Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP. HCM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PHÒNG GIAO DỊCH THANH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.95 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THANH MẪN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP. HCM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PHÒNG GIAO
DỊCH THANH BÌNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH THANH MẪN

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP. HCM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI – PHÒNG GIAO
DỊCH THANH BÌNH


Ngành:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế,trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận.”NGHIÊN CỨU CÁC
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH-CHI NHÁNH ĐỒNG NAI-PHÒNG GIAO DỊCH
THANH BÌNH” do HUỲNH THANH MẪN,sinh viên khóa 33,khoa Kinh tế,chuyên
ngành Quản trị kinh doanh,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
………………………
TS.Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2011

Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ và bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt,giúp đỡ
tận tình cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh.
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế trường ĐH Nông Lâm đã tận tình giảng
dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Thầy Phạm Thanh Bình đã nhiệt tình hướng dẫn,giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP.HCM chi
nhánh Đồng Nai-PGD.Thanh Bình và các anh chị đang làm việc tại phòng tín dụng đã
nhiệt tình hướng dẫn,chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập,tạo mọi điều kiện tốt để tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Sau cùng tôi xin chúc gia đình,quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh,cùng với thầy Bình,các cô chú,anh chị đang công tác tại NHTMCP
phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh-Chi nhánh Đồng Nai-Phòng giao dịch Thanh Bình
nhiều sức khỏe và hạnh phúc
Xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT

HUỲNH THANH MẪN.Tháng 7 năm 2011.”NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI
PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN
NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH-CHI NHÁNH ĐỒNG NAI-PHÒNG GIAO DỊCH
THANH BÌNH”
HUYNH THANH MAN.July 2011.”Research Solutions Limited Creadit
Risk at Commercial State Bank Branch Ho Chi Minh City-Đong Nai ProvinceThanh Bình Trading Room”
Khóa luận tìm hiểu thực trạng tình hình tín dụng tại Chi Nhánh Đồng NaiPhòng giao dịch Thanh Bình,dựa trên cơ sở phân tích và so sánh số liệu của quý 3 và
quý 4 năm 2010.Đề tài nghiên cứu những hoạt động chính của Ngân hàng như:
Tìm hiểu huy động vốn của Ngân hàng
Tìm hiể về quy mô tín dụng,tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng qua quý 3
và quý 4 năm 2010
Phân tích thực trạng về rủi ro tín dụng của Ngân hàng bao gồm phân tích các
chỉ tiêu:tình hình nợ quá hạn,cơ cấu nợ quá hạn,tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân
hàng qua quý 3 và quý 4 năm 2010
Qua đó đưa ra những nguyên nhân phát sinh rủi ro tìn dụng tại chi nhánh,những
khó khăn và thuận lợi trong thời tới.Từ đó đưa ra một số giải pháp ngăn ngừa kiểm
soát nợ quá hạn,mở rộng quy mô tín dụng,nâng cao chất lượng tín dụng nhằm nâng

cao hơn công tác quản trị rủi ro của chi nhánh nói riêng và của Ngân hàng nói chung.


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU

1

1.1.Lý do chọn đề tài

1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

2

1.4.Cấu trúc luận văn


2

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHÁT
TRIỂN NHÀ TP.HCM-CHI NHÁNH ĐỒNG NAI-PGD.THANH BÌNH

3

2.1.Tổng quan về NHTM

3

2.1.1.Khái quát sự hình thành và phát triển của NHTM

3

2.1.2.Khái niệm NHTM

4

2.2.Sơ lược về NHTMCP phát triển nhà TP.HCM-chi nhánh Đồng
Nai-PGD.Thanh Bình

5

2.2.1.Sơ lược đặc điểm kinh tế Đồng Nai

5

2.2.2.Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP nhà TP.HCM


6

a.Thành lập

6

b.Chiến lược phát triển

6

c.Mạng lưới hoạt động

6

d.Tuân thủ pháp luật

6

2.2.3.Khái quát về đặc điểm tổ chức của NHTMCP nhà TP.HCM
chi nhánh Đồng Nai-PGD.Thanh Bình

7

2.2.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy PGD

7

a.Sơ đồ tổ chức


7
v


b.Cơ cấu tổ chức

8

c.Chức năng và nghiệp vụ các phòng ban

8

2.2.3.2.Quy trình và nghiệp vụ cho vay

9

2.2.3.3.Các dịch vụ chủ yếu

10

a.Cấp tín dụng

10

b.Các dịch vụ khác

11

2.2.4.Định hướng phát triển của ngân hàng


11

2.2.4.1.Định hướng chung

11

2.2.4.2.Mục tiêu phát triển trong thời gian tới

11

CHƯƠNG 3:NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1.Cơ sở lý luận

13

3.1.1.Chức năng chủ yếu của NHTM

13

a.Chức năng trung gian tín dụng

13

b.Chức năng trung gian thanh toán

14


c.Chức năng tạo ra tiền bút tệ

14

d.Chức năng cung cấp dịch vụ tài chính và dịch vụ khác

15

3.1.2. .Nghiệp vụ chủ yếu của NHTM

15

a. Nghiệp vụ tài sản nợ

15

b.Nghiệp vụ tài sản có

17

3.1.3.Tổng quan về TDNH

19

3.1.3.1.Khái niệm TDNH

19

3.1.3.2.Đặc điểm TDNH


20

3.1.3.3.Chức năng TDNH

20

a.Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ

20

b.Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội

20

c.Kiểm soát các hoạt động kinh tế

21

3.1.4.RRTD và cách thức đánh giá RRTD

21

3.1.4.1.Khái niệm RRTD

21

3.1.4.2.Cách thức đánh giá RRTD

22


3.1.4.3.Nợ quá hạn

22
vi


3.2.Phương pháp nghiên cứu

23

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25

4.1.Thực trạng tình hình huy động vốn và quy mô tín dụng

25

4.1.1.Thực trạng tình hình huy động vốn của PGD

25

4.1.2.Thực trạng quy mô tín dụng

27

4.1.2.1.Quy mô tín dụng

27


4.1.2.2.Tình hình dư nợ tín dụng

30

a.Dư nợ tín dụng theo thời gian

30

b.Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

31

c.Dư nợ tín dụng theo ngành nghề

34

4.2.Thực trạng RRTD tại PGD

36

4.2.1.Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

36

a.Từ phía khách hàng

36

b.Từ phía NH


37

c.Rủi ro từ người bảo lãnh

38

d.Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

38

e.Nguyên nhân từ nền kinh tế xã hội trong nước

39

f.Hoàn cảnh quốc tế

39

4.2.2.Thực trạng RRTD

39

4.2.2.1.Tình hình nợ quá hạn

39

a.Nguyên nhân nợ quá hạn

39


b.Tình hình nợ quá hạn

40

c.Các giải pháp xử lý nợ quá hạn

41

4.2.2.2.Cơ cấu nợ quá hạn

42

4.2.2.3.Tý lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

43

4.2.3.Những ảnh hưởng của RRTD

44

4.3.Đánh giá chung RRTD tại NH

46

4.3.1.Nhận xét chung

46

4.3.2.Ưu và nhược điểm của các biện pháp kiểm soát rủi ro

tín dụng tại NH

46

4.4.Một số giải pháp ngăn ngừa kiểm soát nợ quá hạn và hạn chế rủi ro tín dụng 47
vii


4.4.1. Một số giải pháp ngăn ngừa kiểm soát nợ quá hạn

48

4.4.2.Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

48

4.4.2.1.Nhóm giải pháp mở rộng quy mô tín dụng,nâng cao chất lượng
tín dụng tại NH

48

a.Đa dạng hóa kết hợp với chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay

48

b.Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ

50

c..Chuẩn hóa các quy trình về đảm bảo chặt chẽ


50

d.Chuyên môn hóa trong thông tin tín dụng trong NH

51

e.Xây dựng chiến lược khách hàng

51

f.Nâng cao chất lượng tín dụng

53

g.Đào tạo đội ngũ chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ
thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng

54

h.Quản ly nợ xấu

55

i.Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

56

4.4.2.2.Nhóm giải pháp tăng cường khả năng kiểm soát của NH


57

a.Tăng cường kiểm soát nội bộ

57

b.Tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng

58

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1.Kết luận

59

5.2.Một số kiến nghị

59

5.2.1. Kiến nghị với chính phủ và bộ ngành có liên quan

60

5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

60


5.2.3. Kiến nghị của NHNN Việt Nam

60

5.2.4. .Kiến nghị với NHTM Cổ Phần nhà TP.HCM
chi nhánh Đồng Nai- PGD.Biên Hòa.

61

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NH

Ngân hàng

NHTW

Ngân hàng trung ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHCP

Ngân hàng cổ phần

CBTD

Cán bộ tín dụng

PGD

Phòng giao dịch

TD

Tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

RRTD

Rủi ro tín dụng

HDBank


Ngân hàng TMCP phát triển
nhà TP.HCM

TP

Thành phố

SX

Sản xuất

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Huy động vốn

25

Bảng 4.2: Doanh số cho vay

28

Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng theo thời gian

30

Bảng 4.4: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế


31

Bảng 4.5: Dư nợ tín dụng theo ngành nghề

34

Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ

40

Bảng 4.7: Cơ cấu nợ quá hạn

42

Bảng 4.8: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

43

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban của
HDBank-Chi nhánh Đồng Nai-PGD.Biên Hòa

7

Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay


10

Biểu đồ 4.1:Biểu đồ huy động vốn

25

Biểu đồ 4.2: Tình hình doanh số cho vay

28

Biểu đồ 4.3: Dư nợ tín dụng theo thời gian

30

Biểu đồ 4.4: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

32

Biểu đồ 4.5:Dư nợ tín dụng theo ngành nghề

35

Biểu đồ 4.6:Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn quý 3

42

Biểu đồ 4.7:Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn quý 4

43


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Lý do chọn đề tài:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại.Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO đã mở ra những cơ hội thuận lợi cho doanh
nghiệp trong nước vươn ra thị trường quốc tế.Mặt khác,mở cửa hội nhập cũng đặt ra
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Ngân hàng có thể nói là trung tâm
đáp ứng vốn cho nền kinh tế,trong những năm qua toàn nghành NH đã thực hiện chiến
lược đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình tăng cường huy động mọi nguồn vốn
tích cực đầu tư cho các thành phần kinh tế,đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng
hiện đại hóa nhằm cung cấp những dịch vụ tài chính có chất lượng cao,thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng.
Trong điều kiện như vậy,rủi ro trong hoat động các NHTM là rất lớn,rất đa
dạng,ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NH.Trong hoạt động
của NHTM,hoạt động tín dụng là hoạt động có rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra
trong thực tế,nó không chỉ rủi ro đến với một ngân hàng mà nó còn ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống ngân hàng và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các
NHTM và đây là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động ngân
hàng.
Ngân hàng TMCP phát triển nhà TPHCM-chi nhánh Đồng Nai mới đi vào hoạt
động trong thời gian vài năm gần đây,vì thế vấn đề cấp thiết đặt ra là làm sao ngăn
ngừa và hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Do vậy,trước tình hình nóng bỏng hiện nay,công tác hoạt động tín dụng là vấn
đề quan trọng và cần thiết đối với các nhà quản lý ngân hàng,tín dụng vừa bảo đảm
hoạt động kinh doanh NH có hiệu quả,vừa đáp ứng vốn ngày càng cao cho nền kinh tế
phát triển.Nhận thức được tầm quan trọng này em quyết định chọn đề tài:



”NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH-CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI-PHÒNG GIAO DỊCH THANH BÌNH ”
1.2.Mục tiêu nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu và hoàn thiện những nhận thức cơ bản về tín dụng,rủi ro
tín dụng trên cơ sở phân tích khái niệm tín dụng,các nguyên nhân và yếu tố tác động
đến rủi ro tín dụng.
Đánh giá một cách khách quan và đầy đủ thực trạng rủi ro tín dụng trong thời
gian vừa qua và các nguyên nhân cơ bản của rủi ro tín dụng.
Đề tài không đi sâu vào các dạng rủi ro nói chung mà chỉ đề cập đến rủi ro cho
vay,một loại rủi ro quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng thương mại,bằng những
số liệu thu thập được tại thời điểm gần nhất.
1.3.Cấu trúc luận văn:
Chương 1:Mở đầu
Giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài,mục tiêu nghiên cứu,cấu trúc luận văn
Chương 2:Tổng quan về NHTMCP phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh-Chi nhánh
Đồng Nai-PGD.Thanh Bình
Chương 3:Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra các khái niệm về lĩnh vực tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín
dụng của Ngân hàng,trình bày các phương pháp có trong khóa luận
Chương 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nêu lên tình hình huy động vốn,dư nợ tín dụng và các chỉ tiêu phân tích về rủi
ro tín dụng.Từ đó gút ra được những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng,đưa ra các
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết quả mà khóa luận nghiên cứu,đề ra kiến nghị đối với nội bộ Ngân
hàng,chính quyền địa phương,NHNN Việt Nam


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ
TP.HCM-CHI NHÁNH ĐỒNG NAI-PGD.THANH BÌNH

2.1.Tổng quan về NHTM:
2.1.1.Khái quát sự hình thành và phát triển của NHTM:
Khoảng 3000 năm trước công nguyên,các ngôi đền tại xứ Chadec(Iraq ngày
nay)đã có hoạt động tương tự như NH:tiếp nhận những tài sản do các tín đồ gửi sau đó
cho nông dân vay lại với lãi xuất cao.Đến thề kỷ thứ IV trước công nguyên,các NH thô
sơ này được thiết lập ở nhiều nơi,người gửi đã có thể lấy tiền mình gửi một nơi khác
bằng cách xuất trình hối phiếu.Từ “NH” xuất hiện từ chử Latinh là Bancus(là chiếc
bản dài có nhiều hộc) được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền thời đó sử dụng
để cất giử tiền,tài sản,sổ sách và giao dịch.Ở Ý chính quyền đã tổ chức riêng một
đường phố làm nơi hội họp cho những người mua bán,trao đổi tiền bạc và cho vay
nợ,những người này khi làm việc thường ngồi trên những chiếc ghế dài gọi là
“Banca”,và đây là nguồn gốc của chữ Banque (Pháp),Bank (Anh,Mỹ,Đức),Banca
(Ý)…có nghĩa là NH.
Các NH cho vay nặng lãi xuất hiện trong khoảng thời gian 500 năm trước công
nguyên (lãi xuất từ 40% đến 100%)với chủ thể đi vay là giai cấp thống trị…Năm
1557,vua chúa các nước Pháp,Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha khi không thu được thuế của
người dân,họ dựa vào quyền lựa tuyên bố không trả nợ vay cho NH làm hàng loạt NH
bị phá sản
Khi CNTB hình thành và phát triển,các NH cho vay buộc phải hạ lãi xuất do áp
lực chống vay lãi nặng của các nhà Tư bản.Các nhà Tư bản đã áp dụng phương thức
trao đổi,bán chịu hàng hóa cho nhau,tìm vốn tạo lập hội tín dụng cho vay với mức lãi



xuất thấp hơn lợi nhuận bình quân…theo thời gian hội tín dụng này phát triển thành
những NHTM cổ phần.Loại NH này ra đời năm 1589 ở Venise,năm 1953 ở
Milan(Ý),năm 1600 ở Amsterdam(Hà Lan),năm 1621 ở Nuremberg(Đức).Chính phủ
cũng đang ủng hộ loại hình NH này bằng cách ban hành đạo luật quy định lãi xuất cho
vay tối đa:ở Anh năm 1924 quy định lãi suất là 8%,năm 1651 là 6%,năm 1714 là
5%.Như vậy có thể nói nguồn gốc của NHTM là các NH cho vay nặng lãi thời trung
cổ phải hạ thấp lãi suất cho vay để phù hợp với phương thức sản xuất tư bản và sự phát
triển của hội tín dụng,của các nhả tư bản công thương nghiệp.
Trong suốt thế kỷ thứ 18,các NH tư bản ở lục địa Châu Âu,Bắc Âu,Bắc Mỹ lần
lượt ra đời.Từ giữa thế kỷ thứ 19,các nước phong kiến,thuộc địa,nửa thuộc địa mới
thành lập được NH của các đế quốc như NH Đông Phương của Anh tại Trung
Quốc,NH Đông Dương của Pháp thành lập năm 1875 ở Sài Gòn,miền Nam Việt Nam.
Theo các nhà kinh tế học,quan điểm về NH thay đổi theo không gian(tập
quán,luật lệ của mỗi nước) và theo thời gian(theo đà tiến triển của kinh tế xã hội).Ở
Mỹ,NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động
trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.Ở Ấn Độ,NHTM là cơ sở nhận các khoản
ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các
nghiệp vụ về chiết khấu tín dụng và tài chính
Qua phân tích cho thấy,NHTM hình thành và phát triển trải qua một quá trình
lâu dài,gắn liền với sự phát triển của nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau.Sự ra đời
và phát triển của NH gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.Nền kinh tế
phát triển làm gia tăng mức tiết kiệm và nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh,nó là cơ sở ra đời và phát triển của NHTM.NHTM ra đời thực hiện chức năng
trung gian thanh toán trong nền kinh tế,là cầu nối để những người có vốn và những
người cần vốn gặp nhau.
2.1.2.Khái niệm về NHTM.
Định nghĩa về NHTM,ở VN cũng như các nước khác,đều có điểm chung là dựa trên
chức năng và phương thức hoạt động.Theo điều 20 khoàn 2 và 7 luật các tổ chức tín dụng của
VN(12/12/1997):”NHTM là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ


4


và dịch vụ NH với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi,sử dụng số tiền
này là để cấp tín dụng,cung cấp các dịch vụ thanh toán”
2.2.Sơ lược về NHTMCP nhà TP.HCM chi nhánh Đồng Nai-PGD.Thanh Bình:

2.2.1.Sơ lược đặc điểm kinh tế Đồng Nai:
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ,là một trong ba tỉnh thành kinh
tế trọng điểm ở phía Nam:
Phía đông giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,Tây giáp tỉnh Bình Dương,Bắc giáp tỉnh
Bình Thuận,Nam giáp tỉnh Bình Dương và TP.HCM
Trên đường xuyên Việt từ Bắc vào Nam,hai mạch máu giao thông của đất nước
chạy ngang qua tỉnh với chiều dài:Quốc lộ 1A la 178km,đường sắt 180km
Về đơn vị hành chính,tỉnh Đồng Nai có một thành phố Biên Hòa,9 huyện và
một thị xã
Mạng lưới sông ngòi Đòng Nai tương đối rộng khắp,với đặc điểm là
ngắn,dốc.Địa hình Đồng Nai chia thành hai vùng rõ rệt,trong đó rừng núi
chiếm 70% tổng diện tích tự nhiện,vùng đổng bằng bị nhiều mảng chia cắt.
Đồng Nai là một trong những tỉnh có tiềm năng về kinh tế rất lớn và có thế
mạnh về công nghiệp và khai thác cây công nghiệp.Đặc sản có trử lượng lớn,giá trị
cao như trái cây,cao su,cà phê,bưởi…đó là nguyên liệu chủ yếu cho các cơ sở chế biến
thực phẩm xuất khẩu ở Đồng Nai và một số tỉnh trong khu vực.
Thực hiện đường lối đổ mới của Đảng,tỉnh Đồng Nai đã phát huy nội lực của
chính mình,tiến hành đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng hạ tầng cơ sở,đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm-công nghiệp-dịch vụ chuyển sang thực hiện cơ
cấu kinh tế công nghiệp-Dich vụ và du lịch.Chính điều đó đã làm cho nền kinh tế
Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 500USD/năm.Đồng Nai có nhiều khu

công nghiệp đã và đang hình thành,mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 50.000
lao động.
Nhằm tiếp tục đổi mới,tạo nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp dân cư,đưa
nền kinh tế phát triển theo hướng đi lên một cách vững chắc,đúng định hướng khai
thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh của địa phương,tỉnh Đồng Nai đã xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế 10 năm(2000-2010),quyết tâm đưa Đồng Nai trở thành
5


một tỉnh công nghiệp năm 2010,có nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực,tạo
nhiều công ăn,việc làm,nâng cao mức sống cho người lao động,xóa đói,giảm nghèo và
nâng cao trình độ dân trí.
Kết quả trong năm 2010 tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể,hầu hết các ngành đều có tăng trưởng khá.
2.2.2.Qúa trình hình thành và phát triển NHTMCP nhà TP.HCM
a.Thành lập:
HDBank được thành lập ngày 04/01/1990,là một trong những ngân hàng TMCP
đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.Đến thời điểm cuối năm
2010,HDBank đã đạt được vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng.
b.Chiến lược phát triển:
Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để phát triển và
hội nhập kinh tế toàn cầu,HDBank đã thực hiện thành công giai đoạn 1(2009-2010)
của dự án Tái cấu trúc(2009-2012) nhằm mục tiêu xây dựng HDBank thành một ngân
hàng bán lẻ,đa năng,tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản lý;Tăng cường năng
lực tài chính;Phát triển công nghệ hiện đại;Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
vững mạnh,chuyên nghiệp;Cung cấp các sản phẩm đa dạng,trọn gói với chất lượng cao
đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng.Song song với việc xây dựng
ngân hàng bán lẻ,HDBank bước đầu xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư để tối đa hóa
hiệu quả kinh doanh vốn
c.Mạng lưới hoạt động:

Đến tháng 12/2010 HDBank có 96 điểm giao dịch trên toàn quốc,có mặt tại hầu
hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM,Hà Nội,Đà Nẳng,Nha
Trang,Bình Dương,Cần Thơ,Long An,Vũng Tàu,Đồng Nai,Nghệ An,An Giang,Hải
Phòng….
Đến ngày 05/10/2011, , HDBank Tây Hà Nội tưng bừng khai trương tại số 135
Hoàng Quốc Việt, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội; Nâng tổng số điểm giao dịch
của HDBank lên 103 điểm trên khắp cả nước.
d.Tuân thủ pháp luật:
Toàn bộ hoạt động của HDBank đều được thực hiện thống nhất theo các qui
trình ,qui chế của HDBank,tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.HDBank
6


hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát triển nhanh,lành mạnh.bền vững của
một ngân hàng TMCP
Các giải thưởng tiêu biểu:
1.Giải chất lượng quốc gia do Thủ tướng chính phủ trao tặng
2.Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
3.Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
4.Top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
5.Top 200 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất
6.Giải thưởng vì sự phát triển của cộng đồng
7.Giải thưởng Thương hiệu bền vững
8.Giải thưởng Quản lý thanh toán toàn cầu(do Citigroup trao tặng)
9.Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn(do ngân hàng Wells
Fargo,N.A tặng)
10.Giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc(do Citibank trao tặng)
11.Cờ thi đua công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc.
2.2.3.Khái quát về đặc điểm tổ chức,quy trình nghiệp vụ cho vay và các dịch vụ
chủ yếu của NH TMCP nhà TP.HCM chi nhánh Đồng Nai-PGD.Thanh Bình

2.2.3.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy PGD
a.Sơ Đồ Tổ Chức Các Phòng Ban :

TRƯỞNG
PHÒNG
GIAO DỊCH

PHÓ
PHÒNG
GIAO DỊCH

PHÒNG TÍN
DỤNG

PHÒNG KẾ
TOÁN

Sơ đồ 2.1:Sơ Đồ Tổ Chức Các Phòng Ban

7


b.Cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng HDBank-PGD.Thanh Bình-Đồng Nai đặt tại 93 Đường
30/4,Phường Thanh Bình,Biên Hòa,Đồng Nai
Điện thoại:0613.940.754
Fax:0613.940.750
Đến nay PGD Biên Hòa có 7 cán bộ công nhân viên
PGD Thanh Bình-Đồng Nai có con dấu riêng,có bảng cân đối tài khoản với
định hướng ngân hàng là phát triển toàn diện hoạt động dịch vụ ngân hàng,coi trọng

nguồn vốn trong nước làm công tác thanh tra,kiểm tra,nghiêm chỉnh chấp hành những
quy định ngành và pháp luật trong nước.
c.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
Chức năng từng phòng ban tại PGD Biên Hòa-Đồng Nai theo mô hình tổ chức
hiện tại như sau:
Phòng giao dịch :
+Trưởng phòng giao dịch:chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các
phòng:kế toán,tín dụng.
+Phó phòng giao dịch:nhận ủy quyền của Giám đốc vắng mặt,trực tiếp quản lý
các phòng,tham mưu cho trưởng phòng giao dịch trong hoạt động NH
Phòng kế toán:Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ,quản lý thu nhập,chi
tiêu,tài sản,các tài khoản tiền vay,tiền gửi của các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước
ngoài.
Phòng ngân quỹ:Thực hiện thu,chi,kiểm đến tiền mặt,ngoại tệ,séc,quản lý các
ấn chỉ quan trọng,các giấy tờ có giá,thực hiện các dịch vụ ngân quỹ.Thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước,chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và
định mức tổn quỹ theo quy định.Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên qan đến
hạch toán kế toán
Phòng tín dụng:Thu thập thông tin,tiếp xúc và đàm phán với khách hàng để
tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,khả năng cung ứng tín dụng và các sản phẩm dịch vụ
của NH tiếp nhận.Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ tín dụng,cung cấp đủ và làm rõ các
vấn đề liên quan đến việc giải ngân.Thiết lập hệ thống thông tin hồ sơ giải ngân của

8


phòng tín dụng,tổ chức thực hiện giải ngân đúng mục đích,đối tượng và điều kiện giải
ngân đã quy định trong hồ sơ tín dụng
2.2.3.2.Quy trình nghiệp vụ cho vay:
Theo cẩm nang tín dụng của NHNT Việt Nam,quy trình nghiệp vụ cho vay gồm

4 phần tương ứng với 4 giai đoạn của quá trình cho vay gồm:
1.Quy trình xétt duyệt cho vay
2.Quy trình phát tiền vay
3.Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
4.Quy trình thu hồi nợ vay
Nguyên tắc vay vốn:
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng,phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
-Phài hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn như đã thỏa thuận trong HĐTD
Trình tự thực hiện như sau:
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng,có trách nhiệm đối
chiếu các danh mục hồ sơ theo quy định.kiềm tra tính hợp pháp,hợp lệ của từng loại hồ
sơ,báo cáo trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng tín dụng
Trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng tín dụng phân công cán bộ tín dụng
thẩm định cả điều kiện vay vốn
Trưởng phòng tín dụng hoặc phó phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
vay vốn,kiểm tra tính hợp lệ,hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín
dụng trình,tiến hành xem xét tái thẩm định(nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định
trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng ,ghi ý kiến và báo cáo thẩm định,tái thẩm
định(nếu cần)và trình giám đốc quyết định
Giám đốc chi nhánh căn cứ báo cáo thẩm định,tái thâm định (nếu có) do phòng
tín dụng trình,quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng
Sau khi thực hiện giải ngân,cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử
dụng vốn vay của khách hàng

9


*Thời gian thẩm định cho vay:
Các dự án trong quyền phán quyết:trong thời gian không quá 10 ngày làm việc

đối với cho vay ngắn hạn và không quá 45 ngày đối với cho vay trung và dài hạn.Ngân
hàng cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hay không cho vay đối với
khách hàng.
Các dự án,phương án vượt quyền phán quyết:trong thời gian không quá 5 ngày
làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 20 ngày đối với cho vay trung và dài
hạn kể từ khi NH nhận hồ sơ cho vay trình lên NH cấp trên.Trong thời gian làm việc
không quá 5 ngày làm việc đối với ngắn hạn và không quá 25 ngày làm việc đối với
trung,dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,NH cấp trên phải thông báo chấp thuận hay
không chấp thuận.
Sơ đồ 2.2:Sơ Đồ Quy Trình Nghiệp Vụ Cho Vay:
Khách hàng →CB tín dụng→Trưởng phòng TD

Kiểm tra,thu nợ← Giải ngân← Giám đốc
2.2.3.3.Các dịch vụ chủ yếu :
a.Cấp tín dụng:
Được cấp vốn cho vay bằng đồng Việt Nam cho tất cả các pháp nhân và thể
nhân theo đúng pháp luật.Tổng dư nợ đối với một khách hàng và mức phán quyết cho
vay của chi nhánh được ban giám đốc NH HDB ủy quyền bằng văn bản từng thời kỳ
phù hợp với tình hình phát triển của chi nhánh Đồng Nai.
+Tín dụng ngắn hạn : NH cho vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
sàn xuất,kinh doanh,dịch vụ,đời sống.
+Tín dụng trung và dài hạn : NH cho khách hàng vay vốn trung và dài hạn
nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,dịch vụ,đời sống.
*Các phương thức cho vay tại PGD
Hiện nay,PGD đang áp dụng các phương thức cho vay như sau:
-Phương thức cho vay từng lần
-Cho vay theo hạn mức tín dụng
-Cho vay theo dự án đầu tư
-Cho vay trả góp
10



-Cho vay tiêu dùng
b.Các dịch vụ khác:
Ngân hàng làm dịch vụ thanh toán giửa các khách hàng như ủy nhiệm thu,ủy
nhiệm chi,séc rút tiền mặt,chuyển tiền bằng thư điện tử.
Do thực hiện việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của NH với bộ
phận làm thanh toán hiện đại qua vi tính như thanh toán điện tử,công tác thanh toán
ngày càng phát triển.
2.2.4 .Định hướng phát triển của NH :
2.2.4.1.Định hướng chung:
Trong giai đoạn mới,bắt đầu từ năm 2007,khi Việt Nam đã là thàn viên chính
thức của WTO,quá trình hội nhập của Đất nước với thị trường thế giới sẽ diễn ra sâu
rộng hơn,áp lực cạnh tranh đối với hoạt động của ngành NH nói chung và của NHTM
cổ phần HDBank nói riêng,vì thế ngày càng gay gắt hơn.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu NH phải luôn nổ lực trong mọi hoạt động,tích cực
phát huy những thành quả đạt được trong năm qua,thường xuyên tiếp cận kinh nghiệm
của các NH đại ly –bạn hàng trong và ngoài nước,tạo bước đột phá mới trong ổn địnhtăng trưởng huy động vốn,đồng thời với việc nâng cao tính hiệu quả trong quản trị
điều hành sử dụng vốn theo tiêu thức NH hiện đại,đi đôi với việc phát triển đa dạng,đa
tiện ích các sản phẩm dịch vụ NH truyền thống và hiện đại,
2.2.4.2.Mục tiêu phát triển trong thời gian tới :
-Đẩy mạnh công tác huy động vốn đa dạng,phong phú với nhiều hình thức và
phương thức chăm sóc khách hảng nhu bốc thăm trúng thưởng,tặng thưởng quà,thăm
hỏi.
-Đẩy mạnh đa dạng hóa các dịch vụ NH như thanh toán,thu giùm,giữ giùm,mua
bán trao đổi ngoại tệ….
-Không ngừng tăng trưởng tín dụng,thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tăng dần
tỷ trọng cả về chất lượng cũng như số lượng góp phần giúp các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao
động.

-Tiến hành đổi mới công nghệ và phát triển các dịch vụ NH hiện đại ,cải tiến
quy trình nghiệp vụ
11


-Lấy phương hướng hoạt động của NH gắn với kết quả kinh doanh của khách
hàng,do đó NH luôn quan tâm đến chính sách chăm sóc khách hàng,NH cần bổ sung
thêm các quy định về công tác khách hàng.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1.Cơ sở lý luận:
3.1.1.Chức năng chủ yếu của NHTM:
Trong nền kinh tế thị trường NHTM thực hiện các chức năng sau:
a.Chức năng trung gian tín dụng:
Đây là chức năng đặc chưng và cơ bản của NHTM,nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Trung gian tín dụng là hoạt động cầu nối
giữa cung và cầu vốn trong xã hội,khơi thông giữa nguồn vốn nhàn rỗi và nhu cầu sử
dụng vốn trên cơ sở sinh lời.Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử
dụng và chủ thể có nhu cầu cần bổ sung tiền tệ thường gặp nhiều hạn chế do không có
điều kiện giao dịch với nhau,khó khăn về thời gian,chi phí…NHTM giữ vai trò trung
gian trong việc thu hút và phân phối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất,kinh
doanh của các chủ thể kinh tế,góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy
kinh tế xã hội,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Có thể nói nghiệp vụ trung gian tín dụng
của NHTM là đi vay để cho vay,chức năng này tạo lợi ích cho tất cả các bên cùng

tham gia:
Người gửi tiền thu được lợi nhuận từ vốn nhàn rỗi tạm thời thông qua các
khoản lãi tiền gửi cũng như các tiện ích dịch vụ từ NH
Người đi vay thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh,chi tiêu,thanh
toán…giảm thiểu chi phí,thời gian….cho việc tìm nơi cung ứng vốn.
NHTM sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi xuất cho vay và lãi xuất huy động,hay
tiền huê hồng mô giới…


×