Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THỦ ĐỨC – PHÒNG GIAO DỊCH TAM BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.55 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
THỦ ĐỨC – PHÒNG GIAO DỊCH TAM BÌNH

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế trường
Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “GIẢI PHÁP
THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THỦ ĐỨC – PHÒNG GIAO DỊCH TAM BÌNH” do Đặng Thị Huyền
Trang, sinh viên khóa 33, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

.

TRẦN ANH KIỆT
Người hướng dẫn,



Ngày tháng

Chủ tịch Hội dồng chấm báo cáo

năm 2011

Thư ký Hội dồng chấm báo cáo

(Chữ ký Họ tên)

Ngày

tháng

(Chữ ký Họ tên)

năm 2011

Ngày

ii

tháng

năm 2011


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả lòng thành kính, con xin gởi lời biết ơn đến Cha, Mẹ và những

người thân trong gia đình đã cùng nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học thành
tài như ngày hôm nay.
Tôi trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô đặc biệt
là quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Anh Kiệt - người thầy đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi đồng kính gởi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị ở Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương VN chi nhánh Thủ Đức – PGD Tam Bình đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Và cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã chia sẻ, trao đổi và
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Huyền Trang

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG, tháng 6 năm 2011, “Giải Pháp Thu Hút
Khách Hàng trong Hoạt Động Huy Động Vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ
Phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi Nhánh Thủ Đức – Phòng Giao Dịch Tam
Bình”.
DANG THI HUYEN TRANG, June 2011, “Solutions to Attract Customers
in Capital Mobilization at The Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of

Vietnam, Thu Duc Branch – Tam Binh Trading Room”
Khóa luận nghiên cứu về hoạt động của NHTM, trọng tâm nghiên cứu là
hoạt động huy động vốn, tìm hiểu bản chất của nguồn vốn huy động, tầm quan
trọng của hoạt động huy động vốn, các phương pháp huy động vốn và các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn... Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là
đưa ra các giải pháp nhằm thu hút khách hàng trong hoạt động huy động vốn của
NHTM. Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phân tích các dữ liệu thứ cấp thu
thập từ các phòng ban của Ngân hàng, phỏng vấn chuyên gia và các dữ liệu từ
sách báo, tạp chí, internet… Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, sau đó
được phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh dữ liệu qua các năm
để đưa ra các đánh giá.
Hoạt động huy động vốn tại Phòng giao dịch Tam bình nhìn chung có tăng
trưởng qua hai năm hoạt động, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến
khả năng huy động vốn.
Khóa luận cũng đã đề xuất được một số giải pháp thu hút khách hàng trong
hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên khóa luận vẫn còn một số hạn chế là nội dung
của khóa luận chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu hoạt động Ngân hàng và huy động vốn
để đưa ra những giải pháp trong ngắn hạn.

iv


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. viii
Danh mục các bảng ............................................................................................... ix
Danh mục các hình................................................................................................. x
Danh mục phụ lục ................................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.


Đặt vấn đề .................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

1.3.

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................. 2
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 11/1/2011 đến ngày 11/4/2011.... 3
1.3.3.Phạm vi không gian ............................................................................... 3

1.4. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về ngân hàng Vietcombank ......................................................... 4
2.1.1.

Bối cảnh thành lập .......................................................................... 4

2.1.2.


Quá trình hình thành và phát triển................................................ 5

2.1.3.

Tầm nhìn và sứ mệnh ...................................................................... 5

2.1.4.

Những thuận lợi và khó khăn ......................................................... 6

2.1.5.

Thành quả đạt được ........................................................................ 8

2.1.6.

Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 10

2.1.7.

Sơ đồ tổ chức .................................................................................. 15

2.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng hiện nay ....................................... 12
2.3. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trong tương lai của ngân hàng 13

v


2.4. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Thủ Đức – PGD Tam Bình ....................................................... 13

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 21
3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 21
3.1.1.

Khái niệm NHTM .......................................................................... 21

3.1.2.

Chức năng của NHTM .................................................................. 22

3.1.3.

Phân loại NHTM ............................................................................ 23

3.1.4.

Các hoạt động chủ yếu của NHTM .............................................. 24

3.1.5.

Nguồn vốn của NHTM .................................................................. 25

3.1.6.

Khái niệm về hoạt động huy động vốn......................................... 28

3.1.7.

Vai trò của nguồn vốn huy động................................................... 28


3.1.8.

Các phương thức huy động vốn.................................................... 29

3.1.9.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn................ 32

3.1.10. Các biện pháp huy đông vốn......................................................... 35
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 38
3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 38

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 38

3.2.3.

Phương pháp phân tích ................................................................. 38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 45
4.1. Tình hình kinh doanh tại chi nhánh............................................................. 45
4.1.1.

Hoạt động cấp tín dụng ................................................................. 45

4.1.2.


Hoạt động kinh doanh thẻ: ........................................................... 46

4.1.3.

Hoạt động huy động vốn: .............................................................. 47

4.1.4.

Các hoạt động khác: ...................................................................... 47

4.2. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh trong năm 2009,2010 .............. 48
4.3. Các chính sách huy động vốn tại chi nhánh ............................................... 55
4.3.1.

Chính sách lãi suất:........................................................................ 55

4.3.2.

Chính sách khách hàng: ................................................................ 56

4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của chi nhánh.... 56
vi


4.4.1.

Nhân tố tích cực: ............................................................................ 56

4.4.2.


Nhân tố tiêu cực: ............................................................................ 57

4.5. Các giải pháp thu hút khách hàng................................................................ 58
4.5.1.

Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, ............................... 58

4.5.2.

Đa dạng hóa sản phẩm: ................................................................. 59

4.5.3.

Tăng cường các dịch vụ ngân hàng. ............................................. 60

4.5.4.

Xây dựng điểm giao dịch thuận lợi, cung ứng tốt nhiều dịch vụ61

4.5.5.

Kết hợp lợi ích của khách hàng với NH : .................................... 61

4.5.6.

Hiện đại hóa công nghệ ................................................................. 62

4.5.7.

Phát triển thanh toán không dung tiền mặt: ............................... 63


4.5.8.

Nhanh chóng nắm bắt các thông tin từ NH Nhà nước và các đối

thủ cạnh tranh............................................................................................... 63
4.5.9.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn : ................................................. 64

4.5.10. NH cần sử dụng lãi suất linh hoạt đáp ứng với sự biến động của
thị trường ....................................................................................................... 64
4.5.11. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ nhân viên: .................................... 64
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 66
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 66
5.1.1.Kết quả đạt được ............................................................................................ 66
5.1.2.

Hạn chế ................................................................................................... 67

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 67
5.2.1.Đối với NH TMCP Ngoại thương VN......................................................... 67
5.2.2.Đối với NH Nhà Nước .................................................................................... 68
5.2.3.

Đối với Nhà nước ................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 73

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

CKH

Có Kỳ Hạn

CP

Cổ Phần

DN

Doanh Nghiệp

HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

KKH

Không Kỳ Hạn

NH

Ngân Hàng


NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHNT

Ngân Hàng Ngoại Thương

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

PGD

Phòng Giao Dịch

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TMCP

Thương Mại Cổ Phần

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

VCB


Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

Vietcombank Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

VN

Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Bảng Dư Nợ Cho Vay ............................................................. 46
Bảng 4.2 Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2009, 2010 Theo Hình Thức Huy
Động.................................................................................................................. 49
Bảng 4.3 Biểu Lãi Suất Tiền Gửi VNĐ ................................................. 51
Bảng 4.4 So Sánh Lãi Suất của NH VCB với Một Số NH Khác......... 53
Bảng 4.5 Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2009, 2010 Theo Đối Tượng . 54

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Mô Hình Tổ Chức NHNT VN ................................................ 15
Hình 4.1 Biểu Đồ Tổng Dư Nợ Cho Vay ............................................... 46
Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2009 .......................... 50
Hình 4.3Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2010 ........................... 50
Hình 4.4 Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Huy Động Vốn Năm 2009, 2010
Theo Đối Tượng ................................................................................................. 55

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại (NHTM). Là cơ sở để ngân hàng (NH) có thể thực hiện
các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác . Để
có vốn phục vụ cho các hoạt động này


, NH phải huy động vốn từ khá ch hàng .

Hoat động huy động vốn , do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với NH cũng như
đối với khách hàng . Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho
NH thực hiện các hoạt động kinh doanh khác . Không có hoạt động huy động vốn,
NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình .Thông qua hoạt
động huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm
của khách hàng dành cho NH . Đứng ở phương diện khách hàng,hoạt động huy
động vốn cung cấp cho họ một kênh tiếp kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ
sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai . Mặt khác hoạt
động huy động vốn còn cung cấp cho khác h hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và
tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi . Cuối cùng hoạt động huy động vốn giúp cho khách
hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của NH. (Nguyễn Minh Kiều, 2008)
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01-4-1963 trên cơ
sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam). Ngày 02/6/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
đã chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


(Vietcombank). Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và một đội
ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đầy năng lực và nhiệt huyết, Vietcombank luôn
giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, Vietcombank
luôn được biết đến như một ngân hàng đứng đầu về nguồn vốn và có uy tín nhất
Việt Nam trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại
hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác.
Trong số các chi nhánh của Vietcombank, Vietcombank Chi nhánh Thủ
Đức – phòng Giao Dịch Tam Bình thành lập ngày 02-12-2008 là một chi nhánh
trẻ nhưng có sự phát triển nhanh chóng. ( />Chính vì vậy em đã chọ n đề tài “Giải pháp thu hút khách hàng trong hoạt
động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
chi nhánh Thủ Đức-phòng Giao dịch Tam Bình” để làm khóa luận tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức-phòng Giao dịch Tam Bình nhằm đưa
ra các giải pháp thu hút khách hàng trong hoạt động huy động vốn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của chi nhánh.
Đánh giá thực trang huy động vốn của chi nhánh trong năm 2009,2010.
Đề xuất các giải pháp thu hút khách hàng.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi thời gian

2


Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 11/1/2011 đến ngày 11/4/2011.
1.3.3.Phạm vi không gian
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ
Đức-phòng Giao dịch Tam Bình
1.4. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Chương mở đầu giới thiệu tổng quát lý do chọn lựa đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Mô tả về vấn đề nghiên cứu như khái quát về NH TMCP Ngoại thương
VN, khái quát về NH TMCP Ngoại thương VN chi nhánh Thủ Đức – phòng giao
dịch Tam Bình, các sản phẩm huy động vốn tại đơn vị.

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này nêu lên những khái niệm định nghĩa có liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu như cơ sở lý thuyết về NHTM, nguồn vốn, hoạt động huy động
vốn,... và phương pháp nghiên cứu được dùng để nghiên cứu trong đề tài.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận mà tác giả đã thu thập trong quá
trình điều tra nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rút ra những kết luận qua quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu và thảo
luận, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần giải quyết vấn đề.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngân hàng Vietcombank
Trụ sở chính:
198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Telex: 411504/411229 VCB – VT
Tel: 84-4-9343137
Fax: 84-4-8269067
Swift: BFTV VNVX
2.1.1. Bối cảnh thành lập
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên
cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là
NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên
doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh

vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh
tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,
quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ
trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa
(cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách


quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với
Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT
theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại
hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối
năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58
Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên
toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán
bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết
với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như
kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời
điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD),
tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn
11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
a.


Tầm nhìn chiến lược:

Xây dựng NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam thành tập đoàn đầu tư tài
chính Ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì
vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu
của Châu Á vào năm 2015 – 2020 , có phạm vi hoạt động quốc tế.

5


NH TMCP NT Việt Nam xác định chiến lược phát triển tập trung vào các
nội dung:
Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi hoạt động kết hợp với trình
độ làm việc và thế giới.
Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ
đông mới – phát triển mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều
rộng và chiều sâu.
b.

Sứ mạng của Vietcombank:

Luôn mang đến cho Khách hàng sự thành đạt.
Bảo đảm tương lai trong tầm tay của Khách hàng.
Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương mại trên thị trường.
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn


Phân tích ma trận SWOT
Cơ hội (O)
(1)


Thách thức (T)

Mở

rộng

thị

(1) Nhiều NH ra đời,

trường khi VN gia nhập tăng áp lực cạnh tranh.
WTO.
(2)

(2) Áp lực cải tiến
Tình hình chính trị công nghệ và kỹ thuật

trong nước ổn định.
(3)

Nhu cầu vay vốn

trong xã hội ngày càng

cạnh tranh với các NH
nước ngoài.
(3) Rủi ro thị trường

tăng.

(4)

cho phù hợp để có thể

NH có điều kiện

tranh thủ vốn, công nghệ
khi gia nhập WTO.

6

tăng, chịu ảnh hưởng của
những cuộc khủng hoảng
tài chính trên thế giới.


Đào tạo đội ngũ

(5)

(4) Nền kinh tế đang

cán bộ, phát huy lợi thế phát triển và hội nhập
để theo kịp nhu cầu cạnh chưa thật sự vững chắc.
tranh quốc tế, nâng cao
chấ lượng sản phẩm.

(5) Nguy cơ chảy máu
chất xám.


Hội nhập tạo cơ

(6)

hội hợp tác quốc tế giữa
các NHTM.

Điểm mạnh(S)
(1)

Có mạng lưới chi

Kết hợp SO:

Kết hợp ST:

Giữ vững thị phần hiện

Thực hiện chăm sóc

nhánh rộng khắp và kênh tại, tìm mọi cách nâng khách hàng thật tốt để giữ
phân phối đa dạng.
(2) Am hiểu thị trường
trong nước.
(3) Đội ngũ nhân viên tận
tụy, ham học hỏi và có
khả năng tiếp cận nhanh
chóng các kiến thức kỹ
thuật hiện đại.
(4) Đội ngũ khách hàng

khá đông.

cao sức cạnh tranh của chân khách hàng, nâng
NH, tận dụng lợi thế có cao uy tín thương hiệu.
sẵn để phát huy sức
mạnh.
Tranh thủ sự hợp tác với
các NH nước ngoài để
tiếp cận và nâng cao trình
độ

quản



chuyên

nghiệp, củng cố nâng cấp
hệ thống NH hiện đại.
Tiếp cận, thành lập văn

Môi trường pháp phòng, chi nhánh bên
lý thuận lợi.
ngoài, nâng cao sức cạnh
(5)

(6) Là NH Nhà nước

7



chuyển sang cổ phần hóa tranh.
nên có nguồn vốn lớn.

Điểm yếu (W)

Kết hợp WO

Kết hợp WT:

(1) Năng lực quản lý điều

Tăng cường các hoạt

Xây dựng đội ngũ nhân

hành còn hạn chế so với động

marketing

như viên giao dịch có trình độ

yêu cầu của NHTM hiện quảng bá, khuyến mãi, nghiệp vụ chuyên môn
hậu mãi nhằm giữ chân cao, có tinh thần trách

nay.
(2)

Công tác xây dựng


thương hiệu còn yếu.
(3)

Thị phần của NH

đang bị giảm sút.

tìm khách hàng mới.

còn rườm rà.

Tiếp tục hoàn thiện

Hoàn thiện phát triển công nghệ, chất lượng
đồng bộ công nghệ thong chuyên môn.
tin cho toàn hệ thống đảm

động bảo phát triển được các
marketing chưa được đầu sản phẩm mang tính công
tư đúng mức, thiếu chiều
nghệ cao.
sâu và chưa đạt hiệu quả
Nâng cao chất lượng
rộng khắp.
nhân sự quản lý , nâng
(5) Các thủ tục giao dịch cao chất lượng, hiệu quả
(4)

Hoạt


khách hàng hiện tại và nhiệm tốt.

quản lý điều hành NH.

Hệ thống tin học phải
được nâng cao về tính
năng và cả độ ổn định,
giảm thời gian giao dịch,
tăng tốc độ xử lý giao
dịch và phục vụ tốt cho
yêu cầu quản lý theo mô
hình mới.

2.1.5. Thành quả đạt được
Gia nhập hiệp hội NH Châu Á năm 1992, là NH VN duy nhất được bầu vào
ban giám đốc hiệp hội 4 nhiệm kỳ liên tiếp.
Thiết lập quan hệ đại lý với 1400 NH tại 100 nước.
8


Trung tâm thanh toán ngoại tệ liên NH của trên 100 NH trong nước và các
chi nhánh NH nước ngoài tại VN.
Từ năm 1996 đến năm 2001, 6 năm liền NH có chất lượng dịch vụ tốt nhất
do JP Morgan Chase trao tặng.
Từ năm 2000 đến năm 2003, được tạp chí EURO Money bình chọn: “NH
tốt nhất VN”; nhận giải thưởng “NH có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất”
của Bank of New York, giải vàng về quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán
toàn cầu của HSBC Bank USA.
Tạp chí “The Bank” bình chọn là “NH VN tốt nhất’ liên tiếp 5 năm: 2000 –
2004.

Năm 2005 đạt danh hiệu “NH có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất” do
American Express Bank và The Bank of New York trao tặng.
Ngày 24-9-2009 tại Hong Kong, tạp chí Asiamoney đã trao giải thưởng
bình chọn hoạt động các ngân hàng trên thế giới, trong đó Vietcombank là đại diện
duy nhất tại VN được trao sáu giải thưởng quan trọng liên quan đến hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và quản lý tiền. Gồm: “Nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt
nhất VN 2009” do các doanh nghiệp bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất với các ý
tưởng và sáng tạo trong dịch vụ ngoại hối năm 2009”; “Nhà môi giới chính tốt
nhất trong dịch vụ kinh doanh ngoại hối năm 2009”; “Ngân hàng nội địa kinh
doanh ngoại hối tốt nhất VN giai đoạn 2006-2008 (do các doanh nghiệp và các tổ
chức tài chính bình chọn); “Ngân hàng nội địa quản lý tiền mặt tốt nhất VN năm
2009” do các doanh nghiệp nhỏ và vừa bình chọn; “Ngân hàng có nền tảng giao
dịch điện tử tốt nhất”.
Năm 2010, được Diễn đàn Kinh tế Việt Nam là “Ngân hàng có dịch vụ
ngân hàng điện tử (trực tuyến) tốt nhất năm 2010” và “Ngân hàng có dịch vụ tín
dụng cá nhân tốt nhất năm 2010”, giành được giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam
tốt nhất trong lĩnh vực tài trợ thương mại” của tạp chí Trade Finance.
9


Năm 2010 được Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đã trao tặng giải thưởng
“Ngân hàng có thành tích xuất sắc nhất trong hoạt động thẻ và có nhiều đóng góp
cho sự phát triển của thị trường thẻ Việt nam”
2.1.6. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương đã phát triển lớn mạnh theo
mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao
dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công
ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người



Công ty con.

Công ty Chứng khoán Vietcombank.
Công ty Cho thuê tài chính Vietcombank.
Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietcombank.
Công ty Tài chính Việt Nam (Vinafico) tại Hồng Kông.
Công ty liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.


Ngoài ra còn có các công ty góp vốn:

Góp vốn đầu tư dài hạn vào 15 đối tác (Ngân hàng và công ty).
Góp vốn liên kết với 5 đối tác (Ngân hàng và công ty)

10


2.1.7. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Mô Hình Tổ Chức NHNT VN

11


2.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng hiện nay


Cá nhân

o


Tài khoản

o

Thẻ Tiết kiệm & đầu tư

o

Chuyển & Nhận tiền

o

Cho vay cá nhân



Doanh nghiệp

o

Dịch vụ tài khoản

o

Dịch vụ thanh toán

o

Dịch vụ séc


o

Trả lương tự động

o

Thanh toán Billing

o

Dịch vụ bảo lãnh

o

Dịch vụ cho vay

o

Thuê mua tài chính

o

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài

o

Bao thanh toán

o


Kinh doanh ngoại tệ



Định chế tài chính

o

Ngân hàng đại lý

o

Dịch vụ tài khoản

o

Mua bán ngoại tệ

o

Kinh doanh vốn

o

Tài trợ thương mại

o

Bao thanh toán


12




Ngân hàng điện tử

o

Ngân hàng trực tuyến

o

SMS Banking

o

Phone Banking

o

VCB-Money

o

VCB-eTour

o

VCB-eTopup


2.3. Mục tiêu và phương hướng hoạt động trong tương lai của ngân hàng
Phát triển VCB thành một ngân hàng hoạt động đa năng, lấy NHTM làm
cốt lõi, đẩy mạnh bán lẻ đi đôi với chú trọng bán buôn.
Tăng trưởng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững là
ưu tiên hàng đầu. VCB đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và tín dụng năm
2011 là 25%.
Đặc biệt, đối tượng khác hàng thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa và thể
nhân cũng sẽ là ưu tiên trong chiến lược phát triển của ngân hàng năm 2011. Bên
cạnh đó, VCB cũng sẽ phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư, cũng như rà soát lại
hoạt động của các công ty con để có kế hoạch phát triển tổng thể.
Phát triển nguồn nhân lực được xem là thế mạnh vốn có và là yếu tố quyết
định để đổi mới, tạo sự đột phát, làm nên sức mạnh cạnh tranh của VCB. Phát
triển nhân lực là khâu then chốt; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới công tác
tuyển dụng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển công việc, tạo môi trường
làm việc bình đẳng, kỷ cương, kỷ luật cao.
2.4. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Thủ Đức – PGD Tam Bình

13


Ngày 02/12/2008, theo Quyết định của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng TMCP
Ngoại Thương VN số 1377/QD.NHNT.TCCB-ĐT đã thành lập phòng Giao dịch
Tam Bình thuộc Vietcombank – Chi nhánh Thủ Đức tại số 616 đường Tô Ngọc
Vân, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố HCM.
Ngành nghề kinh doanh của Vietcombank phòng giao dịch Tam Bình bao
gồm:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới hình thức trả góp có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

Cho vay cá nhân.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, thanh
toán quốc tế.
Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo qui định của thống đốc ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
Các sản phẩm huy động vốn tại PGD Tam Bình
Loại tiền nhận gửi
Ngân hàng nhận gửi tiết kiệm các loại tiền sau:
Đồng Việt Nam bằng tiền mặt (là số chẵn nghìn đồng) và chuyển khoản
(tính đến hàng đơn vị)
Các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được Vietcombank công bố nhận gửi
từng thời kỳ bằng tiền mặt/sec du lịch (tính chẵn đến hàng đơn vị, không phải là
tiền xu) và chuyển khoản (tính lẻ dưới hàng đơn vị của ngoại tệ nhận gửi)
Số tiền nhận gửi
Số tiền tối thiểu cho mỗi lần gửi tiền vào một thẻ tiết kiệm được quy định
như sau:
Bằng VND: 100.000VDN (Một trăm ngàn đồng); bằng ngoại tệ: 10
USD (Mười Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương
Số tiền tối thiểu để duy trì một thẻ tiết kiệm được quy định như sau:

14


×