Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TỐI ƯU CHO CÂY CÀ PHÊ Ở HUYỆN ĐẮK R’LẤP TỈNH ĐẮK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.03 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

LÊ ĐÌNH KIÊN

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TỐI ƯU CHO
CÂY CÀ PHÊ Ở HUYỆN ĐẮK R’LẤP
TỈNH ĐẮK NÔNG

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

LÊ ĐÌNH KIÊN

XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TỐI ƯU CHO
CÂY CÀ PHÊ Ở HUYỆN ĐẮK R’LẤP
TỈNH ĐẮK NÔNG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác định lượng nước
sử dung tối ưu cho cây cà phê ở huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông” do Lê Đình
Kiên sinh viên khóa 2007 – 2011, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

_____________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày


tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau gần 3 tháng nỗ lực thực hiện, khoá luận tốt nghiệp “Xác định lượng nước
sử dụng tối ưu cho cây cà phê ở huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông” cuối cùng cũng
đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự khích lệ rất nhiều
từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết con xin cảm ơn bố mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để con học tập và hoàn thành khoá luận này. Con thật may mắn và hạnh phúc biết
bao khi được sinh ra và trưởng thành trong tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến
của bố mẹ.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô Phan Thị Giác Tâm và Thầy Nguyễn Trần Nam người đã hết lòng quan tâm
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Đồng thời, xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Quang Tiến,đã luôn gần gũi, tận
tình góp ý, hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đề tài.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2011

Sinh Viên
Lê Đình Kiên


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ ĐÌNH KIÊN. Tháng 06 năm 2011. “Xác định lượng nước sử dụng tối ưu
cho cây cà phê ở huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông”
LE DINH KIEN. June 2011. “Determining The Amount Of Optimum Water
Using For Coffee In Dak R’lap District Dak Nong Province”.
Trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp về thủy văn khóa luận đã đánh giá được
tiềm năng nguồn tài nước mặt của tỉnh Đắk Nông là tương đối phong phú. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên này phân bổ không đồng đều về thời gian cũng như không gian. Do
đó việc khai thác và sử dụng gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế điều tra phỏng vấn 58 hộ nông dân trồng cà phê đề tài đã xây dựng
được đường cầu nước tưới cá nhân là W D = 202,732,865* Pw -1,25
Ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền vững, khóa luận đã
xác định được giá nước tối ưu là 2,566 m3/ha/năm. Từ đó đề tài đã xác định được
lượng nước tưới tiết kiệm cho cây cà phê là từ 315- 290 lít/cây/lần tưới. Thông qua
nhưng kết quả phân tích, đánh giá đề tai đưa ra các đề xuất ứng phó nếu hạn hán xảy
ra.
.


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG TÓM TẮT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

v
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận


3

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN

10

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

10

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

11

CHƯƠNG 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1. Nội dung nghiên cứu

13

3.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước

13

3.1.2. Vai trò của nước trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp

13


3.1.3. Nhu cầu nước cho cây cà phê

15

3.1.4. Tầm quan trọng của việc định giá nước

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu

16

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

16

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

17

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

25

4.1. Đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Đắk Nông

25

4.1.1. Các đặc trưng khí hậu ở Đăk Nông


25

4.1.2. Đánh giá lượng nước mưa vào mùa mưa và mùa khô

26

4.1.3. Đánh giá xu hướng biến đổi dòng chảy

29

4.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt tại huyện đăk r’lấp

31


4.2.1. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Đắk R’lấp

31

4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp

33

4.3. Đặc điểm của mẫu điều tra

35

4.3.1. Số nhân khẩu của mẫu điều tra


36

4.3.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn

36

4.3.3. Quy mô trồng cà phê của hộ

38

4.3.4. Thu nhập của người dân

39

4.3.5. Phân tích tình hình sử dụng nước để tưới của hộ nông dân

39

4.4. Xây dựng đường cầu nước tưới cho cây cà phê ở huyện Đắk R’lấp

41

4.4.1. Mô hình ước lượng hàm cầu cá nhân nước cho tưới tiêu

41

4.4.2. Phân tích tác động biên của các yếu tố đến năng suất cà phê

43


4.4.3. Xây dựng đường cầu cá nhân nước tưới

44

4.4.4. Xác định lượng nước tối ưu

47

4.4.5. Đánh giá tình hình sử dụng nước tưới cho cây cà phê

47

4.6. Đề xuất giải pháp đối ứng khi có hạn hán trong nông nghiệp

49

4.6.1. Thay đổi cách tưới

49

4.6.2. Tăng độ che phủ cho cà phê

49

4.6.3. Đầu tư xây dựng hồ, ao dự trữ nước tưới vào mùa khô

50

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

54

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

54

5.2.2. Đối với người dân

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

55

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất

ĐT & TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

PNN& PTNT

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn

KT&TV

Khí tượng và thủy văn

TNHH MTV KTCT

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật công

trình
TĐHV

Trình độ học vấn

CTTL

Công trình thủy lợi

ĐVT


Đơn vị tính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Cây Trồng Ở Huyện Đăk R’lấp

10

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

13

Bảng 4.1. Nhiệt Độ, Độ Ẩm, Số Giờ Nắng Các Tháng Ở Đăk Nông

25

Bảng 4.2. Phân Phối Dòng Chảy Trung Bình Trạm Đăk Nông Qua Các Tháng

30

Bảng 4.3. Diện Tích Cây Trồng Sử Dụng Nước Từ 35 CTTL

32

Bảng 4.4 : Nhu Cầu Cung Cấp Nước Cho Nhà Máy Tuyển Quặng

34


Bảng 4.5: Nhu Cầu Cung Cấp Nước Cho Nhà Máy Alumin

35

Bảng 4.6 . Số Nhân Khẩu Của Hộ Qua Cuộc Điều Tra

36

Bảng 4.7. Quy Mô Trồng Cà Phê Của Hộ

38

Bảng.4.8. Thu Nhập Bình Quân/tháng Của Hộ Gia Đình

39

Bảng 4.9: Thời Gian, Chu Kỳ Tưới Nước Cho Cà Phê

40

Bảng 4.10: Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước Mặt Cho
Tưới Cà Phê

41

Bảng 4.11: Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu Cá Nhân Nước Mặt Cho
Tưới Cà Phê Sau Khi Loại Bỏ Biến Log(thuoc)

42


Bảng 4.12: Kiểm Tra Lại Kỳ Vọng Dấu Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Đường Cầu 42
Bảng 4.13. Các Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Trong Mô Hình Hàm Năng Xuất

43

Bảng 4.14 : Lượng Nước Tưới Tối Ưu, Lượng Nước Tưới Thực Tế

48

Bảng 4.15 . Lượng Nước Tưới Theo Mật Độ Cây Trồng

48

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 . Biểu Đồ Tỉnh Đắk Nông

11

Hình 3.1. Hàm quan hệ giữa biến nước và hàm sản xuất

14

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện điều kiện tối ưu

15


Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Bốc Hơi Các Tháng Ở Đăk Nông

26

Hình 4.2: Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Mưa Vào Mùa Khô Ở Đăk Nông

27

Hình 4.3: Biểu Đồ Thể Hiện Lượng Mưa Vào Mùa Mưa Ở Đăk Nông

28

Hình 4.4: Xu Hướng Biến Đổi Dòng Chảy Qua Các Năm

31

Hình 4.5: Biểu Đồ Thể Hiện Diện Tích Đất Tự Nhiên ở Huyện Đăk R’lấp

33

Hình 4.6: Biểu Đồ Tỉ Lệ Cây Trồng ở Huyện Đăk R’lấp

34

Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhóm Tuổi qua Cuộc Điều Tra

37

Hình 4.8. Cơ Cấu TĐHV Người Dân Huyện Đăk R’lấp qua Cuộc Điều Tra


37

Hình 4.9: Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Cung Cấp Nguồn Nước

40

Hình 4.10:Đường Cầu Nước Tưới Cho 1 Ha Cà Phê

46

Hình 4.11: Đường Cung Nước Mặt

47


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kiển đinh ANOVA
Phụ lục 2: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước mặt chạy bằng phương pháp
GLS
Phụ lục 3 . Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước mặt chạy bằng phương
pháp OLS
Phụ lục 4: Mô hình hồi quy phụ
Mô hình 2: Biến log(cong) là biến phụ thuộc
Mô hình 3: Biến log(w) là biến phụ thuộc
Phụ lục 5: Kiểm định giả thiết của mô hình ước lượng


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn trên 2000 mm.
Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29%, mạng lưới sông,
suối, đầm, hồ ao, kênh mương khá dày và có nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên
nước nhìn chung tương đối phong phú, hàng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa đạt
32,5 tỷ m3/năm, nếu kể cả lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào khoảng 889 tỷ
m3/năm. (Cục Địa chất & Khoáng sản VN,2010). Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và các
hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói
chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch
của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và
thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực, đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm
trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt.
Nằm trên cao nguyên rộng lớn với địa hình chia cắt đã tạo lên những dãy núi,
thung lũng lớn đã hình thành lên tỉnh Đăk Nông đa dạng và phong phú. Tuy mới được
thành lập nên ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt. Đặc biệt là việc phát triển cây
cà phê là một trong những tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Trong nông
nghiệp, nước là yếu tố quan trọng hàng đầu như ông bà ta đã có câu “Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống”. Nước tham gia vào hầu hết các quá trình sinh lý quan trọng
của cây như quang hợp, hô hấp, chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên tưới nước là
khâu không thể thiếu trong quá trình chăm sóc. Mục đích cơ bản của tưới nước là đưa
đủ nước vào trong đất để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất (Lê
Sâm, 2002). Do đó việc trồng cà phê ở Đắk Nông cũng như ở Tây Nguyên , tưới nước
có tính quyết định đến năng suất. Nếu không tưới được nước trong mùa khô thì năng
suất cây cà phê giảm mạnh, thậm chí thất thu.


Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Tây Nguyên luôn phải
đối mặt với tình trạng khô hạn kéo dài. Lượng mưa trong mùa khô, từ tháng 11 đến
tháng 3, tháng 4 chỉ chiếm xấp xỉ 10% lượng mưa cả năm, có nơi chỉ chiếm 6 – 8%.

Những năm ít mưa, thường có vài ba tháng lượng mưa không vượt quá 5mm/tháng.
Độ ẩm cũng rất thấp, trung bình trên dưới 70%. Đó là những đặc điểm chủ yếu gây ra
hạn hán vào mùa khô hằng năm. Trung bình mỗi năm Tây Nguyên phải chịu khát từ 34 tháng, có năm hạn nặng, thời gian thiếu nước kéo dài liên tục từ 6-8 tháng. Hạn hán,
thiếu nước trong mùa khô đã trở thành nỗi lo thường trực của chính quyền và nhân dân
các tỉnh Tây Nguyên bởi trong hầu hết mùa khô, sản xuất nông - lâm nghiệp đều ít
nhiều chịu thiệt hại. Những năm hạn nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thiệt
hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Ví dụ như mùa khô 1997-1998, riêng tỉnh Dak Lak
(lúc bấy giờ tỉnh Dak Lak bao gồm cả Dak Nông) đã thiệt hại 6.000 tỷ đồng. Mùa khô
2004-2005, thiệt hại hơn 1.700 tỷ đồng, trên 30% dân số thiếu nước sinh hoạt.(
Nguyễn Văn Huy , 2011).
Huyện Đăk R’lấp là một huyện thuộc tỉnh Đăk Nông, phát triển nông nghiệp và
khai thác khoáng sản là một trong những chủ trương phát triển kinh tế của huyện. Nằm
trong tình trạng chung của Tây Nguyên, huyện cũng đang phải đối phó với tình trạng
khan hiếm nguồn nước vào mùa khô. Tình trạng này càng trầm trọng hơn khi giá xăng
dầu ngày một gia tăng làm cho chi phí tưới tiêu của người dân gặp nhiều khó khăn về
kinh tế. Giá xăng tăng từ ngày 24/2/2011, Dầu hỏa tăng 20,5% từ 15.100 lên 18.200
đồng còn dầu mazut tăng 16,6% từ 12.690 đồng lên 14.800 đồng. Tăng mạnh nhất, tới
24,1%, là dầu diesel. Mỗi lít dầu diesel nay có giá 18.300 đồng từ giá cũ 15.950 đồng (
Anh Quân, 2011). Vì vậy, đã đến lúc cần phải đặt vấn đề sử dụng nguồn nước trong
tưới tiêu làm sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh trường hợp lãng phí nguồn tài nước và
bỏ hoang đất nông nghiệp khi có hạn hán. Đó là lý do mà tôi quyết định thực hiện đề
tài “ Xác đinh lượng nước sử dụng tối ưu cho cây cà phê ở Huyện Đăk R’lấp tỉnh
Đắk Nông”. Đề tài được thực hiện nhằm giúp huyện Đắk R’lấp hiểu rõ hơn về tình
hình sử dụng tài nguyên nước mặt cho tưới tiêu từ đó đưa ra các biện pháp phát triển
nên kinh tế của huyện phát triển một cách bền vững.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Xác đinh lượng nước sử dụng tối ưu cho cây cà phê ở Huyện Đăk R’lấp tỉnh
Đắk Nông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Đắk Nông.

-

Phân tích nhu cầu sử dụng tài nguyên nước mặt ở địa bàn nghiên cứu

-

Xây dựng đường cầu nước cho tưới cho cây cà phê ở huyện Đăk R’lấp

-

Xác định lượng nước tối ưu cho cây cà phê

-

Đề xuất giải pháp phát triển bền vững tài nguyên nước ở Đắk Nông

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25/3/2011 đến 25/6/2011.
Trong đó, thời gian từ 25/3/2011 đến 30/4/2011 tiến hành thu thập các thông tin và tài
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, tiến hành viết đề cương chi tiết và
soạn bảng câu hỏi phục vụ đề tài. Khoảng thời gian từ 30/4/2011 đến 15/5/2011 tiến

hành điều tra thu thập thông tin liên quan đến nguồn nước tưới cho cây cà phê Đề tài
tiến hành điều tra 58 hộ gia đình sống tại địa bàn huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông.
Thời gian từ 16/5/2011 đến 25/6/2011 nhập số liệu, tổng hợp xử lý phân tích và viết
bài hoàn chỉnh.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành dựa trên nguồn số liệu thu thập từ Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện Đắk R’lấp và số liệu sơ cấp điều tra từ các hộ nông dân trồng cà phê.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương
Chương1. Mở đầu - Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận. Chương 2. Tổng quan Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo và tổng quan về huyện Đắk R’lấp. Chương
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực
nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu. Chương 4.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận- Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên
3


cứu chính bao gồm: Đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên nước mặt ở tỉnh Đăk Nông,
phân tích nhu cầu sử dụng nước mặt trên địa bàn nghiên cứu, xây dựng mô hình đường
cầu nước tưới tối ưu cho cây cà phê, cuối cùng là một số đề xuất. Chương 5. Kết luận
và kiến nghị - Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả trong khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước mặt.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong những năm gần đây tình trạng thiếu nước trên địa bàn Tây Nguyên đang
được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như cơ quan chức quan tâm về vấn đề
này. Đề tài đã tham khảo một số tài liệu cũng như nhận định của các cơ quan chức
năng.
Ngô Đình Tuấn (2009), đánh giá việc sử dụng hợp lý nguồn nước để phục vụ
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên. Với những đánh giá, phân tích đề tài
đã chỉ ra những yếu tố được coi là không bền vững của tài nguyên nước ở vùng Tây
Nguyên trên hai phương diện: Thứ nhất là tài nguyên nước mặt đã kiệt dần từ lưu
lượng 173.863,54 lít/giây của những năm 2004-2005 xuống còn trên dưới 127.000
lít/giây hiện nay. Thứ hai là sự phân bổ không đồng đều của lượng mưa theo không
gian và thời gian. Lượng mưa hàng năm ít đi, mùa khô kéo dài, diện tích rừng Tây
Nguyên ngày càng bị thu hẹp, lớp phủ bề mặt của đất cũng giảm, cộng với diện tích
các loại cây trồng cần nước tưới ồ ạt tăng nhanh, nhất là cây càphê, nên xảy ra tình
trạng khai thác nguồn nước ngầm quá mức làm mực nước ngầm tụt giảm từ 3-5m so
với trước. Đề tài đã cung cấp cho tôi một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu của
mình.
Bùi Hiếu và Nguyễn Quang Phi (2010), nghiên cứu mức cân bằng sử dụng
nước trên vùng đất bazan – Tây Nguyên. Đề tài dựa trên phương pháp giải phương
trình cân bằng nước, đã xác định được tài nguyên nước ở Tây Nguyên là không thiếu
mà còn phong phú, dư thừa. Tuy nhiên, tiềm năng to lớn đó chỉ có ý nghĩa trên lý
thuyết, việc khai thác nguồn nước trên lại gặp nhiều khó khăn trở ngại do sự phân bố
nguồn nước trên không đồng đều theo thời gian và không gian.

10


Phạm Ngọc Toản (2008), nghiên cứu các yếu đầu vào ảnh hưởng hiệu quả kinh
tế của cây cà phê. Đề tài sửu dụng mô hình hồi quy với hàm cobb – douglas đã cho
thấy diện tích đất trồng cà phê, phương pháp bón phân và kiến thức nông nghiệp của
nông dân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây cà phê. Tuy nhiên đề tài chưa thể

hiện được việc sử dụng nguồn nước tưới cho cây cà phê như thế nào cho hiệu quả.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Đăk R’Lấp nằm về phía Tây tỉnh Đăk Nông:
- Phía Đông giáp thị xã Gia Nghĩa và huyện Đăk Song.
- Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Bắc giáp huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
Hình 2.1 . Biểu Đồ Tỉnh Đắk Nông

Nguồn : daknongdpi.gov.vn

11


b) Đơn vị hành chính
Tổng diện tích tự nhiên 63.457,79 ha, có 11 đơn vị hành chính (10 xã và 01 thị
trấn); thị trấn Kiến Đức, xã Kiến Thành, xã Đăk Wer, xã Nhân Cơ, xã Nhân Đạo, xã
Đạo Nghĩa, xã Nghĩa Thắng, xã Đăk Ru, xã Quảng Tín, xã Đăk Sin và xã Hưng Bình.
c) Khí hậu
Vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24 độ C, tháng nóng nhất
và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 độ C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo
mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô
hạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị
ngập lụt, ảnh hưởng đến giao thông.
d) Tài nguyên khoáng sản
Đăk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho
trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt tiêu…Tỉnh Đắk Nông có nguồn
tài nguyên rừng phong phú với trữ lượng gỗ lớn, nhiều loài cây cho giá trị kinh tế cao

như hương, sao…, có hệ thống sông suối lớn như suối Đắk Nông, Đắk R’Tik, sông
Đồng Nai, sông Srêpôk…, nhiều thác nước như thác Gia Long, Đray Sáp, Đray Nu,
Diệu Thanh…và thắng cảnh đẹp tạo nên một hệ thống tài nguyên vô giá cho phát triển
thuỷ điện và du lịch văn hoá sinh thái. Tài nguyên khoáng sản nhiều nhất ở Đăk Nông
là quặng bôxit dùng để sản xuất nhôm (trữ lượng khai thác khoảng 5 tỷ tấn – được
đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á), ngoài ra còn có mỏ đá quý Safia, mỏ vàng với trữ
lượng có khả năng khai thác lâu dài, tạo cho ngành công nghiệp năng lượng và khai
khoáng của tỉnh một lợi thế thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
e) Tài nguyên nước
Địa phận Đăk Nông có hai hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông
Seerrepok và hệ thống sông Đồng Nai. Tỉnh Đăk Nông nằm hoàn toàn phía tả ngạn hệ
thống sông Serepok. Dòng chảy chính sông Đồng Nai không chảy qua địa bàn mà chỉ
có các nhánh ở thượng nguồn. Sông Serepok là chi lưu cấp I của sông Mê Kong, do
hai sông Krong Kno và Krong Ân hợp thành. Diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam
là 18.200 k2, trong đó thuộc địa phận Đăk Nông 3.600 km2. Dòng chính Serepok dài
125 km – ranh giới hai tỉnh Đăk Lak và Đăk Nông, đoạn qua địa bàn Đăk Nông lòng
sông hẹp và dốc, hình thành các bậc thang và các thác nước lớn như thác Trinh Nữ,
12


thác Dray Hlin...tạo nên những cảnh quan đẹp, có khả năng phát triển du lịch, thủy
điện để phục vụ phát triển kinh tế cảu tỉnh và lợi ích quốc gia. Sông Krông Kno bắt
nguồn từ dãy nước Chư Jiang Sin có đỉnh cao 2.442 m, diện tích lưu vực 3.920 km2,
chiều dài dòng chính 150km. Sông Krong Kno do hai nhanh suối chính là Krong Kna
và Đak Mang hợp thành. Gồm các nhành chính hợp thành là suối Krong Buk bắt
nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao nguyên Đăk Lak, suối Krong Pach bắt nguồn từ dãy
núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa, suối Krong Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam
tỉnh Đăk Lak. Sông Đồng Nai có diện tích toàn lưu vực 37.400 km2, chiều dài 635 km.
Có các nhánh chính chảy qua địa bàn tỉnh Đăk Nông. Suối Đăk Rtinh: Chảy theo
hướng Bắc – Nam, chiều dài suối trong địa phận tỉnh là 54 km, diện tích lưu vực 678

km2 , độ dóc tại thượng nguồn 21%. Suối Đăk Nông: Bắt nguồn từ phía Tây- Nam dãy
Nam Nung cao trên 1500 m, chiều dài suối chính qua địa phận Đăk Nông 487 km,
diện tích lưu vực 299 km2 . Lưu lượng trung bình 12,44 m3/s, lớn nhất 87,8 m3/s, nhỏ
nhất 0,5 m3/s. Mô duyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/s/km2 , nhỏ nhất 1,9 m3/s/km2 và
trung bình 47,9 m3/s/km2.
Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Đăk Nông không nhiều. Hệ thống sông suốc
phân bố không đồng đều, lượng mưa bình quân 2.000 mm/ năm, lượng nước và dòng
chảy các sông suối rất lơn. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều theo thời gian
và không gian, địa hình dốc, chia cắt phức tạp, khả năng giữ nước kém nên mùa mưa
gây ra gập úng cục bộ một số vùng ven sông.

13


2.2.2. Phát triển nông nghiệp và tình hình sử dụng nguồn tài nước mặt
a). Phát triển nông nghiệp
Bảng 2.1. Diện Tích Cây Trồng Ở Huyện Đăk R’lấp
ĐVT: ha
2006

2007

Năm
2008

Ngô các loại

464

253


149

149

177

Khoai lang

197

63

39

36

31

3,611

3,335

1,731

514

424

Đậu các loại


261

112

49

58

50

Rau các loại
Lúa nước
Cà phê
Tiêu
Điều
Cao su
Cây lâu năm
khác

206
454
16,529
3,397
7,911
4,006

142
326
16,600

3,418
7,881
4,306

134
272
16,634
3,427
7,897
5,854

121
300
16,564
3,356
7,571
7,160

124
277
16,508
3,114
7,296
7,977

1,950

751

773


797

767

Tổng diện tích

38,986

37,187

36,959

36,626

36,745

Nội dung

Mỳ

2009

2010

Nguồn :PNN&PTNT, huyện Đăk R’lấp,2010
Tính đến năm 2010 thì toàn huyện có hơn 16,508 ha cà phê, 7977 ha cao su,
7292 ha điều , 3114 ha tiêu còn lại là hoa màu các loại. Do điều kiện khí hậu nhiệt đới
gió mùa, đất đỏ bazan nên phù hợp với cây công nghiệp lâu năm đặc biệt cây cà phê là
nguồn thu nhập chính của người dân. Các cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu

phộng…những cây ngắn ngày thường được trồng vào mùa mưa nên người nông dẫn sẽ
tận dụng được nguồn nước vào mùa này cho một số cây.
b) Sử dụng nước trong nông nghiệp
Để khắc phục tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, những năm gần
đây, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Đắk R’lấp đã khởi công xây dựng, nâng
cấp 8 công trình thủy lợi với tổng kinh phí trên 68 tỷ đồng ( báo Đăk Nông, 2010).
Những công trình thủy lợi này đã và đang giúp cho huyện mở rộng diện tích trồng lúa
nước, phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa
phương. Đặc biệt, những công trình thủy lợi được xây dựng tại các xã vùng sâu, vùng
10


xa giúp người dân địa phương có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong số 8
công trình nói trên thì có tới 3 công trình đang được xây dựng ở các thôn Quảng Hòa,
Quảng Lộc và Quảng Thuận của xã Đạo Nghĩa. Theo thiết kế, cả 3 công trình có năng
lực tưới cho gần 106 ha lúa nước 2 vụ, 443 ha cà phê và các loại cây trồng khác, đồng
thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sống trên địa bàn xã và một số xã lân cận.
Theo ông Phạm Minh Thu, Chủ tịch UBND xã Đạo Nghĩa thì vào mùa khô, người dân
của xã luôn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Còn nguồn nước để phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp cũng không chủ động được, nên năng suất của các loại cây trồng đạt thấp.
Nhưng khi các công trình thủy lợi được đưa vào sử dụng, không những giải quyết
được vấn đề thiếu nước sinh hoạt mà còn giúp người dân địa phương mở rộng được
hàng chục ha trồng lúa nước, tăng năng suất, sản lượng cà phê, tiêu và các loại cây
trồng khác. Hơn thế, người dân ở đây còn có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản,
tăng thu nhập.
c) Sử dụng nước khai khoáng
Dự án khai thác boxit trên địa bàn huyện Đăk R’lấp đang là vấn đề quan tâm
của chính phủ cũng như chính quyền địa phương. Dự án nhà máy sản xuất alumin
Nhân Cơ là tổ hợp Nhà máy tuyển quặng boxit và nhà máy alumin. Khu vực dự án
nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai với nhánh chính là suối Đăk R’tích có diện tích

lưu vực là 718 km 2 , chiều dài suối là 65 km. Lưu lượng trung bình tại tuyến đập thủy
điện Đăk R’tích là 30,4 m3/s, tương ứng vơi modul dòng chảy là 42,41 1/s.km2. Dòng
chảy phân phối không đều trong năm và biến đổi theo mùa. Nhà máy tuyển quặng
boxit có công suất 1,650,000 tấn quặng tinh khô/năm, để cấp cho nhà máy alumin.
Nhà máy alumin có công suất 650,000 tấn alumin/năm. Để đảm bảo công suất thiết kế
dự án cần một lượng nước tương đối lớn. Nguồn nước được dự án lấy từ ba hồ chứa
nước trên địa bàn xã Nhân Cơ, xã Nghĩa Thắng, xã Đăk Wer. Tuy nhiên, các hồ chứa
này còn làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho cây nông nghiệp. Do đó, việc điều tiết,
phân bổ nguồn nước là hết sức quan trọng.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước
a). Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước được khai thác để phục vụ cho các
hoạt động của con người bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ của một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa phương.
b). Nước dưới đất (nước ngầm)
Nước dưới đất (hay nước ngầm) là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dưới
sâu trong lòng đất, nước tích tụ làm đất ẩm ướt và lấp đầy những lỗ trống trong đất.
Phần lớn nước trong các lỗ trống của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ và phần
còn lại dưới ảnh hưởng của trọng lực, di chuyển tới các lớp nham thạch nằm sâu bên
dưới làm bảo hòa hoàn toàn các lỗ hổng bên trong cho các lớp đá này ngậm nước tạo
nên nước ngầm. Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài chục đến
hàng trăm năm (Nguyễn Việt Kỳ, 2006).

c). Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
3.1.2. Vai trò của nước trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp
a). Vai trò của nước
Nước là một trong những hợp chất phổ biến nhất trong tự nhiên (tầng nước hay
thủy quyển chiếm 71% bề mặt trái đất). Nó có vai trò quan trọng nhất trong lịch sử địa
chất của trái đất và rất cần thiết cho đời sống của tất cả các sinh vật. Không có nước
không có sự sống. Nước là nguyên liệu không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất


nông nghiệp và công nghiệp và là một trong thành phần quan trọng của môi trường tự
nhiên, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự gia tăng
dân số và phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu dùng nước ngày càng tăng lên, nước được
coi là một tài nguyên vô cùng quý giá.
b). Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp
Mối quan hệ giữa đất, nước và cây trồng luôn mật thiết với nhau. Cây trồng
sinh trưởng được là nhờ các yếu tố: Nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, không
khí. Trong năm yếu tố này, nước đóng vai trò quan trọng hơn, nước có khả năng điều
hòa các yếu tố còn lại và phát huy tác dụng của chúng làm cho cây trồng phát triển tốt.
Nước hòa tan phân bón và các loại muối cần thiết khác để rễ cây hút lên nuôi
cây. Nước điều hòa chế độ nhiệt trong đất, nước góp phần quan trọng trong việc cải
tạo đất. Trong đất có những kẻ hổng, những kẻ hổng này chứa nước và không khí. Nếu
không có nước hoặc ít nước quá, cây sẽ chết hoặc xảy ra tình trạng thiếu chất dinh
dưỡng vì chỉ hút được ít thức ăn. Nếu nước nhiều quá, nước chiếm hết thể tích những
kẻ hổng của đất, cây khó hô hấp. Thể tích không khí ít nhất phải chiếm 10% thể tích
kẻ hổng của đất.
Lượng nước do cây hút lên một phần được thải ra bằng cách bốc hơi qua mặt lá.
Lượng nước này chẳng những cần thiết trong việc đồng hóa chất dinh dưỡng và phát

dục mà còn có tác dụng tản nhiệt làm cho cây và lá không bị cháy dưới sức nóng của
ánh sáng mặt trời. Nhu cầu nước của cây rất khác nhau, tùy theo loại cây, giống cây,
giai đoạn sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết và kỹ
thuật canh tác (Trần Phương Diễm và ctv, 2001).
c). Vai trò của nước đối với công nghiệp
Nước là nguồn cung cấp chủ yếu trong các hoạt động của các công ty và xí
nghiệp trong việc sản xuất và sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên
của khu công nghiệp. Vì vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành
công nghiệp nhẹ như: thực phẩm, dệt may, giày dép, công nghệ sản xuất giấy, công
nghệ hóa nhuộm…Ngoài ra các ngành công nghiệp nặng như: luyện kim, khai thác
than, cơ khí, sản xuất phân bón. Đặt biệt nước là thành phần rất quan trọng trong
ngành công nghiệp năng lượng, trong các nhà máy hạt nhân thì nước là một trong các
thành phần giúp nhà máy hoạt động nhờ hơi nước làm quay tua bin.Ngoài ra các thủy
14


điện cũng dựa vào sức nước trên các con sông để cung cấp nguồn điện chủ yếu cho
nguồn năng lượng quốc gia.
3.1.3. Nhu cầu nước cho cây cà phê
Nước là nhân tố sinh thái quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống trên trái đất.
Cây trồng không thể sống thiếu nước. Chỉ cần giảm chút ít hàm lượng nước cũng đã
ảnh hưởng đến những chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp... Do đó,
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nước được xem như là một thành phần xây
dựng nên cơ thể cây trồng, chiếm 90% trong cơ thể. Là môi trường hòa tan tất cả các
chất khoáng lấy từ đất lên và tất cả các chất hữu cơ trong cây, từ đó vận chuyển lưu
thông đến tất cả các tế bào, các mô và các cơ quan trong cơ thể. Nước trong cây còn là
chất điều chỉnh nhiệt độ, nhất là khi gặp nhiệt độ không khí cao, nhờ quá trình thoát
hơi nước làm giảm nhiệt độ ở bề mặt lá. Do đó việc trồng cà phê ở Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, tưới nước trở thành biện pháp kĩ thuật có tính quyết định đến năng
suất. Nếu không tưới được nước trong mùa khô thì năng suất cây cà phê giảm mạnh,

thậm chí thất thu. hu cầu nước của cây cà phê là rất lớn. Diện tích trồng cà phê ở nước
ta tập trung chủ yếu ở những vùng có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô hầu như
không có mưa, thời gian lại kéo dài nên nhu cầu nước của cây cà phê rất lớn.
Nhu cầu nước của cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản là 2,5 - 3,5mm/ngày.
Nhu cầu nước của cây cà phê lớn nhất vào giai đoạn kinh doanh là thời kỳ ra hoa, làm
quả và quả lớn tính từ khi cà phê cho vụ thu hoạch chính thức đến già cỗi. Giai đoạn
này cà phê có thời gian sinh trưởng dài nhất (20 - 25 năm). Cà phê lúc này ở giai đoạn
vừa phát triển mạnh cơ quan dinh dưỡng, vừa thực hiện nhiệm vụ ra hoa, thụ phấn
hình thành và phát triển quả. Tán lá dường như che phủ toàn bộ mặt đất. Lượng bốc
hơi, thoát nước chủ yếu là thoát hơi nước từ cây. Quá trình nở hoa đòi hỏi một năng
lượng lớn, cây hô hấp mạnh, nhu cầu nước ở thời kỳ này gấp 6 - 7 lần mức bình
thường. Nếu thiếu hụt nước vào thời kì này không những hoa cà phê bị cháy khô,
không thụ phấn mà còn làm chết những cành tơ mang hoa nhiều. Do đó, cần tập trung
tưới nước để đón hoa và nuôi quả. Nếu có đầy đủ thiết bị, dụng cụ tưới thì có thể tiến
hành tưới phun mưa ngay từ đầu mùa khô, để bảo vệ lá non không bị héo và để nuôi
dưỡng cây. Cụ thể, cà phê năm đầu trồng mới chỉ cần tưới với lượng nước 120 lít
nước/ gốc/ lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày, hai năm tiếp theo (vẫn còn trong thời kỳ
15


cà phê kiến thiết cơ bản) cũng chỉ cần tưới 240 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày.
Đối với cà phê vối (robusta) đã đưa vào kinh doanh cho thu hoạch, theo quy trình này
cũng chỉ tưới 390 lít nước/ gốc/ lần tưới, chu kỳ 22 đến 24 ngày. (Báo KT Sài
Gòn,2011)
3.1.4. Tầm quan trọng của việc định giá nước
Trong bất kỳ thị trường nào, giá cả là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp
phân phối và sử dụng tài nguyên trong xã hội một cách tối ưu. Nhưng khi một hàng
hóa có giá bằng 0 hay được sử dụng miễn phí, theo quy luật kinh tế, lượng cầu về hàng
hóa này sẽ tăng cao, người ta có xu hướng sử dụng nó nhiều hơn mức hiệu quả. Nước
là hàng hóa không nằm ngoài quy luật đó. Khi không có giá và trong điều kiện tự do

tiếp cận, nguồn tài nguyên này sẽ bị khai thác và sử dụng lãng phí dẫn đến sự cạn kiệt
không hiệu quả theo thời gian. Từ đó cho thấy việc định giá là cần thiết. Việc tính giá
hiệu quả dẫn đến việc sử dụng hiệu quả nguồn nước. Giữa những cách sử dụng khác
nhau đòi hỏi giá phải phản ánh số lượng nước được sử dụng. Thông thường điều này
được tính đến để bao gồm việc tính giá cho những khoảng chi phí một cách đầy đủ.
Theo như nhiều nhà kinh tế học, hiệu quả lớn nhất đạt được từ việc thiết lập giá nước
tại mức chi phí biên. Tác động ngoại tác sẽ được tính trong chi phí biên. Dựa trên giá
này, người sử dụng nước có thể phân tích được lợi ích từ việc gia tăng chi phí sử dụng
nguồn nước của họ và có thể đưa ra những quyết định hiệu quả.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập gồm những nội dung như: Thông tin cá nhân hộ được phỏng
vấn, các đặc điểm về bất động sản của người phỏng vấn và mức độ quan tâm và thái
độ của người được phỏng vấn đối với vấn đề sử dụng nước tưới
a) Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: Thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh
tế xã hội của huyện Đăk R’lấp.Sự thay đổi nhu cầu sử dụng tài nguyên nước mặt của
huyện những năm gần đây tại phòng Nông Nghiệp huyện Đăk R’lấp. Ngoài ra đề tài
còn tham khảo các thông tin từ sách, báo, luận văn tốt nghiệp và internet.

16


×