Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.85 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


DƯ DUY QUANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


DƯ DUY QUANG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: LÊ VĂN LẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THỦ ĐỨC” do DƯ DUY QUANG, sinh
viên khóa 33, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

LÊ VĂN LẠNG
Giáo viên hướng dẫn
(chữ ký)

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

__________________
Ngày

tháng

năm 2011


tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

____________________
Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và dạy bảo để tôi có được ngày hôm nay, tôi cũng xin chân thành cám ơn Ông
Bà đã động viên giúp đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập của
tôi.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.
Xin chân thành biết ơn thầy Lê Văn Lạng đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi một cách nhìn rộng
và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà tôi có thể mang theo
bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị ở ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá điều tra thực hiện khóa luận.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã
luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình.

Xin chân thành cám ơn!
Tháng 07/2011
DƯ DUY QUANG


NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯ DUY QUANG. Tháng 07 năm 2011. Phân Tích Tình Hình Quản Lý Rủi
Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông- Chi nhánh
Thủ Đức.
DƯ DUY QUANG. July 2011. “An Analysis of Situation Managing Credit
Risk at Orient Commercial Join Stock Bank – Thu Duc branch, Ho Chi Minh
City”.
Khóa luận phân tích về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông - Chi nhánh Thủ Đức. Xác định các nhân tố rủi ro và đề xuất các biện
pháp để ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn. Để thực hiện được điều đó,
bài luận sử dụng phương pháp phân tích số liệu nợ quá hạn qua các năm của Ngân
hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức. Qua đó, tôi nhận thấy hiện tại ngân
hàng có tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng đã vượt qua mức trần quy định của ngân hàng
Nhà Nước. Qua tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy nguyên nhân của rủi ro tín dụng chủ yếu
là do rủi ro về đạo đức của khách hàng, trình độ thẩm định của CBTD, bên cạnh đó
tình hình quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. Trong hoàn cảnh
ngân hàng đang rất phát triển, không ngừng mở rộng quy mô như hiện nay thì nhất
thiết phải có biện pháp quản lý rủi ro thống nhất, hiệu quả. Do đó, tôi thực hiện phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngân hàng để đề xuất bổ sung
thêm một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 4
2.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Phương Đông .................................................... 4
2.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển: .................................................... 4
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương
Đông................................................................................................................... 5
2.2.3. Hoạt động kinh doanh chính của OCB ............................................... 6
2.2.4 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 6
2.3. Mạng lưới hoạt động của OCB ........................................................................... 8
2.4. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các năm ...................... 8
2.5. Vài nét về Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức............... 10
2.5.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................... 10
2.5.2. Sơ đồ cơ cầu tổ chức Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Thủ Đức
.......................................................................................................................... 11

2.5.3 Quy trình thủ tục cấp tín dụng ............................................................ 11
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................18
v



3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 18
3.1.1. Khái quát về Ngân Hàng Thương Mại ............................................. 18
3.1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng...................................................... 19
3.1.3. Rủi ro tín dụng ..................................................................................... 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 29
3.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng ............................................................ 29
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 29
3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................ 30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................31
4.1. Tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng Phương Đông - Chi Nhánh Thủ
Đức

31

4.1.1. Tình hình huy động vốn ..................................................................... 31
4.1.2. Tình hình dư nợ ................................................................................... 32
4.1.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu ............................................................ 38
4.1.4. Tình hình trích lập dự phòng ............................................................. 42
4.1.5. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ....................................................... 43
4.2. Tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ............................................ 48
4.2.1. Một số biện pháp quản lý rủi ro đã áp dụng .................................... 48
4.2.2. Đánh giá tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
Phương Đông- Chi nhánh Thủ Đức ............................................................. 51
4.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro................................................................................ 53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................62
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 62
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 62
5.2.1. Đối với Ngân Hàng Phương Đông .................................................... 62
5.2.2. Đối Với chi nhánh ............................................................................... 63
5.2.3. Đối với Ngân Hàng Nhà Nước .......................................................... 63

5.2.4. Đối với Nhà Nước ............................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức thương mại thế giới (world trade organization)

TMCP

Thương mại cổ phần

RRTD

Rủi ro tín dụng

KH

Khách hàng

OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
ORICOMBANK

UBND


Uỷ ban nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

CBNV

Cán bộ nhân viên

CBTV

Cán bộ tư vấn

CBTD

Cán bộ tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh


CBTĐ

Cán bộ thẩm định

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

HĐQT

Hội đồng quản trị

TSĐB

Tài sản đảm bảo

CIC

Trung tâm Thông tin tín dụng

BĐS

Bất động sản

KD

kinh doanh

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

T24

Temenos T24

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

NH

Ngân hàng

CNTT

Công nghệ thông tin

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Chủ Yếu Của OCB Qua Các Năm............................. 8
Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn Qua Các Năm .............................................................. 32
Bảng 4.2. Tình Hình Dư Nợ Qua Các Năm: ........................................................................... 33
Bảng 4.3. Tình Hình Dư Nợ Theo Kì Hạn .............................................................................. 34
Bảng 4.4. Tình Hình Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế........................................................ 35
Bảng 4.5. Phân Loại Theo Mục Đích Sử Dụng Vốn .............................................................. 37

Bảng 4.6. Tình Hình Dư Nợ Tại OCB chi nhánh Thủ Đức.................................................... 38
Bảng 4.7. Tình Hình Nợ Quá Hạn Qua 3 năm (2008 – 2010) ............................................... 38
Bảng 4.8. Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Theo Nhóm Nợ Năm 2010 .................................................... 40
Bảng 4.9. Tình Hình Nợ Xấu Của Chi Nhánh Và Ngân Hàng Phương Đông...................... 41
Bảng 4.10. Tình Hình Trích Lập Dự Phòng Qua Các Năm ................................................... 43
Bảng 4.11. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay Của Khách Hàng .................................................. 45
Bảng 4.12. Mức Độ Kiểm Tra Của Nhân Viên Tín Dụng Tại Ngân Hàng........................... 46
Bảng 4.13. Nguyên Nhân Khách Kàng Chậm Trả Nợ Ngân Nàng ....................................... 46
Bảng 4.14. Thời Gian Khách Hàng Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Vay Vốn ......................... 47
Bảng 4.15. Tóm Tắt Chiến Lược SWOT................................................................................. 56

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức OCB .........................................................................6
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cầu Tổ Chức Ngân Hàng Phương Đông Chi Nhánh Thủ Đức ....11
Hình 3.1. Các Loại Rủi Ro Tín Dụng ............................................................................22
Hình 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn Qua Các Năm .....................................................32
Hình 4.2. Tình Hình Dư Nợ Qua Các Năm ...................................................................33
Hình 4.3. Tình Hình Dư Nợ Theo Kì Hạn.....................................................................35
Hình 4.4. Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ................................................................35
Hình 4.5. Tình Hình Cho Vay Theo Mục Đích Sử Dụng Vốn Qua Các Năm ..............37
Hình 4.6. Tình Hình Nợ Quá Hạn .................................................................................39
Hình 4.7. Tổng Dư Nợ Và Nợ Quá Hạn........................................................................39
Hình 4.8. Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Phân Theo Nhóm Nợ ..................................................40
Hình 4.9. So Sánh Tình Hình Nợ Xấu Của Chi Nhánh và OCB ...................................41
Hình 4.10. Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Phân Theo Nhóm Nợ ................................................43


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 Mẫu Phiếu Điều Tra
PHỤ LỤC 2 Quy Định Phân Loại Nợ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Đặt vấn đề
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng phát
triển: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Đi cùng với sự ổn định về tình
hình kinh tế, xã hội đó là sự đầu tư, mở rộng sản xuất của ngày càng nhiều ngành
nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu về vốn cũng không ngừng được tăng lên.
Nơi đáp ứng nguồn vốn cho xã hội, nơi mà nhiều người sản xuất kinh doanh tìm đến
đó chính là ngân hàng.
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng
có nhiều chức năng quan trọng. Trong đó, cung cấp tín dụng là một trong những chức
năng thu về lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng
cũng như những ngành nghề khác, cũng ẩn chứa nhiều rủi ro , như rủi ro tỷ giá, rủi ro
lãi suất, rủi ro tín dụng,… Các loại rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Đặc biệt là rủi ro tín dụng, đây là loại rủi ro mà một khi đã phát
sinh thì sẽ gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.
Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức từ khi chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 12 năm 2002 đến nay, cùng với định hướng và mục tiêu phát triển

chung của toàn ngân hàng là không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và hạn chế thấp
nhất những rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức
đã không ngừng phát triển, mở rộng việc cung cấp tín dụng cho nhiều đối tượng khách
hàng. Đi cùng với việc mở rộng cung cấp tín dụng, ngân hàng cũng đã có nhiều biện
pháp nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.


Để thực hiện được điều đó, bản thân ngân hàng luôn chú trọng quan tâm đến rủi
ro, nhất là rủi ro tín dụng và luôn có các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm phòng
ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Cùng với kiến thức đã được nhà trường
cung cấp về hoạt động tín dụng trong ngân hàng trên cơ sở lý thuyết, để thấy được tình
hình thực tế tại các ngân hàng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân Tích Tình Hình
Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ĐôngChi nhánh Thủ Đức” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng
và mang lại lợi ích cho xã hội.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi
nhánh Thủ Đức trong thời gian qua, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Từ đó đề xuất
những giải pháp quản lý rủi ro tại Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng, nguyên nhân
của rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng, tình hình nợ
quá hạn và biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi
nhánh Thủ Đức. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2011 đến tháng 04/2011.

Phương pháp nghiên cứu:
-Phân tích số liệu thứ cấp được tập hợp số liệu từ các báo cáo, tài liệu công bố
của Ngân hàng.
-Phân loại – so sánh số liệu, chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng, đánh giá nguyên
nhân, thực trạng của rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
-Quan sát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng.

2


1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Thông qua chương này, đọc giả hiểu được ý nghĩa của đề tài, mục tiêu khi thực hiện
đề tài này cũng như những giới hạn về không gian, thời gian của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Phần đầu là là tổng quan tài liệu về rủi ro tín dụng Ngân hàng. Phần tiếp theo là tổng
quan về Ngân hàng TMCP Phương Đông và chi nhánh Thủ Đức. Phần này bao gồm
giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng, cơ cấu tổ chức, các dịch vụ
của ngân hàng, khái quát tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm
(2008-2010).
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Lý luận về tín dụng, RRTD và nguyên nhân, hậu quả và biện pháp hạn chế RRTD. Sau
đó là phần trình bày về phương pháp nghiên cứu của bài luận, những phương pháp đã
sử dụng trong bài luận như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh,…
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Thông qua việc phân tích số liệu thu thập được từ các báo cáo cuối năm của Ngân
hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức qua các năm từ 2008 đến 2010, tác giả
đánh giá thực trạng tình hình tín dụng và RRTD tại ngân hàng. Tiếp theo là nguyên
nhân của RRTD, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của biện pháp quản lý RRTD đang

áp dụng. Từ đó bổ sung những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại ngân
hàng. Ngoài ra trong chương này còn có phần trình bày kết quả thăm dò KH của Ngân
hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này tác giả kết luận chung về vấn đề đã nghiên cứu và đưa ra những
kiến nghị nhằm hạn chế RRTD đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh
Thủ Đức.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong bài luận sử dụng tài liệu là các sách báo, bài viết từ các hội thảo, bài
giảng của khoa kinh tế Đại học Nông Lâm, luận văn của các tác giả đã nghiên cứu về
vấn đề RRTD và thông tin của Ngân hàng TMCP Phương Đông.
2.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Phương Đông
Tên ngân hàng:

Ngân Hàng TMCP Phương Đông

Tên tiếng Anh:

ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt:

ORICOMBANK (OCB)


Vốn điều lệ:

2.635.000.000.000 VNĐ

Vốn chủ sở hữu:

Đến 31/12/2010, vốn chủ sở hữu của OCB là 3.139.837.323.926 VNĐ

Hội sở:

45 Lê Duẩn, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại :

(84.8) 822 0960 – 822 0961 – 822 0962

Fax :

(84.8) 822 0963

Website:

www.ocb.com.vn

2.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển:
Định hướng của OCB là trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ tốt để
tiến tới là Ngân hàng mạnh tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, an toàn và bền
vững. Khách hàng mục tiêu là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân có nhu cầu được
cung ứng các tiện ích Ngân hàng với chất lượng tốt nhất.



Mục tiêu:


Xây dựng OCB trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại, vững mạnh, có sức cạnh
tranh cao và là một trong mười ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đảm bảo phát
triển bền vững và hội nhập với các nước trong khu vực.



Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi và cùng nhau phát triển.



Gia tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông.



Giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên.

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông
Ngân Hàng Phương Đông, tên tiếng Anh là Orient Commercial Joint Stock
Bank, viết tắt là Oricombank (OCB). Hội sở chính đặt tại 45 Lê Duẩn, Quận 1,
TP.HCM. Được Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số
0061/NH-GP
Ngày 13/04/1996 và được thành lập theo quyết định số 1114/GP-VB do UBND
TP.HCM cấp ngày 08/05/1996, với thời hạn hoạt động là 99 năm.
OCB chính thức khai trương hoạt động từ ngày 10/06/1996. Ngày 07/02/2002,

OCB được phép thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối theo giấy phép số
149/NHNN-CNH do ngân hàng Nhà Nước cấp.
Sau 15 năm hoạt động, tình hình một số chỉ tiêu chủ yếu trong thời gian qua
được trình bày trong bảng sau:
Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, Ngân hàng
thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) được thành lập vào ngày 10/06/1996 trong
bối cảnh đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, với số vốn điều lệ ban đầu chỉ
70 tỷ đồng với 1 Hội sở chính đặt tại số 45 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Bắt đầu từ năm 2002, hoạt động của OCB phát triển với tốc độ khá nhanh và
bền vững, sự tăng trưởng này đả làm cho lợi nhuận của OCB và cổ tức cho cổ đông
không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
Sau 15 năm hoạt động và phát triển, OCB đã từng bước khẳng định vị thế của
mình trên thị trường tài chính - tiền tệ Việt nam, thể hiện qua sự tăng trưởng ổn định
cả về quy mô, tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng.
Các cổ đông lớn của OCB đều là những tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu và có uy tín
5


tại Việt Nam: BenThanh Group, Savico, Vietcombank, Ban Quản trị Tài chính Thành
Ủy Tp.HCM… Năm 2007, OCB chính thức thiết lập liên minh hợp tác chiến lược với
BNP Paribas, một trong những ngân hàng lớn nhất Châu Âu. Tính đến cuối tháng
05/2011, các chỉ sổ then chốt của OCB đều đạt mức ấn tượng: tổng tài sản đạt 22.377
tỷ đồng, tổng huy động vốn 17.262 tỷ đồng, cho vay 12.143 tỷ đồng, mạng lưới gần
100 chi nhánh, phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước
với hơn 1.700 CBNV.
Mạng lưới hoạt động được mở rộng đã góp phần quan trộng trong việc tăng
trưởng quy mô hoạt động, quảng bá thương hiệu OCB đến khách hàng trong cả nước
và quan trọng hơn là uy tín của OCB ngày càng được nâng cao.
Để tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của mình trong thời gian tới
trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hiện nay

OCB đang tập trung sức vào việc tái cầu trúc bộ máy, hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng và nhất là OCB đã kí thỏa thuận liên minh chiến lược với Ngân Hàng BNP
Paribas nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và thực hiện việc quản trị ngân hàng
theo thông lệ Quốc Tế.
2.2.3. Hoạt động kinh doanh chính của OCB
a. Huy động vốn:
Từ các Tổ chức kinh tế - xã hội và dân cư.
Từ vay Ngân hàng Nhà Nước và các Tổ chức Tín dụng khác.
Từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các Tổ chức Tín dụng khác.
b. Nghiệp vụ kinh doanh:
- Cho vay các Tổ chức kinh tế, dân cư.
- Nghiệp vụ bảo lãnh.
- Các khoản đầu tư tài chính…
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Nghiệp vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ.
- Các nghiệp vụ ngân hàng khác.
2.2.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức OCB

6


: Trực tiếp

: Gián tiếp

7


2.3. Mạng lưới hoạt động của OCB

Khi được thành lập vào ngày 10/06/1996, Ngân Hàng Phương Đông chỉ
có Hội sở chính tại 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM. Năm 2001, Ngân Hàng
Phương Đông bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc khai trương chi
nhánh Bến Thành và phòng giao dịch Hàm Nghi tại TP.HCM. Đến nay sau hơn
14 năm hoạt động, Ngân Hàng Phương Đông đã có 24 chi nhánh và 45 phòng
giao dịch trải dài từ Bắc vào Nam: Hà Nội , Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hòa ,
Cà Mau…Và trong thời gian sắp tới sẽ còn tiếp tục khai trương thêm nhiều chi
nhánh và phòng giao dịch nữa, để đạt được mục tiêu Ngân Hàng Phương Đông
có mặt ở hầu hết các tỉnh thánh trên toàn quốc.
2.4. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các năm
Bảng 2.1. Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Chủ Yếu Của OCB Qua Các Năm
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tồng tài sản

4.020


6.441

11.755

10.095

12.686

19.690

Cho vay

2.891

4.661

7.557

8.597

10.217

11.585

Huy động vốn

3.501

5.483


9.877

8.262

10.046

15.236

Vốn điều lệ

300

567

1.111

1.474

2.000

2.635

Vốn chủ sỡ hữu

413

833

1.655


1.591

2.331

3.140

Tổng thu nhập

324

613

979

1.477

1.347

2.360

Tổng chi phí

257

471

748

1.396


1.075

1.958

Lợi nhuận trước thuế

67

142

231

81

272

402

Lợi nhuận sau thuế

50

104

169

65

206


304

ROA(LNST/TTSBQ)

1.53%

1.99%

1.86%

0.60%

2.01%

2.20%

ROE( LNST/VĐLBQ)

20.00%

23.99%

20.14%

5.03%

13.58% 14.53%

VCSH/Tổng TS


10.27%

12.93%

14.08%

15.76%

18.37% 15.95%

VCSH/Tổng dư nợ

14.29%

17.87%

21.90%

18.51%

22.81% 27.10%

16.84%

20.78%

21.64%

28.71% 20.59%


CAR

Nguồn: Báo cáo thường niên 2010

8


Theo ngân hàng nhận định thì hoạt động kinh doanh qua các năm chịu
ảnh hưởng như sau:
- Năm 2008: Suy thoái kinh tế thế giới , khủng hoảng tài chính toàn cầu
đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến kinh tế trong nước, thị trường bất động sản đóng
băng, thị trường chứng khoán giảm mạnh... Nguồn vốn huy động của các ngân
hàng thương mại trong nước chịu nhiều tác động. Để đối phó tình hình thiếu
khả năng chi trả, các ngân hàng đã tăng cao lãi suất huy động, dẫn đến chênh
lệch lãi suất đầu vào đầu ra bị thu hẹp.
Ngân hàng Phương Đông đã ban hành nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất, chất lượng tín dụng để có tăng trưởng dư nợ vay,
tăng số dư huy động vốn và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu <3% tổng dư nợ. Riêng
chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế đạt thấp so với kế họach là do 2 yếu tố khách
quan:
Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào thu hẹp do sự cạnh tranh trong huy
động vốn giữa các ngân hàng.
Thị trường chứng khoán suy thoái, ngân hàng phải trích lập dự phòng
giảm giá chứng khoán.
- Năm 2009: Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp sau
cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế trong nước đã từng bước phục hồi nhờ
các chính sách kích thích kinh tế của chính phủ, chính sách tiền tệ phát huy
hiệu quả đã tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.
Ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu bộ máy tổ chức, hoàn thành nâng cấp
sơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ban hành các chính sách quản lý rủi ro trong

hoạt động ngân hàng, huy động nguồn vốn có lãi suất hợp lý… để khắc phục
những khó khăn của năm 2008 và tạo cơ sở cho tăng trưởng tín dụng, huy động
vốn, tỷ suất lợi nhuận (ROE) năm 2009 đạt 13.58%.
- Đến năm 2010: Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất để tăng
trưởng huy động vốn, chủ trương của chính phủ và các biện pháp tích cực của
ngân hàng Nhà Nước nhằm theo đuổi lộ trình giảm lãi suất huy động và cho
vay của các ngân hàng đã ảnh hưởng không ít đến chênh lệch đầu vào- đầu ra.
Ngoài ra việc có nhiều ngân hàng được thành lập và sự xuất hiện của những
9


ngân hàng nước ngoài trong vài năm trở lại đây làm cho sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt hơn. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động.
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 402 tỷ đồng tương đương 147.8% lợi
nhuận năm 2009.
2.5. Vài nét về Ngân hàng TMCP Phương Đông- chi nhánh Thủ Đức
2.5.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân Hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Thủ Đức được khai
trương vào tháng 12 năm 2002, nằm ở trung tâm quận Thủ Đức và tiếp giáp
Quận 9, là địa bàn có đông dân cư, nên việc giao dịch với khách hàng gặp
nhiều thuận lợi. Khách hàng quen thuộc của Ngân hàng tập trung ở: Quận Thủ
Đức, Quận 9, Đồng Nai, Bình Dương. Đầu năm 2006 thành lập phòng giao
dịch Đồng Nai, vào ngày 21 tháng 06 năm 2007 khai trương phòng giao dịch
Quận 2- trực thuộc chi nhánh Thủ Đức.
Là một trong 3 chi nhánh đầu tiên của Ngân Hàng TMCP Phương Đông
được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả, luôn được khách hàng tin
tưởng và tín nhiệm về các dịch vụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm về
nghiệp vụ tín dụng. Hiện nay các sản phẩm tín dụng đang triển khai rất đa dạng
về lọai hình và phương thức cho vay như: cho vay tiêu dùng, cho vay trung và
dài hạn, tài trợ xuất nhập khẩu…

OCB-Chi Nhánh Thủ Đức là một chi nhánh có môi trường làm việc tốt có
ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm và có một đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, có
trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng động và nhiệt tình, sáng tạo, luôn hoàn
thành tốt các công việc được giao.

10


2.5.2. Sơ đồ cơ cầu tổ chức Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Thủ Đức
Hình 2.2. Sơ Đồ Cơ Cầu Tổ Chức Ngân Hàng Phương Đông Chi Nhánh
Thủ Đức

Giám đốc
chi nhánh
Bộ phận hổ
trợ

Phòng
KHCN

Phòng
KHDN
BP KHDN

BP HTTH

BP DVKH

Phòng
DVKH


PGD Cát Lái

BP KTTH

BP Ngân
Quỹ

Nguồn : Tổ hành chính quản trị
2.5.3 Quy trình thủ tục cấp tín dụng
(Ban hành theo quyết định số: 15/2004/QĐ – NHPĐ ngày 06/02/2004 của
Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông)
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ:
Cán bộ tư vấn (CBTV) chịu trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng lập và
hoàn thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với nội dung, tính chất, yêu cầu của từng
khoản vay.
CBTV tiến hành xem xét hồ sơ vay vốn, tính hợp lệ và sự đầy đủ theo yêu cầu
cũng như điều kiện của Ngân hàng Phương Đông.
- Nếu không đủ điều kiện, không phù hợp với chính sách cho vay của Ngân
hàng thì từ chối sau khi đã báo lãnh đạo phòng.
- Nếu không đầy đủ và không hợp lệ thì hướng dẫn người vay bổ sung hoặc sửa
đổi.
- Nếu đầy đủ hồ sơ thì nhận hồ sơ và cấp biên nhận hẹn ngày làm việc với
khách hàng

11


Xử lý hồ sơ vay vốn:
Cán bộ tín dụng (CBTD) thẩm định và sơ bộ nêu điều kiện cho vay:

- Đánh giá chung về khách hàng:
+ Năng lực pháp luật
+ Mô hình tổ chức của đơn vị
+ Khả năng quản trị, điều hành của Ban lãnh đạo
+ Đánh giá tình hình hoạt động của ngành nghề đang thẩm định hồ sơ
+ Quan hệ khách hàng với các tổ chức tín dụng trước đây
+ Đánh giá rủi ro chủ yếu nếu xúc tiến cho vay
+ Quan hệ khách hàng với các TCTD trước đây
+ Đánh giá rủi ro chủ yếu nếu xúc tiến cho vay
- Tình hình SXKD, tài chính của khách hàng:
+ Đánh giá về độ trung thực, chính xác của số liệu báo cáo về tình hình
tài chính của doanh nghiệp
+ Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về tình hình SXKD và khả năng tài
chính của khách hàng (Nợ phải thu, nợ phải trả, vốn tự có…)
+ Phân tích những nguyên nhân tồn tại
- Phương án SXKD, vốn tự có tham gia vào phương án, mục đích sử dụng tiền
vay, khả năng trả nợ
- Xem xét khả năng nguồn vốn và lãi suất huy động của Ngân hàng mình cho
vay.
- Xác định biện pháp bảo đảm tiền vay.
Cán bộ thẩm định tài sản (CBTĐ):
- Thẩm định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản, bảo lãnh…
- Đề xuất biện pháp quản lý, thẩm định…
CBTD lập tờ trình thẩm định:
- Sau khi thẩm định xong CBTD thảo luận sơ bộ với khách hàng về các điều
kiện cho vay, phải có kết luận bằng văn bản trong đó đề xuất ý kiến ghi rõ có
giải quyết cho vay hay không?
- Nếu không cho vay thì nêu rõ lý do
- Nếu cho vay được CBTD phải đề xuất cụ thể điều kiện cho vay
12



+ Mức cho vay
+ Thời hạn cho vay, các kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ từng thời kỳ
+ Lãi suất cho vay
+ Biện pháp bảo đảm tiền vay
+ Biện pháp theo dõi kiểm tra
Quyết định cho vay:
- CBTD trình qua cho Ban tín dụng xét lại hồ sơ, thẩm định lại nội dung, chỉ
tiêu đã được CBTD tính toán, yêu cầu bổ sung hồ sơ, chỉ tiêu (nếu cần) đảm
bảo chất lượng thẩm định. Sau đó ghi ý kiến của mình vào tờ trình thẩm định:
+ Không đồng ý cho vay, lý do?
+ Đồng ý cho vay kèm theo điều kiện bổ sung.
+ Đồng ý cho vay theo tờ trình của CBTD
- Thời gian giải quyết đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ khi Ngân hàng nhận đủ hồ
sơ:
+ 5 ngày đối với khoản vay dưới 1 tỷ
+ 10 ngày đối với khoản vay trên 1 tỷ
Hoàn chỉnh thủ tục, lập và ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp
Khi hồ sơ thẩm định đã được duyệt, CBTD và khách hàng tiến hành hoàn chỉnh
hồ sơ tín dụng:
- Hồ sơ duyệt không cho vay thì CBTD soạn thảo văn bản trình lãnh đạo và
thông báo đến khách hàng, nêu rõ lý do không cho vay
- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu thẩm định.
- Khi hoàn chỉnh, CBTD soạn thảo HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay trình Trưởng
phòng tín dụng kiểm tra lại
- Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại HĐTD, HĐ bảo đảm tiền
vay, đăng ký giao dịch bảo đảm đúng theo nội dung và điều kiện được duyệt
- Giám đốc Ngân hàng duyệt lại lần cuối, sau khi thấy đạt yêu cầu, Giám đốc là
người chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng tín dụng.


13


Giải ngân
- CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ, điều kiện giải ngân
phù hợp với điều kiện của HĐTD (Giấy nhận nợ, ủy nhiệm chi, giấy lĩnh
tiền…)
- Khi đã được duyệt chứng từ. CBTD chuyển chứng từ và hồ sơ vay vốn cho
phòng kế toán, phòng Ngân quỹ để giải quyết cho khách hàng
- Phòng kế toán, phòng ngân quỹ kiểm tra đầy đủ hồ sơ và giải ngân khoản tiền
vay cho khách hàng theo nội dung đã được duyệt đồng thời tiến hành hạch toán
vào sổ theo quy trình kế toán.
Lưu giữ và chuyển giao thông tin, chứng từ về khách hàng và khoản vay:
CBTD có trách nhiệm nạp thông tin dữ liệu về khách hàng và khoản vay vào
chương trình máy vi tính và chuyển những thông tin dữ liệu về khách hàng và
khoản vay vào chương trình máy vi tính và chuyển những chứng từ cần thiết
cho các phòng, bộ phận có liên quan để phối hợp và theo dõi. Cụ thể như sau:
Phòng Kế toán và Phòng Ngân quỹ có trách nhiệm lưu giữ bản chính hoặc bản
sao có công chứng các hồ sơ, giấy tờ sau:
a. Phòng kế toán:
- Hồ sơ pháp lý:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy phép hành nghề (nếu có)
+ Văn bản bổ nhiệm thành viên HĐQT, người đại diện pháp nhân, Kế
toán trưởng hoặc người thực hiện chức năng giám sát tài chính đối với doanh
nghiệp không có kế toán trưởng.
+ Các giấy tờ về mẫu dấu, chữ ký
+ Văn bản, ủy quyền cho phép vay vốn (nếu có)

+ Văn bản, ủy quyền cho phép vay vốn
- Các loại hợp đồng và chứng từ
+ Hợp đồng tín dụng
+ Hợp đồng cam kết bảo đảm tiền vay
+ Giấy nhận nợ, bảng kê, chứng từ rút vốn vay
14


×