sản phẩm và chiếm thị phần lớn trên thị trường. Tuy
nhiên với một hàng hoá kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng,
công dụng, đặc tính, tính năng, giá cả… Thì dù cho người ta có mất bao nhiêu công
sức và tiền của để đẩy mạnh tiêu thụ khuyến khích khách hàng thì việc mua chúng vẫn
rất hạn chế. Ngược lại nếu nhà kinh doanh hiểu rõ về mối quan hệ và hoạt động của
marketing và công tác tiêu thụ sản phẩm thì họ sẽ thành công trong việc tiêu thụ hàng
hoá và hàng hoá đó có thể tiêu thụ một cách dễ dàng hơn thông qua việc tìm hiểu kỹ
lưỡng nhu cầu khách hàng, tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó, quy định
một mức giá thích hợp và kích thích tiêu thụ có hiệu quả.
14


×