Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH OSC VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

LÊ MỸ ĐAN THÙY

CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH LỮ
HÀNH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH OSC
VIỆT NAM - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
***********

LÊ MỸ ĐAN THÙY

CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH LỮ
HÀNH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ DU LỊCH OSC
VIỆT NAM - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: MBA NGUYỄN MINH QUANG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Chiến Lược Marketing
Trong Kinh Doanh Lữ Hành Của Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch Việt Nam – Hiện
Trạng và Giải Pháp” do Lê Mỹ Đan Thùy, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh
Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày .

MBA Nguyễn Minh Quang
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)


Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm học với thử thách, khó khăn song hành cùng niềm vui và hạnh phúc,
nhìn lại tất cả, hơn ai hết, con muốn gửi lời cảm ơn đến ba mẹ của con vì tất cả những
gì ba mẹ đã làm cho con, vì con dẫu rằng chẳng lời nói nào có thể diễn tả hết tất cả.
Với những gì tôi đã nhận được trong những năm tháng dưới mái trường trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả
các thầy cô đã phụ trách giảng dạy lớp DH07TM của chúng tôi. Tôi hiểu rằng tất cả
vốn kiến thức mà tôi có được còn rất ít ỏi. Đó chỉ là nền tảng cơ bản, là hành trang ban
đầu để tôi bước vào đời. Bản thân tôi còn phải học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều.Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Nguyễn Minh Quang, người đã hướng
dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận này.
Ba tháng thực tập ngắn ngủi nhưng là khoảng thời gian tôi được trải nghiệm và
tiếp thu những kinh nghiệm thực tế thú vị và những kiến thức mới mẻ tại Trung tâm
Dịch Vụ Du lịch OSC Việt Nam. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị

nhân viên của Trung tâm ở tất cả các bộ phận và đặc biệt là Cô Phạm Thị Thương –
Giám Đốc Trung tâm đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều.
Và lời cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn những người bạn của tôi, những người đã
luôn bên cạnh tôi trong những năm tháng học xa nhà. Nhất là trong những ngày viết
khóa luận, họ đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi khi tôi gặp khó khăn, động viên tôi mỗi khi
tôi mệt mỏi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Lê Mỹ Đan Thùy


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ MỸ ĐAN THÙY. Tháng 7 năm 2011. “Chiến Lược Marketing trong
Kinh Doanh Lữ Hành của Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch OSC Việt Nam”.
LE MY DAN THUY. JULY 20011. “Marketing Strategy in The Travel
Business of Travel Services OSC Viet Nam Center – Actuality and Solutions”.
Chiến lược Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương
hiệu, quảng bá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh,… Nó là một công cụ hữu hiệu không
thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề quan trọng này tôi quyết
định thực hiện đề tài nghiên cứu thực trạng chiến lược Marketing của Trung Tâm Dịch
Vụ Du Lịch OSC Việt Nam và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động
marketing. Nội dung của vấn đề nghiên cứu bao gồm:
 Tìm hiểu tình hình chiến lược Marketing của trung tâm hiện nay.
 Tìm hiểu môi trường hoạt đông của trung tâm, trọng tâm là môi trường
marketing.
 Tìm hiểu chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh của trung tâm.
 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, mối đe dọa và cơ hội của công ty. Từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm bổ sung thêm cho chiến lược Marketing của công ty.



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG

viii

DANH MỤC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian


2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về ngành du lịch VN và tỉnh BR - VT

4

2.1.1. Ngành du lịch VN

4

2.1.2. Ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

5

2.2. Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Dịch vụ Dầu khí
VN (OSC VIETNAM)


7

2.2.1. Giới thiệu chung

7

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

8

2.2.3. Lĩnh vực, sản phẩm, ngành nghề kinh doanh

9

2.2.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động
2.3. Sơ lược về Trung tâm Dịch vụ dịch vụ Du lịch OSC VN
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

10
11
13
13

3.1.1. Các khái niệm thông dụng trong du lịch lữ hành

13

3.1.2. Phân khúc thị trường


15

3.1.3. Khái niệm Marketing, Marketing du lịch

16

3.1.4. Chiến lược marketing (Marketing Strategy):

17

3.1.5. Ma trận SWOT

17

3.1.6. Marketing hỗn hợp (Marketing – Mix)

19

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

21

3.2.1. Phương pháp phân tích số liệu


21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Phân tích hiện trạng marketing của OSC VN Travel

22

4.1.1. Sản phẩm

22

4.1.2. Giá

29

4.1.3. Phân phối

33

4.2. Phân tích môi trường marketing

36

4.2.1. Môi trường vĩ mô

36


4.2.2. Phân tích vi mô

42

4.3. Thị trường mục tiêu

57

4.4.

Ma trận SWOT

59

4.5.

Giải pháp đề nghị

61

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

71

5.1. Kết luận

71

5.2. Kiến nghị


72

5.2.1. Kiến nghị đối với Trung tâm OSC VN Travel

72

5.2.2. Kiến nghị đối với nhà nước

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

75

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO:

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

BR – VT:

Bà Rịa – Vũng Tàu


TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

GTGT:

Giá trị gia tăng

DVDL:

Dịch vụ Du lịch

ĐTCT:

Đối thủ cạnh tranh

LN:

Lợi nhuận

DT:


Doanh thu

LNTT/DT:

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu

vii


DANH MỤC BẢNG
 

Bảng 4.1. Thống Kê Lượt Khách Inbound Năm 2010 theo Quốc Tịch

23

Bảng 4.2. Thống Kê Tình hình Tiêu Thụ Inbound trong 3 Năm 2008 – 2010

24

Bảng 4.3. Thống Kê Tình hình Tiêu Thụ Dosmetic trong 3 Năm 2008 -2010

27

Bảng 4.4. Thống Kê Lượt Khách Outbound Năm 2010

29

Bảng 4.5. Giá Một Số Sản Phẩm, Dịch Vụ Năm 2007, 2008


30

Bảng 4.6. Giá Tour Phân Loại Theo Hình Thức Vận Chuyển và Xếp Hạng Khách Sạn 32
Bảng 4.7. Giá Tour Côn Đảo Biển Xanh – Cát Trắng (Bằng Máy Bay) (3 Ngày 2
Đêm) Dành Cho Khách Đoàn của OSC VN Travel

33

Bảng 4.8. Chi Phí Quảng Cáo của OSC VN Travel 2008 - 2010

34

Bảng 4.9. Phân Công Hoạt Động Trong Kế Hoạch Hoạt Động Marketing

43

Bảng 4.10. Đối thủ Cạnh Tranh Về Các Sản Phẩm Tour Của OSC VN Travel

48

Bảng 4.11. So Sánh Giá Một Số Tour Giữa OSC VN Travel và Các Đối Thủ Cạnh
Tranh Chính

49

Bảng 4.12. Các Cách Thức Niêm Yết Giá Vé Máy Bay Theo Giá Tour

50


Bảng 4.13. So Sánh Chính Sách Áp Dụng Đối Với Trẻ Em Giữa Các Doanh Nghiệp.

51

Bảng 4.14. Các Phân Khúc Thị Trường Du Lịch Lữ Hành của OSC VN Travel

58

Bảng 4.15. Kinh Phí Dự Kiến cho In Ấn Tờ Gấp Hướng Dẫn

62

Bảng 4.16. Chi Phí Dự Kiến Để Triển Khai và Duy Trì Hoạt Động Chi

nhánh Tân Thành trong 5 năm đầu

78

Bảng 4.17. Chi Phí Phát Sinh Thêm Từ Việc Thành Lập Phòng Marketing

 

viii

70


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức và Các Đơn Vị Trực Thuộc, Liên Doanh của OSC VN


10

Hinh 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Trung Tâm Dịch Vụ Du lịch OSC VN Travel (OSC
Vietnam Travel)

12

Hình 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT

19

Hình 3.2. Mô Hình 4P

20

Hình 4.1. Cơ Cấu Các Sản Phẩm theo Lượt Khách

22

Hình 4.2. Tỷ Suất LN Trước Thuế/DT Trong Hoạt Động Lữ Hành của OSC VN
Travel 2008 - 2010

25

Hình 4.3. Các Yếu Tố Thuộc Môi Trường Vĩ Mô

37

Hình 4.4. Giá Dầu Diesel 0,05S 2008 – 2011


39

Hình 4.5. Các Yếu Tố Thuộc Môi Trường Vi Mô

42

Hình 4.6. Phần Thông Tin về Tour trên Website của Công Ty Cổ Phần Du Lịch
BR - VT

53

Hình 4.7. Phần Nội Dung Chương Trình Tour trên Website của CD Tours

54

Hình 4.8. Phần Nội Dung Chương Trình Tour trên website của OSC VN Travel

54

Hình 4.9. Ma Trận SWOT của OSC VN Travel

60

Hình 4.10. Trang chủ website www.oscvietnamtravel.com

66

Hình 4.11. Thêm “Du lịch M.I.C.E” Vào Danh Sách Tour trên Website OSC VN
Travel


67

Hình 4.12. Sơ Đồ Phòng Marketing Đề Xuất

69

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Sơ Đồ Các Sản Phẩm – Dịch Vụ của OSC VietNam Travel
Phụ lục số 2: Một Số Tour Inbound Của OSC VN Travel
Phụ lục số 3: Hệ Thống Tour Phục Vụ Khách Nội Địa Hiện Nay của Trung Tâm
Phụ lục số 4: Giá Tour Trọn Gói Dành Cho Khách Du Lịch Quốc Tế
Phụ lục số 5: So Sánh Nội Dung Chương Trình Tour Đà Lạt 4 Ngày 3 Đêm giữa OSC
VN Travel và Một Số Doanh Nghiêp Lữ Hành Khác

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ ngày 01/01/2009, theo các điều khoản gia nhập WTO của VN, các công ty
du lịch nước ngoài được phép mở trực tiếp văn phòng đại diện tại VN. Điều này đã mở
ra một bức tranh cạnh tranh khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp VN hoạt động trong
lĩnh vực du lịch, đặc biệt là lữ hành. Bên cạnh đó, những năm gần đây, xu hướng đi du
lịch của người dân có những thay đổi phức tạp vừa do ảnh hưởng của sự eo hẹp túi tiền
của một bộ phận dân cư vừa do thay đổi trong sở thích của mọi người. Những ảnh

hưởng đa chiều như vậy không chỉ tác động đến các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực
du lịch VN như Saigontourist, Viettravel, v.v… mà ngay cả các doanh nghiệp nhỏ tại
các địa phương như tỉnh BR – VT cũng bị ảnh hưởng theo. Bị bó hẹp trong một thị
trường nhỏ về quy mô khi dân số toàn tỉnh chỉ ở mức 994.837 người (theo kết quả điều
tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009). Đối chiếu với cuộc điều tra dân số năm 1999 thì
dân số toàn tỉnh qua 10 năm chỉ tăng với mức trung bình là 1,80%/năm, trong khi mức
tăng trung bình của khu vực Đông Nam Bộ là 3,5%/năm. Nhưng Bà Rịa – Vũng Tàu
lại là một trong những tỉnh thành trong cả nước có chỉ số GDP đầu người ở mức cao
với trên 5.800 USD bình quân đầu người vào năm 2010 (trong khi cả nước là
1.168USD/người), tăng 2,28 lần so với 2005 và được kỳ vọng đến năm 2015 đạt
11.500 USD/người (không tính dầu khí). Thu nhập của người dân gia tăng hé mở cho
các doanh nghiệp hoạt động du lịch khả năng người dân sẽ chi tiêu cao hơn cho nhu
cầu du lịch giải trí. Thế nhưng điều này cũng đưa ra một thách thức đối với các doanh
nghiêp đó là nhu cầu của khách hơn sẽ ngày càng cao hơn và khắt khao hơn. Bởi vậy,
những hình thức tour truyền thống đã gần như bão hòa. Trong bối cảnh này, các công
ty lữ hành bắt buộc phải chủ động đẩy mạnh các hoạt động trong đó có marketing

1


nhằm thu hút khách hàng, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách cao nhất và
hiệu quả nhất.
Trung tâm DVDL OSC VN Travel chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
Do tính đặc thù của ngành, sự biến động chóng mặt về giá nhiên liệu cũng như giá các
mặt hàng khác trong đời sống đã liên tục gây nên sức ép về các chi phí đầu vào trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy Trung tâm cần có một chiến lược
Marketing phù hợp để chủ động hơn khi có các biến động của thị trường cũng như góp
phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
Với sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Trung
tâm DVDL OSC VN Travel và dưới sự hướng dẫn của MBA Nguyễn Minh Quang, tôi

đã chọn đề tài “Chiến Lược Marketing trong Kinh Doanh Lữ Hành của Trung Tâm
DVDL OSC VN Travel – Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Phân tích hiện trạng marketing của Trung tâm DVDL OSC VN
TRAVEL.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến các hoạt động
marketing của Trung tâm DVDL OSC VN Travel.
Mục tiêu 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của Trung tâm
DVDL OSC VN Travel.
Mục tiêu 4: Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực tiễn đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy các thế mạnh, khắc phục điểm yếu dựa vào các cơ hội cũng như
thách thức từ môi trường marketing của Trung tâm DVDL OSC VN Travel.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Trung tâm DVDL OSC VN Travel, số 2 Đường Lê Lợi, Phường 1, Thành phố
Vũng Tàu, Tỉnh BR - VT.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Từ ngày 25/2/2011 đến ngày 25/5/2011
1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương

2


Chương 1: Trình bày lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài; Mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan về ngành du lịch và giới thiệu Công ty TNHH MTV Du
Lịch Dịch Vụ Dầu Khí Việt Nam và Trung tâm DVDL OSC VN Travel.

Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Đề xuất và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngành du lịch VN và tỉnh BR - VT
2.1.1. Ngành du lịch VN
Sau khi vượt qua nhiều khó khăn thách thức từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu,
năm 2010 ngành Du lịch VN đã lấy lại đà phục hồi với mức tăng trưởng cao đứng vào
hàng thứ sáu trên thế giới. Du lịch VN đã đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu vào cuối
năm 2010. Đây được coi là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc
của ngành du lịch trong giai đoạn 2005-2010.
Năm 2000 VN đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2008 đã có trên
4,2 triệu lượt khách đến VN. Mười năm trước, VN chỉ đón được lượng khách bằng
1/20 Philippines; bằng 1/40 các nước phát triển khác như Singapore, Malaysia, Thái
Lan. Đến nay, khoảng cách này đã được rút ngắn và VN đã vượt qua Philippines. Tốc
độ tăng trưởng trung bình hàng năm về lượng khách trên dưới 20%.
VN ngày càng khẳng định là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Đối
tượng khách du lịch đến VN bao gồm hầu hết các thị trường nguồn lớn trên thế giới từ
Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại dương cho đến các châu lục khác.
Đặc biệt là đối với khách du lịch từ Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Australia, VN
hiện là điểm đến được nhiều du khách quốc tế ưa chuộng. Đây là kết quả do Hiệp hội
du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) và Công ty Visa International (Visa) công
bố hồi giữa tháng 11/2011 sau khi thăm dò 7.000 người ở hơn 10 quốc gia, vùng lãnh
thổ.

Bên cạnh lượng khách quốc tế đến kỷ lục, lượng khách nội địa cũng đạt tới con
số ấn tượng là hơn 28 triệu lượt khách đi du lịch. Điều này chứng tỏ VN là một điểm
du lịch có sức hấp dẫn, cuốn hút du khách trong và ngoài nước.

4


Du lịch phát triển đã có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Trong giai đoạn 2001-2010 thu nhập du lịch đã tăng từ trên 20.000 tỷ đồng lên
khoảng 96.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình là 16,7%/năm. Hiện nay du lịch đóng
góp khoảng 5% GDP, nếu duy trì được mức tăng trưởng thu nhập, tỷ lệ này sẽ cao hơn
trong những năm tới. Đến nay, ngành du lịch đã tạo ra khoảng 430.000 lao động trực
tiếp và gần 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc
biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có tiềm năng du lịch như vùng rừng núi Tây Bắc,
Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long...
Năm 2011, ngành du lịch đặt ra mục tiêu cơ bản là đón khoảng 5,3 triệu lượt
khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30-31 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu
từ du lịch đạt 110.000 tỷ đồng.
2.1.2. Ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc
giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ – TP. Hồ Chí Minh, phía Đông giáp
tỉnh Bình Thuận và phía Nam giáp Biển Đông. Bà Rịa – Vũng Tàu cũng nằm trong
vùng du lịch Nam Trung Bộ – Nam Bộ, đến TP. Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ 30 phút
nếu đi bằng đường thủy và 2 giờ 30 phút nếu đi bằng đường bộ. Hàng năm, ngành du
lịch có mức tăng trưởng khá cao và thu hút đầu tư luôn dẫn đầu cả nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược về sản phẩm du lịch,
chiến lược về thị trường, về đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chiến
lược đào tạo – giáo dục du lịch và chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên
du lịch nhằm đưa ngành Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hội nhập và phát triển, góp phần

tích cực thúc đẩy sự phát triển của du lịch VN. Một số các sự kiện văn hóa – du lịch
đang dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh như Khai hội Văn hóa – Di
lịch (tổ chức định kỳ vào Tết nguyên đán) với nghi lễ bắn súng thần công, Festival
diều quốc tế.
Bà Rịa – Vũng Tàu cũng thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá hình ảnh du
lịch địa phương trong và ngoài nước thông qua hội chợ - triển lãm với quy mô quốc
gia, quốc tế (Hội chợ quốc tế ITE) để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường du lịch,

5


trong đó chú trọng đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng như Đông Bắc Á, Tây Âu,
Bắc Mỹ, Đông Âu, Úc và Asean.
Trên nền tảng hệ thống tài nguyên du lịch, Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện chiến
lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch như phân loại, đánh giá, quản lý
và bảo vệ các nguồn tài nguyên nhằm bảo vệ duy trì, phát huy tiềm năng du lịch, phát
triển du lịch bền vững.
Ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề
ra trong năm bản lề năm 2010, định hướng đến năm 2020, với hy vọng sẽ trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch BR - VT đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, tỉnh BR - VT xác định thế mạnh đặc trưng để phát triển không
trùng lắp các loại hình sản phẩm du lịch, đến năm 2020, toàn tỉnh phát triển du lịch
qua:
5 cụm du lịch (bao gồm 4 vùng và 1 trung tâm du lịch):
 Trung tâm du lịch TP. Vũng Tàu và phụ cận;
 Cụm du lịch Côn Đảo;
 Cụm du lịch Bình Châu;
 Cụm du lịch Núi Dinh;
 Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải.

04 loại hình du lịch:
 Du lịch sinh thái rừng - biển - đảo;
 Du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng;
 Du lịch chữa bệnh;
 Du lịch thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE).
Với 09 loại sản phẩm du lịch đặc trưng
 Du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan nghiên cứu khoa học;
 Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử, cách mạng, lễ hội;
 Du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng;
 Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi cao cấp;
 Du lịch giải trí cao cấp, chơi golf;

6


 Du lịch thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE);
 Du lịch cuối tuần;
 Du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, mạo hiểm;
 Du lịch tham quan cho người khuyết tật.
Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2010 tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn
tỉnh BR-VT: 160 cơ sở với 6.659 phòng. Trong đó, số cơ sở đã được xếp hạng là 75 cơ
sở từ 1 đến 5 sao và hạng cao cấp, với 4.195 phòng.
Doanh thu trong năm 2010 đạt 1.780 tỷ đồng, thu hút 8.405 ngàn lượt khách,
trong đó có 320 ngàn khách quốc tế; 159 dự án đầu tư du lịch, trong đó đã có 10 dự án
đưa một phần vào khai thác kinh doanh, dự kiến đến năm 2015 sẽ có thêm 132 dự án
hoàn thành hoặc đưa vào kinh doanh một phần.
2.2.

Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Dịch vụ Dầu khí VN


(OSC VIETNAM)
2.2.1. Giới thiệu chung:
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Du lịch Dịch vụ dầu khí
VN.
 Tên tiếng Anh: The National Oil Services Company of Viet Nam Limited
 Tên viết tắt tiếng Việt: OSC VN
 Tên viết tắt tiếng Anh: OSC Vietnam
Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 Lê Lợi, phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh BR VT, VN.
Điện thoại: (84-64) 3852603

Fax: (84-64) 3852834

Website: www.osc.com

Email:

Ngành nghề kinh doanh chính:
 Kinh doanh dịch vụ du lịch (Kinh doanh khách sạn, biệt thự, căn hộ, nhà
hàng, kinh doanh ăn uống, kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế…);
 Kinh doanh dịch vụ dầu khí (Kinh doanh dịch vụ sinh hoạt dầu khí, kinh
doanh dịch vụ kỹ thuật dầu khí,…);
 Kinh doanh thương mại;
 Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
tại VN;

7


 Tổ chức cho người lao động VN đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài;
 Kinh doanh xây lắp và bất động sản.

Vốn điều lệ: 135.258.416.236 đồng
Chủ sở hữu: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Phạm Tuấn.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Thái Hồng Cương – Chức danh: Tổng
Giám đốc.
Nơi đăng ký kinh doanh: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BR - VT theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên số: 3500101844, cấp ngày
01/3/2011.
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập (23/6//1977) đến cuối năm 1979
Tiền thân là Công ty Phục vụ dầu khí Vũng Tàu - Côn Đảo thuộc Công ty Du
lịch VN do Bộ Nội vụ (Nay là Bộ Công an) ký quyết định thành lập ngày 23/06/1977.
Nhiệm vụ: phục vụ các dịch vụ sinh hoạt cho các chuyên gia và người nước
ngoài vào giúp và hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam
ngoài khơi tỉnh BR - VT.
Năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo được thành lập, OSC VN có điều kiện
phát triển du lịch khi tiếp nhận thêm một số cơ sở, mở rộng hoạt động gồm: dịch vụ
dầu khí, du lịch nội địa, du lịch quốc tế trong đó có lữ hành
Giai đoạn 2: từ năm 1980 đến 1987
Phục vụ toàn bộ việc ăn ở, đi lại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trên
1000 chuyên gia dầu khí Liên Xô (nay là người Nga) cùng gia đình họ.
Được Tổng cục Du lịch chỉ đạo là một trong 5 công ty kinh doanh du lịch trong
cả nước đón khách quốc tế, mà chủ yếu là khách từ Liên Xô và đông Âu.
Tiếp nhận và quản lý trường Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu theo mô hình Trường
bên cạnh doanh nghiệp để đáp ứng cho công tác đào tạo huấn luyện, xây dựng đội ngũ
nhân sự ngành du lịch.

8



Giai đoạn 3: 1988 – 1999
Hợp tác với các đối tác nước ngoài giúp vốn thành lập các liên doanh trên các
lĩnh vực thuộc lĩnh vực hoạt động và lợi thế tiềm năng của mình: du lịch, dịch vụ dầu
khí; xây dựng và phát triển với 20 ngành, nghề khác nhau
Bộ máy tổ chức của OSC VN phát triển lên 10 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 8
đơn vị liên doanh nước ngoài, 1 công ty cổ phần, 1 công ty TNHH, 12 khách sạn
(trong đó có 4 khách sạn quốc tế 3 sao, 5 khách sạn quốc tế 2 sao), 1 khu căn hộ cao
cấp, 36 biệt thự với tổng cộng 1095 phòng ngủ.
Giai đoạn 4: Từ năm 2000 đến nay
Hiện có 2 khách sạn tiêu chuẩn tương đương 4 sao là Grand Hotel và Palace
Hotel, trong đó Grand Hotel là khách sạn đầu tiên tại TP. Vũng Tàu vận hành tiêu
chẩn ISO 9001 – 2000,
Năm 2002 Công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Hai.
Ngày 02/03/2011 Chuyển đổi Công ty Du lịch Dịch vụ dầu khí VN thành Công
ty TNHH Một thành viên Du lịch Dịch vụ dầu khí VN
2.2.3. Lĩnh vực, sản phẩm, ngành nghề kinh doanh
Dịch vụ du lịch:
 Lữ hành: tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế.
 Lưu trú: Hệ thống nhà hàng, khách sạn từ 1 - 4 sao tại Vũng Tàu.
 Du lịch MICE.
Dịch vụ dầu khí:
 Cho thuê biệt thự, căn hộ, văn phòng làm việc, phương tiện vận chuyển.
 Cung cấp dịch vụ sinh hoạt cho các giàn khoan dầu khí.
 Cung cấp vật tư, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thăm dò và khai thác dầu
khí.
 Kinh doanh xây lắp và bất động sản.
 Kinh doanh hàng hoá và xuất nhập khẩu.
 Cung ứng và xuất khẩu lao động.
 Dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí


9


2.2.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động:
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức và Các Đơn Vị Trực Thuộc, Liên Doanh của
OSC VN

Nguồn tin: www.oscvn.com

10


2.3.

Sơ lược về Trung tâm Dịch vụ dịch vụ Du lịch OSC VN
Trung tâm Dịch vụ Dịch vụ Du lịch OSC VN (OSC VIỆT NAM TRAVEL) là

đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế trực thuộc Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ
Dầu khí VN (OSC VIỆT NAM)
Địa chỉ: 02 Lê Lợi, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: (+8464) 38520038 – 6254008 – 3810515
Fax: (+8464) 3852318
Website: www.oscvietnamtravel.com
Emai:
Giấy phép kinh doanh số 103774, cấp ngày 05/03/1993
Giấy phép kinh doanh lữ hành số 0038/2002/TCDL-GPLHQQT, cấp ngày
25/04/2002
Ban quản lý
 Giám đốc: Nguyễn Thị Thương
 Trưởng phòng Điều hành hướng dẫn: Nguyễn Danh Hà

 Trưởng phòng Kế Toán: Nguyễn Thị Tuyết Diễm
Chức năng, nhiệm vụ:
 Tổ chức các chương trình du lịch trong nước và nước ngoài.
 Thiết kế và tổ chức các chương trình MICE theo yêu cầu.
 Thiết kế và tổ chức các chương trình du lịch nước ngoài kết hợp công việc
như thăm thân, học tập kinh nghiệm, khảo sát ... vv.
 Tổ chức các tour du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
 Tổ chức sự kiện
 Dịch vụ hộ chiếu, visa.
 Dịch vụ vận chuyển: cho thuê xe du lịch đời mới từ 04 – 45 chỗ.
 Dịch vụ đặt phòng khách sạn.
 Dịch vụ đặt và giữ chỗ vé máy bay, tàu hoả, tàu cánh ngầm và tàu đi Côn
Đảo.
 Dịch vụ cung cấp Hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh, Hoa, Nga, Nhật, Hàn.

11


Hinh 2.2.. Sơ Đồ Tổ
ổ Chức Bộộ Máy Tru
ung Tâm D
Dịch vụ Dịịch vụ Du lịch
OSC VN Travell (OSC Vieet Nam Traavel)

Giám Đố
ốc

Phò
òng Tài chíính
Kế toán


Phòng Tổ ch
hức
Hành chín
nh

Phòng
P
Điều hành
Hướng d
dẫn

Phòng Khai thác
Thị Trư
ường

Nguồn
N
tin: Phòng
P
Tổ chhức Hành chính
c

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Các khái niệm thông dụng trong du lịch lữ hành
a) Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu
hình và vô hình
Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món
hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát (Michael
M.Coltman)
b) Đặc tính của sản phẩm du lịch
Những đặc tính của sản phẩm du lịch cũng là những đặc trưng của dịch vụ du
lịch. Sau đây là các đặc tính cơ bản của sản phẩm du lịch:
 Khách mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
 Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước.
 Khoảng thời gian mua sản phẩm và thấy, sử dụng sản phẩm dài.
 Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng.
 Sản phẩm du lịch so sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau.
 Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ của khách sạn, ghế
ngồi của nhà hàng không thể tồn kho.
 Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng
cầu của khách có thể gia tăng hoặc sút giảm.
 Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành hoặc không trung thành với
công ty bán sản phẩm.
 Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do sự giao động
về tiền tệ, chính trị.

13


c) Đơn vị cung ứng du lịch
Đơn vị cung ứng dl là cơ sở kinh doanh, cung cấp sp dl cho khách du lịch. Ví
dụ: khách sản, công ty lữ hành, điểm du lịch,...

d) Khách du lịch
Còn gọi là khách viếng. Theo Tổ chức Du lịch Thế Giới (World Tourism
Organization – WTO) năm 1968 đã chấp nhận định nghĩa Khách viếng như sau: “Một
khách viếng là một người từ quốc gia này đi tới một quốc gia khác với một lý do nào
đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng hoặc làm một việc gì khác.”
Khách du lịch được chia làm 2 loại:
Du khách: Còn gọi là khách ở lại qua đêm (Overnight Visitors), lưu trú tại một
quốc gia trên 24 giờ đồng hồ và ngủ qua đêm ở đó với lý do kinh doanh, thăm viếng
hoặc làm một việc gì khác.
Khách tham quan: Còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày (Day
Visitors), đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm
lý do kinh doanh, thăm viếng hoặc làm một việc gì khác.
Theo Quy chế quản lý lữ hành của Cục Du Lịch VN 1995:
Khách du lịch quốc tế (Inbound): là người nước ngoài, người VN định cư ở
nước ngoài đến VN không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghĩ dưỡng, hành
hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ sở đầu tư, kinh doanh,...
Khách du lịch ra nước ngoài (Outbound): Là người VN, người nước ngoài cư
trú ở VN đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Domestic): là công dân VN rời khỏi nơi ở của mình
không quá 12 tháng, đi tham quan, nghĩ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè,
tìm hiểu cơ sở đầu tư, kinh doanh,... trên lãnh thổ VN.
e) Chuyến du lịch (Tour):
Là chuyến đi được chuẩn bị trước, bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du
lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác.
f) Chương trình du lịch (Tour Programe):

14



×