Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HÀNG CÔNG SỞ CÔNG NGHIỆP CHO SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.48 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH CÔNG DUNG

THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HÀNG CÔNG SỞ
CÔNG NGHIỆP CHO SẢN PHẨM
DỆT MAY CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
THÁI TUẤN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

HUỲNH CÔNG DUNG

THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HÀNG CÔNG SỞ
CÔNG NGHIỆP CHO SẢN PHẨM
DỆT MAY CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN


THÁI TUẤN

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Nguời hướng dẫn: LÊ VĂN MẾN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “THỰC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HÀNG CÔNG SỞ CÔNG NGHIỆP CHO SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN THÁI TUẤN” do HUỲNH CÔNG DUNG, sinh viên khóa …, ngành QUẢN TRỊ
KINH DOANH, chuyên ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2011

tháng


năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2011


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự Công Ty Cổ Phẩn Tập Đoàn Thái Tuấn

Trang
6

Bảng 2.2. Doanh Thu Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn Qua Các Năm

17

Bảng 2.3. Doanh Thu Và Tốc Độ Tăng Trưởng Công Ty Trong Giai Đoạn 2009 - 2010

18

Bảng 3.1. Lưới ô Vuông Để Thay Đổi Chiến Lược

25

Bảng 3.2. Lưới ô Vuông Để Thay Đổi Chiến Lược Sự Tăng Trưởng Tập Trung

26


Bảng 3.3. Lưới ô Vuông Để Thay Đổi Chiến Lược Cho Việc Xâm Nhập Thị Trường

26

Bảng 3.4. Lưới ô Vuông Thay Đổi Chiến Lược Cho Việc Phát Triển Thị Trường

27

Bảng 3.5. Lưới ô Vuông Thay Đổi Chiến Lược Cho Sự Phát Triển Sản Phẩm

27

Bảng 3.6. Lưới ô Vuông Thay Đổi Chiến Lược Để Hội Nhập

27

Bảng 3.7. Lưới ô Vuông Thay Đổi Chiến Lược Đa Dạng Hóa Đồng Tâm

29

Bảng 3.8. Lưới ô Vuông Thay Đổi Chiến Lược Đa Dạng Hóa Hàng Ngang

29

Bảng 3.9. Lưới ô Vuông Thay Đổi Chiến Lược Cho Sự Đa Dạng Hóa Kết Hợp

29

Bảng 4.1. Nguồn Nhân Lực Bộ Phận Bán Hàng Công Sở


41

Bảng 4.2. Kết Quả Kinh Doanh Ngành Hàng Thời Trang Công Sở Công Nghiệp

44

Bảng 4.3. Ma Trận Swot Cho Ngành Hàng Thời Trang Công Sở Công Nghiệp

46

Bảng 4.4. Doanh Thu Dự Kiến Ngành Hàng Thời Trang Công Sở Công Nghiệp

49

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
R&D

Nghiên Cứu Và Phát Triển

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân


TP

Thành Phố

Q3

Quận 3

TM – DV

Thương Mại – Dịch Vụ

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

VIETCOMBANK

Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

SACOMBANK


Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

EXIMBANK

Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu

ISO

Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn
Hình 2.2. Tình Hình Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

Trang
3
7

Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

10

Hình 2.4. Cơ Cấu Doanh Thu

12

Hình 2.5. Các Nhãn Hiệu Thái Tuấn


12

Hình 2.6. Nhóm Sản Phẩm Đồ Cưới

13

Hình 2.7. Nhóm Sản Phẩm Công Sở

14

Hình 2.8. Nhóm Sản Phẩm Dạ Hội Thời Trang

15

Hình 2.9. Nhóm Sản Phẩm Mặc Nhà

15

Hình 2.10. Hệ Thống Phân Phối

16

Hình 2.11. Biểu Đồ Doanh Thu

17

Hình 2.12. Biểu Đồ Doanh Thu Và Tăng Trưởng

19


Hình 3.1. Khung Phân Tích Hình Thành Chiến Lược

23

Hình 3.2. Ma Trận QSPM

24

Hình 3.3. Các Chiến Lược Cạnh Tranh

31

Hình 4.1. Cơ Cấu Nguồn Nhân Lực

42

Hình 4.2. Qui Trình Bán Hàng Công Sở

42

Hình 4.3. Doanh Thu Ngành Hàng Thời Trang Công Sở - Công Nghiệp

45

Hình 4.4. Doanh Thu Dự Kiến Ngành Hàng Thời Trang Công Sở - Công Nghiệp

49

x



LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ - Người đã nuôi nấng và
dưỡng dục con nên người, cùng với sự ủng hộ của các anh các chị của em đối với em
trong những năm tháng dài nơi cổng trường đại học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những người
đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Mến, người đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn anh Tùng Phó Giám Đốc cùng toàn thể các anh chị tại Phòng Kinh
Doanh của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận
với những kiến thức thực tế.
Cảm ơn những người bạn luôn sát cánh bên tôi trong những lúc khó khăn.
Lời cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả, cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè
đã hết lòng vì tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Ngày 4 Tháng 5 Năm 2011


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH CÔNG DUNG. Tháng 5 năm 2011. “Thực Tế và Một Số Giải Pháp
Nhằm Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Hàng Công Sở Công Nghiệp Cho Sản
Phẩm Dệt May Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn”.
HUYNH CONG DUNG. MAY 2011. “Reality and a number of solutions to
improve BusinessStrategy for Industrial GoodsOffice Products Textile Garment Joi
nt Stock Company's Corporate Thai Tuan”
Khóa luận tìm hiểu thực tế và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh
doanh ngành hàng thời trang công sở - công nghiệp cho sản phẩm dệt may của Công Ty
Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn như: Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích

nội bộ của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, quy trình bán hàng công sở, kết quả kinh
doanh, xây dựng bảng ma trận swot cho Công Ty, xây dựng chiến lược ngành hàng thời
trang công sở, nghiên cứu doanh thu, trình độ, số lượng nhân viên, hoạt động marketing,
công tác nhân sự. Từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện chiến lược trên.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………….viii
Danh mục các bảng…………………………………………………………………….....ix
Danh mục các hình………………………………………………………………………...x
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
1.1. Lý do nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 3
2.1.1. Vài nét sơ lược về Công Ty ............................................................... 3
2.1.2. Lịch sử hình thành ............................................................................. 4
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ................................................................. 6
2.1.4. Văn hóa doanh nghiệp ..................................................................... 11
2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................................... 12
2.2.1. Thị Trường....................................................................................... 12
2.2.2. Các dòng sản phẩm chính ................................................................ 12
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 16
2.2.4. Dây chuyền công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng.................. 16
2.2.5. Hệ thống phân phối. ........................................................................ 16
2.2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh........................................... 17
2.2.7. Các thành tích và kết quả đạt được.................................................. 19
2.3. Định hướng phát triển trong tương lai ............................................................... 20

2.3.1. Định hướng bản thân Doanh nghiệp................................................ 20
2.3.2. Định hướng về khách hàng .............................................................. 20
2.3.3. Định hướng về thị trường ................................................................ 20
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 21
v


3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 21
3.1.1. Khái quát về quản trị chiến lược ..................................................... 21
3.1.2. Quy trình hình thành chiến lược ...................................................... 22
3.1.3. Các cấp chiến lược........................................................................... 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 36
3.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ..................................................... 36
3.2.2. Phương pháp so sánh ....................................................................... 36
3.2.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................. 37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 38
4.1. Phân tích môi trường ............................................................................................ 38
4.1.1. Môi trường vĩ mô............................................................................. 38
4.1.2. Môi trường vi mô............................................................................. 39
4.2. Nhiệm vụ và mục tiêu .......................................................................................... 41
4.2.1. Nhiệm Vụ ........................................................................................ 41
4.2.2. Mục Tiêu.......................................................................................... 41
4.3. Phân tích nội bộ .................................................................................................... 41
4.3.1. Nguồn nhân lực ............................................................................... 41
4.3.2. Quy trình bán hàng công sở ............................................................. 42
4.3.3. Kết quả kinh doanh ngành hàng thời trang công sở công nghiệp ... 44
4.4. Xây dựng ma trận Swot ....................................................................................... 46
4.5. Chiến lược cho ngành hàng Công Sở Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn
................................................................................................................................................... 48


4.5.1. Chiến lược ẩn nấu thị trường ........................................................... 48
4.5.2. Chiến lược đa dạng hóa ................................................................... 50
4.5.3. Chiến lược thâm nhập thị trường ..................................................... 50
4.5.4. Chiến lược phát triển thị trường ...................................................... 51
4.5.5. Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp ...................................................... 51
4.5.6 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm ................................................. 52
4.5.7. Chiến lược sản xuất và R & D ......................................................... 52
vi


4.5.8. Chiến lược marketing ...................................................................... 53
4.5.9. Chiến lược nhân sự .......................................................................... 53
4.6. Một số giải pháp để thực hiện chiến lược ......................................................... 53
4.6.1. Về mặt quản lý ................................................................................. 54
4.6.2. Hệ thống phân phối ......................................................................... 54
4.6.3. Về hoạt động bán hàng .................................................................... 54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 56
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 56
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 57
5.2.1. Đối với công ty ................................................................................ 57
5.2.2. Đối với các cơ quan có chức năng của nhà nước ............................ 57

vii


viii


ix



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do nghiên cứu
Trong quá trình phát triển hiện nay, nền kinh tế khu vực và thế giới đã đặt ra cho
nước ta nhiều cơ hội thử thách mới. Thời kỳ hội nhập này có nghĩa là hàng hóa ở bên
ngoài tràn vào hay chúng ta dễ dàng xuất sang các nước khác. Tạo nên sức ép cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Các doanh nghiệp chỉ đơn thuần sản xuất
ra được sản phẩm thì mới đi được bước đầu của sự thành công, mà nó phải được kết hợp
hài hòa với việc tiêu thụ. Do đó các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì
phải có chiến lược và sách lược đúng đắn.
Quản trị chiến lược là chiến lược giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường
và phát huy thế mạnh ở hiện tại cũng như trong tương lai. Quản trị chiến lược cho phép
một công ty năng động hơn sáng tạo ra và ảnh hưởng với môi trường và do đó kiểm soát
được số phận của mình. Quản trị chiến lược tạo ra nhiều lợi nhuận và thành công hơn cho
các công ty, các công ty đạt được thành tích cao dường như đưa ra những quyết định nắm
được tình hình với sự dự đoán tốt về những hậu quả cả trong dài hạn và ngắn hạn. Mặt
khác, các công ty hoạt động kém thường liên quan đến những hoạt động tầm ngắn và
không phản ảnh được sự dự liệu tốt về những điều kiện tương lai. Quản trị chiến lược
ngoài việc giúp cho các công ty tránh được rủi ro tài chính, nó còn cho thấy những ích lợi
rõ ràng khác như sự cảm nhận về những đe dọa từ môi trường tăng lên. Sự hiểu biết về
các chiến lược của đối thủ được cải thiện, năng suất nhân viên tăng lên, việc phản đối

1


thay đổi giảm xuống và sự thông hiểu về mối quan hệ thành tích và phần thưởng rõ ràng
hơn.
Quản trị chiến lược làm tăng khả năng phòng ngừa ngăn chặn các vấn đề khó khăn

của các công ty, vì nó khuyến khích mối quan hệ tương hỗ giữa các quản trị viên ở các
cấp bộ phận và chức năng. Mối quan hệ qua lại cho phép công ty “bật công tắc khởi
động” các quản trị viên và nhân viên của mình bằng việc nuôi dưỡng họ, chia sẻ các mục
tiêu của công ty với họ, trao quyền cho họ để giúp cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và nhận
biết sự đóng góp của họ. Do đó chiến lược là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng sống chết của một công ty, nghiên cứu chiến lược giúp ta tìm ra đường lối đúng
đắn và đạt được mục tiêu của công ty trong ngắn hạn và dài hạn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xây dựng và hoàn thành chiến lược kinh doanh cho ngành hàng thời trang

công sở - công nghiệp.
-

Xây dựng ma trận Swot

-

Một số giải pháp để hoàn thành chiến lược trên.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Tại công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn.

-

Thị trường của công ty Tại TPHCM


-

Đề tài nghiên cứu 1/3/2011 đến 1/4/2011.

1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2: Tổng quan.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1. Vài nét sơ lược về Công Ty
Công ty Thái Tuấn được thành lập vào ngày 22/12/1993, bởi ông Thái Tuấn Chí, là
một trong những công ty hàng đầu trong ngành dệt may, chuyên cung cấp sản phẩm vải
thời trang cao cấp đặc biệt dành cho phái nữ. Sản phẩm: gấm, lụa, voan, vải công sở, quần
áo may sẵn.
Hình 2.1. Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

-

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn


-

Năng lực sản xuất: 11,9 triệu mét vải thành phẩm/năm

-

Trụ sở chính:

+ Địa chỉ: 1/148 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12,
TPHCM
+ Điện thoại: 08. 719 4612 – 08. 7194613
3


+ Fax:

08. 7194609 – 08. 891 1437

+ Email:



+ Website: www.thaituanfashion.com.vn
 Các showroom tại Tp.Hồ Chí Minh
-

363 – 365 Lê Văn Sỹ, Quận 3

-


419 Hai Bà Trưng, Quận 3

-

236 Đường 3 Tháng 2, Quận 10

-

2A Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp

-

415 Lê Văn Việt, Quận 9

-

28 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh

-

96C Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1

 Các chi nhánh
-

Chi nhánh Hà Nội

-

Chi nhánh Đà Nẵng


-

Chi nhánh Cần Thơ

 Triết lý của công ty
-

Khách hàng: Là sự tồn tại của công ty

-

Trong sản xuất: Lấy chất lượng làm tiêu chí

-

Trong kinh doanh: Hợp tác đôi bên cùng có lợi

-

Về đối ngoại: Đặt tín nhiệm lên hàng đầu

 Logo và Slogan

2.1.2. Lịch sử hình thành

4


Trước kia công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn là Công Ty TNHH Thương Mại

Thái Tuấn, được thành lập vào ngày 22/12/1993 theo quyết định 147/GP – UB của
UBND Tp. Hồ Chí Minh. Công Ty hoạt động kinh doanh thương mại các mặt hàng vải và
được bổ sung các chức năng dệt, nhuộm, may bởi các quyết định 461; 863 và 155 của sở
Thương Mại Tp. Hồ Chí Minh.
Vào đầu những năm 1995 – 1996 lãnh đạo công ty đã thấy nhu cầu vải ở thị trường
Việt Nam là khá lớn, trong khi đó các nhà sản xuất trong nước không đáp ứng đáp nhu
cầu, nên lượng vải cung cấp chủ yếu là hàng ngoại nhập. Trước tình hình đó Ban giám
đốc công ty đã quyết định đầu tư thành lập nhà máy dệt, với mục tiêu trước mắt là bằng
mọi cách phải nhanh chóng sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, thay thế
những mặt hàng mà trước đây phải nhập khẩu, vừa để phục vụ thị trường trong nước, vừa
hướng đến xuất khẩu.
Để thực hiện mục tiêu của mình công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng một nhà máy
dệt hiện đại với máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản. Đến tháng 5 năm 1996 nhà máy
chính thức hoạt động. Từ tháng 4 năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy
nhuộm trên diện tích 2600 mét vuông. Đến tháng 10 năm 1997 nhà máy nhuộm đi vào
hoạt động.
Tháng 11 năm 1998, sau thành công rực rỡ tại hội chợ Cần Thơ đã có rất nhiều
khách hàng tìm đến công ty. Trong thời gian này công ty đã chính thức khai trương
showroom đầu tiên của mình tại số 419 Hai Bà Trưng Q3 TP HCM để đưa sản phẩm đến
tay trực tiếp người tiêu dùng. Đầu năm 1999 công ty xây dựng tiếp nhà máy dệt 2 tại khu
công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh với tổng diện tích 2800 mét vuông nâng sản
lượng vải mộc lên khoảng 10.000 mét/ngày. Đến tháng 8/1999 công ty khai trương chi
nhánh đầu tiên tại số 76 phố Huế Q. Hai Bà Trưng Hà Nội.
Từ năm 2000 đến nay công ty đã mở thêm các showroom tại TP HCM: 2A
Nguyễn Oanh – Gò Vấp, 363 - 365 Lê Văn Sỹ - Quận Phú Nhuận… và mở rộng chi
nhánh ra Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang… Tháng 10 năm 2002 công ty đã phát triển thêm
ngành may mặc. Đầu tháng 4 năm 2003 công ty chính thức đổi tên thành Công Ty TNHH
Thái Tuấn và ngày 1/1/2008 công ty chuyển đổi loại hình hoạt động sang hình thức cổ
5



phần và đổi tên thành công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn, đánh dấu một bước phát
triển mới trong kỷ nguyên toàn hóa với những bước đi mang tính chiến lược và vững chắc
hơn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Thái Tuấn tổ chức bộ máy theo dạng trực tuyến chức năng, đảm bảo chế độ một
thủ trưởng, chỉ đạo trực tuyến dưới sự hỗ trợ của các phòng ban chuyên môn.
a. Cơ cấu nhân sự
Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

6


STT
1

Trình Độ

Số Lượng (Người)

Tỷ Trọng (%)

27

2.4%

Quản lý cấp trung và cấp
cao

2


Kỹ sư và thiết kế

20

1.8%

3

Cử nhân kinh tế

72

6.5%

4

Công nhân lành nghề

830

75.8%

5

Nhân viên thời vụ

146

13.3%


6

Tổng Cộng

1095

100%

Nguồn: Phòng Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn
Hình 2.2. Tình Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LAO ĐỘNG
900

830

800
700
600
500
Người
400
300
200
100

146
27


20

72

0
Quản
lý cấp
trung

cấp
cao

Kỹ sư

thiết
kế

Cử
nhân
k inh
tế

Công
nhân
lành
nghề

Trình độ

7


Nhân
viên
thời
vụ


Nhìn chung chất lượng lao động của công ty khá cao, hầu hết là những người có
trình độ cao đẳng – đại học, có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao, điều này nói lên
nguồn nhân sự và lao động tại công ty là khá tốt và ổn định.
 Chế độ làm việc tại công ty: Làm việc 8h/ngày và 6 ngày/tuần.
-

Chế độ hành chính áp dụng cho các phòng ban không trực tiếp sản xuất: sáng
từ 8h – 12h, chiều từ 13h – 17h ( Một số bộ phận khác được nghỉ chiều thứ
bảy)

-

Chế độ sản xuất theo ca áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất: ca 1 từ 6 –
14h, ca 2 từ 14h – 22h, ca 3 từ 22 - 6h.

-

Chế độ bán hàng của hệ thống showroom: ca 1 từ 9 – 15h, ca 2 từ 15 – 21h,
làm việc cả ngày thứ bảy và chủ nhật.

b. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
● Bộ phận quản lý
 Hội đồng quản trị: là bộ phận quyết định cao nhất của công ty, đứng đầu là chủ

tịch hội đồng quản trị.
 Chủ tịch hội đồng quản trị ( kiêm tổng giám đốc): Ông Thái Tuấn Chí
-

Quyền hạn: là nguời điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề

ra các chiến lược phát triển của công ty, ấn định các chỉ tiêu hàng năm và thiết lập cơ cấu
tổng thể và đại diện ký kết các hợp đồng, văn bản quan trọng cho công ty.
-

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về các

chức năng và nhiệm vụ được giao trên cơ sở đánh giá các kết quả kinh doanh.
 Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Ông Thái Tuấn Kiều
-

Quyền hạn: điều hành mọi hoạt động của trung tâm kinh doanh.

-

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của
phòng kinh doanh.

 Phó Tổng giám đốc sản xuất: Ông Tô Quốc Tuấn
-

Quyền hạn: Trực tiếp chỉ đạo các nhà máy về mặt chuyên môn, lựa chọn công

nghệ và điều hành sản xuất. Đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng về lĩnh vực sản
xuất máy móc thiết bị.

8


-

Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động hoạch định

sản xuất. Phát triển các sản phẩm theo định hướng của công ty, đảm bảo tiến độ sản xuất,
nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
 Phó Tổng giám đốc thường trực: Ông Lê Phúc Hoài
-

Quyền hạn: Phê diệt các hoạt động của phòng hành chính , nhân sự và tài chính

kế toán. Thay mặt cho Tổng giám đốc giải quyết các vấn đề cấp thiết khi Tổng giám đốc
vắng mặt, xây dựng các chiến lược và đề ra các biện pháp để thực hiện. Theo dõi đánh giá
việc thực hiện chiến lược. Được quyết định các trường hợp vượt thẩm quyền trong trường
hợp khẩn cấp.
-

Trách nhiêm: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tài chính và nhân sự.

Thay mặt cho Tổng giám đốc trả lời các cơ quan truyền thông, chính quyền địa phương.
● Các phòng ban
 Phòng kinh doanh
-

Phân phối sản phẩm ra thị trường và chịu trách nhiệm tiêu thụ

-


Cung cấp mẫu mã, đơn đặt hàng cho bộ phận sản xuất

-

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

-

Phát triển hệ thống bán hàng và kênh phân phối

 Trung tâm R & D
-

Quản lý, triển khai và kiểm tra hoạt động nghiên cứu và phát triển

-

Phối hợp với bộ phận Marketing cải tiến hoặc phát triển các sản phẩm mới phù

hợp với nhu cầu thị trường.
-

Nghiên cứu, đổi mới quy trình công nghệ

-

Đề nghị các giải pháp toàn dụng cho máy móc thiết bị và tiết kiệm nguyên

nhiên liệu.

 Nhà máy dệt may
- Thực hiện sản xuất ra vải mộc và các mặt hàng may theo đúng yêu cầu kinh
doanh trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, đảm bảo lịch trình sản xuất
đúng tiến độ và an toàn lao động.
 Nhà máy nhuộm hoàn tất
9


Tổ chức sản xuất lao động, hoàn tất vải thành phẩm từ vải mộc, nhuộm màu theo
đúng yêu cầu.
 Bộ phận tài chính kế toán
-

Hoạch định và kiểm tra tài chính, đảm bảo việc hình thành và sử dụng các

nguồn ngân quỹ của công ty được hiệu quả.
-

Thực hiện các hoạt động kế toán, kiểm toán theo đúng pháp luật và quy định

của doanh nghiệp.
-

Xác định kết quả kinh doanh và tổng hợp các số liệu cho công tác quản lý.

-

Dự báo nhu cầu vốn, cân đối nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

và khả năng tài chính của công ty để tổ chức và huy động các nguồn vốn.

-

Kiểm tra các chứng từ phát sinh trong hoạt động kinh doanh, quản lý.

-

Thực hiện việc chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên.

 Phòng cung ứng xuất nhập khẩu.
-

Cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất.

-

Tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

 Phòng nhân sự.
-

Nghiên cứu, xây dựng cơ cấu tổ chức cho công ty.

-

Bố trí nhân sự cho các đơn vị.

-

Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, sa thải và tính lương cho cán bộ công


nhân viên.
-

Tổ chức khen thưởng, kỹ thuật, đề bạt, đánh giá cá nhân trong công ty.

-

Xây dựng nội quy công ty.

c. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn

10


Chủ Tịch
HĐQT

Ban Kiểm Soát
Tổng Giám Đốc

PTGĐ Kinh Doanh

PTGĐ Kỹ Thuật SX

PTGĐ Thường Trực

Trung Tâm R&D
Phòng XNK


Phòng
Nhân
Sự

Nhà Máy Dệt

Phòng KDNĐ

Xí Nghiệp Nhuộm
Phòng Cung Ứng

Phòng
Tài
Chính
Kế
Toán

Bộ Phận BHCS

Hệ Thống Showroom

Hệ Thống Các Chi Nhánh

Nguồn: Phòng Nhân Sự Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn
2.1.4. Văn hóa doanh nghiệp
Tại đây mọi nhân viên đều được bố trí công việc đúng năng lực chuyên môn. Tính
tập thể và hiệu quả kinh doanh chung luôn được ưu tiên trước cá nhân. Không khí làm
việc thoải mái, thân thiện, mọi người không chỉ là đồng nghiệp mà còn coi như những
người thân trong gia đình. Công ty thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần cán bộ công
11



nhân viên, tặng quà vào ngày sinh nhật và tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn
nghệ, thi đấu thể thao vào những dịp lễ lớn. Chính điều đó đã tạo nên một môi trường làm
việc rất thoải mái và cởi mở, các nhân viên đoàn kết với nhau và trung thành hơn với tổ
chức.
2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.1. Thị Trường
Thái Tuấn kinh doanh trên hai mảng thị trường là nội địa và xuất khẩu với cơ cấu
50 – 50.
Hình 2.4. Cơ Cấu Kinh Doanh

Biểu Đồ Cơ Câu Kinh Doanh

Xuất Khẩu
50%

50%

Nội Địa

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Tuấn
-

Nội Địa: Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Hà Nội và các tỉnh phía

Bắc, Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung, Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long.
-


Xuất Khẩu: Các nước Nam Phi, Mỹ , Nhật, Trung Đông, Asean…

2.2.2. Các dòng sản phẩm chính
Sản phẩm của công ty có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, chất lượng cao nên rất được thị
trường ưa chuộng. Sản phẩm của công ty chủ yếu dành cho nữ giới với các nhãn hiệu:
Hình 2.5. Các Nhãn Hiệu Thái Tuấn

12


×