Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CÁT DUYÊN HẢI BÌNH ĐỊNH: PHÁT TRIỂN DIỆN TÍCH CÂY ĐẬU PHỘNG THU ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.98 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

HUỲNH THỊ KIM YẾN

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
VÙNG CÁT DUYÊN HẢI BÌNH ĐỊNH: PHÁT TRIỂN DIỆN
TÍCH CÂY ĐẬU PHỘNG THU - ĐÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

HUỲNH THỊ KIM YẾN

ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở
VÙNG CÁT DUYÊN HẢI BÌNH ĐỊNH: PHÁT TRIỂN DIỆN
TÍCH CÂY ĐẬU PHỘNG THU - ĐÔNG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP THÍCH
ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CÁT DUYÊN HẢI BÌNH ĐỊNH: PHÁT TRIỂN
DIỆN TÍCH CÂY ĐẬU PHỘNG THU - ĐÔNG” do HUỲNH THỊ KIM YẾN, sinh viên
khóa 2007-2011, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày …………..

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước tiên con xin gởi những dòng tri ân đến
Ba Mẹ và gia đình, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã tạo điều kiện học tập và truyền dạy cho
chúng em nhiều kiến thức quý báu. Những kiến thức đó đã và sẽ giúp chúng em vững
bước hơn trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Anh Nhung – Sở Tài Nguyên Môi Trường Bình Định,
chú Hùng, chú Trọng - phòng NNPTNT huyện Phù Cát, Anh Thắng, cùng các cô chú,
anh chị thuộc UBND xã Cát Hiệp và 34 hộ dân được phỏng vấn đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình làm đề tài tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Trần Nam và anh Tiến đã giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người luôn bên tôi
cùng tôi chia sẻ những khó khăn suốt thời gian qua. Các bạn đã động viên giúp đỡ tôi
rất nhiều trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/ 2011

Sinh viên
Huỳnh Thị Kim Yến


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ KIM YẾN. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Giá Biện Pháp Thích
Ứng Biến Đổi Khí Hậu ở Vùng Cát Duyên Hải Bình Định: Phát Triển Diện Tích
Trồng Cây Đậu Phộng Thu - Đông”
HUYNH THI KIM YEN. July 2011. “Evaluate the Adaptability to Climate
Change in Sandy Coastal Area of Binh Dinh: Develop Peanut Crop in Autum –
Winter ”.
Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bình
Định nói riêng mà biểu hiện của nó là thường xuyên xảy ra hạn hán vào mùa khô và
bão gây lũ lụt vào mùa mưa ngày càng nghiêm trọng hơn. Hiện tượng này đã gây thiệt
hại không nhỏ cho hoạt động sinh kế của người dân. Phát triển cây đậu phộng Thu –
Đông là một biện pháp để thích ứng biến đổi khí hậu tại Bình Định. Vì vậy đánh giá
khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cây đậu phộng Thu - Đông là cần thiết.
Xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát – là một trong những xã trồng được đậu phộng
Thu – Đông. Do đó đề tài đã chọn xã Cát Hiệp làm địa bàn nghiên cứu. Đề tài đã thu
thập số liệu thứ cấp, tham vấn chuyên gia và điều tra 34 hộ dân trồng đậu phộng Thu –
Đông. Đề tài đã đáng giá được khả năng thích ứng BĐKH của đậu phộng Thu – Đông
là khá cao thông qua năng suất khi thu hoạch của đậu phộng Thu – Đông đạt được
169,87 kg/1000 m2 chênh lêch không nhiều so với năng suất đậu phộng Đông – Xuân
là 210 kg/1000 m2, chi phí đầu tư trồng đậu phộng Thu – Đông tương đối thấp với chi
phí đầu tư trên 1000 m2 là 2.702.265 đồng và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân
trồng đậu phộng Thu - Đông. Thêm vào đó trồng đậu phộng Thu – Đông vừa tận dụng
được những lợi ích môi trường do trồng đậu phộng mang lại. Trong 34 hộ được phỏng
vấn thì có 53% sẽ dự định trồng đậu phộng Thu – Đông trong năm 2011. Khó khăn lớn
nhất cần được khắc phục là các biện pháp phơi sấy đậu phộng phù hợp.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Sự cần thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3


1.3. Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.5. Bố cục đề tài

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan

5

2.1.1 Các bài viết có liên quan

5

2.1.2 Một số đặc điểm và yêu cầu sinh thái của cây đậu phộng

9

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu


11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

14
14

3.1.1. Một số khái niệm

14

3.1.2. Biện pháp thích ứng với BĐKH ở Bình Định

19

3.1.3 Khả năng thích ứng với BĐKH đối với cây đậu phộng

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp phân tích


22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra

28
28

4.1.1. Tuổi và lao động – thu nhập của người được phỏng vấn

28

4.1.2. Trình độ học vấn

28

4.1.3. Giới tính

29
v


4.2. Đánh giá tình hình BĐKH của địa phương hiện nay và ảnh hưởng của nó đối
với hệ thống sản xuất nông nghiệp

30

4.2.1 Tình hình BĐKH của địa phương hiện nay


30

4.2.2 Ảnh hưởng của bão lũ – biểu hiện BĐKH đến hệ thống canh tác nông
nghiệp

33

4.3 Lịch sử phát triển đậu phộng giống trong vụ Thu – Đông tại địa phương

34

4.4. Tình hình sản xuất đậu phộng giống Thu – Đông tại địa phương

36

4.4.1 Lịch thời vụ, bố trí hệ thống canh tác đậu phộng giống Thu – Đông

36

4.4.2 Kỹ thuật thực hiện mô hình trồng đậu phộng Thu – Đông

37

4.4.3 Diện tích và sản lượng trồng đậu phộng Thu Đông

38

4.5 Đánh giá khả năng thích ứng BĐKH của đậu phộng giống Thu – Đông
4.5.1 Năng suất của đậu phộng Thu – Đông


40
40

4.5.2 Chi phí đầu tư sản xuất đậu phộng Thu – Đông bình quân/1000 m2 năm 201042
4.5.3. Hiệu quả sản xuất đậu phộng Thu – Đông bình quân/1000m2

44

4.5.4 Lợi ích trồng đậu phộng Thu - Đông

44

4.5.5 Khả năng mở rộng trồng đậu phộng Thu – Đông trong năm 2011

50

4.5.6 Những khó khăn trong trồng đậu phộng Thu – Đông của các hộ điều tra

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị


55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

PHỤ LUC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ĐT & TTTH : Điều tra và tính toán tổng hợp
KTXH

: Kinh tế xã hội

NNPTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCLB

: Phòng chống lụt bão

QL


: Quốc lộ

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TP

: Thành phố

TPCC

: Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng của Các Loại Cây Trồng (2010)

13

Bảng 4.1. Đặc Điểm về Tuổi và Lao Động – Thu nhập của Người Được Phỏng Vấn 28
Bảng 4.2. Tình Hình Thiệt Hại Do Bão Lũ trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định Giai Đoạn
2008 – 20010

33


Bảng 4.3: Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Đậu Phộng Thu – Đông Qua Các Năm 38
Bảng 4.4. Quy Mô Diện Tích Trồng Đậu Phộng Thu – Đông của Các Hộ Điều Tra 39
Bảng 4.5: Năng Suất Đậu Phộng Khi Thu Hoạch của Các Hộ Được Điều Tra

40

Bảng 4.6: Năng Suất Đậu Phộng Thu – Đông Khi Thu Hoạch và Khi Trừ Đi Hao Hụt
41
Bảng 4.7: Bảng Tổng Hợp Chi Phí 1000 m2 Đậu Phộng Thu – Đông (Năm 2010)

43

Bảng 4.8 Hiệu Quả Sản Xuất Đậu Phộng Thu –Đông trên 1000 m2

44

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Đậu Phộng Thu - Đông

46

Bảng 4.10. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Đậu Phộng Thu - Đông 47
Bảng 4.11: Lợi Ích Môi Trường trên 1000 m2 Đậu Phộng Thu – Đông (Năm 2010) 50
Bảng 4.12: Số Hộ và Tổng Diện Tích Trồng Đậu Phộng Thu – Đông Qua Các Năm 50
Bảng 4.13: Những Khó Khăn trong Trồng Đậu Phộng Thu – Đông

viii

52



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Phù Cát

11

Hình 4.1. Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn

29

Hình 4.2. Thống Kê Tỉ Lệ Giới Tính của Người Được Phỏng Vấn

29

Hình 4.3: Nhiệt Độ Trung Bình (0C) và Chênh Lệch của Các Thập Kỷ Trạm Quy
Nhơn

30

Hình 4.4: Lượng Mưa (mm) Trung Bình và Chênh Lệch của Các Thập Kỷ

31

Trạm Khí Tượng Quy Nhơn

31

Hình 4.5: Nhiệt Độ và Lượng Mưa Trung Bình Các Tháng tại Bình Định

32


Hình 4.6 : Lịch Thời Vụ Canh Tác Đậu Phộng Đông Xuân – Đậu Phộng Thu - Đông 36
Hình 4.7: Lịch Thời Vụ Canh Tác Mì Luân Canh Đậu Phộng

37

Hình 4.8: Năng Suất Đậu Phộng Thu – Đông của Các Hộ Được Điều Tra

41

Hình 4.9: Tổng Diện Tích Trồng Đậu Phộng Qua Các Năm của Các Hộ Được Điều
Tra

51

Hình 4.10: Khả Năng Mở Rộng Diện Tích Đậu Phộng Thu – Đông Các Hộ Được Điều Tra

51

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra
Phụ lục 2. Một Số Hình Ảnh Về Thu Hoạch và Phơi Đậu Phộng Thu - Đông
Phụ lục 3: Kết Suất Eviews Mô Hình Ước Lượng Hàm Năng Suất Đậu Phộng Thu –
Đông
Phụ lục 4. Mô Hình Hồi Qui Bổ Sung
Phụ Lục 5. Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo
Phụ lục 6. Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả (Descriptive statistics) Các Biến của Mô
Hình


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân
tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có
thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh
một mức trung bình, giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn
địa cầu. Trong những năm gần đây, BĐKH thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu được
gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu (Theo Wikipedia). BĐKH là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH đã thực sự làm
cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng 30C và mực nước biển có thể dâng lên 1m vào năm
2100. Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt
Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
bị ngập hoàn toàn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). BĐKH làm gia tăng thiên tai
ở nhiều vùng miền Việt Nam, điều này được thể hiện rõ qua hiện tượng bão lụt xảy ra
liên tiếp tại khu vực duyên hải miền Trung những năm gần đây.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung, có bờ biển dài 134 km. Với đặc điểm vị trí địa lý, phía
Đông giáp biển, Bình Định thường xuyên bị bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm
nhập mặn, sạc lở đất, trong những năm gần đây là một trong những địa phương được
đánh giá chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH. Đặc biệt bão lũ xảy ra liên tiếp là vấn
đề thời sự của tỉnh Bình Định nhất là vùng ven biển thành phố Qui Nhơn, Phù Cát và
Phù Mỹ, đây là nơi biểu hiện của BĐKH rõ rệt nhất ở tỉnh này. Bình Định có diện tích

đất sản xuất nông nghiệp 136.353 ha. Trong 5 năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí


hậu gây nên hiện tượng bão lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại…nên ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy, những chiến lược thích ứng với BĐKH nói chung và tình trạng
bão lũ, hạn hán ở các huyện trong tỉnh Bình Định nói riêng là vô cùng thiết yếu để có
thể duy trì và phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững. Thích ứng với BĐKH
là tìm cách làm giảm thiệt hại nhiều hết mức có thể bằng các biện pháp thông minh, ít
tốn kém, dễ thực hiện và làm tăng kết quả thuận lợi với các biện pháp được thực hiện,
đồng thời nhận ra cơ hội và tận dụng các tác động tích cực của BĐKH cho mục tiêu
phát triển lâu dài (S. Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber, 2007). Tuy nhiên thích ứng là
một chiến lược quản lý rủi ro, đó không phải là miễn phí, giá trị thiệt hại dự kiến có
thể được giảm nhẹ, đổi lại là phải chấp nhận chi phí thực tế của việc thực hiện các
chiến lược thích ứng (William E. Easterling và Ctv, 2004). Trước diễn biến thất
thường của BĐKH ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định cũng đã có những giải pháp
nhằm thích ứng như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, triển
khai thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, triển khai
hàng loạt các chương trình dự án tu bổ và xây dựng mới hệ thống hồ chứa nước, đập
bê tông hóa hệ thống kênh mương, hệ thống đê kè vùng khu đông dọc bờ biển để ngăn
mặn. Đến năm 2010, toàn tỉnh Bình Định đã chuyển đổi được gần 20.000 ha từ 3 vụ
lúa sang 2 vụ lúa và 11000 ha sản xuất 3 vụ lúa sang sản xuất 2 vụ lúa một vụ màu
nhằm đối phó với tình hình mưa lũ vụ mùa, vụ 3, hán hán thiếu nước sản xuất ở vụ hè
thu và rét đậm, rét hại ở vụ đông xuân (Nguyễn Bá Hồng, 2011).
Xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng
thất thường của thời tiết như bão lũ, hạn hán. Đặc biệt trong những năm gần đây bão lũ
ngày càng diễn ra phức tạp hơn nhất là trong mùa mưa (từ đầu tháng 9 đến cuối tháng
12 dương lịch). Mặt khác đất ở đây hầu hết là đất cát bạc màu, chính vì thế sản xuất
lúa, mì thường xuyên mất mùa, năng suất lúa, mì rất bấp bênh. Nhằm giảm thiểu rủi ro
do bão lũ gây ra trong sản xuất nông nghiệp, hiện tại diện tích canh tác của địa phương

này đang thực hiện mô hình chuyển đổi sản xuất mì kém hiệu quả sang trồng cây đậu
phộng đặc biệt là trong vụ Thu – Đông nhằm tạo thu nhập cho người dân. Do đó phát
triển cây đậu phộng Thu – Đông là một biện pháp để thích ứng BĐKH tại Bình Định
nhằm ổn định sinh kế cho người dân trong tương lai, từ đó làm cơ sở để duy trì và mở
2


rộng diện tích trồng đậu phộng ở xã Cát Hiệp nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung,
đề tài tiến hành nghiên cứu “Đánh Giá Biện Pháp Thích Ứng BĐKH ở Vùng Cát
Duyên Hải Bình Định: Phát Triển Diện Tích Cây Đậu Phộng Thu - Đông”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của cây đậu phộng Thu –
Đông ở xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Với các mục tiêu cụ thể sau:
 Đánh giá tình hình BĐKH của địa phương hiện nay và ảnh hưởng của nó
đối với hệ thống sản xuất nông nghiệp.
 Tìm hiểu lịch sử phát triển đậu phộng giống Thu – Đông tại địa phương
 Tìm hiểu tình hình sản xuất đậu phộng giống Thu – Đông tại địa phương.
 Đánh giá khả năng thích ứng BĐKH của đậu phộng giống Thu – Đông.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trồng cây đậu phộng giống Thu – Đông có phải là biện pháp thích ứng với
BĐKH tốt hay không?
Những hộ trồng đậu phộng giống Thu – Đông có thu nhập cao không và những
hộ đó có muốn mở rộng diện tích trồng đậu phộng giống Thu – Đông trong năm tiếp
theo hay không?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 08/03/2010 đến ngày 20/06/2010, chia làm 3 giai
đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Thời gian từ 01/03/2010 –10/04/2010
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài
- Giai đoạn 2: Thời gian từ 10/04/2010 – 20/05/2010
Thu thập thông tin và số liệu tại Sở Tài Nguyên Môi Trường Bình Định, Phòng
NNPTNT huyện Phù Cát, UBND xã Cát Hiệp.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 34 hộ ở xã
- Giai đoạn 3: Thời gian từ 20/05/2010 – 20/06/2010
Nhập số liệu, xử lí số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.
3


1.4.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu là xã Cát Hiệp huyện Phù Cát tỉnh Bình Định
1.5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau: Chương 1
trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm
tắt bố cục luận văn. Chương 2 tổng quan những tài liệu nghiên cứu có liên quan làm cơ
sở cho quá trình nghiên cứu; đồng thời khái quát điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế
xã hội của xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát. Trong chương 3, dựa trên cơ sở những khái
niệm liên quan. Đề tài đã sử dụng các phương pháp bao gồm: thu thập số liệu sơ cấp
thông qua việc phỏng vấn trực tiếp những người dân, tham vấn chuyên gia cùng với
việc thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan địa phương, tài liệu nghiên cứu liên quan,
internet, báo chí, … sau đó xử lý, phân tích số liệu trên phần mềm word, excel, Eview.
Chương 4, đề tài đã cơ bản phản ánh được tình hình bão lũ, lịch sử phát triển, tình hình
sản xuất đậu phộng giống Thu – Đông tại địa phương, đồng thời thông qua kết quả
điều tra 34 hộ ở xã Cát Hiệp đề tài đã đánh giá được khả năng thích ứng BĐKH của
cây đậu phộng Thu - Đông. Chương 5 rút ra những kết luận xung quanh các vấn đề đã
được khảo sát và từ đó đề xuất những ý kiến cho các hộ trồng đậu phộng Thu – Đông,
các cấp, ban ngành địa phương trong việc hỗ trợ người dân triển khai thực hiện mô
hình đạt hiệu quả để ứng phó với tình hình BĐKH đang ngày càng nghiêm trọng ở địa
phương.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan
2.1.1 Các bài viết có liên quan
Khí hậu trên toàn cầu đã và đang thay đổi. Điều này làm ảnh hưởng đến thời
tiết ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nông nghiệp, sức khoẻ, môi trường tự nhiên, cơ sở hạ
tầng... Thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn cũng như khó tiên đoán hơn so với thời
gian trước đây (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2007). BĐKH đã, đang xảy ra và gây ra
tổn hại rất lớn và khả năng ngăn chặn là không thể. Do đó phải có biện pháp để thích
nghi với nó, cũng như giảm thiểu tác động của nó gây ra. Các chiến lược thích ứng với
BĐKH đã được đề xuất bởi một số nhà nghiên cứu trước đây:
Theo Ian Burton và Ctv (1998), nhiều phương pháp thích nghi có khả năng thực
hiện trong việc đối phó với BĐKH có thể chia làm 8 nhóm:
- Chấp nhận những tổn thất: Tất cả các phương pháp thích nghi khác có thể được so
sánh với biểu hiện cơ bản của việc “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp
nhận những tổn thất. Chấp nhận tổn thất xảy ra khi phải chịu tác động mà không có
khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở tầng lớp dân nghèo) hay giá
phải trả của các hoạt động thích nghi là cao hơn giá trị thiệt hại.
- Chia sẻ những tổn thất: Loại phản ứng thích nghi này liên quan đến việc chia sẻ
những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Với một sự phân bổ khác, các xã hội
lớn chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết thông qua
viện trợ của các quỹ cộng đồng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được thực hiện thông qua
bảo hiểm xã hội.
- Làm giảm sự nguy hiểm: Đối với một vài sự rủi ro, bản thân nó có thể là sự luyện tập
về mức độ kiểm soát hiểm hoạ môi trường. Một hiện tượng tự nhiên như là lũ lụt hay



hạn hán, những phương pháp thích hợp là gồm các công tác kiểm soát lũ lụt (đắp đập,
đào mương, đắp đê).
- Ngăn chặn các tác động: Thường xuyên sử dụng các phương pháp thích nghi từng
bước một để ngăn chặn các tác động của BĐKH và sự cố dao động khác. Ví dụ trong
lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc thực hiện quản lý mùa vụ như là tăng việc
tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bọ gây hại.
- Thay đổi cách sử dụng: Chỗ nào hiểm hoạ của BĐKH thực sự ảnh hưởng đến các
hoạt động kinh tế có thể thay đổi về cách sử dụng. Ví dụ, có thể chọn lựa để thay thế
những cây chịu lũ hay là chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. Tương tự,
đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như
cho đất nghỉ.
- Thay đổi địa điểm: Thay đổi địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ, chuyển các
cây trồng chủ chốt và vùng nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực ôn hoà
hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho một vài vụ trong tương lai.
- Nghiên cứu: Quá trình thích nghi có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong
lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích nghi.
- Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu khác của thích nghi
là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn
đến việc thay đổi hành vi.
William E. Easterling và Ctv (2004) đã đánh giá về vai trò của thích ứng
BĐKH, điều chỉnh và lựa chọn các giải pháp thích ứng để có thể làm giảm những hậu
quả của BĐKH tới tài nguyên thiên nhiên và nền kinh tế Mỹ. Mục đích của nghiên cứu
này là để xem xét phương án quản lý để thích nghi với biến đổi khí hậu ở Hoa Kỳ, và
để nhận biết các đặc điểm thích ứng của hệ sinh thái đó thúc đẩy việc thực hiện thành
công và đáp ứng nhu cầu quản lý tài nguyên. Hành động và chiến lược thích ứng hiện
nay là một phương pháp bổ sung để giảm nhẹ. Trong khi giảm nhẹ có thể được xem
như là làm giảm khả năng điều kiện bất lợi, thích ứng được xem như giảm mức độ
nghiêm trọng của các tác động bất lợi rất nhiều nếu các điều kiện ưu tiên áp dụng. Chủ

động thích ứng để giảm tổn thương lâu dài của cộng đồng dân cư vùng ven biển, quy
hoạch lại vùng, di tản dân và thay đổi sinh kế cho phù hợp với từng địa phương… là
những giải pháp giảm thiểu các thiệt hại do BĐKH gây ra. Ví dụ về các chiến lược
6


thích ứng và đối phó với BĐKH hiện nay bao gồm nông dân trồng loại cây trồng khác
nhau cho mùa khác nhau và động vật hoang dã di cư đến môi trường sống thích hợp
hơn. Ví dụ về một chiến lược thích ứng để ngăn chặn thiệt hại từ BĐKH là bảo vệ bờ
biển (ví dụ đê, bãi biển nuôi thủy sản). Nếu các chi phí hoặc các tác động môi trường
của bảo vệ bờ biển là cao so với các tài sản đang được bảo vệ, một chiến lược thích
ứng thay thế sẽ là một kế hoạch rút lui, di dời vào sâu nội địa.
Để thích ứng với BĐKH, nhiều chiến lược đã được đề xuất, tuy nhiên cần phải
đánh giá hiệu quả để lựa chọn biện pháp phù hợp và không ảnh hưởng đến sinh kế
người dân nhất là tầng lớp nghèo. Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2008) đã
phân tích mối quan hệ giữa sự nghèo, BĐKH và khả năng thích ứng với BĐKH. Sự
bất công bằng có thể đem lại những hậu quả đáng kể và lâu dài đối với khả năng ứng
phó với BĐKH của Việt Nam trong tương lai. Tính dễ tổn thương trước BĐKH gắn
liền với nghèo đói và vì vậy, biện pháp thích ứng lâu dài tốt nhất đối với người dễ bị
tổn thương nhất là giảm nghèo bằng tất cả các hình thức. Các biện pháp cấp bách để
tăng thu nhập và duy trì sinh kế là khuyến khích giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng
hoá thu nhập; tạo ra khả năng thực hiện những đánh giá về tính dễ tổn thương và tăng
cường khả năng sẵn sàng ứng phó thiên tai, bao gồm các hệ thống cảnh báo sớm và
các biện pháp giảm thiểu như gia cố đê điều và trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn
ven biển. Thực hiện các biện pháp ứng phó với BĐKH trên cơ sở lựa chọn giải pháp
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và có thể duy trì cải thiện sinh kế cho mọi người,
nhất là người nghèo.
Các nghiên cứu về tình trạng xâm nhập mặn – một biểu hiện của BĐKH đã
được thực hiện khá nhiều nhằm dự báo xu thế và đánh giá tổn hại ở một số khu vực:
Phạm Thế Nhơn (2008) đã sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thống

kê mô tả, phương pháp suy luận, phương pháp tính toán sử dụng giá thị trường để đánh
giá tổn hại do mực nước biển dâng cao với kịch bản là mực nước biển dâng lên 1 m
thông qua việc tính toán sự ảnh hưởng hay những tổn hại của nó đối với xã hội, nguồn
nước, nhà ở, chi phí duy chuyển,đất đai, kinh tế. Qua điều tra 80 hộ dân ở 4 xã Khu
Đông (Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng) huyện Tuy Phước, tỉnh
Bình Định, tác giả cũng đã ước tính được tổng thiệt hại tối thiểu là 26.366.758.848
đồng (trong 1 năm). Ngoài ra đề tài cũng đề xuất các giải pháp và chính sách đối ứng
7


với hiện tượng mực nước biển dâng như hạn chế tác động đối với hệ sinh thái động,
thực vật bằng cách xây dựng các công trình thủy lợi như các hồ,đập dâng và các hồ
độc lập tích trứ nước, hệ thống kênh mương cấp thoát nước để điều tiết cho các vùng
khô hạn và thiếu nước, đắp đê ngăn mặn ở những vùng đất thấp ven biển, ven sông.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ
lệ chăn nuôi và các dịch vụ khác, thích ứng với điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn và
thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ….
Trần Thị Mộng Ni (2009) cũng đã sử dụng nhiều phương pháp như phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp suy luận, phương pháp định giá dựa vào giá thị
trường để đo lường tổn hại do nhiễm mặn nguồn nước thông qua việc tính toán sự ảnh
hưởng hay những tác hại của nó đối với năng suất cây trồng, chi phí sức khỏe, chi phí
mua nước sinh hoạt và chi phí xây dựng các cống hồ chứa dự trữ nước ngọt. Qua điều
tra và tính toán, tác giả đã ước tính tổng thiệt hại của toàn xã là 3,77 tỷ đồng (2008),
một con số không nhỏ. Tình trạng thiếu nước vào mùa khô ngày càng trầm trọng, nước
sông bị nhiễm mặn, người dân phải mua nước sinh hoạt với giá 30.000 – 45.000/ m3
nhưng cũng không bảo đảm vệ sinh. Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu về chương trình
thích ứng với xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre.
Nguyễn Quang Cầu (2006) đã đánh giá các tác động của quá trình xâm nhập
mặn: gây hạn trên diện rộng, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, năng suất cây trồng và
vật nuôi suy giảm, đe dọa hệ sinh thái…Sự xâm nhập triều mặn vào sâu trong nội đồng

vùng Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước từ thượng
nguồn đổ về; Biên độ triều vùng cửa sông; Địa hình; Các yếu tố khí tượng; Hoạt động
kinh tế của con người. Qua nghiên cứu thực tế, tác giả rút ra kết luận yếu tố dòng chảy
xuôi Qx và độ lớn thủy triều là 2 nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự truyền triều và
xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sự thay đổi của lưu lượng thượng lưu và
mức lấy nước ở đồng bằng trong hai thời kỳ khác nhau có thể là nguyên nhân chính
gây nên sự xâm nhập sâu thêm này, các hồ chứa nước lớn ở thượng lưu sẽ làm thay đổi
tỉ lệ dòng chảy trong năm. Bất kỳ một sự gia tăng Qx nào đều làm giảm xâm nhập mặn
trên sông. Theo tính toán, nếu Qx tăng gấp rưỡi so với hiện nay thì mặn sẽ bị đẩy lùi từ
4 km đến 8 km và nếu tăng gấp đôi sẽ là 8 km đến 15 km. Như vậy càng chứng tỏ Qx
đóng vai trò quan trọng đến sự truyền triều và xâm nhập mặn.
8


Nguyễn Thị Anh Thư (2010) qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tham
vấn chuyên gia và điều tra 60 hộ dân ở xã Bình Thạnh gồm 30 hộ áp dụng chuyên
canh lúa trong đê và 30 hộ áp dụng mô hình tôm lúa luân vụ, đề tài dùng phương pháp
phân tích lợi ích, chi phí để so sánh hiệu quả hai mô hình này. Đề tài đã đánh giá nhận
thức của người dân địa phương về hiện tượng xâm nhập mặn cũng như BĐKH; tìm
hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình canh tác nông nghiệp ở địa phương
nhằm thích ứng với xâm nhập mặn là đắp đê ngăn mặn chuyên canh 2 vụ lúa và mô
hình tôm – lúa luân vụ. Ngoài ra đề tài còn tham vấn ý kiến người dân về mô hình
canh tác phù hợp với họ. Kết quả cho thấy, mô hình đắp đê chuyên canh lúa đã mang
lại hiệu quả cao hơn và cũng được người dân nơi đây mong muốn tiếp tục duy trì bởi
tính bền vững của nó.
Những nghiên cứu vừa qua đã đánh giá những tác động của BĐKH cũng như đề
ra những biện pháp thích ứng cần được áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
trên chỉ đề xuất nhưng rất ít các nghiên cứu tính toán được hiệu quả các biện pháp áp
dụng cho từng hiện tượng, từng khu vực cụ thể. Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Anh Thư đã so sánh hiệu quả của 2 mô hình: chuyên canh lúa trong đê và tôm lúa

luân. Dựa trên cơ sở đó, tôi áp dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tham vấn
chuyên gia và điều tra 34 hộ dân ở xã Cát Hiệp để đánh giá khả năng thích ứng BĐKH
của cây đậu phộng Thu – Đông. Dựa trên cơ sở tính toán, nếu cây đậu phộng có khả
năng thích ứng cao đối với BĐKH thì được duy trì và mở rộng diện tích trồng đậu
phộng để mang lại thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
2.1.2 Một số đặc điểm và yêu cầu sinh thái của cây đậu phộng
a. Đặc điểm của cây đậu phộng
Đậu phộng hay còn gọi là lạc, tên khoa học: Arachis hypogaea, là cây thực
phẩm thuộc họ Đậu, có nguồn gốc tại Trung và Nam mỹ. Cây thảo dược, lá mọc đối,
kép, hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1 cm đến 7 cm và rộng 1 cm đến
3cm. Hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2 cm đến 4 cm. Sau khi thụ phấn,
quả (củ) phát triển, dài 3cm đến 7 cm, chứa 1 hạt đến 4 hạt, quả thường dấu xuống đất
để phát triển (từ điển Wikipdeia).
Đậu phộng là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể gieo
trồng được nhiều vụ trong năm nên cho hiệu quả kinh tế cao.
9


Cây đậu phộng cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên
trên thực tế nhu cầu bón đạm cho cây lại rất thấp. Có như vậy là do cây có vi khuẩn
cộng sinh trong nốt sần ở rễ, có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho
cây. Mặt khác, lượng chất xám từ thân, lá là nguồn phân hữu cơ giàu đạm cung cấp
thêm cho đất, nhất là đối với những vùng đất xám bạc màu.
Điểm đặc biệt của cây đậu phộng là trồng vụ trước lấy giống cho vụ sau. Nếu
để cách vụ thì hạt đậu không nảy mầm. Đậu phộng có thời gian sinh trưởng 3 tháng
đến 5 tháng. Đậu phộng thu hoạch lúc thời tiết phải khô ráo.
b. Yêu cầu sinh thái của cây đậu phộng Thu - Đông
Để cây đậu phộng phát triển tốt thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Điều kiện đất đai: Đậu phộng không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do
đặc điểm sinh lý của đậu phộng, đất trồng đậu phộng phải đảm bảo cao ráo, thoát nước

nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng đậu phộng tốt nhất là loại đất
thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5-7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu
của cây lạc:
-

Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang.

-

Đủ ô xi dễ thu hoạch

-

Tia quả đâm xuống đất dễ dàng.

-

Dễ thu hoạch

- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu ảnh hưởng đến thời gian sinh
trưởng của đậu phộng. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây đậu phộng
là khoảng 250C - 300C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung
bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 250C - 300C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 200C
- 300C, thời kỳ ra hoa 240C - 330C, thời kỳ chín 250C - 280C.
- Ẩm độ, lượng mưa: Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến
năng suất đậu phộng. Mặc dù đậu phộng được coi là cây trồng chịu hạn nhưng thực ra
đậu phộng chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh
trưởng của đậu phộng khoảng 70 % - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có
cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80% - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của
hạt(từ điển Wikipdeia)


10


2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Xã Cát Hiệp là một xã nằm ở phía Tây của huyện Phù Cát, vị trí
địa lý của xã gần trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của huyện, tương đối thuận lợi
hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa, với ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp xã Cát Lâm (Phù Cát).
Phía Tây giáp xã Cát Hanh (Phù Cát).
Phía Đông giáp xã Bình Thuận ( Tây Sơn).
Phía Nam giáp xã Cát Trinh và thị trấn Ngô Mây. 
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Phù Cát 

 
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009
Địa hình: Địa hình của xã Cát Hiệp khá phức tạp, các vùng cao, thấp xen kẽ
nhau.và có độ dốc 25%.
Khí hậu: Xã Cát Hiệp nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, độ ẩm trung bình
khoảng 86%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1900 mm – 2200 mm nhưng lượng
mưa không đều giữa các tháng trong năm, mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 9, 10,
11 âm lịch. Ngoài ra còn chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
11


Tài nguyên đất: Toàn bộ đất ở địa phương là đất cát bạc màu, nghèo chất dinh
dưỡng nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Diện tích đất tự nhiên: 4.105,61 ha

Trong đó:

Diện tích đất Nông nghiệp: 3.483,88 ha.
Diện tích đất phi nông nghiệp: 359,36 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng: 262,37 ha.

Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước của xã rất khan hiếm, chủ yếu sử dụng nước ngầm và nước
mưa.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế: Do yếu tố địa hình và điều kiện tự nhiên nên hoạt động kinh tế chính
của địa phương là nông lâm nghiệp chiếm 75% trong cơ cấu kinh tế của xã Cá Hiệp
(năm 2010). Các ngành dịch vụ và ngành nghề khác chỉ chiếm 25%.
Dân số: Toàn xã có 2.163 hộ với 8.030 nhân khẩu (năm 2010). Thu nhập bình
quân đầu người/năm: 9,7 triệu đồng (năm 2010), tăng 5 triệu đồng/người/năm so với
năm 2009. Nguồn lao động của xã rất dồi dào, thời gian nông nhàn đi làm ở địa
phương khác có thu nhập cao hơn nhưng không ổn định.
Giáo dục: Toàn xã có 3 điểm trường: Mẫu giáo 1 trường, cấp I có 1 trường, cấp
II có 1 trường, chưa có trường cấp III. Tổng số giáo viên là 93 người. Các cháu vào
mẫu giáo và số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, chất
lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất được đầu tư và tu sửa.
Y tế: Tổ chức thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,
các chương trình y tế quốc gia và công tác phòng chống dịch trên địa bàn như chương
trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, công tác tiêm chủng phòng 7 bệnh truyền
nhiễm trẻ em, chương trình phòng chống sốt rét,phòng chống bướu cổ,phòng chống
lao....
c.Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Cát Hiệp
Về chăn nuôi.
Tổng đàn bò hiện tại của xã hiện có:4.920 con (năm 2010) so cùng kỳ năm
trước tăng 55 con, trong đó: Bò lai là 2.460 con, chiếm tỷ lệ 50% so với tổng đàn, so

với cùng kỳ năm trước tăng 4% (về tỷ lệ bò lai).
12


Về lai tạo đàn bò: Trong năm đã phối 48 liều, nhảy trực tiếp 95 con.
Đàn heo 5.430 con (năm 2010) so với cùng kỳ năm trước tăng 365 con, trong
đó giống F2 là 2.730 con, đạt 50,3%. Tổng đàn lợn nái 480 con (năm 2010), tăng 40
con so với cùng kỳ năm trước.
Đàn gia cầm có 3200 con (năm 2010), tăng 1.027 con so với cùng kỳ năm trước
Về trồng trọt.
Bảng 2.1: Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng của Các Loại Cây Trồng (2010)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ ha)

(tấn)

Cây lúa cả năm

468,1

31

1507


- Vụ Đông xuân

152,4

39,4

600,5

- Vụ hè thu

69,7

30

119,1

- Vụ Mùa

264

30,1

794,6

2

Cây ngô

10


38

38

3

Cây mì

510

180

9180

4

Cây đậu phộng

438

34,4

1506,7

5

Cây lang

10


85

85

6

Cây mè

10

8

8

7

Cây dưa

15

200

300

8

Rau đậu các loại

35


77

269,5

9

Cây ngô

15

200

300

TT
1

Loại cây trồng

Nguồn: Phòng khuyến nông UBND xã Cát Hiệp
Ở xã Cát Hiệp diện tích cây đậu phộng đứng thứ 2 sau cây lúa. Lúa ở đây năng
suất không cao, chủ yếu làm để đảm bảo lương thực cho gia đình. Đậu phộng là nguồn
thu nhập chính của bà con trong xã. Ở xã chưa có công trình thủy lợi, nước tưới cho
các loại cây trồng chủ yếu là từ giếng khoan và nước trời nên sản xuất nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn.

13



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Một số khái niệm
a. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân
tự nhiên và nhân tạo (Theo Wikipedia).
b. Nguyên nhân của BĐKH: gồm nguyên nhân tự nhiên và do con người.
Nguyên nhân tự nhiên
Hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo thành bởi sự cân bằng
giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt độ của mặt
đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên
qua các lớp khí CO2 và tầng ôzôn rồi xuống mặt đất, ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất
phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó không có khả năng xuyên qua lớp khí
CO2 và lại bị khí CO2 và hơi nước trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí
quyển bao quanh trái đất sẽ tăng lên làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng, hiện tượng này
được gọi là hiệu ứng nhà kính (Green house effect) vì lớp cacbon dioxit ở đây có tác
dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông.
Sự vận động của địa quyển: Bão biển kéo dài và sự trôi dạt lục địa, sự nâng lên
của các lục địa và tạo núi hoạt động qua phân lớp thời gian dài (105-109 năm) và gần
như chắc chắn là những nhân tố quan trọng về thay đổi khí hậu lâu dài.
Hoạt động núi lửa: Các hoạt động núi lửa sản sinh ra những chất khí và sự phát
hiện rộng rãi dẫn đến sự hình thành những lớp sol khí tầng bình lưu dai dẳng. Nó có lẽ
là một nhân tố trong những thay đổi khí hậu tại tất cả các phân lớp thời gian.


×