Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.08 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

HOÀNG HUY HÙNG

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

HOÀNG HUY HÙNG

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Rủi Ro Trong
Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Sacombank Chi Nhánh Bình Phước” do
HOÀNG HUY HÙNG, sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

Ngày…….tháng……năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày…….tháng……năm 2011

Ngày…….tháng……năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ba, Mẹ, Anh, Chị là người
động viên, giúp đỡ em, là chỗ dựa tinh thần cho em vượt qua những lúc khó khăn để
thực hiện ước mơ của mình.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã cung cấp những kiến thức quý báu cho
em có đủ hành trang tự tin bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Thái Anh Hòa, nguời đã quan tâm, giúp đỡ,
nhắc nhở em trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng, em đã nhận được sự giúp đỡ và
quan tâm tận tình của Ban giám đốc, Anh, Chị nhân viên trong Ngân hàng Sacombank
chi nhánh Bình Phước, đặc biệt là Chị Nguyễn Thị Mai Linh Trưởng phòng Hổ trợ
kinh doanh và các Anh, Chị trong phòng Hổ trợ kinh doanh đã cung cấp cho em những
kiến thức, những tài liệu vô cùng quý giá để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, em xin chân
thành cám ơn.
Cuối cùng em kính chúc Quý Thầy, Cô luôn mạnh khoẻ, công tác tốt. Kính
chúc Ban giám đốc cùng toàn thể các Anh, Chị trong Ngân hàng Sacombank chi nhánh
Bình Phước luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc
sống.
Tháng 07/2011
Hoàng Huy Hùng


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG HUY HÙNG. Tháng 7 năm 2011. “Phân Tích Rủi Ro trong Hoạt
Động Tín Dụng tại Ngân Hàng Sacombank Chi Nhánh Bình Phước”.
HOANG HUY HUNG. July 2011. “Analysing the Risk in the Credit
Activities at Sacombank Bank - Binh Phuoc Branch”.
Đề tài được thực hiện thông qua việc nghiên cứu và phân tích hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước gồm tình hình huy động vốn,
doanh số cho vay, dư nợ, dư nợ quá hạn và dư nợ xấu để xác định mức độ rủi ro trong
hoạt động tín dụng mà Ngân hàng đang gặp phải. Qua phân tích, tôi nhận thấy hiện tại
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước đang hoạt động tốt, ngân hàng có tỷ lệ
nợ quá hạn thấp, chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Trong hoàn cảnh Ngân hàng đang

phát triển, không ngừng mở rộng quy mô như hiện nay thì nhất thiết phải có biện pháp
phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Do đó,
em đề xuất bổ sung thêm một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng trong thời gian tới và nâng cao tính hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Từ đó đem
lại lợi nhuận cao và duy trì tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để
đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất của người dân trên địa bàn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ..............................................................................................ix
Danh mục các bảng ......................................................................................................... x
Danh mục các hình .........................................................................................................xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.3.1. Phạm vi không gian .........................................................................3
1.3.2. Phạm vi thời gian .............................................................................3
1.4. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ..................................................................4
2.2. Tổng quan về Bình Phước .............................................................................4
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................4
2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước năm 2010 ................5
2.3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín .................................6
2.4. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bình

Phước ....................................................................................................................7
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................7
2.4.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước8
2.4.3. Các nghiệp vụ ..................................................................................9
2.4.4. Quy trình tín dụng..........................................................................10
2.4.5. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3
năm (2008- 2010) ....................................................................................11


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................14
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................14
3.1.1. Ngân hàng thương mại ..................................................................14
3.1.2. Tín dụng .........................................................................................16
3.1.3. Rủi ro tín dụng ...............................................................................19
3.1.4. Các hệ số đánh giá rủi ro tín dụng .................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................27
4.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình
Phước ..................................................................................................................27
4.1.1. Hoạt động huy động vốn ...............................................................27
4.1.2. Hoạt động cho vay .........................................................................29
4.1.3. Tình hình dư nợ của Ngân hàng ....................................................32
4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước
............................................................................................................................36
4.2.1. Tình hình dư nợ quá hạn ................................................................36
4.2.2. Tình hình dư nợ xấu.......................................................................42
4.3. Phân tích quy trình thẩm định khách hàng vay vốn và công tác kiểm tra
giám sát vốn vay của cán bộ tín dụng.................................................................48
4.3.1. Quy trình thẩm định khách hàng vay vốn .....................................48
4.3.2. Công tác kiểm tra giám sát vốn vay ..............................................49

4.4. Nguyên nhân dẩn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Sacombank chi nhánh Bình Phước .....................................................................49
4.4.1. Nguyên nhân từ khách hàng ..........................................................49
4.4.2. Nguyên nhân từ Ngân hàng ...........................................................50
4.5. Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đã áp dụng tại Ngân hàng
Sacombank chi nhánh Bình Phước .....................................................................51
4.6. Vấn đề còn tồn tại ........................................................................................52
4.7. Một số biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng .................53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................55
5.1. Kết luận........................................................................................................55
vii


5.2. Đề nghị ........................................................................................................56
5.2.1. Đối với nhà nước ...........................................................................56
5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ...................................56
5.2.3. Đối với Ngân hàng.........................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBTD

Cán bộ tín dụng

HĐQT

Hội đồng quản trị


HTKD

Hổ trợ kinh doanh

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

LN

Lợi nhuận

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TDP


Trích dự phòng

TMCP

Thương mại cổ phần

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TTD

Tổ tín dụng

VNĐ

Đơn vị tiền tệ của Việt Nam

VPĐD

Văn phòng đại diện

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lợi Nhuận Của Ngân Hàng qua 3 năm (2008-2010) ....................................11
Bảng 2.2. Thu Thuần Về Dịch Vụ của Ngân Hàng .......................................................12
Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn tại Ngân Hàng ....................................................27
Bảng 4.2. Tình Hình Huy Động Vốn theo Kỳ Hạn .......................................................28
Bảng 4.3. Tình Hình Cho Vay của Ngân Hàng theo Đối Tượng Vay ..........................29
Bảng 4.4. Tình Hình Cho Vay của Ngân Hàng theo Kỳ Hạn .......................................31
Bảng 4.5. Tình Hình Dư Nợ so với Tổng Vốn Huy Động của Ngân Hàng ..................32
Bảng 4.6. Cơ Cấu Dư Nợ theo Đối Tượng Cho Vay ...................................................33
Bảng 4.7. Cơ Cấu Dư Nợ theo Kỳ Hạn .........................................................................35
Bảng 4.8. Dư Nợ Quá Hạn so với Tổng Dư Nợ ............................................................36
Bảng 4.9. Dư Nợ Quá Hạn theo Đối Tượng Cho Vay ..................................................37
Bảng 4.10. Tình Hình Dư Nợ Quá Hạn theo Kỳ Hạn ...................................................39
Bảng 4.11. Tình Hình Nợ Xấu so với Tổng Dư Nợ ......................................................43
Bảng 4.12. Tình Hình Nợ Xấu theo Đối Tượng Cho Vay ............................................44
Bảng 4.13. Tình Hình Nợ Xấu theo Kỳ Hạn Cho Vay..................................................46
Bảng 4.14. Tình Hình Nợ Xấu phân theo Nhóm Nợ và Số Tiền Trích Dự Phòng Nợ
Xấu.................................................................................................................................41

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Nền Kinh Tế Tỉnh Bình Phước Năm 2010 ..........................5
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Của Sacombank Chi Nhánh Bình Phước ............................8
Hình 2.3.Tình Hình Phát Hành Thẻ ATM.....................................................................13
Hinh 3.1. Sơ Đồ Phân Loại Rủi Ro Tín Dụng...............................................................19
Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Bình Quân theo Đối Tượng Cho Vay .............30

Hình 4.2. Biểu Đồ Dư Nợ Bình Quân theo Đối Tượng Cho Vay .................................34
Hình 4.3. Biểu Đồ Dư Nợ Quá Hạn Bình Quân Theo Đối Tượng Cho Vay ................38
Hình 4.4. Biểu Đồ Dư Nợ Xấu Bình Quân theo Đối Tượng Cho Vay .........................45
Hình 4.6. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nợ Nhóm 5 Trong Tổng Dư Nợ quá hạn .............................47
Hình 4.7. Biểu Đồ Số Lượng Khách Hàng Vay Vốn Qua 3 Năm (2008-2010) ...........50

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất
quan trọng. Ngân hàng là hệ thần kinh của của toàn bộ nền kinh tế, nền kinh tế chỉ có
thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có
hiệu quả. Như vậy, đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng với nền kinh tế và
hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ. Điều hòa lưu thông tiền tệ chủ
yếu thông qua hoạt động TD, hoạt động TD là nghiệp vụ lớn nhất và chủ yếu của các
Ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động TD cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng thu nhập
của các Ngân hàng nhưng kèm theo đó là tính rủi ro. RRTD là khả năng xảy ra tổn thất
cho TCTD trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Các con số thống kê và nhiều
nghiên cứu đã cho thấy, RRTD chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng rủi ro hoạt động của
Ngân hàng (tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động Ngân hàng). Ngân hàng không thể
hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ, những
biện pháp phòng chống hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất RRTD.
Từ nhận thức hoạt động Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn nên nhiệm vụ
quan trọng và trọng tâm của các NHTM hiện nay là phải nâng cao chất lượng TD, đưa
ra các biện pháp phòng ngừa và quản lý RRTD đảm bảo cho quá trình phát triển của

Ngân hàng một cách bền vững.
Bình Phước là một trong các tỉnh thành của cả nước có lượng lao động tập
trung chủ yếu trong nông nghiệp và sản xuất nhỏ lẻ. Trong ba năm vừa qua, ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế cùng với lạm phát cao (mức lạm phát lần lượt qua 3 năm
2008 là 22,3%, năm 2009 là 6,88% và năm 2010 là 11,75%) đã làm cho tình hình sản
xuất của người dân trong địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhu cầu về


vốn của người dân cho nhu cầu sản xuất vô cùng lớn.
Được thành lập vào năm 2006, sau hơn 5 năm hoạt động Ngân hàng
Sacombank chi nhánh Bình Phước đã khẳng định được vị trí của mình đối với các
NHTM khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vai trò của Ngân hàng ngày càng được
khẳng định trong việc cung ứng nguồn vốn cho người dân, tạo động lực thúc đẩy sản
xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập và mức sống người dân. Trong thời kỳ hội nhập
mạnh mẽ như hiện nay Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước nói riêng và hệ
thống Ngân hàng Sacombank nói chung không thể tránh khỏi những khó khăn và
thách thức trong hoạt động TD của mình. Những thiệt hại do rủi ro trong quá trình
cung ứng, hổ trợ và thu hồi vốn đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình và
hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước.
Xuất phát từ những lý do trên cũng như được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Ban Giám đốc Ngân hàng
Sacombank chi nhánh Bình Phước, với sự hướng dẫn tận tình của thầy Tiến sĩ Thái
Anh Hòa, em tiến hành thực hiện đề tài “Phân Tích Rủi Ro trong Hoạt Động Tín
Dụng tại Ngân Hàng Sacombank Chi Nhánh Bình Phước” nhằm góp phần hạn chế
RRTD tại Ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá RRTD tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước trong thời
gian qua và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu RRTD tại Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

-

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro trong hoạt động
TD tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước.

-

Xác định các nhân tố rủi ro trong hoạt động TD của Ngân hàng.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu RRTD tại Ngân hàng.

1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, tăng nguồn vốn huy động, doanh
số cho vay và dư nợ, giảm tối thiểu nợ quá hạn, nợ khó đòi, hạn chế RRTD và nâng
cao tính hiệu quả TD của Ngân hàng. Từ đó đem lại lợi nhuận cao, duy trì tính ổn định

2


trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất
của người dân trên địa bàn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Do thời gian nghiên cứu và khả năng hạn chế, nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu hoạt động TD và những rủi ro trong hoạt động TD tại Ngân hàng Sacombank chi
nhánh Bình Phước.
1.3.2. Phạm vi thời gian
-


Thời gian nghiên cứu đề tài giới hạn trong 3 năm 2008, 2009, 2010.

-

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2010 đến 07/2010.

1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu. Nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài, đưa ra các mục tiêu
nghiên cứu và đề cập đến những giới hạn về mặt nội dung, địa bàn và thời gian nghiên
cứu.
Chương 2: Tổng quan. Phần đầu là là tổng quan tài liệu về RRTD Ngân hàng. Phần
tiếp theo là giới thiệu về tỉnh Bình Phước, quá trình hình thành và phát triển của Ngân
hàng Sacombank và Sacombank chi nhánh Bình Phước, cơ cấu tổ chức, các dịch vụ
của Ngân hàng, khái quát tình hình hoạt động TD của Ngân hàng Sacombank chi
nhánh Bình Phước qua 3 năm (2008 – 2010).
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nêu lên những khái niệm, định
nghĩa liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phần cuối của chương nêu lên phương pháp
nghiên cứu được dùng để nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Thông qua việc phân tích số liệu thu thập được từ
các báo cáo cuối năm của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước qua các năm
từ 2008 đến 2010, đánh giá thực trạng tình hình TD và RRTD tại Ngân hàng. Tiếp
theo là nguyên nhân của RRTD. Từ kết quả phân tích đó bổ sung những biện pháp
nhằm giảm thiểu rủi RRTD tại Ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Kết luận chung về vấn đề đã nghiên cứu và đưa ra
những kiến nghị nhằm hạn chế RRTD đối với Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình
Phước.
3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong bài luận sử dụng tài liệu là các sách báo, bài viết từ các hội thảo, bài
giảng của Khoa kinh tế Đại học Nông Lâm, luận văn của các khóa trước và thông tin
của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước.
2.2. Tổng quan về Bình Phước
-

Diện tích 6.855,99km2

-

Dân số đối với 856.776 người

-

Bình Phước có 3 thị xã và 7 huyện

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam có 240km đường biên giới với Campuchia, là cửa ngõ và là cầu nối
của vùng với Tây Nguyên và nước bạn Campuchia. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía
Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây
giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Trung tâm tỉnh lỵ nằm ở thị xã Đồng Xoài cách TP.
HCM 110km.
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng lảnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc,
dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
2.2.1.3. Khí hậu
Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió
mùa, có hai mùa rỏ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm cao đều
và ổn định từ 25,80C – 26,20C. Là tỉnh ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt, thiên tai, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.


2.2.2. Tình hình
h kinh tế xãã hội của tỉnh Bình Ph
hước năm 2010
Đ Cơ Cấu
u Nền Kinh
h Tế Tỉnh Bình
B
Phướcc Năm 20100
Hình 2.1. Biểu Đồ


ơ cấu nền kinh tế tỉnh Bình Phước
P
năm
m 2010
0
047%
24%
029%

Nôông lâm ngư

ư nghiệp
Công nghiệp - xây
dựnng
Dịcch vụ

Nguồnn : cổng thôông tin điện
n tử Bình Phhước
-

GDP năm
m 2010 đạt 16.332
1
tỷ đồng tăng 133% so với nnăm 2009, GDP năm 22009
là 14.478 tỷ đồng.

-

hiệp năm 20010 đạt giá trị
t là 7.745 tỷ đồng chiiếm 47,4% tăng
Nông – lââm - ngư nh
180 tỷ đồnng so với năăm 2009 tỷỷ lệ tăng là 2,4%.
2

-

Công ngh
hiệp – xây dựng
d
năm 2010
2

đạt giáá trị là 3.9122 tỷ đồng chiếm
c
24% tăng
874 tỷ đồnng so với năăm 2009 tỷỷ lệ tăng là 28,8%.
2

-

Dịch vụ năm
n
2010 đạt
đ giá trị làà 4.675 tỷ đồng
đ
chiếm
m 28,6% tăăng 800 tỷ đồng
đ
so với năm
m 2009 tỷ lệệ tăng là 200,6%.

-

Thu nhập bình quân đầu người đạt
đ 1.024US
SD/người/nnăm

-

ư toàn xã hộội đạt 7.250
0 tỷ đồng
Huy độngg vốn đầu tư


-

Tổng lưu chuyển hànng hóa trên địa bàn là 18.498
1
tỷ đồồng

-

m ngạch xuấtt khẩu 506,4 triệu USD
D
Tổng kim

-

Tổng thu ngân sách trên
t
địa bànn tỉnh đạt 2.062 tỷ đồngg.


2.3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín


Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.



Tên quốc tế: Sai Gon Thuong Tin Commerial Joint Stock Bank.




Tên viết tắt: Sacombank.



Mã chứng khoán: STB.



Niêm yết ngày: 12/07/2006.



Trụ sở chính đặt tại: Nam Kì Khởi Nghĩa – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.



SĐT: 08.9320424.



Số Fax: 08.9320424.



Website: sacombank.com.vn



Logo:




Vốn điều lệ:



Tài khỏan:



Mã số thuế: 0301103908

6.700.000.000.000 VND (06/04/2010)
Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín tên viết tắt là Sacombank được thành
lập ngày 21/12/1991, từ việc sáp nhập Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 03
TCTD: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia. Vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Là một
trong những mô hình NHTM cổ phần đầu tiên tại TP. Hố Chí Minh. Nền kinh tế đất
nước trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ TD của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn nhất là các hợp tác xã TD.
Sau 20 năm từ khi bắt đầu hoạt động năm 1991 Sacombank đã phát triển thành
một Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam mà nòng cốt của
tập đoàn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Hiện nay ngân hàng Sacombank có hơn 323 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại
45/63 tỉnh thành trong cả nước, 1 VPĐD tại Trung Quốc, 1 Chi nhánh tại Lào và 2 Chi
nhánh tại Campuchia, gần 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạovà hơn
70.000 cổ đông đại lý.

6



Sự phát triển của Sacombank đã tỏ ra đúng hướng khi Ngân hàng này ngày
càng hội nhập và thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng như các
chuyên gia cố vấn đầu ngành .
2.4. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bình Phước


Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bình Phước.



Trụ sở chính: KP. Phú Thanh – P Tân Phú – TX Đồng Xoài – T. Bình Phước.



Số điện thoại: 0651. 3888.092.



Số Fax:

0651. 883569.

2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bình Phước (Sacombank chi
nhánh Bình Phước) tiền thân là TTD Bình Phước, được thành lập ngày 14/11/2001
theo quyết định của HĐQT Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
TTD Bình Phước ban đầu được đặt tại số 555A, Phú Riềng Đỏ, Phường Tân
Xuân, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian này TTD trực thuộc chi nhánh

Bình Dương, chưa có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Từ ngày 12/12/2005 TTD
được dời về đường QL 14, Khu phố Phú Thành, Phường Tân Phú, Thị xã Đồng Xoài,
tỉnh Bình Phước.
Khi còn là TTD thì nhiệm vụ chủ yếu là: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ. Tới ngày 22/02/2006 TTD Bình Phước chính thức tách ra khỏi
chi nhánh Bình Dương và trở thành chi nhánh cấp 1 – chi nhánh Bình Phước theo
quyết định 49/2006 QĐ-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Sài Gòn Thương
Tín ngày 23/1/2006.
Tuy mới tách ra từ chi nhánh Bình Dương và mới đi vào hoạt động độc lập
được 5 năm nhưng với sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo
và cán bộ công nhân viên Sacombank chi nhánh Bình Phước đã ngày càng phát triển
với các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời
mở rộng quy mô hoạt động với 2 phòng giao dịch Bình Long và Phước Long, năm
2010 Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch tại Chơn Thành. Chi nhánh cũng chú ý
phát triển về nhân sự cả về số lượng và chất lượng, từ 26 nhân viên đến nay số lượng
nhân viên của chi nhánh đã lên tới 96 người. Việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như về ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ công nhân viên được thực hiện thường
7


xuyên. Thời gian tới chi nhánh sẽ tiếp tục bổ sung thêm nguồn nhân lực để mở rộng
quy mô đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ, thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng
bán lẻ đa năng – hiện đại – tốt nhất Việt Nam.
Hiện nay đang thành lập thêm hai phòng giao dich mới tại địa bàn có nhiều
tiềm năng đó là phòng giao dịch Lộc Ninh và phòng giao dịch Bù Đăng, tiếp thị thu
hút khách hàng sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
2.4.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Phước
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Của Sacombank Chi Nhánh Bình Phước
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH


PHÓ GIÁM
ĐỐC CHI
NHÁNH

PHÒNG
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG

PHÒNG HỔ
TRỢ KINH
DOANH

PHÒNG KẾ
TOÁN VÀ
NGÂN QUỶ

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
GIAO DỊCH

Nguồn : Phòng hành chính
Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chi nhánh, được Tổng giám đốc Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín ủy nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh,
thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, chịu trách
nhiệm cá nhân trước hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương

Tín. Giám đốc phụ trách chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh và trực tiếp phụ
trách công tác tổ chức hành chính kiểm tra nội bộ, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công việc của các phòng giao dịch và phối
hợp thực hiện với Phó giám đốc.

8


Phó giám đốc: Điều hành hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của giám đốc. Cùng
giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế
hoạch kinh doanh và phương hướng hoạt động. Thay mặt giám đốc xử lý công việc tại
chi nhánh khi Giám đốc đi vắng.
Phòng dịch vụ khách hàng: chịu trách nhiệm Marketing đối với các sản phẩm dịch
vụ của chi nhánh bao gồm: thiết lập mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu
sản phẩm, dich vụ khác cho khách hàng, chăm sóc tiếp cận yêu cầu và ý kiến phản hồi
của khách hàng. Phổ biến, hướng dẩn giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định,
quy trình TD, dịch vụ của chi nhánh.
Phòng hỗ trợ kinh doanh:
-

Bộ phận hỗ trợ TD: làm nhiệm vụ giải ngân cho các hồ sơ TD đã được phê

duyệt, đôn đốc đòi nợ và quản lý các khoản nợ.
-

Bộ phận hổ trợ khách hàng: hỗ trợ khách hàng với các nghiệp vụ huy động vốn

nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán
Phòng kế toán và ngân quỹ : lập kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện công tác kế
toán, ngân quỹ theo quyền hạn và nhiệm vụ pháp luật quy định.

Phòng hành chính: tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực: tổ chức đào tạo công nhân
viên, quản lý tiền lương, tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị.
Phòng giao dịch: hiện nay Sacombank chi nhánh Bình Phước có 3 phòng giao dịch:
-

Phòng giao dịch Bình Long

-

Phòng giao dịch Phước Long

-

Phòng giao dịch Chơn thành

Mỗi phòng giao dịch giống như một ngân hàng thu nhỏ, có bộ phận huy động vốn,
CBTD làm công tác cho vay, bộ phận kế toán.
2.4.3. Các nghiệp vụ
Sacombank chi nhánh Bình Phước đang thực hiện các loại nghiệp vụ sau :
-

Nghiệp vụ huy động vốn: huy động vốn với nhiều hình thức phù hợp với yêu

cầu tích lũy của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, với lãi
xuất linh hoạt phù hợp ở những thị trường cụ thể.
Loại tiền VNĐ :
+

không kỳ hạn
9



+

có kỳ hạn 1; 2; 3; 6; 9; 12; 24 tháng

Loại tiền ngoại tệ :
+

không kỳ hạn

+

có kỳ hạn 3; 6; 12; 24 tháng

Tiền gởi các tổ chức kinh tế và xã hội
-

Nghiệp vụ tiền gởi thanh toán

-

Nghiệp vụ cung ứng TD: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ,

ngoại tệ với các tổ chức kinh tế và cá nhân
+

Cho vay ngắn hạn : để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng…

+


Cho vay trung và dài hạn : để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị đổi

mới công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-

Dịch vụ thanh toán trong nước

-

Thanh toán chuyển tiền

-

Thanh toán qua thẻ ATM

2.4.4. Quy trình tín dụng
Để cấp một khoản TD cho khách hàng, Sacombank chi nhánh Bình Phước phải
thông qua tối thiểu các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:
-

Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn.

-

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và về phương án sản xuất

kinh doanh hoặc dự án đầu tư.

-

Kiểm tra, xác minh thông tin.

-

CBTD tiến hành tìm hiểu và phân tích về: ngành hàng, tư cách và năng lực

pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động, khả
năng tài chính, dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm
định phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư, thẩm định TSĐB tiền vay.
Bước 3: Xác định phương thức cho vay.
Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho
vay.
Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay
10


Bước 6: Tái thẩm định khoản vay
Bước 7: Ký hợp đồng TD, giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay
Bước 8: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.
2.4.5. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
(2008- 2010)
2.4.5.1. Lợi Nhuận Của Ngân Hàng qua 3 năm (2008-2009)
Bảng 2.1. Lợi Nhuận Của Ngân Hàng qua 3 năm (2008-2010)
Đơn vị tính : Tỷ đồng
năm 2008

năm 2009


năm 2010

Chỉ tiêu

-LN từ hoạt
động TD
-LN từ hoạt
động khác
-Tổng LN

giá trị

%

chênh lệch

chênh lệch

2009/2008

2010/2009

giá trị

%

giá trị

%


giá trị

7,17

98,8

17,56

94,4

32,8

97,7

10,39

0,09

1,2

1,04

5,6

0,77

2,3

7,26


100

18,6

100

33,57

100

%

giá trị

%

144,9

15,24

86,8

0,95

1055,6

-0,27

-26


11,34

156,2

14,97

80,5

Nguồn : Phòng HTKD
Qua Bảng 2.1 ta thấy lợi nhuận đạt được của Ngân hàng trong những năm gần
đây luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao. Cụ thể là năm 2008 lợi nhuận đạt 7,26 tỷ
đồng, qua năm 2009 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 18,6 tỷ đồng tăng 11,34 tỷ đồng so
với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 156,2% so với năm 2008. Năm 2010 lợi
nhuân đạt được của Ngân hàng là 33,57 tăng 14,97 tỷ đồng so với năm 2009, tương
ứng với tốc độ 80,5% so với năm 2009.
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tỉ trọng thu nhập từ hoạt động TD luôn chiếm ở tỉ
lệ cao (chiếm trên 90%) qua các năm trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Cụ thể là
năm 2008 thu nhập từ hoạt động TD chiếm 98,8%, năm 2009 chiếm 94,4% và năm
2010 chiếm 97,7%. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động TD, đồng thời
cho thấy hoạt động TD là hoạt động chủ yếu trong quá trình hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần
đây luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao, mặc dù khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác
11


động và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của
Ngân hàng. Nhưng với sự nổ lực của ban lảnh đạo, cùng với đội ngũ cán bộ làm việc
nhiệt tình, hăng say đã đem lại những kết quả đáng kể trong kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
2.4.5.2. Thu thuần về dịch vụ

Bảng 2.2. Thu Thuần Về Dịch Vụ của Ngân Hàng
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu

Thu thuần về dịch vụ

năm

năm

năm

2008

2009

2010

1.275

1.868

3.614

chênh lệch

chênh lệch

2009/2008


2010/2009

giá trị

%

giá trị

%

593

46,5

1.746

93,5

Nguồn : Phòng HTKD
Qua Bảng 2.2 ta thấy: thu thuần về dịch vụ của Ngân hàng tăng rất nhanh qua
các năm, cụ thể: thu thuần dịch vụ năm 2009 đạt 1.868 triệu đồng tăng 593 triệu đồng,
tương ứng 46,5% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 3.614 triệu đồng tăng gần 2 lần so
với cùng kỳ năm 2009, tăng 1.746 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 93,5% so với
năm 2009.
Qua sự so sánh trên, ta thấy được sự tăng trưởng về nguồn thu từ dịch vụ của
Ngân hàng là rất tốt. Sự tăng trưởng về nguồn thu dịch vụ qua các năm là do những
năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tăng trưởng tốt, và ổn định. Với
chất lượng đội ngũ cán bộ giỏi, cùng với uy tín về thương hiệu của mình, khách hàng
đã đến với Ngân hàng ngày càng nhiều, đem lại những lợi thế to lớn cho Ngân hàng.


12


2.4.5.3. Tình hìn
nh phát hàn
nh thẻ ATM
M
H
Phát Hành
H
Thẻ ATM
Hình 2.3.Tình Hình

Số lượng thẻ ATM phát hành
h
30,000

24,457

25,000

18,026

Thẻ

20,000
15,000

14,3
318


10,000
5,000
0
200
08

2009

2010

N
Năm
Nguồn : Phòng HT
TKD
Riêng về hoạt động phát hành tthẻ cũng đeem lại nhữnng kết quả khả quan ttrong
g năm qua, với số lượn
ng thẻ phát hành ngày càng tăng qua
q các năm
m. Qua Hìnhh 2.3
những
ta thấy
y: năm 200
09, số thẻ ph
hát hành là 18.026 thẻ tăng 3.708 thẻ so với năm 2008, tỷ lệ
tăng là 25,9%. Năm
N 2010, Ngân
N
hàng ttiếp tục triểển khai hoạtt động phátt hành thẻ ATM
A

m
và nân
ng tổng số th
hẻ phát hànnh của Ngân
n hàng lên 24.457 thẻ, tăng 6.4311 thẻ
của mình
so vớii năm 2009, tỷ lệ tăng là 35,7%.
ới số
Việc phátt hành thẻ ATM trongg những năăm qua đạtt được kết quả tốt, vớ
lượngg thẻ ATM phát hành tăng lên khhông ngừng
g qua các năm,
n
điều này
n là do khhách
hàng lựa chọn và
v tin tưởngg vào thươnng hiệu củaa Sacombannk chi nhánnh Bình Phhước.
u tín và ch
hất lượng phhục vụ tốt ccủa mình, Sacombank
S
k chi nhánh Bình Phướ
ớc đã
Với uy
đem đến
đ cho kháách hàng sự
ự hài lòng vàà tin cậy.


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Ngân hàng thương mại
3.1.1.1. Khái niệm
NHTM là tổ chức kinh doanh mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận
tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền gửi đó để cho vay
đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm các phương tiện thanh toán.
Ngày nay, hoạt động của các tổ chức môi giới trên thị trường tài chính ngày
càng phát triển về số lượng, quy mô, hoạt động đa dạng, phong phú và đan xen lẩn
nhau. Người ta phân biệt NHTM với các tổ chức môi giới tài chính khác: NHTM là
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ điều kiện đó
đã tạo cơ hội cho NHTM có thể làm tăng bội số tiền gửi của khách hàng trong hệ
thống Ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt NHTM với các tổ
chức TD phi Ngân hàng.
3.1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
a) Huy động vốn
Đây là nghiệp cơ bản, chủ yếu của NHTM. Mà qua các nghiệp vụ này thì các
nghiệp vụ khác của NHTM mới có khả năng thực hiện được. NHTM có thể huy động
vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cách nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế
qua các hình thức như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, khi cần thêm vốn Ngân hàng có thể huy động vốn bằng cách phát hành các
chứng chỉ tiền gửi, các trái phiếu Ngân hàng hay vay vốn của NHNN và các TCTD
khác.
Tuy nhiên, Ngân hàng phải thu hút vốn trên cơ sở vốn tự có. Vốn tự có được
coi là nền tảng cơ bản để chống đỡ các rủi ro trong kinh doanh. Tỷ trọng giữa vốn huy


×