Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC LÊN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MẠ TẠI THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.92 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH


KỜ THỊ LAN

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH
TÁC LÊN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MẠ
TẠI THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH
LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KỜ THỊ LAN

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH
TÁC LÊN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MẠ
TẠI THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH
LÂM ĐỒNG
Ngành: Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC THÙY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Sự ảnh Hưởng
Của Hệ Thống Canh Tác Lên Cộng Đồng Người Mạ Tại Thôn Đạ Nhar, Xã Quốc Oai,
Huyện Đạ Tẻh, Tỉnh Lâm Đồng” do Kờ Thị Lan, sinh viên khóa 33, ngành Phát Triển
Nông Thôn Và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:

T.S. NGUYỄN NGỌC THÙY
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ của rất nhiều người, những người mà sau đây tôi xin gửi lời tri ân chân
thành đến họ.
Lời đầu tiên con kính gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ba mẹ,
những người đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, đã chịu nhiều vất vả hi sinh để cho con
được đi học đến nơi đến chốn. Nhờ đó, con có được ngày hôm nay. Đặc biệt trong thời
gian thực hiện khóa luận, cám ơn Ba mẹ và cả gia đình ta đã luôn ủng hộ, động viên
con, giúp con có nghị lực để vượt qua những lúc khó khăn nhất.
Với lòng thành cảm ơn sâu sắc em xin gởi đến ban giám hiệu trường Đại Học
Nông Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Kinh Tế đã hết lòng truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu, giúp chúng em thoát khỏi những bở ngỡ ban đầu về ngành
học, về nỗi lo lắng sau khi tốt nghiệp ra trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN NGỌC THÙY, thầy đã tận tình hướng
dẫn và cho em những lời phê bình, lời khuyên chân thành trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận, giúp em luôn cố gắng nỗ lực và trưởng thành nhiều hơn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Quốc Oai, chị Ka Dụ - Thôn
phó thôn Đạ Nhar và bà con nơi đây đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn, những người đã luôn bên tôi, giúp đỡ

và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.
Một lần nữa kính mong tất cả nhận ở tôi lời tri ân sâu sắc, chân thành nhất.
TPHCM, ngày tháng
Sinh viên thực hiện

KỜ THỊ LAN

năm 2011


NỘI DUNG TÓM TẮT
Kờ Thị Lan. Tháng 07 năm 2011. “Ảnh Hưởng Của Sự Thay Đổi Hệ Thống
Canh Tác Lên Đời Sống Cộng Đồng Người Mạ Tại Thôn Đạ Nhar, Xã Quốc Oai,
Huyện Đạ Tẻh, Tỉnh Lâm Đồng”.
Ko Thi Lan. July 2011. “Impacts of the change in farming system to Ma communities
life in Da Nhar village, Quoc Oai commune, Da Teh district, Lam Dong province”.
Đề tài tìm hiểu sự thay đổi về hệ thống canh tác của nguời Mạ tại thôn Đạ Nhar
từ xưa đến nay. Bằng một số phương pháp như: thống kê mô tả, phân tích lịch thời vụ,
phân tích SWOT, đề tài đã phân tích và nhận xét về ảnh hưởng của từng hệ thống canh
tác (HTCT) lên đời sống của cộng đồng này.
Để hiểu rõ điều kiện sản xuất trong từng thời điểm và nhận dạng sự thay đổi
trong cuộc sống của người Mạ nơi đây, đề tài còn tìm hiểu về đặc điểm kinh tế, văn
hóa – xã hội từ xưa đến nay của cộng đồng này. Bên cạnh đó, đề tài còn tìm hiểu các
chính sách của nhà nước đã tác động đến quá trình thay đổi hệ thống canh tác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của những chính sách phát triển,
các yếu tố thị trường (như giá cả, nhu cầu tiêu thụ…) và một số yếu tố khách quan,
chủ quan khác đã thay thế HTCT truyền thống của người Mạ (nương rẫy quảng canh)
thành các HTCT hiện có tại địa phương (độc canh cây công nghiệp như: cây điều và
độc canh cây lúa). Các HTCT hiện tại kém hiệu quả không những làm cho đời sống
người dân gặp nhiều khó khăn, làm tăng sự lệ thuộc của người dân vào tài nguyên

rừng vì mục đích mưu sinh mà còn ảnh hưởng tới môi trường đất, môi trường rừng.
Từ đó, đề tài đề xuất các giải pháp đối với hệ thống canh tác và một số giải
pháp khác nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của cộng đồng này.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về xã Quốc Oai


5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên xã Quốc Oai

5

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

7

2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng của xã

13

2.2.4 Tổng quan về thôn Đạ Nhar

13

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở luận

15
15

3.1.1. Khái niệm và một số đặc điểm về người dân tộc thiểu số

15

3.1.2. Một số vấn đề về nông thôn


16

3.1.3. Khái niệm hệ thống canh tác

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

22

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
v

26


4.1. Lịch sử di cư của đồng bào Mạ tại thôn Đạ Nhar và nguồn gốc đất đai tại

thôn

26
4.1.1. Vài nét chung về cộng đồng người Mạ truyền thống

26

4.1.2. Lịch sử di cư của đồng bào Mạ tại thôn Đạ Nhar và nguồn gốc đất đai
……………………………………………………………………………..28
4.2. Mô tả hệ thống canh tác truyền thống của người Mạ

29

4.2.1. Mô tả các công đoạn và kỹ thuật của quá trình canh tác nương rẫy
truyền thống

29

4.2.2. Hệ thống cây trồng trên nương rẫy

31

4.2.3. Lịch canh tác truyền thống

32

4.2.4. Lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp truyền thống

33


4.2.5. Nhận xét về khả năng sản xuất của hệ thống canh tác nương rẫy
truyền thống

34

4.3. Đặc điểm của mẫu điều tra

35

4.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi HTCT

42

4.5. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi hệ thống canh tác

43

4.5.1. Sự thay đổi về văn hóa, xã hội của người Mạ tại thôn Đạ Nhar

43

4.5.2. Sự thay đổi về kinh tế

44

4.5.3. Một số thay đổi về môi trường

58

4.6. Xây dựng các giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng

người Mạ

59

4.6.1. Giải pháp cải thiện hệ thống canh tác tại địa phương

59

4.6.2. Giới thiệu một số mô hình canh tác có hiệu quả

61

4.6.3. Giải pháp về vốn

62

4.6.4. Giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất

63

4.6.5. Giải pháp khuyến nông

64

4.6.6. Giải pháp cơ sở hạ tầng

66

4.6.7. Giải pháp tạo việc làm cho người dân


66

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69
vi


5.2.1.Đối với chính quyền địa phương

69

5.2.2. Đối với người dân thôn Đạ Nhar

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á



Cộng đồng

CNH

Công nghiệp hóa

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBDT

Đồng bào dân tộc

KHCN

Khoa học công nghệ

KQĐT


Kết quả điều tra

LN

Lâu năm

MN

Mầm non

NC – HTCT

Nghiên cứu hệ thống canh tác

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HT

Hội trường


HTCSNT

Hạ tầng cơ sở nông thôn

HTCT

Hệ thống canh tác

PTNT

Phát triển nông thôn

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QSH

Quyền sở hữu

SWOT

Strengths Weaknesses Opportunities Threasts

THCS

Trung học cơ sở

TN


Tài nguyên

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTT

Thông tin truyền thông

UBDT & MN

Ủy ban dân tộc và miền núi

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 4.1 Lịch Sử Di Cư của Đồng Bào Mạ tại Thôn Đạ Nhar và Nguồn Gốc Đất Đai
tại thôn

28

Bảng 4.2 Tương Quan Giữa Các Tháng Của Lịch Người Mạ với Các Tháng Trong
Năm Của Lịch Âm và Lịch Dương

32

Bảng 4.3 Lịch Thời Vụ Truyền Thống Của Một Năm Trên Rẫy Lúa Của Người Mạ 33
Bảng 4.4 Năng Suất Lúa Rẫy Trong Một Năm Được Mùa (Với Diện Tích Khoảng
1,5ha) của Một Hộ Người Mạ ở Thôn Đạ Nhar Sau Giải Phóng Năm 1975.

34

Bảng 4.5 Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ

36

Bảng 4.6 Tình Hình Theo Đạo Của Người Dân

37

Bảng 4.7 Tình Hình Tiếp Cận Thông Tin Của Hộ Người Mạ

38

Bảng 4.8 Tình Trạng Nhà Ở Của Người Mạ Tại Thôn Đạ Nhar


38

Bảng 4.9 Tình Hình Tiếp Cận Dịch Vụ của Hộ

39

Bảng 4.10 Các Nguồn Vốn Vay Của Hộ Người Mạ Trong Thôn Đạ Nhar

40

Bảng 4.11 Mục Đích Vay Vốn Của Các Hộ Người Mạ

40

Bảng 4.12 Tình Hình Sử Dụng Phương Tiện Sản Xuất Của Hộ

41

Bảng 4.13 Quy Mô Diện Tích Đất Canh Tác Vườn Nhà

44

Bảng 4.14 Quy Mô Diện Tích Đất Canh Tác Rẫy Của Hộ

45

Bảng 4.15 Quy Mô Diện Tích Đất Ruộng Của Hộ Dân

45


Bảng 4.16 Kết Quả Phân Tích SWOT Hệ Thống Độc Canh Cây Điều

49

Bảng 4.17 Kết Quả Phân Tích SWOT HTCT Ca Cao Xen Dưới Tán Điều

52

Bảng 4.18 Lịch Thời Vụ Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Thôn

53

Bảng 4.19 Xếp Hạng Các Khó Khăn Trong Sản Xuất Tại Thôn Đạ Nhar

54

Bảng 4.20 Thống Kê Đàn Gia Súc Của Hộ Dân

58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Phác Thảo Thôn Đạ Nhar, Xã Quốc Oai

14


Hình 4.1 Lắt Cắt Thôn Đạ Nhar, Xã Quốc Oai

35

Hình 4.2 Khung Phân Tích

43 

Hình 4.3 Mô Tả Quá Trình Thay Đổi Môi Trường

58 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Hộ Người Mạ
Phụ lục 3. Một Số Bảng
Phụ lục 4. Hình Một Số Nông Cụ Làm Rẫy

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ở vùng cao của Việt Nam, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác trên đất
dốc. Đặc điểm của loại hình canh tác này là chủ yếu nhờ vào nước mưa. Do canh tác

trên độ dốc cao như vậy nên quá trình xói mòn và rửa trôi xảy ra rất mạnh mẽ dẫn đến
đất đai kém màu mỡ sau một chu kỳ canh tác. Đa số đồng bào các dân tộc thiểu số
thường có tập quán sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đồi núi. Nơi đây có địa hình
khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, sản xuất kém hiệu quả. Cuộc sống của đồng bào
vốn đã có xuất phát điểm thấp lại sống trong điều kiện như vậy nên đời sống kinh tế
càng trở nên khó khăn hơn.
Thôn Đạ Nhar thuộc xã Quốc Oai, Huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng là một trong
những địa bàn có đặc điểm như vậy. Tại đây có nhiều đồng bào thiểu số sinh sống,
trong đó chủ yếu là người Mạ. Mặc dù, những năm gần đây nhờ có sự đầu tư của nhà
nước thông qua các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống người dân
có được cải thiện phần nào.Tuy nhiên, nhìn chung đời sống người dân vẫn còn nhiều
khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn Đạ Nhar.
Xã Quốc Oai là địa bàn có địa hình dốc, đất dễ bị rửa trôi trong mùa mưa, khả
năng thấm nước chậm dễ gây ngập úng ở những vùng trũng lòng chảo. Vào mùa khô
khả năng giữ nước kém, đất dễ nứt nẻ, mực nước ngầm xuống sâu ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của cây trồng, điều kiện sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất của họ luôn gặp rủi ro về dịch hại sâu bệnh gây mất mùa
và thất thu nghiêm trọng. Mặt khác, họ còn gặp rủi ro lớn về thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Thêm vào đó, việc thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận
với các dịch vụ văn hóa, xã hội khác của người dân còn hạn chế. Đây là những nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo của đồng bào thiếu số tại thôn Đạ Nhar.
1


Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự thay đổi hệ thống canh tác và ảnh hưởng của
nó lên đời sống người dân là cần thiết nhằm đưa ra giải pháp cải thiện hệ thống canh
tác một cách hợp lý. Tìm hiểu về hệ thống canh tác của người dân để hiểu rõ về tập
quán canh tác, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất nhằm nắm bắt được nhu cầu,
nguyện vọng và những bất cập của họ trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Từ
đó, đề tài đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm góp phần cải thiện đời

sống của người dân.
Với các lý do đã được đề cập như trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Ảnh Hưởng Của Sự Thay Đổi Hệ Thống Canh Tác Lên Đời Sống Cộng Đồng
Người Mạ Tại Thôn Đạ Nhar, Xã Quốc Oai, Huyện Đạ Tẻh, Tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu về sự thay đổi hệ thống canh tác của
cộng đồng người Mạ, thông qua đó thấy được ảnh hưởng của những hệ thống canh
tác này lên đời sống của họ như thế nào.Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để giúp
đỡ họ trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả hệ thống canh tác truyền thống của người Mạ.
- Phân tích một số chính sách của nhà nước đối với ĐBDTTS.
- Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi hệ thống canh tác lên đời sống của
cộng đồng người Mạ tại thôn Đạ Nhar.
- Đề xuất giải pháp cải thiện những hạn chế của hệ thống canh tác hiện tại,
hoặc giới thiệu hệ thống canh tác mới có hiệu quả hơn để thay thế, và đưa ra một
số giải pháp khác nhằm nâng cao đời sống cho cộng đồng này.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các hộ người Mạ tại thôn Đạ Nhar.
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai,
huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng
- Phạm vi thời gian:
Dữ liệu nghiên cứu: tìm hiểu hoạt động canh tác trong năm 2010 và thời gian
trước đó.
2


Thời gian thực hiện khóa luận từ 2/3/2011 đến 20/6/ 2011
1.4. Cấu trúc khóa luận

Cấu trúc khóa luận gồm 5 phần chính, bố cục theo cấc chương sau:
- Chương 1: Mở Đầu
Đặt vấn đề, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Phù hợp với định hướng phát triển và chủ trương của Đảng và nhà nước ta, khai
thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và
hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt đối với vùng sâu vùng xa và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số là điều cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển chung
của địa phương.
- Chương 2: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu; giới thiệu chung về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của xã, đồng thời giới thiệu khái quát về thôn, từ đó xác định
những thuận lợi và khó khăn của vùng nghiên cứu.
- Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Từ hoàn cảnh thực tế của địa phương, xây dựng cơ sở lý luận phù hợp. Dựa vào
phần cơ sở lý luận đó để xem xét những kết quả nghiên cứu ở chương sau. Vì vậy,
phương pháp nghiên cứu được sử dụng mang tính tổng hợp nhằm thu thập thông tin sơ
cấp, thứ cấp phục vụ cho nhận xét, đánh giá và kết luận của khóa luận.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu có được từ việc tổng hợp và phân tích những
thông tin, số liệu thu thập trong thời gian khảo sát địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó
dựa vào kết quả nghiên cứu để thảo luận và đề xuất những giải pháp cụ thể và phù
hợp.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết quả rút ra trong quá trình nghiên cứu, đưa ra những kiến
nghị hợp lý đúng với nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu về hệ thống canh tác (HTCT) của các tác giả khác nhau
với nhiều cách tiếp cận khác nhau chẳng hạn như:
Trần Thanh Cao (2006) đã nghiên cứu đề tài “Chọn lựa mô hình canh tác phù
hợp trên vùng đệm của rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng”. Về cơ bản đề tài đề
xuất một số mô hình canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho vùng
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động nông nghiệp có hiệu quả sẽ mang
lại cuộc sống ổn định cho người dân góp phần làm giảm tính lệ thuộc vào rừng vì mưu
sinh của dân cư trong vùng.
Một nghiên cứu khác có tên “khảo sát tình hình thu nhập và giải pháp nâng cao
thu nhập cho người dân tộc nhập cư tại xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”
của Triệu Văn Sư (2006) đã phân tích đặc điểm và tình hình sản xuất của các hộ người
dân tộc nhập cư.
Cũng như Triệu Văn Sư, Tạ công Nhàn (2007) đã tiếp cận HTCT thông qua
“Tìm hiểu nguồn thu nhập và giải pháp để nâng cao thu nhập cho ĐBDT Châu Mạ ở
xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài đã nhận dạng điều kiện tự
nhiên và đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người Mạ tại địa bàn
nghiên cứu.

4


Cũng nghiên cứu về HTCT nhưng Nguyễn Thùy Liên (2008) đã tiếp cận trên phạm vi
rộng hơn so với hai nghiên cứu của hai tác giả là Triệu Văn Sư và Tạ Công Nhàn. Tác
giả Nguyễn Thùy Liên Nghiên cứu “Đời sống kinh tế - xã hội của người dân tộc Stiêng
tại xã Thanh An, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước: Thực trạng và giải pháp”. Đề tài
đã nhận dạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ gia đình người
Stiêng; tìm hiểu sự thay đổi trong phong tục tập quán và các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của người Stiêng từ xưa đến nay. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành khảo sát

và đánh giá hoạt động sản xuất của những hộ này.
Ba đề tài của ba tác giả bao gồm Triệu văn Sư, Tạ Công Nhàn, Nguyễn Thùy
Liên đều cho thấy một kết quả chung về những nguyên nhân dẫn tới nghèo đói đối với
ĐBDTTS đó là những vấn đề như: thiếu vốn sản xuất, thiếu TBKHKT trong canh tác,
chi phí sản xuất cao, thị trường nông sản bấp bênh…
Tất cả những nghiên cứu trên đây được tác giả tham khảo về phương pháp để hỗ
trợ cho nghiên cứu của mình.
2.2. Tổng quan về xã Quốc Oai
2.2.1. Điều kiện tự nhiên xã Quốc Oai
2.2.1.1 Vị trí địa lý – Địa hình
 Vị trí địa lý
Xã Quốc Oai có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 107030’00 đến 107033’00
kinh độ Đông và 107034’00 đến 107033’00 vĩ độ Bắc.
Ranh giới tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp xã Lộc Bắc huyện Bảo Lâm.
+ Phía Nam Tây Nam giáp Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp xã Mỹ Đức huyện Đạ Tẻh.
+ Phía Tây Tây Nam giáp xã An Nhơn huyện Đạ Tẻh
 Địa hình
Nhìn tổng thể xã Quốc Oai có độ dốc từ Bắc Tây Bắc xuống phía Nam
Đông Nam. Địa hình dốc đã gây hạn chế như: Đất dễ bị rửa trôi trong mùa mưa, khả
năng thấm nước chậm dễ gây úng ngập ở những vùng trũng, lòng chảo. Vào mùa khô
khả năng giữ nước kém, đất dễ nứt nẻ, mực nước ngầm xuống sâu ảnh hưởng đến sinh
trưởng cây trồng, điều kiện sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn
5


2.2.1.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết
Xã Quốc Oai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo,
nền nhiệt và bức xạ mặt trời cao đều quanh năm, không có mùa đông lạnh. Lượng mưa

lớn nhưng phân bố không đều tạo ra 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Về mùa mưa, lượng mưa rất lớn từ khoảng 1.600- 1.900mm, mưa kéo dài trong 6
tháng từ tháng 5 đến tháng 11.
Do nằm ở ví độ thấp nên nhiệt độ không khí trung bình hàng năm cao từ 25270C. Độ ẩm không khí cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt, vào mùa mưa độ ẩm không
khí >80%, vào mùa khô độ ẩm không khí <80%.
2.2.1.3. Nguồn nước – thủy văn
Là địa phương có địa hình cao và dốc nên các con suối chảy qua địa bàn không
thực sự thuận lợi cho sự phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản. Xã có một con suối
chính nằm ở phía Đông và một số đoạn suối nhỏ nằm ở phía Tây có lượng nước không
đáng kể. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ có : 36,5ha. Toàn bộ là diện tích ao do
các hộ dân tự đào để nuôi cá. Với diện tích manh mún và nhỏ lẻ nên việc nuôi cá chủ
yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, có ít hộ nuôi kinh doanh nhưng thực tế thu
nhập không đáng kể.
Hệ thống thủy lợi: Hiện nay xã mới có 3 thôn được sử dụng nước tưới hồ thủy
lợi Đạ Tẻh gồm thôn 1, thôn 2 và thôn 6, các thôn còn lại chủ yếu sử dụng nước mưa
và sử dụng nước giếng đào, nước suối để phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Từ nguồn vốn
hỗ trợ của Nhà nước, hiện nay xã đã và đang xây dựng hệ thống hồ thủy lợi thôn 5 để
phục vụ tưới tiêu cho một số địa bàn của một số thôn còn lại trong xã (Bảng 2.1. Mạng
Lưới Sông, Suối Xã Quốc Oai, phụ lục 3).
2.2.1.4. Đất đai
Xã Quốc Oai thuộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng có tổng diện tích đất tự
nhiên là: 8.598,1ha
Trong đó:
- Đất lâm nghiệp: 7.023,1ha
- Đất sản xuất nông nghiệp : 1.575ha
- Đất sản xuất lúa : 170,48ha
- Đất trồng điều :705ha
6



- Đất chuyên dùng: 116ha
- Đất chưa sử dụng : 79,5ha
Theo kết quả kiểm kê đất đai đầu năm 2010 một số diện tích đất có sự biến
động cụ thể. Tổng diện tích đất tự nhiên: 8.598,1 ha. Trong đó:
- Đất lâm nghiêp là: Từ 7.054,24 ha giảm còn: 6.699,6 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp: Từ 1.340,67 ha tăng lên: 1.575,32 ha
- Đất chuyên dùng: Từ 116,91 ha giảm còn: 114,26 ha
- Đất chưa sử dụng: từ 79,50 ha giảm còn: 00ha
- Đất phi nông nghiệp: 208,82 ha
Có hai nhóm đất chính đó là:
+ Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 8.540ha, được chia làm ba nhóm phụ gồm:
đất Nâu vàng trên phù sa cổ biến đổi do trồng lúa nước và đất đỏ vàng trên đá phiến
sét.
+ Nhóm đất dốc tụ có diện tích 41,6ha: Nhóm đất này được hình thành trong
các thung lũng, hợp thủy từ các mẫu đất trên địa hình cao đưa xuống (Bảng 2.2. Diện
Tích Các Loại Đất ở Xã Quốc Oai và Bảng 2.3. Hiện Trạng Sử Dụng Và Kế Hoạch Sử
Dụng Đất Của Xã Quốc Oai, phụ lục 3)
2.2.1.5. Ánh sáng – gió:
Tổng số giờ chiếu sáng trong năm là trên 2.500 giờ/năm. Đây là điều kiện thuận
lợi để phát triển cây công nghiệp.
Nước ta và khu vực Tây Nguyên nói riêng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của gió mùa, chế độ gió mùa cũng rất phức tạp song lại phân biệt 2 mùa rõ
rệt. Mùa đông se lạnh với gió mùa Đông Bắc, mùa nóng ẩm với gió mùa Tây nam.
Vào mùa mưa ở địa phương có gió thổi mạnh kèm theo giông bão, lốc xoáy gây thiệt
hại không nhỏ đế sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.2.1. Dân số - lao động
Toàn xã có 907 hộ/3.872 khẩu.Trong đó:
+ Dân tộc gốc địa phương có 217 hộ/899 khẩu chiếm 23,92%
+ Dân tộc thiểu số (DTTS) phía Bắc có 70 hộ/302 khẩu chiếm 7,72%

+ Dân tộc kinh có 620 hộ /2.671 khẩu chiếm 68,36%
7


+ Hộ nghèo có 248 hộ chiếm 27,34%( theo tiêu chí cũ)
+ Đối tượng chính sách có 57 hộ
+ Đối tượng trợ cấp thường xuyên: 90
Là địa phương có nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên về đặc điểm lao động của
địa phương còn có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
- Về thuận lợi: Đa số lao động của địa phương là người xuất phát từ nông dân
lao động, họ cần cù chịu khó, có sức khỏe tốt. Trong cuộc sống, họ đùm bọc thương
yêu và giúp đỡ lẫn nhau, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp
luật của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của địa phương. Đây là một thuận
lợi cho địa phương thực hiện việc hoạch định chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Về khó khăn: Do trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ người DTTS chiếm khá cao
31,64%. Trong đó dân tộc gốc địa phương chiếm 23,92% và DTTS phía bắc chiếm
7,72% dân số xã. Tỉ lệ lao động lâm nghiệp là chủ yếu chính vì vậy nên việc phát triển
kinh tế xã hội của địa phương sẽ bị hạn chế. Trong khi đó số người được đào tạo về
chuyên môn, kỹ thuật không đáng kể dẫn đến sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát
gây khó khăn cho việc quản lý dịch hại trên địa bàn.
Địa bàn xã được phân bố trên 7 thôn, với đặc thù dân cư ở liền kề với diện tích
đất sản xuất nông nghiệp của gia đình. Việc sản xuất manh mún và tự phát theo hộ gia
đình như hiện nay đã làm hạn chế phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên
canh và định hướng kinh tế trang trại.
2.2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Mặc dù hiện nay tình hình kinh tế - xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó
khăn về mọi mặt như đời sống vật chất của người dân còn thiếu thốn, hưởng thụ văn
hóa còn hạn chế, chưa được tiếp thu kịp thời các TBKHKT tiên tiến.Vì vậy nhìn chung
đại bộ phận người dân của địa phương còn nghèo.
Tuy nhiên, các cấp ngành đã và đang đầu tư nhiều chương trình dự án cho địa

phương cụ thể: chương trình 135 của hai giai đoạn I và II, dự án hạ tầng cơ sở nông
thôn dựa vào cộng đồng, đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết 30a/CP
và các chương trình hỗ trợ sản xuất. Các chương trình dự án trên đã làm thay đổi bộ
mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là hiện nay địa phương đang
8


thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 – 2015 theo nghị quyết
30a/CP đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là lợi thế lớn để địa phương chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng
như: điện, đường, trường, trạm, hệ thống thủy lợi…
Cây trồng chủ yếu của địa phương là cây điều, cây tiêu, cà phê, ca cao, lúa
nước, cây ăn trái và một số diện tích cây cao su tiểu điền đang triển khai trồng
thí điểm theo dự án của Nhà nước hỗ trợ. Bên cạnh đó, địa phương còn đẩy mạnh phát
triển ngành chăn nuôi để tăng thu nhập.
 Trồng trọt
Năm 2009, diện tích gieo trồng cả năm đạt 1.575ha, duy trì từ 40 – 50ha sản
xuất lúa chất lượng cao. Với đề án 30a/CP về giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong
năm 2009, xã đã tổ chức cho người dân chuyển đổi được 192,8ha cây cao su tiểu điền.
Năm 2010 đạt 1.689ha đạt 93,1% kế hoạch giao, tăng 8,1% so với cùng kỳ 2009.
Tổng sản lượng đối với các loại cây lương thực, thực phẩm, cây chất bột trong
năm 2010 ước đạt 1.393 tấn đạt 81% kế hoạch giao, giảm 15 % so với cùng kỳ 2009.
Trong đó:
Cây lương thực: tổng diện tích gieo trồng đạt 411 ha đạt 90,3% kế hoạch giao.
Giảm 15ha so với năm 2009, (trong đó vụ lúa Đông xuân đã gieo trồng được 75 ha đạt
75% kế hoạch: vụ lúa Hè thu 146ha đạt 104% kế hoạch; vụ mùa 145 ha đạt 85,2%;
diện tích cây ngô trong 02 vụ Đông Xuân và Hè Thu là 45ha đạt 100% kế hoạch).
Cây chất bột: diện tích gieo trồng được 45ha đạt 70,3% kế hoạch giao. Năng
suất đạt 40 tạ/ha, không tăng so với năm 2009.
Cây thực phẩm các loại: đã gieo trồng và thu hoạch được 55 ha đạt 78,5% kế

hoạch giao, không tăng so với năm 2009.
Cây công nghiệp và cây khác: tổng diện tích gieo trồng năm 2010 đã thực hiện
1.189 ha đạt 97,06% kế hoạch giao, tăng 214 ha so với năm 2009. Trong đó: Cây điều
có 706 ha, cây tiêu có 14,5 ha, cây dâu có 02 ha, cây cà phê có 70 ha (trong đó có 55
ha người dân trồng xen trong vườn điều), cây ca cao có 60,1ha (trồng xen trong vườn
điều).

9


Cây cao su: Kết quả điều tra của UBND xã hiện nay diện tích cây cao su trồng
năm 2009 theo đề án 30a chỉ còn lại là 110/198ha (trong đó chủ yếu là trồng xen trong
vườn điều), cây ăn trái các loại có 42 ha, còn lại là các loại cây trồng khác.
- Về năng suất và sản lượng một số cây trồng chủ lực của xã năm 2010:
+ Cây lúa: vụ Đông Xuân diện tích 75 ha mất trắng; vụ Hè Thu diện tích 146ha
năng suất đạt 42 tạ/ha; vụ mùa diện tích 145 ha năng suất ước đạt 40 tạ/ha. Năng suất
trung bình cả năm ước đạt 32,6 tạ/ha.
+ Cây điều: vụ điều năm nay một số diện tích đã cho năng suất khá cao so với
cùng kỳ 2009, năng suất trung bình đạt từ 500kg đến 600kg/ha, tăng 250% so với vụ
mùa năm 2009.
+ Cây tiêu: do dịch bệnh và nắng hạn một số diện tích đã bị chết và một số diện
tích không phát triển nên người dân đã phá bỏ chuyển đổi cây trồng nên sản lượng
năm nay giảm mạnh. Năng suất trung bình ước đạt 1,2 tấn/ha. Giảm 20% so với cùng
kỳ năm 2009.
Trong mùa khô do thiếu nước sản xuất và ảnh hưởng của dịch bệnh trên cây
trồng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Vì vậy năm 2010 tổng diện tích gieo
trồng cơ bản đạt kế hoạch đề ra, tuy nhiên sản lượng lương thực đã giảm mạnh so với
cùng kỳ 2009.
 Chăn nuôi
Năm 2009, tổng đàn gia súc có 1.850 con, tổng đàn gia cầm có 12.000 con.

Năm 2009 ước giá trị chăn nuôi 660 triệu. Toàn xã hiện có 6 trại sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 3 trang trại duy trì tốt về sản xuất nông nghiệp, các
trang trại chăn nuôi hầu như đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ số trang trại
của địa phương là những trang trại nhỏ nên không thu hút được nhiều lao động, mà
chủ yếu là lao động gia đình.
Năm 2010, tổng đàn trâu có 295 con đạt 70,2% kế hoạch, đàn bò giảm mạnh so
với cùng kỳ hiện chỉ còn 375 con đạt 68,2% kế hoạch giao, đàn heo hiện có 750 con
đạt 83,3% kế hoạch, tổng gia cầm các loại có khoảng 12.000 con đạt 80% kế hoạch.
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn năm 2010 ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh
luôn được chú trọng, địa phương đã thường xuyên chỉ đạo cho nhân dân chủ động thực
10


hiện việc tiêu khử trùng và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi do đó không phát sinh dịch
bệnh. Trong năm địa phương đã phối hợp tổ chức tiêm phòng 2 đợt cho gia súc, kết
quả đạt 100%.
 Về Lâm Nghiệp
Năm 2008, dự án WR về bảo tồn đa dạng sinh học đã cùng với địa phương đã
thành lập một hợp tác xã về sản xuất cơ chế tinh dầu sả. Hiện nay hợp tác xã này vẫn
duy trì hoạt động có hiệu quả.
Nhìn chung nền kinh tế của địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Những lúc nông nhàn nhân dân
thường gia công hạt điều. Vì vậy mức sống và thu nhập của nhân dân còn rất thấp.
Năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 7,5 triệu/người/năm. Là
một xã thuần nông, lực lượng lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi và kinh tế từ rừng.Vì vậy, tỉ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp chiếm 80%. Các ngành dịch vụ và lâm nghiệp chiếm 15%, còn lại khoảng
5% là lao động công nghiệp ( chủ yếu là lao động trẻ đi làm tại các khu công nghiệp
ngoài tỉnh )

Năm 2010, công tác QLBVR vẫn được chú trọng từ việc tuần tra, kiểm soát đến
xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Tuy nhiên, tình hình phát rừng làm rẫy, vận chuyển, tàng trữ và mua bán lâm sản trái
phép trong năm vẫn diễn biến khá phức tạp. Từ đầu năm tới nay các ngành chức năng
của xã và huyện đã phát hiện và thu giữ trên 21m3 gỗ và các lọai tàng trữ trái phép tại
địa bàn thôn 5 và thôn Đạ Nhar với 29 vụ vi phạm không rõ đối tượng, tịch thu 4 cưa
máy và 20 xe máy và đưa về Hạt Kiểm Lâm huyện. Xảy ra 4 vụ cháy rừng làm thiệt
hại 5,3ha rừng, trong đó có 1,5ha là trồng của 1 hộ được giao năm 2008. Phát hiện 7
vụ phát rừng trái phép làm thiệt hại 1,3ha tại tiểu khu 537, 538, 527. Phối hợp với
công ty Lâm Nghiệp Đạ Tẻh tổ chức đi giải tỏa diện tích phát rừng làm rẫy trái phép
năm 2009 của bà con dân tộc Đạ Nhar là hơn 20ha.

11


2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng
 Về điện
Hệ thống điện lưới của xã đã cơ bản phủ kín 7/7 thôn, đảm bảo cho việc
cung cấp điện sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân. Tổng chiều dài của đường điện trung
thế là 8.680m, đường điện hạ thế dài 8.160m, có 10 trạm điện trên tổng số hộ sử dụng
là 765 hộ. Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn trên địa bàn xã hiện đã đạt
95%.
 Về giao thông
Hệ thống đường giao thông của xã hiện nay cơ bản đảm bảo giao thông đi
lại và vận chuyển hàng hóa. Tuyến đường trục chính liên xã được bê tông nhựa hóa
kéo dài 8,3km.Tổng số đường liên thôn của xã có 15km, nhờ có chương trình 135 giai
đoạn I, dự án hạ tầng cơ sở nông thôn (HTCSNT) dựa vào cộng đồng đã tiến hành
nâng cấp và đổ đá cấp phối được 9/15km đường liên thôn. Các tuyến đường xóm có
tổng chiều dài là 9km hiện toàn bộ vẫn là đường đất chưa được nâng cấp, đi lại rất khó
khăn. Là địa bàn chưa quy hoạch được việc bố trí dân cư và khu vực sản xuất tập

trung, hiện nay dân ở rải rác trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.
Vì vậy, toàn bộ các tuyến đường thôn, xóm và các tuyến đường dân cư không có
đường ra vùng sản xuất tập trung.
Hiện trạng đường:
+ Đường liên huyện: đã bê tông nhựa, đạt 100%
+ Đường liên thôn: toàn bộ đã được đổ đá cấp phối.
+ Đường liên xóm: toàn bộ chưa được cứng hóa, nhựa hóa.
2.1.2.4. Trường học
Địa phương đã có đủ 3 bậc học gồm: Mầm non, Tiểu học và THCS.
Cơ sở trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang, thiết bị phục vụ dạy và học đảm
bảo. Quãng đường từ nhà đến trường không quá xa. Chất lượng giáo dục luôn được địa
phương quan tâm. Chính vì vậy, tỷ lệ đậu tốt nghiệp, lên lớp thẳng luôn đạt ở mức cao.
2.2.2.5. Y tế
Hiện xã đã có trạm y tế tại khu vực trung tâm và một phân trạm đặt ở khu
vực thôn có ĐBDT gốc địa phương. Năm 2008, trạm y tế xã đã được công nhận là
trạm chuẩn quốc gia.
12


2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng của xã
2.2.3.1. Những thuận lợi
Địa phương có nguồn tài nguyên đất dồi dào, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu
tư xây dựng cơ bản, kênh mương nội đồng được từng bước kiên cố hóa dẫn nước về
tưới cho diện tích lúa 3 vụ. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã có các chương trình hỗ trợ
sản xuất đối với người dân.
Hàng năm, địa phương tổ chức mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp
người dân áp dụng vào sản xuất. Xã có nguồn nhân lực lao động dồi dào, nhân dân cần
cù lao động sản xuất.
Tập quán canh tác thủ công đã từng bước được thay thế vào phương thức sản
xuất mới như đưa cơ giới hóa vào sản xuất…Sản phẩm từ nông nghiệp đã mang tính

hàng hóa và có lợi nhuận sau khi đã trừ hết chi phí đầu tư.
2.2.3.2. Những khó khăn
Thực trạng của địa phương hiện nay vẫn là một địa bàn kinh tế xã hội chậm phát
triển. Địa hình không bằng phẳng là điều kiện khó khăn trong việc chỉ đạo sản xuất,
diện tích đất chuyên canh tác trồng lúa không tập trung, nhân dân sản xuất manh mún
không đồng trà, đồng vụ gây khó khăn cho việc quản lý dịch hại.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn yếu, đầu tư cho sản xuất còn
chưa đáp ứng với yêu cầu của quy trình kỹ thuật.
Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được hoàn thiện. Thủy lợi chưa
đảm bảo. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập bình quân
đầu người thấp.
Về y tế việc khám và chữa bệnh chưa được đảm bảo.
Cơ cấu lao động chưa phù hợp, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề còn rất thấp.
Chưa có sự phát triển mạnh các hình thức sản xuất theo mô hình hợp tác xã và kinh tế
trang trại. Việc quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH môi trường theo tiêu chuẩn chưa
đạt, chưa quy hoạch được các khu dân cư có hướng văn minh.
2.2.4 Tổng quan về thôn Đạ Nhar
Thôn Đạ Nhar còn có tên gọi khác là thôn 7 là một thôn vùng sâu vùng xa thuộc
xã Quốc Oai.
13


×