Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.75 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÂM THỊ TUYẾT NHUNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

LÂM THỊ TUYẾT NHUNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 12
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S LÊ VĂN LẠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp
góp phần hoàn thiện công tác thu thuế và kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Quận
12”, do Lâm Thị Tuyết Nhung, sinh viên khoá 33, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Th.S LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo


Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Lạng, người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của
Chi Cục Thuế Q12 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Cơ quan.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Lâm Thị Tuyết Nhung


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÂM THỊ TUYẾT NHUNG. Tháng 6 năm 2011. “Thực trạng và giải pháp
góp phần hoàn thiện công tác thu thuế và kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Quận

12”.
LAM THI TUYET NHUNG. July, 2011.“A study on tax collection and
inspection of distict 12, Ho Chi Minh City”
Đề tài tìm hiểu về hệ thống thuế và cách thức quản lý hành chính về thuế ở Việt
Nam nói chung và khu vực Quận 12 nói riêng. Bằng phương pháp thu thập và xử lý số
liệu từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập và sử dụng các phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh số liệu theo thời gian, theo chỉ tiêu để phân tích công tác
thu thuế và kiểm tra thuế trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời sử dụng đồ thị,
biểu đồ để cho thấy mối quan hệ và mức biến động của các chỉ tiêu phân tích. Từ kết
quả phân tích trong 3 năm, kết hợp với phỏng vấn điều tra 30 đơn vị đóng thuế tại Chi
Cục Thuế Quận 12, qua đó đánh giá được thực trạng của công tác thu thế và kiểm tra
thuế, từ đó đề tài đưa ra nhận xét về những thành quả đạt được cũng như những
nguyên nhân và những mặt tồn tại làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế và kiểm
tra thuế hiện nay. Qua kết quả tìm hiểu được, đề tài kiến nghị một số giải pháp chính
như năng cao nghiệp vụ của cán bộ thuế, biện pháp giảm nợ đọng, biện pháp kiểm tra
doanh số, biện pháp chống sót và biện pháp tuyên truyền luật thuế trong nhân dân
nhằm nâng cao hiệu quả doanh nghiệp và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
công chức, giúp chi cục thuế Quận 12 có thể quản lý sát hầu hết các cơ sở kinh doanh,
giảm tình trạng trốn thuế, khai khống, khai man, tăng tỷ lệ thu nợ đọng và giúp tăng
nguồn thu ngân sách cho nhà nước.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Địa bàn nghiên cứu


3

1.3.2. Thời gian nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Vị trí địa lý

5

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

5

2.2.1. Kinh tế
2.2.2.

6

Văn hóa - xã hội


7

2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thuế quận 12

8

2.3.1. Về nhân sự:

8

2.3.2. Về tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Quận 12

9

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13
13

3.1.1. Giới thiệu chung về ngành thuế

13

3.1.2. Tổ chức quản lý thu thuế

21

3.1.3. Tổng quan về kiểm tra thuế


22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.2. Phương pháp phân tích

28

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
v

30


4.1. Khái quát tình hình thu thuế trên địa bàn Q.12 qua 3 năm 2008-2009- 2010

30

4.1.1. Tình hình thu thuế từ năm 2006 đến năm 2009


30

4.1.2. So sánh tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế tại CCT trong 3 năm

32

4.2. Phân tích tình hình kiểm tra thuế tại CCT trong 3 năm 2008, 2009 và 2010

34

4.2.1. Thực trạng công tác quản lý số đơn vị nộp thuế và kiểm tra hồ sơ thuế tại CCT
Q12 trong 3 năm

34

4.2.2. Công tác kiểm tra hoàn thuế

37

4.2.3. Công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo

38

4.3. Đánh giá hiệu quả quản lý thuế và kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Quận 12
4.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế trong 3 năm vừa qua

45
45

4.3.2. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại công tác quản lý thuế và kiểm tra thuế trong 3

năm vừa qua

47

4.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thuế và kiểm tra thuế tại CCT Q.12 50
4.4.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế và bộ máy tổ chức

51

4.4.2. Tăng cường hiệu quả Công tác kiểm tra thuế

55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

5.2.1. Đối với CCT Q.12

62

5.2.2. Đối với Cục Thuế


63

5.2.3. Đối với Nhà nước

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CBCC

Cán bộ công chức

CBT

Cán bộ thuế

CCT Q12


Chi Cục Thuế Quận 12

CTN- NQD

Công thương nghiệp- ngoài quốc doanh

GTGT

Giá trị gia tăng

KH-KT

Khoa học- kỹ thuật

KHNV

Kế hoạch nghiệp vụ

MB

Môn bài

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách nhà nước


QĐ-TCT

Quyết định- Tổng cục thuế

SDĐNN

Sử dụng đất Nhà Nước

SX-KD

Sản xuất-kinh doanh

TN

Tài nguyên

TNDN

Thu nhập doanh nghiêp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT-BTC

Thông tư- bộ tài chính

TTDB


Tiêu thụ đặc biệt

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình Hình Thực Hiện Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Q.12 từ Năm 2008,
2009 và 2010

30

Bảng 4.2. So Sánh Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Thu Thuế tại CCT trong 3
Năm

32

Bảng 4.3. Công Tác Quản Lý Số Đơn Vị Phát Sinh trong Năm


34

Bảng 4.4. Tình Hình Kiểm Tra Hồ Sơ Thuế tại CCT

36

Bảng 4.5. Công Tác Kiểm Tra Hoàn Thuế

37

Bảng 4.6. Tinh Thần Hợp Tác của Cán Bộ Chi Cục Thuế

39

Bảng 4.7. Tình Hình Xử Lý Đơn Khiếu Nại , Tố Cáo

40

Bảng 4.8. Thời Gian Xử Lý các Khiếu Nại của DN tại CCT

41

Bảng 4.9. Tình Hình Nợ Đọng trong 3 Năm

43

Bảng 4.10. Nguyên Nhân Doanh Nghiệp Trễ Hạn Nộp Thuế

44


Bảng 4.11. Thủ Tục Thu Thuế và Kiểm Tra Thuế tại Chi Cục Thuế Quận 12

47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Chi Cục Thuế Quận 12

10

Hình 3.1. Mô Hình Nghiên Cứu

27

Hình 4.1. So Sánh Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Thu Thuế tại CCT trong 3
Năm 2008, 2009 và 2010

33

Hình 4.2. Tình Hình Quản Lý Đơn Vị Nộp Thuế

35

Hình 4.3. Kết Quả Giải Quyết Hồ Sơ Hoàn Thuế

38


Hình 4.4. Tinh Thần Hợp Tác của Cán Bộ Chi Cục Thuế

39

Hình 4.5. Tình Hình Xử Lý Đơn Khiếu Nại, Tố Cáo

41

Hình 4.6. Thời Gian Xử Lý các Khiếu Nại của DN tại CCT

42

Hình 4.7. Tình Hình Nợ Đọng trong 3 Năm

43

Hình 4.8. Nguyên Nhân DN Trễ Hạn Nộp Thuế

44

Hình 4.9. Quy Trình Khai Báo và Thu Thuế Hiện Thời

46

Hình 4.10. Quy Trình Xử Lý Một Tờ Khai

46

Hình 4.11. Thủ Tục Thu Thuế và Kiểm Tra Thuế tại Chi Cục Thuế Quận 12


48

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ở bất kì quốc gia nào thuế luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Thuế không chỉ
là công cụ tập trung cho NSNN mà còn là một công cụ hữu hiệu để nhà nước tiến hành
điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế- xã hội, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao,
bền vững, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Ðảng đã đề ra đường lối đổi mới, theo đó công tác thuế được cải cách để phù
hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN, phù hợp thực tiễn của Việt Nam và bắt nhịp với các thông lệ, tiêu chuẩn quốc
tế. Ðặc biệt trong những năm gần đây, trước những đòi hỏi của tình hình mới, nhất là
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành thuế đã và đang chuyển mình, tích cực tự
hoàn thiện và đổi mới thông qua những bước đi quyết liệt thực hiện Chiến lược cải
cách hệ thống thuế. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có
cơ cấu hợp lý đi đôi với hiện đại hóa công tác quản lý để bảo đảm chính sách động
viên của Ðảng và Nhà nước, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần bình đẳng, công bằng xã hội,
phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, chính quyền và
nhân dân TP.HCM nói chung và Q.12 nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu và toàn diện hơn về nhiều mặt.
Trong môi trường đó ngành thuế Q.12 đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình là tạo

nguồn thu cho NSNN, góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô, khắc phục khủng hoảng thị
trường và tái phân phối thu nhập xã hội. Để có được những thành quả to lớn đó, công


tác thu thuế và kiểm tra thuế chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả
quản lý thuế, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế và
xử lý kịp thời những vi phạm về thuế.
Để hiểu rõ hơn về công tác thu thuế và kiểm tra thuế, trong thời gian thực tập
tại CCT Q.12 kết hợp với những kiến thức cơ bản về thuế đã được học ở trường, tôi đã
chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thu thuế và kiểm
tra thuế tại Chi cục thuế Quận 12” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Đề tài tập trung
làm rõ công tác kiểm tra thuế, khái quát thực trạng thu thuế trong những năm gần đây
tại CCT Q.12. Từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần phải hoàn
thiện đối với công tác thu thuế và kiểm tra thuế sao cho phù hợp với điều kiện riêng
của CCT Q.12, góp phần đưa công tác thuế đi vào kỷ cương, nề nếp, thúc đẩy việc
hoàn thành nhiệm vụ tăng thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Với thời gian tiếp cận không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, những suy nghĩ chủ quan trong việc đưa ra ý kiến
của mình. Kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô và các cô chú, anh chị ở
CCT và các bạn để bài làm được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng của công tác thu thuế và kiểm tra thuế tại Chi cục thuế
Quận 12, từ đó thấy được những mặt mạnh, hạn chế của công tác và đưa ra những giải
pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong công tác thu thuế và kiểm tra thuế
sao cho phù hợp với điều kiện riêng của Chi cục thuế Q.12.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng công tác thu thuế và kiểm tra thuế tại Chi cục thuế Quận
12 từ 2008 đến năm 2010.
- Tìm hiểu những khó khăn còn tồn tại trong công tác thu thuế và kiểm tra thuế

hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thuế và kiểm tra
thuế tại CCT

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động của ngành thuế rất đa dạng và có nhiều quy trình khác nhau, để có
thể hiểu rõ và đánh giá một cách chính xác đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu
về nghiệp vụ công tác thuế lâu dài và số liệu phải được cung cấp tương đối đầy đủ. Vì
hạn chế thời gian và kinh phí nên đề tài này chỉ đi vào hướng chính là nghiên cứu “
trực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thu thuế và kiểm tra thuế tại Chi
cục thuế Quận 12. Cụ thể tôi tiến hành phân tích thực trạng công tác thu thuế và kiểm
tra thuế tại Chi cục thuế trong khoảng thời gian 3 năm 2008, 2009 và 2010.
1.3.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục thuế Quận 12, TP.HCM.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2011 đến 3/2011.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này bao gồm lý do chọn đề tài xuất phát từ nền kinh tế chung của Việt
Nam và của ngành thuế Việt Nam nói riêng, mục tiêu của việc nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và giải pháp của đề tài nhằm hoàn thiện công tác thu thuế và kiểm tra thuế
tại Chi cục thuế Quận12.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của Quận 12, mô tả chi
tiết về tình hình nhân sự và bộ máy tổ chức của Chi cục thuế.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các cơ sở lý luận liên quan đến thuế và công tác thuế làm nền tảng
cho đề tài nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu sẽ được thực hiện để đạt được
các mục tiêu nghiên cứu trong đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần quan trọng và là nội dung chính của luận vănTrình bày các kết quả
nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu và phân tích thực trạng các công tác tại Chi cục
thuế mà tôi đã đề ra ở Chương 1 từ đó làm nền tảng đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thu thuế và kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Quận 12.
3


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở phân tích ở Chương 4 rút ra kết luận mà Chi cục thuế đã đạt được và
một số kiến nghị đến bản thân Chi cục thuế, Cục thuế và Nhà nước nhằm giúp cho
hoạt động của ngành thuế ngày càng hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Vị trí địa lý
Quận 12 được thành lập ngày 01/4/1997 theo Nghị định số 03/CP ngày
06/01/1997 của Chính phủ. Nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Là một
trong năm quận mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Hóc Môn cũ, ranh giới
của Quận được xác định bởi:
- Phía Đông giáp: Huyện Thuận An -Tỉnh Bình Dương, quận Thủ Đức TP.HCM.
- Phía Tây giáp: Huyện Hóc Môn và quận Bình Tân - TP.HCM.
- Phía Nam giáp: Quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân

Phú và quận Bình Tân - TP.HCM.
- Phía Bắc giáp: Huyện Hóc Môn - TP.HCM.
- Về hệ thống giao thông: Quận 12 được bao quanh bởi một phần Quốc lộ 1A
với hệ thống giao thông dày đặc và cũng là một trong những khu vực kinh tế trọng
điểm. Quận 12 có vị trí cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố, có nhiều
tuyến đường quan trọng đi qua địa bàn quận như quốc lộ 1A nối miền Tây, miền Đông
Nam Bộ và quốc lộ 22 đi Tây Ninh giúp cho việc lưu thông dễ dàng từ Quận 12 đi các
tỉnh miền Đông, miền Tây và các Quận trong Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận nhiệm kỳ
III, kế hoạch 5 năm 2006-2010 của thành phố, đây là năm có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc đẩy mạnh tăng trưởng để hoàn thành các mục tiêu của Đại hội đã đề ra; do
đó đòi hỏi cán bộ, công chức và nhân dân trong quận phải nỗ lực để hoàn thành kế
hoạch và đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của các năm trước. Đồng
thời là năm kỷ niệm 10 năm ngày thành lập quận 12 (01/4/1997 - 01/4/2007). Xuất


phát từ mục tiêu đó, các cấp, các ngành của quận đã tích cực tập trung phấn đấu ngay
từ những ngày đầu năm để hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra.
Với sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu trong năm 2007 tiếp tục tạo
bước ổn định và phát triển theo hướng: cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng phát triển tạo
điều kiện đảm bảo và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn, phát triển các
ngành công nghiệp và thương mại theo hướng chỉ đạo đề ra phù hợp với môi trường
sống trong tình hình đô thị ngày càng phát triển nhanh. Trên địa bàn có các trục giao
thông chính như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22 (đường xuyên Á) thông thương Quận với
các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, các bến bãi tạo điều kiện
phát triển vận tải, lưu thông hàng hoá và các dịch vụ khác. Việc xây dựng công viên
phần mềm Quang Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực
cũng như sử dụng lao động tri thức. Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp ở phường Hiệp
Thành cùng nhiều nhà máy, xí nghiệp khác đã giải quyết việc làm, giúp cải thiện đời

sống người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Chính nhờ các yếu tố trên đã
tạo cho nền kinh tế trên địa bàn từng bước ổn định và phát triển trên hầu hết các lĩnh
vực.
2.2.1. Kinh tế
Thương mại - dịch vụ: có 120 DN với tổng vốn là 152 tỷ đồng và 300 hộ kinh
doanh cá thể với vốn đăng ký là 15,87 tỷ đồng, đạt 72,07% kế hoạch năm 2007; Về
CN/TTCN: có 86 DN với tổng vốn là 38,3 tỷ đồng và 75 hộ cá thể với tổng vốn đăng
ký là 2,598 tỷ đồng, đạt 71,62% kế hoạch năm 2007; Tổng thu ngân sách nhà nước
tính đến 15/9/2007 đạt 81,64% kế hoạch năm; Tổng chi ngân sách quận thực hiện tính
đến 15/9/2007 đạt 51,46% kế hoạch năm.
Đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn ngân sách thành phố tập trung: Tổng khối lượng
vốn đưa vào công trình ước tính là 43,40 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,93%; giải ngân
26,367 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 37,62%; Vốn ngân sách thành phố phân cấp: Tổng khối lượng
vốn đưa vào công trình ước tính là 32,12 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 44,23%; giải ngân
17,488 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 24,08%; Vốn ngân sách quận: Tổng khối lượng vốn đưa vào
công trình là 13,433 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 74,04%; giải ngân 5,394 tỷ đồng, đạt tỷ lệ
29,74%.

6


Sản xuất nông nghiệp: Tập trung trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng, rau ăn lá
phục vụ Tết nguyên đán; tính đến nay diện tích rau ăn lá đạt 116,9ha, rau muống
103ha, rau nhút 38ha, cây kiểng 44,5ha, cỏ 32 ha. Chăn nuôi: Tổng đàn heo khoảng
8.500 con, tổng đàn bò sữa khoảng 7.800 con, giá thu mua sữa ổn định; Do dịch cúm
gia cầm và bệnh lở mồm long móng xảy ra ở một số tỉnh, UBND quận tập trung chỉ
đạo trạm Thú y, Đội QLTT 12B và UBND 11 phường tăng cường công tác tiêm
phòng, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia cầm… Qua kiểm tra tịch thu và tiêu hủy 93
con gà tươi, 10 con gà sống, 147 con vịt sống, 5.000 trứng cút và 473 kg gia cầm chưa
qua kiểm dịch.

Công tác cấp GCN/QSHNỞ & QSDĐỞ cho cá nhân và hộ gia đình và
GCN/QSD đất (không có vật kiến trúc) đạt 3.334 (Chỉ tiêu 5.000).
Công tác xã hội hóa đường giao thông được 164 tuyến với 30.987 m chiều dài,
diện tích 129.211 m2, kinh phí 8.762.560 đồng.
Đã bố trí 593/616 hộ: bố trí nền đất 515 nền; căn hộ chung cư 78 căn; chi trả
tiền tạm cư bổ sung cho 488 hộ.
2.2.2. Văn hóa - xã hội
Đạt chỉ tiêu giải quyết việc làm cho trên 8.000 lao động; XĐGN: ước tính vượt
chỉ tiêu có 485 hộ vượt chuẩn 6 triệu đồng/năm tự nguyện ra khỏi chương trình. (Chỉ
tiêu theo kế hoạch là 400 hộ); Đạt tỷ lệ giảm tỷ suất sinh dưới mức 0,21% và kiềm chế
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,2%; Đạt tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên 90%; Đạt tỷ lệ
học sinh đi học đúng độ tuổi đối với bậc tiểu học là 99,95%, đối với bậc trung học cơ
sở là 98,3%.
Song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống vật
chất và tinh thần cho người dân, công tác chăm lo văn hoá - xã hội được các ban ngành
và các cấp đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua. Đến nay, đời sống vật chất và tinh
thần của đại bộ phận nhân dân đã được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đây.
Tiếp tục thực hiện công tác “3 giảm”, phấn đấu giảm số vụ phạm pháp hình sự, quản
lý chặt chẽ các đối tượng trong và ngoài địa phương.

7


2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thuế quận 12
Căn cứ nghị định 281/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc thành lập hệ
thống thuế nhà nước và quyết định số 1682QĐTCT-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng
cục thuế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận 12
trực thuộc Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay cơ cấu tổ chức, nhân sự, nhiệm
vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế Quận 12 như sau:
2.3.1. Về nhân sự:

Căn cứ quyết định số 76/2007/QĐ-TTG ngày 28/05/2007 của thủ tướng chính
phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của cục thuế trực thuộc tổng
cục thuế.
Căn cứ quyết định số 729/QĐ/TCT ngày 18/06/2007 của Tổng cục thuế về chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế về chức năng,
nhiệm vụ của các đội thuế thuộc Chi cục Thuế.
Căn cứ Quyết Định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng
Tổng cục Thuế về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi Cục Thuế trực thuộc
Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các đội thuế thuộc Chi Cục Thuế; Tổng số cán
bộ công chức đang công tác tại Chi cục Thuế Quận 12 là 91 người, trong đó có 48 nữ
chiếm 54,3% và 43 nam chiếm 45,7%.
- Về trình độ chính trị:
+ Cao cấp chính trị có 3 người chiếm 3,3%.
+ Trung cấp chính trị có 19 người chiếm 20,9%.
+ Sơ cấp chính trị có 69 người chiếm 75,8%.
- Về văn hoá: 91 người đều trình độ 12/12.
- Về chuyên môn:
+ Đại học 49 người chiếm 53,8%.
+ Trung cấp có 35 người chiếm 38,5%.
+ Sơ cấp có 7 người chiếm 7,7%.
- Về tuổi đời:
+ Dưới 30 tuổi có 22 người chiếm 24,2%.
+ Từ 31-40 tuổi có 31 người chiếm 34,1%.
+ Từ 41-50 tuổi có 32 người chiếm 35,1%.
8


+ Trên 50 tuổi có 6 người chiếm 6,6%.
2.3.2. Về tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Quận 12
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Chi cục Thuế quận 12 được

cấu thành ba bộ phận như sau:
- Cấp lãnh đạo gồm Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó
- Bộ phận gián tiếp dân gồm:
+ Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
+ Đội nghiệp vụ dự toán
+ Đội kê khai- kế toán thuế và tin học
+ Đội kiểm tra thuế số 1 và số 2
+ Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ
+ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
+ Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
+ Đội kiểm tra nội bộ
+ Đội thuế Thu nhập cá nhân
- Bộ phận trực tiếp gồm: ba đội Thuế liên phường
+ Đội thuế liên phường Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất
+ Đội thuế liên phường Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp,
Hiệp Thành
+ Đội thuế liên phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An

9


Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Chi Cục Thuế Quận 12

Nguồn tin: Phòng hành chánh- nhân sự
Chi cục trưởng:
Chịu trách nhiệm điều hành chung công tác của CCT Q.12.
- Ký các văn bản, quyết định của thuế có liên quan cấp trên và các đối tượng
nộp thuế.
- Xem xét các tờ trình hoặc các quyết định công văn đã ủy quyền cho các Chi
cục Phó trước khi báo cáo cấp trên hoặc lưu hành rộng rãi.

- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, điều động và bố trí cán bộ trong phạm vi
quản lý của CCT. Chủ tịch hội đồng khen thưởng thi đua, kỷ luật.
Chi cục phó 1
Bí thư chi bộ phụ trách công tác Đảng, Phó chi cục trưởng, có nhiệm vụ giúp
chi cục trưởng:
- Theo dõi, chỉ đạo công tác Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ, Đội
tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
- Phụ trách đội kiểm tra thuế số 1.
- Ký các quyết định, tờ trình, tờ khai và thông báo nộp thuế cho các đối tượng
thuộc lĩnh vực được phân công.

10


Chi cục phó 2
Phó chi cục trưởng, cấp ủy chi bộ giúp chi cục trưởng thực hiện các công việc:
- Trực tiếp phụ trách đội kiểm tra thuế số 2 và các đội liên phường trên toàn bộ
địa bàn quận.
- Theo dõi, chỉ đạo công tác ủy nhiệm thu thuế nhà đất, chỉ đạo công tác ủy
nhiệm thu hộ, ổn định thuế cho các phường.
- Phụ trách công tác trước bạ các loại tài sản, chỉ đạo công tác thu lệ phí sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp,
thuế xây dựng.
- Ký các quyết định, tờ trình, tờ khai và thông báo nộp thuế cho các đối tượng
thuộc lĩnh vực được phân công.
Chi cục phó 3
Phó chi cục trưởng, Phó bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn cơ sở, giúp Chi cục
trưởng thực hiện các công việc:
- Trực tiếp phụ trách Đội kê khai– Kế toán thuế và tin học, Đội quản lý thu
thuế trước bạ và thu khác.

- Phụ trách công tác trước bạ các loại tài sản, chỉ đạo công tác thu lệ phí sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp,
thuế xây dựng.
- Ký các quyết định, tờ trình, tờ khai và thông báo nộp thuế cho các đối tượng
thuộc lĩnh vực được phân công.
- Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, người dân, các cơ
quan tổ chức khác trên địa bàn.
- Là đầu mối nhận hướng dẫn và giải đáp các vướng mắt về chính sách thuế,
các thủ tục hành chính về thuế cho người nộp thuế.
- Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh
doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế.
- Chủ trì, phối hợp các đội thuộc chi cục thuế, các tổ chức liên quan tổ chức hội
nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn.

11


- Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ
thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho người nộp thuế theo quy định của pháp
luật và của ngành.
Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Giúp Chi cục trưởng hướng dẫn, thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách
pháp luật thuế, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế.
Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học
Giúp Chi cục trưởng lập hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học, hướng dẫn sử dụng phần
mềm tin học trong quản lý thuế.
Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền

thuế nợ, tiền phạt đối với NNT.
Đội Kiểm tra thuế (2 đội)
- Đội Kiểm tra thuế số 1 bao gồm các phường: Đông Hưng Thuận, Tân Chánh
Hiệp, Thạnh Xuân, Hiệp Thành, Tân Hưng Thuận.
- Đội Kiểm tra thuế số 2 bao gồm các phường: Tân Thới Hiệp, Thạnh Lộc,
Thới An, Trung Mỹ Tây, An Phú Đông, Tân Thới Nhất.
- Giúp Chi cục trưởng kiểm tra, giám sát kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán
thuế của tổ chức, cá nhân KD bằng phương pháp khấu trừ thuế, trực tiếp trên GTGT
hay trực tiếp trên doanh thu; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi
quản lý của đội thuế.
Đội Quản lý thuế TNCN
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai
thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Đội Nghiệp vụ - Dự toán
Giúp Chi cục trưởng hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp
luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong chi cục, xây dựng và thực hiện dự toán thu
ngân sách nhà nước được giao.

12


Đội Kiểm tra nội bộ
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính
liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế
thuộc thẩm quyền của CCT.
Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác
Giúp Chi cục trưởng quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng
đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuế đất, thuế tài

sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn Q.12.
Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ
Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác
quản lý nhân sự, tài chính, quản lý ấn chỉ trong nội bộ CCT.
Đội Thanh tra thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người
nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu
thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Đội thuế liên phường (3 đội)
- Đội thu thuế liên phường Đông Hưng Thuận - Tân Thới Nhất - Tân Hưng
Thuận.
- Đội thu thuế liên phường Trung Mỹ Tây - Tân Chánh Hiệp - Tân Thới Hiệp Hiệp Thành.
- Đội thu thuế liên phường An Phú Đông - Thạnh Lộc - Thạnh Xuân - Thới An.
- Giúp Chi cục trưởng quản lý thu thuế và các cá nhân nộp thuế theo hình thức
khoán thuế trên địa bàn được phân công, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Giới thiệu chung về ngành thuế
a) Quan niệm về thuế
Cho đến ngày nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới
vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên cứu có
nhiều khác biệt. Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về thuế mới chỉ nhìn
nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế mà mình muốn khai thác hoặc tìm hiểu,
chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế.

Chẳng hạn theo Joseph E.Stiglitz trong quyển “Kinh tế học công cộng” thì cho
rằng: “Các cá nhân cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp, đây là thuế nhưng
chưa được tiền tệ hóa”.
Theo G.Jege trong quyển “Tài chính công” cho rằng: “Thuế là một khoản thu
bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp
cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhà
nước”.
Một quan niệm khác cho rằng: Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật
định của các doanh nghiệp và dân cư cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuế nhưng chúng ta có thể nhận thức một cách
toàn diện về thuế như sau:
“Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước, thuộc phạm trù phân
phối nhằm tập trung một bộ phận nguồn lực của cải xã hội vào ngân sách nhà nước để
đáp ứng với nhu cầu chi tiêu của nhà nước thích ứng từng giai đoạn phát triển của đời
sống kinh tế- xã hội”.


b) Bản chất của thuế
Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước, chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, nguồn thu thuế từ việc phục vụ nuôi dưỡng bộ máy nhà nước pháp
quyền ngày nay đã trở thành công cụ điều tiết quan trọng của chính phủ các nước. Vì
vậy, thuế có các bản chất sau:
Bản chất kinh tế
Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ với sản xuất, kinh doanh và kiểm
soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân. Chính phủ muốn thực hiện các chức năng
quản lý kinh tế - xã hội thì phải có ngân sách để chi tiêu. Do đó, khi ban hành chính
sách về thuế, thuế suất, thuế biểu nhà nước phải có sự cân nhắc, tính toán thích hợp để
vừa góp phần kích thích nền kinh tế phát triển, thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi
mặt, vừa tạo nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn.
Tính cưỡng chế của thuế

Đây là một phạm trù độc đáo và có nét riêng. Tính cưỡng chế được thể hiện
thông qua các điều khoản pháp luật. Thuế không thể xây dựng trên nền tảng và dung
hòa với tư tưởng tự nguyện; khoản thuế thu được không thể trông chờ vào ý thức tự
giác, thiện chí hay sự nhiệt tình của dân chúng đối với nhà nước. Người đóng thuế
buộc phải góp một phần thu nhập của mình cho nhà nước và là nghĩa vụ không thể
thoái thác.
Tính hoàn trả không trực tiếp
Nhà nước chuyển giao cho người nộp thuế một tổng thể các lợi ích qua các
khoản chi ngân sách. Họ sẽ không nhận được những lợi ích trực tiếp và có thể không
hoàn toàn liên quan đến lượng thuế đã đóng góp mà họ chỉ nhận được những lợi ích
gián tiếp như: sử dụng các công trình công cộng, các dịch vụ công.
Thuế được dùng vào chi tiêu công cộng
Thuế là khoản tiền chi trả cho một xã hội văn minh. Nó thể hiện mối quan hệ giữa nhà
nước và các thành viên trong xã hội thông qua thuế và ngân sách. Nhằm điều hòa các
nguyện vọng, lợi ích của cộng đồng, đất nước hướng tới mục tiêu xã hội dân chủ, văn
minh, phục vụ tốt hơn các nhu cầu chính đáng của nhân dân, thiết nghĩ nhà nước ta
nên giao một phần ngân sách cho các khu vực ngoài nhà nước làm, đồng thời phải

14


×