Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VASEP TRONG VIỆC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA – BASA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.14 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

LÊ CAO KHÁNH TRUNG

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VASEP TRONG VIỆC
HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA – BASA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

LÊ CAO KHÁNH TRUNG

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VASEP TRONG VIỆC
HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁ TRA – BASA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2011
 




Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nâng cao vai trò của
VASEP trong việc hỗ trợ xuất khẩu cá tra - basa” do Lê Cao Khánh Trung, sinh viên khóa
33, ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày _______________.

Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày
 
 
 

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


 

LỜI CẢM TẠ

-Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này em xin gởi lời cám ơn đến gia đình và
các thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã dìu dắt em trong suốt
bao năm qua.
-Em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hòa là người tận tình hướng dẫn
em làm luận văn này . Cám ơn thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết dìu dắt em trên
con đường học vấn.
-Em xin bày tỏ lòng cám ơn với các anh chị ở VASEP và các bác nông dân , các
anh cán bộ chi cục thủy sản ở 3 tỉnh An Giang , Đồng Tháp, Cần Thơ đã giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ CAO KHÁNH TRUNG. Tháng 6 năm 2011. “Nâng cao vai trò của VASEP trong
việc hỗ trợ xuất khẩu cá tra - basa”.
LE CAO KHANH TRUNG. June 2011. “Proposed solutions to enhance the role of
VASEP in pangasius promotion for export”.
-Trong vài năm trở lại đây cá tra, cá basa việt Nam là một trong những mặt hàng

thủy sản được ưa chuộng nhất thế giới sản lượng xuất khẩu đạt 659,397 nghìn tấn năm
2010 với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.427,48 triệu usd, tuy có sản lượng xuất khẩu cao
nhưng cá tra, cá basa Việt Nam cũng không tránh khỏi nhưng khó khăn từ trong và ngoài
nước.Trên cơ sở thu thập dữ liệu và điều tra từ VASEP , bài khóa luận đã tìm hiểu và
phân tích tình hình xuất khẩu của cá da trơn Việt Nam trên các thị trường như Hoa Kỳ ,
EU, ASEAN và thị trường quốc tế . trên cơ sở số liệu phân tích đã xây dựng hàm hồi qui
xu hướng giá của các thị trường trên đặc biêt là thị trường thế giới.
- Sau quá trình điều tra 6 hộ nông dân tại 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và
5 doanh nghiệp chế biến cá tra và cá basa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, bài luận văn đã
tìm hiểu lịch sử về nghề nuôi cá tra , cá basa và phân tích những điểm thuận lợi và khó
khăn trong việc nuôi và xuất khẩu cá tra, cá basa. Bao gồm các khó khăn trong nước nước
và quốc tế, cụ thể là các vấn đề về nguyên nguyên liệu, các vấn đề về tiêu chuẩn quốc tế,
các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa………..
- Đồng thời trong bài khóa luận đã tìm hiểu về lịch sử hình thành , cơ cấu và vai
trò của VASEP trong việc hỗ trợ xuất khẩu cá tra và basa Việt Nam..
-Bài khóa luận đã đề xuất giải pháp và kiến nghị cụ thể để góp phần nâng cao hơn
vai trò hỗ trợ của VASEP trong việc hỗ trợ xuất khẩu cá tra và cá basa . Đồng thời cũng
có kiến nghị với chính phủ , doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-bsa và người nông dân trên
quan điểm của VASEP để việc xuất khẩu cá tra và basa được thuận lợi hơn.

 


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình ......................................................................................................... ix
Danh mục các phụ lục ..................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4 Cấu trúc đề tài : ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
2.1 Khái quát về VASEP.............................................................................................. 3
2.1.2 Lịch sử hình thành ........................................................................................... 3
2.1.3 Chức năng của VASEP .................................................................................... 3
2.1.4 Tăng cường quan hệ giữa hội viên và các đối tác chiến lược.......................... 3
2.1.5 Tăng cường quan hệ với chính phủ làm cầu nối giữa doanh nghiệp với chính
phủ ............................................................................................................................ 3
2.1.6 Quan hệ trong nước và quốc tế. ....................................................................... 4
2.1.7 Thông tin thị trường và tổ chức sự kiện. ......................................................... 4
2.1.8 Xúc tiến thương mại và phát triễn thị trường .................................................. 4
2.1.9 Đào tạo ............................................................................................................. 5
2.1.10 Tư vấn ............................................................................................................ 7
2.2Cơ cấu của VASEP ................................................................................................. 7
2.3 Sơ luợc về nuôi trồng cá tra-basa ở đồng bằng sông Cửu Long .......................... 12
2.3.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 12
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 12
2.3.3 Lịch sử nghề nuôi cá tra-basa ........................................................................ 13
2.4 Một số nghiên cứu liên quan ................................................................................ 15

v
 


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 18
3.1 Một số khái niệm .................................................................................................. 18
3.1.1 Thương mại quốc tế ....................................................................................... 18

3.1.2 Bán phá giá .................................................................................................... 19
3.1.2 Thuế chống bán phá giá ................................................................................. 19
3.1.3 Tiêu chuẩn HACCP ....................................................................................... 19
3.1.4 Tiêu chuẩn ASC ............................................................................................. 20
3.1.5 Định nghĩa cá tra-basa .................................................................................. 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 20
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu ..................................................... 22
3.3.2 Phuơng pháp phân tích số liệu ....................................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 24
4.1 Quá trình xuất khẩu cá tra-basa............................................................................ 24
4.2 Các thị trường của cá tra- basa. ............................................................................ 30
4.2.1 Thị trường Hoa Kỳ. ....................................................................................... 30
4.2.2 Thị trường EU. ............................................................................................... 39
 

4.2.3 VASEP và thị trường EU.............................................................................. 42
4.2.4 Thị trường ASEAN ...................................................................................... 43
4.3 Các vấn đề của cá tra-basa. .................................................................................. 45
4.3.1 Các vấn đề trong nước. .................................................................................. 45
4.3.1.1 VASEP và sự liên kết của các doanh nghiệp. ............................................ 45
4.3.1.2 VASEP và vấn đề các tiêu chuẩn quốc tế của doanh nghiệp . .................. 47
4.3.1.3 Nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp ........................................................ 49
4.3.2 Các vấn đề trên thị trường quốc tế. ................................................................ 52
4.3.2.1 Vấn đề về thuốc, hóa chất cấm sử dụng trên cá tại Hoa Kỳ và châu Âu ... 52
4.3.2.3 Các vấn đề khác .......................................................................................... 53
4.4.1 Giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 ............................ 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 59
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 59
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 60

vi
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN và PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triễn nông thôn

CFA

Hiệp hội cá da trơn Hoa Kỳ

DOC

Bộ thương mại Hoa Kỳ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EU

Liên minh châu Âu , Eu : bao gồm 27 quốc gia và vùng lãnh thổ

ITC

Ủy Ban hiệp thương Hoa Kỳ

NAFIQUAD


Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Việt Nam

USADA

Bộ nông nghiệp Hoa kỳ

VASEP

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

WWF

Quĩ bảo tồn động vật hoang dã

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các chương trình xúc tiến thương mại của VASEP trong năm 2010-2011
.............................................................................................................................. Trang 5
Bảng 2.2 Các chương trình đào tạo của VASEP trong năm 2010 -2011 ............ Trang 7
Bảng 4.6 Giá FOB trung bình tại hải quan Hoa Kỳ đối với phile cá tra đông lạnh
nhập .................................................................................................................. Trang 32
Bảng 4.7 giá cá tra tại thị trường Hoa Kỳ đơn vị tính USD ............................ Trang 33

Bảng 4.8 Giá các sản phẩm cá da trơn nuôi tại Hoa Kỳ (USD/KG) ................. Trang 34
Bảng 4.9 Giá cá da trơn nội địa Hoa Kỳ ............................................................ Trang 35
Bảng 4.10 các doanh nghiệp chịu thuế cá tra-basa năm 2011 ........................... Trang 37
Bảng 4.12 .Khối lượng một số sản phẩm cá thịt trắng đông lạnh tại trung tâm
Mercamadrid ....................................................................................................... Trang 38
Bảng 4.14 Tổng hợp diện tích vùng nuôi đạt giấy chứng nhận ........................ Trang 47
Bảng 4.15 Chi phí nuôi cá tra-basa vào tháng 3 .............................................. Trang 49
Bảng 4.16 Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa ........................................ Trang 51

viii
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.3 Cơ cấu của VSEP theo sơ đồ ............................................................... Trang 11
Hình 4.1 Tình hình xuất khẩu cá tra-basa trong giai đoạn 1998-2010 .............. Trang 24
Hình 4.2 Tình hình xuất khẩu cá tra-basa ba tháng đầu năm 2007 ................... Trang 26
Hình 4.3 Xuất khẩu cá tra-basa 3 tháng đầu năm 2011 nguồn …………………Trang 27
Hình 4.4 Giá trung bình trên thị trường trong giai đoạn từ 1998- 2010 ........... Trang 28
Hình 4.5 Xuất khẩu cá tra-basa qua thị trường Hoa Kỳ từ năm 1998-2010 .... Trang 30
Hình 4.11 Xuất khẩu cá tra-basa qua thị trường EU ......................................... Trang 38
Hình 4.13 tình hình xuất khẩu sang thị trường ASEAN giai đoạn 1998-2000 Trang 42

ix
 


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Tình Hình Xuất Khẩu Cá Tra-Basa tại Thị Trường Thế Giới 1998-2010

Phụ lục 2 Tình Hình Xuất Khẩu Cá Tra-Basa tại Thị Trường Hoa Kỳ 1998-2010
Phụ lục 3 Tình Hình Xuất Khẩu Cá Tra-Basa tại Thị Trường EU 1998-2010
Phụ lục 4 Tình Hình Xuất Khẩu Cá Tra-Basa tại Thị Trường ASEAN 1998-2010
Phụ lục 5 Phiếu diều tra nông hộ
Phụ lục 6 Phiếu điều tra doanh nghiệp
Phụ lục 7 Bảng kết xuất các chương trình Eview của các thị trường

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
-Kể từ sau năm 1986 kinh tế Việt Nam đã có nhưng bước tiến rõ rệt nhờ thực hiện
chính sách mở cửa , đa phương hóa , đa dạng hóa nên nước ta đã có buôn bán quan hệ
buôn bán với 224 trên 225 thị trường các nước và vùng lãnh thổ.Kể từ sau khi gia nhập
WTO vào năm 2007 việc xuất khẩu của Việt Nam càng được gia tăng.
-Các mặt hàng xuất khẩu chính ở Việt Nam là nông-lâm-thủy-hải sản và xuất khẩu
tài nguyên thiên nhiên như than đá và dầu thô…,Hiện nay xuất khẩu cá tra-basa đang là
một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam đem lại nguồn thu ngoại tệ cũng như
góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân địa phương.
-Tuy nhiên do việc buôn bán còn nhỏ lẻ và các doanh nghiệp vẫn thực hiện theo
cách của mình như tự tìm khách hàng tự buôn bán mà chưa có sự liên kết với nhau, nên đã
gặp không ít các khó khăn do bị doanh nghiệp nước ngoài ép giá, Bên cạnh đó lại thiếu
kiến thức về vệ sinh an toàn và dư lượng thuốc trong cá nên gậy hạn chế cho việc xuất
khẩu.
-Như vậy sự cần thiết có một hiệp hội vừa giúp đỡ doanh nghiệp về các thủ tục, về
kĩ thuật cũng như là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau để góp phần tăng trưởng thị
phần xuất khẩu . VASEP đã ra đời để dáp ứng các nhu cầu trên của doanh nghiệp, không

chỉ vậy VASEP còn là cầu nối giữa chính phủ và các doanh nghiệp, đồng thời còn đảm
nhiệm việc tìm kiếm các thị trường cho doanh nghiệp.Vai trò của VASEP đã và đang rất
lớn với xuất khẩu cá tra-basa nói riêng và xuất khẩu thủy – hải sản nói chung. Do đó tác
giả chọn đề tài “Nâng cao vai trò của VASEP trong việc hỗ trợ xuất khẩu cá tra-basa”
nhằm gia tăng hiệu quả của VASEP trong tình hình mới.

1
 


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-Đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra- basa của Việt Nam hiện nay.
-Phân tích thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu cá tra- basa.
-Tìm hiểu vai trò của VASEP trong hỗ trợ xuất khẩu cá tra-basa
-Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra-basa trong phạm vi của
VASEP.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Các nguyên nhân hạn chế xuất khẩu cá tra basa
của Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi về không gian: Việt Nam, Thị trường Mỹ , thị trường EU, thị trường
ASEAN và các thị trường khác.
-Phạm vi về thời gian từ :1998-2010
1.4 Cấu trúc đề tài :
-Gồm 4 chương chính:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 1 Đặc vấn đề và mục tiêu nghiên cưu
Chương 2: Tổng quan.
Chương 2 Nêu khái quát về cơ cấu tổ chức của VASEP và vai trò của VASEP
trong hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời nêu điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá tra và basa

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 Nêu nội dung và phương pháp nghiên cưu các khái niệm về cá tra, cá
basa và bán phá giá ....
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương Nêu kết quả của quá trình nghiên cưu cụ thể là tình hình xuất trên các thị
trường và các khó khăn làm hạn chế việc xuất khẩu cá tra và basa
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương Nêu kết luận và kiến nghị với Chính phủ , doanh nghiệp, và người dân.

2
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Khái quát về VASEP
2.1.2 Lịch sử hình thành
-VASEP là tên viết tắt của "The Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers" , tên tiếng Việt là hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, là một
tổ chức phi chính phủ của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam, được thành lập ngày 12
tháng 6 năm 1998, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và bình đẳng.
2.1.3 Chức năng của VASEP
-Hiệp hội được thành lập nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu
cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các
hội viên.
2.1.4 Tăng cường quan hệ giữa hội viên và các đối tác chiến lược.
-Tổ chức, phối hợp hoạt động nhằm thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác phát

triển giữa các doanh nghiệp hội viên, với nông ngư dân và các đối tác chiến lược có liên
quan, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giải quyết có hiệu quả các
rào cản thương mại, kỹ thuật và tranh chấp thương mại quốc tế, xây dựng cộng đồng
doanh nghiệp đoàn kết và vững mạnh.
2.1.5 Tăng cường quan hệ với chính phủ làm cầu nối giữa doanh nghiệp với chính
phủ
-Tập hợp và phản ánh kịp thời ý kiến của doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước
về những bất cập trong chính sách quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản. Đề xuất và
kiến nghị các giải pháp phát triển sản xuất thủy sản bền vững. Phối hợp với các cơ quan
3
 


chức năng tổ chức các hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
Phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà
nước. Vận động các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các chính sách đảm bảo lợi ích
cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Đại diện và
bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp hội viên.
2.1.6 Quan hệ trong nước và quốc tế.
-Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thông
qua việc tổ chức và tham gia các hội thảo, dự án và các diễn đàn. Làm cầu nối doanh
nghiệp Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế. Giới thiệu các
hoạt động và dự án trong lĩnh vực thủy sản cho các đối tác và bạn hàng quốc tế nhằm thu
hút sự quan tâm trong hợp tác và đầu tư tại Việt Nam.
2.1.7 Thông tin thị trường và tổ chức sự kiện.
-Cung cấp thông tin thương mại cập nhật cho các doanh nghiệp thủy sản thông qua:
website www.vasep.com.vn cập nhật hàng ngày trên cả trang tiếng Việt & tiếng Anh, Bản
tin Thương mại Thủy sản (4 số/tháng), Tạp chí Thương mại Thủy sản bằng tiếng Việt (1
số/tháng), Tạp chí Vietfish International bằng tiếng Anh (1 số/2 tháng) ... Tổ chức hội
nghị, hội thảo, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và nông

ngư dân.
2.1.8 Xúc tiến thương mại và phát triễn thị trường
-Từ khi mới ra đời VASEP đã nhận thấy nhu cầu quảng bá thương hiệu thủy sản
Việt Nam với bạn bè quốc tế, nên đã tổ chức hội chợ thủy sản quốc tế VIETFISH vào
tháng 6 hàng năm.Từ đó cho đến nay Vietfish đã là một hội chợ thủy sản lớn và uy tín
nhất Việt Nam
- Tổ chức các đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia các hội chợ thủy sản
và thực phẩm quốc tế.

4
 


Bảng 2.1 Các Chương Trình Xúc Tiến Thương Mại của VASEP trong
Năm 2010-2011
Các chương trình xúc tiến thương mại trong năm 2010-2011
21 - 23/02/2010

Hội chợ thực phẩm vùng vịnh -Gulffood Dubai 2010

21 - 23/02/2010

Hội chợ quốc tế Bremen 2010

12 - 20/03/2010

Hội chợ thủy sản quốc tế Boston 2010

27 - 29/04/2010


Hội chợ thủy sản châu Âu ESE 2010

19 - 24/07/2010

Hội chợ công nghệ thủy sản Nhật Bản 2010

07 – 09/09/2010

Hội chợ thủy sản châu Á 2010

05 – 07/10/2010

Hội chợ thủy sản quốc tế Conxemar 2010

27/09 – 8/10/2010

Triễn lãm công nghệ thực phẩm và đồ uống tại Nhật Bản 2010

25 – 27/10/2010

Hội chợ thủy sản Dubai 2010

11 – 13/11/2010

Hội chợ thủy sản và nghề cá Busan 2010

20 – 22/03/2011

Hội chợ thủy sản quốc tế Boston 2011
Nguồn VASEP.com.vn


-Phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thị trường thế
giới.Ví dụ như xuất bản đĩa CD xúc tiến thương mại do VASEP ấn hành. Thực hiện
chương trình “PANGASIUS FARMING TECHNIQUES IN MEKONG DELTA” quảng
bá thương hiệu cho các tra-basa Việt Nam.
2.1.9 Đào tạo
-Tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và nhận thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ
thuật, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp thủy sản.

5
 


Bảng 2.2 Các Chương Trình Đào Tạo của VASEP trong Năm 2010 -2011
Các chương trình đào tạo trong năm 2010-2011
Tháng 3 năm 2010

-Chân dung ngừoi gác cổng phân xưởng chế biến thủy sản kỹ
năng kiểm soát vệ sinh.
-Hướng dẫn thực hịên tiêu chuẩn BAP/ACC cho cơ sở chế biến
xuất khẩu thủy sản.
-Chương trình vệ sinh và phương pháp cải tiến liên tục theo 5S
– Kaizen cho các doanh nghiệp thủy sản .

Tháng 4 năm 2010

-Qui định liên quan đến kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với hàng xuất khẩu vào các thị trường trọng

điểm.
-HACCP cơ bản cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
-Thẩm tra nội bộ hệ thống HACCP trong nhà máy chế biến.

Tháng 5 năm 2010

-Nâng cao vai trò và kỹ năng quản lý của cán bộ điều hành sản
xuất trong nhà máy chiến biến thủy sản .
-Các biện pháp kiểm soát vi sinh trong xí nghiệp chế biến thủy
sản.
-Ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà
máy chế biến thủy sản

Tháng 8 năm 2010

-Nâng cao vai trò và kỹ năng quản lý cho cán bộ điều hành sản
xuất trong nhà máy chế biến thủy sản.
-Nâng cao kỹ năng tự đánh giá điầu kiện sản xuất trong nhà máy
chế biến thủy sản.
-Kiểm soát nhiễm chéo nhiễm bẩn trong nhà máy chế biến thủy
sản.
-Hướng dẫn bảo quản và xử lý tôm sú nguyên liệu.

Tháng 9 năm 2010

-Hướng dẫn áp mã HS cho sản phẩm thủy sản.

Tháng 10 năm 2010

-Xuất khẩu vào thị trường EU luật lệ và phương pháp tiếp cận

thị trường.
-Chương trình đào tạo HACCP cơ bản.
-Kĩ năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu thủy
6

 


sản.
Tháng 11 năm 2010

Hội thảo“Chương trình thanh tra thủy sản của Hoa Kỳ”.

Tháng 12 năm 2010

-Hướng dẫn áp dụng 10 thay đổi chính của Incoterms 2010 so
với incoterms 2000.

Tháng 1 năm 2011

-Chương trình đánh giá cảm quan tôm đông lạnh.
-Khóa “ Sản phẩm cá tra và các vấn đề quan tâm của US FDA
và nhà nhập khẩu” .
-Đánh giá cảm quan cá ngừ và cá đũa đông lạnh.

Tháng 3 năm 2011

-Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy.
-Các biện pháp kiểm sóat vi sinh trong nhà máy chế biến thủy
sản.


Tháng 4 năm 2011

-HACCP cơ bản cho doanh nghiệp chế biến thủy sản.
-Phát triễn sản phẩm mới trong doanh nhiệp chế biến thủy sản.
Nguồn VASEP.com.vn

2.1.10 Tư vấn
-Hỗ trợ và giúp đỡ hội viên nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tạo nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp và sản phẩm. Cung cấp cho các bên hữu quan các thông tin, các ý kiến tư
vấn về các giải pháp, các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ thích hợp. Hỗ trợ các doanh nghiệp
thủy sản trong nước và quốc tế tăng cường cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác và cơ hội
kinh doanh.
2.2Cơ cấu của VASEP
Bộ máy quản lý và điều hành của VASEP gồm có :
a) Đại hội tòan thể hội viên:
-Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội. Đại hội tổ chức 5 năm 1
lần , hội nghị toàn thể đuợc tổ chức vào những năm không có Đại hội.
-Nhiệm vụ của Đại hội và hội nghị là:
+Thảo luận và phê duyệt: quyết tóan năm cũ và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ mới
của hiệp hội.
7
 


+Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm soát. Hội nghị chỉ bầu các ủy viên Ban chấp
hành và Ủy viên ban kiểm soát trong trường hợp các ủy viên này bị khuyết.
+Thảo luận và biểu quyết các vấn đề do Ban Chấp hành, Ban Kiểm soát hoặc hội
viên đề xuất.

+Thảo luận báo cáo tổng kết và thông qua kế hoạch công tác mới.
b) Ban chấp hành
-Số lượng Ủy viên từng nhiệm kỳ do Đại hội quyết định.Ban chấp hành được bầu
bằng phiếu kín.Ban chấp hành họp khi có triệu tập của chủ tịch ban chấp hành. Ban chấp
hành có nhiệm kỳ 5 năm.
-Nhiệm vụ của Ban chấp hành:
+Quyết định các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Đại Hội.
+Quyết định thông qua kế hoạch, chương trình công tác hàng năm hoặc giữa các
kỳ họp của Ban Chấp hành.
+Giải quyết các vấn đề phát sinh của Hiệp hội.
+Quyết định kết nạp hay bãi miễn tư cách hội viên.
+Quyết định triệu tập Đại hội hay hội nghị toàn thể.
+Bầu cử hoặc bãi miễn lãnh đạo hiệp hội ( Chủ tịch, phó chủ tịch trưởng ban kiểm
soát).
c) Ban kiểm soát.
-Ban kiểm soát gồm 3-5 thành viên. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với ban chấp
hành.
-Nhiệm vụ của Ban kiểm soát:
+Kiểm tra, giám sát Ban Chấp hành, chủ tịch , phó chủ tịch, tổng thư ký, các cơ
quan khác của hiệp hội và của tất cả hội viên trong việc chấp hành điều lệ, qui chế, nghị
quyết của hiệp hội.
+Yêu cầu họp bất thường hội nghị hoặc ban chấp hành khi cần thiết
+Kiểm tra thông báp với hội viên và kiến nghị xử lý các vấn đề do bạn chấp hành
hoặc hội viên đề nghị.
d) Tạp chí thủy sản
-Là cơ quan nằm dứơi quản lý của Ban chấp hành
-Nhiệm vụ tạp chí thủy sản
8
 



+Tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, nhà nuớc trong lĩnh vực
chế biến và xuất khẩu thủy sản.
+ Thông tin hoạt động nghề nghiệp , nghiên cứu sáng kiến cải tiến, công nghệ chế
biến và xuất khẩu thủy sản, góp phần phát triển thương mại thủy sản Việt Nam.
+Thông tin về nguyên liệu và thị trường thủy sản thế giới.
e) Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại(VASEP.pro)
-Trực thuộc văn phòng hiệp hội, VASEP.pro có văn phòng đặt tại Hà Nội bao gồm
2 bộ phận là phòng xúc tiến thương mại và phòng đào tạo trong đó phòng đào tạo chuyên
phụ trách việc đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp.Phòng xúc tiến có trách nhiệm thực
hiện xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ ở nước ngoài.
-Nhiệm vụ của VASEP.pro:
+Xây dựng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiến các chương trình đào tạo, xúc tiến
thương mại của Hiệp Hội.
+ Quản trị và phát triển các trang web của hiệp hội; tổ chức xuất bản và phát hành
các ấn phẩm định kỳ và không định kỳ nhằm cung cấp thông tin thương mại và kiến thức
chuyên ngành thuộc lĩnh vực thủy sản cho cộng đồng doanh nghiệp và nông ngư dân.
+Tổ chức thực hiện các dịch vụ : xúc tiến thương mại nghiên cứu thị trường, đào
tạo, tư vấn, tổ chức hội nghị hội thảo, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ cộng đồng
doanh nghiệp và ngư dân.
+Tham mưu cho lãnh đạo hiệp hội về các chính sách, chiến lược trong lĩnh vực
xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, góp ý các văn bản nhà
nước về các chính sách có liên quan.
f) Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn dịch vụ VASEP ( VASEP.co)
-Trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, trước đây vasep media hoạt động độc lập
với VASEP.co nhưng sau một thời gian thì sát nhập vào VASEP.co và trở thành chi
nhánh trực thuộc.
-Nhiệm vụ của VASEP.Co:
+Tư vấn liên quan đến các chương trình quản lý chất lượng, đầu tư xây dựng nhà
xưởng…

+Xúc tiến thương mại.
+Tổ chức hội chợ triễn lãm quốc tế chuyên ngành.
9
 


+Tổ chức hội thảo hội nghị.
+Thiết kế và in các ấn phẩm quảng cáo.
+Dịch vụ khác.
g)Văn phòng đại diện
-Có trụ sở đặt tại Hà Nội,
-Nhiệm vụ của văn phòng đại diện
+Quan hệ với chính phủ( bao gồm nhận công văn từ chính phủ và gởi kiến nghị từ
doanh nghiệp đến chính phủ).
+Quan hệ đối ngoại với các hiệp hội , chính phủ các nuớc và báo chí quốc tế,
+Công tác hội viên ( bao gồm việc thông tin cho hội viên biết các chính sách của
nhà nước và các thông tin khác.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

10
 



Hình 2.3 Cơ Cấu Tổ Chức của VASEP theo Sơ Đồ

Đại hội toàn thể hội viên
Ban chấp hành
Văn phòng hiệp hội

Ban kiểm soát

Tạp chí thương mại
VASEP.Co
Phòng xúc tiến thương mại
Phòng media
Phòng kế tóan
VASEP.Pro
Phòng đào tạo
Phòng xúc tiến thương mại
Văn phòng đại diện
Quan hệ đối ngoại
Quan hệ chính phủ
Công tác hội viên
Nguồn VASEP.Co

11
 


2.3 Sơ luợc về nuôi trồng cá tra và cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
-Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn sông Mêkong là vùng đất có nhiều

tiềm năng phát triển kinh tế. Với 3 mặt giáp biển , phía tây bắc giáp Campuchia có nhiều
cửa khẩu thuận lợi cho việc thông thuơng buôn bán, phía đông bắc giáp thành phố Hồ Chí
Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa và nông sản của
đồng bằng sông Cửu Long, 3 mặt còn lại giáp biển và một hệ thống kênh rạch chằng chịt
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
-Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên ĐBSCL có 2 mùa mưa và khô, nhưng biên độ giao
động không cao, nằm trong khoản thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có
cá tra và basa.
-Địa hình và thổ nhưỡng:ĐBSCL có địa hình bằng phẳng , hơi thấp dốc dần từ Bắc
xuống Nam, có sự bồi tụ hình thành các cồn trên sông Tiền sông Hậu nhờ phù sa lắng
đọng; rất thuận lợi cho việc phát triễn nông nghiệpvà thủy sản
-Hàng năm tùy theo từng vùng mà nước lũ cao hay thấp. Nước lũ về mang theo
phù sa và sinh vật,… đồng thời nước lũ còn rửa mặn cho các vùng ven biển.
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
-ĐBSCL có 13 tỉnh thuộc Trung ương và 1 thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương
là Cần Thơ.
-Diện tích ĐBSCL năm 2009 là 40518,5 km2 chiếm 12% diện tích cả nước., dân số
vào khoảng 17,2134 triệu người.tốc độ tăng trưởng hàng năm vào hoảng 1,08%/năm ;
trong đó 95% là người Kinh, người Khơme cũng tập trung ở vùng này đông nhất cả nước.
Mật độ dân số 425 người /km2 Dân số thành thị khoảng 21% và dân số thành thị khoảng
21 %, trong đó dân số trong độ tuổi lao động vào khoảng 60 % dân số ĐBSCL và dân số
làm nông nghiệp khoảng 75% sẽ là nguồn cung cấp nhân lực cho việc nuôi cá-basa đồng
thời cũng là một thị trường lớn đối với cá tra và basa.
-Cơ sở hạ tầng của ĐBSCL:
1) Giao thông : Giao thông đường thủy trong ĐBSCL vẫn chiếm ưu thế, phần lớn
hàng hóa được vận chuyển bằng tàu thuyền, hai tuyến đường thủy chính là Tp HCM đi Cà
Mau và Tp HCM đi Kiên Lương đảm nhiệm tới 70-80% tổng hàng hóa vận chuyển đi
bằng đường thủy, Giao thông đường bộ tuy phát triển mạnh trong những năm gần đây
12
 



song vẫn còn hạn chế kênh rạch chằng chịt nhưng nhỏ nên việc xây dựng cầu cống khá
tốn kém, về mùa lũ đường rất khó khăn cho việc đi lại bằng xe.,hệ thống đường ở vùng
nuôi cá thường rất nhỏ hẹp. Việc xây dựng tuyến đường cao tốc Trung Lương cũng góp
phần phát triễn tuyến giao thông nối liền tp Hồ Chí Minh và miền tây
2) Điện nước : Hệ thống điện trung và hạ thế đưa về vùng ĐBSL đến 100 % các
huyện nhưng tình trạng thiếu điện nên ở các vùng sâu vùng xa thì điện bị cắt rất thường
xuyên, ở thành phố tình trạng thiếu điện cũng không ít các thành phố lớn có các khu công
nghiệp thì tình trạng cắt điện diễn ra khoảng 1 ngày / tuần. Hệ thống nước chỉ tập trung ở
các thành phố lớn , khu đông dân cư còn vùng sâu thì vẫn xài nước sông và nước giếng, số
hộ xài nước máy chiếm khoảng 50 % dân số ở vùng ĐBSCL, còn nhiều yếu tố gây ảnh
hưởng tới sức khỏe người dân.
3) Hệ thống bưu chính viễn thông khá tốt, hiện nay có thể liên lạc được với các
vùng sâu vùng xa, có thể kết nối được internet ở các vùng sâu vùng xa từ đó người dân có
thể nắm bắt kịp thời tin tức cũng như các kĩ thuật về nông lâm ngư nghiệp.
4) Giáo dục và y tế phát triễn nhưng vẫn còn lạc hậu chưa có nhiều trung tâm đạt
chuẩn quốc gia, đặc biệt ở các vùng cồn bãi nuôi cá thường không có các trạm y tế.
2.3.3 Lịch sử nghề nuôi cá tra và cá basa
-Trích từ hiện trạng và xu hướng phát triển nghề nuôi cá tra và basa của công ty
Nông nghiệp Việt Nam:
-Cá tra và basa phân bổ ở vùng Đông Nam Á ở một số nước như Campuchia , Thái
Lan, Việt Nam , Indonesia , Lào, Malaysia. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên cá trabasa là loài có giá trị kinh tế cao ở các nước hạ nguồn sông Mekong Thái Lan,
Lào,Campuchia và Việt Nam
-Ở Việt Nam ĐBSCL có truyền thống nuôi cá tra và basa từ rất lâu,từ nửa đầu thế
kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam bộ. Hầu như nhà nào
cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Việc phát triển nuôi cá tra ở
Nam bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính yếu và có mặt trên thị trường quanh
năm. Vào mùa lũ, nguồn cá tự nhiên do sông Mekong tải về một lượng khổng lồ cung ứng
đủ cho nhu cầu tiêu thụ của cư dân. Vào mùa khô, lượng cá trên sông ít đi do nước sông

cạn, cá rút khỏi các khu đồng trũng thì cá cung cấp cho thị trường trở nên khan hiếm, lúc
này cá nuôi hoặc cá lưu giữ trong ao, nhất là cá tra trở thành một nguồn thực phẩm quan
13
 


trọng. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao
nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là nuôi cá tra. Có lẽ do An giang là một trong 2
tỉnh (cùng Ðồng Tháp) có nguồn cá tra giống phong phú vớt trên sông và nghề cá tra
giống phát triển nhất trong cả nước. Tài liệu của Ủy hội sông Mêkong cũng đề cập về hiện
trạng nuôi cá tra ở miền Nam Việt nam những thập niên 50-70. Nuôi cá tra truyền thống
và ghép với một số lòai khác, người dân thu họach cá thường vào cuối năm hoặc những
tháng mùa khô. Từ những năm 1970 về trước, khi nghề cá còn hạn chế về kỹ thuật nuôi,
về con giống và tập quán nuôi cá, thì nghề nuôi cá còn mang tính chất đơn điệu với đối
tượng nuôi chủ yếu là cá tra, còn các đối tượng khác thì rất ít. Do đặc tính chịu đựng được
môi trường khắc nghiệt nên người nuôi cá tra không cần phải đào ao lớn mà nuôi vẫn có
kết quả.
-Nghề nuôi cá bè có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Tonlesap) của Campuchia được
một số kiều dân Việt Nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu Đốc, Tân Châu
thuộc tỉnh An Giang và Hồng Ngự thuộc tỉnh Ðồng Tháp vào khỏang cuối thập niên 50
thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến và bổ sung kinh nghiệm cũng như kỹ thuật, nuôi cá bè
đã trở thành một nghề hòan chỉnh và vững chắc. ĐBSCL có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá
bè, nhưng tập trung nhất vẫn ở hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp, với hơn 60% số bè nuôi
và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè của toàn vùng.
-Nguồn giống cá tra và ba sa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự nhiên.
Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn sông Me kong
bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An giang) và Hồng Ngự (Ðồng tháp) dùng một
loại lưới hình phễu gọi là 'đáy' để vớt cá bột. Cá tra bột được chuyển về ao để ương nuôi
thành cá giống cỡ chiều dài 7-10cm và được vận chuyển đi bán cho người nuôi trong ao
và bè khắp vùng Nam bộ. Khu vực ương nuôi cá giống từ cá bột vớt tự nhiên tập trung

chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu, Châu Đốc, Hồng Ngự, các cù lao trên sông Tiền
Giang như Long Khánh, Phú thuận. Trong những thập niên 60-70 thế kỷ 20, sản lượng cá
bột vớt mỗi năm từ 500-800 triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con.
Sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự
khai thác quá mức của con người. Ðầu thập niên 90, sản lượng cá bột vớt hàng năm chỉ
đạt 150-200 triệu con (Vương học Vinh, 1994). Ðồng thời khi vớt cá tra, rất nhiều cá bột
của các loài cá khác cũng lọt vào 'đáy' và bị lọc ép để loại bỏ. Khối lượng các lòai cá
14
 


×