Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐỖ XUÂN ĐIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

ĐỖ XUÂN ĐIỆP

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA

Ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRẦN MINH HUY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Gía Năng Lực
Cạnh Tranh và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh tại Công Ty
Cổ Phần Đường Biên Hòa” do ĐỖ XUÂN ĐIỆP, sinh viên khóa 33, ngành QUẢN
TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________

TRẦN MINH HUY
Giáo viên hướng dẫn

_________________________
Ngày
Tháng
Năm 2011

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

__________________
Ngày tháng năm 2011

____________________

Ngày tháng năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Con xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người đã có công ơn sinh thành
và nuôi dưỡng con khôn lớn thành người, cảm ơn cả gia đình đã động viên con, cho
con niềm tin và nghị lực để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM và đặc biệt là thầy cô của Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy,
cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như
trong cuộc sống sau này.
Xin chân thành biết ơn thầy Trần Minh Huy giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt khoảng thời gian tôi thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, các phòng ban, các cô chú và anh chị
trong Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này và đặc biệt là chú Nguyễn Nguyên Minh người
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.
Xin gởi lời cảm ơn tới những người bạn của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt 4 năm học đặc biệt là những thành viên phòng 7 khu trọ đường 16. Cảm ơn tập
thể lớp DH07QT đã cùng tôi chia sẻ những kỉ niệm trong suốt 4 năm học.
Chúc cho tất cả mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc cho 153
thành viên lớp mình đạt kết quả cao trong trong đợt báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Đỗ Xuân Điệp


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐỖ XUÂN ĐIỆP. Tháng 7 năm 2011. “Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh và
Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh tại Công Ty Cổ Phần
Đường Biên Hòa”.
DO XUAN DIEP. July 2011. “Analyze The Ability of Competition and
Propose Solutions to Enhance Competitive Capacity at Bien Hoa Sugar Joint
Stock Company”.
Đề tài tiến hành tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong những năm gần đây, phân tích những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích tình hình bên
trong Công ty trên từng lĩnh vực cụ thể để từ đó thấy được những khó khăn, thuận lợi
cũng như điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quá trình hoạt động.
Tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.
Từ đó, tiến hành xây dựng các ma trận nhằm đưa ra sự so sánh, đánh giá giữa các
doanh nghiệp trong ngành trên từng lĩnh vực, thông qua đó ta có thể thấy được vị thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
Thông qua phân tích môi trường bên trong và phần đánh giá về năng lực cạnh
tranh của Công ty, đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................2
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................2
1.4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu..........................................................................4
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .........................................................................5
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty ...........................................................................5
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................5
2.2.3. Thực trạng công ty đường Biên Hòa..............................................................7
2.2.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty ..............................................................14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17
3.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................17
3.1.1. Năng lực cạnh tranh .....................................................................................17
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ...........................................17
3.1.3. Các công cụ sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh ................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................25
3.3.2. Phương pháp phân tích .................................................................................26
v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 27
4.1. Sơ lược về ngành mía đường và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ....27
4.1.1. Sơ lược về ngành mía đường .......................................................................27
4.2.1. Sơ lược tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2010 .............28
4.2. Phân tích môi trường vĩ mô ................................................................................29
4.2.1. Môi trường tự nhiên .....................................................................................29
4.2.2. Môi trường kinh tế .......................................................................................30

4.2.3. Chính trị - Pháp luật .....................................................................................32
4.2.4. Văn hóa xã hội .............................................................................................34
4.2.5. Yếu tố công nghệ .........................................................................................36
4.2.6. Môi trường quốc tế .......................................................................................37
4.3. Phân tích môi trường ngành ................................................................................38
4.3.1. Khách hàng...................................................................................................38
4.3.2. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................38
4.3.3. Nhà cung cấp ................................................................................................41
4.3.4. Đối thủ tiềm ẩn .............................................................................................42
4.3.5. Sản phẩm thay thế ........................................................................................42
4.4. Phân tích môi trường bên trong.................................................................................43
4.4.1. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo ........................................................................43
4.4.2. Nguồn Nhân Lực ..........................................................................................43
4.4.3. Công tác nghiên cứu phát triển. ...................................................................45
4.4.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ......................................................................46
4.4.5. Tài chính – kế toán .......................................................................................47
4.4.6. Hoạt động makerting và chiến lược phát triển .............................................48
4.4.7. Hệ thống thông tin........................................................................................50
4.5. Các ma trận .........................................................................................................50
4.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..............................................50
4.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...............................................51
4.5.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ........................................................................52
4.5.4. Ma trận SWOT .............................................................................................53
4.6. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ..............................................................55
vi


4.6.1. Về thương hiệu .............................................................................................55
4.6.2. Nguồn nhân lực ............................................................................................56
4.6.3. Năng lực sản xuất .........................................................................................57

4.6.4. Thị phần trong nước .....................................................................................58
4.6.5. Tài chính: .....................................................................................................58
5.6.6. Về sản phẩm .................................................................................................59
4.6.7. Về giá cả .......................................................................................................60
4.6.8. Phân phối ......................................................................................................61
4.6.9. Chiêu thị cổ động .........................................................................................61
4.7. Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ..........................62
4.7.1. Giải pháp về nhân lực ..................................................................................62
4.7.2. Giải pháp về marketing ................................................................................63
4.7.3. Giải pháp về nguồn nguyên vật liệu.............................................................65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 68
5.1. Kết luận ...............................................................................................................68
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................68
5.2.1. Về phía Nhà nước ........................................................................................68
5.2.2. Về phía Công ty ...........................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Nam Á (ASEAN Free Trade Area)

BHS

Mã chứng khoán Công ty Đường Biên Hòa


CB_CNV

Cán bộ_công nhân viên

CP

Chi phí

CSH

Chủ sở hữu

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

HĐQT

Hội đồng quản trị

ISO


Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for
Standardization)

KD

Kinh doanh

KTS

Mã chứng khoán Công ty Đường Kon Tum

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LSS

Mã chứng khoán Công ty Đường Lam Sơn

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHS

Mã chứng khoán Công ty Đường Ninh Hòa


SBT

Mã chứng khoán Công ty Đường Bourbon Tây Ninh

SEC

Mã chứng khoán Công ty Mía đường Nhiệt điện Gia Lai

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TC&THCN

Trung cấp và trung học chuyên nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009-2010....................... 28
Bảng 4.2. Danh Sách KH Tiêu Biểu Sử Dụng Đường Tinh Luyện của Công Ty ........ 38
Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Lasuco Năm 2009-2010 ............................ 39
Bảng 4.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Bourbon Tây Ninh Năm 2009-2010 ......... 41
Bảng 4.5. Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu Chính cho Công Ty .................... 42
Bảng 4.6. Cơ Cấu Lao Động Hai Năm 2009- 2010 ...................................................... 44
Bảng 4.7. Sự Biến Động Lao Động Trong Năm 2010 .................................................. 45
Bảng 4.8. Tình Hình Sản Xuất Năm 2010 .................................................................... 46
Bảng 4.9. Tình Hình Tiêu Thụ Năm 2010 .................................................................... 46
Bảng 4.10. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Năm 2009 – 2010 ................................................ 47
Bảng 4.11. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài................................................ 51
Bảng 4.12. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong ................................................ 52
Bảng 4.13. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh .................................................................. 53
Bảng 4.14. Ma Trận SWOT .......................................................................................... 54
Bảng 4.15. Tổng Hợp Trình Độ Chuyên Môn CB_CNV trong 2 Năm 2009-2010 ...... 56
Bảng 4.16. So Sánh Sự Đa Dạng về Sản Phẩm Đường giữa Một Số Công Ty ............ 60

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty .......................................................................... 8
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Đường Tinh Luyện ........................ 11
Hình 3.1. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh của Michael E. Porter ................................ 21
Hình 3.2. Những Yếu Tố Trong Phân Tích Đối Tượng Cạnh Tranh ............................ 22
Hình 4.1. Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2006-2010 ............................... 30
Hình 4.2. Tỷ Lệ Lạm Phát Giai Đoạn 2006- 2010 ........................................................ 31
Hình 4.3. Giá Đường Thô Thế Giới Năm 2010 ............................................................ 32
Hình 4.4. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam 2006-2010.......................................................... 35
Hình 4.5. Thị phần các Công Ty Trong Ngành Mía Đường Năm 2010 ....................... 38
Hình 4.6. Năng Lực Sản Xuất của Một Số Công Ty trong Ngành ............................... 57
Hình 4.7. Thị Phần các Công Ty Trong Ngành Mía Đường ......................................... 58
Hình 4.8. Khả Năng Thanh Toán của Một Số Công Ty Trong Ngành ......................... 58
Hình 4.9. Chỉ Số ROA và ROE của Một Số Công Ty Trong Ngành Năm 2010 .......... 59
Hình 4.10. Giá Đường Ngày 24/11/2010 của Một Số Công Ty ................................... 61
Hình 4.11. Các Chi Nhánh của Công Ty....................................................................... 61

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2010 của BHS

xi


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đường không chỉ là sản phẩm tiêu thụ hàng ngày của người dân mà còn là đầu
vào của nhiều ngành công nghiệp chế biến quan trọng. Vì vậy, từ năm 2000, ngành
mía đường đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế
quan trọng của Việt Nam. Do đó, ngày càng có nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh mía đường được thành lập như: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa, Công
ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh,
Công ty Mía đường Ninh Hòa, Công ty Mía đường Cần thơ,...Đã góp phần thúc đẩy
ngành mía đường trong nước phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho nguời trồng mía.
Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành mía đường thế giới nói chung và ngành
mía đường Việt Nam nói riêng có nhiều biến động. Do đó, ngành mía đường Việt Nam
vẫn chưa thể vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng như yêu cầu.
Với việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO
đã tạo ra cơ hội và thách thức không nhỏ đối với ngành đường nói chung cũng như
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa nói riêng. Ngoài ra việc đối phó với đường nhập
lậu từ Thái Lan qua biên giới Tây Nam cũng là một thách thức không nhỏ đối với
Công ty. Vì vậy, để tồn tại và phát triển được Công ty phải không ngừng nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trước tiên phải biết được hiện tại
Công ty ở vị thế nào trong ngành, Công ty có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó
đưa ra những biện pháp phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn cùng với sự cho phép của


ban giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Phòng nhân sự Công ty Cổ phần Đường
Biên Hòa, tôi đã chọn đề tài “Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh và Đề Xuất Giải
Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh tại Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa”.

Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có được đánh giá
chính xác và đầy đủ nhất về năng lực cạnh tranh của Công ty trong ngành trên từng lĩnh
vực cụ thể. Từ đó, đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn cho những lĩnh vực mà
Công ty còn yếu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực cạnh tranh và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đưa Công ty vươn
lên vị trí dẫn đầu ngành.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của
CTCP Đường Biên Hòa nói riêng.
- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của
Công ty trong quá trình hoạt động.
- Xem xét những tác động và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với
doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh gía thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Đường Biên Hòa trong thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2011 đến tháng 05/2011.
Nội dung nghiên cứu của đề tài sử dụng số liệu trong khoảng 5 năm gần đây.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai.
2



1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu của đề tài.
Chuơng 2: Tổng quan
Chương này bao gồm phần tổng quan về tài liệu liệu nghiên cứu: Cho biết nội
dung chính của tài liệu, phương pháp phân tích của những đề tài mà mình đã tham
khảo, từ đó định hướng và lựa chọn phương pháp cho đề tài của mình. Chương này
cũng nêu tổng quan về Công ty nghiên cứu bao gồm việc giới thiệu chung về Công ty,
lịch sử hình thành và phát triển, kết quả SXKD trong thời gian qua và đưa ra những
thuận lợi khó khăn của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu lên nội dung nghiên cứu bao gồm cở sở lý thuyết trình bày
những lý thuyết có liên quan đến đề tài, các phương pháp thu thập số liệu và các
phương pháp phân tích sử dụng để phân tích trong chương 4, cung cấp cách thức,
phương pháp nhằm thực hiện mục tiêu của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
những năm gần đây. Đánh giá, phân tích về các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách
quan có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đưa ra một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối
thủ cạnh tranh và những mặt mạnh mặt yếu của họ, từ đó đưa ra những đánh giá về
năng lực cạnh tranh của Công ty cụ thể trong từng lĩnh vực. Chương IV còn sử dụng
các ma trận để đánh giá những mặt mạnh- mặt yếu nhằm đánh giá và đưa ra những
biện pháp đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này đưa ra những kết luận và kiến nghị đối với nhà nước và đối với
Công ty.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu có liên quan
tiêu biểu là đề tài: Phạm Ngọc Sáng, 2008. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH công nghiệp thủy sản miền nam. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế ngành
quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đề tài: Đoàn
Thị Thơm, 2008. Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh tại Công ty TNHH Việt Linh. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế
ngành quản trị kinh doanh, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nhìn
chung cả hai đề tài kể trên có điểm tương đồng về nội dung và phương pháp nghiên
cứu. Trong đề tài này các tác giả đã tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh,
nêu nên được những khó khăn thuận lợi của Công ty và những nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động của Công ty. Đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của Công ty cũng như các
Công ty đối thủ để từ đó đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty và
từ đó đưa ra những giải pháp. Phương pháp chủ yếu được các tác giả sử dụng là
phương pháp thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp) và phương pháp xử lý số liệu (so
sánh, thống kê, tính toán các chỉ số tài chính). Tuy nhiên đề tài còn nhiều phần chưa
hoàn thiện, phần đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty là phần chính mà tác giả
phải làm tuy nhiên tác giả nói quá chung chung và sơ sài. Chưa nêu lên được vị thế
của công ty mà tác giả nghiên cứu trong ngành, phần giải pháp mà tác giả đề xuất chưa
nêu được lý do vì sao tác giả lại đưa ra giải pháp đó.
Do đó, trong đề tài này tôi tiến hành phân tích kĩ hơn về đối thủ cạnh tranh và
Công ty để từ đó có thể đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty
trong ngành trên từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó, đưa ra một số giải pháp mang tính thực



tiễn cho những lĩnh vực mà Công ty còn yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA.
Địa chỉ: Đường số 1, Khu công nghiệp Biên Hòa I, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
Điện thoại: 061.3836199

Fax: 061.3836213

Email:

Website: www.bhs.vn

Giấy phép kinh doanh số: 4703000014 do Sở KH-ĐT tỉnh Đồng Nai cấp ngày
16/5/2001
Tên giao dịch quốc tế: BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY
(BSJC)
Vốn điều lệ tính đến cuối năm 2010 của công ty là: 185.316.200.000 VND
(Một trăm tám mươi lăm tỷ ba trăm mười sáu triệu hai trăm ngìn đồng)
Mã chứng khoán: BHS
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 18.531.620
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là
Nhà máy đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay.
Đến năm 1971-1972, đầu tư Nhà máy đường tinh luyện.
Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty Đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở

rộng công suất sản xuất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và
khởi công xây dựng nhà máy Đường Tây Ninh (hiện nay là Nhà máy Đường Biên Hòa
- Tây Ninh). Sau hơn hai năm thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy Đường Tây Ninh
đã chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn
mía/ngày, đến năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày.
Năm 1997, thành lập Nông trại mía Thành Long với diện tích 960 ha. Tháng 11/2007
Công ty mua lại Công ty Mía Đường Trị An thành lập Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị
An.
5


Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Biên Hòa thành Công ty
cổ phần, quá trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001. Công ty Cổ
phần Đường Biên Hòa ra đời.
Trụ sở chính và các Chi nhánh của Công ty như sau:
- Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Thành phố
Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 450300000501 ngày 13 tháng 6 năm 2001.
- Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An
- Xí nghiệp Nông nghiệp Thành Long: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 3600495818-010 ngày 15 tháng 7 năm 2009.
- Chi nhánh TP.HCM: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4113013142 ngày 15 tháng 9 năm 2003.
- Chi nhánh Đà Nẵng: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3213000033 ngày 11 tháng 6 năm 2001.
- Chi nhánh Cần Thơ: thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
5713000208 ngày 8 tháng 6 năm 2001.

- Công ty con - Công ty TNHH một thành viên Biên Hòa - Thành Long: thành
lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3900854955 ngày 8 tháng 12 năm
2009.
- Công ty con - Công ty TNHH một thành viên Hải Vi: thành lập theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3900244283-1 ngày 29 tháng 07 năm 2010.
Ngày 30/08/2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận
đăng ký phát hành số 51/UBCK-ĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy
động vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 81.000.000.000 đồng lên 162.000.000.000
đồng. Ngày 21/11/2006, Chủ tịch UBCK Nhà nước đã có Quyết định số 79/UBCKGPNY v/v cấp Giấy phép niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.
Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa đã chính thức được niêm yết tại Sở

6


Giao Dịch Chứng Khoán TP. HCM vào ngày 20/12/2006 với mã chứng khoán BHS,
đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Công ty.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2007 v/v chi
trả cổ tức đợt cuối năm 2006 mức 4% vốn điều lệ bằng cổ phiếu, Nghị quyết của Đại
hội đồng Cổ đông thường niên năm 2008 v/v chi trả cổ tức đợt cuối năm 2007 mức
10% vốn điều lệ bằng cổ phiếu, qua 02 đợt tăng vốn điều lệ theo hình thức chia cổ tức
bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của Công ty hiện nay là 185.316.200.000 đồng.
2.2.3. Thực trạng công ty đường Biên Hòa
a) Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính của
Công ty là:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử
dụng đường và sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường.
- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp
đặt các thiết bị ngành mía đường.
- Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu,

vật tư ngành mía đường.
- Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại. Sản xuất, mua bán cồn.
- Cho thuê kho bãi.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Kinh doanh bất động sản.
Dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống.
- Dịch vụ canh tác cơ giới nông nghiệp.
b) Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa xây dựng mô hình tổ chức theo cơ cấu quan
hệ trực tuyến – chức năng giữa người lãnh đạo cao nhất (Tổng Giám Đốc) và các cấp.
Các bộ phận quản lý chức năng hình thành một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, các
phòng ban chức năng đóng vai trò tham mưu giúp cho các cấp lãnh đạo điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh được toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban :
Ban giám đốc
Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thay mặt Hội đồng quản trị
điều hành Công ty, đại diện Công ty theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Tổng giám đốc – Kiêm giám đốc sản xuất: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền
hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc kết quả quản lý và điều hành các hoạt
động: quản trị nhân sự, tiền lương, đào tạo, sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên - nhiên
liệu cho sản xuất (trừ nguyên liệu đường, mật chè), quản lý môi trường, an toàn lao
động, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tại Công ty.

Phó Tổng giám đốc – Kiêm giám đốc kinh doanh: Do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân trách
nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả quản lý và điều
8


hành các hoạt động: kinh doanh, mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương mại,
hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch dài - trung - ngắn hạn sản xuất kinh doanh,
Marketing, huy động nguyên - nhiên liệu đường và xuất nhập khẩu sản phẩm, thiết bị.
Phó Tổng giám đốc – Giám đốc tài chính: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có
chức năng và nhiệm vụ dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm,
theo dõi lợi nhuận và chi phí, thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp
dụng hệ thống thu nhập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính.
Phó Tổng giám đốc – Kiêm giám đốc Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh
(Giám đốc Nhà máy): Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng
giám đốc, được Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc kết quả quản lý, điều hành hoạt động của Nhà máy.
Giám đốc Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An (Giám đốc Nhà máy): Do Hội
đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc
phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc kết quả quản
lý, điều hành hoạt động của Nhà máy.
Giám đốc dự án: Cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm Cỏ Đông (Giám
đốc dự án): Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng giám đốc,
được Tổng giám đốc phân trách nhiệm, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc kết quả quản lý, điều hành các hoạt động tổ chức triển khai thực hiện dự án
Cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm Cỏ Đông của Công ty.
Các phòng ban chức năng
Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các
hoạt động trong lĩnh vực kế toán và tài chính trong toàn Công ty.
Phòng Nhân sự: Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý và tổ chức các hoạt

động trong lĩnh vực lao động, tiền lương, đào tạo, chế độ chính sách đối với người lao
động, hành chính văn thư, quản lý tài sản văn phòng, hệ thống thông tin liên lạc và tổ
chức dịch vụ đưa rước.
Phòng Kế hoạch - thị trường: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc kiêm giám đốc sản xuất kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động: xây dựng
chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn, tổng hợp xây dựng chiến
lược lâu dài sản xuất kinh doanh của Công ty, hoạch định chiến lược Marketing, xây
9


dựng và triển khai chiến lược quảng bá thương hiệu Công ty và thương hiệu sản phẩm,
tham gia quản lý đầu tư nông nghiệp tại các Nhà máy.
Phòng Dịch vụ: Tham mưu, giúp cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kiêm
Giám đốc kinh doanh tổ chức bữa ăn cho cán bộ công nhân viên, kinh doanh ăn uống.
Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kiêm
giám đốc sản xuất kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động: kinh doanh tổng hợp,
tiếp thị, phát triển thị trường, kinh doanh dịch vụ, huy động nguyên liệu đường, mật
chè trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Xuất Nhập Khẩu: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc
phát triển kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu.
Phòng Quản lý chất lượng (QM): Tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý hệ
thống quản lý chất lượng và hoạt động kiểm tra quá trình tạo ra sản phẩm.
Phòng Kỹ thuật đầu tư: Tham mưu cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phát
triển kinh doanh quản lý và tổ chức các hoạt động: quản lý kỹ thuật và công nghệ toàn
Công ty; nghiên cứu, thiết kế mẫu mã bao bì và phát triển sản phẩm mới; xây dựng,
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; tổng hợp xây dựng các kế hoạch sửa chữa
tháng, kỳ, năm, cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên - nhiên liệu phục vụ sản xuất, sửa
chữa, lắp đặt dự án (mua trong nước), quản lý các kho vật tư.
Phân xưởng sản xuất: Giúp cho Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kiêm Giám
đốc sản xuất tổ chức hoạt động sản xuất và sửa chữa lại phân xưởng.

Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh và Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị An:
là đơn vị trực thuộc Công ty, có chức năng: tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh do Tổng giám đốc Công ty giao, quản lý tài sản Công ty giao, tổ chức xây dựng
và thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện công tác hạch toán kế toán, quản lý tài
chính của Nhà máy, tổ chức thực hiện các dự án của Công ty tại Nhà máy, đại diện cho
Công ty làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương.
c) Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đường tinh luyện của công ty

10


Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Đường Tinh Luyện

Nguồn: www.bhs.vn
Tóm tắt quy trình sản xuất: Gồm 7 bước
1. Kho chứa đường thô
Do đặc thù mùa vụ sản xuất đường chỉ kéo dài từ 4-6 tháng nên đường thô từ
các nơi đưa về được cho vào kho có khả năng chứa đến 40.000 tấn, đảm bảo cho yêu
cầu và cung cấp đường tinh luyện được liên tục quanh năm.
Trong kho được trang bị hệ thống băng tải, dàn gàu, xe xúc đường để dễ dàng
chất đường thô thành đống nhằm tăng sức chứa và tiện lợi trong bảo quản, đưa đường
thô vào dây chuyền sản xuất.
2. Nhập máy
Đường thô từ kho được các xe xúc đổ vào các thùng chứa và được hệ thống
băng chuyền, dàn gàu chuyển qua phân xưởng chế luyện, số lượng đường nhập vào
được xác định qua cân tự động rồi vào giai đoạn chế biến tiếp theo.
3. Làm Affination
Sau khi qua cân, đường thô được trộn với mật rửa tạo thành đường hồ. Đường
này được qua ly tâm để thu được đường Aff có tinh độ cao hơn cùng với mật nguyên
và mật rửa. Đường Aff được hòa tan với nước ngọt, qua lược rác để loại bỏ tạp chất

không tan tạo thành nước đường nguyên.
4. Cacbonat hóa

11


Nước đường nguyên sẽ được gia vôi rồi dẫn qua 4 cột liên tiếp để sục khí CO 2 ,
tạo phản ứng cacbonat hóa trước khi được bơm vào các bàn lọc tự động (lọc I) để loại
bỏ CaCO 3 và các tạp chất khác có trong nước đường.
5. Tẩy mầu
Sau khi qua lọc I nước đường được trộn với than hoạt tính để tẩy màu, sau đó
được bơm qua bàn lọc II và bàn lọc an toàn I để loại bỏ hoàn toàn than hoạt tính và các
cặn khác có trong nước đường.
Từ bàn lọc an toàn I nước đường được đưa qua các cột nhựa trao đổi ion, nhựa
anion sẽ tách các ion mang màu làm giảm độ màu của nước đường. Sau đó nước
đường này được bơm qua lọc ở bàn lọc an toàn II tạo thành nước đường tinh lọc (fine
liquor).
6. Nấu đường – ly tâm, sấy
Nước đường tinh lọc được bơm đến các nồi nấu. Sau khi qua nấu đường 7 hệ tại
các nối chân không và qua các máy ly tâm sẽ cho ra các sản phẩm đường R1, R2, R3,
R4 và phụ phẩm là mật rỉ. Đường thành phẩm sau khi ly tâm được đưa qua hệ thống
sấy nóng, sấy nguội để đảm bảo độ ẩm thấp nhất.
7. Phối trộn, sàng phân loại và đóng bao
Sau khi sấy khô đường R1, R2, R3, R4 được phối trộn theo tỷ lệ phù hợp để tạo
ra sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn đường RE, RS, sau đó đường được đưa vào
chứa trong silo. Trong silo đường được làm ổn định bằng hệ thồng thông gió khô có
độ ẩm < 50%.
Từ silo, đường được đưa vào hệ thống rây sàng đa tầng để phân ra nhiều cỡ hạt
đường khác nhau:
- Đường RE thị trường (hạt lớn) đóng túi loại 500g và 1kg.

- Đường RE sản xuất (hạt nhỏ hơn) đóng bao 50kg.
- Đường RE hạt nhuyễn, đóng bao 50kg.
- Đường bao hạt mịn, đóng bao 50kg.
Riêng đường cục và đường bụi được loại ra từ hệ thống sàng đa tầng sẽ được
hòa tan đưa trở lại dây chuyền.

12


Đường RE, RS sau khi rây sàng phân loại sẽ được đưa xuống hệ thống cân
đóng túi phục vụ cho người tiêu dùng trực tiếp và xuống hệ thống cân đóng bao 50kg,
12kg phục vụ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
d) Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm
Đường tinh luyện được Công ty xác định là sản phẩm chủ lực. Các sản phẩm
của Đường Biên Hòa luôn tự hào là sản phẩm sử dụng công nghệ sạch, không có hóa
chất gây độc hại cho sức khoẻ con người. Với công nghệ cacbonat hóa, từ đường thô,
dây chuyền đã loại ra rất nhiều tạp chất, chất màu, đường khử... tốt cho người tiêu
dùng trực tiếp hoặc các nhà sản xuất dùng đường làm nguyên liệu. Đây cũng là lý do
mà sản phẩm Đường Biên Hòa đạt được độ tinh khiết cao nhất hiện nay: Độ Pol (hàm
lượng Saccharrose): 99,9%; Hàm lượng đường khử: dưới 0,02%; Độ ẩm: dưới 0,05%;
Tro: dưới 0,03%; Độ màu: dưới 20 ICUMSA; Vitamin A (có trong đường sugar A).
Các sản phẩm đường hiện có trên thị trường:
RE (Refined Extra - Đường tinh luyện thượng hạng). Ngoài sản phẩm đường
tinh luyện RE thượng hạng, Công ty còn sản xuất và cung cấp đường RE đặc biệt tốt
hơn theo yêu cầu của khách hàng như: đường tinh luyện Biên Hòa (RE), đường tinh
luyện đặc biệt Biên Hòa (RE đặc biệt), đường tinh luyện Biên Hòa bổ sung vitamin A
(sugar A), đường tinh luyện hạt nhuyễn Biên Hòa (RE nhuyễn), đường tinh luyện hạt
mịn Biên Hòa (RE mịn), đường que,…
RS (Refined Standar - Đường tinh luyện tiêu chuẩn): đường cát trắng tinh luyện

Biên Hòa (RS), đường cát trắng Biên Hòa bổ sung vitamin A (sugar A), đường tinh
luyện ngà Biên Hòa (RS ngà),…
Nhờ có các máy sàng đa tầng, đường tinh luyện được phân ra thành nhiều cỡ
hạt khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tùy theo cỡ hạt mà đường
RE có các sản phẩm khác nhau xuất hiện trên thị trường: RE thị trường - RE sản xuất RE hạt nhuyễn - RE hạt mịn …
Ngoài ra, công ty còn sản xuất nhiều loại rượu như:
Các loại rượu mùi : Chanh Rhum, Rhum Dâu, Rhum Cam, Rhum Tắc,…
Các loại rượu vang : vang nho, vang nếp cẩm,…
Các sản phẩm rượu cao cấp : Marten, St Napoleon, Whisky, Martini,…
13


×