Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU RUBICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.62 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********

ĐẶNG THÁI HOÀNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM ĐỒ GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU RUBICO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********

ĐẶNG THÁI HOÀNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM ĐỒ GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU CAO SU RUBICO

Ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hoạt động
kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất
Nhập Khẩu Cao Su RUBICO” do ĐẶNG THÁI HOÀNG, sinh viên khóa 33, ngành
Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công vào ngày……………

TS.Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2011

tháng

năm 2011

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ông bà, cha mẹ, người đã
sinh ra và nuôi dưỡng con nên người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng và
quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh nói chung. Thầy cô đã
không quản ngại bao khó khăn, vất vả để truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho tôi làm hành trang vững bước vào đời. Thầy cô đã tạo những điều kiện tốt
nhất cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt bốn năm học đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa, một người thầy tận tụy, hết lòng
vì sinh viên, đã tận tình giảng dạy tôi khi tôi còn học tại nhà trường. Đặc biệt, thầy đã
nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành cuốn đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp &
Xuất Nhập Khẩu Cao Su RUBICO. Cảm ơn các cô, chú cùng các anh chị phòng Kinh
Doanh và các phòng ban khác của công ty; đặc biệt là anh Thông đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và cung cấp số liệu để em thực hiện khóa luận này.
.

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn bên

cạnh tôi khi tôi gặp khó khăn, những người luôn chia sẻ buồn vui cùng tôi trong suốt
những năm tháng sinh viên.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!


TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Đặng Thái Hoàng


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THÁI HOÀNG. Tháng 7 năm 2011 “Phân Tích Hoạt Động Kinh
Doanh Xuất Khẩu Sản Phẩm Đồ Gỗ Của Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Và
Xuất Nhập Khẩu Cao Su RUBICO”
DANG THAI HOANG. JULY 2011. “Analyses of Business & Export Activities of
Furniture of Rubber Industry and Import – Export Joint Stock Company”
Đề tài phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty
RUBICO. Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Kết
quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm 2008-2010 tình hình kinh doanh xuất khẩu của
Công ty phát triển rất tốt, đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Đây là mặt
hàng chủ lực của công ty, hàng năm xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ mang về cho Công ty
hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu.
Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp phân tích tổng
hợp và phương pháp so sánh; nhằm để xây dựng các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh
xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của công ty và so sánh các chỉ số kinh tế của công ty qua
các năm. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu kỹ về 2 thị trường xuất khẩu chính của công ty là
Mỹ và Châu Âu. Từ đó xác định được vị thế trong thị trường đầy cạnh tranh của ngành
gỗ.
Cuối cùng là những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu đồ
gỗ của công ty trong tương lai. Cụ thể là:
 Giải pháp về giá
 Giải pháp về sản phẩm
 Giải pháp về marketing và nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
2.1. Giới thiệu về công ty ................................................................................................ 4
2.1.1. Giới thiệu chung............................................................................................... 4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................ 4
2.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 5
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................. 5
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: ........................................................ 8
2.3. Qui trình sản xuất sản phẩm gỗ của công ty...........................................................10
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................13
3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................13
3.1.1. Khái quát về xuất khẩu ..................................................................................13
3.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu ................................................................................13
3.1.3. Vai trò của xuất khẩu .....................................................................................13
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ...........................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................17
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................17
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................19

v


4.1. Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.....................................19
4.1.1. Tình hình xuất khẩu và thị trường gỗ chế biến của Việt Nam hiện nay ........19
4.1.2. Đặc điểm sản xuất gỗ của Việt Nam hiện nay ...............................................21
4.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty............................................24
4.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm của công ty .....................24
4.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty .....................................................25
4.3. Tình hình sản xuất đồ gỗ của công ty .....................................................................28
4.3.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào ...........................................................................28
4.4. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ của công ty ..................................................................31
4.4.1. Tình hình xuất khẩu gỗ theo tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ............31
4.4.2. Tình hình xuất khẩu gỗ theo tổng KNXK gỗ của cả nước ............................32
4.4.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu chính của công ty ..............................................34
4.4.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty ......................................................................35
4.4.5. Thị trường xuất khẩu gỗ của công ty .............................................................39
4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ .........................................44
4.6. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ...............................................................................46
4.6.1. Giải pháp về sản phẩm ...................................................................................46
4.6.2. Giải pháp về giá .............................................................................................48
4.6.3. Giải pháp chiêu thị .........................................................................................48
4.6.4. Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực ................................................................50
4.6.5. Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức ............................................................................51
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................52
5.1. Kết luận...................................................................................................................52
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................53
5.2.1. Đối với Nhà nước...........................................................................................53
5.2.2. Cấp công ty ....................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu Âu (Europe Union)

FSC

Hội đồng quản lí rừng quốc tế

FLEGT


Tăng cường Luật pháp Quản lý và Thương mại Lâm sản

KN

Kim ngạch

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

MHXK

Mặt hàng xuất khẩu

NL

Nguyên liệu

NK

Nhập khẩu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VN

Việt Nam


XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kim Ngạch Và Tốc Độ Tăng Trưởng XK SP Gỗ Của Việt Nam.................19
Bảng 4.2. Tốp 10 Nước Nhập Khẩu Sản Phẩm Gỗ Của Việt Nam...............................20
Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2009 Và Năm 2010.........24
Bảng 4.4. Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2008-2010 .........................25
Bảng 4.5. Cơ Cấu Thị Trường XK Của Công Ty Qua Năm 2009 Và Năm 2010 .......26
Bảng 4.6. Phương Thức Xuất Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2008-2010 .......................27
Bảng 4.7. Tình Hình Khai Thác Gỗ Của Công Ty Qua 2 Năm 2009 Và 2010.............29
Bảng 4.8. Tình Hình Thu Mua NL Của Công Ty Năm 2009 Và Năm 2010 ................29
Bảng 4.9. Tỷ Trọng KNXK Gỗ Trong Tổng KNXK Của Công Ty Từ Năm 2008-2010
.......................................................................................................................................31
Bảng 4.10. KNXK Gỗ Của Công Ty Trong Tổng KNXK Gỗ Của Cả Nước Từ Năm
2008-2010 ......................................................................................................................33
Bảng 4.11. Các SP Gỗ XK Chủ Yếu Của Công Ty Năm 2009 Và Năm 2010 .............34
Bảng 4.12. Giá Bán Các Sản Phẩm Được Yêu Thích Năm 2009 Và Năm 2010 ..........35
Bảng 4.13. KNXK Gỗ Sang EU Trong Tổng KNXK Gỗ Từ Năm 2008-2010 ............39
Bảng 4.14. Cơ Cấu MHXK Sang Thị Trường EU Từ Năm 2008-2010 .......................40
Bảng 4.15. KNXK Gỗ Sang Mỹ Trong Tổng KNXK Gỗ Từ Năm 2008-2010 ...........41

Bảng 4.16. Cơ Cấu MHXK Sang Thị Trường Mỹ Từ Năm 2008-2010 .......................43
Bảng 4.17. Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Từ Năm 2008-2010 ................................44

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty ........................................................... 6
Hình 2.2. Sơ Đồ Sản Xuất Sản Phẩm Gỗ Của Công Ty .............................................10
Hình 4.1. Tỷ Trọng KNXK Gỗ Trong Tổng KNXK Của Công Ty Từ Năm 2008-2010
......................................................................................................................................32
Hình 4.2. Sơ Lược Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh Trên Thị Trường Trong Năm 2010 36
Hình 4.3. Thị Phần Tương Quan Của Các DN SX Gỗ Trong Nước Năm 2009 ..........38
Hình 4.4. Thị Phần Tương Quan Của Các DN SX Gỗ Trong Nước Năm 2010 ..........38
Hình 4.5. Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Sang EU ....................................................40
Hình 4.6. Sơ đồ Phòng Kinh Doanh .............................................................................49

ix


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài
Lâu nay, nhắc đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp người ta
thường nói đến xuất khẩu gạo, cà phê, điều, thủy sản…. Ít khi nhắc đến xuất khẩu đồ
gỗ. Song con số 3,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2010, đứng sau hàng thủy
sản và trên cả xuất khẩu gạo đã khiến chúng ta phải nhìn lại ngành xuất khẩu đầy tiềm
năng này.
Trong những năm gần đây ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển rất

nhanh, vươn lên là 1 trong 5 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho đất nước;
chỉ xếp sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản. Điều này góp phần đưa Việt Nam
thành cường quốc xuất khẩu gỗ trên thế giới. Việt Nam đã vươn lên vị trí là nước cung
cấp đồ gỗ nội thất thứ 3 thế giới tại thị trường Mỹ, còn tại thị trường Đông Nam Á
Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để cùng với Malaysia trở thành 1 trong 2 nước xuất
khẩu đồ gỗ lớn nhất trong khu vực.
Hiện cả nước 3000 nhà máy chế biến gỗ. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm gỗ hàng
năm là 35%.
Những con số vừa nêu ở trên cho thấy tiềm năng của ngành gỗ chế biến nói
chung và ngành gỗ chế biến Việt Nam nói riêng là rất lớn.
Tuy nhiên cơ hội lúc nào cũng đi đôi với thách thức và thách thức với ngành gỗ
nước ta cũng không ít. Đó là sự xuất hiện của nhiều luật mới tại các thị trường nhập
khẩu chủ lực, sự ra đời của ngày một nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước dẫn
tới nguy cơ thiếu nguyên liệu trầm trọng. Mặt khác, các xí ngiệp sản xuất gỗ xuất khẩu
ở Việt Nam thường là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ
khí, thiếu sự liên kết do đó thường bỏ mất những đơn đặt hàng lớn hứa hẹn mang lại
lợi nhuận cao.


Công Ty CP Công Nghiệp & XNK Cao Su RUBICO là một công ty chuyên về
sản phẩm đồ gỗ, trang trí nội thất trong nhà và ngoài trời. Với lĩnh vực này công ty đã
thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày
càng được nâng cao. Để nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn và những lý thuyết đã học,
được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ
của công ty RUBICO và sự hướng dẫn của thầy Thái Anh Hòa, tôi thực hiện đề tài:
“Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ tại công ty cổ phần
công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su RUBICO.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ tại công ty RUBICO,

trên cơ sở đó đề ra một số ý kiến nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh xuất
khẩu đồ gỗ của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu sản
phẩm đồ gỗ của công ty.
 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh xuất
khẩu đồ gỗ của công ty.
 Đề xuất ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ của
công ty trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: tại Công Ty CP Công Nghiệp & XNK Cao Su
RUBICO 64 Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
 Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011.
 Đối tượng nghiên cứu: sản phẩm đồ gỗ nội và ngoại thất xuất khẩu.
 Nội dung: nội dung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ
gỗ qua 3 năm liên tục là 2008, 2009 và 2010.

2


1.4. Cấu trúc của luận văn
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Nêu lên lý do chọn đề tài
Chương 2: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty RUBICO
Chương 3: Trình bày một số khái niệm cơ bản
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Một số ý kiến đề xuất

3



CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1. Giới thiệu chung
-

Tên công ty: Công Ty CP Công Nghiệp & XNK Cao Su RUBICO

-

Tên giao dịch: RUBBER INDUSTRY AND IMPORT-EXPORT JOINT
STOCK COMPANY

-

Viết tắt: RUBICO

-

Trụ sở chính: 64 Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

-

Điện thoại: 84.8.39327173 – 39321214

-

Fax: 84.8.39327171


-

Website: www.rubico.com.vn

-

Email:

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp & XNK Cao Su được thành lập vào ngày
06/11/1984 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam
nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tiền thân của Công Ty CP Công Nghiệp & XNK Cao Su là Công ty Công
nghiệp và Xuất khẩu Cao su trực thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) được thành lập ngày 06/11/1984, thực hiện
chuyển đổi sang mô hình cổ phần theo quyết định số 4260 QĐ – BNN – TCCB ngày
30/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Với cơ sở vật chất ban đầu là 2 lò xông mủ và một số máy móc sơ chế mủ của
xí nghiệp cao su vĩnh hội và một vài khuôn lốp xe đạp, xe gắn máy, 3 dàn thổi PE của
xí nghiệp Facam.
Sau 10 năm hoạt động, đến năm 1994, công ty đã tích lũy được vốn 2,3 tỷ đồng.


Năm 1995 theo nghị định 91 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Cao su
được tái thành lập. Ban lãnh đạo công ty đã tổ chức, sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản
lý công ty và mạnh dạn phê duyệt 2 dự án xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su và giày thể
thao xuất khẩu với tổng vốn đầu tư trên 45 tỷ đồng. Kể từ đây, công ty đã có những
chuyển biến rõ nét, giá trị tổng sản lượng của năm 1999 đạt 60 tỷ đồng, lợi nhuận tăng
10 lần so với năm 1997.

Tháng 02/2001 quyết định sát nhập với Công ty Công nghiệp Cao su (do Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thành lập vào ngày 4/3/1993) và đổi tên thành
Công Ty Công Nghiệp & Xuất Nhập Khẩu Cao Su.
Công Ty Công Nghiệp & Xuất Nhập Khẩu Cao Su chính thức hoạt động theo
mô hình công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003436 từ
ngày 28/5/2005 do sở kế hoạch và đầu tư TP HCM cấp với tên gọi là Công Ty Cổ
Phần Công Nghiệp & Xuất Nhập Khẩu Cao Su (RUBICO).
Đến thời điểm 31/12/2010 mức vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng. Trong đó
cổ phần nhà nước nắm giữ là 58%, nhân viên trong công ty: 22% và các đối tượng
ngoài doanh nghiệp nắm giữ 26%. Cũng trong năm này, RUBICO nhận được bằng
khen của bộ công thương: Doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín.
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

5


Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
ĐẠI HỘI ĐỔNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

P.TGĐ PHỤ
TRÁCH ĐÂU



P.TGĐ PHỤ
TRÁCH SX
GỖ

PHÒNG
TC-HC

CTY
TNHHTM ĐĨA
ỐC
HỒNG
PHÚC

ĐẠI DIỆN
LÃNH ĐẠO
ISO

PHÒNG
TC-KT

XN CAO
SU KỸ
THUẬT
TAM
HIỆP

PHÒNG
KH-TT

XN

CHẾ
BIẾN
GỖ DĨ
AN

XN
CHẾ
BIẾN
GỖ
ĐÔNG
HÒA

P.TGĐ PHỤ
TRÁCH KD
XNK

PHÒNG
KD

XN
TAM
PHƯỚC

XN
LÂM
HÒA
PHÁT

Nguồn: Phòng Tổ Chức - Hành Chính
Đại hội đồng cổ đông:

Gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên và
Đại hội đồng cổ đông bất thường. Là cơ quan quyết định cao nhất, có quyền:
− Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban
kiểm soát.

6


− Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền
chào bán theo điều lệ công ty quy định.
Ban kiểm soát
− Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
− Thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc
theo quyết định của đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông
theo quy định tại điều 53.2 luật doanh nghiệp.
− Thường xuyên báo cáo với hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận
và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị
− Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
− Quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng, quyết định mức lương và lợi ích khác
của các cán bộ quản lý đó.
Tổng giám đốc công ty
 Điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng
quản trị về việc tổ chức quản lý điều hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hằng

ngày của công ty.
 Giao chỉ tiêu, kế hoạch phê duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc.
 Quyết định biên chế bộ máy, thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sản xuất
kinh doanh trực thuộc theo phương án được hội đồng quản trị phê duyệt.
 Chỉ đạo công tác quy hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ các chức danh do giám
đốc bổ nhiệm đi công tác, học tập ở nước ngoài.
 Quyết định các biện pháp bảo vệ trật tự.

7


Các phó tổng giám đốc công ty
Là người giúp Tổng giám đốc chỉ đạo một số mặt hoạt động, chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc và hội đồng quản trị về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi
Tổng giám đốc vắng mặt, một phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc ủy nhiệm
điều hành các hoạt động của công ty. Hiện nay công ty có 3 phó Tổng giám đốc:
 Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư.
 Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất gỗ.
 Phó Tổng giám đốc phụ trách KD XNK.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng kế hoạch thị trường:
 Trực tiếp tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý.
 Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản,
mua sắm vật tư phục vụ cho sản xuất.
 Tiếp thị mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
 Tiếp xúc đàm phán soạn thảo và đề xuất ý kiến cho các hợp đồng kinh tế.
Phòng tài chính kế toán:
 Thực hiện các công tác về tài chính, kế toán, thống kê tại công ty.
 Tổ chức giám sát nội bộ, quản lý các hoạt động tài chính kế toán tại công ty.

 Tổng hợp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài
chính. Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản.
quản lý các mặt về lao động tiền lương. Thực hiện các chính sách về chế độ tiền
lương và các khoản trích theo lương, chế độ nộp thuế cho Nhà nước.
 Nghiên cứu cách quản lý và cách sử dụng vốn của công ty, đề xuất các biện
pháp xử lý kế toán để tăng nhanh vòng quay của vốn.
Phòng tổ chức hành chính:
 Nghiên cứu bộ máy tổ chức để trực tiếp hoặc gián tiếp đề xuất với ban giám đốc
sắp xếp và điều độ lao động trong công ty sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu sản
xuất kinh doanh.

8


 Thực hiện đúng chủ trương chính sách, đảm bảo đúng và đủ các quyền lợi cho
người lao động.
 Quản lý tiền lương và các chế độ về BHXH, BHYT cho các cán bộ công nhân
viên trong nhà máy. Quản lý lao động và lưu trữ hồ sơ, bảo vệ tài sản, gìn giữ an ninh
trật tự, theo dõi năng lực và trình độ của người lao động để đề xuất với giám đốc, tư
vấn cho các phòng ban.
Phòng kinh doanh
 Tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở có hiệu quả nhất.
 Tổ chức thu thập hàng hóa đôn đốc sao cho kịp thời hạn các đơn hàng khi đã ký
hợp đồng với nhà máy.
 Quản lý kho bãi, hàng hóa, đồng thời tổ chức thu mua hàng hóa lâm sản ngoài
kế hoạch để cung ứng cho khách hàng.
 Nắm bắt nguồn tin kinh tế kịp thời (giá cả thị trường, mẫu mã, chủng loại mặt
hàng…) để có biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế có lợi nhất cho nhà máy.
Các xí nghiệp:
 Có quy chế hoạt động riêng, nhiệm vụ chính là trực tiếp tổ chức hoạt động sản

xuất ra thành phẩm theo đúng chất lượng, chủng loại và hoàn thành đúng thời gian
quy định.
 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp bao gồm giám đốc và các phòng ban.
 Trong xí nghiệp thì quản đốc là quản lý trực tiếp các phân xưởng, chuyên lo
việc giao nhận nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm, giám sát kỹ thuật, đôn đốc anh
chị em công nhân. Chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phân xưởng mình quản
lý, đề bạt các nguyện vọng, yêu cầu thích đáng của anh chị em công nhân.

9


2.3. Qui trình sản xuất sản phẩm gỗ của công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Sản Xuất Sản Phẩm Gỗ Của Công Ty

Gỗ tròn

Cưa CD

Cưa mâm

Cưa cắt

Tẩm áp lực
Sấy
Cắt tinh chế
Ghép
Định hình
Chà nhám,
đánh bóng
Vernis, sơn

Đóng gói

Thành phẩm

Nguồn: Phòng Kế Hoạch - Thị Trường

10


a) Khâu sơ chế
Công đoạn 1: cưa, cắt
Gỗ cao su được đưa về xưởng chế biến sau khi đốn 2-3 ngày. Sau khi kiểm tra
phân loại, gỗ tròn được đưa qua hệ thống cưa CD, cưa mâm, cưa cắt để sản phẩm đạt
qui cách theo yêu cầu. Gỗ phải được cưa cắt nhanh không để tồn tại ở bãi quá 7 ngày
sau khi đốn để tránh mốc, thâm đầu gỗ.
Công đoạn 2: tẩm
Gỗ sau khi cưa cắt được đưa vào hệ thống tẩm bằng áp lực với các hóa chất
chính là Acid Boric, muối Borat… Không độc cho người sử dụng với nồng độ từ 12,5%. Hóa chất thẩm thấu hoàn toàn vào thanh gỗ chống mối mọt. Thời gian tẩm tùy
theo quy cách sản phẩm. Phải tẩm hóa chất trong vòng 24 giờ sau khi cưa.
Sau khi tẩm bằng áp lực, gỗ được chuyển qua khu vực hong khô tự nhiên trước
khi chuyển vào lò sấy.
b) Khâu tinh chế
Gỗ sau khi sơ chế được chuyển qua khâu tinh chế với các thiết bị chuyên dùng
để tạo ra sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh hay dạng rời theo yêu cầu.
Công đoạn tạo phôi
Gỗ sau khi sấy khô được chuyển qua công đoạn tạo phôi với hệ thống các máy
bào để có chiều dài chuẩn. Sau đó được chuyển sang máy đánh mộng, hệ thống ghép
dọc, ghép ngang, máy rong biên chuẩn, máy cắt chuẩn theo kích cỡ sản phẩm.
Công đoạn định hình
Tùy theo chủng loại gỗ, được đánh Toupi, Router, khoan, đục, tiện, chuốt hình,

ép phôi.
Công đoạn hoàn chỉnh
Các chi tiết sản phẩm được qua hệ thống máy chà nhám, hệ thống sơn lót, sơn
bóng rồi đến công đoạn lắp ráp, lau màu, lắp ráp hoàn chỉnh.
Sản phẩm sau khi tinh chế được kiểm tra chất lượng, đóng gói và giao cho
khách hàng.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo phương thức: công đoạn sau kiểm tra chất
lượng sản phẩm của công đoạn trước. Tổ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm trong công đoạn mình, sản phẩm không đạt chất lượng của công đoạn trước,
11


công đoạn sau có trách nhiệm kiểm tra và loại trả trước khi đưa vào sản xuất ở công
đoạn sau. Giám đốc xưởng chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước khi đóng
gói, giao hàng làm bộ máy quản lý đơn giản, không cồng kềnh.
Hiện nay, công ty RUBICO thành lập một hệ thống kiểm tra chất lượng sản
phẩm độc lập xuyên suốt từ khâu nhận hợp đồng, triển khai, tổ chức sản xuất đến giao
hàng để đảm bảo ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm.

12


CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái quát về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên
cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây
có thể là ngoại tệ với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động

này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực mở rộng hoạt động này.
3.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu
Xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó cũng có những
đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thương mại
quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế…
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết
bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho
quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
3.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nó không chỉ đem lại lợi ích
cho các doanh nghiệp mà còn góp phần đẩy mạnh sản xuất trong nước nhờ tích luỹ từ
khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông
qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phương tiện để khai thác
các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác. Ngoài ra hoạt
động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến
trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.


3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
a) Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh doanh hoạt động trong môi trường và điều
kiện cạnh tranh không giống nhau. Hơn nữa, môi trường này luôn thay đổi khi chuyển
từ nước này sang nước khác. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang nước
ngoài, một số doanh nghiệp có khả năng nắm bắt nhanh cơ hội và biến thời cơ thuận
lợi thành thắng lợi nhưng cũng không có ít doanh nghiệp gặp phải những khó khăn,
thử thách, rủi ro cao vì phải đương đầu cạnh tranh với nhiều công ty quốc tế có nhiều
lợi thế và tiềm năng hơn.

Các yếu tố cạnh tranh mà một doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp phải bao
gồm:
* Các yếu tố VH – XH
Các yếu tố văn hoá tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường là
nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các
loại thị trường mới. Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại ở các quốc gia
nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định nên hay không nên tiến hành
xuất khẩu sang thị trường đó. Điều này trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào
sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài.
Trong môi trường văn hoá, những nhân tố nổi nên giữ vị trí cực kỳ quan trọng
là nối sống, tập quán ngôn ngữ, tôn giáo. Đây có thể coi như là những hàng rào chắn
các hoạt động giao dịch kinh doanh xuất khẩu.
* Các yếu tố kinh tế
Muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp buộc phải có những
kiến thức nhất định về kinh tế. Chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được những
ảnh hưởng của những doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước chủ nhà và nước sở tại,
đồng thời doanh nghiệp cũng thấy được ảnh hưởng của những chính sách kinh tế quốc
gia đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình.
Tính ổn định hay không ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc
gia nói riêng, các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp
đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài. Mà
tính ổn định trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ,
14


khống chế lạm phát. Có thể nói đây là những vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm
hàng đầu khi tham gia kinh doanh xuất khẩu.
* Các yếu tố chính trị
Các yếu tố chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh
doanh, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tính ổn định về chính trị của

các quốc gia sẽ là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sang thị
trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn
định và phát triển hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh xuất
khẩu ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị
ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động.
* Các yếu tố luật pháp
Một trong những bộ phận của nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi
doanh nghiệp phải quan tâm và nắm vững luật pháp luật quốc tế, luật quốc gia mà ở đó
doanh nghiệp đang và sẽ tiến hành xuất khẩu những sản phẩm của mình sang đó, cũng
như các mối quan hệ luật pháp đang tồn tại giữa các nước này.
Nói một cách khác khái quát, luật pháp cho phép doanh nghiệp được quyền
kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề, và dưới hình thức nào. Ngược lại, những mặt
hàng, lĩnh vực nào mà doanh nghiệp bị hạn chế hay không được quyền kinh doanh.
Như vậy, luật pháp không chỉ chi phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trên chính quốc gia đó mà còn ảnh hưởng đến cả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
* Các yếu tố khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ khá chặt chẽ với hoạt động kinh tế
nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, nhờ có sự phát triển như vũ
bão của khoa học, công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao hơn,
quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên, có khả năng đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy
mô. Từ đó, doanh nghiệp có thể chống chọi được với sự cạnh tranh gắt trên thị trường
quốc tế.
b) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc doanh nghiệp là một trong các nhân tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hoạt động xuất khẩu nói
15



×